Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận Bằng lý luận và thực tiễn, anhchị hãy phân tích, chứng minh Ghi nhanh - thể loại phản ánh xung kích của báo chí.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.47 KB, 21 trang )

Phần 1
Lý thuyết:
Bằng lý luận và thực tiễn, anh/chị hãy phân tích, chứng
minh Ghi nhanh - thể loại phản ánh xung kích của báo chí.
Ra đời do yêu cầu của cách mạng
Ghi nhanh là một thể loại báo chí chủ yếu phản ánh những sự
kiện nóng hổi, cấp bách trong dòng thời sự chủ lưu, với mô thức
kết cấu linh hoạt, mềm dẻo, thông qua bút pháp mô tả trực tiếp,
thuật và những cảm xúc, ấn tượng, lời bình khi cần thiết nhằm
cung cấp cho công chúng một phác thảo sinh động, đa diện về sự
thật mới nảy sinh, có ý nghĩa thời sự đối với những chi tiết tiêu
biểu nhất, ấn tượng nhất.
Thể loại Ghi nhanh đã tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi
trong giới báo chí Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước.
1
Việc này có nguyên nhân trực tiếp liên quan đến sự bùng nổ của
thể loại này.
Khi đế quốc Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc nước ta, sự bùng
nổ của thể loại này ban đầu mang tính tự phát. Tình hình lý luận và
thực tiễn của báo chí thập niên 60, đời sống báo chí bước vào một
giai đoạn mới, căng thẳng và khốc liệt do những thay đổi của chiến
sự. Tình hình của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc
thay đổi, đòi hỏi báo chí phải có một lối viết mới nhanh hơn, sinh
động hơn. Lối viết báo thiên về miêu tả có tính chất văn học vốn
phổ biến trên báo chí nước ta từ sau chiến thắng 1954 đã tỏ ra phần
nào không còn phù hợp trước hoàn cảnh mới. Chính những điều đó
đã lý giải cho sự xuất hiện đầy ấn tượng của cách viết nhanh và sau
đó là thể loại Ghi nhanh.
Trong những năm tháng báo chí của ta còn phải hoạt động bí
mật thì Ghi nhanh không có điều kiện xuất hiện. Tới khi báo chí ra
hoạt động công khai thì mới có Ghi nhanh tuy vẫn còn thô sơ, chưa


thực sự xuất hiện hoàn chỉnh như một thể loại. Có trường hợp
2
phóng viên báo Cứu Quốc đã gọi điện thoại để gửi bài ghi nhanh
về việc Pháp gây ra vụ khiêu khích ở Lạng Sơn.
Chỉ thị của Bộ Chính trị cho báo Nhân Dân năm 1965 về việc
xây dựng con người mới đã góp phần trực tiếp để đội ngũ những
người báo Nhân Dân lúc đó nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra thể loại
báo chí mới, đáp ứng yêu cầu của Trung ương. Bên cạnh đó, sự
phát triển của điều kiện thông tin liên lạc cũng tạo ra tiền đề cho
Ghi nhanh phát triển. Nguyên nhân thứ hai gắn liền với tình hình
mới ở thời điểm này: "Chúng ta thấy rõ tình hình cách mạng
chống Mỹ cứu nước khẩn trương, nhiều điển hình anh dũng, đòi
hỏi báo chí sử dụng vũ khí gì đây để tác chiến nhanh, nhẹ. Vũ khí
đó là Ghi nhanh.
Trong các tờ báo ở nước ta, báo Nhân Dân là một trong những
tờ đầu tiên sử dụng và rút ra những kinh nghiệm có tính chất lý
luận về thể loại ghi nhanh. Ngay từ đầu năm 1966, tập thể các nhà
báo ở đây đã tổng kết rút kinh nghiệm và đi tới kết luận: " trong
thể loại phản ánh thì ghi nhanh rất thích hợp với tình hình, với độc
3
giả, phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu, có tác dụng cổ vũ, động
viên".
Trong hai năm 1965 - 1966, báo Nhân dân đã tổ chức trao đổi
về thể loại này. "Trong cuộc chiến đấu hiện nay, thể loại này có tác
dụng khá rõ. Sự việc cách mạng diễn ra hàng ngày, sôi nổi khẩn
trương, phải sử dụng vũ khí này mới kịp thời, mới làm cho nó
hay". Chính thông qua những cuộc trao đổi như vậy, các nhà báo
khi đó đã nhận thấy những ưu thế đặc biệt của thể loại ghi nhanh,
"Nó cụ thể sinh động hơn tin. Nó nhanh hơn phóng sự". Đây là
một thể loại độc lập của báo chí và thậm chí nó là một trong những

