Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận Kỹ năng giao tiếp để hòa nhập với môi trường mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.56 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
TIỂU LUẬN
Môn: kỹ năng giao tiếp thuyết trình
Đề tài : Kỹ năng giao tiếp để hòa nhập với môi trường mới.
SV thực hiện : Nguyễn Trọng Đằng
Lớp : Quảng cáo k28
GV HD : Trần Quang Huy
Nội dung.
- Phần mở đầu.
- Phần 2.
Chương 1. vấn đề hòa nhập với môi trường mới
• Hòa nhập với môi trường mới là gì?
• Tại sao phải hòa nhập với môi trường mới?
• Các kỹ năng giao tiếp cần thiết để hòa nhập với môi
trường mới.
+ Kỹ năng giao tiếp trực tiếp.
+ Kỹ năng lắng nghe.
+Kỹ năng thuyết phục.
Chương 2. Vận dụng các kỹ năng vào bản thân.
- Phụ lục. Bí quyết để hòa nhập vào môi trường làm việc mới.
- Tài liệu tham khảo.
2
Mở đầu.
Để tồn tại và phát triển mỗi người không thể sống một mình, tách khỏi gia
đình, người thân , bạn bè, cộng đồng người mà phải gia nhập vào các mối
quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Thông qua đó con người
trao đổi với nhau về thông tin ,về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng
tác động qua lại với nhau.
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tình trạng cô đơn , cô lập, đói
giao tiếp, giao tiếp không đầy đủ về số lượng, nghèo nàn về nội dung đều


dẫn đến những hậu quả nặng nề, đều bị trì trệ rõ rệt trong sự phát triển tâm
lý. Sự tổn thương về tâm lý đôi khi còn làm cho con người đau khổ hơn, gây
cho xã hội nhiều tác hại hơn, nguy hiểm hơn là sự tổn thương về thể xác.
Nếu con người tách khỏi các mối quan hệ xã hội, không được giao tiếp với
người khác ngay từ sau khi sinh thì không thể trở thành người được.
1
Nhờ giao tiếp, mỗi người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội , tổng hoà
các quan hệ xã hội tạo thành bản chất con người, lĩnh hội nền văn hoá xã hội
tạo thành tâm lí, ý thức, nhân cách. C.Mác đã khẳng định Bản chất con người
không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại riêng biệt, trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà các mổi quan hệ xã hội. Sự đa dạng
phong phú của các mối quan hệ xã hội sẽ làm phong phú đời sống tâm lý con
người. Dân gian ta có câu : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Càng
tích cực tham gia vào các mối quan hệ xã hội, quan hệ giao tiếp phong phú
bao nhiêu con người càng tiếp thu được những giá trị vật chất, tinh thần to
lớn bấy nhiêu.
Thông qua giao tiếp, mỗi người không chỉ nhìn nhận, đánh giá được người
khác mà còn tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã
hội từ đó đánh giá đúng về bản thân mình. Sự tự đánh giá bản thân mình bao
giờ cũng khó khăn hơn sự đánh giá người khác. Nếu không giao tiếp với
người khác thì việc đánh giá bản thân mình có thể mắc sai lầm: Đánh giá quá
cao hoặc đánh giá quá thấp về bản thân mình. Khi chủ thể đánh giá quá cao
1
Th.S Hoàng Thị Thuý - Khoa Lý luận cơ bản trường chính trị Tô Hiệu Hải Phòng.
3
về bản thân mình sẽ hình thành tâm lý tự cao, tự đại, tự mãn, dễ dẫn đến
cường điệu hoá bản thân và coi thường người khác. Ngược lại, khi chủ thể
đánh giá thấp về bản thân mình sẽ hình thành tâm lý tự ty, mặc cảm, không
thấy hết khả năng của mình, có biểu hiện chán nản thiếu tích cực, kém nhiệt
huyết trong hoạt động. Vì vậy, muốn đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm

của bản thân mình thì mỗi người cần phải giao tiếp với người khác. Không ai
tuyệt đối không có khuyết điểm. Thường thì ai cũng nhìn thấy rất rõ những
mặt mạnh, ưu điểm, thành tích của mình. Còn những khuyết điểm hạn chế
thì bị che lấp ở phía sau, bản thân mình khó nhận thấy một cách đầy đủ,
chính xác. Vì vậy, muốn biết mình có ưu điểm, khuyết điểm thì cần phải
được giao tiếp với người khác, biết lắng nghe ý kiến của người khác một
cách có chọn lọc, có phê phán, có căn cứ. Từ đó chủ thể mới thấy được chính
mình, mới biết mình là ai, là người như thế nào. Khi đã hiểu biết đúng đắn về
bản thân mình, mỗi người sẽ lượng hoá được sức mình mà lựa chọn hoạt
động, lên kế hoạch, tiến hành hoạt động phù hợp và mới có được sự thành
công thành đạt.
Như vậy có thể nói rằng giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với đời
sống của mỗi con người. Đặc biệt vai trò của giao tiếp còn có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với những người hay phải hòa nhập vào môi trường
sống mới. Nếu không có được những kỹ năng giao tiếp cơ bản thì chúng ta
khó có thể hòa nhập được vào với môi trường sống mới, từ đó sẽ rất tới sự
kém hiệu quả trong học tập và làm việc, đời sống tâm lý, tinh thần sẽ gặp
nhiều rắc rối, trở ngại.
4
Phần 2
Chương 1. Vấn đề hòa nhập với môi trường mới.
1. Hòa nhập với môi trường mới là gì?
Hòa nhập với môi trường mới là việc con người thay đổi môi trường sống
quen thuộc của mình để đến với một môi trường khác, ít hoặc nhiều có
những đặc điểm tương đồng với môi trường cũ nhưng về cơ bản khiến cho
người đến môi trường mới gặp những khó khăn nhất định. Để hòa nhập được
với môi trường mới một cách nhanh chóng và hiệu quả thì nhất thiết người
đó phải tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp cơ bản cũng như
những hiểu biết về môi trường mới mà mình sẽ đến.
Những người hay phải thay đổi môi trường sống của mình như:

- Nhân viên văn phòng chuyển công tác, hoặc chuyển công ty.
- Sinh viên du học.
- Học sinh chuyển trường, chuyển cấp.
- Những người vì công việc mà phải thay đổi chỗ ở, di chuyến đến nơi
khác để sinh sống.
- Người lao động nhập cư hay người di chuyển từ nông thôn lên thành
phố.
- Những người thích đi du lịch, đi đây đi đó trong một thời gian dài.
- Các cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao chuyên nghiệp.
- …
Họ sẽ phải hòa nhập vào môi trường mới do tính chất công việc hay do
những điều kiện khách quan của cá nhân. Trong quá trình đến với môi
trường mới họ sẽ phải gặp gỡ, giao tiếp với những người lạ trong môi trường
mới, sẽ phải làm quen với văn hóa, lối sống, cách cư sử… của những người
trong môi trường mới đó. Điều này đối với nhiều người thì không phải lúc
nào cũng thuận lợi vì có thể họ gặp khó khăn ở khâu nào đó và giao tiếp giữ
vai trò quan trọng nhất để họ giải quyết tất cả những khó khăn đó.
5
Hòa nhập với môi trường mới còn là cách mà mỗi cá nhân chứng tỏ được
những khả năng và năng lực của bản thân mình trước người khác. Có những
người đến với môi trường mới để có một công việc tốt hơn, nhưng do yếu
kém về khả năng hòa nhập với mọi người, hòa nhập vào nếp sống chung mà
họ đã bị đào thải, trở về môi trường cũ hoặc tự mình phải tìm đến một môi
trường khác. Điều này rất đúng với trường hợp của các cầu thủ bóng đá, các
vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Khi họ chuyển đến thi đấu cho một
câu lạc bộ mới, nếu họ không hòa nhập được vào lối chơi của câu lạc bộ thì
điều tất yếu là họ sẽ phải ra đi.

Nhân viên văn phòng. Sinh viên du học
Cầu thủ bóng đá

Người nhập cư.
6
2. Tại sao phải hòa nhập với môi trường mới.
Hòa nhập vào môi trường mới là bước khởi đầu quan trọng cho cuộc sống,
cho sự nghiệp của mỗi người . Nếu mỗi người khi tiếp xúc với môi trường
mới mà không chủ động hòa mình vào mọi người thì tất yếu sẽ dẫn đến việc
bị xa lánh, mặc cảm, tự ti vào bản thân.
Hòa nhập vào môi trường mới giúp chúng ta dễ dàng chiếm được cảm tình
của những người xung quanh, nhận được sự ủng hộn và giúp đỡ từ nhiều
người.
Khi chủ động hòa nhập với môi trường mới bạn sẽ chủ động hơn trong mọi
dự định, công việc sẽ được xúc tiến suôn sẻ hơn.
Hòa nhập vào môi trường mới là chúng ta đang ra sức học hỏi, trang bị
thêm cho mình nhiều kiến thức về cuộc sống, về văn hóa và giao tiếp giữa
các môi trường văn hóa khác nhau.
Trên hết , khi chủ động hòa nhập với môi trường mới thì mục tiêu ban đầu
của chúng ta khi chuyển đến môi trường mới sẽ có nhiều khả năng thành
công hơn.
3. Các kỹ năng giao tiếp cần thiết để hòa nhập với môi trường mới.
3.1 Kỹ năng lắng nghe.

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp và cũng
hết sức cần thiết giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn khi hòa nhập với môi
trường mới. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ con người dùng 42,1 % thời gian
cho việc nghe. 31,9% cho việc nói, 15% cho đọc và 11% cho việc viết.
2
Như
vậy trong giao tiếp bằng ngôn ngữ con người dùng gần nửa thời gian cho
việc lắng nghe.
Trong giao tiếp để hòa nhập với môi trường mới lắng nghe đem lại nhiều

lợi ích:
- Thỏa mãn nhu cầu người nói
- Thu thập được nhiều thông tin
- Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp
2
Paul Tory Rankin (1930).
7
- Tạo được không khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp
- Giúp giải quyết được nhiều vấn đề
Các mức độ lắng nghe và kỹ năng lắng nghe có hiệu quả.
- Các mức độ lắng nghe.
+ Lờ đi, không nghe gì.
+ Giả vờ nghe.
+ Nghe có chọn lọc
+ Nghe chăm chú.
+ Nghe thấu cảm.
- Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả.

+ Tạo không khí cởi mở, bình đẳng: Chúng ta cần chú ý đến
khoảng cách giữa mình và người đối thoại : vị trí, tư thế, động tác, cử chỉ của
mình.
+ Bộc lộ sự quan tâm: Qua tư thế, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt cảu
mình cũng thể hiên jđược sự quan tâm. Ví dụ như nghiêng người về phía
người đối thoại, mắt nhìn họ một cách nhẹ nhàng, chân thành, nhưng không
nên tập trung nhìn vào một điểm nào đó mà nhìn bao qoát hết xung quanh.
+ Gợi mở câu chuyện : Nghe là một hành động tích cực. Muốn
nghe được nhiều thì chúng ta phải chủ động gợi mở để được người đối thoại
trút bầu tâm sự bằng một số thủ thuật như tỏ ra hiểu vấn đề thông cảm với
người đối thoại. Chú ý lắng nghe và phản hồi bằng cách đặt một vài câu hỏi.
giữu im lặng đầy vẻ quan tâm….

+ Phản ánh lại : Sau khi nghe người đối thoại trình bày về một vấn
đề nào đó ban có thể diễn đạt ngắn gọn lại bằng cách hiểu của mình.
3.2 Kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người
khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo.
- Những điểm cần lưu ý khi thuyết phục người khác.
8
+ Tạo không khí bình đẳng : Đây là điều kiện đầu tiên để bạn có thể thành
công trong thuyết phục.Tạo không khí bằng đẳng sẽ giúp người đối thoại với
mình thoải mái, cảm giác được tôn trọng, làm giảm sự đề phòng, phản kháng
của họ.
+ Tôn trọng và lắng nghe người đối thoại: Thông thường người đối thoại
luôn muốn bảo vệ ý kiến của mình, không muốn tiếp thu ý kiến của người
khác. Vậy làm cách nào để họ chú ý đến ý kiến của mình? Trước hết chúng
ta cần tôn trọng và lắng nghe ý kiến của họ, để họ trình bày ý kiến của mình,
không ngắt lời họ, bình tĩnh và chờ đợi cơ hội. Đến lúc nào đó người đối
thoại sẽ xuất hiện những sơ hở trong quan điểm của mình do thiếu thông tin
hoặc cân nhắc chưa thấu đáo. Lúc này họ sẽ cảm thấy thiếu tự tin và cơ hội
trình bày quan điểm của chúng ta đã đến.
+ Lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở.
+ Lời nói phải ngắn gọn, có trọng tâm, không nên dài dòng, lan man.Ngôn
ngữ và cách lập luận phải phù hợp với trình độ của người đối thoại.
+ Lời nói phải nhã nhặn, ôn tồn và lịch sự.
+ Phải biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến của người đối thoại,
biết thừa nhận cái sai trong ý kiến của mình mà người đối thoại chỉ ra.
+ Cần phải tác động đòng thời lên tất cả nhận thức, ý chí, tình cảm của
người đối thoại.
Quy trình thuyết phục.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể đưa ra quy trình thuyết phục như
sau:

• Tạo không khí bình đẳng
• Lắng nghe để
hiểu người
đối thoại
• Bày tỏ sự
thông cảm
• Giải quyết
vấn đề
9
3.3 kỹ năng giao tiếp trực tiếp
Tiếp xúc trực tiếp là một trong những loại hình giao tiếp phổ biến nhất
trong đời sống và trong hoạt động của con người. Giao tiếp trực tiếp có
vai trò rất to lớn trong việc chúng ta hòa nhập với môi trường mới.
• Chào hỏi
Trong giao tiếp trước hết phải hiểu rõ tính chất của mối quan hệ giữa
những người giao tiếp với nhau, từ đó mới có thể xưng hô đúng, tức là tự
xưng mình và gọi người cùng giao tiếp như thế nào. Ví dụ : cháu chào bác ạ?
Bác có khỏe không ạ?
• Bắt tay
Trong giao tiếp bắt tay là một thói quen đã có từ lâu, thường được sử dụng
khi giới thiệu, làm qoen, gặp mặt. Gặp bạn bè nên chào trước sau đó mới bắt
tay, hàn huyên, thân mật. Khi là quan hệ thắm thiết rồi thì mới vừa bắt tay,
vừa chào hỏi. Bắt tay thường có những nguyên tắc nhất định mà chúng ta
phải tuân theo.
+ Những người đưa tay ra trước là : Chủ nhân, Phụ nữ, người lớn tuổi,
người có danh vị cao, cấp trên…
+ Thời gian bắt tay không quá lâu, quá ngắn.
+ Không bắt tay quá chặt nhưng cũng đừng hời hợt.
10
+ Nếu mang găng tay thì nam giới phải cởi găng.

+ Khi bắt tay cần nhìn thẳng vào người đối thoại và chào hỏi.
+ khi có đồng thời nhiều người, không đưa tay ra cùng một lúc.
Bắt tay đối tượng giao tiếp nhieeti tình, đúng lúc là rất cần thiết, làm gia tăng
tình cảm thân ái, mật thiết.
• Giới thiệu
Một xu hướng phổ biến trong giao tiếp là các đối tượng luôn luôn được mở
rộng, làm quen một đối tượng mới do người thứ 3 giới thiệu, đôi khi chúng
ta cũng phải tự giới thiệu. Có lúc mình trở thành người giới thiệu. Khi giới
thiệu một ai đó trước hết phải biết hai bên có muốn làm quen không? Nên
phân biệt trước sau như thế nào? Khi tự giới thiệu phải quan sát xem đối
tượng có muốn làm quen với mình không? Sau đó nói về mình, bày tỏ rất
vui khi được làm quen với người ấy và gợi ý người ấy giới thiệu về mình,
sau đó cùng tìm một chủ đề chung để trao đổi.
Khi bạn được người thứ ba giới thiệu hãy bày tỏ tình cảm vui mừng vì
được giới thiệu.

• Khen, phê bình, từ chối
- Khen
Mấu chốt của quy tắc này nằm ở chữ “thật lòng”. Bạn không được đưa ra
lời khen một cách liến thoắng, hời hợt, nông cạn và giả dối. Những lời khen
phải đúng sự thực, chân thành, nhiều ý nghĩa và không khoa trương.
Trở thành người luôn đưa ra lời khen là một điều rất khó. Những nguời hay
khen thường bị coi là kẻ xu nịnh hay “tay trong” của sếp - và bạn không
muốn bị coi là người như vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ thực sự vượt qua điều đó
bằng những lời khen nồng ấm và chân thành.
Vậy bạn sẽ làm việc này như thế nào? Tại sao lại thế? Nếu bạn khen người
khác một cách thật lòng thì điều đó sẽ làm mọi người nghĩ tốt về bạn - một
ấn tượng tốt nơi làm việc. Cách tốt nhất để làm việc này là hãy thật tự nhiên.
Tất cả những điều bạn phải nói chỉ là “Tôi thực sự thích mái tóc của bạn” và
11

sau đó đặt ra câu hỏi về bất kì thứ gì bạn vừa khen, ví dụ như “Ai đã cắt tóc
cho bạn vậy?”.
“Tôi thực sự thích cách anh xử sự với ông khách hàng ấy? Làm sao mà anh
tạo được thói quen đó vậy?”
“Tôi phải nói là tôi rất thích bản báo cáo của anh, làm thế nào mà anh làm
các sếp hài lòng như vậy?”
Cần tránh dùng cách biểu lộ thái quá. Bạn không “yêu” cái áo mới của họ,
bạn chỉ đơn thuần là “thích” nó mà thôi. Nhớ rằng nếu bạn “yêu” nó, bạn sẽ
muốn “lấy” nó và “có con” với nó. Đó không phải là cách bạn nói với áo, với
bản báo cáo, với kiểu tóc hay cách ai đó đối xử với khách hàng.
Nếu bạn “thích” điều gì đó, hãy nói điều đó một cách thoải mái. Bạn có thể
nhấn mạnh bạn thích đến mức nào bằng cách:
* “Tôi thực sự thích…”
* “Tôi rất thích…”
* “Tôi phải nói thật là tôi thích… quá”
Không phải lúc nào bạn cũng dùng từ “thích”, bạn có thể bắt đầu bằng:
* “Tôi thực sự bị ấn tượng bởi…”
* “Tôi nghĩ bạn đã làm rất tốt…”
* “Cách bạn làm … thực sự hay”
* “Tôi rất ấn tượng với bài phát biểu của bạn. Nó thật đặc biệt”.
Khi khen, hãy chắc chắn rằng người ta sẽ không nghĩ bạn đang ve vãn hay
tán tỉnh - hãy làm lời khen của mình thật chuyên nghiệp hoặc/và liên quan
đến công việc. Tôi chắc chắn rằng bạn không cần phải bảo cách làm điều
này.
- Phê bình
12
Người xưa nói “trung ngôn nghịch nhĩ”, tức là ” lời nói thật khó
nghe”. Người ta cũng nhắc đến mấy tiếng “giết người không dao”, ý nói
sự phê bình không khéo, có thể giết chết người ta.
* Phê bình riêng:

Ai cũng có tính sĩ diện của mình. Nếu người ta có lỗi, bạn “sửa gáy” người
ta ngay trước mặt đồng nghiệp, hay bạn bè, lòng tự ái bị tổn thương, sẽ biến
thành lòng căm thù, chứ không giúp người tiến bộ.
Bắt quả tang người ta phạm lỗi, hãy bình tĩnh gọi riêng, nói nhỏ, người ta
vừa khâm phục, nể trọng và tự khắc phục lỗi lầm.
* Khen trước, chê sau:
Không ai chỉ có khuyết điểm. Trước khi phê bình ai về điểm nào đó, hãy
khen ngợi những điểm mạnh, những thành tích của họ. Sau đó nhắc tới
những điểm “cần rút kinh nghiệm”, thì sự phê bình ấy “ngấm hơn”, có hiệu
quả hơn.
* Đồng cảm:
Là việc đặt mình vào vị trí của người ta mà xem xét, ứng xử. Hãy nói
rằng: “Có thể trong hoàn cảnh như bạn, tôi cũng làm như thế. Tuy nhiên,
điều đó là không hay, bởi nó không mang lại điều tốt đẹp cho chính bạn và
tập thể”.
* Lấy công chuộc tội:
Là cách phê bình thấm thía, dễ chấp nhận. Cô thư ký đánh máy hỏng, yêu
cầu cô ấy làm lại. Nhân viên đi làm muộn, hãy yêu cầu người đó ở lại làm
việc muộn hơn người khác để “bù”. Đứa trẻ làm đổ nước ra sàn nhà, hãy cho
nó cơ hội sửa sai bằng cách tự lau khô sàn nhà. Cách làm này giúp người
mắc lỗi hiểu rằng việc làm không tốt của mình “phải trả giá”, nếu không
muốn điều này, lần sau phải chú ý làm tốt hơn.
13
- Từ chối
Trong kỹ năng giao tiếp sự tôn trọng đối với đối phương là điều quan trọng
và rất cần thiết. Tuy nhiên sự tôn trọng không phải lúc nào cũng đồng ý với
những điều người khác nói. Có những lúc ta cũng phải biết nói “không”, và
để từ chối một người, một yêu cầu là cả một nghệ thuật.
Người Việt Nam nói chung thường sống tình cảm, cách giải quyết công
việc hay trong giao tiếp cũng thường dựa vào tình cảm. Khi được một ai đó

nhờ giúp đỡ thường “cả nể” chấp nhận một cách gượng ép vì sợ làm mất
lòng người khác. Đó đôi khi là một thói quen rất xấu, vì kết quả không tốt có
thể làm mất lòng thêm hoặc đơn giản chỉ là bạn không thích mà gượng ép
làm thì sẽ rất khó chịu.
Với sinh viên những chuyện rất đời thường mà sinh viên thường mắc phải
khó mà từ chối được như: bạn bè mượn tiền nhau, bạn yêu cầu cho coi bài
trong thi cử hay bạn bè rủ đi chơi, đi nhậu trong khi kỳ thi của bạn sắp tới
gần. Những việc này tưởng chừng rất đơn giản nhưng để mờ lời nói không
thì không đơn giản. Nhất là từ chối những người có mối quan hệ tốt với bạn,
bạn sẽ phải băn khoăn xem làm thế nào để không ảnh hưởng đến mối quan
hệ hiện tại
Sau đây là một số quy tắc nho nhỏ giúp bạn xác định xem từ chối như thế
nào, có nên từ chối hay không.
• Hay xem xét mối quan hệ của bạn với người đó. Và sự ảnh hưởng khi
bạn nói không. Đây thật sự là kinh nghiệm tôi đã từng trải qua, ôm
đồm mọi lời nhờ giúp đỡ của những người xung quanh, và kết quả là
tôi strees nặng. Nếu không quá thân thiết bạn có thể từ chối một cách
khéo léo.
• Hãy từ chối cái gì bạn không biết. Tôi đã từng nhận tất cả nhưng yêu
cầu nhờ vả trong kĩnh vực mà tôi nghĩ tôi có thể biết trong một ngày.
Và khi giải quyết nó tôi mới biết kiến thức không phải học ngày một
ngày hai. Cuối cùng tôi vẫn phải từ chối họ và lúc đó thì họ mất tin
tưởng ở tôi rồi. Hạy xem khả năng của bạn đến đâu, nếu chắc làm
14
được hãy nhận lời. Đừng quả tỏ ra thể hiện mình để rồi phải từ chối
sau này.
• Nếu bạn từ chối thì hãy nói lí do chân thành và kèm theo lời “xin lỗi”.
Họ chẳng thể trách bạn nếu bạn có lí do rõ ràng và lịch sự đến như thế.
• Khi từ chối thì nên gặp mặt trực tiếp, đừng nhắn tin, hay gửi mail. Họ
sẽ tưởng bạn tránh mặt họ hay sợ hãi điều gì.

• Nếu không beiets hãy từ chối ngay. Đừng trì hoãn bởi nếu bạn cảm
thấy không làm được, từ chối một lần nữa sẽ làm họ mất niềm tin vào
bạn.
• Đừng nói không ngay khi họ cất lời, hãy xem họ nói gì và tỏ thái độ
một cách mềm mỏng.
15
Chương 2. Vận dụng các kỹ năng vào bản thân
Trong cuộc đời của mỗi con người, việc hòa nhập với môi trường mới là
một điều tất yếu sẽ đến, vấn đề là ở mỗi người nó diễn ra vào những thời
điểm khác nhau, những nguyên nhân, những hoàn cảnh và những lý do khác
nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin chia sẻ những trải nghiệm của tôi
trong 2 lần phải hòa nhập với môi trường sống mới mà nó đã in hằn trong ký
ức, để lại trong tôi nhiều kỷ niệm, nhiều bài học nhất.
Năm tôi lên 14, gia đình tôi có một sự chuyển biến lớn, đó là bố mẹ tôi
quyết định chuyển vào trong Nam để làm kinh tế. Lúc đó, tôi không còn là
đứa con trai bé bỏng nữa mà là một câu con trai, một cậu con trai hiếu động
và ham chơi nhưng vẫn học giỏi như nhóm bạn thân của mình. Tất nhiên
trong hoàn cảnh như thế này, tôi phải chuyển trường đi theo bố mẹ vào trong
đó để tiếp tục học. Tôi đã cố hình dung, mường tượng ra những hình ảnh đẹp
đẽ về miền đất mới, về ngôi trường cấp hai mới, về những người bạn mới và
tôi có thể hãnh diện, tự hào với họ bởi bảng thành tích học tập suốt từ lớp 1
tới học kì một lớp 9 của mình. Tôi là đứa con trai duy nhất của trường THCS
Phú Nghĩa có được thành tích là học sinh giỏi văn cấp huyện hai năm liên
tiếp. Còn giấy khen và danh hiệu cháu ngoan bác hồ, đoàn viên gương mẫu
thì có hàng tá, mỗi năm đều đặn đi lĩnh hai lần. Tôi nghĩ đây sẽ là vốn liếng
để mình có thể hòa nhập tốt vào lớp học mới, để không quá lép vế so với các
bạn người miền Nam.
Tuy nhiên, càng gần đến ngày ra đình tôi chuyển đi trong long tôi bỗng
thấy vương vấn, nôn nao, bứt dứt. Tôi không còn quá mơ mộng về miền đất
mới nữa, cho dù những hình ảnh lung linh về miền Nam, những con người

