Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.87 KB, 12 trang )

SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ỨNG HOÀ
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Tác giả : VŨ THANH HUYỀN
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Lưu Hoàng
Năm học 2009 – 2010
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do- Hạnh phúc
……………………
ĐỀTÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009-2010
…………………
I- SƠ YẾU LÝ LỊCH
HỌ VÀ TÊN: Vũ Thanh Huyền
SINH NGÀY: 14 tháng 11 năm 1980
NĂM VÀO NGÀNH: 2005
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG MẦM NON LƯU HOÀNG
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN: CAO ĐẲNG
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHEN THƯỞNG : GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
II-NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/ TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
2/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Làm quen với môi trường xung quanh là một hoạt động giúp trẻ mầm non


khám phá thế giới xung quanh mình thông qua việc tiếp xúc với môi trường
3
xung quanh, để từ đó trẻ khám phá sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh
và có thái độ tích cực với môi trường.
Làm quen với môi trường xung quanh bao gồm các kỹ năng tư duy,quan
sát, suy luân, dự đoán, phân loại, đo lường, trải nghiệm bởi vì môi trường cho
trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích trẻ hoạt động,
và có ý nghĩa giúp trẻ tìm tòi, khám phá, những điều mới lạ của trẻ trong cuộc
sống để từ đó kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung.
Làm quen với môi trường xung quanh dã tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội các
biểu tựơng khái quát về sự vật hiện tượng, hiểu được mối quan hệ và sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa chúng.Vì vậy khi tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường
xung quanh một cách đúng đắn, trẻ không những lĩnh hội tri thức về sự vật hiện
tượng xung quanh, mà còn học được cách thức tiếp cận đối tượng, cách thức
khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh. Nhờ
đó các quá trình tâm lý, các phẩm chất trí tuệ và ngôn ngữ của trẻ ngày càng
phát triển và hoàn thiện. Chính qúa trình nhận thức thế giới khách quan đã tạo
điều kiện để phát triển thể chất, thẩm mỹ, đạo đức và lao động cho trẻ. Góp
phần tích cực cho trẻ lĩnh hội những tri sau này.
Từ nhận thức trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm mọi biện pháp để giúp trẻ
làm quen với môi trường xung quanh một cách có hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó
tôi đã chọn đề tài này.
3/ PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Đề tài này được tôi thực hiện trong một năm học.Từ tháng 9 năm 2009 đến
tháng 5 năm 2010. tại ttrường mầm non Lưu Hoàng- ứng Hoà- Hà Nội.
III/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1/ Khảo sát thực tế.
a/ Thuận lợi.
4
- Đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ.

- Được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm giúp đỡ.
- Môi trường xung quanh gần gũi trẻ.
b/ Khó khăn.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học chưa phong phú, sinh động và chưa
phù hợp với chủ đề chủ điểm.
- Chưa có góc tuyên truyền về môi trường xung quanh cho các bậc phụ
huynh.
- Trong trường chưa tạo được góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động khám phá
trải nghiệm.
- Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bé làm quen với môi
trường xung quanh dối với sự phất triển của trẻ.
- Phụ huynh đa số là làm nông nghiệp cho nên trtẻ không có điều kiện để đi
tham quan những khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và đặc biệt trẻ
chưa được ra Hà Nội, đi thăm lăng Bác đi thăm vườn bách thú.
- Trình độ giáo viên còn hạn chế.
2/ Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
- Trước khi thực hiện đề tài này tôi tiến hành khảo sát lớp A2 với số trẻ là 25
cháu và kết quả như sau.
STT Khả năng quan sát, so sánh, phân
loại, thử nghiệm, dự đoán
Kết quả
Số lượng Tỉ lệ %
01 Loại tốt 03 12%
02 Loại khá 04 16%
03 Loại trung bình 08 32%
04 Loại yếu 10 40%
Thông qua 9 tiết dạy được tổ chuyên môn nhà trường đánh giá kết quả như sau
STT Phân loại Kết quả
Số lượng Tỉ lệ%
5

