Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học
cơ sở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đáp
ứng yêu cầu chuẩn hóa
Lăng Ngọc Quân
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Trần Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Xác định cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
(THCS) theo “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học”. Đánh giá thực trạng Đội ngũ
giáo viên (ĐNGV) và công tác quản lý Phát triển đội ngũ (PTĐN) giáo viên các
trường THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (2009 – 2013). Đề xuất các
biện pháp quản lý PTĐN giáo viên THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng
yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Keywords. Quản lý giáo viên; Phát triển đội ngũ giáo viên; Vĩnh Phúc; Chuẩn nghề
nghiệp.
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo Việt Nam có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa
và con người, với những nhiệm vụ to lớn: Nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa,
hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân
được học tập suốt đời…
Từ năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”, với mục tiêu
tổng quát là “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn
hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lương tâm nghề nghiệp và trình
độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục
trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.”
Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học” (năm
2009) bao gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí để đánh giá và tự đánh giá nhằm phát triển chất
lượng ĐNGV bậc THCS, THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục.
“Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020” cũng đã chỉ rõ: Phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó đổi mới quản
lý cơ chế quản lý giáo dục là giải pháp đột phá và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là giải pháp then chốt…
Những năm gần đây, ngành GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và PTĐN giáo
viên các bậc học, trong đó có giáo viên THCS. Hiện nay, về cơ bản đã đảm bảo đủ số
lượng giáo viên THCS cho hoạt động giảng dạy- giáo dục trong địa bàn các huyện và
phần lớn đã đạt chuẩn về bằng cấp Tuy nhiên, Lập Thạch là một huyện nông nghiệp, các
trường THCS trên địa bàn nằm ở xa, quy mô học sinh phát triển mạnh; Mặt khác, do
truyền thống hiếu học của địa phương, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng…đã
tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn đối với số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên
THCS…
Đứng trước các yêu cầu đổi mới căn bản và phát triển giáo dục phổ thông hiện nay,
công tác PTĐN giáo viên THCS huyện Lập Thạch còn có không ít bất cập và trên thực tế
đang bộc lộ nhiều hạn chế: Số lượng giáo viên nhiều trường, nhiều môn còn thiếu so với
quy định; cơ cấu giáo viên còn mất cân đối giữa các bộ môn, lứa tuổi, giới tính; còn một
số giáo viên trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn, năng lực sư phạm còn hạn chế….
Về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XXV
(tháng 5 năm 2008) đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo
đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng. phấn đấu có đủ về số lượng, đồng bộ về chủng loại
giáo viên; 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó 80% chuẩn về trình độ, 90% trường THCS đạt
chuẩn Quốc gia.”
Từ những yêu cầu thực tiễn cấp thiết, ngành GD&ĐT Lập Thạch cần phải có những
biện pháp quản lý hiệu quả hơn để PTĐN giáo viên THCS, góp phần phát triển sự nghiệp
GD&ĐT của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện lập Thạch nói riêng.
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên trung học cơ sở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa”
làm luận văn tốt nghiệp đào tạo thạc sỹ QLGD của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý PTĐN giáo viên THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh
Phúc đáp ứng yêu cầu của “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo “Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học”.
3.2. Đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác quản lý PTĐN giáo viên các trường THCS
huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (2009 – 2013);
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý PTĐN giáo viên THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học;
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên THCS của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình quản lý PTĐN giáo viên các trường THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
theo yêu cầu “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ”
5. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn giới hạn việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐNGV các trường THCS
huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2009 – 2013.
- Yêu cầu chuẩn hóa ĐNGV theo “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo
viên trung học phổ thông” do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/ TT-
BGD&ĐT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/ 10 / 2009.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý PTĐN giáo viên THCS của huyện Lập Thạch nói riêng trong thời
gian qua vẫn còn có một số bất cập. Nếu lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện nghiên cứu xác lập
được các biện pháp quản lý PTĐN giáo viên theo hướng quán triệt, cụ thể hóa các tiêu chuẩn,
tiêu chí của “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT” do Bộ GD&ĐT ban hành
và phù hợp với các cơ sở lý luận QLGD, phù hợp với điều kiện thực tế giáo dục địa phương
thì các biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và nâng cao
chất lượng giáo dục bậc học nói chung.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu trong quá trình nghiên cứu
xác định cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm tổng kết các kinh nghiệm quản lý PTĐN giáo
viên các trường THCS huyện Lập Thạch.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý
và ĐNGV của các trường THCS về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của các trường và
thu thập thông tin (khảo nghiệm) về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đưa
ra.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Phương pháp xử lí số liệu thông kê và trình bày các bảng, biểu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày:
Chương 1: Cơ sở lý luận về PTĐN giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp;
Chương 2: Thực trạng quản lý PTĐN giáo viên các trường THCS huyện Lập Thạch tỉnh
Vĩnh Phúc;
Chương 3: Biện pháp quản lý PTĐN giáo viên THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc theo
Chuẩn nghề nghiệp;
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học. (Ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT- BGD ngày
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ).
3. Bộ Nội vụ, Quyết định số 06/2006/QĐ – BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban
hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.
4. Đặng Quốc Bảo- Đặng Bá Lãm - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Phạm Quang Sáng - Bùi Đức
Hiệp, Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2010.
5. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng cho lớp Cao học
Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI,
cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục,
Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội, 1994/2004.
8. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng về đánh giá trong giáo dục và Quản giáo dục
9. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục Đại học. NXB đại học Quốc
gia, 2002.
10. Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020.
11. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật,
Hà Nội, năm 1997.
12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
13. Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất
bản giáo dục Việt nam, 2010.
14. Nguyễn Minh Đường. Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới.
Chương trình đề tài khoa học cấp nhà nước, Đề tài KX- 07 – 14, Hà Nội, 1996.
15. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục,
Hà Nội
17. Đăng Xuân Hải, Tập bài giảng về Quản lý sự thay đổi trong giáo dục.
18. Trần Kiểm, Quản lý giáo dục nhà trường, Viện khoa học giáo dục. Nhà xuất bản giáo
dục. Hà Nội, 1997.
19. Trần Kiểm, Khoa học Quản lý nhà trường phổ thông. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội,
2002.
20. Đặng Bá Lãm (1998), Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH ở
nước ta, NXB Giáo dục, Hà Nội
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Trọng Hậu, Tập bài giảng về Lý luận quản lý giáo dục.
22. Trần Thị Bạch Mai, Tập bài giảng về Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục.
23. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niện cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường
CBQL GD – ĐT, Hà Nội, 1989.
24. Nguyễn Gia Quý (1996), Bản chất của hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, thành tựu
và xu hướng, NXB giáo dục, Hà Nội.
25. Quốc hội, Luật giáo dục năm 2005; bổ sung, sửa đổi một số điều năm 2009.
26. Viện ngôn ngữ, Từ điểm Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, 2002.
27. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.