thể loại chủ lực của báo chí trong giai đoạn này.
Cũng nói về sự hình thành và phát triển của thể loại Ghi nhanh,
Giáo trình nghiệp vụ báo chí tập II cho rằng: “… phải đến khi đất
nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ghi
nhanh mới thực sự phát triển với tư cách là một trong những thể
loại có nhiều ưu thế trên báo với những đóng góp đáng kể trong
việc phản ánh một cách kịp thời cuộc sống chiến đấu của quân và
4
dân ta, quân đội ta và được nhiều người ưa thích với sức sống sinh
động của nó.
Một số tác phẩm thuộc thể loại này đến nay vẫn còn được nhắc
đến như Những giờ phút cuối cùng của quân địch ở Điện Biên
Phủ của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại mặt trận - ngày 11-
5-1954, Bắt sống Đờ-cát-tờ-ri, mừng sinh nhật Bác - báo Quân đội
nhân dân ngày 15-5-1954, Về đây đem cả yêu thương cùng về -
báo Quân đội nhân dân ngày 23-11-1965, Trận thắng vang dội của
Thủ đô - báo Nhân Dân ngày 20 - 5-1967.
Nhạy bén, cơ động, đa diện trong thông tin thời sự cấp bách
Ghi nhanh là một thể loại báo chí nhạy bén trong việc phản ánh
những sự kiện nổi bật vừa xuất hiện, thông qua vai trò của nhân vật
trần thuật (người viết) nhằm cung cấp ngay lập tức cho công chúng
một phác thảo đa diện về những thời điểm, lát cắt sinh động nhất
của sự kiện với những chi tiết tiêu biểu nhất, ấn tượng nhất và đặc
biệt là sự chứng kiến trực tiếp của các nhân chứng.
5
Ưu thế nổi bật nhất của thể loại Ghi nhanh là ở năng lực phản
ánh sự thật thời sự, điển hình ) một cách xác thực và sinh động,
nhanh như Tin nhưng lại sinh động, cụ thể hơn Tin. Bằng việc
dựng lên một phác thảo đa diện về thời điểm ban đầu sinh động
nhất của sự kiện đó, Ghi nhanh có thể thoả mãn được nhu cầu hiểu

biết sự kiện ngay từ những giây phút đầu tiên của công chúng với
những thông tin còn nguyên vẹn hơi thở nóng bỏng của sự kiện.
Trong các thể loại báo chí, cũng giống như Tin, có thể nói Ghi
nhanh là một trong những thể loại có khả năng đáp ứng yêu cầu
thông tin thời sự một cách nhạy bén nhất, cơ động nhất. Vì lẽ đó,
sự phát triển của báo chí, trong đó có báo điện tử ở nước ta những
năm qua đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
thể loại này. Cùng với các tờ nhật báo giấy, các chương trình phát
thanh, truyền hình đã thường xuyên sử dụng Ghi nhanh một cách
hiệu quả trong việc thông tin cái mới, định hướng dư luận. Trong
bối cảnh bùng nổ thông tin và nhịp độ phát triển nhanh của đời
sống như hiện nay, bên cạnh những thể loại báo chí khác, Ghi
6
nhanh vẫn đang ngày càng phát huy năng lực phản ánh hiện thực
của nó với chất lượng tốt hơn.
Đứng trước một sự kiện, sự việc, hoàn cảnh, tình huống vừa
mới xảy ra, cùng với tin tức, Ghi nhanh bao giờ cũng là thể loại
xuất hiện nhanh nhất, sớm nhất. Bằng cách tạo ra một phác thảo
ban đầu của sự thật, nó giúp công chúng hình dung về sự thật ấy
thông qua những chi tiết tiêu biểu được trình bày một cách sống
động mà ở đó những ý kiến khác nhau của các nhân chứng có giá
trị như những bằng chứng khách quan. Tuy nhiên, do sự chi phối
của yêu cầu thời sự, tác giả viết bài ghi nhanh chỉ có thể chọn lọc ý
kiến của những nhân chứng tiêu biểu nhất, đại diện cho nhiều loại
người khác nhau, đứng ở những góc độ không giống nhau. Ghi
nhanh phản ánh sự thật (thời sự, điển hình ) với khả năng thông
tin xác thực một cách nhạy bén và sinh động.
Điều này cho thấy rằng mặc dù cùng chịu sự chi phối của tính
thời sự một cách triệt để nhưng giữa Ghi nhanh và Tin có những
cách thức khác hẳn nhau khi tiếp cận và phản ánh sự thật. "Ghi

