Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bước đầu khi dạy môn làm quen với văn học theo chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.56 KB, 24 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM
BƯỚC ĐẦU KHI DẠY MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC
THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Luật Giáo dục quy định mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật cũng quy định hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và
giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc
dân bao gồm: Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp;
Giáo dục đại học và sau đại học.
Như vậy, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo, giáo dục
mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nó có vị trí rất quan trọng
trong sự nghiệp trồng người của Đảng và nhà nước ta; nó đặt nền móng cho việc
giáo dục trẻ trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ để trở
thành những công dân có ích – thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai.
Giai đoạn giáo dục mầm non đặt nền móng cho quá trình giáo dục cũng đồng
thời đặt nền móng hình thành nhân cách cho mỗi con người. Trẻ ở độ tuổi mầm
non là giai đoạn vô cùng nhạy cảm trước cuộc sống xung quanh trẻ. Lý do là những
chuyển biến nhanh chóng trong sự phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc của
trẻ.
Sinh thời Bác Hồ của chúng ta từng nói:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan.”
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, ngây thơ trong sáng như tờ giấy
trắng, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục
trẻ. Mỗi nhà giáo mầm non là một nghệ sĩ – nghệ nhân, họ sẽ thổi vào tâm hồn
những giá trị đầu tiên của nhân cách con người, đó là giá trị chân – thiện – mỹ để
từ đó trẻ có điều kiện tốt về đức, trí, thể, mỹ để bước vào bậc học, cấp học cao hơn.


Giáo dục hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mẫu giáo có
nhiều “con đường” khác nhau. Nội dung loại hình văn học, nghệ thuật là một trong
những con đường đó. Văn học, nghệ thuật giữ vai trò to lớn trong việc hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm
vụ quan trọng của trường mầm non, của mỗi giáo viên. Đó là sự mở cửa cho con
người đi bước chập chững đầu tiên vào thế giới vật chất, tiếp nhận các giá trị chân
thiện mỹ chứa đựng trong tác phẩm văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ
mầm non với tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm
mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ.
Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo việc hình thành và phát triển hoạt động văn học là một
hình thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của
trẻ. Bộ môn văn học chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình học, nó
góp phần làm giàu vốn từ, giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên giúp trẻ tìm hiểu
và khám phá về thế giới xung quanh, là điều kiện để trẻ phát triển toàn diện. Nội
dung dạy học về văn học trong chương rất đa dạng gồm tác phẩm thơ, truyện kể,
đóng kịch v,v, Trẻ em rất gần gũi với thơ ca, truyện kể, v,v Không phải ngẫu
nhiên mà ta gọi trẻ em là “Tuổi thơ”. “tuổi nụ”, “ tuổi hoa”…Với bản thân sự trong
trẻo, tinh nguyên đầy chất thơ. Có thể nói, tính chất trẻ thơ là bắt đầu của tính thơ,
nó dễ nhập làm một với tính thơ. Ngay trong những lời lẽ thường ngày của trẻ đã
mang nhiều tính chất thơ. Vì vậy mà có nhiều em bé chưa biết chữ đã biết làm thơ,
theo ngẫu hứng, theo những cái mà các em nhìn thấy, nghe thấy và thích thú. Các
em có những cảm nhận, suy nghĩ theo lối riêng của mình, ngoài tính chất trẻ thơ,
2
ngây thơ, ở từng mặt, từng khía cạnh cụ thể, nhiều khi cũng rất sâu sắc và đầy chất
trí tuệ. Với nhu cầu tự thể hiện, tự bộc lộ, thơ của các em trước hết là nói về bản
thân các em và cuộc sống của chính các em. Thế giới trẻ thơ vô cùng phong phú và
nó cũng đi vào thơ một cách hết sức tự nhiên. Qua cái nhìn hồn nhiên trong sáng
của trẻ, cuộc sống xung quanh luôn hấp dẫn, đẹp đẽ và tươi mới, dường như tất cả
đều được “cải lão hoàn đồng” sinh động và đầy sức sống.
Truyện kể giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật,

phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường
(khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính
chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được
nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền
đạt.
Đóng kịch là hình thức trò chơi được trẻ em ở trường mầm non rất thích thú.
Để hoạt động này đạt được hiệu quả trong quá trình cho trẻ làm quen với TPVH,
hướng dẫn trẻ nhập vai chơi một cách sáng tạo là một trong những vấn đề cần đặt
ra cho cô giáo.
Từ nhận thức trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn trẻ tiếp xúc
với văn học, cô giáo không chỉ chú trọng khai thác nội dung mà còn khai thác cái
đẹp trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó cô cần hình thành cho
trẻ khả năng tiếp nhận văn học. Năng động và sáng tạo khi làm quen với tác phẩm
văn học. Giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thông qua các hoạt động
nghệ thuật như đóng kịch, đọc thơ diễn cảm. Để đạt được những điều trên mỗi giáo
viên chúng ta phải làm sao để giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng cơ bản, tạo
nền tảng cho trẻ được nâng cao kiến thức, năng lực. Chúng ta cũng phải thấy được
văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, tuy
nhiên khi dạy thơ cho trẻ ngoài việc lựa chọn cho trẻ những tác phẩm hay, ta cần
phải lựa chọn những phương pháp tích cực, những phương pháp phù hợp, làm sao
cho trẻ chính là chủ thể trong hoạt động, được hoạt động nhiều trẻ sẽ có điều kiện
để nâng cao việc cảm thụ văn học.