01 Tiết tốt 01 11%
02 Tiết khá 03 34%
03 Tiết đạt yêu cầu 04 44%
04 Tiết không đạt yêu cầu 01 11%
Qua kết quả trên khiến bản thân tôi phải suy nghĩ làm thế nào để có nhiều
tiết dạy tốt và khả năng nhận thức cuả trẻ về môi trường xung quanh tốt
hơn.Trước những suy nghĩ như vậy vơí những kiến thức đã học cùng với kinh
nghiệm dạy trẻ đã tích luỹ được, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm ra một số
kinh nghiệm dạy trẻ 5- 6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh như sau.
IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1 / Xây dựng cơ sở vật chất.
- Muốn có một giờ học môi trường xung quanh đạt kết quả cao cần có đủ về
cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
- Phòng học rộng có đủ đồ dùng dạy và học cho cô và trẻ. Tạo ra các góc
mở để trẻ được tìm tòi khám phá.
- Làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải.
- Sưu tầm tranh ảnh, theo chủ đề để trẻ được làm quen.
- Tạo một góc dành riêng cho trẻ khám phá gồm sách, dụng cụ thí nghiệm
đơn giản và những vật trẻ có thể sờ mó như cân, chai, lọ, nam châm, lá khô,
hạt khô
2 /NÂNG CAO KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH.
- Biết kỹ năng thực hành và phương pháp dạy trẻ làm quen với môi trường
xung quanh còn hạn chế nên bản thân tự khắc phục bằng cách:
+ Thường xuyên học hỏu bạn bè đồng nghiệp và những người xung quanh.
+ Tham gia dự thi giáo viên giổi cấp trường, cụm, cấp huyện và học các lớp
chuyên đề do nhà trường và huyện tổ chức. Để từ đó rút ra kinh nghiệm cho
bản thân sau mỗi tiết dạy.
+ Sưu tầm tranh ảnh phù hợp với chủ đề chủ điểm, để trẻ được tìm tòi khám
phá.

6
+ Nắm chắc phương pháp môi trường xung quanh với từng loại bài.
+ Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, ban giám hiệu, rút kinh
nghiệm sau mỗi lần dự giờ thăm lớp từ đó khắc phục thiếu sót của mình để lần
sau dạy trẻ tốt hơn.
+ Để dạy trẻ học một cách tích cực tôi đã dùng nhiều thủ thuật khác nhu như
cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám bằng các giác quan.
Dành thời gian nhất định cho trẻ cầm nắm ngấưm nghía chơi với đối
tượng, bắt chước vận động , tiếng kêu, hình dáng của sự vật hiện tượng sau đó
cho trẻ thể hiện những gì đã khám phá được bằng cách cô đưa ra các câu hỏi
gợi mở nhằm kích thích tư duy của trẻ phát triển.
+ Coi trọng việc sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu
sự thay đổi của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: khi cho trẻ làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình tôi
đã cho trẻ xem một đoan phim về các con vật nuôi và tôi dặn trẻ về nhà quan
sát các con vật nuôi trong gia đình mình như; lắng nghe tiếng kêu, quan sát
đặc điểm vận động thức ăn sinh sản của chúng.
Khi vào tiết dạy tôi cho trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình mà trẻ
biết thì trẻ rất hào hứng kể và phân biệt được rất rõ đâu là vật nuôi trong gia
đình.
+ Khi tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ tôi luôn cho trẻ được tham gia
vào bằng mọi hình thức như; cho trẻ nói đặc điểm của con vật, đồ vật, bắt
chước tiếng kêu của con vật, đồ vật, tạo dáng về con vật đồ vật. Nhưng tôi
không áp dặt trẻ phải mô phỏng như thật mà cho trẻ chơi theo trí tưởng tượng
của trẻ.Từ đó trẻ thấy được sự giống nhau và khác nhau của các sự vật hiện
tượng.
+ Điều quan trọng là tôi luôn xen kẽ giữa động và tĩnh để trẻ được học mà
chơi, chơi mà học bằng các trò chơi, bài hát đọc đồng dao, ca dao về các con
vật, đồ vật, từ đó giúp phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ.
7