7
nhanh khác tin ở chỗ có thể miêu tả chi tiết. Từ đó Ghi nhanh tạo
nên bức tranh sinh động của cuộc sống. Bởi vậy, Ghi nhanh sống
động hơn, có sức truyền cảm mạnh hơn Tin.
Cùng với Tin, Ghi nhanh góp phần thỏa mãn nhu cầu thông tin
ngay lập tức của công chúng đối với sự kiện. Vì vậy, nếu tác phẩm
ghi nhanh đến với công chúng sau khi họ đã có được thông tin về
sự kiện thì tác dụng của nó sẽ bị giảm đáng kể. Đây chính là
nguyên nhân khiến ghi nhanh gắn bó với các tờ nhật báo giấy và
báo điện tử hơn là báo tuần, báo tháng.
Ghi nhanh có năng lực phản ánh đa diện, một đặc điểm quan
trọng khiến cho thể loại này có nhiều khác biệt so với các thể loại
báo chí khác trong quá trình phản ánh cuộc sống. Ghi nhanh không
chỉ dừng lại ở những thông tin có tính chất khái quát. Nó luôn cố
gắng đi sâu vào những khía cạnh cụ thể của vấn đề mà sự kiện đặt
ra, thông qua những chi tiết điển hình nhất. Giới thiệu cái toàn diện
thông qua những chi tiết nổi bật, điển hình nhất, tác phẩm ghi
nhanh có mục đích đem đến cho công chúng một phác thảo, tạo ra
8
cái nhìn ban đầu tương đối bao quát, sinh động về sự kiện vừa mới
xảy ra. Như vậy, khả năng phản ánh một cách đa diện là đặc điểm
cơ bản để phân biệt ghi nhanh với các thể Ký báo chí khác.
Cái tôi năng động, hoạt bát
Là một thể loại xung kích có nhiệm vụ phản ánh ngay tức khắc
về những sự việc, hoàn cảnh, tình huống vừa mới xảy ra, cái tôi
trần thuật trong Ghi nhanh có vai trò hết sức quan trọng.
Nhân vật trần thuật - tác giả của bài ghi nhanh xuất hiện trong
tác phẩm với tư cách là một nhân chứng, đương nhiên đó phải là
nhân chứng đáng tin cậy nhất. Chính điều đó góp phần tạo ra niềm
tin tưởng của công chúng vào tính chính xác của những điều họ

đọc.
Cái tôi ở đây không nên hiểu một cách đơn giản là tác giả xưng
"tôi" trong bài viết của mình, mà còn là sự khẳng định và thái độ
nhập cuộc của tác giả. Sự có mặt của tác giả sẽ làm cho tính trung
thực của bài viết được tăng lên vì nó khiến cho công chúng tin
9
tưởng rằng họ đang thu nhận những điều mà chính tác giả đã được
trực tiếp chứng kiến.
Không giống như cái tôi thẩm định thận trọng và thiên về chất
suy nghĩ của Ký chính luận, cái tôi của Ghi nhanh năng động, hoạt
bát hơn. Tác giả vừa là người trực tiếp chứng kiến, đồng thời còn
phải là người trực tiếp tham gia sự kiện hoặc hoà nhập vào sự kiện
đó. Chỉ như vậy, tác phẩm mới có khả năng thuyết phục công
chúng về những điều mà tác giả tin tưởng và bảo vệ.
Khả năng truyền cảm vừa nhanh vừa mạnh
Đây là một thể loại có khả năng truyền cảm vừa nhanh vừa
mạnh đối với người đọc, người nghe. Nói cách khác, công chúng
tiếp nhận nội dung của Ghi nhanh bằng tình cảm là chính và ở mức
độ nhất định, trong Ghi nhanh, người viết có thể bày tỏ suy nghĩ,
cảm xúc của mình để làm rõ hơn vấn đề bài viết muốn giải quyết.
Điều đó được thể hiện qua vai trò quan trọng của cái tôi trần thuật -
nhân chứng khách quan.
10
Ghi nhanh diễn tả hoàn cảnh của sự kiện, bầu không khí và tình
hình nơi xảy ra sự kiện như những yếu tố có hồn, góp phần dẫn dắt
và làm cho sự kiện nổi bật lên, tạo điều kiện thuận lợi cho những
suy nghĩ của tác giả.
Bài Ghi nhanh có kết cấu linh hoạt và một bút pháp sinh động,
giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao.
Việc sử dụng bút pháp tổng hợp, bao gồm tả, thuật, bình kết

