Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giải pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng học thân thiện, học sinh tích cực”trong trường Mẫu giáo Phước Ninh” năm học 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.96 KB, 10 trang )

“Giải pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua
“Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”trong trường
Mẫu giáo Phước Ninh” năm học 2011-2012
Tác giả: Khúc Thị Minh Hoàn
Đơn vị: Trường MG Phước Ninh.
1. Vấn đề đặt ra:
Trường học thân thiện ở lứa tuổi mầm non, là nơi không chỉ tạo điều
kiện, cơ hội cho các em vui chơi học tập, mà còn là một môi trường vui
tươi lành mạnh và hấp dẫn, nơi trẻ được đối xử công bằng, được quan
tâm chăm sóc, giáo dụcđược bảo vệ, được phát biểu ý
kiến của mình và tích c ực thạm gia vào quá trình học tập để trẻ được
phát triển 1 cách toàn diện.
Với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện,
đáp ứng với nhu cầu của địa phương, nhu cầu của xã hội.Trường học thân
thiện còn là nơi tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, nhằm khuyến
khích học sinh khỏe mạnh, hào hứng với việc học tập vì được
giáo viên nhiệt tình dạy dỗ, cộng với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng,
để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong m ột môi trường
an toàn và đầy đủ dinh dưỡng.
Trên cơ sở đó chúng ta đã và đang thực hiện những vấn đề cơ bản do bộ
giáo dục đề ra: Dạy tốt, học tốt, biết bảo vệ môi trường cùng với sự phối
hợp của các ban ngành đoàn thể, của xã hội của cộng đồng, cùng chăm lo
tôn tạo cơ sở vật chất, chăm sóc cây xanh tạo cho bộ mặt nhà trường
khang trang hơn, cảnh quan sư phạm, môi trường trong sạch , không khí
thoáng mát, sân trườngngày càng trở nên xanh –sạch đẹp hơn.
Qua thực tế tổ chức thực hiện phong trào thi đuaXây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 –2011, trường Mẫu giáo
Phước Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. song vẫn còn những mặt
hạn chế cần khắc phục, một số vấn đề cần quan


tâm để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện phong trào trong năm
học 2011 –2012
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1 Phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu thực tế trên giáo viên và học sinh khối Lá Trường Mẫu giáo
Phước Ninh.về việc thực hiện phong trào thi đua“Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực”. Qua đó đ ề xuất các biện pháp nâng cao hơn
hiệu quả việc thực hiện trong năm học 2011 –2012.
2.2 Đối tượng nghiên cứu.
-Đối tượng: Biện pháp tổ chức thực hiện.
-Lãnh vực hoạt động: phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực”
3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài
3.1 Nâng cao nhận thức trong việc thực hiện phong trào thi đua“Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong trường Mầm non cho
các thành viên trong trường và việc thực hiện phương pháp dạy học tích
cực cho giáo viên.
Tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức các hoạt động
của lớp theo phương pháp tích cực cho giáo viên, phát huy sự tham gia
đóng góp của tập thể giáo viên để thống nhất về nội dung, cách thức gắn
kết các nội dung học tập và việc rèn kĩ năng
sống cho trẻ. Lưu ý giáo viên phải nâng cao hiểu biết về văn hóa dân
gian, về các di tích lịch sử của địa phương để truyền đạt cho học
sinh.Trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt
động, cần có sự phân phối thời gian hợp lí và luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho trẻ được tham gia vào các hoạt động đó.
Tổ chức dự giờ các lớp để đánh giá việc thực hiện của giáo viên cụ thể ở
những nôidung sau:
-Việc tôn trọng vai trò cùng tham gia hoạt động của học sinh. Tạo bầu
không khí

thân thiện cởi mở trong dó học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hòa nhập tự
tin, an toàn,
hứng thú trong mỗi hoạt động.
-Cách xử lí kịp thời tình huống ở lớp, cách tiếp nhận ý kiến của học sinh.
Có biện
pháp quan tâm như thế nào đối với học sinh cá biệt và việc đối xử công
bằng đối với tất cả
học sinh trong lớp.
-Việc nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp.
-Sau mỗi lần dự giờ, chức cho giáo viên thảo luận để thống nhất phương
pháp thực
hiện, rút kinh nghiệm những tồn tại khi tổ chức các hoạt động.
3.2 Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để
xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện, phù hợp với điều
kiệncủa địa
phương.
* Công tác tham mưu
-Tham mưu với cấp ủy Đảng, với chính quyền địa phương, để được hỗ
trợ quan tâm
kịp thời ngay từ khi phát động phong trào. Tổ chức triển khai kế hoạch, kí
kết hỗ trợ ngay
từ đầu năm học. Hoàn thành tốt công tác tiếp nhận trẻ trong độ tuổi đến
trường.
-Lập sổ vàng để vân động các mạnh thường quân, các cơ sở dịch vụ xung
quanh
trường, phụ huynh học sinh gia đình khá giả ủng hộ kinh phí để mua sắm
thêm các trang
thiết bị
* Việc Bổ sung trang thiết bị dạy và học, xây dựng môi trường giáo dục

