Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 77 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BXD : Bộ Xây Dựng
DBMS : Hệ quản trị dữ liệu
GDP : Tổng giá trị quốc nội
GIS : Hệ thống thông tin địa lý
GUI : Đồ họa người máy
FAO
:
Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp
quốc
MCDM : Phân tích đa tiêu chí
NĐ- CP : Nghị đinh chính phủ
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TMDV : Thương mại dịch vụ
TOC : Table of contents
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2010-
2013
30
Bảng 4.2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013 37
Bảng 4.3: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp 38
Bảng 4.4: Bộ tiêu chí lựa chọn đất xây dựng đô thị 43
Bảng 4.5: Đề xuất thang điểm cho các tiêu trí 45
Bảng 4.6: Cấu trúc cơ sở dũ liệu phục vụ phân tích lựa chọn
đất
48
Bảng 4.7: Phân hạng tiêu chí ngập lụt 50
Bảng 4.8: Phân hạng tiêu chí bảo vệ cây xanh mặt nước 52


Bảng 4.9: Phân hạng tiêu chí độ dốc 54
Bảng 4.10: Phân hạng tiêu chí sử dụng quỹ đất sang đất đô thị 55
Bảng 4.11: Phân hạng tiêu chí tiếp cận khu vực đã phát triển
đô thị
57
Bảng 4.12: Phân hạng tiêu chí tiếp cận mạng lưới giao thông 58
Bảng 4.13: Phân hạng tiêu chí tiếp cận mạng lưới giao thông 60
Bảng 4.14: Phân hạng tiêu chí ảnh hưởng ô nhiễm môi trường 62
Bảng 4.15: Phân vùng thuận lợi cho xây dựng đô thị 65
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Bản đồ phường Quan Triều, Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên
26
Hình 4.2: Bảng thuộc tính lớp dữ liệu phân vùng ngập lụt 49
Hình 4.3: Hiển thị phân vùng ngập lụt 49
Hình 4.4: Bản đồ phân vùng tiêu trí ngập lụt 50
Hình 4.5: Tạo các khoảng vị trí thuận lợi cho xây dựng đô thị bằng
công cụ Moltype ring buffer
51
Hình 4.6: Đặt chế độ hiển thị màu cho các khoảng thuận lợi 51
Hình 4.7: Bản đồ phân vùng bảo vệ cây xanh mặt nước 52
Hình 4.8: Dữ liệu thuộc tính cho phân vùng thuận lợi tiêu trí độ dốc 53
Hinh 4.9: Bản đồ phân vùng thuận lợi tiêu trí cho xây dựng đô thị 53
Hình 4.10: Bản đồ phân vùng quỹ đất thích nghi cho chuyển mục đích
sử dụng đất sang đất đô thị
55
Hình 4.11: Bản đồ hiện trạng khu vực đã phát triển đô thị 56
Hình 4.12: Tạo các khoảng tiếp cận khu vực đã phát triển đô thị bằng
công cụ Multype ring buffer
57

Hình 4.13: Bản đồ phân vùng khả năng tiếp cận khu vực đã phát triển
đô thị
57
Hình 4.14: Hệ thống giao thong phường Quan Triều 58
Hình 4.15: Bản đồ phân vùng thuận lợi tiếp cận mạng lưới giao thông 59
Hình 4.16: Tạo các khoảng tiếp cận nguồn điện bằng công cụ Multype
ring buffer
60
Hình 4.17: Bản đồ phân vùng tiếp cận nguồn điện phường Quan Triều 60
Hình 4.18: Hiện trạng giao thông nhà máy phường Quan Triều 62
Hình 4.19: Bản đồ phân vùng hạn chế ảnh hưởng do nguy cơ ô nhiễm
môi trường
62
Hình 4.20: Mỗi lớp dữ liệu có một trường phân hạng “phan_hang” 63
Hình 4.21: Các lớp tiêu trí được add trong TOC 63
Hình 4.22: Chồng ghép bản đồ bằng công cụ Union 64
Hình 4.23: Công cụ field caculator 64
Hình 4.24: Sử dụng công cụ dissolve gộp các giá trị phân hạng 64
Hình 4.25: Bản đồ phân vùng đất đai thuận lợi cho xây dựng đô thị
phường Quan Triều
67
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
PHẦN 1 6
MỞ ĐẦU 6
1.1. Đặt vấn đề 6
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 7
1.2.1. Mục đích 7
1.2.2 .Yêu cầu 7
1.3. Ý nghĩa của đề tài 8

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 8
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 8
PHẦN 2 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
2.1. Cơ sở pháp lý trong lựa chọn đất xây dựng đô thị 9
2.1.1. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tại Việt Nam 9
2.1.2. Các văn bản pháp lý 9
2.1.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam 12
2.2.Cơ sở lý thuyết 13
2.2.1. Một số khái niệm 13
2.2.2. Hệ thống phân loại đất 15
2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn đất xây dựng 16
2.2.4. Các yêu cầu đất đai trong xây dựng đô thị 16
2.2.5. Công nghệ GIS trong phân tích và lựa chọn đất 17
2.3. Cơ sở thực tiễn 20
2.3.1. Một số nghiên cứu trong nước 20
2.3.2. Một số nghiên cứu trên thế giới 23
PHẦN 3 26
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.2. Phạm vi nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1.Phương pháp thu thập và chọn lọc số liệu 26
3.4.2. Phương pháp kế thừa 26
3.4.3. Phương pháp phân tích đa tiêu chí 27
3.4.4. Phương pháp phân tích không gian 28
PHẦN 4 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 30

