M ỘT S Ố BIỆN PHÁP CHO TR Ẻ M ẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI LÀM QUEN ÂM NH ẠC
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Li do chọn đề tài
Âm nhạc là nguồn góc mạnh mẽ của suy nghĩ , là phương tiện đặc biệt để nhận thức
thế giới xung quanh bằng cảm xúc , giúp con người thấy được vẽ đẹp của thiên nhiên ,
của lao động , của các quan hệ đạo đức và khơi dậy ở người những biểu tượng về cái
cao cả , cái vĩ đại , cái tuyệt vời , học sinh có thể thấy được trong âm nhạc cả một thế
giới không ngừng vận động luôn luôn lôi cuốn con người , đem đến và mở ra cho con
người không chỉ những cảm xúc tràn đầy sung sướng và hồi hộp mà còn cả những
điều kiện thể hiện chính bản thân mình .
- Âm nhạc đem đến sự thỏa mãn một trong những nhu cầu tinh thần nền tảng nhất ,
góc rễ nhất cho học sinh đó là nhu cầu được hoạt động một cách đa dạng , mà qua đó
sự tác động một cách mạnh mẽ , hấp dẫn có ý nghĩa giáo dục tổng hợp sâu xa đối với
học sinh , sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tồn diện về tình cảm , đạo
đức ,trí tuệ , thể chất con người . Với những lý do trên nên tôi mới chọn đề tài “ Một số
biện pháp dạy hát cho trẻ 4 tuổi .
> Mục đích nghiêncứu :
- Hiện nay chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rải trong các trường mâm
non nhằm giúp cho giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng
của mình , đồng thời thực hiện việc giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình
qui định .Tuy nhiên trong thực tế hầu hết giáo viên chưa chú ý đến kỉ năng dạy hát
cho trẻ , chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn chưa có những biện pháp thiết thực ,
trong quá trình dạy hát ,dẫn đến kết quả dạy hát chưa cao . Vấn đề đặt ra ở đây là :
không phải cứ cho trẻ hát là đạt hiệu quả , mà cần chú ý đến các kỹ năng hát đúng cao
độ , trường độ , giai điệu , diễn cảm và hiểu nội dung bài hát
Trang 1
. Do vậy việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy hát cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết ,
cần được chú trọng không thể bỏ qua .
> Nhiệm Vụ Nghiên Cứu :
-Nghiên cứu lý luận trên cơ sở tổng hợp các tư liệu về lý thuyết có liên quan
đến đề tài , để xây dựng cơ sở lý luận cho dạng tiết học “ Cho Trẻ Làm quen với
âm nhạc”.
- Hệ thống hóa một số biện pháp và ứng dụng vào một vài bài cụ thể .
- Bước đầu đề xuất và thực nghiệm hình thành sáng tỏ một số biện pháp nhằm
góp phần nâng cao hứng thú của trẻ với giáo dục âm nhạc .
> Phương Pháp Nghiên Cứu :
- Một số biện pháp dạy trẻ hát thuộc bài hát , dựa trên cơ sở lý luận và trên đối
tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non . Đó là trường
mầm non Sơn Ca Thị Trấn Long Hải – BRVT .
- Với việc nắm vững một cách sơ đẳng về âm nhạc , với sự cảm nhận bằng trực
giác của mình trẻ có thể cảm thụ được âm nhạc một cách tốt nhất .
- Nếu nắm được khả năng đó ở trẻ , các nhà sư phạm có thể tìm tòi , hệ thống
hóa một số biện pháp , từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho dạng thức tiết học này,
ứng dụng vào một vài tiết học cụ thể giúp tiết học có thể đạt được yêu cầu ,
nhiệm vụ và mục đích của giáo dục .
II / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 . Sở Lý Luận Liên Quan Đến Đề Tài Nghiên Cứu
a) Cơ Sở Pháp lý :
- Luật bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam : Luật Giáo Dục, chiến lược
Giáo Dục Quốc Gia giai đoạn 2001 – 2010 Chiến lược Quốc Gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2001 – 2010 Chương trình hành động Quốc Gia vì trẻ em giai đoạn 2001 –
2010 , Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản Quốc Gia 2001 – 2010
b ) Cơ Sở Lý Luận :
- Giáo dục mầm non là khái niệm chung về việc giáo dục trẻ em trước khi vào học
tiểu học ,bao gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy như trường mầm non , tại
các cơ sở không chính quy , hoặc tại gia đình giữa cha mẹ và trẻ nhỏ , giáo dục mầm
non là việc hổ trợ trẻ em để phát triển tốt nhất theo hướng phát triển toàn diện, lồng
ghép , bằng cách tập trung vào các kỷ năng khác nhau về xã hội , tình cảm và nhận
thức , những kỷ năng này giúp trẻ sẵn sàng cho việc học hỏi .
2 Thực Trạng Của Đề Tài Nghiên Cứu :
a) Khái quát phạm vi : Tiến hành nghiên cứu ở một số trường mầm non trong
huyện Long Điền – BRVT .
Trang 2
) Thực Trạng của đề tài nghiên cứu :
+ Thuận Lợi : - Đã nhiều năm tôi được phân công dạy ở lớp mẫu giáo , nên
tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong môn giáo dục âm nhạc đây là môn
tôi thích nhất .
- Trường tôi nằm sát đường chính nên thuận lợi cho việc đưa đón của phụ
huynh .
- Được sự quan tâm của BGH - PGD Huyện Long Điền
- 100 % giáo viên đạt trung cấp trở lên , luôn giúp đở nhau lúc gặp khó khăn ,
và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau .
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho tiết dạy .
+ Khó Khăn :
- Trang thiết bị và đồ dùng chưa phong phú .
- Một số phụ huynh còn nhận thức kém , cho rằng các cháu đến trường để chơi
chứ không phải học .
C ) Nguyên Nhân Của Thực Trạng :
- Từ những thực tế trên , tôi nhận thấy rằng : Việc dạy cho trẻ âm nhạc còn
khó khăn ,và tôi đã cố gắng học hỏi những kinh nghiệm của những bạn đồng
nghiệp . Và tôi đã đề ra một số biện pháp , giải pháp thực hiện như sau :
3 ) Biện Pháp , Giải Pháp Chủ Yếu Để Thực Hiện Đề Tài :
a ) Cơ sở đề xuất các giải pháp :
- Trong quá trình học của trẻ ở các tiết dạy môn giáo dục âm nhạc , ở các tiết dự
giờ của BGH tôi nhận thấy rằng : Các cháu chưa vào nề nếp ,còn vài cháu cá
biệt, môi trường còn hạn chế nên ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ . Chính vì
thế , nên tôi cần có các giải pháp sau :
b) Các Giải Pháp Chủ Yếu :
- Xây dựng nề nếp học tập cho các cháu .
- Tạo môi trường học tập an toàn than thiện cho trẻ .
Trang 3
- Vận dụng hoạt động mọi nơi mọi lúc .
- Kết hợp với phụ huynh và BGH và các bạn đồng nghiệp .
c ) Tổ Chức , Triển Khai Thực Hiện :
- Tổ chức tiết học nhẹ nhàng , tạo cảm giác thoải mái cho trẻ .
- So với các bậc học khác , ở bậc học mầm non lượng kiến thức truyền thụ cho
trẻ không có gì phức tạp lắm .Tuy nhiên điều đáng quan tâm nhất của các giáo
viên mầm non là nghệ thuật thu hút sự chu ý của trẻ . Vì thế có thể nói rằng tiết
học nào thu hút sự chú ý của trẻ thì tiết học đó thành công .
