TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP
SINH LÝ
Bộ môn Sinh lý – Năm 2014
Lưu hành nội bộ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP
SINH LÝ
Biên soạn: PGS TS Nguyễn Thị Đoàn Hương
PGS TS Lê Thị Tuyết Lan
TS Nguyễn Xuân Cẩm Huyên
TS Nguyễn Thị Lệ
TS Nguyễn thị Hòang Lan
Bộ môn Sinh lý – Năm 2014
Lưu hành nội bộ
NỘI QUY
1. Sinh viên có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo chương trình của bộ
môn. Trước buổi thực tập, sinh viên phải chuẩn bị bài trước.
2. Sinh viên phải đến phòng thực tập đúng giờ qui định, nếu đến trễ (sau điểm danh) sinh
viên sẽ không được thực tập buổi đó. Trong giờ thực hành, sinh viên muốn ra ngoài
phòng thực tập phải xin phép giảng viên.
Sáng
Chiều
7h30 - 11h15
12h50 -16h35
3. Sinh viên đi thực tập phải đội mũ, mặc áo blouse (có gài nút), đeo bảng tên và tắt
chuông điện thoại trước khi vào phòng thực tập.
4. Trong quá trình thực tập, sinh viên tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của cán bộ phụ trách
môn học. Sinh viên không được trao đổi quá lớn tiếng và đùa giỡn trong quá trình thực
tập.
5. Sinh viên nhận dụng cụ, kiểm tra dụng cụ cho nhóm mình trước khi thực tập. Sau mỗi
buổi thực tập sinh viên phải tự vệ sinh sạch sẽ chỗ thực tập, kiểm tra dụng cụ, trả dụng cụ.
Tắt tất cả các thiết bị điện (không tắt cầu dao), đóng vòi nước trước khi ra về. Nếu sinh
viên làm mất, hư hỏng dụng cụ, thiết bị thì phải đền cho Bộ môn trước khi thi kết thúc
môn học thì mới được thi hết môn.
6. Sinh viên chỉ được thực tập bù 1 lần duy nhât trong quá trình học, nếu sinh viên muốn
nghỉ thực tập thì phải làm đơn xin phép trước khi nghỉ và ghi rõ ngày đi thực tập bù
nộp cho giảng viên phụ trách buổi thực tập (thực tâp bù ngay trong tuần). Khi đi thực
tập bù sinh viên phải trình đơn có chữ ký xác nhận cho giảng viên. Thực tập bù đúng
bài qui định. Sinh viên vắng 1 buổi thực tập sẽ không được thi hết môn.
8. Thực hiện đúng quy định an toàn phòng thí nghiệm.
MỤC LỤC
Bài 1: Phân tích huyết đồ 5
Bài 2: Xác định nhóm máu A, B, O và Rh 11
Bài 3: Đo huyết áp động mạch cánh tay bằng phương pháp nghe 16
Bài 4: Hô hấp ký (Spirometry) 20
Bài 5: Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 35
Bài 6: Phân tích điện tâm đồ bình thường 48
Bài 7: Hệ số thanh lọc 58
Bài 8: Đo dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa ở chi trên
64
Bài 9: Khảo sát phản xạ thần kinh (căng cơ) 75
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
5
Bài 1: PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
MỤC TIÊU
1. Nêu được nguyên tắc đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và
phân loại bạch cầu.
2. Trình bày được ý nghĩa của 10 thông số huyết học.
3. Phân tích được huyết đồ bình thường và bệnh lý thường gặp (thiếu
máu, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi).
I. ĐẠI CƯƠNG
Huyết đồ là một xét nghiệm thông tin về các tế bào máu, được chỉ định chủ
yếu để phát hiện tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư và xuất huyết. Các
thông số chính của huyết đồ gồm :
1. Số lượng hồng cầu
2. Nồng độ hemoglobin
3. Dung tích hồng cầu
4. Thể tích trung bình của hồng cầu
5. Nồng độ hemoglobin trung bình trong 100 mL hồng cầu
6. Lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
7. Phân bố thể tích hồng cầu
8. Số lượng bạch cầu
9. Phân loại bạch cầu
10. Số lượng tiểu cầu.
II. NGUYÊN TẮC ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TẾ BÀO MÁU
Việc đếm các tế bào máu dựa trên nguyên tắc Coulter. Cho một dòng điện đi
qua hai điện cực đặt trong hai ngăn đựng dung dịch muối, phân cách bởi một
khe nhỏ. Khi một tế bào đi qua khe nó làm dịch chuyển một lượng dung dịch
muối tương ứng với kích thước tế bào, làm ngắt quãng dòng điện. Sự gia tăng
điện trở tạo ra một xung điện. Số lượng và biên độ xung điện cho biết số lượng
và kích thước tế bào.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
6
Nguyên tắc Coulter được áp dụng cho các máy đo huyết đồ tự động. Để đếm
số lượng hồng cầu và tiểu cầu, máu được pha loãng trong một dung dịch đẳng
trương. Một lượng máu pha loãng nhất định được hút vào một bình chứa nhỏ.