3
Năm học này (2010-2011) tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo
ở xã vùng 3 với điều kiện kinh tế khó khăn, là lớp ghép nhiều độ tuổi hầu hết trẻ
đến lớp năm học đầu tiên, nên việc hứng thú tham giam học văn học cũng như việc
cảm nhận tác phẩm văn học của trẻ còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy tôi gặp nhiều
khó khăn trong việc thực hiện cho trẻ học thơ , thêm vào đó cơ sở vật chất, đồ dùng
thiếu thốn, cũng ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh những khó khăn trên, tôi cũng có một số thuận lợi như được nhà
trường và phụ huynh quan tâm, đồng nghiệp giúp đỡ, có phòng học thoáng mát,
sạch sẽ, các cháu đi học đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời cô, ham thích nghe
cô kể chuyện, đọc thơ,… nên việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cũng
thuận lợi hơn.
Trước thực trạng đó, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong
việc dạy trẻ học văn học ? Làm thế nào để trẻ thực sự say mê, hứng thú trong
những giờ học thơ, giờ kể chuyện ? để góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ đặt nền
móng vững chắc để trẻ bước vào lớp một.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó
khăn, tìm tòi những biện pháp hữu hiệu nhất để dạy trẻ học văn học có hiệu quả. Vì
vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm bước đầu khi dạy môn làm quen
với văn học theo chương trình mới”. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu.
Thời gian thực hiện đề tài: từ đầu năm học 2010 – 2011.
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy môn làm quen với văn học theo chương
trình mới.
Địa bàn nghiên cứu: Lớp Mẫu giáo ở khu vực trung tâm trường mẫu giáo An
Thành.
B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
4
I. Nội dung:
Số lượng thơ, truyện trong chương trình so với các môn học học khác chiếm
tỉ lệ tương đối lớn. Thơ gồm: Tình bạn, Trung thu của bé, Bó hoa tặng cô, Hạt gạo
làng ta, Ước mơ của Tý, Chú bộ đội hành quân trong mưa, Mèo đi câu cá, Nàng
tiên ốc, Đom đóm, Hoa cúc vàng, Họ nhà cam quýt, Trưa hè, em yêu nhà em, Ảnh
Bác, truyện gòm: Bạn mới, Chú dê con, Ba cô gái, Hai anh em, Chú dế đen, Sự
tích bánh chưng, bánh dày, Cây tre trăm đốt, Giọt nước tí xíu, Sơn Tinh Thủy Tinh,
Ông Gióng, Tấm cám.
II. Biện pháp thực hiện:

Trẻ mầm non chưa biết chữ. Tác phẩm văn học đến với trẻ qua lời đọc kể của
cô. Cô giáo là người trung gian giữa tác giả, tác phẩm và trẻ. Qua cô trẻ hiểu tác
phẩm, hiểu tình cảm thái độ của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và sự rung cảm
của trẻ với tác phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo là người tổ chức cho
trẻ làm quen văn học, cô đề ra mục đích giáo dục, biện pháp, phương pháp, để đạt
được mục đích đề ra, là người quyết định hiệu quả của giờ học làm quen văn học.
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt trẻ đến với tác phẩm văn học tôi đã sử dụng
những biện pháp sau:
1. Đối với bản thân.
Vì đặc điểm của trẻ như đã nói ở trên nên trong quá trình cho trẻ làm quen
với tác phẩm thơ tôi luôn đặt ra cho mình những yêu cầu sau:
Trước hết cô giáo phải là người có tâm hồn yêu thơ văn, luôn gần gủi với
các tác phẩm văn học, có khả năng nhận ra cái hay cái đẹp trong nội dung và hình
thức tác phẩm, phải thật sự rung cảm dù đó chỉ là tác phẩm giành cho trẻ. Muốn
vậy giáo viên phải luôn trau dồi kỹ năng cảm nhận văn thơ.
Cần phải có sự chuẩn bị để đọc và cảm thụ tác phẩm văn thơ, đọc xong tôi
luôn nghiền ngẫm phân tích và đánh giá nắm vững nội dung của từng tác phẩm đó.
Cần nắm vững đặc điểm lứa tuổi, khả năng cảm nhận thơ văn của trẻ.
5
Nắm vững nhiệm vụ của môn học.
Có phương pháp dạy thơ văn cho trẻ.
Luôn trau dồi năng lực, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, truyền cảm, giọng đọc
phù hợp với các thể loại thơ, phù hợp nội dung tư tưởng cũng như từng nhân vật
trong tác phẩm văn để truyền đến cho trẻ những rung cảm đối với tác phẩm. Không
ngừng học hỏi, trau dồi, trang bị kiến thức cho mình từ đồng nghiệp, sách báo, tạp
chí, các kênh thông tin đại chúng….
Với tác phẩm thơ văn cho trẻ tôi luôn giữ tâm hồn mình trong sáng, đẹp. Có
tâm lòng nhân hậu, lòng yêu thương trẻ thiết tha.
Luôn có sự sáng tạo sư phạm.
Tôi luôn bám sát phân phối chương trình qui định theo chủ điểm, chủ đề

của từng tháng, từng bài dạy, lên nội dung yêu cầu cụ thể của các bài dạy và kế
hoạch mọi lúc mọi nơi.
2/ Đối với trẻ.
Luôn cho trẻ có mối quan hệ thường xuyên, trực tiếp với tác phẩm thơ văn.
Lựa chon những tác phẩm cho trẻ làm quen cần phải đảm bảo tính vừa sức,
phải phù hợp với trình độ nhận thức với đặc điểm tư tưởng, tình cảm và khả năng
ngôn ngữ của trẻ Giúp trẻ hiểu được nội dung bài thơ, câu chuyện và các động cơ
hành động của các nhân vật trong mỗi tác phẩm.
Tạo cho trẻ sự chú ý, say mê với tác phẩm, hình thành ở trẻ hứng thú nhận
thức, cảm xúc thẩm mỹ nghệ thuật.
Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kể chuyện diễn tả được giọng của
từng nhân vật. Giúp trẻ tập trung vào việc nghe tác phẩm văn học. Hướng sự chú ý
của trẻ vào tư tưởng cảm xúc của tác phẩm (đồng cảm với tác phẩm).
Giúp trẻ tiếp cận toàn bộ và chi tiết tác phẩm một cách đầy đủ, diễn cảm.
Chuẩn bị các vốn sống cần thiết để trẻ hiểu các chi tiết liên quan có trong
bài thơ sắp được làm quen.
6
Hình thành ở trẻ một thái độ quan hệ sáng tạo đối với tác phẩm thơ văn nói
riêng và nghệ thuật nói chung.
3. Về cơ sở vật chất:
Vận dụng những nguyên vật liệu, những phế liệu sẵn có ở địa phương tôi đã
tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi đầy đủ để phục vụ cho các tiết học. Mỗi tiết dạy tôi
đều đầu tự làm tranh minh họa nội dung bài thơ, câu chuyện với những hình ảnh
đẹp, thiết thực gần gủi với trẻ; tranh thơ chữ to có hình ảnh minh hoạ; thẻ từ khó,
v.v các từ khó trong bài dạy rõ ràng, chính xác; rối minh họa nhân vật trong bài
phải ngộ nghĩnh, dể thương, đáng yêu, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ vào nội
dung bài học ; sưu tầm nhiều đồ dùng chuẩn bị đồ dùng tích hợp vận dụng phù hợp
với nội dung bài học để giờ học thêm sinh động.
Trong lớp tôi trang trí góc Văn học - Chữ viết đẹp mắt phù hợp với từng nội
dung của chủ đề hàng tháng, của từng bài dạy để lôi cuốn trẻ. Ví dụ chủ đề của

