Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số giải pháp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.12 KB, 7 trang )

Một số giải pháp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện
____________________________________________________________________
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Cùng với các cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục” và cuộc vận động "Hai không" và "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học sáng tạo" mà chúng ta đã và đang triển khai thực hiện trong toàn
ngành giáo dục đó khẳng định hiệu quả tích cực, tạo nên những bước chuyển quan trọng
trong qúa trình đổi mới giáo dục cả về phương pháp và nội dung; góp phần lập lại nền
nếp, kỷ cương và chất lượng. Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục toàn diện cho học sinh, Bộ GD và ĐT đã phát động phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực " trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 -
2013. Năm học 2008 - 2009 sẽ là năm học mở đầu việc triển khai phong trào này. Nội
dung của chỉ thị đã nêu rõ: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học
có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh: Thầy, cô giáo tích cực đổi mới
phương pháp dạy học; khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo cùng các
thầy, cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.Rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh;Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: Tổ
chức cho học sinh tham chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi; Học sinh tìm
hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa
phương.Tuyên truyền giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. Phát
huy truyền thống văn hóa dân tộc, tinh thần cách mạng và lòng yêu quê hương đất nước.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Chúng ta đang cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoàii nhà
trường để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phát huy
được truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá phù hợp điều kiện của địa phương, đáp
ứng nhu cầu xã hội; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học
tập, sinh hoạt và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả mà nội dung của
phong trào này lại đáp ứng được những mục tiêu đó.
Đến trường, được học tập và được yêu thương, tôn trọng là quyền của trẻ em. Thế
nhưng, nhiều trẻ em đang bị đe doạ bởi nạn bạo hành trong trường học. Hiện vẫn còn


nhiều trường hợp thầy cô giáo áp dụng những hình thức trách phạt làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ em. Điều ấy chứng tỏ một bộ phận giáo
viên chưa hiểu và chưa áp dụng tốt các biện pháp giáo dục, kỷ luật phii bạo lực. Nhiều
giáo viên tuy hiểu được trừng phạt là không tốt nhưng do chưa biết cách xử lý phù hợp
và không kiềm chế được khi đối mặt với các tình huống sư phạm nên vẫn phải chọn giải
pháp này. Trách phạt học sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ của trẻ em mà
còn phá vỡ mối quan hệ thầy trò, làm giảm chất lượng giáo dục và tăng tỉ lệ học sinh bỏ
học.
Bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp ở một số bộ phận thầy, cô giáo còn chậm, chưa
tích cực, vẫn còn duy trì phương pháp thầy đọc, trò chép; chưa khai thác và sử dụng
thiết bị dạy học thường xuyên, triệt để; tổ chức các hoạt động trong giờ học chưa khoa
học, chưa phù hợp với lứa tuổi, đối tượng học sinh dẫn đến sự nhàm chán qua mỗi tiết
học, không phát huy được tính tích cực, sự tự tin, sáng tạo của học sinh trong học tập và
hậu quả cuối cùng là chất lượng giáo dục thấp.
Vậy không có lí do nào mà chúng ta lại không hưởng ứng tham gia,thực hiện một cách
tích cực và hiệu quả các nội dung của phong trào.
Trường THCS Phạm Công Bình- GV Trương Quang Khánh
Một số giải pháp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Là tổ trưởng Tổ khoa học xã hội, giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh, cũng là ngườii
tham gia triển khai và thực hiện phong trào; từ những thực trạng như trên, qua nghiên
cứu chỉ thị, tài liệu và kinh nghiệm của bản thân qua thực tế công việc bản thân tôii nhận
thấy để thực hiện tốt và có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” thì điều đầu tiên là chất lượng giáo dục sẽ gắn với
“Trường học thân thiện”,tôi xin mạnh dạn đưa ra một số vấn đề có thể coi như là
những giải pháp đối vớii phong trào:
1. Giáo viên chung tay xây dựng môi trường an toàn, thân thiện.
 Xây dựng mối quan hệ thầy – trò tốt.
Mục đích tạo sự thân ái, gần gũi, cởi mở qua việc quan tâm tới gia cảnh của các em hơn;
tâm sự, nói chuyện với các em nhiều hơn để các em có thể tự tin, phát biểu ,nóii chuyện,