Trong bình này, máu sẽ đi xuyên qua một khe nhỏ có đường kính 7 - 8 μm.
Để đếm và phân loại bạch cầu, máu sẽ được pha loãng với một dung dịch axít
để làm vỡ hồng cầu và cho đi qua một khe nhỏ có đường kính 100 μm. Đặc
tính của bạch cầu (kích thước, số lượng nhân, các hạt …) quyết định sự thay
đổi của xung điện, giúp phân biệt giữa bạch cầu hạt, đơn nhân và lymphô.
Ở một số máy đo huyết đồ tự động sự thay đổi xung điện được thay thế bằng
sự tán xạ của tia lase.
III. CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỒ
Giới hạn bình thường của các thông số có thể thay đổi tùy theo máy sử dụng.
Trong bài này giới hạn bình thường được lấy theo quyển Harrison's principles
of Internal Medicine.
3.1. Số lượng hồng cầu (RBC: red blood cell count)
Hồng cầu chứa hemoglobin dùng để chuyên chở oxy. Lượng oxy mà cơ thể
nhận được tùy thuộc số lượng và hoạt động của hồng cầu và hemoglobin.
Số lượng hồng cầu là số hồng cầu đếm được trong một thể tích máu.
Giới hạn bình thường: 4,15 - 4,90 M/μL.
M = mega = 10
6
, µ (micro) = 10
-6
Nam: 4,7 - 6,1 M/L
Nữ: 4,2 - 5,4 M/L
– Giảm hồng cầu: thiếu máu (do thiếu sắt, vitamin B12, axít folic, tiêu huyết ,
suy tủy ).
– Tăng hồng cầu: đa hồng cầu, mất nước (tiêu chảy, phỏng ).
3.2. Hemoglobin (HGB )
Hemoglobin là sắc tố làm cho hồng cầu có màu đỏ. Đo lượng hemoglobin
trong một thể tích máu cũng cho biết hồng cầu có bình thường hay không.
Giới hạn bình thường: nam 8,1 - 11,2 mMol/L (13 - 18 g/dL); nữ 7,4 - 9,9
mMol/L (12 - 16 g/dL).
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
7
HGB thấp: thường kèm theo số lượng hồng cầu thấp và dung tích hồng cầu
thấp trong tình trạng thiếu máu.
3.3. Dung tích hồng cầu (HCT: hematocrit)
Dung tích hồng cầu là thể tích chiếm bởi hồng cầu trong một thể tích máu.
Giới hạn bình thường : nam 42 - 52 % ; nữ 37 - 48 %.
– HCT thấp: thiếu máu
– HCT tăng: đa hồng cầu
3.4. Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV: Mean Corpuscular Volume)
MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu hồng cầu nhỏ, hồng cầu có thể
tích bình thường hay to.
Giới hạn bình thường: 80 - 94 fL (femtôlít).
– MCV tăng : hồng cầu to do thiếu vitamin B12, thiếu axít folic.
– MCV giảm : hồng cầu nhỏ do thiếu sắt hay trong bệnh thalassemia.
3.5. Nồng độ hemoglobin trung bình trong 100 mL hồng cầu (MCHC:
Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration)
MCHC đo nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu, cho phép phân biệt các
loại thiếu máu bình sắc hay nhược sắc.
Giới hạn bình thường: 33 - 37 g/dL.
– MCHC giảm (hồng cầu nhược sắc) trong trường hợp hemoglobin bị pha
loãng một cách bất thường bên trong hồng cầu như trong tình trạng thiếu
máu do thiếu sắt và thalassemia.
– MCHC tăng (hồng cầu tăng sắc) trong trường hợp hemoglobin bị cô đặc
một cách bất thường bên trong hồng cầu như trong bệnh hồng cầu hình cầu.
3.6. Lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu (MCH: Mean
Corpuscular Hemoglobin)
MCH đo lượng hemoglobin bên trong hồng cầu, phản ánh chính xác hơn tình
trạng nhược sắc so với MCHC.