tháng 3 là “Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3” thì tôi trang trí tranh
thơ bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ”, “ Quà tặng cô”, trang trí rối tay bé đang tặng cô
hoa…Để cháu thấy được chủ đề của từng tháng một cách rõ ràng và học được
những điều hay theo chủ đề đó. Ngoài ra tôi còn sử dụng tranh ảnh và các lại sách,
báo, truyện tranh phù hợp cho cháu xem và cùng xem với cháu để gợi ý dẫn dắt
cháu đến với bài học một cách nhẹ nhàng nhất.
4. Các hình thức cho trẻ tiếp cận tác phẩm văn học khác ngoài tiết dạy
chính khóa (dạy học tích hợp).
Mặc dù trong chương trình đã có những giờ qui định để các cháu làm quen
với tác phẩm văn học. Nhưng trong những giờ hoạt động khác tôi quan tâm tích
hợp việc dạy thơ văn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Đối với những giờ học làm quen với môi trường xung quanh tôi thường sử
dụng thơ ca để miêu tả về loài vật, ví dụ bài thơ “ Đồ dùng, đồ chơi của lớp” khi
7
cho cháu làm quen với những đồ dùng đồ chơi của lớp. Hay về thời gian, bài thơ“
Mùa xuân” khi cho cháu làm quen với Tết Nguyên đán – Mùa xuân.…
Đối với những giờ học tạo hình, học âm nhạc… đôi khi các em cùng cô giáo
nhớ lại các nhân vật hoặc tình tiết trong những bài thơ mà các em sắp vẽ, sắp hát.
Ví dụ: Khi dạy cháu vẽ ông mặt trời, hoặc dạy cháu bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”
thì cô và cháu cùng đọc bài thơ “ ông mặt trời óng ánh.” Để cháu cảm nhận được
vẻ đẹp của ông mặt trời thêm sâu sắc.
Ngoài giờ học ra tôi còn đọc cho cháu nghe một câu truyện thơ, một bài thơ
nào đó phù hợp với những điều kiện xung quanh đúng với mong muốn của trẻ cũng
giúp cho trẻ thêm sảng khoái và có hứng cảm thụ tác phẩm thơ thêm sâu sắc. Ví dụ
khi trời mưa tôi hướng trẻ quan sát trời mưa rồi đọc cho cháu nghe bài thơ “ Mưa”
của Trần Đăng Khoa:
“ Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa”.

Cháu sẽ thấy đựơc sức mạnh siêu nhiên dữ dội và khũng khiếp của thời tiết.
Và hình ảnh người nông dân đầy dũng cảm tự tin và chiến thắng cả thiên tai…
Trước khi dạy trẻ học, tôi thường đọc cho trẻ nghe về bài thơ, mẫu chuyện
sắp dạy, trao đổi với trẻ về nội dung của tác phẩm.
Cho trẻ xem những tranh ảnh trong sách báo có hình ảnh thể hiện nội dung
cuả bài học, gợi ý miêu tả nội dung bài qua những hình vẽ minh hoạ. Thể hiện
trong tranh mối liên hệ giữa tranh và những dòng thơ chữ to.
Giúp trẻ hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ, câu chuyện. Qua đó giúp
trẻ luyện phát âm các từ khó và cách đọc làm giàu vốn từ cho trẻ.
Ví dụ Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: câu truyện: “nhổ củ cải” Cho
trẻ vận động theo bài “Củ cải trắng”. Hay môn tìm hiểu môi trường xung quanh:
8
chủ đề: động vật nuôi trong gia đình, câu truyện “Gà trống, mèo con và cún con”.
Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình.
Còn ở môn toán, dạy bài: “Cao hơn- thấp hơn, liên hệ với câu chuyện “cây
khế”. Trẻ áp dụng được sự so sánh đặc điểm về ai cao hơn, ai thấp hơn giữa hai anh
em .
5. Các hình thức cho trẻ tiếp cận tác phẩm văn thơ trên tiết dạy.
Tôi rút ra được một điều rất quan trọng khi cho trẻ làm quen với tác phẩm
thơ văn là phải làm sao cho các em ghi nhớ được một bài thơ, một câu chuyện theo
đúng cách biểu diễn nghệ thuật của thể loại đó. Khi dạy cháu đọc thơ cô giáo không
những truyền đạt nội dung ý nghĩa của nó mà còn truyền đạt cả hình thức và nhạc
điệu câu thơ nữa. Lời thơ và tính nhạc, tính trầm bổng, tính nhịp điệu của ngôn ngữ
thơ góp phần giáo dục năng khiếu nghệ thuật, giáo dục năng khiếu nhạc cho trẻ em.
Còn với câu truyện kể cô cần khắc họa nổi bật từng nhân vật trong chuyện,
tích cách của từng nhân vật gắn với giọng nói để thể hiện nội dung tư tưởng tác
phẩm đồng thời để khi cháu tập sắm vai được dễ dàng hơn.
Tất cả những giờ học cho trẻ làm quen tác phẩm thơ đều đòi hỏi những điều
kiện nhất định. Đặc điểm của giờ học này đòi hỏi phải tạo ra được một hoàn cảnh
yên tĩnh. Điều quan trọng là làm sao đừng để tác động từ bên ngoài làm phân tán sự

tập trung của trẻ trong khi chúng nghe thơ.
Cần phải tổ chức một giờ học khoa học, tiến hành giờ học một cách vui vẻ,
phấn khởi phù hợp với tính chất khoẻ khoắn và tinh thần lạc quan của các em.
Trước hết tôi tiến hành dạy đều các tiết dạy trong môn làm quen văn học
theo qui định. Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, chú trọng đi sâu vào việc cải tiến phương
pháp soạn giảng, thay đổi hình thức tổ chức sao cho giờ học thật sinh động, hấp
dẫn, lôi cuốn trẻ.
Để các tiết học bổ trợ cho nhau, sắp xếp lồng ghép tích hợp giữa các môn
học vào bài dạy một cách nhẹ nhàng, phù hợp với nhận thức của trẻ, tôi luôn tìm tòi
học hỏi ở các chị em đồng nghiệp trong phương pháp giảng dạy rút ra kinh nghiệm
9
truyền thụ kiến thức cho trẻ. Chú trọng đi sâu vào việc cải tiến phương pháp soạn
giảng, thay đổi các hình thức tổ chức sao cho thật sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ
vào tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, phát huy tính tích cực của
trẻ. Qua đó giúp trẻ dễ dàng cảm nhận nội dung tác phẩm.
Khi soạn giảng phải xác định đúng yêu cầu trọng tâm của từng tiết dạy, đảm
bảo tính giáo dục. Trong quá trình soạn bài tôi lựa chọn sắp xếp lồng ghép phương
pháp thích hợp giữa các môn học vào bài dạy một cách nhẹ nhàng, sắp xếp những
câu chuyện, những bài thơ, ca dao sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ.
6. Sự chuẩn bị của giáo viên
Để giảng dạy một tiết làm quen với tác phẩm văn học công tác chuẩn bị
của giáo viên là hết quan trọng. Để một tiết dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học đạt hiệu quả tôi cần phải có sự chuẩn bị chu đáo.
a. Chuẩn bị trước khi lên lớp:
* Chuẩn bị cho cô: Đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ để xác định đúng nhịp,
vần và phân tích kỹ tác phẩm thuộc thể loại thơ gì (đối với bài thơ), đọc kỹ câu
chuyện kể, nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện, phân tích các tuyến nhân vật, tập
thể hiện giọng nói của từng nhân vật cho hợp với bản chất của nhân vật để hiểu
thấu đáo nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm gồm:
Tìm hiểu kỹ nội dung: Tôi xác định rõ điều gì phản ánh trong tác phẩm mà