+ Bên cạnh đó thông qua mỗi tiết dạy tôi luôn chú ý tới việc nồng giáo dục
về mọi mặt cho trẻ tuỳ theo nội dung bài dạy để giúp trẻ hiểu được lợi ích và
tác hại của chúng.
3/ XÂY DỰNG TIẾT HỌC DƯỚI HÌNH THỨC CHƠI VÀ THEO MỘT
CHỦ ĐỀ.
_ Trò chơi là yếu tố quan trọng đưa tới thành công của tiết học. Trò chơi là
thủ thuật dễ gây hứng thú cho trẻ nhất vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
trẻ mẫu giáo. bên cạnh đó việc xây dựng tiết học theo một chủ đề xuyên suốt
là một trong những biện pháp nâng cao chất lưopựng các môn học nói chung
và môn “ làm quen với môi trường xung quanh nói riêng”.
-Hiện nay xu thế đổi mới là dạy học theo chủ đề, tích hợp nhiều các nội dung
giáo dục trẻ. Mặt khác, việc tổ chức tiết học theo chủ đề là phù hợp với sự phát
triển tư duy lô gíc của trẻ. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó đòi hỏi giáo
viên phải có sự sáng tạo và cố gắng rất nhiều thì mới có thể tổ chức được. Bởi
vậy đối với mỗi loại bài tôi luôn chọn chủ đề cho phù hợp.
- Ví dụ thông qua chủ đề “Những con vật ngộ nghĩnh” cho bài làm quen với
các con vật nuôi tronh gia đình.
- Ngoài ra, xây dựng tiết học dưới hình thức chơi và theo một chủ đề còn có
tác dụng tích hợp được nhiều nội dung giáo dục khác vào trong tiết học Làm
quen với môi trường xung quanh như ; Văn học, âm nhạc, tạo hình, toán , hoạt
động vui chơi Điều đó rất phù hợp với xu hướng đổi mới hiệ nay là dạy học
tích hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ.
4/ SỬ DỤNG BÀI HÁT, THƠ CA, CÂU ĐỐ, TỤC NGỮ, CA DAO.
- Việc sử dụng các bài thơ câu đố và những bài hát phù hợp với chủ đề tiết
dạy cũng là một thủ thuật để tạo hứng thú cho trẻ. Vào đầu tiết học, những chỗ
chuyển phần, chuyển trò chơi và khi kết thúc tiết học. Tôi luôn chọn những bài
hát, đoạn thơ ngắn, câu đố, ca dao vui, thì sẽ làm không khí của tiết học sôi nổi
hơn vui hơn và nó tạo sự liên kết giữa các phần, các trò chơi trong tiết dạy với
nhau.
8

Để có được những bài hát, bài thơ câu đố, đồng dao, tôi đã sưu tầm và
sáng tác để áp dụng phù hợp với từng loại bài, lopại tiết, từng trò chơi, chủ đề.
Ví dụ; Chủ đề “ Cùng vui khám phá” tôi sưu tầm bài hát sau đó tôi thay
đổi lời bài hát cho phù hợp với chủ đề mình lựa chọn. Đến phần chuyển hoạt
động này sang hoạt động khác tôi phải sangá tác những đoạn thơ hay đồng dao
ngắn để trẻ hào hứng và không gò ép trẻ.
Ví dụ ; Khi làm quen với con vật nuôi trong gia đình tôi sáng tác vè con
vật vừa nhằm củng cố kiến thức vừa giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Dáng người lạch bạch
Chân ngắn có màng
Là vịt là ngan
Cổ cao là ngỗng
Lông phồng mào đỏ
Chứng tỏ là gà
Biết canh giữ nhà
Là con chó cún
Mồm kêu meo meo
Chứng tỏ là mèo.
Mồm kêu ụt ịt
Là con lợn ỉn
Biết cày biết bừa
Là trâu là bò
Loài vật hay quá
Bạn kể tiếp nha
Có thể noí sử dụng thủ thuật trên để tạo hứng thú cho trẻ là rất phù hợp.
Qua sử dụng thủ thuật này tôi thấy không khí của tiết học sôi nổi hẳn lên.
Trẻ không bị áp đặt gò bó mà vẫn đạt được kết quả tốt trong hoạt động nhận
thức.

