Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện hưng hà, tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.85 KB, 22 trang )


1
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung
học Cơ sở Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình
trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Văn Khung

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đng Bá Lãm
Năm bảo vệ: 2011


Abstract: Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và pháp lý về phát triển đội
ngũ giáo viên. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trung
học cơ sở (GVTHCS) huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến nay. Đề xuất
biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo viên; Trường trung học cơ sở; Thái Bình

Content
1. Lý do chọn đề tài
Theo quan điểm dạy học tích cực, người thầy vừa là đạo diễn, người tổ chức, hướng
dẫn và tạo môi trường hợp tác, tương tác cho học sinh. Mức độ đáp ứng của người thầy đối
với các công việc đó là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Nghiên cứu để
phát triển đội ngũ GV là một chức năng của khoa học giáo dục.
Trước những yêu cầu mới, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, hoạch định chiến lược
phát triển đội ngũ GV và CBQL, nhằm phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH. Chỉ thị
số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ


nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
Những vấn đề lý luận trên đã cho thấy rõ việc phát triển đội ngũ GV nói chung và
GVTHCS nói riêng, ngày càng phải thực sự được quan tâm, nhằm xây dựng được đội ngũ GV
đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu giáo
dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Hưng Hà là một huyện có nền kinh tế thuần nông, kinh tế chưa phát triển so với các
huyện trong Tỉnh. Song trong những năm qua Huyện uỷ, UBND huyện đã xác định rõ vai trò
của giáo dục nói chung và vai trò của đội ngũ GV và CBQL nói riêng, đối với sự phát triển
KT-XH của huyện.
Những năm qua, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010,
ngành GD&ĐT huyện Hưng Hà đã đạt được một số thành tựu cơ bản: Huyện đã hoàn thành

2
vững chắc phổ cập Tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng giáo dục có sự chuyển
biến, tiến bộ cả về chất lượng đại trà và chất lượng HS giỏi. Đội ngũ GVTHCS của huyện
Hưng Hà trong những năm qua được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mt, song vẫn
còn có những hạn chế, bất cập về cơ cấu đội ngũ, về trình độ và năng lực. Nguyên nhân của
tình trạng trên là ngành GD&ĐT huyện Hưng Hà chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch
chiến lược, chưa dự báo được nhu cầu GV và đề ra các biện pháp có căn cứ khoa học, làm cơ
sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung
học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành QLGD, với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc
nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, nơi tôi đang công
tác.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS huyện Hưng

Hà đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại địa phương.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình trong những
năm gần đây đã được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập
về cơ cấu, về chất lượng đội ngũ. Nếu đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi về phát triển
đội ngũ GVTHCS, phù hợp với thực tế của địa phương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
đội ngũ, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục bậc THCS của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đến năm 2016.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh
Thái Bình từ năm 2006 đến nay
5.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ khảo sát nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng
Hà giai đoạn 2006-2011 và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện
Hưng Hà đến năm 2016.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các các tài liệu lý luận, các
văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên
quan đến đề tài .
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân
tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài; lấy ý kiến chuyên gia về mức độ cần
thiết, khả thi của các biện pháp.
7.3. Nhóm phương pháp khác: sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp dự báo,
phương pháp so sánh.

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GV.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

3
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đến năm
2016.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG
HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
Vấn đề xây dựng phát triển đội ngũ GV được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước đề cập. Đc biệt trong những năm gần đây nhiều dự án, đề án, luận án tiến sĩ, luận văn
thạc sĩ đã nghiên cứu vấn đề xây dựng phát triển đội ngũ GV từ những khía cạnh khác nhau,
nghiên cứu những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn công tác xây dựng phát triển đội ngũ GV
ở các ngành học, cấp học và các địa phương khác nhau:
- Đề tài khoa học “Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế” (Chủ nhiệm đề tài: Vũ Trọng Rỹ, năm 2007) với mục đích: Xác định được
tầm nhìn giáo dục đến năm 2020 trên cơ sở những luận cứ khoa học xác đáng, từ đó phác
thảo những định hướng phát triển giáo dục, đào tạo trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc
tế. Một trong những giải pháp là: Đổi mới cơ bản công tác QLGD; xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ QLGD đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng
- Luận văn Thạc sĩ: “Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở thành
phố Hà Đông nhằm tăng cường chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê
Văn Huấn.
Ở huyện Hưng Hà, trong nhiều năm chưa có đề tài nghiên cứu sâu về công tác phát triển
đội ngũ GVTHCS. Vì vậy, tôi chọn đề tài này, nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng về đội
ngũ GVTHCS trong huyện, qua đó đề xuất những giải pháp phát triển đội ngũ GVTHCS đáp
ứng yêu cầu mới về giáo dục phổ thông.

1.2. Các khái niệm chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
QLGD là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của
chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở
và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.
1.2.2. Giáo viên, đội ngũ giáo viên
1.2.2.1. Giáo viên
Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục Mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là một tập thể những người đảm nhiệm công tác giáo dục và dạy
học ở các cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu
chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định.
1.2.3. Phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động của sự vật hiện tượng
theo chiều hướng tiến lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cái mới, cái tiến bộ ra
đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.
1.2.4. Phát triển con người
Phát triển con người (tiếng Anh: human development) là sự phát triển mang tính nhân
văn. Đó là sự mở rộng cơ hội cho người dân nhằm hướng tới một cuộc sống đầy đủ vật chất,
phong phú về tri thức,
1.2.5. Phát triển nguồn nhân lực

4
Phát triển nguồn nhân lực là đào tạo nghề nghiệp, hình thành những khả năng chiếm
lĩnh kiến thức, tay nghề và năng lực; quá trình nhằm cung cấp những nguồn nhân lực cho phát

triển KT-XH cho đất nước.
1.3. Vị trí của giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Vị trí, vai trò của cấp THCS
Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một
dân tộc, nó đt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN, đồng
thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và tăng
cường quốc phòng.
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục THCS
Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ
thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoc đi vào
cuộc sống lao động.
1.3.3. Nội dung của giáo dục THCS
Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm
cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến
thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu
biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
1.3.4. Trường THCS và mạng lưới trường THCS
Trường THCS là cơ sở giáo dục của cấp học, nối tiếp nhiệm vụ của bậc tiểu học, nhằm
hoàn chỉnh học vấn phổ thông cơ sở. Đó là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục quốc
dân, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Hiện nay THCS đang trở thành cấp học được
phổ cập ở hầu hết các huyện, thị, thành phố, các địa phương đều có chủ trương bố trí mỗi xã,
phường ít nhất có 1 trường THCS.
1.3.5. Vai trò của cấp THCS trong phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình giáo dục của cấp THCS đều tham gia vào cả 3 mục tiêu là nâng cao dân trí;
đồng thời tạo tiền đề, điều kiện cho đào tạo nhân lực, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Chất
lượng đào tạo của cấp học này có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội.
1.3.6. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên THCS
Do vị trí và vai trò của cấp học THCS có đc điểm các cấp, bậc học khác. Vì vậy, đội
ngũ GV THCS cũng có những đc điểm khác với GV Tiểu học và giáo viên THPT.