miền Nam cởi mở phóng khoáng vẫn được người ta kể cho nhau nghe đâu đó
qoanh đây. Tôi dần dần nhận ra nơi đây, ở mái trường Phú Nghĩa yêu dấu, ở
làng quê yêu dấu, mình có biết bao nhiêu kỷ niệm, có bao nhiêu là bạn tốt.
Nỗi lo lắng, vẩn vơ, thổn thức trong tôi ngày một lớn hơn. Những đứa bạn
thân đều biết cả rồi. Cô chủ nhiệm cũng dành cho tôi những lời chúc và lời
động viên chân thành nhất. Một mặt bề ngoài tôi cố tỏ ra hết sức vui vẻ, cười
đùa thật nhiều với đám bạn để tận hưởng nốt quãng thời gian ngắn ngủi còn
lại với tụi nó. Còn khoảng không còn lại, tôi như một người mất hồn, tha
thẩn, nhớ từng những thứ nhỏ nhất xung quanh khi mà tôi vẫn còn đang
đứng đây. Tôi tự hỏi điều gì đang chờ đợi mình phía trước? Nếu phải xa các
16
bạn, xa nơi này liệu mình có chịu được không? Mình sẽ nhớ họ đến chết mất.
Một ngày không được lên lớp, không được gặp gỡ, vui chơi với bọn nó là
một ngày cực hình với tôi. Vậy mà giờ đây, chỉ vài ngày nữa tôi đã ở một nơi
xa tít mà không biết đến bao giờ gặp lại.
Nơi gia đình tôi chuyển đến là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nơi
được coi là có khí hậu ôn hòa, hoạt động kinh tế sôi động nhất cả nước.
Những ngày đầu ở đây thật là thích. Tôi được bố mẹ đưa đi đến thăm những
người thân, anh em họ hàng trong đây. Được ăn những món ăn lạ, những thứ
hoa quả mà chỉ trong Nam mới có. Tôi được một ông bác trong đấy giới
thiệu có một cô bạn cùng tuổi tôi và cũng đang học lớp 9, kể từ mai tôi sẽ đi
học cùng cô bé này. Mọi thứ những ngày đầu đúng như những gì mà tôi
được kể, rất tuyệt vời, rất nhiều những khu vườn rộng và rất nhiều cây trái.
Nhưng điều đáng tệ lại đang chờ tôi trên lớp học. Sự hào hứng khiến tôi
khá tự tin trong những ngày đầu đi học và gây được sự chú ý của cả khối lớp
9 trường ý. Tôi vẫn rất ngoan ngoãn đến lớp và làm quen với các bạn mới.
Thành phần các bạn trong lớp học thật là đa dạng. Lúc đầu tôi cứ ngỡ chắc
chỉ có một mình mình là từ trên trời rơi xuống, là người đất Bắc ở tại đây,
nhưng thực ra tôi đã nhầm, các bạn mỗi người một quê, hoặc hai ba bạn cùng
một quê, nhiều nhất là các bạn quê ở Quốc Oai ( Hà Tây cũ). Các bạn càng

làm cho tôi ngạc nhiên hơn bởi giọng nói pha một nửa quê gốc với một nửa
tiếng miền Nam. Lúc đầu không hiểu sao tôi vô cùng khó chịu khi nghe
những giọng nói ấy, thà là Nam hẳn đi, hay là Bắc hẳn như tôi đi, đằng này
lại lai lai nửa nọ nửa kia khiến tôi nhức hết cả đầu. Một điều đặc biệt khiến
tôi không hài long đó là các thầy cô giáo dạy tôi, mà đúng hơn là tất cả các
thầy cô trường này, ngoại trừ thầy Thành chủ nhiệm lớp tôi. Họ làm tôi rất
chán nản, không còn tâm trí đâu mà học nữa. Có nói tôi cũng không thể nói
hết được những gì mà họ từng ngày truyền đạt cho học sinh nơi đây. Trường
THCS Phú Nghĩa của tôi không phải là trường chuyên lớp chọn, nhưng chất
lượng chắc chắn tốt hơn hẳn trường này. Tôi mơ hồ và bắt đầu có những so
sánh. Tại sao một nơi có điều kiện phát triển kinh tế như thế? Có những học
sinh ngoan ngoãn và lễ phép như thế mà thầy cô lại dạy dỗ kiểu này? Đúng
là học sinh như tôi hư lắm, giám chê các thầy cô của mình. Nhưng quả thực
muốn tôi yêu quý mà dậy như vậy thì tôi không sao “mê” cho được. Từng
bài giảng rời rạc, không chắt lọc được nhiều kiến thức, Từng câu nói được
17
buông ra tùy tiện để mắng mỏ học sinh, từng cái phạt đứng xó vô cớ hay cả
những cái bạt tai nếu thích…
Tôi như qoay cuồng trước các thầy cô. Tôi cố gắng thật ngoan ngoãn, kìm
nén mình hết mức có thể để tính ngang bương của mình không bộc phát ra ở
nơi đây. Vì tôi biết rằng nếu tôi đi ngược lại, tôi chống lại thì chắc chỉ có tôi
đi một mình. Những mái đầu xanh non ngơ ngác kia đã đi vào khuôn khổ
vậy rồi, chấp nhận như thế, vẫn giống như những gì mà tự bé đến giờ họ vẫn
chấp nhận, không có gì mà phải phàn nàn.Một điều khiến tôi đau khổ hơn
bất cứ thứ gì đó là môn văn, môn học mà tôi yêu thích. Trời ơi đất hỡi, giá
mà mọi người hiểu được sự tuyệt vọng của tôi lúc ấy lớn đến mức nào? Tôi
đau khổ chỉ vì cô giáo dạy văn của mình. Tôi hầu như không học được điều
gì mới từ những tác phẩm văn học, tôi chán trường, bỏ bê không viết lách,
thu gọn một góc như là một cách để bày tỏ nỗi tuyệt vọng ấy. Hồi còn ở quê
tôi được những thầy cô dạy văn rất giỏi. Những bài giảng của họ khiến tôi