nêu nên những suy nghĩ của mình khi đứng trước người thầy; tạo cơ hội để các em
được khen nhiều hơn; coi các em như người bạn, người con, người cháu trong gia đình
trên cở sở thầy tôn trọng trò – trò tôn trọng thầy, kính trên nhường dưới; mỗi thầy cô là
tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo.
 Xây dựng mối quan hệ giữa trò với trò.
Hình thành các đôi bạn học tập, nhóm học tập, phát động các phong trào như “Không nói
tục, chửi thề” , “Gọi bạn xưng tên” , “Giúp bạn vượt khó” , tổ chức các hoạt động ngoại
khoá về những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết; các buổi văn nghệ, thi đấu thể thao, trò chơi
trên tinh thần học mà chơi, chơi mà học để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng
để ứng dụng vào cuộc sống như thuyết trình, tinh thần đoàn kết, xây dựng hình ảnh bản
thân, phương pháp làm việc nhóm…
 Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Với HS cấp II, lứa tuổi thiếu niên được gọi là lứa tuổi chuyển tiến. Các em đã có sự biến
đổi không kém phần rõ rệt về bộ mặt bên ngoài, trong hoạt động sinh lý cơ thể, trong thế
giới bên trong. Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho HS được tốt, có hiệu quả, nhà trường
đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt, là
giáo viên chủ nhiệm dạy bộ môn Ngữ Văn càng có nhiều thuận lợi hơn. Làm thế nào để
người công dân tương lai có đủ phẩm chất và năng lực để bước vào đời? Đây là câu
hỏi luôn đặt ra cho nhà trường. Vị trí quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm vô cùng
to lớn trong việc hình thành nhân cách HS. Đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn
có rất nhiều thuận lợi mà những môn học khác ít có được. ( Môn Ngữ Văn: có vị trí đặc
biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ
trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì
việc việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh, góp phần hình thành ở học sinh biết
yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái
bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác … ) và
một điều không thể thiếu được là sự phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục.
Trường học là nơi để các em học tập và nếu các em học được rằng bạo lực được chấp
nhận dưới mọi hình thức thì bài học này sẽ đi cùng các em suốt cuộc đời. Các em rất
nhạy cảm và dễ bị tổn thương, bởi vậy trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo phải nêu một