an toàn thân
thiện xanh, sạch, đẹp trong ngoài lớp học, đảm bảo vệ sinh nhà vệ sinh.
-Căn cứ vào danh mục đồ dùng đồ chơi-thiết bị dạy học tối thiểu dùng
cho giáo dục
mầm non khối lớp Lá (kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11
tháng 02 năm
2010 của bộ trưởng bộ giáo dục), vào đầu năm học trường đã thành lập
ban kiểm tra và
tiến hành kiểm tra tài sản của từng lớp. Lập kế hạch mua sắm bổ sung đồ
dùng, đồ chơi
đàm bảo y êu cầu về chất lượng, số lượng
-Vận động phụ huynh đóng gópthêm cây kiểng cho lớp con em mình
đang học.
Phân công cụ thể cho mỗi lớp phụ trách vệ sinh và chăm sóc các bồn hoa
và nhặt rác trước
sân trường hàng ngày.
-Để đảm bảo nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ, hợp đồng bảo mẫu từng lớp
(bảo mẫu
lớp nào phụ tráchnhà vệ sinh lớp đó). Phân công nhân viên y tế kiểm tra
vệ sinh hàng ngày
để nhắc nhở các lớp thực hiện tốt hơn. giúp nhà vệ sinh của các lớp
thường xuyên được dội
rửa, tránh được mùi hôi khai và luôn có sự theo dõi giúp đỡ trẻ của cô khi
trẻ đi vệ sinh.
* Công tác tuyên truyền
-Tổ chức các hội thi như: Hội thi “Bé khoẻ -Bé ngoan” vòng trường, hội
thi giáo
viên giỏi vòng trường, hôi thi tự làm Đồ dùng dạy học, Gia đình và người
công dân tí
hon, để thu hút sự tham gia và chú ý của đông đảo phụ huynh học sinh,

các ban ngành
đoàn thể. thông qua các hôi thi này, các nội dung tuyên truy ền được triển
khai rộng rãi,
khẳng định trong nhân dân vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, phát huy
ảnh h ưởng của
chất lượng giáo dục Mầm non ra đời sống cộng đồng, tạo được niềm tin ở
các cấp, các
ngành, các bậc cha mẹ. Nâng cao vị thế của giáo dục mầm non trong toàn
xã.
-Thực hiện tốt bảng tuyên truy ền trường và các lớp Lá. Khuyến khích
GV sưu tầm
thêm các tranh ảnh khác để tạo sự phong phú cho việc tuy ên truy ền.
-Tổ chức Tuyên truy ền đến phụ huynh bằng hình thức trao đổi tọa đàm
với đề tài
“Cha mẹ cần làm gì để góp phần thực hiện phong trào“Xây dựng trường
học thân thiện,
học sinh tích cực” đem lại lợi ích thiết thực cho con em mình và xã hội ”
-Kết hợp với trạm y tế xã tổ chức diễn đàn về “Giáo dục bảo vệ môi
trường ở trường
mầm non”.
-Kết hợp với đài phát thanh của xã, tuyên truy ền đến các bậc phụ huynh
về nội dung
xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình. Lập hộp thư góp ý
để thu nhận ý kiến
đóng góp từ các bậc phụ huynh.
-Tổ chức thực hiện triệt để các y êu cầu sau:
+ Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy,
cô giáo
là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
+ Nâng cao chất lượng dạy học. Khuyến khích giáo viên khai thác thông