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 33
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất hiện tại trong khu vực nghiên cứu 39
4.2. Đánh giá đa tiêu chí cho việc phân vùng đất đai tối ưu cho đầu tư xây dựng khu dân
cư, đô thị 42
4.2.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá 42
4.2.2. Xây dựng các thang điểm cho các tiêu chí đánh giá 48
4.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu 51
4.3.2. Phân tích dữ liệu 52
4.4. Nhận xét 72
PHẦN 5 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1. Kết luận 73
5.2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam với
tốc độ tăng khoảng 8.9%/năm. Hiện nay, cả nước có 755 đô thị (từ loại V trở
lên) và được phân loại dựa vào số dân, hệ thống công trình hạ tầng và một số
chỉ số đặc điểm đô thị khác, cũng như tầm quan trọng là trung tâm phát triển
vùng trong mạng lưới đô thị của tỉnh và quốc gia (Nghị định 42/2009/NĐ-
CP). Phát triển đô thị đạt được nhiều thành quả quan trọng và khu vực đô thị
đóng góp khoảng 65-70% tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự
tăng nhanh dân số đô thị, quá trình đô thị hóa đang làm tăng thêm sức ép lên
hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị dẫn đến tình trạng môi trường đô thị
xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, công tác quản lý đô thị hiện nay còn rất
nhiều hạn chế và một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chưa có được một
hệ thống dữ liệu đô thị tổng hợp đầy đủ và cập nhật.

Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội của tỉnh nói riêng và của khu vực trung du miền núi phía Bắc nói chung.
Trong phát triển đô thị, TP Thái Nguyên luôn tập trung đẩy mạnh đô thị hóa,
phát triển TP theo hướng văn minh hiện đại. Đẩy mạnh quy hoạch chi tiết nội
thị khu vực nội thành, tập trung giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề về
quản lý kiến trúc, xây dựng, nhà ở cấp thoát nước, trật tự an toàn giao thông,
vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Ở tất cả các xã, phường của thành phố trong đó có Quán Triều là một
trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thị trường và gia tăng dân số
đô thị khá lớn. Bộ mặt kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngày càng
được chỉnh trang và mở rộng, tuy nhiên do tốc độ phát triển không điều nên
cơ sở hạ tầng kiến trúc không gian đô thị vẫn còn thiếu cân đối. Do đó việc
xác định khu vực đất tối ưu cho xây dựng các khu dân cư, đô thị nhằm đảm
bảo tính cân đối trong phát triển kinh tế xã hội với cơ sở hạ tầng đô thị và
phát huy tối đa tiềm năng khu vực ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Với yêu cầu ngày càng phức tạp trong viêc phân tích lựa chọn đất xây
dựng đô thị, các phân tích đòi hỏi sự đánh giá tổng hợp trên nhiều khía cạnh
như: điều kiện tự nhiên, sử dụng đất, cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật, môi trường, từ đó phân loại quỹ đất xây dựng đô thị theo các mức độ
khác nhau. Để thực hiện được nội dung này một cách hiệu quả, cần thiết phải
nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học như: phân
tích đa tiêu chí, phân tích tầng bậc, phân tích thành phần chính, logic mờ,
kết hợp các phân tích không gian trong môi trường hệ thống thông tin địa lý
GIS. Việc ứng dụng GIS trong phân tích lựa chọn đất xây dựng đô thị không
chỉ góp phần nâng cao chất lượng phương án quy hoạch mà còn góp phần
nâng cao hiệu quả công tác trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch,
quản lý phát triển đô thị sau này.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Ứng dụng công nghệ GIS trong việc phân vùng đất đai thuận lợi phát
triển đô thị tại phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích
Nhằm xác định khu vực đất đai thuận lợi cho xây dựng đô thị bằng việc
ứng dụng công nghệ GIS và tư liệu không gian, kết quả nhanh và có độ chính
xác cao.
1.2.2 .Yêu cầu
Để xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý trong việc phân
vùng thuận lợi thích nghi đất đai cho xây dựng đô thị thì yêu cầu của đề tài là:
− Số liệu, dữ liệu thu thập để phân tích phải chính xác, trung thực, đầy
đủ và phù hợp với nội dung nghiên cứu.
− Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và đạt hiệu quả nhất trong
quá trình thực hiện nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Tổng hợp khái quát hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn các thông tin chuyên
ngành về đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý GIS.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng bản đồ phân vùng tối ưu cho đầu tư xây dựng khu đô thị mới.
Góp phần vào công tác phân bổ và sử dụng quỹ đất hợp lý, và xác định đúng
đắn cho các vị trí cho đầu tư xây dựng.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý trong lựa chọn đất xây dựng đô thị.
2.1.1. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống đô thị tại Việt Nam
“Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn 2050” đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt

với một số quan điểm như sau:
“Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025
và tầm nhìn 2050 phải đảm bảo:
- … Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự cân đối
giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị – nông thôn, đảm bảo chiến lược
an ninh lương thực quốc gia, nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy
giá trị văn hoá truyền thống phù hợp với từng giai đoạn phát triển chung của
đất nước;
- Phát triển ổn định bền vững trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường,
cân bằng sinh thái;
- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật với cấp
độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và
chiến lược phát triển của mỗi đô thị”. [21]
Với định hướng đặt ra, việc phát triển đô thị đòi hỏi sự xem xét cẩn trọng
tổng hợp nhiều yếu tố hướng tới phát triển bền vững; đảm bảo an ninh lương
thực; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai; phát triển đồng bộ hạ
tầng kỹ thuật; đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển môi trường.
2.1.2. Các văn bản pháp lý
Luật Xây dựng được Quốc hội Khóa XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày
01/7/2004 gồm 9 chương, 123 điều. Trong đó, chương II gồm 24 điều (từ
điều 11 đến điều 34) đề cập các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng.
[12]
Luật quy hoạch đô thị được Quốc hội Khóa XII nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực
từ ngày 01/01/2010; theo đó các quy định của Luật Xây dựng về quy hoạch
xây dựng các đô thị và các khu vực trong đô thị được thay thế bằng các quy
định của Luật này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày
07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị thay thế

các quy định về quy hoạch xây dựng các đô thị và các khu vực trong đô thị
của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 25/5/2010. [11]
Tiếp theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP. Bộ Xây dựng đã ban hành Thông
tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ của từng loại quy
hoạch đô thị. [16]
Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 1993 và sửa đổi vào các năm
2001, 2003 có liên quan đến các nội dung về đất đô thị, thu hồi đất, đền bù
giải phóng mặt bằng để phát triển đô thị. [13]
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về phân
loại đô thị và Thông tư hướng dẫn số 34/2009/TT-BXD thay thế cho Nghị
định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp
quản lý đô thị.
Nội dung hồ sơ quy hoạch đô thị được quy định theo Thông tư số
10/2010/TT- BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô
thị thay thế cho Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây
dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối
với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng tuy nhiên các quy định, hướng
dẫn trong thông tư 10/2010/TT-BXD về nội dung hồ sơ quy hoạch chung
không chi tiết và cụ thể như đã đề cập trong Quyết định số 03/2008/QĐ-
BXD.
Hệ thống ký hiệu bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng được
quy định theo Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây
dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy
hoạch xây dựng.
Theo luật đất đai, điều 11, việc sử dụng đất phải đảm bảo nguyên tắc tiết
kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. [13]
Theo luật quy hoạch đô thị, điều 7, quy hoạch đô thị yêu cầu phải bảo vệ
môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và hiểm hoạ đến cộng đồng, cải thiện cảnh
quan, bảo tồn các di tích văn hoá, cảnh quan truyền thống và nét đặc trưng địa
phương, đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai

đô thị, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ
thuật đô thị. [11]
Điều 15,16,17 của nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của
chính phủ về lập, thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị yêu cầu
phải phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã
hội, dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường đô thị. [16]
Theo thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng
quy định hồ sơ từng loại quy hoạch đô thị. điều 10 quy định nội dung sơ đồ án
quy hoạch chung; theo đó yêu cầu các bản đồ hiện trạng gồm: hiện trạng sử
dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông, cấp điện, và chiếu sáng đô thị, cấp
nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước ngầm, thu gom rác thải rắn,
nghĩa trang, môi trường, đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng. [3]
Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,
giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư: điều 10… chủ tịch UBND
tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ Tướng Chính Phủ trong việc bảo vệ đất lúa
nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đã được xác định trong quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất.[20]
Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 điều 36 và nghị định
23/2006/NĐ- CP về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng có đề cập đến
nguyên tắc: ngoài phạm vi bảo vệ tuyệt đối và vùng đệm đã được quy định cụ
thể của từng khu vực cần bảo vệ môi trường sinh thái (rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng…) hạn chế phát triển các khu chức năng đô thị gần vùng cần bảo vệ,
khuyến khích phát triển các khu chức năng đô thị càng xa khu vực bảo vệ
càng tốt.[17]
Luật di sản văn hoá số 28/2010/QH 10 điều 32 về phạm vi bảo vệ di tích:
khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ II; nghị định 92/2002/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành một số điều luật di sản văn hoá (điều 16 nguyên tắc xác định
các khu vực cần bảo vệ). Hai văn bản này đề cập đến nội dụng ngoài phạm vi
bảo vệ tuyệt đối, hạn chế phát triển các khu chức năng đô thị gần vùng cần

bảo vệ, khuyến khích phát triển các khu chức năng đô thị càng xa khu vực bảo
vệ càng tốt.[14]
2.1.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
Vấn đề đánh giá tổng hợp đất đai được hướng đẫn trong các tiêu chuẩn,
quy chuẩn như:
− QCVN:01/2008/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy
hoạch xây dựng
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Viện Quy
hoạch đô thị - nông thôn biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ
Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4
năm 2008. Quy chuẩn này được soát xét và thay thế phần II, tập I, Quy chuẩn
xây dựng Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD
ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.[1]
Nội dung của bộ quy chuẩn này gồm có 7 chương:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Quy hoạch không gian
Chương 3: Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đô thị
Chương 4: Quy hoạch giao thông
Chương 5: Quy hoạch cấp nước
Chương 6: Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
Chương 7: Quy hoạch cấp điện
Phạm vi áp dụng: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây
dựng là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định
và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng; là cơ sở pháp lý để quản lý việc
ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và các quy định về
quản lý xây dựng theo quy hoạch tại địa phương.
- TCVN4449-1987 tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị
Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế quy hoạch đô thị (TCVN4449-1987) áp
dụng để thiết kế quy hoạch xây dựng các đô thị mới, cải tạo các đô thị hiện có
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Tiêu chuẩn này trình bày