GVTHCS có thể dạy một môn hoc một môn và dạy kiêm thêm môn khác theo ban đào tạo:
Toán - Lý, Lý - CN, Sinh - Hoá, Văn - Sử, Sử - GDCD…
1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
1.4.1. Quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên
Đội ngũ GV là nguồn nhân lực trong giáo dục. Vì vậy, phát triển đội ngũ GV là phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD&ĐT, tạo ra một đội ngũ (tổ chức) GV đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu (tổ chức, độ tuổi, giới tính, dân tộc), đảm bảo về chất lượng (trình
độ, tỉ lệ đào tạo, phẩm chất, năng lực) đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu phát triển GD&ĐT
trong từng thời kỳ phát triển của đất nước.
1.4.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên
1.4.2.1. Đáp ứng yêu cầu về số lượng: Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV,
ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD& ĐT - Bộ Nội vụ đã quy định: số GVTHCS cần có =
số lớp học x 1,9
1.4.2.2. Đồng bộ về cơ cấu: Tương thích theo độ tuổi, giới tính, chuyên môn, trình độ đào tạo
1.4.2.3. Nâng cao về chất lượng: Nâng cao chất lượng đội ngũ là một yêu cầu cấp thiết và
thường xuyên được thể hiện trên các lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; trình độ

5
chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực hoạt động chính trị xã hội;
năng lực phát triển nghề nghiệp.
1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên THCS
Dựa trên lý luận phát triển nguồn nhân lực có thể đề ra các nội dung phát triển đội ngũ
GVTHCS như sau:
- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS
- Tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên THCS
- Sử dụng có hiệu quả đội ngũ GV hiện có
- Tạo môi trường, động lực làm việc và khuyến khích sự phát triển đội ngũ giáo viên
THCS
- Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viênTHCS
- Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HƢNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Một số đặc điểm TN- KT-XH của huyện Hƣng Hà tỉnh Thái Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân số và hành chính
Huyện Hưng Hà được thành lập vào ngày 17 tháng 6 năm 1969 gồm 33 xã và 2 thị
trấn (thị trấn Hưng Hà và thị trấn Hưng Nhân). Hưng Hà là huyện thuộc đồng bằng châu thổ
sông Hồng, nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Trung tâm huyện cách thành phố Thái
Bình 27 km theo quốc lộ 39A. Phía Bắc giáp huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; phía Tây và Tây
Nam giáp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; phía Nam giáp huyện Vũ Thư; phía Đông giáp
huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 20.035,5 ha (200,2 km
2
). Trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 13.035,5 ha, đất canh tác là 12,492 ha chiếm 89,6% diện tích đất nông nghiệp.
Tổng dân số huyện Hưng Hà tính đến 31/12/2010 là 249.546 người; mật độ dân số
trung bình là 1196 người/ km
2
, tỷ lệ sinh 1,4%, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên : 0,9%.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế; văn hoá - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế: Nền kinh tế huyện phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng
khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm
(2005-2010) đạt 13,1%, vượt 1,9% so với mục tiêu đề ra. Năm 2010, giá trị sản xuất đạt
2.979 tỉ đồng (theo giá cố định năm 1994), theo giá thực tế đạt 7.217 tỉ đồng, tăng 84,6 % so
với năm 2005. Cơ cấu kinh tế năm 2010 nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 29,1%; công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 53,5%; thương mại, dịch vụ chiếm 17,4%.
2.1.2.2. Về văn hoá - xã hội
Hưng Hà - Một vùng đất “ Địa linh nhân kiệt”, vùng đất ngàn năm văn hiến, nơi đã
sản sinh ra biết bao nhân tài cho đất nước kể từ thời hai bà Trưng cho đến nay. Hưng Hà là
nơi sinh ra những con người kiệt xuất đã tạo lập nên triều Lý như Thái phó Lưu Ba, Thái uý
Lưu Khánh Đàm từng đứng đầu hàng võ tướng cùng Lý Thường Kiệt thắng Tống , bình

Chiêm.
Hưng Hà là nơi phát tích, khởi nghiệp của triều Trần với những nhân vật kiệt xuất như
Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung… làm lên hào khí Đông A lừng lẫy.
2.2. Tình hình GD&ĐT huyện Hƣng Hà tỉnh Thái Bình
2.2.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh
Hệ thống trường lớp phát triển hoàn thiện với 36 trường mầm non (255 nhóm trẻ 301
lớp mẫu giáo, số cháu mẫu giáo 5 tuổi ra lớp là 3.373 đạt 100%); 36 trường Tiểu học (611
lớp, 17580 học sinh); 34 trường THCS (401 lớp, 13497 học sinh); 5 trường THPT (131 lớp,
6579 HS, 285 GV); 1 trung tâm GDTX (26 lớp, 1312 học sinh)và 1 Trung tâm kỹ thuật tổng
hợp - dạy nghề.
2.2.2. Chất lượng giáo dục

6
Giáo dục Mầm non: Chất lượng nuôi dạy chăm sóc trẻ đã được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng giảm còn 7,8% ở mẫu giáo, 9,4 % ở nhà trẻ; chuẩn bị tốt thể lực, trí tuệ và tâm lý
tốt cho trẻ vào lớp 1.
Giáo dục Tiểu học: Chất lượng đạo đức có tiến bộ: 99,8 % số học sinh thực hiện đầy
đủ các nhiệm vụ. Chất lượng trí dục có chuyên biến tích cực: số học sinh có học lực giỏi môn
Toán đạt 34,9%, môn tiếng Việt đạt 42,5%; số hoc sinh có học lực yếu giảm còn 3,6% ở môn
Toán, 0,8% ở môn tiếng Việt; học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học lần 1 đạt 99,8%.
Giáo dục THCS: Chất lượng đức dục: tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm tốt đạt 75,1%, loại khá
đạt 20,8%, loại trung bình và yếu chiếm 4,1%. Chất lượng trí dục: tỷ lệ học sinh xếp học lực
giỏi đạt 13,9%, loại khá đạt 45,2%, loại trung bình chiếm 35,2%, loại yếu kém chiếm 5,7%.
Giáo dục THPT: Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và cao đẳng hàng năm
đạt cao thuộc vị trí tốp các huyện, thị dẫn đầu toàn tỉnh.
Giáo dục thường xuyên: Trung tâm GDTX, Trung tâm Dạy nghề đã góp phần tích cực
xây dựng một xã hội học tập, giáo dục cho mọi người, theo phương châm “cần gì học nấy,
học thường xuyên, học suốt đời”.
2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên
2.2.3.1. Số lượng