hợp với những cuộc phỏng vấn ngắn xoáy vào những chi tiết nổi
bật của sự kiện là đặc điểm chủ yếu trong bút pháp của thể loại Ghi
nhanh. Ghi nhanh minh họa, soi sáng sự kiện từ những góc độ khác
nhau thông qua các chi tiết tiêu biểu, điển hình, phản ánh đúng bản
chất của sự kiện. Đặc biệt, những cuộc phỏng vấn ngắn do tác giả
thực hiện đối với các nhân chứng là những người trong cuộc trực
tiếp liên quan đến sự kiện vừa có tác dụng làm cho bài viết sinh
động vừa tạo ra sự khách quan, đa diện trong việc thông tin và
thẩm định sự thật.
11
Tóm lại, Ghi nhanh là một thể loại báo chí nhạy bén trong việc
thông tin thời sự về những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống vừa
mới nảy sinh. Bằng việc đem đến cho công chúng một phác thảo
ban đầu của sự kiện, nó thỏa mãn nhu cầu thông tin ngay lập tức
của công chúng.
Với những đặc trưng trên, ghi nhanh được coi là một thể loại
xung kích trong toàn bộ hệ thống thể loại báo chí. Là một thể loại
xung kích, cũng như tin, ghi nhanh tạo tiền đề cho những thể loại
khác đi sâu vào phản ánh sự kiện.
Phần 2
Thực hành:
Viết bài ghi nhanh 20-11 về Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, từ 800-1.000 chữ.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
12
Ấn tượng và ấm áp lễ kỷ niệm 20-11
Những ngày này, khắp Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HV
BC & TT), đi đến đâu cũng gặp những nét mặt hân hoan, rạng
rỡ của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên. Trong không khí vui
tươi ấy, Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 được tổ

chức trang trọng sáng 19-11 tại Hội trường lớn với sự tham dự
của đông đảo thầy cô và sinh viên toàn trường.
Trời buổi sáng trong veo, có nắng nhẹ và hơi se lạnh. Nhưng
không khí trong trường thì rất ấm áp, tưng bùng với cờ hoa tươi
thắm. Ngay trên trụ cổng chính vào trường, hồng kỳ đón gió bay
phấp phới. Trên ban công tầng 1 tòa nhà 6 tầng, cùng với những lá
cờ nhiều màu rực rỡ là tấm bảng đỏ đề dòng chữ Nhiệt liệt chào
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Cờ được cắm cả trong các
bồn cây trên sân trường của khu nhà B.
13
Trên sân khấu Hội trường lớn trang trọng đặt bốn lẵng hoa chúc
mừng cùng nằm chiếc trống hội lớn màu đỏ. Cờ Đảng và cờ Tổ
quốc được treo trên các cây cột dọc hội trường.
Trước khi bắt đầu buổi lễ, nhiều bài hát ca ngợi mái trường, công
ơn thầy cô và tình thầy trò được phát trên loa, như Cô giáo Tày
cầm đàn lên đỉnh núi, Người giáo viên nhân dân, Con đường đến
trường, Nhớ ơn thầy cô, Ngày đầu tiên đi học, Ơn thầy! Thầy của
chúng em, Mái trường mến yêu Những bài hát sâu lắng và tình
cảm này càng làm cho không khí trong hội trường thêm ấm cúng
và gần gũi.
Có mặt tại hội trường lúc 7g45, chúng tôi đã thấy những bạn sinh
viên đầu tiên xuất hiện, một số bạn duyên dáng trong bộ áo dài
truyền thống.
8g4, các thầy cô giáo và đại biểu bắt đầu có mặt. Thầy cô được sắp
ngồi ở 7 hàng ghế đầu hai bên hội trường. Dãy bàn đầu tiên dành
14
cho một số đại biểu và thầy cô, được trải khăn phủ bàn và trang trí
bằng những bát hoa thắm sắc.
8g6, loa mời các thầy cô vào hội trường vang lên như thức giục.
Người đến tham dự buổi lễ cũng càng lúc càng đông hơn. Một số