chi tiết về thiết kế quy hoạch cụ thể cho từng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
độ thị. Nội dung bao gồm 14 phần và hệ thống phụ lục. [2]
Phần 1: Nguyên tắc chung
Phần 2: Chọn đất xây dựng đô thị và xác định dân số đô thị
Phần 3: Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng công cộng
Phần 4: Quy hoạch giao thông đối ngoại
Phần 5: Quy hoạch khu dân dụng
Phần 6: Quy hoạch hệ thống công trình phục vụ công cộng
Phần 7: Quy hoạch cây xanh đô thị
Phần 8: Hệ thống giao thông trong đô thị
Phần 9: Cấp điện
Phần 10: Cấp nước
Phần 11: Thoát nước
Phần 12: Mạng lưới công trình ngầm
Phần 13: Chuẩn bị kĩ thuật khu đất xây dựng đô thị
Phần 14: Quy hoạch vùng ngoại thị
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Một số khái niệm
a) Đất đai
Đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,
nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều
ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng
nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. [10]
Trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993 có
đưa ra khái niệm đất đai: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất
bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập

đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống
tiêu thoát nước, đường xã, nhà cửa ”
Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc
gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. [13]
b) Đất ở:
Là diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở chung cư (trong lô đất
dành cho xây dựng nhà chung cư) hoặc là diện tích trong khuôn viên các lô
đất ở dạng liền kề và nhà ở riêng lẻ (bao gồm diện tích chiếm đất của các
công trình nhà ở liền kề và nhà ở riêng lẻ và sân vườn, đường dẫn riêng vào
nhà ở liền kề hoặc nhà ở riêng lẻ đó, không bao gồm đường giao thông
chung).[1]
Theo luật đất đai, đất ở là đất ở tại đô thị và nông thôn. [13]
c) Đất ở đô thị
Là đất nội thành phố, đất nội thị xã và thị trấn; đất ngoại thành, ngoại thị
đã có quy hoạch và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt về
phát triển đô thị, được quản lý như đất đô thị. [1]
d) Đô thị và khu đô thị
Đô thị : Là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy
mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là
2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm
các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô
thị.[1]
Khu đô thị : Là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô
thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các
đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ
cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn

đô thị hoặc cấp vùng.[18]
e) Đất xây dựng đô thị:
Là đất xây dựng các khu chức năng đô thị (bao gồm cả các hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị). Đất dự phòng phát triển, đất nông lâm nghiệp trong đô
thị và các loại đất không phục vụ cho hoạt động của các chức năng đô thị
không phải là đất xây dựng đô thị. [1]
f) Quy hoạch xây dựng; quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch xây dựng: Là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không
gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống
tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi
ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.[1]
Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.[1]
g) Phân tích lựa trọn đất xây dựng đô thị
Phân tích lưạ chọn đất xây dựng độ thị là việc phân tích tổng hợp các
yếu tố hiện trạng của khu đất từ đó xác định và đánh giá tiềm năng của khu
đất đó cho mục đích phát triển đô thị.[8]
2.2.2. Hệ thống phân loại đất
Hệ thống phân loại sử dụng đất
Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng đất và sử dụng
đất đất đai được điều tiết bởi luật đất đai. Theo luật đất đai 2003, đất đai được
chia thành những loại sau: i) đất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, trồng cây
lâu năm, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối và đất nông nghiệp khác); ii) đất phi nông nghiệp (đất ở tại đô thị
và nông thôn, trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, an ninh quốc phòng, sản
xuất phi nông nghệp, mục đích công cộng, tôn giáo, di tích nghĩa trang, sông ngòi,

mặt nước chuyên dùng, phi nông nghiệp khác); iii) nhóm đất chưa sử dụng. [13]
Hệ thống phân loại đất trong xây dựng đô thị
Đất đai xây dựng đô thị được đánh giá tổng hợp từ các yếu tố: điều kiện
tự nhiên, giá trị kinh tế đất, kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và
môi trường.
Theo TCVN 4449-1987, đất đai xây dựng đô thị được đánh giá và phân
loại theo mức độ thuận lợi: Xây dựng thuận lợi, xây dựng ít thuận lợi, xây
dựng không thuận lợi và không được phép xây dựng. Đất đai xây dựng đô thị
đảm bảo thuận lợi hoặc ít thuận lợi, đủ diện tích xây dựng đô thị trong giai
đoạn quy hoạch, đảm bảo chất lượng về nguồn nước và khối lượng, không
nằm trong phạm vi bị ô nhiễm nặng và không nằm trong phạm vi bị cấm xây
dựng. Như vậy, đất đai được phân thành hai khu vực chính: khu vực cấm xây
dựng và khu vực được xem xét xây dựng; từ đó khu vực xem xét xây dựng
được chia thành ba loại: thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi. [2]
2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn đất xây dựng.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN
01:2008/BXD); khi lựa chọn đất xây dựng cần đảm bảo các nguyên tắc sau: [1]
1) Đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và đất đai.
2) Tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch.
3) Khai thác tối ưu khả năng cung cấp và phục vụ của hệ thống hạ tầng
đô thị.
4) Đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
5) Không nằm trong phạm vi cấm xây dựng hay hạn chế phát triển đô thị.
6) Có tính khả thị cao về khía cạnh kinh tế để triển khai thực hiện.
2.2.4. Các yêu cầu đất đai trong xây dựng đô thị.
Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
(QCXDVN 01:2008/BXD); khi lựa chọn đất xây dựng cần đảm bảo các yêu
cầu sau. [1]
Có năm nhóm yêu cầu chính với các yêu cầu cụ thể về lựa trọn đất xây
dựng đô thị:

1) Yêu cầu về điều kiện tự nhiên:
- Yêu cầu về độ dốc địa hình thuận lợi.
- Yêu cầu đảm bảo địa chất ổn định.
- Yêu cầu tránh lũ lụt.
- Yêu cầu khí hậu ít bị ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ con người và
sản xuất.
- Yêu cầu về khả năng chịu nén của đất.
2) Yêu cầu tài nguyên đất đai:
- Yêu cầu sử dụng đất hợp lý.
- Yêu cầu bảo vệ đất nông nghiệp.
3) Yêu cầu về vị trí không gian:
- Yêu cầu khoảng cách đến đô thị đã phát triển.
- Yêu cầu khoảng cách đến hạ tầng công cộng đô thị.
- Yêu câù về khoảng cách đến hạ tầng kỹ thuật đô thị.
4) Yêu cầu về môi trường, cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hoá lịch sử:
- Yêu cầu không nằm trong khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nặng.
- Yêu cầu bảo vệ nguồn nước, khu vực tầng ngầm nước, bổ cập nước.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và di
tích văn hoá lịch sử.
5) Yêu cầu về ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.[1]
2.2.5. Công nghệ GIS trong phân tích và lựa chọn đất.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
 Khái niệm về GIS: Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống kết hợp
giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ,
phân tích, xử lý, hiển thị các thông tin địa lý nhằm phục vụ một mục đích
nghiên cứu và quản lý nhất định. Có thể được hiểu GIS là một công nghệ xử
lý tích hợp dữ liệu có toạ độ (bản đồ) với các dữ liệu khác để biến chúng
thành thông tin hữu ích cho nghiên cứu và quản lý.
 Các thành phần của GIS: GIS được kết hợp bởi năm thành phần
chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp.

Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt
động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng,
từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần
thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính
trong phần mềm GIS là:
Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS).
Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.
Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ
liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử
dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS
sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử
dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham
gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người
sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ
thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Phương pháp: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật
thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
Chức năng của GIS
− Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý.
− Quản lý dữ liệu.
− Hiển thị dữ liệu.
− Truy vấn và tìm kiếm dữ liệu.
− Xử lý và phân tích .
− Xuất và trình bày dữ liệu.[22]
Khả năng ứng dụng GIS trong phân tích lựa chọn đất
Đặc điểm nổi bật của GIS là có khả năng tích hợp dữ liệu không gian và

thuộc tính từ nhiều nguồn dữ liệu: sử dụng đất, địa hình, thuỷ văn, thực vật,
mạng lưới giao thông, hạ tầng xã hội… các phép phân tích trong GIS như: đo
lường, phân loại, thay đổi tỷ lệ, chồng lớp, lân cận, kết nối…được tích hợp
hầu hết trong các phần mềm GIS với nhiệm vụ là nắm bắt và xây dựng mối
quan hệ giữa các đối tượng không gian, phục vụ và phân tích nâng cao.
Phân tích lựa chọn đất là một trong những mô hình ứng dụng cơ bản mà
thường được sử dụng nhiều nhất trong các phân tích không gian. Cốt lõi của
phân tích lựa chọn đất là khái niệm về mô hình hoá bản đồ với một chuỗi các
phân tích xử lý dữ liệu thô và dữ liệu trung gian để thực hiện tiến trình mô hình
hoá không gian. Mô hình phân tích lựa chọn đất được chia thành ba bước:
− Xử lý sơ bộ các dữ liệu không gian liên quan đến phân tích.
− Xây dựng sơ đồ tiến hành xử lý dữ liệu.
Tích hợp phân tích đa tiêu chí và GIS trong phân tích lựa chọn đất
Trong GIS, các phương án lựa chọn là một tập hợp các đối tượng điểm,
đường và vùng được gắn với các giá trị tiêu chí. Sự kết hợp kỹ thuật phân tích
đa tiêu chí (MCDM) với công nghệ GIS là một bước tiến đáng kể so với
hướng tiếp cận chồng lớp bản đồ truyền thống trong phân tích lựa chọn đất.
Việc kết hợp GIS cho phép giải quyết các bài toán MCDM với nhiều yếu tố
và mối quan hệ phức tạp vượt quá khả năng giải quyết của con người. Phân
tích đa tiêu chí trên nền tảng công nghệ GIS có thể hiểu là một quá trình kết
hợp và chuyển đổi dữ liệu không gian đầu vào thành các quyết định kết quả.
Các thủ tục của MCDM sử dụng các dữ liệu địa lý đầu vào, quy tắc ưu tiên
của người ra quyết định, từ đó thao tác xử lý dữ liệu và sự ưu tiên theo quy
tắc ra quyết định và đưa ra kết quả. Hai yếu tố trọng yếu trong phân tích đa
tiêu chí không gian như sau: i) khả năng của GIS trong việc thu nhập dữ liệu,
lưu trữ và quản lý, thao tác và phân tích; ii) khả năng của MCDM trong việc
kết hợp dữ liệu địa lý và quy tắc ra quyết định để đưa ra các quyết định lựa
chọn. Việc phân loại MCDM thành MADM và MODM được xem xét trong
khả năng tích hợp với môi trường GIS.
Theo giả định của MADM, các lựa chọn được xác định rõ ràng và là các