Bảng 2.1. Số lƣợng GV ngành GD&ĐT Hƣng Hà năm 2011
Cấp học
Tổng số
CBQL
GV
Tỷ lệ GV/lớp
Mầm non
927
73
854
1,2
Tiểu học
1017
79
938
1,5
THCS
980
71
909
2,3
THPT
300
15
285
2,2
( Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
2.2.3.2. Trình độ
Trình độ đào tạo được chuẩn hoá: GV Mầm non có trình độ trên chuẩn là 36,7 %; GV
Tiểu học có trình độ trên chuẩn đạt 84,6 %; GVTHCS trên chuẩn đạt 45,5%. Trình độ chuyên

môn nghiệp vụ được nâng cao, năm học 2010-2011 toàn ngành có 499 GV dạy giỏi cấp
huyện, 38 GV dạy giỏi cấp tỉnh, 48 GV đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học
Cơ sở vật chất của các trường được tăng cường: Tỷ lệ phòng học kiên cố bậc phổ
thông là 926/ 1427 phòng đạt 65%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được bổ
sung, 100% các trường THCS có phòng vi tính được nối mạng Internet, 94% số trường Mầm
non được nối mạng Internet.
2.2.5. Đánh giá chung về GD&ĐT huyện Hưng Hà
2.2.5.1. Ưu điểm: Công tác phổ cập GD được quan tâm và đạt kết quả tốt. Chất lượng GD có
sự chuyển biến theo hướng toàn diện: Chất lượng đại trà có chuyển biến tích cực, chất lượng
HS giỏi được duy trì và phát triển, kết quả HS đạt giải kì thi HS giỏi cấp tỉnh đạt cao. Đội ngũ
CBQL và GV được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, từng bước đảm bảo số lượng, cơ cấu, có
tay nghề khá vững vàng. Cơ sở vật chất được tăng cường, tỉ lệ phòng học kiên cố, trường học
đạt chuẩn quốc gia đạt cao. Công tác QLGD có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nền nếp và
hiệu quả. Công tác xã hội hoá được quan tâm đẩy mạnh cả về bề rộng và chiều sâu.
2.2.5.2. Hạn chế: Quy mô giáo dục bậc Trung học chưa hợp lí, tỉ lệ HS vào THPT chưa cao,
điểm đầu vào còn thấp, việc phân luồng HS học trung học kết hợp với học nghề chưa thực sự
đựợc quan tâm. Chất lượng GD có chuyển biến song chưa thật ổn định vững chắc, chưa thật
sự đáp ứng yêu cầu mới của GD. CSVC tuy được tăng cường song cũng chưa thật sự đáp ứng
yêu cầu mới, ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản trường học và cho các hoạt động GD còn
hạn hẹp. Một bộ phận đội ngũ CBQL và GV còn hạn chế về năng lực và trình độ đào tạo.
2.3. Tình hình giáo dục THCS huyện Hƣng Hà

7
2.3.1. Hệ thống trường lớp và quy mô học sinh
2.3.1.1. Hệ thống trường lớp: Toàn huyện có 34 trường THCS, trong đó có 33 trường ở 33 xã,
thị trấn và 1 trường THCS chất lượng cao tại huyện (trường THCS Lê Danh Phương). Trường
hạng 1: 0, trường hạng 2: 02, trường hạng 3: 32 trường.
2.3.1.2. Quy mô học sinh
Bảng 2.2. Quy mô học sinh THCS huyện Hƣng Hà từ năm 2006 đến 2011

Năm học
Số trường
Số lớp
Số HS
Bình quân
HS/lớp
2006-2007
33
437
16113
36,9
2007-2008
33
424
15063
35,5
2008-2009
33
403
14065
34,9
2009-2010
34
397
13638
34,4
2010-2011
34
401
13497

33,7
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
2.3.2. Phổ cập giáo dục
Đến tháng 12/2001 huyện Hưng Hà được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận đạt chuẩn
phổ cập. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS tăng nhanh, từ
80,5% năm 2001 lên 98,7% năm 2011.
2.3.3. Chất lượng giáo dục
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HSTHCS huyện Hƣng Hà
Năm học
Tổng số
HS
Tốt
Khá
Trung bình
Yêú
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ lệ
%
2006-2007
16113
10940

67.9
4012
24.9
1063
6.6
98
0.6
2007-2008
15063
10387
69.0
3776
25.1
836
5.5
64
0.4
2008-2009
14065
10014
71.2
3277
23.3
717
5.1
57
0.4
2009-2010
13638
9983

73.2
3082
22.6
532
3.9
41
0.3
2010-2011
13497
10136
75.1
2809
20.8
513
3.8
39
0.3
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)


Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học sinh THCS huyện Hƣng Hà
Năm học
Tổng số
HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yêú, kém
SL
Tỷ lệ

%
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ
lệ %
2006-2007
16113
1676
10.4
6413
39.8
6365
39.5
1659
10.3
2007-2008
15063
1770
11.7
5914
39.3
6040
40.1
1339
8.9

2008-2009
14065
1730
12.3
5794
41.2
5396
38.4
1145
8.1
2009-2010
13638
1759
12.9
6055
44.4
5005
36.7
819
6.0
2010-2011
13497
1881
13.9
6094
45.2
4750
35.2
772
5.7

(Nguồn:Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
Bảng 2.5. Kết quả học sinh giỏi THCS huyện Hƣng Hà
Năm học
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Tổng số
Tổng số
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
2006-2007
41
1804
147
325
827
505
2007-2008
41
2020
217
513
929
361
2008-2009
59
1576
101
398

605
472
2009-2010
49
1877
89
454
671
663

8
2010-2011
61
1644
153
308
528
655
((Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS huyện Hƣng Hà
2.4.1. Sự phát triển về số lượng của đội ngũ giáo viên THCS
Bảng 2.6. Sự phát triển số lƣợng GV THCS Huyện Hƣng Hà
Năm học
Số
lớp
Tổng số GV hiện có
Tổng số GV cần có theo định
biên (1,9 GV/lớp+ TPT+
CBQL)
Số GV

thiếu(-
)/thừa(+)
CBQ
L
GV
Tỉ lệ
GV/lớp
CBQ
L
TPT
GV
TS
2006-
2007
437
70
708
1,62
66
33
830
929
-151
2007-
2008
424
70
703
1,65
66

33
806
905
-132
2008-
2009
403
70
764
1,89
66
33
766
865
-31
2009-
2010
397
71
745
1,87
68
34
754
856
-40
2010-
2011
401
71

909
2,26
68
34
762
864
+116
(Nguồn: phòng GD&ĐT Hưng Hà)
2.4.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS
2.4.2.1. Cơ cấu theo bộ môn:
Bảng 2.7. Biến đổi cơ cấu giáo viên THCS huyện Hƣng Hà
Năm học
Số
lớp
Tổng số GV
(gồm cả
CBQL)
Chia ra
GV
KHTN
GV
KHXH
GV NN
GV AN;
MT
2006 - 2007
437
779
352
332

74
21
2007- 2008
424
773
357
321
73
22
2008 - 2009
403
834
381
317
87
49
2009 - 2010
397
816
371
309
87
49
2010 -2011
401
980
429
374
104
73

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
2.4.2.2. Cơ cấu theo giới tính và cơ cấu xã hội: GV nam chiếm tỷ lệ 45,8 %, nữ chiếm
54,2%, tỷ lệ đảng viên 55,8%. GV là người trong huyện 96,5%.
2.4.2.3. Cơ cấu theo độ tuổi: Độ tuổi dưới 30 chiếm 23,5%, từ 31 đến 40 chiếm 65,7%, từ 41
đến 50 chiếm 6,6%, từ 51-55 chiếm 2,8%, từ 56 tuổi trở lên 1,4%.
2.4.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
2.4.3.1. Phẩm chất đội ngũ: Đa số GV có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn tu dưỡng rèn
luyện về mọi mt xứng đáng là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Bảng 2.8. Trình độ chính trị đội ngũ GVTHCS huyện Hƣng Hà
Tổng số
GV
Đảng viên
Cao cấp
Trung cấp
Sơ cấp
T.số
Tỷ lệ
T.số
Tỷ lệ
T.số
Tỷ lệ
T.số
Tỷ lệ
980
498
50,8%
0
0
92
18,5%

406
81,5%

9
( Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 6/2011)
2.4.3.2. Trình độ đào tạo và năng lực:
Bảng 2.9. Trình độ đào tạo của đội ngũ GVTHCS huyện Hƣng Hà