tấm gương tốt và chung tay xây dựng một môi trường an toàn ,thân thiện, không còn lo
lắng, sợ sệt cho các em học sinh.
2. Đổi mới phương pháp dạy học.
 Nhiệt huyết + Tài năng = Sáng tạo.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là thay đổi cách giảng dạy này
_______________________________________________________________
Trường THCS Phạm Công Bình- GV Trương Quang Khánh
Một số giải pháp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện
bằng cách giảng dạy khác mà là sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện tại như thế
nào để có được những giờ học hiệu quả.
Sáng tạo trong giáo dục bắt đầu đơn giản từ việc mang đến cho học sinh nụ cười
trong những giờ học khô khan. Sáng tạo trong giáo dục là trò chuyện cùng các em về
lòng trắc ẩn sau những bài giảng về đạo đức. Sáng tạo trong giáo dục là làm sao để thầy
cô trở thành người bạn của mỗi học sinh, để bài giảng kiến thức trở thành niềm vui khám
phá. Sáng tạo là phải cho các em ý thức tự học, tự rèn. Trong một lớp học, số “Học sinh
tích cực” thường rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá-giỏi, còn lại là số học
sinh chưa tích cực vì thế, phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả các
học sinh. Đối với học sinh khá giỏi, chúng ta nên dạy cho các em cách giải ngắn gọn
nhất, hay nhất, khai thác thêm nhiều cách giải khác nhau, đặt câu hỏi hay giao những
nhiệm vụ trong giờ học mà các em có thể đáp ứng được. Đối với học sinh yếu kém
chúng ta nên luôn gần gũi, hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình, đặt những câu hỏi hay giao những
nhiệm vụ phù hợp đê các em vẫn có thể tham gia vào xây dựng bài học như những bạn
học sinh khá giỏi khác mà không bị mặc cảm vì mình không thể trả lời các câu hỏi cũng
như các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho, điều tệ hại nhất là chúng ta tách biệt những em
đó với các bạn khác và đơn giản như những lời khen ngợi các em khi hoàn thành được
một yêu cầu cũng là những sự động viên hết sức thiết thực. Bên cạnh đó, chúng ta nên
nắm được số học sinh yếu kém ở mỗi lớp để xem mỗi em yếu ở những điểm nào và lên
kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, việc bồi dưỡng có thể kết hợp ở trên lớp hoặc giao
bài tập về nhà và có kiểm tra, đánh giá hàng tuần, hàng tháng mục đích là phải giúp cho
các em đạt được những kiến thức, kĩ năng tối thiểu nhất.

 Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập.
Phương pháp học tập tốt là cách thức học tập, nghiên cứu chủ động, sáng tạo để
đạt kết quả cao; phương pháp học tập giữ vai trũ quyết định đến hiệu quả học tập. Cho
nên, người học cần thầy dạy phương pháp hơn là dạy kiến thức, với phương pháp chủ
yếu là nêu vấn đề, quan điểm, ý tưởng, gợi ý cỏc mối liờn hệ giữa chỳng với thực tiễn và
chỉ dẫn tài liệu cần đọc; học sinh phải tự nghiên cứu, tỡm đọc, phản biện để làm sáng tỏ
những vấn đề đó. Người học cần khắc phục cách học khô cứng, hời hợt, chép nguyên
mẫu lời thầy cô, hoặc lối nhắc lại khái niệm như một thói quen với những tư duy đường
mũn, bảo thủ.
Ví dụ: Để phục vụ cho việc học tốt và tăng cường vốn từ vựng Tiếng Anh giáo
viên có thể hướng dẫn các em viết và dán các từ vựng lên các vật dụng trong nhà và cứ
mỗi lần nhìn thấy chúng là thuộc từ tiếng anh ấy là gì hoặc có thể hướng dẫn các em học
từ vựng bằng cách theo chủ đề như: Thể thao, các trò chơi, hoạt động giải trí, môi
trường, dụng cụ học tập…
Để học tập đạt hiệu quả, người học cần tập trung tư tưởng, động nóo, đào sâu suy nghĩ,
nắm bắt ý chớnh chứ khụng phải nhớ mỏy múc từng cõu, từng chữ; cần chịu khú thắc
mắc, nờu cõu hỏi và trao đổi với bạn bè, đọc thêm sách và nghiền ngẫm, diễn đạt theo
cách hiểu của mỡnh, nhiều khi đọc một tờ báo, một quyển sách chỉ thu lượm được một ít
thông tin cần thiết; có khi xem tờ báo, cuốn sách này tỡm được vấn đề này, xem tờ báo
khác, nhiều sách khác tỡm được vấn đề khác rồi gộp, góp 2-
3 vấn đề, 2-3 con số thành một tài liệu cần thiết cho mỡnh. Kinh nghiệm cho thấy ai
_______________________________________________________________
Trường THCS Phạm Công Bình- GV Trương Quang Khánh
Một số giải pháp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện
nắm được kỹ năng đọc hiểu người đó dễ đạt kết quả học tập cao.
Trong quỏ trỡnh học tập, cần liờn hệ, so sỏnh với bài phỏt biểu trước và với thực tế, hóy
tự đặt câu hỏi tại sao vậy; hóy mạnh dạn phỏt biểu ý kiến, tham gia thảo luận, tranh luận
trong tổ, lớp hoặc hướng dẫn, nói lại cho bạn bè nghe, được coi là một cách học có hiệu
quả. Thực tế cho thấy nếu ta trao đổi vật chất với nhau thỡ tổng lượng vật chất không
đổi; song, nếu trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm với nhau thỡ chỳng ta sẽ được một lượng ý