trẻ có khả năng tự hiểu, điều gì cần hướng trẻ phải chú ý, cần giải thích thì trẻ mới
hiểu và tìm cách giúp trẻ hiểu những chi tiết khó hiểu đó.
Tìm hiêu về nghệ thuật: Tôi lựa chọn trong tác phẩm những câu, từ, và đoạn
thơ, khổ thơ nào có giá trị và phù hợp để làm giàu vốn từ cho trẻ (đối với thơ), tìm
hiểu, lựa chọn những câu chuyện có cấu trúc dễ hiểu dễ thuộc và xác định loại
chuyên, lựa chọn nội dung sát với đời sống thực tiễn và vốn sống của các cháu (đối
với truyện). Tôi xác định những từ khó cần phải giải thích để trẻ cảm nhận dễ dàng
và đúng về nội dung của tác phẩm.
10
Học thuộc lòng và tập đọc diễn cảm bài thơ, câu chuyện.
Chuẩn bị phương tiện cần thiết như soạn giáo án, giáo cụ trực quan…
* Chuẩn bị cho trẻ: Chuẩn bị cho trẻ trước khi lên lớp là từ 3- 4 ngày gồm:
Chuẩn bị vốn sống cần thiết để trẻ có thể hiểu các chi tiết liên quan có trong
tác phẩm được làm quen, có thể cho trẻ xem tranh hoặc phối hợp với phụ huynh
của trẻ tổ chức cho trẻ thăm quan, làm quen với cảnh vật, sự việc trong tác phẩm
mà cháu sắp làm quen .
Trang bị cho trẻ kiến thức về văn học cần thiết để hiểu tác phẩm: Hiểu
nghĩa các từ khó, làm quen trước với các câu đặc trưng của tác phẩm. Học thuộc
các câu thơ, câu văn góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật… Các câu có ý nghĩa
đặc biệt của tác phẩm.
Ví dụ : Khi dạy trẻ bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa
(phần này tôi thực hiện ở mọi lúc mọi nơi ). Tôi cho trẻ xem tranh vẽ về đêm trăng.
Hoặc phối hợp với phụ huynh của trẻ lúc đêm ở nhà hướng cho cháu quan sát trăng
trong đêm có trăng tròn…. Giải thích cho cháu hiểu từ khó “ Cánh đồng xa” là
cánh đồng như thế nào Học thuộc các câu “ Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn
như mắt cá…
b. Trình tự tiết dạy (đối với thơ): tuỳ theo nội dung yêu cầu cụ thể của mỗi
tiết dạy, mỗi bài thơ. Thường thì bài thơ được dạy trong hai tiết. Tiết 1 có mục đích
yêu cầu về kiến thức giúp trẻ hiểu sơ bộ nội dung tác phẩm. Tiết 2 giúp trẻ hiểu
sâu sắc nội dung tác phẩm và phải thuộc được tác phẩm. Vì vậy tiết 1 là phương

pháp đọc diễn cảm, các biện pháp hỗ trợ sẽ là trực quan minh họa, tóm tắt trích dẫn,
đàm thoại. Tiết 2 là phương pháp chính là đàm thoại các biện pháp hỗ trợ trực
quan minh hoạ.
7. Thực nghiệm tiết dạy
7.1. Dạy thơ
Tiết 1: Giờ học “đọc thơ cho trẻ nghe”.
11
* Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài:
Căn cứ vào tình hình lớp học và nội dung bài dạy tôi lựa chọn giải pháp có lợi
nhất để lôi cuốn các em vào giờ học, tạo tâm thế sẵn sàng, mong muốn được nghe
cô đọc thơ.
Ví dụ: Cho cháu làm quen với bài thơ: “Hoa kết trái” thì cô cho cháu hát bài
“Màu hoa” và cho cháu kể về các loài hoa với màu sắc màu mà cô đã hướng cho
cháu quan sát khi ở nhà. Cháu kể hoa thanh long màu trắng, hoa mướp màu vàng…
Cô hướng vào bài thơ hoa có nhiều màu sắc và sẽ kết thành trái mà cô sẽ dạy cháu
hôm nay. Khi giới thiệu tựa đề bài thơ xong cô cho cháu nhắc lại một vài lần.
* Truyền thụ bài thơ:
a. Cô đọc thơ.
Cô đọc lần 1: Đọc trọn vẹn và diễn cảm toàn bộ cả bài thơ.
Cô đọc lần 2: Kết hợp sữ dụng trực quan minh hoạ nội dung bài thơ. Để
luyện cho trẻ khả năng cảm nhận hình ảnh bài thơ bằng tri giác âm thanh của ngôn
ngữ khi nghe giọng đọc của cô. Đọc xong cô diễn giải ý nghĩa của từng đoạn thơ
và đọc trích dẫn, giải thích nội dung bài thơ. Cô giới thiệu các từ khó trong bài thơ
và cho cháu luyện đọc bằng thẻ từ khó. Qua thẻ từ khó này cô có thể tích hợp chữ
cái bằng cách cho cháu tìm chữ đã học đơn cử trong vài từ. Căn cứ vào nội dung
bài thơ và khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp mà cô có thể đọc lại toàn bộ bài thơ
một lần nữa.
b. Dạy trẻ đọc thơ theo cô.
Cô khuyến khích trẻ đọc thơ theo cô một vài lần, lúc đầu đọc theo cô từng
câu liên tiếp cho đến hết bài. Khi trẻ đã nắm được bài cô cho cháu đọc theo cô cả