Tổng số
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
Số
lượng
980
531
0
0
446

228
534
303
0
0
Tỷ lệ
(%)

54,2
0
0
45,5
23,3
54,5
30,9
0
0
( Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 6/2011)
Bảng 2.10. Giáo viên dạy giỏi THCS huyện Hƣng Hà

Tổng số GV
GV dạy giỏi cấp tỉnh
GV dạy giỏi cấp huyện
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
S. lượng

149
112
8
5
141
107
Tỷ lệ(%)

75,2
5,4
3,4
94,6
71,8
( Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 6/2011)
2.4.5. Đánh giá chung
2.4.5.1. Những điểm mạnh
Đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà trong những năm qua được tăng nhanh về số
lượng. Cơ cấu GV từng bước được đồng bộ, giải quyết dần sự mất cân đối về cơ cấu bộ môn,
GV được trẻ hoá, số GV là người địa phương chiếm tỉ lệ cao.
Chất lượng đội ngũ GV: Tỉ lệ GV đạt trên chuẩn được tăng rõ rệt, trình độ nghiệp vụ
sư phạm của GV được nâng cao. Đa số GV có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách
nhiệm cao, thực hiện chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước,
quy định của ngành GD-ĐT. Tỉ lệ GV là Đảng viên được tăng lên hằng năm.
2.4.5.2. Những hạn chế
Về cơ cấu: cơ cấu bộ môn chưa hợp lý, thừa GV Văn, Toán, Ngoại ngữ thiếu GV các
môn GDCD, Công nghệ, Thể dục, Địa lý, Sinh…
Về trình độ đào tạo: tỷ lệ GV đạt trình độ chuẩn trở lên chưa cao, chưa tương xứng với
năng lực, đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp GV. Một bộ phận GV, tuổi cao, sức khoẻ và trình
độ chuyên môn hạn chế.
2.5. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ GVTHCS của huyện Hƣng Hà

2.5.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS ở
huyện Hưng Hà đã có sự phối hợp khá cht chẽ giữa phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ. Trong
việc lập quy hoạch kế hoạch, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ đã bám sát vào kế hoạch của các
trường, đã xác định được cơ cấu giáo viên, định mức giáo viên, nhu cầu bổ sung GV ở các bộ
môn, số GV trong biên chế, số GV hợp đồng, GV nghỉ hưu trong toàn huyện, từ đó có kế
hoạch tuyển dụng kịp thời.
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL được tiến hành đúng quy trình (chỉ bổ nhiệm
CBQL có trong nguồn đã quy hoạch).
Hạn chế: Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS trong thời
gian qua chưa có dự báo mang tính chiến lược (5 năm trở lên). Công tác dự báo phát triển
giáo dục THCS độ chính xác không cao. Các chủ trương, giải pháp để xây dựng phát triển đội
ngũ GV đưa ra còn chậm và chưa tạo được bước đột phá, tính khả thi không cao. Việc tuyển
dụng GVTHCS còn nhiều bất cập về cơ chế, phân cấp về quản lý giáo viên. Việc bố trí,
sắp xếp GV chưa hợp lí giữa các trường trong huyện. Việc triển khai thực hiện kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng GVTHCS hiệu quả chưa cao.
2.5.2. Tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên

10
2.5.2.1. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên: Việc tuyển dụng GV được thực hiện đảm bảo công khai,
cht chẽ, đúng quy trình.
Hạn chế: Theo cách xét tuyển viên chức ngành giáo dục của huyện Hưng Hà hiện nay
còn thể hiện nhiều điểm bất cập. Theo phương pháp tính cộng điểm các tiêu chí, việc tuyển
chọn chưa thực sự chọn được người giỏi.
2.5.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng GV
Công tác đào tạo bồi dưỡng GVTHCS trong những năm qua được thực hiện khá tốt.
Trình độ và năng lực của đội ngũ GV được nâng lên đáng kể đảm bảo kiến thức để thực hiện tốt
các biện pháp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua thống kê đến tháng 6/2011, toàn
huyện 100% GV đạt trình độ chuẩn và 45,5% GV trên chuẩn. Số GV đạt trên chuẩn ngày một
tăng.

Hạn chế: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTHCS chưa có kế hoạch dài hạn.
Việc đào tạo nâng chuẩn chưa được kiểm soát cht chẽ về chất lượng đào tạo. Vì vậy, mc
dù trình độ chuyên môn có nâng cao song năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn của
GV sau khi đào tạo nâng chuẩn chưa tương xứng. Công tác bồi dưỡng GVTHCS hằng năm
chưa có kế hoạch cụ thể, nội dung chưa thiết thực, hình thức chưa phù hợp, vẫn mang nhiều
tính triển khai số đông. Việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng
mức.
2.5.3. Sử dụng đội ngũ GV hiện có
Việc luân chuyển đội ngũ CBQL thực hiện tương đối tốt tạo nên sự đổi mới hoạt động
giáo dục trong các trường, bố trí GV giảng dạy ở các trường THCS tương đối phù hợp với
trình độ chuyên môn, năng lực công tác, bước đầu tạo ra sự chuyển biến tích cực.
Hạn chế: Trong công tác bố trí sử dụng còn hiện tượng nể nang thiên về tình cảm, vì
người bố trí việc; việc điều động GVTHCS chưa đảm bảo hợp lí giữa các trường, có trường
rất thừa giáo viên môn này nhưng trường khác lại thiếu GV môn đó.
2.5.4. Tạo môi trường, động lực làm việc và khuyến khích sự phát triển đội ngũ GV
Môi trường làm việc của đội ngũ GV quan trọng nhất đó là xây dựng được một bầu
không khí dân chủ, cởi mở. Trong những năm qua, các trường đã thực hiện khá tốt cuộc vận
động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Các mối quan hệ luôn được chú
trọng, tạo được sự ổn định, đoàn kết thống nhất cao trong các trường.
Hạn chế: Ở một số trường vẫn còn hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, làm giảm đi uy tín
của người thầy trước HS và nhân dân. Một nguyên cơ bản chính là trình độ quản lý của một
bộ phận CBQL còn yếu, chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết các xung đột trong tổ chức;
ở một số GV nhận thức còn hạn hẹp, sống ích kỷ, có tư tưởng “quyền lợi cao hơn trách
nhiệm”.
2.5.5. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên
Về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức nói chung và
GVTHCS nói riêng trong những năm qua đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo
đúng quy định của Đảng và Nhà nước. 100% GV được chuyển xếp lương mới theo trình độ
đào tạo, vì vậy đã khuyến khích được GV đi học tập nâng chuẩn. Các chế độ lương, phụ cấp,
tiền thưởng của GV được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đối với một số đối tượng được hưởng

chế độ đc thù khác như chế độ thai sản, nghỉ ốm đều được thanh toán kịp thời theo đúng quy
định.
Hạn chế: Là một huyện thuần nông, cho nên huyện Hưng Hà chưa có các chính sách
thu hút sinh viên giỏi, GV giỏi về công tác tại địa phương; chưa có chính sách ưu đãi thoả
đáng để tạo động lực phấn đấu cho GV; việc hỗ trợ kinh phí cho GV đi học nâng chuẩn của
các trường, của huyện còn ít; việc trả lương cho GV hợp đồng còn thấp chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế, các chế độ BHXH, BHYT cho GV hợp đồng chưa được thực hiện.
2.5.6. Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