Bình thường: 27 - 31 pg (picogram). Pico = 10
-
12
Phản ánh thể tích trung bình của hồng cầu:
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
8
– MCH tăng trong các hồng cầu to
– Giảm khi bệnh nhân bị thiếu máu, HGB thấp và/hoặc thể tích hồng cầu nhỏ
đi.
3.7. Phân bố thể tích hồng cầu (RDW: Red Cell Distribution Width)
Khảo sát sự biến thiên của thể tích hồng cầu.
Giới hạn bình thường: 11,5% -14,5%.
Tăng khi kích thước của hồng cầu không đều như trong thiếu máu do thiếu sắt,
thiếu vitamin B12, thalassemia, hội chứng loạn sinh tủy, lách to thể tủy…
3.8. Số lượng bạch cầu (WBC: White Blood Cell Count)
Đo số lượng bạch cầu trong một thể tích máu.
Bình thường: 5,2 - 12,4 K/μL. K (kilo) = 10
3
– WBC tăng: nhiễm trùng, viêm, ung thư, bệnh bạch cầu
– WBC giảm: dùng thuốc điều trị ung thư, nhiễm trùng nặng, AIDS, suy tủy.
3.9. Phân loại bạch cầu (Differential White Blood Cell)
Bạch cầu trung tính: 40 - 74%. Tăng: nhiễm trùng, viêm khớp, một số ung thư,
stress thực thể (do chấn thương, phẫu thuật)
Bạch cầu lymphô: 16 - 45%. Tăng: nhiễm siêu vi và giảm: AIDS
Bạch cầu đơn nhân: 3,4 - 9%. Tăng: nhiễm trùng
Bạch cầu ái toan: 0 - 7%. Tăng: dị ứng, một số bệnh về da, nhiễm ký sinh
trùng.
Bạch cầu ái kiềm: 0 - 1,5%. Tăng: nhiễm độc
3.10. Số lượng tiểu cầu (PLT: Platelet Count)
Bình thường: 130 - 400 K/μL.
– Giảm tiểu cầu : điều trị ung thư, bệnh bạch cầu, ung thư khác, xuất huyết giảm
tiểu cầu.
– Tăng tiểu cầu: cắt lách, thiếu máu, tăng sinh tủy.
IV. THỰC HÀNH: Phân tích huyết đồ được cung cấp.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
9
Thí dụ: Đọc và phân tích huyết đồ mẫu sau đây:
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
10
Huyết đồ mẫu cho thấy:
– RBC giảm
– HGB giảm
– HCT giảm
– MCV giảm
– MCH giảm
– MCHC giảm
– RDW tăng
– PLT giảm
– WBC bình thường
– Các tỉ lệ bạch cầu bình thường ngoại trừ tỉ lệ MONO giảm.
Người này bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, thể tích hồng cầu không đều.
Số lượng tiểu cầu giảm, bạch cầu tương đối bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Bé (1998), Lâm sàng huyết học, NXB Y học TP.HCM, Chương
VIII, tr. 397-411.
2. Williams W.J., Moris M.W., Nelson A.D. (1995), Williams Hematology,
5th ed., McGraw-Hill, USA, Ch.2, 8-14.
3.
4.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
11
Bài 2: XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU A , B , O VÀ Rh
MỤC TIÊU
1. Trình bày đúng các kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể tương
ứng chính trong huyết tương của nhóm máu hệ ABO và hiện tượng
ngưng kết hồng cầu.
2. Định được nhóm máu của một mẫu máu bằng phương pháp dùng huyết
thanh mẫu.
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Hệ ABO
Trên màng hồng cầu người, có hai loại kháng nguyên là A và B, trong huyết
tương có hai loại kháng thể tương ứng là anti A viết tắt và anti B viết tắt .
Khi kháng nguyên trên màng hồng cầu gặp kháng thể tương ứng trong huyết
tương sẽ gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu.Thí dụ A gặp hay B gặp .
Dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên màng hồng cầu mà chia ra 4 nhóm
máu :
Nhóm máu A
Kháng nguyên A
Kháng thể
Nhóm máu B
Kháng nguyên B
Kháng thể
Nhóm máu AB
Kháng nguyên A, B
Không có kháng thể
Nhóm máu O
Không có kháng nguyên
Kháng thể và
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
12
Hình 1: Nhóm máu hệ ABO
Định nhóm máu của một người là xác định kháng nguyên trên màng hồng cầu
của người đó.