biến số quyết định. Các lựa chọn được đại diện là một bộ các điểm ảnh (ô
vuông) đối với dữ liệu raster và là các điểm, đường và vùng trong dữ liệu
vectơ. Mỗi một lựa chọn được thể hiện bằng các thông số: thuộc tính về vị trí
(dữ liệu tọa độ) và dữ liệu thuộc tính (giá trị của tiêu chí). Dữ liệu nhập vào
trong bài toán MADM có cấu trúc các lớp dữ liệu bản đồ, mỗi một đối tượng
(điểm ảnh, vùng, ) trong lớp bản đồ được coi là một lựa chọn. Dựa trên dữ
liệu nhập vào, các lớp bản đồ được kết hợp lại theo quy tắc ra quyết định và
đưa ra lựa chọn kết quả.
Khác với hướng tiếp cận của MADM, điểm khác biệt của MODM là
khái niệm của các biến số quyết định và các tiêu chí quyết định; hai yếu tố
này được liên hệ với nhau bởi các hàm số mục tiêu. Ngoài ra, tập hợp các lựa
chọn được xác định dựa trên quan hệ nhân quả và khống chế đối với các biến
số quyết định. Trong MODM, các lựa chọn hoàn toàn được xác định; các
thuộc tính được coi là các phương pháp hay nguồn thông tin để từ đó đạt
được mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, các mục tiêu có mối quan hệ hàm
số hoặc có nguồn gốc từ các thuộc tính. Trong GIS, mỗi lớp bản đồ chứa một
bộ các đối tượng và được coi là các yếu tố của một lựa chọn. Các lựa chọn
được xác định từ các lớp bản đồ thông qua định nghĩa quan hệ giữa các mục
tiêu và các thuộc tính trong nó (các thuộc tính của các đối tượng trong không
gian địa lý). Do vậy, các lớp bản đồ dữ liệu nhập vào đuợc xử lý để tạo ra một
bộ các lựa chọn. Do yêu cầu về thuật toán, việc sử dụng các chức năng cơ bản
của hệ thống GIS không thể giải quyết được bài toán MODM. Nói cách khác,
bài toán phân tích đa mục tiêu không gian đòi hỏi những yêu cầu vượt xa tầm
giải quyết của những công cụ GIS tiêu chuẩn như phép chồng lớp bản đồ.
Quy trình phân tích đa tiêu chí đã được áp dụng khá phổ biến vào trong
các đánh giá lựa chọn đất. Có thể được áp dụng để xác định trọng số cho các
lớp bản đồ và sử dụng phương pháp tuyến tính để kết hợp trọng số với các
lớp bản đồ thuộc tính. Đặc biệt hướng tiếp cận này rất hữu ích khi giải quyết
các bài toán có số lượng lớn các lựa chọn với dữ liệu ảnh (raster) mà việc so
sánh từng cặp lựa chọn không thể thực hiện được.[8]

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Một số nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, GIS đã được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều ngành,
lĩnh vực. Trong quy hoạch đô thị, một số đồ án quy hoạch đã được ứng dụng
thí điểm; nhiều nghiên cứu về ứng dụng GIS trong lập và quản lý quy hoạch
đã chỉ ra tính hiệu quả và khả năng áp dụng trong ngành nói chung. Trong
ngành nông nghiệp và một số ngành khác, các phương pháp phân tích không
gian đã được tích hợp với GIS để phân tích lựa chọn đất cho mục đích nông
nghiệp. Trong đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai nói chung và phân
hạng thuận lợi cho xây dựng đô thị nói riêng đã và đang được đề cập và thực
hiện nghiên cứu thí điểm trên một số địa bàn:
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Chương- trường ĐH Nông Lâm Huế: “Ứng
dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng, trường hợp
nghiên cứu ở xã Hương Bình, Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu tìm kiếm một
tiếp cận mới trong đánh giá sự thích hợp đất bằng việc kết hợp thông tin hai
chiều từ trên xuống và từ dưới lên. Đánh giá sự thích hợp đất cây trồng nông
nghiệp được tiến hành theo hai giai đoạn gồm: đánh giá sự thích hợp của điều
kiện tự nhiên, tiếp đến là đánh giá kết hợp cả tự nhiên kinh tế xã hội và được
gọi là tiếp cận đánh giá đa tiêu chí. Để thực hiện nghiên cứu theo hướng này,
tác giả đã ứng dụng kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm
hộ trợ phân tích thứ bậc tiêu chí đã được ứng dụng. Kết quả nghiên cứu, cơ sở
dữ liệu GIS cả về không gian và thuộc tính của khu vực nghiên cứu đã được
thiết lập, tiến hành phân loại thích hợp đất đai cho một số cây trồng chính. [4]
Nghiên cứu của Lê Quang Trí- ĐH Cần Thơ: “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong đánh giá đất đai tự nhiên và đánh giá thích nghi đa tiêu chí ở
huyện Càn Long, tỉnh Trà Vinh”. Nghiên cứu áp dụng phần mềm ALES kết
nối với GIS để đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên và đánh giá đa tiêu chí
được thực hiện cho các kiểu sử dụng đất đai được đề xuất trên cơ sở các tiêu
chí về an ninh, lương thực, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả xã hội và môi trường
bền vững. Sự kết nối giúp gia tăng hiệu quả các phương án trên cơ sở định