11
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá phân loại GV THCS huyện Hƣng Hà
Năm học
Tổng số
GV
Loại XS
Loại Khá
Loại TB
Loại Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2008- 2009
834
252
30.2

437
52.4
145
17.4
0
0
2009 - 2010
816
256
31.4
421
51.6
139
17.0
0
0
2010 - 2011
980
338
34.5
515
52.7
127
12.8
0
0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà)
Ưu điểm: Việc đánh giá xếp loại được tiến hành có nền nếp hằng năm, tỷ lệ GV xếp
loại xuất sắc, loại khá, tăng hằng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt, học tốt.
Hạn chế: Việc đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GVTHCS triển

khai hiệu quả chưa cao ở các nhà trường. Ý thức tự đánh giá của một bộ phận GV chưa cao,
đánh giá chưa khách quan, thiếu các nguồn minh chứng.
2.6. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ GV THCS huyện Hƣng Hà tỉnh
Thái Bình
2.6.1. Ưu điểm
Ngành giáo dục Hưng Hà đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của
Sở GD&ĐT, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp
cht chẽ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên
trong toàn ngành giáo dục trong đó có giáo dục THCS.
Quy mô giáo dục ổn định, công tác phổ cập giáo dục THCS, phổ cập trung học và nghề
luôn được quan tâm và duy trì. Kỉ cương nề nếp trong các trường THCS được giữ vững. Các
điều kiện phục vụ cho dạy và học, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư và từng bước đáp ứng
nhu cầu cho hoạt động giáo dục.
Chất lượng GD có sự chuyển biến theo hướng toàn diện. Chất lượng đại trà có chuyển
biến tích cực, chất lượng HS giỏi được duy trì và kết quả HS đạt giải trong các kì thi cấp tỉnh
tăng.
Đội ngũ CBQL và GV được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, trên chuẩn, từng bước
đảm bảo số lượng, cơ cấu có tay nghề khá vững vàng. Công tác QLGD có nhiều đổi mới đảm
bảo kỉ cương nề nếp và hiệu quả.
2.6.2. Hạn chế
Đội ngũ GV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, nhiều môn thiếu như các môn: Công
nghệ, GDCD, Điạ lí, Sinh vật , chất lượng chưa thật sự đồng đều tạo nên khó khăn trong sự
sắp xếp đội ngũ. Một bộ phận đội ngũ CBQL và GV còn hạn chế về năng lực và trình độ đào
tạo. Việc điều động GV chủ yếu theo nguyện vọng của GV, huyện chưa có kế hoạch chiến
lược về công tác điều động luân chuyển giáo viên nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV
giữa các trường. Cơ sở vật chất trường học một số trường xuống cấp chưa đảm bảo đủ các
điều kiện cho dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục khác, kinh phí cho giáo dục còn
hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
2.6.3. Nguyên nhân
Ngành giáo dục Hưng Hà trong đó có giáo dục THCS luôn nhận được sự quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện; sự phối kết hợp cht chẽ của các ban
ngành, đoàn thể trong huyện, sự cộng tác của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong toàn ngành
giáo dục. Đội ngũ CBQL giáo dục nhiệt tình, có năng lực. Đội ngũ GV ham học hỏi đạt tới
trình độ chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của toàn xã hội, nhân dân Hưng Hà với
truyền thống hiếu học từ ngàn xưa.
Khó khăn trong phát triển giáo dục THCS Hưng Hà có nguyên nhân chính đó là huyện
thuần nông, kinh tế còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, việc đầu tư kinh phí từ
nguồn ngân sách của địa phương cho ngành giáo dục rất hạn hẹp. Đội ngũ GV không đồng bộ
về cơ cấu bộ môn, tỉ lệ GV nam thấp, một bộ phận tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm,

12
đổi mới phương pháp còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ HS chưa quan tâm đến
việc học tập của con em.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2016
3.1. Những định hƣớng để xây dựng các biện pháp
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI
- Định hướng phát triển GD&ĐT tỉnh Thái Bình đến năm 2015
- Định hướng phát triển KT-XH huyện Hưng Hà giai đoạn 2010 - 2015
3.2. Nguyên tắc đề xuất xây dựng biện pháp
- Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình đến
năm 2016
3.3.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS
3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp: Dự báo quy mô học sinh THCS huyện Hưng Hà giai đoạn 2011 -
2016 để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng GV về số lượng, chất lựơng, cơ

cấu chuyên môn.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
Việc thực hiện dự báo theo trình tự sau:
- Dự báo phát triển về số lượng học sinh, quy mô trường, lớp THCS:
Để dự báo quy mô HS, số lớp THCS phải căn cứ vào các kết quả điều tra phổ cập dân số
độ tuổi (11-14 tuổi); căn cứ vào kế hoạch thực hiện quy mô trường, lớp học cấp Tiểu học,
THCS năm học 2011-2012. Từ đó áp dụng các phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp
sơ đồ luồng, phương pháp so sánh thực tiễn để tính toán có được dự báo về số lượng HS, số
lớp học THCS cho các năm tiếp theo.
Bảng 3.1. Quy mô trƣờng lớp học sinh Tiểu học năm học 2011-2012


Tổng số
Chia ra các khối

Số
trường
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5

HS
Lớp
HS
Lớp
HS
Lớp
HS

Lớp
HS
Lớp
HS
Lớp

36
17722
623
3736
133
3423
121
3796
133
3337
117
3430
119


(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 9/2011)


Bảng 3.2. Quy mô trƣờng lớp học sinh THCS năm học 2011-2012
Số
trường
Tổng số HS
Chia ra các khối
HS

Lớp
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
HS
Lớp
HS
Lớp
HS
Lớp
HS
Lớp
34
14089
418
3642
109
3418
103
3595
105
3434
101
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hưng Hà tháng 9/2011)
Bảng 3.3. Dự báo quy mô học sinh THCS giai đoạn 2011-2016
Năm học
Số HS THCS
Tổng số lớp
Sĩ số HS bình

quân/lớp

13
2011-2012
14089
418
33,7
2012-2013
14085
410
34,4
2013-2014
13643
408
33,4
2014-2015
14044
424
33,1
2015-2016
13888
419
33,1
2016-2017
14194
430
33,0

- Dự báo phát triển hệ thống trường lớp, GV THCS trong Huyện:
Căn cứ vào kết quả dự báo số lượng HS, số lớp THCS huyện Hưng Hà giai đoạn

2011-2016; căn cứ định mức GVTHCS theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-
BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ áp dụng hiện nay là 1,9
GV/lớp; căn cứ vào số GV hiện tại; sự tăng, giảm GV hằng năm do tuyển mới, nghỉ hưu,
chuyển công tác. Có thể thiết lập công thức tính số GV cho từng năm như sau:
Số GV năm sau = Số GV hiện tại + số GV tuyển mới - số GV nghỉ hưu, chuyển công
tác.
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu GVTHCS huyện Hƣng Hà giai đoạn 2011-2016
Năm học
Số
trường
THCS
Tổng số
lớp
Số GV
cần có
theo quy
định ( 1,9
GV/lớp)
Số GV
theo dự
báo (tính
cả GV hợp
đồng)
Tỉ lệ
GV/lớp
theo dự
báo (tính
cả GV hợp
đồng)
Số