Để xác định nhóm máu hệ ABO, người ta dùng hai phương pháp:
– Phương pháp dùng huyết thanh mẫu của Beth Vincent.
– Phương pháp dùng hồng cầu mẫu của Simonin.
1.2. Hệ Rh (Rhesus)
Năm 1904, Landsteiner tìm thấy một loại kháng nguyên ở hồng cầu khỉ
Macacus Rhesus, ông đặt tên kháng nguyên này là yếu tố Rh.
Sau đó, người ta nhận thấy ở một số người có hồng cầu chứa đựng yếu tố Rh,
và một số người khác thì không chứa yếu tố Rh. Người ta qui ước: máu người
nào có chứa yếu tố Rh gọi là Rh
+
, còn không có thì gọi là Rh
-
. Yếu tố Rh là
một hệ thống gồm 13 kháng nguyên trong đó có yếu tố D là mạnh nhất, có ý
nghĩa quan trọng trong truyền máu.
Ở Việt Nam hầu hết là Rh
+
, người Âu Mỹ Rh
+
≈ 85%. Các kháng thể hệ Rh
không có sẵn trong máu, mà nó chỉ xuất hiện do có sự tiếp xúc với kháng
nguyên. Vì vậy người ta gọi kháng thể Rh là kháng thể miễn dịch. Trong các
kháng thể của Rh anti - D là kháng thể quan trọng nhất, Còn các kháng thể
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
13
khác yếu hơn nhiều và mức độ gây phản ứng cũng rất thấp. Anti - D là một
loại IgG.
II. PHƯƠNG PHÁP DÙNG HUYẾT THANH MẪU
2.1. Nguyên tắc
Trộn máu người thử với từng giọt huyết thanh mẫu có kháng thể đã biết trước,
hồng cầu sẽ bị ngưng kết bởi kháng thể tương ứng với kháng nguyên trên
màng hồng cầu, từ đó biết được kháng nguyên trên màng hồng cầu người thử
là gì, và định nhóm máu.
2.2. Dụng cụ – Phương tiện
Lam kính.
Đũa thủy tinh hay tăm tre
Dụng cụ sát trùng và lấy máu.
Ba lọ huyết thanh mẫu:
– Huyết thanh anti A hay
– Huyết thanh anti B hay
– Huyết thanh anti AB hay
Hình 2: Huyết thanh anti-A, anti-B, anti-AB
2.3. Tiến hành
2.3.1. Chuẩn bị lam kính
– Lam kính phải khô sạch, đánh dấu vào lam kính bằng bút xoá hay bút lông
kim để tránh nhầm lẫn huyết thanh.
– Nhỏ giọt huyết thanh mẫu lên ba vị trí cách đều nhau của lam kính: đầu hai
vạch nhỏ (bên trái lam kính) huyết thanh anti A, giữa nhỏ huyết thanh anti
AB, đầu ba vạch nhỏ (bên phải lam kính) huyết thanh anti B. Đường kính
mỗi giọt huyết thanh khoảng 5 mm.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
14
=
_
_
_
Hình 3: Vị trí các giọt huyết thanh mẫu trên lam kính
2.3.2. Sát trùng chích máu: không cần bỏ giọt đầu
2.3.3. Lấy máu
– Dùng đũa thủy tinh lấy máu ở đầu ngón tay, đặt 3 giọt lên phiến kính, cạnh 3
giọt huyết thanh mẫu, đường kính mỗi giọt bằng khoảng 1/3 đường kính giọt
huyết thanh.
– Trộn đều máu với huyết thanh mẫu, chú ý dùng các đầu thủy tinh khác nhau
để trộn, không để huyết thanh lẫn sang nhau. Đợi 2 phút đọc kết quả.
2.3.4. Kết quả
– Nếu có hiện tượng ngưng kết, hồng cầu bị tụ lại thành từng đám (có hình
như chùm nho) giữa huyết thanh trong suốt.
– Nếu không có hiện tượng ngưng kết: hồng cầu phân bố đều, hòa tan với
huyết thanh như pha loãng máu.