tính và định lượng. Từ đó đề xuất các kiểu đất đai sử dụng hiệu quả nhất.[7]
Nghiên cứu: “Ứng dụng GIS trong đánh giá đa tiêu chuẩn (MCA) trong
đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” của
Nguyễn Thị Lý. Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai bền
vững FAO (1993b), trong đó đánh giá đồng thời các yếu tố thuộc các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, môi trường (gọi là các yếu tố bền vững). Ứng dụng phân tích
thứ bậc trong ra quyết định nhóm (AHP – GDM) để xác định trọng số các yếu
tố bền vững, công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, phân tích
không gian, biểu diễn kết quả thích nghi đất đai bền vững.[6]
Nghiên cứu: “Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị tại
Việt Nam” của TS.Trần Hùng- Trung tâm tư vấn địa tin học Việt Nam.
Nghiên cứu áp dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
trong khuôn khổ hợp phần SDU (do Đan Mạch tài trợ và Bộ Xây dựng chủ trì
thực hiện) đã cho thấy tính ưu việt của công nghệ (và phần mềm GIS) và khả
năng thực tế trong hỗ trợ công tác quản lý nhà nước. Đây cũng đã chứng tỏ là
một cách tiếp cận có hệ thống khi thiết kế và xây dựng hệ thống GIS đã được
dựa trên việc nghiên cứu kỹ càng các quy định pháp lý và thể chế cũng như
quy trình quản lý hạ tầng đô thị thực tế tại cấp ngành và địa phương. Với
phương pháp luận quản lý hạ tầng đô thị phải lồng ghép, nhằm tăng thêm khả
năng phối hợp giữa các ban ngành đã được hiện thực hóa trên chuẩn công
nghệ GIS sẽ góp phần giải quyết tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho
những mâu thuẫn về lợi ích và lựa chọn ưu tiên trong phát triển đô thị bền
vững. [5].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn- ĐH Quốc gia Hà Nội: “Ứng dụng
GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng”. Tác giả sử dụng hệ thống thông tin
địa lý phân hệ quản lý quy hoạch xây dựng như sau: mô hình hóa 3D theo
chuyên đề và thuộc tính về hiện trạng tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất và hiện
trạng kiến trúc cảnh quan; chồng xếp các lớp chuyên đề để phân tích hiện
trạng để phân định ra các vùng thuận lợi, hạn chế, cấm xây dựng, các vùng có
khả năng sinh lời; thực hiện xây dựng phương án và điều chỉnh phương án

thiết kế… Kết quả đã xây dựng được hệ thống quản lý quy hoạch xây dựng đô
thị phát triển với nhiều chức năng: xử lý dữ liệu, quản lý bản vẽ, đồ án quy
hoạch… hệ thống có tính mở, dễ phát triển và thân thiện với người sử dụng;
kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng GIS trong quản lý quy
hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam. [22]
Nghiên cứu của Lưu Đức Minh ĐH Kiến Trúc Hà Nội :“Phân tích lựa
trọn đất xây dựng trong quy hoạch chung đô thị có ứng dụng hệ thống thông
tin địa lý GIS”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí tầng
bậc AHP phân tích lựa chọn đất xây dựng đô thị với mục đích phân hạng đất
theo các mức độ thuận lợi cho xây dựng đô thị nói chung mà không chỉ ra tính
phù hợp với loại chức năng sử dụng đất cụ thể (công cộng, công nghiệp, đất
ở, ). Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích một cách hệ thống với
công nghệ hiện đại (GIS) hỗ trợ phân tích không gian trong quy hoạch đô thị.
Từ đó đưa ra tổng quát về bộ tiêu chí tương đối điển hình, các thang điểm,
trọng số của từng tiêu chí đánh giá từ đó đưa ra khu vực thuận lợi cho xây
dựng đô thị và áp dụng thí điểm tại thành phố Phủ Lý - Hà Nam.[8]
Nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá đa thích nghi đất đai thuận lợi
phát triển cây dâu tằm, địa bàn Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” của Trần Xuân
Thành. Nghiên cứu sử dụng công nghệ phân tích không gian trong đánh giá
thích nghi đất đai cho phát triển cây dâu tằm. Tác giả đánh giá, phân tích các
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thích hợp cho phát triển cây dâu tằm, sau
đó sử dụng công nghệ GIS để đánh giá vùng thích nghi dựa trên kết quả phân
tích trước đó. Kết quả xây dựng được bản đồ đề xuất vùng thích hợp cho phát
triển cây dâu tằm nằm trong huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.[23]
2.3.2. Một số nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, công nghệ GIS đã trở nên phổ biến
trên Thế giới và được áp dụng trong những lĩnh vực nghiên cứu không gian
nói chung và quy hoạch nói riêng tại các nước phát triển, trong khu vực Đông
Á và Đông Nam Á. Đặc biệt, GIS đã được sử dụng như là một công nghệ nền
tảng cho các hệ thống hỗ trợ quyết định, hệ thống hỗ trợ quyết sách không