bài thơ. Để trẻ trực tiếp làm quen với nhịp điệu, vần điệu và các từ ngữ của bài thơ
bằng chính giọng đọc của mình.
Cô hướng dẫn cho cháu đọc theo tranh thơ chữ to một lần cô chỉ vào câu
thơ cho trẻ đọc theo cô từng câu, chữ nhằm giúp trẻ trải nghiệm để hình thành kỹ
12
năng thói quen với hình thức đọc sách. Qua tranh thơ chữ to còn giúp cho trẻ được
làm quen với chữ viết. Trong khi đọc tranh thơ chữ to, cô nói về tranh minh hoạ, về
nội dung bài thơ thể hiện trong tranh.
c. Đàm thoại.
Để trẻ cảm nhận tốt bài thơ tôi thường đặt các câu hỏi theo hướng sau đây:
Câu hỏi về tựa đề là gì? tên tác giả là ai ?
Câu hỏi giúp trẻ cảm nhận nhịp và vần của bài thơ, nêu ra cho tập thể để trẻ
thấy đựơc mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của bài thơ. Ví dụ: “Cháu thấy
cô đọc bài thơ có nhanh không” ? trẻ đồng thanh trả lời “ Thưa cô nhanh”. “ Bài
thơ này cô đọc nhanh vì nó miêu tả về các màu sắc của hoa rất sinh động và phong
phú.”
Câu hỏi giúp trẻ xác định nội dung chính của bài thơ. “Bài thơ miêu tả về
gì của hoa” ? Trẻ trả lời “ Thưa cô về màu sắc của hoa”, và nêu lên những màu sắc
của các loại hoa trong bài thơ.
Câu hỏi xác định cấu trúc của bài thơ. “Phần đầu của bài thơ nói lên điều
gì” ?. “ Thưa cô: Nói lên mỗi bông hoa đều có một màu sắc riêng”. “ Phần cuối nói
lên điều gì” ? “ Thưa cô: Chúng ta không nên hái hoa vì hoa sẽ kết trái cho chúng
ta ăn”.
Câu hỏi theo hướng tái tạo nhằm giúp trẻ nhớ lại các ý chính, các hình
ảnh của bài thơ. “ Hoa có yêu mọi người không ? hoa yêu mọi người như thế
nào” ? Cô yêu cầu trẻ trả lời phải nhắc lại nguyên câu thơ. “ Hoa yêu mọi người,
nên hoa kết trái.”
Câu hỏi hướng trẻ cảm nhận giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức của bài thơ.
Các loài hoa trong thơ có đẹp không ? Các cháu có yêu hoa không ? Cháu phải làm
gì để hoa cho ta nhiều trái ngon ?…

13
Ngoài những câu hỏi trên cô có thể đặt thêm các câu hỏi hướng đến các
thủ pháp nghệ thuat, liên hệ với vốn sống của trẻ như “ Tác giả đã so sánh hoa lựu
đỏ như gì nào?” “ Như đốm lửa”.
d. Trò chơi luyện tập:
Cô có thể sữ dụng trò chơi để làm tăng thêm sự cảm nhận của trẻ về nội
dung của bài thơ. Cô có thể cho cháu tô màu bức tranh vẽ hoa…hay có thể cho
cháu chơi trò chơi “Về đúng vườn hoa của mình”…
e. Kết thúc giờ học:
Cô có thể sử dụng rối tay mời cả lớp đọc lại bài thơ lần nữa.
Giáo dục cháu có thái độ hành vi đúng đắn, có tình cảm đạo đức, thẩm mỹ,
nghệ thuật. Như cháu không được chặt phá cây, không được ngắt hoa bẻ cành.
Cháu phải biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, biêt yêu các loài hoa vì hoa là vẻ đẹp
của thiên nhiên, hoa kết thành quả cho ta quả ngon để ăn…Về nhà Cháu đọc thật
hay bài thơ cho mọi người cùng nghe…
- Nhận xét tuyên dương. Căn cứ vào thực tế diễn ra của giờ học để nêu nhận
xét cá nhân, tổ, lớp…
Tiết 2: Giờ học “ Hướng dẫn trẻ đọc thuộc thơ”.
Ở loại tiết này cô dạy cháu đọc thuộc bài thơ và giúp trẻ ngắt đúng nhịp, nhấn
đúng vần khi đọc. Thể hiện được sắc thái vui vẻ, êm dịu, trang trọng, hóm hỉnh
trong giọng đọc các bài thơ có trong chương trình.
a. Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài.
Ở bước này cô nêu lại tựa đề của bài thơ và nhiệm vụ của giờ học để trẻ biết:
Ví dụ “Hãy cô gắng học thuộc và đọc thật hay bài thơ “ Em vẽ ” cho cô và các bạn
cùng nghe”.
b. Hướng dẫn cháu học thuộc bài thơ.
Cô đọc và hướng dẫn cách đọc: Cô đọc bài thơ trọn vẹn diễn cảm không nên
kết hợp với hình ảnh trực quan khi đọc.
14
Cô lưu ý trẻ cách đọc và đọc mẫu minh hoạ: Nên lưu ý chung về nhịp thơ, để

đọc hay nên đọc nhanh hay chậm, đọc mấy tiếng dừng lại rồi đọc tiếp… Có thể kết
hợp động tác đưa tay, vẫy tay, gật, lắc đầu… khi đọc đến câu nào đoạn nào của bài
thơ và tuỳ vào từng bài thơ cụ thể. Khi lưu ý cho trẻ cô nên đọc mâũ ngay cho trẻ
năm được .
- Đọc mẫu trực quan: Nếu trẻ quên biện pháp này sẽ giúp trẻ nhớ, trẻ đọc chưa
hay sẽ giúp trẻ nghe và đọc lại cho diễn cảm.
c. Trẻ đọc thơ:
Đây là bước trọng tâm của giờ học, cô cần chú ý đên việc hướng dẫn trẻ nhớ
lại và nhắc lại nhiều lần bài thơ.
Tiết học này cô chú ý sử dụng nhiều lần tranh thơ chữ to để dạy cháu đọc.
Khi dạy cô nên chỉ vào từng từ cụ thể trong bài thơ để trẻ dễ nắm bắt và hình thành
kỹ năng đọc cho trẻ.
Khi trẻ đọc bài thơ cô cần dựa vào yêu cầu cụ thể về kỹ năng biểu cảm cho
trẻ ở mỗi độ tuổi… căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của bài thơ để rèn luyện và
sửa sai cho trẻ. Biện pháp tốt nhất để thực hiện bước này là:
Đặt câu hỏi về từng khổ thơ, đoạn thơ có trong bài. Nhằm giúp trẻ định
hướng lại nội dung các khổ thơ và đoạn thơ kế tiếp có trong bài thơ.Ví dụ: “Đoạn
thơ đầu bạn Thu Hà đã vẽ con vật gì ?” ( Con gà trống).
Cũng có thể sử dụng kết hợp các biện pháp hỗ trợ khác như thi đua, hoặc
trực quan hình ảnh để kích thích tính tích cực tham gia vào giờ học của trẻ. Ví dụ:
Cho cháu đọc thi đua giữa các tổ xem tổ nào đọc hay hơn. Hoặc cho cháu xem
tranh vẽ minh họa đoạn thơ rồi yêu cầu cháu đọc đoạn thơ đó.
Qui trình luyện tập cho trẻ ở đây nên đi từ cá nhân sau đó mới đến tổ, lớp.
Nên gọi một vài cá nhân trẻ khá đọc trước, sau đó sửa sai trên từng cá nhân rồi mới
đến tổ lớp … đọc sau.
d. Đàm thoại:
15
Lúc này cô giữ vai trò chủ động trong sự trao đổi giữa cô và trẻ. Cô cần đặt
ra những câu hỏi vừa sức với trẻ, khéo léo gợi ý để trẻ trả lời được những câu hỏi
cao hơn trình độ của trẻ, đồng thời biết tạo ra những tình huống cần thiết để gây