Có 4 trường hợp tương ứng với 4 nhóm máu là:
Hình 4: Đọc kết quả nhóm máu
III. PHƯƠNG PHÁP DÙNG HỒNG CẦU MẪU
Cách làm giống như xác định bằng huyết thanh mẫu nhưng khác ở chổ dùng
hồng cầu mẫu để phát hiện kháng thể ở huyết thanh người thử :
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
15
Nhóm máu
Phương pháp xác định
A
(chống B)
B
(chống A)
O
(chống AB)
A
Huyết thanh mẫu
(-)
+
+
Hồng cầu mẫu
(-)
+
(-)
B
Huyết thanh mẫu
+
(-)
+
Hồng cầu mẫu
+
(-)
(-)
AB
Huyết thanh mẫu
+
+
+
Hồng cầu mẫu
(-)
(-)
(-)
O
Huyết thanh mẫu
(-)
(-)
(-)
Hồng cầu mẫu
+
+
(-)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh lý học Y khoa tập I, Bộ Môn Sinh Lý, năm 2009, ĐH YD.TPHCM
2. Gerald J. Tortora , Brayan H. Derrickson: Principles of anatomy and
physiology 12
th
edition
3. www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11841335
4. Tollefsen.wustl.edu/coagulation/coagulation.html
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
16
Bài 3: ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHE
MỤC TIÊU
1. Đo được huyết áp động mạch cánh tay bằng máy đo huyết áp
(phương pháp gian tiếp).
2. Nhận định đúng kết quả đo.
I. NỘI DUNG
1.1. Dụng cụ
– Ghế ngồi có dựa lưng hoặc giường nằm.
– Máy đo huyết áp thủy ngân, đồng hồ. Ống nghe.
– Phiếu theo dõi.
– Bút ghi.
1.2. Vị trí đo huyết áp
Đo huyết áp động mạch cánh tay
1.3. Bệnh nhân
– Bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi được đo huyết áp.
– Không nên vận động, tiếp xúc với không khí lạnh, uống cà phê, hút thuốc lá
trong khoảng nửa giờ trước khi đo.
– Bệnh nhân ngồi thoải mái, cánh tay hơi co, cẳng tay có chổ dựa đặt ngang
tim (ngang điểm giữa xương ức), bàn tay ngửa.
– Cánh tay không bị cản trở bởi tay áo.
– Phòng đo phải yên tĩnh, nhiệt độ dễ chịu.
1.4. Qui trình
– Rửa tay thường quy.
– Chuẩn bị dụng cụ và mang dụng cụ đến bên người bệnh.
– Thông báo, giải thích cho người bệnh yên tâm.
– Người đo ngồi đối diện bệnh nhân.
– Chọn máy đo huyết áp có kích thước băng quấn phù hợp: chiều rộng túi hơi
bằng 40% chu vi cánh tay hay khoảng 2/3 chiều dài cánh tay, chiều dài
bằng 80% chu vi cánh tay.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
17
– Kiểm tra máy đo huyết áp và ống nghe. Máy đo huyết áp thủy ngân không
cần định chuẩn nữa sau lần định chuẩn đầu tiên. Máy đo huyết áp có đồng
hồ phải được định chuẩn theo máy đo huyết áp thủy ngân 6 tháng một lần
hay ít nhất một năm một lần.
– Bắt mạch cánh tay.
– Quấn túi khí lên động mạch cánh tay, quấn đều và vừa chặt chung quanh
cánh tay, 2 - 3 cm phía trên nếp khuỷu. Để huyết áp kế ngang tầm mắt. Chú
ý sao cho điểm giữa của túi hơi nằm trên đường đi của động mạch cánh
tay. Khi định vị như thế bóng cao su sẽ ép đều lên động mạch và hai ống
hơi từ bóng cao su sẽ nằm lệch vào phía trong của động mạch cánh tay.
– Đặt đồng hồ ở vị trí thuận lợi để quan sát.
– Bắt mạch quay.
– Khóa van và bơm hơi cho cột thủy ngân hoặc kim đồng hồ đến mức mất
mạch quay, tiếp tục bơm thêm trên mức này 30 mmHg nữa.
Hình 1. Đo huyết áp bằng phương pháp nghe.
(Nguồn: Bates B. A Guide to Physical Examination and History Taking, 4
th
edition, 1987.)
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
18
Bảng 1. Kích thước băng quấn
Giới hạn kích thước túi khí (cm)
Chiều rộng
Chiều dài
Sơ sinh
2.5 – 4.0
5.0 – 10.0
Trẻ nhỏ
6.0 – 8.0
12.0 – 13.5
Trẻ lớn
9.0 – 10.0
17.0 – 22.5
Người lớn
12.0 – 13.0
22.0 – 23.5
Cánh tay người lớn mập
15.5
30.0
Đùi người lớn
18.0
36.0
– Đeo ống nghe vào tai đúng kỹ thuật.