CBQL,
TPT dự
báo
Tổng số
GV theo
dự báo
(tính cả
CBQL,
TPT)
2011-2012
34
418
794
941
2,25
105
1046
2012-2013
34
410
779
956
2,33
105
1061
2013-2014
34
408
775
971

2,37
105
1076
2014-2015
34
424
806
986
2,32
105
1091
2015-2016
34
419
796
1001
2,38
105
1106
2016-2017
34
430
817
1016
2,36
105
1121

Bảng 3.5. Nhu cầu GV THCS huyện Hƣng Hà theo các môn học cần bổ sung đến năm
2016

Môn
CN
GDCD
Địa
Sinh

TPT
Số lượng GV cần bổ
sung đến năm 2016
17
19
8
6
5
20

Trên cơ sở dự báo nhu cầu GV, hằng năm các trường cần lập kế hoạch chi tiết từng
khâu trong công tác quy hoạch, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tránh tình trạng mất cân
đối về số lượng GV.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

14
Các trường THCS lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV trong giai đoạn
2011 - 2016. Quy hoạch phải nhằm mục đích xây dựng cơ cấu đồng bộ và nâng cao trình độ
của đội ngũ đáp ứng được các yêu cầu của công tác giáo dục trong giai đoạn mới.
Dựa trên cơ sở quy hoạch của các trường, phòng GD&ĐT tiến hành lập quy hoạch
tổng thể trong toàn huyện.
3.3.2. Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo viên theo hướng khách quan, công bằng và có
yếu tố cạnh tranh đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm bổ sung, tuyển chọn GV để đảm bảo đủ số lượng GV theo định mức, đảm bảo
hợp lý về cơ cấu các bộ môn và từng bước nâng cao vững chắc chất lượng đội ngũ. Bổ sung,
tuyển chọn GV là biện pháp trước mắt và lâu dài, cần có sự quan tâm phối hợp đồng bộ của
các cấp các ngành.
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp
Việc tuyển dụng GV cần thực hiện đồng bộ hoá từ khâu xác định chỉ tiêu, bộ môn tuyển
dụng, đối tượng tuyển dụng, hình thức tuyển dụng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng hằng
năm. Kết hợp tốt các hình thức tuyển dụng vừa xét tuyển kết hợp với thi tuyển nhằm đảm bảo tuyển
dụng được những GV có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ bổ sung vào đội ngũ. Việc tổ chức các kỳ
xét tuyển, thi tuyển giáo viên cần đảm bảo tính khách quan, tính khoa học. Hội đồng xét tuyển, thi
tuyển phải được lựa chọn là những người thật sự công tâm, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ
chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao. Các tiêu chí để xét tuyển, trúng tuyển cần được công khai rộng
rãi.
Việc bổ nhiệm CBQL các nhà trường cũng cần được cải tiến, áp dụng thí điểm hình thức
thi tuyển để tiến tới xây dựng quy trình bổ nhiệm thật phù hợp với tình hình địa phương.
Việc phân công đội ngũ GV đảm bảo hợp lý, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn giữa các
trường và trong toàn huyện.
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện nội dung trên cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Có sự phối hợp cht chẽ giữa hiệu trưởng các trường THCS, phòng GD&ĐT và
phòng Nội vụ.
- Thành lập Hội đồng tuyển dụng cấp huyện, phòng GD&ĐT là cơ quan thường trực,
thành viên là phòng Nội vụ, Hiệu trưởng các trường có nhu cầu tuyển dụng.
3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ GV, trọng tâm là nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học, giáo dục và đạo đức tác phong theo Chuẩn
nghề nghiệp.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
Trên cơ sở đánh giá, phân loại GV hàng năm, gắn kế hoạch công tác đào tạo bồi

dưỡng với công tác quy hoạch. Phòng GD&ĐT, các trường xây dựng kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng GV xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng; hình thức đào tạo, bồi dưỡng hằng năm
và theo chu kỳ.
Các trường căn cứ vào việc phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ để thiết lập nội
dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, đc biệt
đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, tránh tình trạng ồ ạt gây khó khăn trong việc bố trí chuyên
môn, phải thực hiện sao cho sự xáo trộn là ít nhất.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện:
- Có sự phối hợp cht chẽ giữa các cấp QLGD với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV
đảm bảo chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng.

15
- Có chính sách khuyến khích về nâng lương, về bố trí công việc phù hợp với trình độ
và năng lực, hỗ trợ kinh phí cho những GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng trên chuẩn.
- Cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GV trong mối quan hệ biện chứng với việc lập quy
hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ GV.
3.3.4. Sử dụng đi đôi với thực hiện chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ GV
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Sử dụng với hiệu quả cao nhất đội ngũ hiện có. Tạo ra động lực phấn đấu, tu dưỡng
rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đội ngũ GV;
khuyến khích những GV có năng lực, tâm huyết, bên cạnh đó xử lý kiên quyết với GV thiếu
cố gắng vươn lên trong quá trình công tác, đảm bảo sự công bằng trong phân công lao động.
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp
Căn cứ các kỳ thi GV giỏi, hội giảng, kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại GV của trường
để bố trí sử dụng đội ngũ cho phù hợp với khả năng, năng lực của từng GV. Bố trí, sắp xếp
đúng người, đúng việc, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi GV là một yêu cầu bức thiết
trong việc sử dụng đội ngũ GVTHCS hiện nay, mỗi CBQL cần nhận thức sâu sắc vấn đề này
như kinh nghiệm người xưa đã từng áp dụng “dụng nhân như dụng mộc’’.
Một nội dung quan trọng chính là xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi.
Ở đó mọi thành viên trong tổ chức được tôn trọng, được tự khẳng định bản thân, được chia sẻ,

được ghi nhận công lao, thành tích; được tạo môi trường thuận lợi nhất để làm việc, sáng tạo
và cống hiến; các xung đột trong nhà trường cần được tìm hiểu đúng nguyên nhân, giải quyết,
xử lý hợp tình hợp lý, kịp thời và dứt điểm.
3.3.4.3. Điều kiện thực hiện
Có sự phối hợp cht chẽ giữa phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ, các trường với các cơ
quan chức năng khác có liên quan trong việc điều động, tuyển dụng, luân chuyển GV và
CBQL.
Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ trường học, huy động các nguồn ngân sách, xây
dựng quỹ thi đua khen thưởng, quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ tương trợ, đảm bảo khen thưởng
công bằng dựa trên kết quả công tác của cá nhân ở các mức độ phù hợp.
Việc sử dụng đội ngũ GV THCS mang tính thống nhất biện chứng với việc lập quy hoạch, đào tạo
bồi dưỡng , chế độ đãi ngộ và quá trình kiểm tra đánh giá GV.
3.3.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GV
THCS
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Đánh giá đúng thực chất, khách quan chất lượng đội ngũ giáo viên. Thông qua việc
đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên theo các tiêu chuẩn, tiêu chí (theo thông tư 30/2009/TT-
BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; thông tư số 29/2009/TT-
BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) giúp GV thấy rõ được mình
đang ở Chuẩn nào (hay chưa đạt Chuẩn), từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng
Chuẩn cao hơn.
Thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của GV theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT
ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ
sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, giúp cho các cấp quản lý giáo
dục bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng hoc giải quyết chế độ chính sách cho GV. Kết hợp
các hình thức đánh giá khác nhằm đánh giá khách quan chất lượng đội ngũ GV, từ đó giúp
cho GV, CBQL và các cơ quan QLGD các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV, làm
căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua cuối kỳ, cuối năm.
3.3.5.2. Nội dung của biện pháp
Thanh tra công tác quản lý của Hiệu trưởng, hoạt động sư phạm của nhà giáo theo

thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trọng tâm là

16
kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy chế các kỳ thi, việc thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT
về chương trình giảng dạy, quản lý cht chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, thực hiện quy chế
của nhà trường, đc biệt là yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, trật tự, vệ sinh, an toàn,
cảnh quan môi trường sư phạm, việc thực hiện mục tiêu Phổ cập trung học và nghề và đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa.
Kiểm tra thực hiện chỉ tiêu kế hoạch các hoạt động trong nhà trường, dựa vào kế
hoạch hoạt động của nhà trường đầu năm học. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định, đó
là việc thực hiện, hoàn thiện các loại hồ sơ được phân công, phụ trách như các loại hồ sơ cá
nhân, giáo án, sổ đầu bài, sổ điểm, học bạ của học sinh. Kiểm tra nền nếp giảng dạy và giáo
dục, kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp và các hoạt động khác của nhà trường như vệ sinh khung
cảnh nhà trường, việc thực hiện các hoạt động đầu giờ, giữa giờ…
Kiện toàn bộ máy thanh tra giáo dục, Phòng GD&ĐT phân công một cán bộ chuyên
trách thường trực công tác thanh tra, giúp Trưởng phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp
công dân theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo. Sử dụng đội ngũ GV cốt cán của Huyện
làm công tác thanh tra, kiểm tra, giúp Phòng GD&ĐT vừa kiểm tra, đánh giá được đội ngũ
vừa giúp đội ngũ GV nâng cao nghiệp vụ trong công tác giảng dạy, giáo dục HS. Đây chính là
mục tiêu mà công tác kiểm tra cần đạt được.
Việc đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo Chuẩn Hiệu trưởng, đánh giá GV theo Chuẩn
nghề nghiệp GVTHCS cần tổ chức thực hiện đúng quy trình, đúng văn bản chỉ đạo của Sở
GD&ĐT Thái Bình, Phòng GD&ĐT Hưng Hà.
Để đạt được mục đích kiểm tra, đánh giá phải nắm bắt được các nguồn thông tin, các
minh chứng, đc biệt là thông tin ngược một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan để đề ra các
quyết định đúng đắn phù hợp và từ đó cho từng cá nhân thấy được những ưu, nhược điểm của
mình để có biện pháp tự điều chỉnh hoc người kiểm tra đánh giá giúp họ điều chỉnh nhằm
một mục đích cho bản thân được hoàn thiện hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục góp phần
cùng tập thể nhà trường phát triển.
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện

Các trường triển khai kỹ lưỡng các văn bản về thanh tra, kiểm tra; đánh giá xếp loại
GV; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho việc đánh giá.
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo cht chẽ các trường, xây dựng cụ thể hoá nội
dung, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên, chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác tự kiểm
tra đánh giá và xếp loại Hiệu trưởng, giáo viên hằng năm theo Chuẩn quy định.
3.4. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để xác định tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất, tác giả đã thăm dò ý kiến bằng phiếu
hỏi ý kiến chuyên gia. Số lượng chuyên gia lựa chọn là 95 người. Trong đó: Cán bộ, lãnh đạo
đang công tác tại UBND Huyện, Phòng GD&ĐT,Phòng Nội vụ: 6 người; Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng: 71 người; Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi: 18 người. Việc đánh giá theo
các mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết; rất khả thi, khả thi và ít khả thi.












17




Bảng 3.6. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
STT

Các biện pháp
Tính cần thiết

X

Thứ
bậc
Rất cần
thiết
Cần thiết
Ít cần
thiết
SL
%
SL
%
SL
%
1
Lập quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GV.
73
76,8
22
23,2
0
0
263
2,8
1

2
Đổi mới phương thức
tuyển chọn GV theo
hướng khách quan công
bằng và có yếu tố cạnh
tranh đảm bảo đủ về số
lượng, hợp lý về cơ cấu.
48
50,5
39
41,1
8
8,4
230
2,4
5
3
Đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ đội ngũ GV
62
65,3
33
34,7
0
0
252
2,7
2
4
Sử dụng đi đôi với thực

hiện chính sách khuyến
khích, động viên đội ngũ
GV.
58
61,1
37
38,9
0
0
248
2,6
4
5
Đổi mới công tác kiểm
tra, đánh giá đội ngũ GV
theo chuẩn nghề nghiệp.
61
64,2
32
33,7
2
2,1
249
2,6
3

Điểm TB chung
X









2,6



Bảng 3.7. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất
STT
Các biện pháp
Tính khả thi

X

Thứ
bậc
Rất khả thi
Khả thi
Ít khả

18
thi
SL
%
SL
%
SL

%
1
Lập quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GV
59
62,1
36
37,9
0
0
249
2,6
2
2
Đổi mới phương thức
tuyển chọn GV theo
hướng khách quan công
bằng và có yếu tố cạnh
tranh đảm bảo đủ về số
lượng, hợp lý về cơ cấu
51
53,7
42
44,2
2
2,1
239
2,5
4
3

Đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ đội ngũ GV
68
71,6
27
28,4
0
0
258
2,7
1
4
Sử dụng đi đôi với thực
hiện chính sách khuyến
khích, động viên đội
ngũ GV
54
56,8
39
41,1
2
2,1
242
2,5
3
5
Đổi mới công tác kiểm
tra, đánh giá đội ngũ GV
theo Chuẩn nghề nghiệp
51

53,7
38
40,0
6
6,3
235
2,5
5

Điểm TB chung
X








2,6


Kết quả thăm dò cho thấy các ý kiến đều tán thành với tỷ lệ khá cao các biện pháp đã
đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vai trò của đội ngũ GV là rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là yếu tố quyết
định chất lượng giáo dục. Sản phẩm của họ tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất đó là tri
thức - nhân cách. Vì vậy, công tác xây dựng phát triển đội ngũ GV là một nhiệm vụ rất quan
trọng và cần thiết vừa mang tính cấp bách trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài, nhằm

thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020.
Phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVTHCS nói riêng phải đảm bảo tính
toàn diện, vững chắc theo tinh thần Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng. Xây dựng đội ngũ