thắc mắc ở trẻ buộc trẻ phải đặt ra được câu hỏi. Qua đàm thoại cô giáo có thể
kiểm tra đánh giá kiến thức của trẻ. Trong tiết học này, đàm thoại chủ yếu để củng
cố và tái hiện lại tác phẩm, hệ thống câu hỏi của cô phải chặt chẽ, tuân theo trình tự
nội dung cần tránh những chi tiết vụn vặt sa đà. Ngoài việc đàm thoại với trẻ về tác
phẩm cô cần mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên và xã hội theo các đề tài
của tác phẩm. Ví dụ khi cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ “ Em vẽ ” cô đặt câu hỏi
“Bạn đã vẽ được những gì ? Đó là những hình ảnh có ở đâu? ” Cháu trả lời “ Bạn
vẽ được con gà trống, con mèo là những con vật nuôi trong nhà”: hay “ Bạn vẽ
được mái trường là hình ảnh có ở địa phương, của quê hương, đất nước…”
e. Trò chơi luyện tập:
Tổ chức vận động phù hợp với bài thơ: Ví dụ cho trẻ đóng kịch diễn lại nội
dung bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” của Minh Khai. Một cháu đóng vai cô giáo dạy
cháu dán hoa. Một cháu đóng vai con và một cháu đóng vai mẹ. Cho cháu diễn nhẹ
nhàng theo lời của bài thơ.
“ Em dán được cái hoa
Cô cho mang về nhà
Nói rằng con tặng mẹ
Quà ngày tết tháng ba
Xoa đầu em mẹ bảo
Con dán đẹp thế à
Mẹ cảm ơn cô giáo
Dạy con mẹ tặng hoa”.
g. Kết thúc:
16
Cô giáo nêu lại hoặc yêu cầu cháu nêu lại tựa đề, tên tác giả, nội dung chính
của bài thơ và nhận xét ưu nhược điểm về kỷ năng nhớ và đọc diễn cảm bài thơ của
trẻ trong toàn lớp.
Cho rối tay biểu diển minh hoạ bài thơ lần cuối nhằm gây ấn tượng và khắc
sâu vào trí nhớ của trẻ về nội dung của bài thơ.
Nhận xét tuyên dương: Căn cứ vào thực tế diễn ra của giờ học để nêu nhận

xét, dặn dò trong toàn lớp.
7.2. Thực nghiệm dạy kể chuyện
Đề tài: truyện cây tre trăm đốt
(Phỏng theo truyện cổ tích Việt Nam)
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ được nghe kể truyện “Cây tre trăm đốt”. Trẻ hiểu nội dung câu
chuyện, đánh giá được lão nhà giàu thủ đoạn, tham lam keo kiệt, anh nông dân thật
thà chăm chỉ. Trẻ kể được câu chuyện và nhập được vai các nhân vật dưới sự dẫn
dắt của cô.
2. Kỹ năng: Rèn trẻ trả lời câu hỏi lưu loát rõ ràng. Phát triển khả năng ghi nhớ
có chủ định.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ sống hiền lành thật thà chăm chỉ như anh nông dân.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của cô: Đĩa phim hoạt hình “Cây tre trăm đốt”. Câu hỏi đàm thoại
ngắn gọn dễ hiểu, các bài hát về chủ đề. Các từ khó “Keo kiệt”, “Mưu kế”, “Linh
đình”.
2. Chuẩn bị của trẻ: Cháu được nghe câu truyện “Cây tre trăm đốt”.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
* Hoạt động 1:
- Cho các cháu đi từ ngoài vào lớp vừa đi
vừa đọc bài vè “Cây tre trăm đốt”.
- Các cháu vừa đọc bài vè nói về cây gì?
- Cây tre thường mọc ở đâu?
- Cây tre rất quen thuộc với người dân làng
quê Việt nam. Cây tre rất là hữu dụng các con
có biết những đồ dùng gì được làm từ cây tre
không?
- Cháu đi vào lớp và đọc bài vè.
- “Cây tre”.

- Mọc ở làng quê Việt Nam.
- Trẻ kể tên những vật dụng mà trẻ
biết.
17
- Thân tre dùng làm nhà, bàn nghế, rổ
thúng…ngày xưa mọi người còn vót tre thành
chông dùng để đánh giặc nữa đấy.
- Vậy cháu có biết cây tre sống cần có
những điều khiện gì không?
- Các cháu có muốn nghe cô kể câu chuyện
nói về cây tre không?
* Hoạt động 2:
+Cô kể câu chuyện 1 lần làm điêu bộ.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện
gì?
- Các con có muốn nghe kể câu truyện này
lần nữa không?
- Cô mời các cháu cùng cô đi đến vườn cổ
tích để nghe kể về câu truyện này nhé. Cô cho
cháu ngồi tự do trước màn hình xem kể
truyện.
- Câu truyện có hay không?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Nhân vật chính của câu truyện là ai?
+ Cô kể trích dẫn gợi ý để trẻ kể theo cô
từng đoạn cho đến hết câu truyện.
- Phần đầu truyện kể như thế nào về anh
nông dân?
- Lão nhà giàu là người như thế nào?
- Anh nông dân vào rừng tìm cây gì?