tin trên
internet và thư ờng xuy ên thực hiện bài giảng tương tác điện tử cho các
hoạt động phù hợp.
+ Trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển kĩ năng cho học
sinh, cần
đặc biệt lưu ý kĩ năng vận dụng những điều dã học vào thực tiễn ở địa
phương.
+ Công đoàn nhà trường tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các
đoàn viên
công đoàn của mình. Phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình ngưới tốt,
việc tốt, giới thiệu
các sáng kiến có tính khả thi cao. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần.
3.3 Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, phù hợp với đặc
điểm lứa
tuổi của học sinh, giúp trẻ tự tin trong các hoạt động.
* Tổ chức các hoạt động tập thể
-Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian ở phần hội trong ngày khai
giảng, hoặc
trong các hoạt động ngoài trời hàng ngày. Để trò chơi được sinh động và
dễ hấp dẫn trẻ
hơn tôi hướng giáo viên và học sinh tự làm những mũ, mão, trang phục
ngộ nghĩnh,
-Tổ chức các hoạt động văn nghệ ở từng lớp như biểu diễn các bài đã học
hoặc
những bài trẻbiết phù hợp với lứa tuổi, với nội dung chủ đề trẻ đang học.
Tổ chức thi hát
dân ca giữa các lớp để chọn ra những tiết mục hay để biểu diễn trong các
ngày lễ Trong
những buổi lễ này thường có mặt tất cả phụ huynh. Được nhìn thấy con
em mình ca hát vui

chơi thoải mái tạo cho phụ huynh sự yên tâm hơn khi gởi con em đến
trường. Ngoài ra
việc thi hát dân ca giúp trẻ gần gũi hơn với các làn điệu dân ca các vùng
miền.
Tổ chức cho trẻ các lớp Lá đến thăm đài bia tưởng niệm liệt sĩ xã Phước
Ninh
* Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:
-Rèn luyện kĩ năng ững xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và
kĩ năng làm việc, cùng hoạt động trong một nhóm để hoàn thành một
nhiệm vụ nào đó do
cô giáo yêu cầu. Kĩ năng ứng xử lễ phép đúng mực, mạnh dạn, tự tin đối
với mọi người.
-Kĩ năng rèn luy ện sức khỏe hàng ngày qua hoạt động thể dục sáng, hoạt
động phát
triển thể chất, có ý thức bảo vệ sức khỏe trong ăn uống trong các sinh
hoạt kĩ năng phòng
chống tai nạn giao thông. Biết chọn địa diểm chơi khô, sạch, không
nghịch nước và các vật
dụng khác không phải là đồ chơi để phòng tránh đuối nước và các tai nạn
thương tích khác.
-Khắc phục tính thụ động nhút nhát, phát huy tối đa tính tích cực chủ
động sáng tạo
ở trẻ bằng biện pháp, giáo viên luôn gần gũi quan tâm, tạo mọi điều kiện
để trẻ được thực
sự khám phá, sẵn sàng tham gia vào tất cả hoạt động học và chơi ở lớp
của mình.
3.4 Xây dựng tốt mối quan hệ trong nhà trường
* Đối với trẻ
Giáo viên phải luôn gương mẫu thương yêu tôn trọng và đối xử công

bằng trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ; thể hiện thái độ văn minh lịch sự luôn là tấm
gương cho trẻ
noi theo.
Giúp trẻ mạnh dạn , tự tin luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách hứng
thú các
hoạt động giáo dục trẻ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.Tạo cho trẻ sự ham
thích đến trường lớp,
có cảm giác an toàn như ở nhà, gần gũi với cô giáo.
* Đối với đồng nghiệp
Nâng cao đạo đức của giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Bản
thân Hiệu
trưởng phải có phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ quản lí tôt , luôn là tấm
gương sáng cho
đồng nghiệp noi theo.
Không ngừng nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên.Xây dựng
mối quan tâm lẫn nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, công bằng, tinh thần
dân chủ.
Giáo viên được quan tâm về sức khỏe. đảm bảo phân công phù hợp với
nănglực
chuyên môn của giáo viên. Phong trào thi đua phải mang tính chất tự
nguyện, vừa sức, phù
hợp với diều kiện của đơn vị, điều kiện thực tế của địa phương.
3.5 Thực hiện kiểm tra và đánh giá kết quả thi đua, nêu gương điển hình
và khen
thưởng.
-Kiểm tra kết hợp với các buổi dự giờ. Đây là hoạt động giúp đánh giá
được mức độ
thực hiên đổi mới phương pháp của giáo viên Kết quả của việc tạo cơ hội