tưởng, tri thức nhiều hơn.
Phương pháp học tập tốt đũi hỏi phải rốn luyện để có trí nhớ tốt; một trong những bí
quyết là phải tập trung tư tưởng để cho óc ngừng lâu, khắc sâu về thông tin hoặc hỡnh
ảnh đó; tiếp theo cần tái hiện hoặc đọc to nhiều lần, cần tỡm những từ hoặc cõu quan
trọng nhất của vấn đề mà mỡnh cần nhớ, cựng mối liên hệ đồng điểm và dị điểm giữa
chúng; khi có cơ hội nên sử dụng nó để khỏi quên.
Trong quỏ trỡnh làm bài kiểm tra hay viết bỏo cỏo thu hoạch hóy tổng hợp, khỏi quỏt
những ý nhỏ thành ý lớn, ý chủ đạo; huy động được các ý phự hợp với cỏc luận điểm
cùng tư duy lôgic và cách diễn đạt trôi chảy. Cần học cách viết sao cho ngắn gọn, mạch
lạc; muốn viết ngắn, viết hay cần có đề cương, dàn ý, cần chắt lọc tư liệu, số liệu, dẫn
chứng, bảo đảm tính thống nhất lôgic; cần biết phát hiện, xử lý mõu thuẫn trong số liệu,
tư liệu: "Quả tim lớn lọc trăm dũng mỏu đỏ"; cần khắc phục cách viết tuỳ hứng: đọc đến
khúc giữa thỡ khụng biết khỳc đầu nói gỡ, đọc đến khúc đầu thỡ khụng biết khỳc giữa
núi gỡ; viết rồi cần đọc đi, đọc lại, thấy câu nào, chữ nào thừa, không phù hợp, thỡ sửa
lại; phấn đấu mỗi ý, mỗi câu đều có đích đến.
 Phòng học bộ môn, một trong các giải pháp góp phần đổi mới phương pháp
dạy học.
Việc xây dụng các phòng học bộ môn sẽ tạo ra môi trường học tập đa dạng, năng động,
sáng tạo, tự chủ cho giáo viên học sinh, góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học, tạo những bước đi vững chắc cho phong trào Xây dựng trường
học thân thiện, học sinhtích cực mà ngành giáo dục đang triển khai.
Dạy học bằng phòng học bộ môn là xu hướng chung mà các nước phát triển trên thế giới
đang thực hiện. Với phòng học truyền thống chỉ có bảng đen, phấn trắng, bàn ghế, phòng
học và học sinh không hề di chuyển theo mỗi bộ môn khác nhau, chỉ có giáo viên bộ môn
di chuyển theo thời khoá biểu, giáo viên tự mang thiết bị dạy học đến lớp nếu nội dung
bài giảng cần thiết bị. Phương pháp dạy học này chỉ phù hợp với kiểu dạy chay, học hay,
thầy đọc, trò chép rất thụ động… . Trong khi đó, phòng học bộ môn là phòng học được
trang bị những tài liệu trực quan, những thiết bị học tập, bàn ghế mà ở đó chúng được sử
dụng một cách tích cực trong bài học, trong giờ ngoại khoá, giáo trình tự chọn. ở phòng
học bộ môn, công tác giáo dục học sinh được tiến hành một cách hệ thống, với mức độ