- Câu truyện tiếp tục như thế nào?
- Anh nông dân không tìm thấy cây tre
trăm đốt và chuyện gì đã sảy ra?
- Muốn cây tre có đủ trăm đốt thì anh nông
dân phải làm gì?
- Khi đọc khắc xuất, khắc xuất thì cây tre
sẽ như thế nào?
- Trong khi lão nhà giàu ăn cỗ linh đình thì
anh nông dân đi đâu?
- Buổi tiệc linh đình có nghĩa là gì?
- Trẻ nghe cô nói.
- Nước, ánh nắng, đất….
- Có ạ.
-Trẻ lắng nghe cô kể làm điệu bộ
theo cô và cổ vũ.
- Cây Tre trăm đốt.
- Có ạ.
- Cháu đọc “Dung dăn dung dẻ”
và cùng đi. Nghe kể chuyện theo
băng.
-(dự kiến) Hay quá, hay quá.
- Anh nông dân. Lão nhà giàu, ông
Bụt.
- Anh nông dân.
+ Cháu cùng kể truyện theo cô.
- Anh nông dân hiền lành chăm
chỉ…
-Lão nhà giàu là người tham lam
và thủ đoạn.
- Cây tre trăm đốt.

- Trẻ kể tiếp theo câu truyện.
- Ông Bụt giúp đỡ anh nông dân.
- Phải chặt dủ một trăm đốt tre và
đọc câu thần chú khắc nhập…
- Sẽ rời ra từng đốt.
- Đi lang thang trong rừng tìm cây
tre trăm đốt.
- Tổ chức cưới rất to nhiều món ăn
và thức uống ngon. Có nhiều
người tham dự.
18
- Khi thấy bó tre của anh, lão nhà giàu đã
nói gì?
- Anh đã làm gì với lão nhà giàu?
- Lão nhà giàu đã làm gì để được anh tha
cho?
-Cuối cùng anh có được cưới cô con gái
không?
-Cô tóm lại ý của trẻ: Anh nông dân hiền
lành, chăm chỉ nên đã được ông bụt giúp đỡ
và cuối cùng anh cưới được cô gái và sống rất
hạnh phúc. Câu truyện hết rồi.
* Giáo dục trẻ sống hiền lành chăm chỉ
như anh nông dân không nên tham lam độc
ác.
* Hoạt động 3:
+ Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”
-Các con đã đến vườn cổ tích đã được nghe
câu truyện Cây tre trăm đốt vậy các con có
muốn chơi trò chơi để nhận quà của vườn cổ

tích không?
- Cho cháu đi vòng quanh trong lớp, đọc
bài đông dao “ Nu na nu nống” về thành hai
đội, mỗi đội cầm một chiếc trống lắc.
- Cách chơi: Cô sẽ kể lại câu truyện tạo
tình huống sai. Cháu chú ý lắng nghe phát
hiện chổ sai phải rung trống lắc. đội nào rung
trống trước sẽ giành được quyền trả lời. trả
lời đúng sẽ giành được một phần quà của
vườn côt tích. Nếu trả lời sai sẽ nhườn phần
trả lời cho đội bạn.
- Cho trẻ hát bài Lý cây bông và đếm số
quà của mỗi đội. So sánh số bông của mỗi đội
và khen đội giành chiến thắng.
* Hoạt động 4:
- Các con có giống lão nhà giàu không? Vì
sao?
- Các con học tập theo gương tốt của anh
nông dân thì phải làm gì?
- Các con rất ngoan biết học tạp theo
-Tao bảo mày chặt cho trăm cây
tre trăm đốt chứ…….
- Đọc câu thần chú cho lão nhà
giàu dính chặt vào cây tre.
- Van xin.
- Anh cưới cô gái và sống rất hạnh
phúc.
-Nghe cô tóm lại và giáo dục
- Có ạ.
-Nghe cô hướng dẫn và thực hiện

chơi.
-Trẻ đọc câu vừa gắn.
- Không. Vì lão nhà giàu là người
xấu.
- Hiền lành, chăm chỉ.
19
gương người tốt và tránh xa những thói hư tậc
xấu. cô khen các con và bây giờ các con cùng
chào tạm biệt các cô nào.
* Ngoài các bước dạy trẻ trên lớp khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm thơ văn
cô cũng cần chú ý những vấn đề giao tiếp với trẻ như sau.
Khi đọc cô giáo lúc nào cũng nhìn xuống trẻ. Cách giao tiếp như vậy có ý
nghĩa rất lớn, nó giúp trẻ hiểu được tình cảm tư tưởng của người trình bày. Việc
đưa mắt nhìn trẻ chỉ được thực hiện khi một ý đã kết thúc trọn vẹn, tránh cách nhìn
liên tục, liên tiếp từ đối tượng này sang đối tượng khác như vậy để làm phân tán
sức chú ý của trẻ.
Nếu trẻ chưa hoàn toàn tập trung tư tưởng cô phải tăng cường đọc diễn cảm
hơn nữa, trình bày hình tượng rỏ rệt hơn nữa để thu hút sự chú ý tập trung của trẻ.
Nếu có em nào đang nghe mà nghịch ngợm, chọc quấy các bạn thì phải thu
hút sự chú ý của em đó bằng cách nhìn em đó thường xuyên hơn, hoặc là dùng câu
nói có liên quan đến nội dung của bài học. Ví dụ: dạy cháu bài thơ “ ảnh Bác” của
Trần Đăng Khoa. “Này Doanh, Bác Hồ đã dặn các cháu những gì? Hay “Đức có
biết bạn Minh Khai đã tặng gì cho mẹ trong ngày mùng 8 tháng 3 không? ”.
Cô giáo cần phát huy tính tích cực của trẻ, đặt ra những câu hỏi gợi ý để trẻ
tự suy nghĩ và tìm ra câu trả lời rút ra kết luận. Ví dụ Bài thơ “Dán hoa tặng mẹ”,“
Mẹ của bạn Minh Khai như thế nào khi được bạn Minh Khai tặng quà?” hay Bài
thơ “ Anh Bác” của Trần Đăng Khoa,“ Vì sao Bác Hồ lại căn dặn cháu nhiều điều
như thế”?
Qua tác phẩm cho cháu làm quen cô góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về
tự nhiên - xã hội giúp giải đáp thắc mắc cho trẻ về các hiện tượng, sự vật, nguồn