9
5/ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH Ở MỌI LÚC MỌI NƠI.
- Hàng ngày cho trẻ dạo chơi thăm quan ngoài trời để trẻ dược quan sát sự
vật hiện tượng xung quanh, được thăm vườn cây ao cá, quang cảnh xung quanh
trường, cánh đồng lúa, một số phương tiện giao thông, phong cảnh quê hương
làng xóm.
- Khi chuẩn bị chuyển sang chủ đề mới thì cho trẻ tham quan với nội dung
theo chủ đề.
- Thường xuyên cho trẻ xem tranh ảnh vào lúc đón trả trẻ. Khi trẻ được quan
sát nhiều lần thì hệ thống câu hỏi sẽ tích luỹ được nhiều, để khi vào tiết dạy cô
hướng sự chú ý của trẻ vào những chi tiết nhỏ trên đối tượng mà trẻ đã quan sát
để rồi trẻ phản ánh kết quả đã quan sát, khám phá bằng nhiều hình thức như,
miêu tả, hỏi, kể lại, thuật lại, vẽ, đóng kịch
- Ngoài ra tôi còn khuyến khích trẻ thử nghiệm để rèn luyện tính kiên trì và
kỹ năng ghi nhận thông tin chính xác.
V/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
-Sau một năm thực hiện đề tài tôi thấy trẻ khám phá môi trường xung quanh
hứng thú hơn, tự nguyện hơn từ trong sinh hoạt hàng ngày đến các lĩnh vực
khác nhau. Kết quả cụ thể qua từng tiết học với số trẻ là 25 cháu như sau:
STT Kỹ năng quan sát,so
sánh, phân hạng
Kết quả khi chư
thực hiện
Kết quả khi đã
thực hiện
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
01 Loại tốt 03 12% 12 48%
02 Loại khá 04 16% 11 44%
03 Loại trung bình 08 32% 02 08%

04 Loại yếu 10 40% 0 0%

10
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau.
- Giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, có sự say mê với nghề nghiệp.
Cần phải đầu tư sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy bộ môn. Biết
áp dụng hình thức dạy mới, sáng tạo, sinh động, hấp dẫn trẻ, nhằm nâng cao
kết quả các tiết dạy. Muốn vậy bản thân giáo viên phải luôn chau dồi kiến
thức, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ .
1/ Làm đồ dùng đồ chơi sinh động, sáng tạo.
- Đồ dùng đồ chơi càng phong phú thì sự tiếp thu của trẻ càng đạt kết quả
cao, chính vì vậy giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo để tạo ra những đồ
dùng đồ chơi có tính hấp dẫn nôi cuốn trẻ đến với hoạt động nhận thức.
2/ Làm tốt công tác tuyên truyền.
Tuyên truyền, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể, phụ huynh trong
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Làm được như vậy chúng ta mới hoàn
thành nhiệm vụ giáo dục trẻ một cách toàn diện.
3/ Tạo môi trường cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
- Giáo viên cần tạo môi trường phong phú, sạch sẽ và an toàn để trẻ khám
phá môi trường xung quanh.
- giáo viên cần giúp trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy đồng thời
là người hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên cần tổng hợp, phân tích, những kiến thức thu được khi thử
nghiệm và hìh thành ở trẻ thái độ tích cực với môi trường xung quanh.
- Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần sử dụng câu hỏi gưọi mở để trẻ giải
quyết vấn đề nhưng số lượng và tính chất câu hỏi ở từng bước khác nhau sẽ
giúp trẻ có được một số hiểu biết và phát triển tư duy tốt hơn.
VII/ NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ.
1/Lãnh đạo các cấp cần quan tâm hơn nữa đến việc trang bị cơ sở vật chất

đầy đủ cho các lớp .Đảm bảo đồ dùng dạy học cho giáo viên và đồ dùng học
tập cho trẻ.Tạo điều kiện cho cô và trẻ được đi tham quan thực tế ở một số
11
địa danh quen thuộc gần gũi, từ đó giúp trẻ mở rộng hiểu biết về môi trường
xung quanh.
2/ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ .
Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng về chuyên đề môi trường xung quanh
và bảo vệ môi trường, tăng cường xây dựng những tiết mẫu, dể giáo viên
được học hỏi và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
3/ Đối với giáo viên.
Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn trực tiếp các hoạt động của trẻ cần
linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, biện pháp thích hợp
để dạy trẻ. Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của giáo dục mầm non là: Giáo
dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp
một.
Trên đây là toàn bộ nội dung “Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo làm
quen VMTXQ” . Qua đề tài tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của các cấp
các nghành và các bạn đồng nghiệp tham gia đóng góp xây dựng cho đề tài
và bản thân tôi để đề tài ngày một hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!



Lưu Hoàng, ngày 04 tháng 05 năm 2010
TÁC GIẢ:

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Vũ Thanh Huyền
12


13

×