khoa học cao về hoàn thiện quá trình giáo dục trong nhà trường. Phòng học bộ môn có
thiết bị dạy học được bố trí sẵn theo yêu cầu của môn học, có đủ thiết bị dạy học để ngay
trong khuôn viên lớp học, có khu vực chuẩn bị các phòng thí nghiệm thực hành của giáo
viên và học sinh.
Phòng học bộ môn còn được thiết kế thuận lợi cho việc thực hiện các thí nghiệm,
_______________________________________________________________
Trường THCS Phạm Công Bình- GV Trương Quang Khánh
Một số giải pháp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện
thực hành, hoạt động nhóm của học sinh và dễ dàng sử dụng thiết bị dạy học. Hoạt động
của thầy và trò được xây dựng theo hướng gắn với sử dụng thiết bị dạy học. Giảng dạy,
học tập trong phòng học bộ môn sẽ tạo được niềm hứng thú với việc học kiến thức. Qua
đó tác động đến tất cả các giác quan, tạo nên hiệu quả cao không chỉ ghi nhớ mà còn
sáng tạo. Dạy học trong phòng học bộ môn, giáo viên và học sinh đều có điều kiện hoàn
thiện thêm phương pháp dạy học , gắn kết kiến thức sách vở vào thực tiễn, khắc phục
được những thói quen thụ động, chờ đợi, ỷ lại, tiếp thu một chiều trong học tập. Không
những vậy, việc xây dựng, tổ chức học tập tại phòng học bộ môn còn giúp các nhà
trường có thể trang bị đồng bộ và chuyên sâu các loại thiết bị dạy học.
Thầy, cô giáo có phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh học tập nhằm khuyến
khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên. Học sinh được
khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thày, cô giáo thực hiện các giải pháp để việc
dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Bên cạnh đó, phòng học bộ môn yêu cầu cao và
khuyến khích sự tham gia chủ động của học sinh, hình thành thói quen làm việc theo
nhóm cho học sinh…là những tiêu chí cụ thể của 5 nội dung của phong trào thi đua.
Với thực tế của trường tôi, hiện tại có 27 phòng học với 14 lớp, trong đó có 6 phòng
phòng học của các bộ môn: Âm nhạc, Công nghệ, Tin học, Lí, Hoá, Sinh. Ngoài ra còn có
phòng dành cho phòng truyền thống, Phòng cho các hoạt động của đội, 1 thư viện, 1
phòng đọc đang được sử dụng và khai thác rất hiệu quả. Là một giáo viên giảng dạy bộ
môn Tiếng anh trong nhà trường tôi thiết nghĩ với điều kiện phòng học như vậy trong khi
nhiều trường không thể có được rất cần có một phòng học riêng dành cho bộ môn này
để phục vụ thuận tiện hơn cho việc giảng dạy và học tập như: Để đài cố định không phải