gốc, về cấu tạo … qua đó giáo dục các cháu về:
20
Giáo dục đạo đức: cô phải nêu lên cho trẻ những tấm gương tốt, trẻ cần
phải học tập những tấm gương tốt và biết những gì ngược lại với tốt là xấu và
không nên làm theo.
Giáo dục thẩm mỹ: cho trẻ cảm nhận cái hay cái đẹp trong xã hội hiện thực
(cái được phản ánh), trong tự nhiên đồng thời phải giáo dục trẻ làm theo những tấm
gương tốt, chính là cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người (tình cảm
đối với những người ruột thịt, tình cảm với lãnh tụ, với bạn be, người thân…) Cái
đẹp trong tự nhiên đem lại cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh biết trân
trọng giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, đẹp biết bao các loài hoa:
“ Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa”.
Và cái đẹp của chính ngôn ngữ (cái phản ánh) tác phẩm cũng đa dạng như
nội dung phản ánh. Để miêu tả thiên nhiên, các con vật các nhà thơ thường sử dụng
lối ví von, so sánh, kết hợp, với lối nói ẩn dụ…
“ Trăng hồng như quả chín
Lững lơ lên trước nhà”.
Góp phần làm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ được tiếp nhận những khái
niệm mới thì cũng được tiếp nhận một số từ mới nhất định nào đó. Trong khi dạy
thơ cho trẻ cô giáo cần luyện cho trẻ không nói lắp, không nói ngọng, không nói
đớt, nói rõ ràng, thong thả…
Kết qủa cháu rất thích học thơ tôi dạy, lại nhanh thuộc và nhớ lâu.
Ngoài tiết dạy chính, để giúp trẻ học thuộc bài thơ, hiểu đầy đủ hơn, tôi cũng
chú trọng vào hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Tôi thường xuyên cho trẻ đọc lại các bài
thơ đã học và dạy thêm cho trẻ một số bài thơ ngoài chương trình, một số bài đồng
21
dao, ca dao, cho trẻ xem tranh, sách thơ ở góc văn học, tăng cường cho trẻ đọc thơ,

giúp trẻ khám phá nội dung bài thơ đơn giản để phát triển ngôn ngữ và trí tưởng
tượng.
Với đặc thù là lớp ghép nhiều độ tuổi trong quá trình dạy trẻ học thơ, tôi chú
trọng hơn đến các cháu lớn. Đồng thời động viên khuyến khích những cháu bé để
cháu được làm quen. Vì nhất là ở chương trình mẫu giáo 26 tuần và lớp ghép nhiều
độ tuổi chưa qua chương trình bé, nhỡ nên tôi luôn quan tâm nhiều để cháu tiếp thu
bài tốt hơn.
Từ đó mỗi hình ảnh đẹp của bài thơ, câu đố… cũng có nhiều tác dụng với trẻ
ngay từ bé. Giáo dục cháu lòng yêu thương quê hương đất nước. Trẻ càng yêu văn
học, yêu cuộc sống, phát triển óc tư duy cho trẻ khi suy nghĩ để tìm câu trả lời, nên
tôi thường xuyên sưu tầm những câu đố về thế giới xung quanh trẻ để đố trẻ.
Qua môn làm quen văn học, thơ ca có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mẫu giáo.
Nó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển tư duy, trí tưởng tượng giúp trẻ
thêm yêu thiên nhiên, yêu thơ ca, phát triển cho trẻ nhân cách, tình cảm tốt đẹp…
giúp trẻ hình thành cơ sở đọc viết, đặt nền móng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1
trường phổ thông.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
I. Kết quả đạt được:
Với những biện pháp trên thực tế trong quá trình dạy trẻ học thơ và sử dụng
những biện pháp trên. Kết quả trẻ lớp tôi rất hứng thú trong giờ học thơ. Thông qua
các bài thơ, trẻ đã được giáo dục toàn diện các mặt. Trẻ biết yêu thương mọi người,
có tình cảm tốt đẹp, phát triển toàn diện hơn. Thông qua các bài thơ qua đọc thơ
chữ to trẻ được làm quen chữ cái, phục vụ tốt hơn cho bộ môn làm quen chữ cái,
tạo tâm thế vững chắc cho trẻ vào lớp một phổ thông. Được thể hiện qua bảng số
liệu sau đây:
Sĩ số
Kết quả Ghi
chú
22
Hứng thú học tập Thuộc thơ Nhớ truyện

GKI CKI GKII GKI CKI GKII GKI CKI GKII
20
Nhìn bảng số liệu cho thấy mức độ tiến bộ tăng dần về cuối năm học.
II. Bài học kinh nghiệm:
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được tôi đã rút ra được một số bài
học kinh nghiệm để thực hiện tốt các giờ dạy thơ trong bộ môn làm quen văn học
ssau đây:
Để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn đáp ứng nhu cầu của ngành học, để giờ
học đạt kết quả như mong muốn người giáo viên cần:
Một là, Trong công tác giảng dạy phải có lòng yêu trẻ, tinh thần trách nhiệm cao,
kỷ luật tốt, không ngại khó khăn; nghiên cứu kĩ bài trong quá trình soạn giảng; nắm
chắc yêu cầu trọng tâm của bài dạy.
Hai là, Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt phương
pháp dạy học, phối hợp, lồng ghép phù hợp phương pháp dạy học đặc trưng môn
học trong dạy học thơ cho trẻ; luôn tìm tòi những phương pháp hay, sáng tạo để
giảng dạy. Quan tâm đến việc dạy học tích hợp: thực hiện tốt hoạt động mọi lúc,
mọi nơi để chuẩn bị nội dung kết hợp cho bài dạy.
Ba là, Chuẩn bị tốt học liệu, giáo cụ trực quan và phát huy tối đa giá trị đồ dùng
trực quan hiện có, tích cực sưu tầm tài liệu phục vụ cho tiết dạy. Tích cực làm đồ
dùng phục vụ cho tiết học.
Bốn là, Thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tham gia học tập
chuyên đề do trường, do ngành tổ chức; tích cực tham gia dự giờ đồng nghiệp, thao
giảng và dự thao giảng chuyên đề nhà trường và phòng giáo dục tổ chức. Không
ngừng tự học tập, tự nghiên cứu chuyên môn.
23
Năm là, quan tâm duy trì và củng cố những nền nếp, thói quen tốt của cháu trong
sinh hoạt, vui chơi, học tập và các hoạt động khác ở trường, lớp.
Tóm lại:
Việc dạy thơ cho trẻ mẫu giáo trong môn văn học có ý nghĩa lớn trong việc
giáo dục nhân cách cho trẻ cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt. Các em

đến với thơ bao giờ cũng thể hiện cảm xúc chân thành, hồn nhiên trong trẻo, bởi sự
yêu gét trong các em thường rất rỏ ràng và thẳng thắng. Các em thường bộc lộ tình
cảm yêu thương với vạn vật, với những con người mà các em yêu quí. Ví dụ như
ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè…
Trên đây là đề tài mà tôi nghiên cứu trong năm học 2010 – 2011 do là năm
đầu tiên dạy bộ môn làm quen với văn học theo chương tình mới, chắc chắn còn có
sai sót. Kính mong được đồng nghiệp và cấp trên góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Đak Pơ, 2 - 2011
24

×