- Giáo viên cần chú ý thiết kế phần trò chuyện một cách sinh động nhằm thu
hút sự chú ý của trẻ sau đó dẫn dắt thật khéo léo đễ vào bài một cách nhẹ nhàng
tạo cảm giác thoải mái , gần gũi , thân thiên trong lớp học . Trong quá trình tổ
chức tiết học luôn tạo những tình huống có vấn đề hoặc dùng lời dẫn dắt cho trẻ
hoạt động để trẻ tuy học nhưng có cảm giác như không học . (Cảm giác đang
chơi )
Ví Dụ : Chủ ĐiểmThế Giới Động Vật , khi dạy với đề tài “ Rữa Mặt Như Mèo”
Cho một GV đóng vai chú mèo lười đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi đàm
thoại phù hợp với nhân vật để gây sự chú ý và hứng thú cho trẻ sau đó dùng tình
huống đễ dẫn dắt giới thiệu bài . Trẻ sẽ rất thú vị khi được tiếp xúc với nhân vật
, tình huống nghộ nghĩnh , tiếng cười , nói hồn nhiên của trẻ trong những câu
truyện , tình huống … do cô đem lại sẽ kích thích trẻ hào hứng , say mê trong
khi học .Ngoài ra khi tổ chức các hoạt động âm nhạc , GV nhất thiết phải dựa
vào hoạt động trọng tâm , thời lương cho hoạt động trọng tâm chiếm khoảng từ
45% - 50 % thời lương của tiết hoc theo độ tuổi .
- TRong quá trình dạy học môn âm nhạc ngoài việc tạo môi trường học tập
than thiện cho trẻ . Giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ dùng ( phục trang , đạo cụ ,
học cụ , nhạc cụ . ) để giúp cho tiết học âm nhạc đạt hiệu quả , để trẻ thích thú
trong tiết học âm nhạc .
III / KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ :
1 ) Kết Luận :
- Qua nghiên cứu đề tài “ Một Số Biện Pháp Dạy Hát Cho Trẻ Mẫu Giáo 3
Tuổi” Tôi nhận thấy rằng :
Trang 4
- Mức độ hình thành kỹ năng hát cho trẻ trước khi áp dụng biện pháp dạy hát
chuẩn về cao độ , trường độ , và diễn cảm rõ lời .
Về Cao Độ : theo quy định của lớp 3 tuổi trẻ hát được những bài hát nằm trong
tầng âm Rề – Si nhưng trong chương trình đổi mới các bài hát của trẻ nằm
trong tầng âm Đồ Đố và thực tế trẻ hát được trong khoảng tầng âm Đồ – Đố
- Phương pháp dạy hát của giáo viên trước khi áp dụng các biện pháp dạy , phải
hát chuẩn về cao độ , trường độ và diễn cảm rõ lời cụ thể .
- Nếu làm tốt những điều trên đây , như vậy chúng ta đã góp phần không nhỏ
vào việc dạy tốt cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ .
2 / KIẾN NGHỊ
- Có sự quan tâm của cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương .
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm và bồi dưỡng .
- Thực hiện chất lượng chăm sóc trẻ , công tác tuyên truyền giaó dục trẻ tuổi
mầm non .
Long Hải ngày 2 tháng 12 năm 2009
Người Viết Sáng Kiến
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trang 5
PHẦN ĐÁNH CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 / Cơ sở giáo dục mẫu giáo .
2 / Khái quát quá trình điều tra thực trạng dạy âm nhạc cho trẻ .
3 / Một số biện pháp dạy âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi .
MỤC LỤC
I / ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
II / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 / Cơ Sở Lý Luận Liên Quan Đến Đề Tài Nghiên Cứu .
a / Cơ Sở Pháp Lý .
b / Cơ Sở Lý Luận .
2 / Thực Trạng Của Đề Tài Nghiên Cứu .
a / Khái Quát Phạm Vi .
b / Thực Trạng Của Đề tài nghiên Cứu .
c / Nguyên Nhân Của Thực Trạng .
3 / Biện Pháp , Giải Pháp Chủ Yếu Để Thực Hiện Đề Tài
a / Cơ Sở Đề Xuất Các Giải Pháp .
b / Các Giải Pháp Chủ Yếu .
c / Tổ Chức , Triển Khai Thực Hiện .
III / KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
+ KếT Luận
+ Kiến Nghị