mê tít, cứ như mình bị thôi miên trong những tác phẩm văn học. Tôi và thầy
cô dạy văn như những cặp đôi ăn ý nhất trong lớp. Nếu trong lớp học mà
thiếu một trong hai người, tôi hoặc cô giáo dạy văn thì tiết học đó coi như đi
tong. Tôi nhận ra điều ấy vì đã có một vài lần cô giáo có việc bận không lên
lớp được và nhờ cô khác dạy thay. Còn ngược lại, có những buổi tôi nghỉ
học vào đúng tiết văn thì chỉ có cô mới biết. Chẳng còn ai tự dơ tay khi cô
không hỏi gì, hay chẳng còn những câu phát biểu vặn vẹo lại cả cô. Nhưng
đấy chỉ là ở môn văn của tôi thôi. Môn toán hay lý, hóa các bạn của tôi giỏi
lắm, tôi rất cố gắng học đều nhưng cũng chỉ bám đuôi được bọn nó thôi.
Khi không còn thấy có cái gì là mới, là hay ho nữa, dần dần tôi không còn
chủ động kết bạn với mọi người nữa. Tôi lặng lẽ như chính cái bóng của
mình. Một thân hình chỉ có cái xác chứ không có hồn. Không thiết học hành
nữa, cô gắng cầm hơi cho khỏi bị đúp là ok lắm rồi. Tôi không giám đem
những gì đang diễn ra ở lớp kể hết với bố mẹ vì tôi thương bố mẹ. Tôi không
muốn chỉ vì việc học của mình mà khiến mọi người lo lắng, những tính toán
mưu toan cho cuộc sống đã cướp đi phần lớn thời gian của bố mẹ rồi. Tôi tự
nhủ rằng nếu mình học không tốt hoặc làm điều gì đó tai hại ở trường lớp thì
tôi có lỗi với bố mẹ lắm, phần học sinh giỏi trong tôi không cho phép tôi làm
như vậy, nhưng phần đam mê của tôi lại khiến tôi không thể học mãi theo
kiểu này được.
18
Trở về nhà sau những tiết học trên lớp, tôi như chút bỏ được những gánh
nặng trong đầu. Mọi suy nghĩ, lo lắng, lòng đố kị, ghen gét đều biến mất. Tôi
hòa vào đám bạn là anh em họ hàng với nhà tôi trong này, chơi nhiều trò
chơi, tận hưởng tất cả những gì có trong khu vườn rộng lớn của nhà mình và
nhà bọn nó. Đi câu,đi hái dừa, kéo vó tôm, bắt ếch, hái chôm chôm… thật là
đã.
Bây giờ tôi bắt đầu nhớ các bạn, nhớ trường lớp của mình. Hằng đêm tôi
vẫn viết nhật ký. Tôi ghi lại tất cả những gì gì đang diễn ra với tôi, với gia
đình tôi nơi đây. Nhiều lúc nhớ mọi người đến phát điên lên mất, nhớ ngôi

nhà cũ trong xóm nhỏ, nhớ từng con đường nhỏ đến trường, nhớ cái xe đạp
cũ của mình, nhớ hai cây ổi ông nội trồng trước sân, nhớ lắm những đứa bạn
thân. Có nằm trong mơ chúng nó cũng không thể hình dung ra cuộc sống của
tôi bây giờ.
Cứ như thế thời gian qua đi. Tôi kết thúc lớp chỉ chỉ với một danh hiệu duy
nhất “Học sinh tiên tiến”. Thật đáng xấu hổ. Bố mẹ như không tin vào sự
thật đó, còn tôi chỉ thấy buồn và nghĩ cũng phải, như thế là còn may đấy. Hy
vọng lên cấp 3 moi việc sẽ khác, tình hình sẽ thay đổi và tôi sẽ lấy lại được
phong độ thủa nào.
Nhưng rồi mọi thứ vẫn đâu vào đấy. Càng ngày tình trạng của tôi càng nặng
nề hơn. Bất cần trên lớp và lao vào những công việc ở nhà. Tôi không giao
lưu với đám bạn cùng khu tôi ở, không thích làm quen với những đứa lớp
khác. Thậm chí là những đứa lớp mình tôi cũng chỉ chơi với một vài tên.
Tôi an phận trong cái vỏ mà tôi tạo ra, không bao giờ chịu chui ra khỏi cái
vỏ âý. Khi về nhà tôi lao vào những công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ. Ngoài
giờ học tôi được nhận vào một xưởng chế biến nông sản để làm việc. Chẳng
mấy chốc tôi đã trở thành một công nhân giỏi của xưởng, chỉ làm việc có
nửa ngày nhưng lương của tôi bằng một người làm việc cả ngày. Điều này an
ủi tôi chút ít so với những gì mà tôi phải trải qua trên lớp.
Lên lớp tôi qoanh quẩn chơi với một vài đứa mà tôi cho là thân và có thể
chơi được. Cũng có những lời xì xào, những ánh mắt liếc ngang, những lời
bàn tán qoanh tai… nhưng tôi mặc kệ, coi như không cần biết. Tôi biết rằng
mình đang tự đánh mất đi những cơ hội của mình. Tôi có quá ít bạn, có quá
ít người để quan tâm chia xẻ. Lúc này vẫn nhớ nhà và muốn về thăm các bạn
lắm, muốn qoay về học cùng các bạn lắm, nhưng hoàn cảnh cảu mình bây
giờ không cho phép, đó là điều không thể. Kết quả của những tháng ngày
19
sống trong vỏ ốc này thật là tệ hại, tôi không dành được bất cứ một danh
hiệu nào cả, kể cả học sinh tiên tiến. Tôi cũng không lấy gì làm ngạc nhiên,
chỉ thấy tiếc cho mình, tiếc vì mình đã thay đổi quá nhiều, mà không có cách

nào cứu vãn.
Lên lớp 12, tình hình có vẻ biến chuyển hơn chút ít. Các bạn trong lớp
dường như cũng dễ hòa đồng, dễ nói chuyện với nhau hơn. Tôi tham gia một
số lớp học ôn thi tốt nghiệp và thi đại học. Mặc dù bảng thành tích chẳng có
gì ấn tượng nhưng tôi luôn chờ đợi và mong ngóng, tôi luôn tin một ngày
nào đó tôi sẽ thực sự trở lại và thi đậu được đại học. Bây giờ ít nhất là tôi đã
có 2 bạn thân trong này, một nam và một nữ, cả hai đều quê gốc Hải Phòng
nhưng sinh ra ở trong Nam, chỉ mình tôi quê Hà Tây và sinh ra ở ngoài Bắc.
Chúng tôi quan tâm đến nhau và cùng đi ôn thi đại học. vòa giữa năm lớp 12,
bố mẹ tôi quyết định chuyển về quê. Chẳng cần biết mọi thứ sẽ như thế nào
nhưng tôi mừng khôn xiết mà ủng hộ mạnh mẽ. Chỉ có điều nếu bây giờ cả
nhà mà về quê thì chỉ mình tôi ở lại. Tôi buộc phải ở lại để ít nhất phải tốt
nghiệp cấp 3, còn đậu đại học hay không về sau tính tiếp. Tôi vẫn chấp nhận
điều ấy mặc cho bố mẹ có phần e ngại. Tôi tỏ ra mình là một người lớn, có
đủ bản lĩnh để sống một mình ở đây ( tất nhiên là không ai cho tôi ở một
mình mà phải sống cùng gia đình ông bác họ ) . Tôi thúc rục bố mẹ nên về
quê sớm vì chỉ có thế mới tạo được tiền đề để tôi cũng trở về sau khi kết thúc
lớp 12.
Một vài tháng sau, lúc này chỉ còn 4 tháng nữa là thi tốt nghiệp cấp 3, tôi
quyết định chuyển ra ngoài trọ cùng bạn, ngay sát cổng trường cấp 3 của
mình vì một số lý do tế nhị. Bố mẹ tôi hàng tháng vẫn gửi tiền vào chu cấp
cho tôi học bình thường, chỉ có điều không được nhiều lắm nên tôi phải khéo
léo chi tiêu, cân nhắc các khoản thật cẩn thận. Tôi đi ôn thi ở một lớp dạy sử.
Thầu giáo còn rất trẻ nhưng lại dạy rất hay, tôi rất hứng thú với môn học và
học sử một cách say mê. Có lẽ điều tạo ra bước ngoặt cho tôi là ở đây. Tôi
hứng thú học trở lại, mặc dù có đôi chút muộn màng. Mọi thứ như có vẻ dễ
dàng hơn khi tối giao tiếp và nói chuyện với nhiều người hơn. Tôi nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của nhiều bạn vì họ biết hoàn cảnh đặc biệt của tôi.
Thầy giáo dạy sử cũng rất quý và coi tôi như em trai, ông không tiếc thời
gian trả lời những câu hỏi hóc búa của tôi.