– Đặt ống nghe (phần chuông hoặc phần màng đều được, phần chuông thu
nhận âm thanh tốt hơn còn phần màng thì dễ thao tác hơn) lên trên đường đi
của động mạch cánh tay ở khuỷu tay. Không đè mạnh quá. Ống nghe
không được đụng băng quấn.
– Mở van ra chậm, để cột thủy ngân hoặc kim đồng hồ giảm với vận tốc
khoảng 2-3 mmHg/giây, nhanh hơn hoặc chậm hơn sẽ gây sai số.
– Khi áp suất hạ xuống sẽ nghe được các tiếng có tần số thấp, đó là tiếng
động Korotkoff.
Huyết áp tâm thu là trị số của áp suất lúc nghe được tiếng động đầu tiên
trong ít nhất hai lần liên tiếp.
Khi tiếp tục hạ áp suất tiếng động đột ngột yếu đi (thay đổi âm sắc) rồi
mất hẳn. Tiếng động yếu đi là do sự suy giảm năng lượng âm thanh ở
các tần số lớn hơn 60 chu kỳ/ giây. Nên ghi lại trị số ở cả hai thời điểm
tiếng động yếu đi và mất hẳn. Thí dụ: 142/82 -78. Trị số lúc tiếng động
mất đi phản ánh tốt nhất huyết áp tâm trương.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
19
Khi tiếng động mất hẳn, xả hơi ra nhanh và bóp túi cao su cho hơi ra
hết. Tháo băng quấn ra khỏi cánh tay trừ phi lặp lại lần đo. Nếu cần
phải đo lại thì nên chở khoảng 1 - 2 phút.
Nhận định kết quả
– Khi gặp bệnh nhân lần đầu tiên phải đo huyết áp ở cả hai tay. Nếu sự khác
biệt lớn hơn 10 mmHg giữa hai tay chọn cánh tay có trị số lớn hơn.
– Ghi kết quả vào bảng theo dõi.
– Thu dọn dụng cụ.
– Ghi hồ sơ ngày, giờ thực hiện ,kết quả,những bất thường nếu có, tên người
thực hiện.
Bảng 2. Phân loại huyết áp ở người lớn ≥ 18 tuổi (JNC 7)
JNC 7
HATT(mmHg)
Và/hoặc
HATTr(mmHg)
Bình thường
< 120
Và
< 80
Tiền tăng HA
120 - 139
Hoặc
80 - 89
Tăng HA
Độ 1
140 - 159
Hoặc
90 - 99
Độ 2
≥ 160
Hoặc
≥ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Bộ y tế (2001), Thực hành bệnh viện-Nhà xuất bản y học ,trang 51-65.
2. Bates B.A guide to Physical examination and History taking, 4
th
edition,
Philadelphia, Lippincott Company, 1987, pp 294-299.
3. Jean A.Proehl (2006), Emergency nursing procedures- w.B.saunders
Company, Philadelphia, Third edition 312-316.
4. Kozier et al (2004), Techniques in Clinical Nursing, W.B.Saunders
Company, 194-20.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
20
Bài 4: HÔ HẤP KÝ (SPIROMETRY)
MỤC TIÊU
1. Trình bày các phương pháp đo hô hấp ký: FVC, SVC, MVV
2. Đánh giá được chất lượng hô hấp ký
3. Phân tích các chỉ số chính trong hô hấp đồ
I. ĐẠI CƯƠNG
Hô hấp ký là phương pháp thăm dò chức năng hô hấp cơ bản nhất. Hô hấp ký cho
biết các thể tích, dung tích của phổi và tình trạng đường dẫn khí của hệ hô hấp.
Hình 1. Các thể tích và dung tích phổi
Ghi chú : * = không đo được bằng hô hấp ký.
Hô hấp ký có thể đo được:
– Thể tích khí dự trữ hít vào
– Thể tích khí lưu thông
– Thể tích khí dự trữ thở ra
– Dung tích hít vào
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
21
– Dung tích thở ra
Tuy nhiên, hô hấp ký không đo được:
– Thể tích khí cặn
– Dung tích khí cặn cơ năng
– Tổng dung lượng phổi
Có hai dạng hô hấp đồ:
– Loại ghi thể tích theo thời gian
– Loại ghi lưu lượng theo thể tích
II. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH HÔ HẤP KÝ (American Thoracic
Society 1994)
2.1. Chỉ định hô hấp ký
– Chẩn đoán: Lượng giá các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng hay các xét
nghiệm cận lâm sàng bất thường.