di chuyển; tủ, giá để tranh ảnh, máy chiếu (di chuyển nhiều máy chiếu rất dễ hỏng),
phông thuận tiện cho việc ứng dụng giáo án điện tử, việc nghe đài tiếng ồn không ảnh
hưởng tới các lớp khác cũng như tổ chức các trò chơi trong giờ học ngoại ngữ… .
C. KẾT LUẬN.
Với một số ý tưởng trên bản thân tôi mong muốn được góp một phần công sức
nhỏ bé của mình vào phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện” một trong
những phong trào rất thiết thực trong công cuộc đổi mới ngành giáo dục. Tóm lại, để
phong trào đạt được hiệu quả tốt thì nhận thức là một vấn đề mang tính quyết định đối
với sự thành công của mỗi công việc. Bởi vì không có nhận thức đúng, thì không thể có
quyết tâm cao, không có hành động đúng thì tất nhiên sẽ không mang lại kết quả, chứ
đừng nói gì đến hiệu quả. Do vậy, bất cứ một việc gì nếu người thực hiện chưa nắm bắt
được một cách đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tác dụng… Trên cở sở đó, họ mới thấy
được đâu là việc phải làm và đâu là việc nên tránh; làm cho họ có được niềm tin.
_______________________________________________________________
Trường THCS Phạm Công Bình- GV Trương Quang Khánh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi : Ban tổ chức cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” dành cho cấp Trung học
cơ sở (Dự án Phát triển Giáo dục THCS II, Tầng 4, Nhà công nghệ cao, trường Đại
học Bách khoa, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Tel: 04. 38682018; Fax: 04. 38680937)
1. Tên đề tài: “Một số giải pháp thực
hiện phong trào thi đua xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
2. Mã số:
3. Thời gian thực hiện
Từ ngày 3 tháng 2 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009
4. Đơn vị chủ trì thực hiện hoặc áp dụng đề tài
Tên đơn vị: Trường THCS Phạm Công Bình
Địa chỉ: Xã Đồng Văn-Huyện Yên Lạc-Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3 836 494
Fax: không E-mail: không
5. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Trương Quang Khánh
Chức vụ: Tổ trưởng tổ khoa học xã hội
Địa chỉ: Trường THCS Phạm Công Bình-Xã Đồng Văn-Huyện Yên Lạc-Tỉnh
Vĩnh Phúc
Điện thoại cơ quan: 0211 3 836 494
Điện thoại NR: 0211 3 840 072
Điện thoại di động: 0985021795
Fax: không
E-mail:
6. Các đơn vị, cá nhân phối hợp nghiên cứu và áp dụng
Tên đơn vị, cá nhân Nội dung phối hợp nghiên cứu
+ Cá nhân phối hợp nghiên cứu:
- Đ/C Huân – Hiệu trưởng.
+ Đơn vị phối hợp áp dụng:
- Trường THCs Phạm Công Bình.
- Giáo viên bộ môn và GV tiếng anh.
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Xây dựng trang thiết bị, phòng học
bộ môn của môn Tiếng Anh.
9. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
9.1. Nội dung nghiên cứu
1. Giáo viên chung tay xây dựng môi trường an toàn, thân thiện.
 Xây dựng mối quan hệ thầy – trò tốt.
 Xây dựng mối quan hệ giữa trò với trò.
 Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
2. Đổi mới phương pháp dạy học.
 Nhiệt huyết + Tài năng = Sáng tạo.

 Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập.
 Phòng học bộ môn, một trong các giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy
học nói chung và môn Tiếng anh nói riêng.
9.2. Tiến độ thực hiện
Số
TT
Các nội dung, công
việc thực hiện chủ yếu
Sản phẩm
phải đạt
Thời gian
(Bắt đầu và
kết thúc)
Người thực
hiện
1
2
Đổi mới phương pháp,
hướng dẫn học sinh
phương pháp học tập,
xây dựng mối quan hệ
giữa thầy và trò, giữa
trò và trò.
Trang bị phòng học bộ
môn Tiếng Anh.
- Chất lượng
giờ dạy, chất
lượng hai mặt
giáo dục, xây
dựng môi

trường thân
thiện, học
sinh tích cực.
- 01giá để
tranh ảnh,
01tủ, 22bàn
ghế HS-GV,
02 Đài, 01
Máy chiếu, 01
Phông
3/2/2009
đến ngày
31/12/2009
Ban giám
hiệu, GV chủ
nhiệm, GV bộ
môn.
11. Kinh phí thực hiện đề tài
11.1. Tổng kinh phí đề tài: 39 500 000 VNĐ
11.2. Thuyết minh sử dụng kinh phí: cá nhân
11.3. Nguồn kinh phí:
+ Nguồn hỗ trợ của Dự án THCS II: Phòng GD
+ Nguồn khác: UBND xã
12. Những đề xuất khác: Không
Ngày 2 tháng 2 năm 2009 Ngày tháng 2 năm 2009
Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì
Trương Quang Khánh

×