Thi tốt nghiệp xong tôi vui mừng khôn xiết và chờ đợi ngày trở về sắp đến.
Thực sự là tôi không hào hứng lắm với kỳ thi đại học sắp tới. Nếu thu đại
học trong này cơ hội đậu sẽ cao, nhưng nghĩ đến cảnh phải tiếp tục ở đây ít
20
nhất 4 năm nữa khiến tôi ngao ngán, xởn gai ốc. Còn nếu đăng ký một
trường Đại Học ngoài Hà Nội thì cơ hội đậu sẽ rất thấp vì ngoài đó lấy điểm
cao hơn hẳn trong này. Tôi phân vân và chờ đợi kết quả thi tốt nghiệp, nghe
ngóng tình hình ngoài quê. Tôi quyết định tìm mọi cách liên lạc với đám bạn
ngoài quê xem thế nào và sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, tôi đã không thi đại
học năm đó. Tôi sẽ về, sẽ quê hương, về với tuổi thơ, về với những người
bạn của mình, về với ước mơ vào trường đại học ở Hà Nội cùng đám bạn ấu
thơ ngày nào.
Ngày trở về gặp nhau chắc là xúc đọng lắm, chỉ cần nghĩ tới đó thôi tôi đã
không kìm được nước mắt. Trời ơi, mới đó mà đã gần 4 năm, gần 4 năm lê
thê, đằng đẵng xa cách mọi người.
Ở quê đa phần các bạn đã đỗ đại học ngay năm đầu. Chỉ còn xót lại lác đác
vài người không cam chịu đi học cao đẳng nên quyết định ôn lại năm thứ 2.
Phải nói tôi vui biết nhường nào và bọn tôi đã rủ nhau đi ôn lại từ đầu để
“phục thù” năm sau ngay sau khi tôi về quê được ít hôm.
Không khí ở quê mình thật dễ chịu. Tôi vác balo, kéo vali cố đi bộ bằng
được đoạn đường từ ngoài quốc lộ 6 về nhà. Đi bộ trên con đường ấy để tôi
tận mắt nhìn những thay đổi của quê hương, để tôi hít vào thật sâu cảm nhận
sự sung sướng khi được trở về quê hương.
Một năm ôn thi đại học vất vả dài đằng đẵng đã qua. Nhiều đêm thức trắng
học bài, tôi với 2 đứa bạn cùng đi ôn mơ mộng về tương lai. Mọi thứ sẽ
khác, tất cả sẽ đổi thay nếu như chúng ta đậu đại học, tương lai sẽ rộng mở
phía trước, Hà Nội lung linh rực rỡ đang chờ đón chúng ta đến. Riêng tôi
dường như tôi đã có cả một kế hoạch nêu như mình thi đậu đại học, hoặc chí
ít là trường cao đẳng nào đấy. Tôi sẽ thay đổi, tôi sẽ khác, tôi sẽ vẫn lại là
chính mình ngày nào, tự tinh, nhanh nhẹn và tham gia tất tần tật những hoạt

động của trường lớp. Môi trường đại học sẽ tạo điều kiện giúp tôi thay đổi,
tôi sẽ được gặp gỡ nhiều người tài giỏi, sẽ có cơ hội làm lại mình, lấy lại
những gì đã mất.
Thế rồi điều hạnh phúc ấy đã đến, ông trời cuối cùng cũng thỏa ước nguyện
của chúng tôi, cả 3 đứa đi ôn dắt tay nhau vào đại học, chỉ có điều mỗi đứa
một trường. Một trời vất vả đèn sách cuối cùng cũng đã có kết quả sứng
đáng. Tôi hạnh phúc vô ngần. Đã bao năm nay, đã biết bao thời gian trôi qua
tôi đã đánh mất quá nhiều thứ, chưa bao giờ được hưởng một niềm vui trọn
vẹn, và kể từ đây tôi sẽ lại là chính mình, đây sẽ là cơ hội lớn cho tôi đến với
một thế giới rộng lớn hơn, thế giới của văn minh và tri thức.
21
Tôi vào đại học trong niềm vui phấn khích như vậy. Tôi rút kinh nghiêm từ
những sai lầm khi còn học ở trong Nam. Tôi chủ động làm quen, giao lưu và
gặp gỡ nhiều bạn bè. Niềm vui đã trở lại, họ đã cho tôi và dạy tôi rất nhiều
để tôi ngày một trưởng thành hơn. Và như mọi người thấy, tôi đang học tại
lớp Quảng Cáo k28, Khoa Quan Hệ Công Chúng và Quảng Cáo của Học
Viên Báo Chí và Tuyên Truyền. Lớp cử nhân chuyên nghành quảng cáo đầu
tiên của Việt Nam trong ngôi trường truyền thông hàng đầu của Việt Nam.
Mọi thứ đã thay đổi với tôi sau một lần vấp ngã. Thật hạnh phúc là tôi đã
đứng lên được và đúc rút được tất cả những kinh nghiệm của mình để hòa
nhập tốt vào môi trường mới. Một môi trường sôi động và tràn ngập niềm
vui. Đó thực sự là môt kinh nghiệm sương máu với tôi, vì ít ra khi hòa nhập
vòa môi trường lớn thứ hai này của mình, tôi đã không còn bơ ngỡ, không
còn e dè, nhút nhát như những bạn sinh viên khác chân ướt chân ráo vào đại
học mà tôi đã thực sự chủ động hòa mình vào mọi người.