19
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương
tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự
nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp CNG-HĐH đất nước.
Các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà là một trong những nội
dung quan trọng trong định hướng giáo dục trong giai đoạn tới. Do vậy cần được sự quan tâm
sát sao, sự lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cấp quản lý về giáo dục.
Trong giai đoạn 2006 - 2011, giáo dục THCS của huyện Hưng Hà đã có những bước
phát triển tích cực, mạng lưới trường, lớp tương đối ổn định, cơ sở vật chất được củng cố và
nâng cấp. Đội ngũ GV phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên công tác xây dựng kế
hoạch phát triển đội ngũ GV chưa được chú trọng nên đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà hiện
nay chưa mạnh về chất lượng, cơ cấu bộ môn chưa hợp lý. Từ thực tế đó dẫn đến chất lượng giáo
dục THCS chưa cao, thiếu tính bền vững. Phát triển đội ngũ GVTHCS là rất cần thiết nhằm đáp
ứng với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai
đoạn hiện nay.
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ GV bằng việc đưa
ra phân tích một số khái niệm cơ bản nhằm làm rõ vai trò và tầm quan trọng cũng như nội
dung của việc phát triển đội GV, đồng thời phân tích làm sáng tỏ, vị trí vai trò đc điểm của
cấp học THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân và đc điểm của đội ngũ GV THCS làm cơ
sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn mới.
Tác giả đề xuất các biện pháp phát triển đội GVTHCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS và thực hiện các mục tiêu
giáo dục của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2011-2016. Các biện pháp tác

giả đưa ra đã được thăm dò tính cần thiết và tính khả thi thông qua việc hỏi ý kiến của các nhà
lãnh đạo, quản lý giáo dục bằng phiếu hỏi. Kết quả khẳng định là cần thiết và khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tăng cường đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo từ nguồn ngân sách Nhà nước để đảm
bảo cho hoạt động dạy và học, hiện đại hoá các trường và nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
Ban hành các chính sách nâng cao các chế độ chính sách ưu đãi nhà giáo. Ban hành quy định
về tổ chức, bộ máy, biên chế tăng định mức GV/lớp (hoc giảm số HS/lớp để tăng số lớp) của
các trường THCS để cho phù hợp với chương trình mới của giáo dục phổ thông, phù hợp với
tình hình thực tế và sự phát triển giáo dục hiện nay.
2.2. Đối với Sở Giáo dục Đào tạo
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với việc xây dựng quy hoạch
phát triển đội ngũ GV trong toàn ngành. Ban hành cơ chế phối hợp thông qua các ngành chức
năng trong quản lý sử dụng đội ngũ GV trong đó sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT được chủ động,
tập trung thống nhất trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ GV. Tham mưu
với UBND tỉnh Ban hành những chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên cho đội ngũ
GV giỏi, GV có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3. Đối với UBND huyện Hưng Hà
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong việc
xây dựng phát triển đội ngũ GV trong toàn Huyện. Phê duyệt để xây dựng kế hoạch phát triển
đội ngũ GVTHCS giai đoạn 2011 - 2020. Cân đối nguồn ngân sách để cấp chi cho các hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng GV, có chính sách để nâng cao đời sống, thực hiện các chế độ BHXH,
BHYT cho GV hợp đồng.
2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

20
Phối kết hợp cht chẽ với Phòng Nội vụ, các trường trong công tác tuyển chọn và
phân công sử dụng đội ngũ cho hợp lý đảm bảo cân đối, đồng bộ. Tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường trong công tác tuyển chọn GV, đánh giá, khen
thưởng GV. Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV. Đổi mới

công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ GV, đảm bảo tính nghiêm minh và gắn với công tác bồi
dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ hội học hỏi cho đội ngũ GV trong công tác kiểm tra đánh giá.
2.5. Đối với các trường THCS
Các trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển đội ngũ
GV, xác định rõ sứ mệnh- giá trị - tầm nhìn. Kế hoạch hằng năm phải xác định mục tiêu,
nhiệm vụ một cách cụ thể phù hợp với thực trạng nhà trường.
Gắn liền công tác chuyên môn của nhà trường với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
GV thông qua các hoạt động dự giờ, thực tập sư phạm, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn theo
tổ, nhóm tạo điều kiện cho GV tham gia nghiên cứu đề tài, tự làm các đồ dùng dạy học, tự học
và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ hợp lý, chú trọng các yếu tố khen thưởng, động viên,
hỗ trợ kinh phí cho GV đi học nâng cao trình độ, nâng cao chế độ cho GV hợp đồng.

References:
1. Đặng Quốc Bảo. Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo, quản lý và sự vận dụng vào điều hành
nhà trường – Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011).
Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội, 2010.
2. Đặng Quốc Bảo. Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người – Tập bài
giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011). Trường ĐHGD -
ĐHQG, Hà Nội, 2010.
3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Lộc - Đặng Bá Lãm - Phạm Quang Sáng - Bùi Đức Thiệp.
Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, 2010.
4. Nguyễn Thị Bình. Vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết phải thay đổi cách nghĩ,
cách làm về giáo dục. Tạp chí Khoa học giáo dục số 66, tháng 3 năm 2011.
5. Bộ GD&ĐT. Dự án phát triển Giáo dục THCS II, 2005.
6. Bộ GD&ĐT. Điều lệ trường trung học. Nhà xuất bản GD, 2009.
7. Bộ GD&ĐT. Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/1/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về
việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm
của nhà giáo.

8. Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ. Thông tư số 35/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, Bộ Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông
công lập.
9. Bộ GD&ĐT. Thông tư số 29/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
10. Bộ GD&ĐT. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nhà
xuất bản Đại học sư phạm, 2010.
11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản
ĐHQG, Hà Nội, 2010.
12. Nguyễn Đức Chính. Thiết kế và đánh giá trong giáo dục - Tập bài giảng tại lớp Cao học
chuyên ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội, 2011.
13. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục - Tập bài giảng tại lớp Cao
học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội,
2011.

21
14. Chính phủ nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam. Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày
27/8/2001 của Thủ tưởng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo
của hệ thống giáo dục quốc dân.
15. Đỗ Minh Cƣơng - Nguyễn Thị Doan. Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt
Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
16. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản ĐHQG, Hà nội,
2007.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam. Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 28/6/2004 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

2010.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
21. Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII nhiệm
kỳ 2011-2015.
22. Đảng bộ huyện Hƣng Hà. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hưng Hà lần thứ XIV nhiệm
kỳ 2011-2015.
23. Nguyễn Tiến Đạt. Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới.
Nhà xuất bản GD, 2004.
24. Phạm Minh Đức - Phạm Tất Lƣợng - Bùi Duy Lan. Hưng Hà đất ngàn .năm văn hiến
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2004.
25. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản
GD Việt Nam, 2009.
26. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi vận dụng cho quản lý các trường - Tập bài giảng
tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011). Trường ĐHGD - ĐHQG,
Hà Nội, 2010.
27. Đặng Xuân Hải. Quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý ngành giáo dục nói
riêng - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011).
Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội, 2010.
28. Nguyễn Trọng Hậu. Đại cương khoa học quản lý - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên
ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội, 2010.
29. Bùi Minh Hiền. Quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2006.
30. Đặng Thành Hƣng. Phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế. Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2005.
31. Lê Văn Huấn. Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở thành phố Hà
Đông nhằm tăng cường chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ, Khoa
sư phạm, ĐHQG, Hà Nội, 2008.
32. Đặng Bá Lãm. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển.
Nhà xuất bản GD, Hà Nội, 2003.
33. Đặng Bá Lãm. Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trần Thị Bạch Mai. Chuyên đề quản lý và phát triển nhân sự -
Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, K9 (2009-2011). Trường
ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội, 2010.

22
35. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáo dục. Nhà xuất bản
giáo dục, 1999.
36. Quốc hội nƣớc cộng hoà XHCN Việt Nam. Luật giáo dục. Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2010.
37. UNDP. Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001. Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 2001.
38. Vũ Trọng Rỹ. Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc
tế. Đề tài khoa học cấp Bộ, 2007.
39. Hà Nhật Thăng. Xu thế phát triển giáo dục - Tập bài giảng tại lớp Cao học chuyên ngành
QLGD, K9 (2009-2011). Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội, 2009.
40. Từ điển giáo dục học. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2001.
41. Từ điển triết học. Nhà xuất bản Tiến bộ, Hà Nội, 1986.

×