Triệu chứng: Khó thở, khò khè, ngồi thở, ho, đàm, đau ngực.
Dấu hiệu lâm sàng: giảm âm thở, lồng ngực phình, thở ra chậm, tím
tái, dị dạng lồng ngực, ran nổ không giải thích được.
Xét nghiệm cận lâm sàng: Giảm Oxy máu, tăng CO
2
máu, đa hồng
cầu, X- quang lồng ngực bất thường.
Khảo sát ảnh hưởng của bệnh lên chức năng hô hấp: Hút thuốc, làm
việc nơi có chất độc hại
– Lượng giá nguy cơ trước khi phẫu thuật
– Xác định tiên lượng (ghép phổi …)
– Lượng giá sức khỏe trước khi tập luyện
– Lượng giá tác dụng trị liệu
– Theo dõi người làm việc nơi có chất độc hại
– Theo dõi thuốc có tác dụng độc hại với phổi
– Lượng giá mức độ thương tật
– Điều tra sức khỏe cộng đồng, thiết lập các phương trình tham khảo.
2.2. Chống chỉ định hô hấp ký
Các tình trạng sau đây có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân hay ảnh hưởng
đến chất lựơng khi làm hô hấp ký:
– Ho ra máu không rõ nguồn gốc: thủ thuật FVC có thể làm tình trạng này
nặng hơn.
– Tràn khí màng phổi.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
22
– Tình trạng tim mạch không ổn định, mới bị nhồi máu cơ tim hay thuyên tắc.
phổi: thủ thuật FVC có thể làm cơn đau thắt ngực xấu hơn và làm thay đổi
huyết áp.
– Túi phồng động mạch thành ngực, bụng hay não: nguy cơ vỡ mạch lựu do
tăng áp lồng ngực.
– Mới phẫu thuật mắt: áp lực nhãn cầu gia tăng trong thủ thuật FVC.
– Những rối loạn cấp làm ảnh hưởng đến việc thực hiện test như nôn, buồn nôn.
– Mới phẫu thuật bụng hay lồng ngực.
III. CÁC CHỈ SỐ CHÍNH TRONG HÔ HẤP KÝ
Viết tắt
Tên
Trị số
(S)VC
(Slow) Vital Capacity (L): Dung tích sống (chậm)
> 80%
FVC
ForcedVital Capacity (L): Dung tích sống gắng sức
> 80%
FEV
1
Forced Expiratory Volume during 1
st
second: Thể
tích thở ra gắng sức trong giây đầu
> 80%
FEV
1
/VC
Chỉ số Tiffeneau
> 70%
FEV
1
/FVC
Chỉ số Gaensler
> 70%
FEF
25-75
Forced Expiratory Flow during the middle half of
FVC: lưu lượng thở ra khoảng giữa của dung tích
sống gắng sức
> 60%
PEF
Peak Expiratory Flow: lưu lượng thở ra đỉnh
> 80%
MVV
Maximal Voluntary Ventilation
> 60%
IV. ĐO HÔ HẤP KÝ
4.1. Chuẩn bị
– Kiểm tra xem hô hấp kế đã định chuẩn hay chưa
– Giải thích cách đo hô hấp ký cho bệnh nhân
– Chuẩn bị bệnh nhân: hỏi về tình trạng hút thuốc lá, các thuốc sử dụng…
Đo chiều cao, cân nặng của bệnh nhân
– Gắn ống ngậm vào máy
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
23
– Nhập vào máy các dữ liệu của người được đo: tên, số hồ sơ, tuổi (tính theo
năm), chiều cao (cm), cân nặng (kg), giới, các vấn đề hô hấp (ho, hút
thuốc), chủng tộc…
4.2. Tiến hành đo
4.2.1 Đo FVC
– Rửa tay
– Hướng dẫn và minh họa cho bệnh nhân
o Tư thế đứng với đầu hơi ngẩng lên
o Hít vào nhanh và hết sức
o Vị trí của ống ngậm
o Thổi ra phải hết sức, mạnh nhất có thể.
– Thực hiện đo
o Đảm bảo bệnh nhân đứng đúng tư thế
o Kẹp mũi
o Đưa ống ngậm vào miệng sao cho không còn khe hở
o Hít vào nhanh và hết sức, khi hít tối đa thì ngưng hít không quá 1 giây
o Thổi ra thật mạnh, tối đa đến mức không thể thổi được, khi thổi bệnh
nhân vẫn ở tư thế đứng
o Lập lại hướng dẫn, minh họa nếu bệnh nhân làm chưa tốt
o Lập lại ít nhất 3 lần nhưng không quá 8 lần.