22
Phụ lục

Để tiếp nhận công việc tại cơ quan mới, ngoài kỹ năng, trình độ chuyên
môn, các nhân viên mới còn phải học cách thích nghi và quen dần trong môi
trường vốn hoàn toàn xa lạ. Hòa nhập vào môi trường làm việc mới là bước
khởi đầu quan trọng cho sự nghiệp của bạn
Môi trường công ty nhỏ - “đại gia đình”
Với dạng môi trường này, bạn không cần phải cố gắng gì nhiều ngoài thái độ
thân thiện với đồng nghiệp và tiếp nhận công việc nghiêm túc. Công ty nhỏ
là môi trường lý tưởng cho những người vừa bắt đầu sự nghiệp, nó không
đòi hỏi bạn phải là một thiên tài hay ngôi sao sáng, không đòi hỏi bạn phải
quá chuyên nghiệp hay có kinh nghiệm… Công ty nhỏ thường có không khí
như một đại gia đình với lối sinh hoạt đơn giản, bạn hãy tìm cho mình một vị
trí phù hợp trong đại gia đình ấy, tuân thủ những quy tắc riêng của gia đình
và làm việc tốt để giúp cho gia đình ngày càng lớn mạnh. Chỉ cần đáp ứng
được những yêu cầu ấy, bạn sẽ thành công hòa nhập vào môi trường mới.
Môi trường công ty lớn – “khu phố văn hóa”
Sẽ không đơn giản như với công ty nhỏ. Môi trường công ty lớn với đội ngũ
nhân viên đông đảo và tính chuyên nghiệp cao sẽ đòi hỏi bạn phải bỏ công
sức nhiều để thích nghi, hòa nhập với tập thể. Ở môi trường này, bạn sẽ có
cơ hội làm bạn với nhiều đồng nghiệp mới và tạo dựng được nhiều mối quan
hệ mới. Nhưng, bạn sẽ không được sếp tin tưởng, đồng nghiệp yêu quý nếu
cứ sống với những nguyên tắc riêng của mình.
Công ty lớn không còn là một gia đình, mà bạn có thể hình dung như là một
“khu phố văn hóa” với nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi công ty có một thái độ
- quan niệm làm việc và sinh hoạt riêng, văn hóa công ty không chỉ đơn giản
là nội quy mà còn là hành vi, cách nghĩ… của mỗi thành viên công sở, đòi
hỏi bạn phải tuân thủ theo. Việc thích nghi, làm quen với môi trường làm
việc mới có suôn sẻ hay không tùy thuộc vào cách tiếp nhận và thái độ trong
việc nói năng, cư xử của bạn. Một nhân viên tốt không chỉ cần sự thông
23
minh, giỏi giang mà còn cần cả sự hòa đồng, sự hợp tác với những nội quy,

và môi trường làm việc của công ty đó.
Một số bí quyết để hòa nhập vào môi trường mới
1. Trang phục & giờ giấc: Trong những ngày đầu làm việc, bạn sẽ rất
bỡ ngỡ với công việc mới, đồng nghiệp mới, sếp mới… Điều đầu tiên
bạn cần làm là chọn một bộ quần áo phù hợp với tính chất công việc
của mình. Một nhân viên marketing gặp gỡ giao tiếp nhiều hẳn nhiên
phải ăn mặc lịch sự hơn nhân viên IT cả ngày cặm cụi với máy vi tính.
Chú ý về giờ giấc, hãy vào công ty sớm một chút và ra về trễ một chút
căn cứ theo quy định giờ làm việc của cơ quan, nhằm tạo ấn tượng tốt
với sếp và đồng nghiệp.
2. Quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi: Bạn sẽ được đồng nghiệp chỉ
bảo, hướng dẫn về nội quy của công ty cũng như cách thức làm việc,
nhưng cũng chỉ có mức độ. Chính bạn phải tự tìm hiểu, tự khám phá
để làm quen và thích nghi với nơi làm việc mới này. Hãy quan sát nếp
làm việc & sinh hoạt của phòng/nhóm bạn, từ giờ giấc, tác phong làm
việc, thái độ đối với sếp, đồng nghiệp và những nội quy, quy chế, từ
việc tiết kiệm, dọn dẹp phòng làm việc hàng ngày… Nếu có thắc mắc
gì, đừng ngại đặt câu hỏi và ghi lại thông tin để hiểu rõ vấn đề, tránh
biến mình thành kẻ không giống ai khi làm việc gì đó không phù hợp.
3. Cư xử với đồng nghiệp: Rõ ràng ai cũng biết là phải thân thiện vói
đồng nghiệp, nhưng thân thiện quá cũng không phải là điều hay, bởi
đôi khi sự hồ hởi quá mức sẽ khiến đồng nghiệp mới của bạn nghi
ngại. Có thể họ chưa tỏ ra thái độ vì ngại ngùng hay nể nang nhưng
nếu bạn cứ một mực tỏ ra gần gũi và lắm chuyện thì sẽ gây cho họ sự
bực tức, khó chịu. Vì vậy, hãy thân thiện một cách vừa phải, có chừng
mực. Nếu có người tỏ ra không thích bạn, hãy bình tĩnh, giữ thái độ
thân thiện và tập trung vào công việc của mình. Ngoài ra, đừng tỏ ra
mình giỏi giang hơn người trước mặt đồng nghiệp, dù bạn có giỏi thật
đi nữa. Khiêm tốn luôn là thái độ cần thiết trong bất kỳ môi trường
làm việc nào.

4. Tuân thủ nội quy chung: Cần tôn trọng và chấp hành nội quy về giờ
giấc, cung cách làm việc hoặc nơi uống nước, để cốc chén, giữ trật tự
trong giờ ăn trưa, không ăn quà vặt, trong giờ làm việc, không hút
24
thuốc trong phòng máy lạnh Mỗi công ty đều đặt ra những quy tắc
mà bạn buộc phải tuân theo. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ những quy
tắc ngầm như không cười nói ầm ĩ, không nói chuyện điện thoại to,
không bật nhạc lớn… Không nên coi công ty là "nhà riêng" có thể làm
bất cứ điều gì theo ý thích.
5. Tham gia vào công việc chung: Đừng khởi đầu tuần làm việc đầu
tiên chỉ bằng việc làm quen với đồng nghiệp hay rót nước pha trà cho
sếp. Hãy tìm cách tham gia vào công việc chung. Nếu sếp chưa giao
việc, hãy đề nghị sếp giao cho mình một công việc thích hợp, vừa tầm
để chứng tỏ khả năng của mình. Bạn cũng có thể xin gia nhập vào dự
án chung của phòng/nhóm, qua đó, bạn vừa có thể bắt tay làm việc,
vừa có cơ hội hòa nhập tốt hơn vào hệ thống chung của công ty.
Điều cuối cùng, đừng quá căng thẳng lo lắng về việc phải thích nghi, hòa
nhập một cách hoàn hảo. Bạn là người mới, bạn sẽ mắc phải một số lỗi
nhỏ, đấy là điều bình thường, hãy thả lỏng bản thân. Việc thích nghi, hòa
nhập vào môi trưởng mới là không đơn giản, tuy nhiên, thời gian, trí thông
minh cũng như khả năng chuyên môn của bạn sẽ giúp bạn làm tốt bước khởi
đầu này. Chúc bạn có được một công việc như ý, một môi trường làm việc lý
tưởng!
25

×