cho tất cả trẻ
trong lớp được tham gia các hoạt động thực hành, được giao tiếp, được
hoạt động trong
nhóm, việc giáo viên khéo léo phát huy tính tích cực của học sinh xuyên
suốt trong hoạt
động.
-Kiểm tra kết hợp với kiểm tra việc chăm sóc trẻ qua các hoạt động tổ
chức giờ ăn,
giờ ngủ trưa, giờ vệ sinh, hoạt động chiều của giáo viên để nắm được
mức độ tạo mối
quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, việc đảm bảo về thể chất và tinh thần
cho trẻ, cách thức
giáo viên khuy ến khích trẻ giúp đỡ lẫn nhau để tạo sự đoàn kết trong lớp.
-Kiểm tra việc đánh giá trẻ của giáo viên vào cuối năm, việc chọn trẻ
được khen
thưởng có công bằng không? Có thể hiện thật sự kết quả trẻ đạt được
trong năm học.
Cuối năm học, tổ chức khen thưởng giáo viên, nhân viên thực hiện tốt
phong trào
thông qua các ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh, mức độ duy trì
của từng lớp, chất
lượng học sinh qua các buổi dự giờ, qua các hội thi. Kinh phí khen
thưởng được thực hiện
qua công tác xã hội hóa giáo dục.
4. Hiệu quả đem lại
* Kết quả đạt được ở các lớp Lá
Số lớp có góc
thiên nhiên
phong phú
Số lớp thường

xuyên tổ chức
chotrẻ tham gia
các hoạt động
tập thể
Số giáo viên có
vận dung việc
đổi mới phương
pháp dạy học
Số giáo viên
thực hiện tốt
tạo sự thân
thiện, công
bằng đối với
học sinh trong
các hoạt động
Thời gian
Số lớp
đạt
Tỉ lệ
Số lớp
đạt
Tỉ lệ
Số GV
đạt
Tỉ lệ
Số
GV
đạt
Tỉ lệ
Năm học

2010-2011
04/05 80% 03/05 60% 02/05 40% 04/05 80%
Sau khi áp
dụng đề tài
05/05 100% 05/05 100% 04/05 80% 05/05 100%
* Về học sinh
Kết quả
Số trẻ thich
tham gia các
hoạt động tập
thể
Số trẻ tích cực
chủ động, có
kĩ năng làm
việc trong
nhóm
Số trẻ có kĩ
năng giao tiếp
lễ phép đúng
mực với mọi
người
Số trẻ có
thói quen
rèn luyện
sức khỏe,
biết tránh
các trò chơi
nguy hiểm
Thời gian
Tổng

số
HS ở
khối

Số
trẻ
thích
Tỉ lệ
Số
trẻ
đạt
Tỉ lệ
Số trẻ
đạt
Tỉ lệ
Số
trẻ
đạt
Tỉ lệ
Năm học
2010-2011
125
59 47,2 % 70 56 % 80 64 % 105
84 %
Sau khi áp
dụng đề tài
134
132 98,5% 130 97,01% 134 100% 132
98,5
%

5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
5.1 Về tính mới và tính sáng tạo:
Chú trọng nâng cao nhận thức của các thành viên trong trường Để mỗi
thành viên
trong trường có ý thức tự giác thực hiện, có trách nhiệm với việc chăm
sóc giáo dục trẻ
một cách đồng bộ, ngoài ra việc xây dựng sự thân thiện trong tập thể sư
phạm rất quan
trọng vì nó là cái lõi để thân thiện với mọi đối tượng khác. Là tấm gương
thể hiện thái độ,
hành vi ứng xử văn minh, lịch sự để trẻ noi theo. Với phong trào thi đua
hoàn toàn mang
tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát
với điều kiện của
cơ sở, đã giúp cho việc thực hiện phong trào mang tính tự nhiên, tự
nguyện cao.
Với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà
trường, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện, đáp ứng với
nhu cầu của địa
phương, nhu cầu của xã hội, thì việc huy động đượcsự tham gia của cộng
đồng, sự quan
tâm, hỗ trợ của cấp ủy, Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể trong
công tác vận
động trẻ ra lớp, vận động kinh phí là điều kiện cần thiết làm nên sự thành
công của phong
trào.
Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động tập
thể. Vui chơi
lành m ạnh. tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tập hát các bài hát

dân ca.và chơi các
trò ch ơi tự chọn cùng các bạn. giúp trẻ tự tin, chủ động và hòa đồng
cùng tập thể nhiều
hơn.
Thực hiện tốt công táctuyên truyền để tạo được sự đồng thuân trong phụ
huynh học
sinh về việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
5.2 Hiệu quả xã hội: Với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối
kết hợp với
các ban ngành địa phương, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh
tích cực” ngày càng được địa phương quan tâm hơn.Tạo được sự đồng
thuận giữa gia
đình và nhà trường trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học.
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai:Đề tài hiện tại được phổ biến và
đạt hiệu quả
cao tại trường Mẫu giáo Phước Ninh. Đề tài có thể nhân rộng cho các đơn
vị bạn c ùng áp
dụng và hi vọng những giải pháp mà đề tài đưa ra cũng sẽ mang lại hiệu
quả cao trong việc
thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong
trường Mầm non

×