4.2.2 Đo dung tich sống (VC)
– Rửa tay
– Hướng dẫn và minh họa cho bệnh nhân
o Tư thế đứng với đầu hơi ngẩng lên
o Thở vài nhịp bình thường
o Hít vào hết sức
o Thổi ra hết mức có thể.
– Thực hiện đo
o Đảm bảo bệnh nhân đứng đúng tư thế
o Dùng kẹp mũi
o Đưa ống ngậm vào miệng sao cho không còn khe hở
o Thở vài nhịp bình thường
o Hít vào hết sức.
o Thổi ra tối đa đến mức không thể thổi được, khi thổi bệnh nhân vẫn ở tư thế
đứng.
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
24
o Lặp lại hướng dẫn, minh họa nếu bệnh nhân làm chưa tốt.
4.2.3 Đo MVV
– Rửa tay
– Hướng dẫn và minh họa cho bệnh nhân
– Thực hiện đo
Cho bệnh nhân thở bình thuờng ít nhất 3 phút, sau đó bênh nhân hít vào và thở
ra nhanh, mạnh hết mức có thể trong 12 giây.
V. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÔ HẤP KÝ THEO TIÊU CHUẨN
ATS/ERS 2005
5.1. Đánh giá chất lượng trong từng lần đo FVC, VC
Một lần đo được xem là dùng được chỉ cần thỏa điều kiện 1 và 2: thở ra đạt
chuẩn và không ho trong 1 giây đầu.
Một lần đo được chấp nhận phải thỏa tất cả 7 điều kiện sau:
1. Không có sự ngập ngừng khi thở ra
2. Không ho trong 1 giây đầu
3. Không kết thúc sớm
4. Không có hiệu ứng Valsalva (đóng nắp thanh môn)
5. Không hở ống thổi
6. Không tắc ống thổi
7. Không có bằng chứng thở thêm.
Đối với đo FVC, thời gian thở ra phải > 6 giây (3 giây ở trẻ em) hoặc có bình
nguyên hoặc người được đo không thể thổi ra nữa.
5.2. Đánh giá giữa các lần đo FVC
Đo ít nhất 3 lần
Tính lặp lại chấp nhận được khi các lần đo có sự khác biệt giữa FVC lớn nhất
và lớn thứ nhì không quá 0,150 L và sự khác biệt giữa FEV1 lớn nhất và lớn
thứ nhì không quá 0,150 L.
Với những người có FVC < 1,0 L thì với cả hai giá trị trên là 0,100 L.
Nếu những tiêu chuẩn trên không đạt được trong 3 lần đo, cần phải đo thêm
Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng
2014
25
Có thể đo tới 8 lần.
5.3. Đánh giá giữa các lần đo VC
Nếu chênh lệch 2 kết quả quá 5% ( 0,15 L) , xét tiêu chuẩn cộng thêm để lựa chọn.
Số lần thực hiện không quá 4 lần
Thời gian nghỉ giữa 2 lần thực hiện > 1 phút.
5.4. Đánh giá giữa các lần đo MVV
Đánh giá trong quá trình thực hiện:
Tiêu chuẩn vàng để chấp nhận kết quả là xấp xỉ khoảng 50% VC.
Tần số thở khoảng 90 lần, không nhận kết quả nếu tần số nhỏ hơn 65 lần
Đánh giá giữa quá trình thực hiện:
– Thực hiện ít nhất 2 lần.
– Kết quả 2 lần khác biệt không quá 20%.
5.5. Lựa chọn kết quả
FVC và FEV1 được chọn từ 3 lần thở ra có sai biệt nhỏ nhất, ngưng khi kiểm
tra dữ liệu ở tất cả các đường cong sử dụng được, nên lấy FVC và FEV1 lớn
nhất (BTPS) cho dù 2 giá trị này có thể lấy từ các đường cong khác nhau.
Với VC và MVV: chọn kết quả lớn nhất.
VI. PHÂN TÍCH CÁC GIẢN ĐỒ CỦA HÔ HẤP KÝ
6.1. Giản đồ đo dung tích sống chậm (VC hay SVC)
Giản đồ thể tích theo thời gian thu được khi đo dung tích sống chậm (Hình 3)
Phương pháp đo VC đo lượng khí tối đa bệnh nhân có thể huy động được từ
phổi, cho biết thể tích của phổi.
Hình 3. Giản đồ đo dung tích sống chậm