Bài 1: (2 tiết)
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Học sinh biết được những ngành nghề truyền thống ở địa phương Quảng
Trị và vai trò của các nghề truyền thống đối với sự phát triển của địa phương.
- Giải pháp giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa
phương.
2. Về kỹ năng:
- Học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy các nghề truyền thống của địa
phương.
- Tích cực tìm hiểu, học tập và tuyên truyền, bảo vệ các nghề truyền thống
của địa phương.
3. Về thái độ:
- Giáo dục học sinh biết trân trọng và giữ gìn các ngành nghề truyền
thống mà cha ông đã để lại, từ đó có trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống
ở địa phương.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Về nội dung:
- Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các ngành nghề truyền thống ở
Quảng Trị, giáo viên cần giúp học sinh thấy được tình hình các ngành nghề
truyền thống hiện nay để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm giữ gìn và phát
triển, đồng thời giúp học sinh thấy được các ngành nghề giúp cho nhân dân thoát
khỏi cảnh đói nghèo, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
- Trọng tâm của bài học này là giúp học sinh biết được vai trò của nghề
truyền thống đối với phát triển kinh tế và ổn định trật tự an ninh xã hội, thực
trạng và giải pháp khả thi để khôi phục và phát triển nghề truyền thống.
2. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên có thể linh hoạt tiến
hành dạy trong lớp hay tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu về nghề truyền
thống của địa phương.
- Căn cứ vào nội dung tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh để
tiến hành dạy trên lớp, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp: Nêu vấn để;
thảo luận nhóm; động não; xử lý tình huống…
3. Về tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu giáo dục địa phương lớp 9.
- Những tài liệu, thông tin về các nghề truyền thống ở địa phương nơi các
em đang sinh sống.
1
- Bảng phụ, tranh ảnh, phim liên quan đến các nghề truyền thống ở Quảng
Trị.
- Máy vi tính, máy projector, ti vi (nếu có).
II. GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Do đặc trưng của bài nên giáo viên có thể tùy vào điều kiện, đặc điểm của
trường, địa phương để tổ chức hình thức dạy học phù hợp. Các hoạt động dưới
đây chỉ gợi ý tổ chức dạy học theo hình thức bài lên lớp.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm học sinh trình bày một nghề truyền
thống tại địa phương (học sinh chuẩn bị trước) và phát biểu cảm nghĩ của mình
về vai trò của nghề truyền thống ở địa phương.
Từ phát biểu của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nghề truyền thống và thực trạng làng nghề
ở địa phương.
- Giáo viên chia lớp thành 4-8 nhóm (tùy theo điều kiện)
- Các nhóm nghiên cứu phần đặt vấn đề ở tài liệu giáo dục địa phương sau
đó thảo luận trả lời theo 2 nội dung sau:
Tên các nghề truyền
thống ở Quảng Trị
Nghề đó hiện nay còn
lưu lại ở những địa
phương nào?
Vì sao nghề đó còn lưu
lại và phát triển được?
1……………
2…………………
3……………………
1……………
2…………………
3………………………
1……………
2…………………
3………………………
.
Tên một số nghề truyền thống đã bị mai một Vì sao ?
1……………
2…………………
3……………………….
1……………
2…………………
3……………………….
- Các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình, cả lớp nhận xét và
bổ sung.
- Giáo viên chốt ý, kết luận nội dung 1 ở SGK.
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của làng nghề đối với giáo dục truyền
thống và phát triển kinh tế du lịch, giao lưu văn hóa, ổn định trật tự xã hội,
giảm tệ nạn xã hội
Giáo viên đặt câu hỏi:
- Các nghề truyền thống đã mang lại những lợi ích gì cho nhân dân địa
phương Quảng Trị?
Học sinh suy nghĩ trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung
Giáo viên kết luận nội dung 2 ở SGK.
2
Hoạt động 4: Giải pháp để giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền
thống của địa phương.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Nguồn nhân lực của các nghề truyền thống ngày nay như thế nào? Cần
làm gì để phát triển nguồn nhân lực đó?
+ Các cá nhân và nhà nước cần đầu tư và phát triển nghề như thế nào? (về
nguồn vốn, mặt bằng…)
+ Cần làm gì để các ngành nghề truyền thống ngày càng có thương hiệu
trên thị trường?
+ Trước thực trạng các ngành nghề truyền thống hiện nay ở địa phương, cần
có những giải pháp gì để giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống?
- Học sinh có thể trả lời cá nhân hoặc theo nhóm, sau đó lớp nhận xét và bổ
sung.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 5: Nhiệm vụ của học sinh trong việc giữ gìn và phát triển
nghề truyền thống ở địa phương.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận lớp:
+ Học sinh cần có nhiệm vụ gì trong việc giữ gìn và phát triển nghề
truyền thống ở địa phương?
+ Học sinh phát biểu, lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm nghề truyền thống ở
địa phương (sản phẩm do học sinh tự làm hoặc sưu tầm trước).
+ Yêu cầu học sinh giới thiệu về nguyên liệu tạo ra sản phẩm.
+ Công đoạn ( cách làm)
+ Công dụng của sản phẩm…
Hoạt động 6: Luyện tập và củng cố.
- Đọc phần đọc thêm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2,3 tài liệu giáo dục địa
phương dành cho học sinh.
- Nhắc học sinh luôn tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của các ngành nghề truyền thống ở địa phương.
- Giáo viên (học sinh) hệ thống nội dung toàn bài. Lưu ý các nội dung:
+ Vai trò của các nghề truyền thống đối với sự phát triển của địa phương.
+ Giải pháp giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa
phương.
+ Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn các nghề truyền thống ở
địa phương.
3