gian, hệ thống hỗ trợ quyết sách quy hoạch các mô hình phân tích không gian
trong đó có mô hình phân tích lựa chọn đất. Dưới đây là một số nghiên cứu
ứng dụng công nghệ này trong phân phân vùng đất đai:
Nghiên cứu của Kamal: “Phân tích lựa chọn đất phát triển đô thị, ứng
dụng tại thị trấn Roorkee của Ấn Độ”. Nghiên cứu đưa ra bốn tiêu chí xem
xét bao gồm: hiện trạng sử dụng đất, khu vực có khả năng ngập lụt, nước mặt,
khả năng tiếp cận tới giao thông. Các tiêu chí đều có trọng số riêng, và chấm
điểm theo thang từ 1-10. Dựa vào điểm tổng hợp của bốn tiêu chí, các khu
vực đất đai được phân thành các mức độ thuận lợi cho phát triển đô thị. [25]
Nghiên cứu của Zong Yue-guang, Đại học Nam Kinh, Trung Quốc:
“Đánh giá phù hợp sinh thái trong sử dụng đất dựa trên tiềm năng ràng buộc
trường hợp của khu vực đô thị hóa ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc”. Tác
giả phân chia hai nhóm yếu tố đánh giá: một chứa các yếu tố sinh thái tiềm
năng, và các yếu tố khác trở ngại sinh thái. Việc đánh giá sự phù hợp sinh thái
của một khu vực sẽ giúp giải quyết mâu thuẫn giữa sử dụng đất đô thị và bảo
vệ môi trường. Với phương pháp này tác giả xác định được các lớp sinh thái
phù hợp cho từng mục đích sử dụng đất, đưa ra các tiềm năng và trở ngại đối
với mỗi khu vực trong từng loại hình sử dụng đất.[29]
Nghiên cứu: “Đánh giá sự phát triển đất xây dựng đô thị tại thành phố
Thượng Hải bằng công nghê GIS và RS” của tác giả ZHNAG Xin-yi, Phòng
thí nghiệm Khoa học thông tin địa lý, Khoa Địa lý, Đại học Đông Trung
Quốc, Trung Quốc. Dựa trên các dữ liệu viễn thám đa thời gian và phân tích
GIS, bài viết này phân tích sự thay đổi và mở rộng không gian đặc trưng của
đất xây dựng đô thị tại thành phố Thượng Hải. Tác giả đánh giá đồng thời dữ
liệu không gian và các chỉ số phát triển kinh tế xã hội để thấy được quá trình
mở rộng diện tích đô thị và xác định được quy mô và tốc độ mở rộng diện tích
đô thị từ khu vực trung tâm thành phố phụ thuộc và các chỉ số phát triển kinh
tế xã hội của khu vực đó. [30]
Nghiên cứu: “Đánh giá sự phù hợp của đất xây dựng đô thị dựa trên yếu
tố địa lý môi trường của Hàng Châu, Trung Quốc”, của tác giả Kai Xu- Đại

học Khoa học Địa chất Trung Quốc. Đánh giá sự phù hợp của đất xây dựng
đô thị dựa trên yếu tố địa lý môi trường, quá trình này liên quan đến việc xem
xét các địa mạo, địa chất, địa chất công trình, tai biến địa chất và các yếu tố
địa chất khác và là cơ sở quy hoạch đất xây dựng đô thị và quản lý. Với sự hỗ
trợ của hệ thống thông tin địa lý (GIS), phân tích lưới điện, và các kỹ thuật
phân tích địa lý không gian, bốn nhóm yếu tố bao gồm chín tiêu chí riêng biệt
của các thuộc tính địa chất môi trường đã được lựa chọn sử dụng trong việc
đánh giá mức độ phù hợp đối với đất xây dựng ở Hàng Châu. [26]
Nghiên cứu của Mst. Farida Perveen - Trường Đại Học Khoa học Nông
nghiệp, Đại học Tottori, Nhật Bản: “Đánh giá sự thích hợp đất đai đối với
cây trồng có sử dụng công nghệ GIS”. Xác định tính chất đất phù hợp cho lúa
bằng cách sử dụng nhiều tiêu chí đánh giá (MCE) và phương pháp tiếp cận
GIS đồng thời so sánh sử dụng đất đai so với sử dụng đất tiềm năng. Mục
đích trong việc tích hợp nhiều tiêu chí đánh giá với hệ thống thông tin địa lý
(GIS) là cung cấp các quyết định linh hoạt hơn và chính xác hơn để các nhà
sản xuất quyết định để đánh giá các yếu tố hiệu quả. Nghiên cứu được thực
hiện tại Haripur Upazila, huyện Thakurgaon một phần phía Tây Bắc ở
Bangladesh. Biến các đặc tính sinh học, vật lý có liên quan của đất và địa hình
đã được xem xét để phân tích phù hợp. Tất cả các dữ liệu được lưu trữ trong
môi trường Arc GIS 9.0 và các bản đồ chuyên đề đã được tạo ra. [27]
Nghiên cứu: “Đánh giá sự phù hợp đất bằng công nghệ GIS, nghiên cứu
tại Shaver, Iran”, của tác giả M. Mokarram- Phòng Viễn thám và GIS, Đại
học Shahid Chamran, Ahwaz, Iran. Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của đất
cho việc sử dụng cụ thể như canh tác nông nghiệp hoặc chế độ tưới. Sử dụng
lồng ghép phương pháp phân tích (MCDA) với hệ thống thông tin địa lý
(GIS) cung cấp các quyết định linh hoạt hơn và chính xác hơn để các nhà sản
xuất quyết định để đánh giá các yếu tố hiệu quả. Kết quả của nghiên cứu này
là những lợi thế của kết hợp mờ (ngôn ngữ học) lượng hóa vào phân tích phù
hợp đất GIS bởi lệnh trung bình có trọng số (OWA). Kết quả được minh họa bằng
cách sử dụng phân tích sử dụng đất phù hợp tại đồng bằng Shavur, Iran. [28]

×