cô còn mang theo cả
con nhỏ đến đến chung vui.
Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của HV BC & TT có
hai phần: phần biểu diễn nghệ thuật và phần lễ kỷ niệm.
Đúng 8g30, cô dẫn chương trình thướt tha trong tà áo dài màu
hồng bước ra sân khấu, giới thiệu chương trình biểu diễn nghệ
thuật của Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Mở đầu là màn hòa tấu dàn nhạc và múa của nhóm Pha lê xanh với
tiết mục Âu lạc bay lên. Đây là một tiết mục đặc sắc, kết hợp cả
hát, múa và đánh trống. Bảy nghệ sỹ nữ mặc quần áo xanh đỏ sặc
15
sỡ, biểu diễn say mê đã thực sự lôi cuốn được khán giả và khuấy
động không khí trong hội trường.

Ngay sau đó, bài hát Yêu người bao nhiêu, Yêu nghề bấy nhiêu
của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ do tốp ca nữ thể hiện lại đưa khán
giả chìm vào những giai điệu sâu lắng, da diết ca ngợi nghề giáo.
Một trong những tiết mục hay và thu hút khán giả chăm chú lắng
nghe là phần biểu diễn của một giảng viên Trường cao đẳng Nghệ
thuật Hà Nội - cô giáo Anh Đào với bài Khúc hát sông quê của
nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Màn múa dân tộc của nhóm sinh viên Lào trong tiếng nhạc réo rắt
của một bài hát tiếng Lào đã nhận được những tràng pháo tay
hưởng ứng nồng nhiệt.
Thật đáng tiếc khi sinh viên Việt Nam lại không có tiết mục nào để
gửi đến thầy cô. Giá như có thêm các tiết mục khác của sinh nữa
16
thì có lẽ sẽ hay hơn là buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11 của HV BC & TT mà toàn sinh viên Trường cao đẳng Nghệ

thuật Hà Nội biểu diễn.
Tam ca nam - nhóm Memory mang đến một luồng gió mới cho
chương trình với bài hát Con quay của nhạc sĩ Lưu Thiên Hương.
Trong trang phục vest đen lịch lãm cùng chất giọng ấm và khá lạ,
nhóm đã khiến người xem, đặc biệt là các bạn sinh viên nữ rất
thích thú.
9g13, Trong tiếng nhạc bài Mong ước kỷ niệm xưa (nhạc sĩ Xuân
Phương), ba đôi nam nữ trong trang phục áo sơ mi - quần tây và áo
dài trắng hoa đỏ, tay cầm cành hoa phượng lần lượt bước ra. Sau
đó tiết mục còn có sự góp mặt của tốp múa minh họa 7 người. Gần
cuối bài hát, các ca sỹ với nụ cười rạng rỡ trên môi vừa hát vừa đi
xuống phía cuối hội trường. Bất ngờ với hành động này, các bạn
sinh viên vô cùng phấn khích và thích thú. Ca khúc được hát và
trình diễn rất hay, nhưng có lẽ giai điệu da diết như muốn níu thời
17
gian khi chia mái trường của bài hát này không phù hợp với không
khí tưng bừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
9g19, chương trình nghệ thuật kết thúc, một số bạn sinh viên ở
phía dưới hội trường thấy không còn ca múa nhạc đã lục tục kéo về
dù phần chính là phần lễ kỷ niệm còn chưa bắt đầu.
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Ông Trần Độ - Phó Chủ tịch HĐND quận Cầu Giấy
Ông Lê Xuân Thứ - Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND
phường
Dịch Vọng Hậu
Các cựu giám đốc Học viện: Bùi Hoàng Việt, Vũ Đình Hòe
Các cựu phó giám đốc Học viện: Ngô Đôn, Nguyễn Nam Ninh,
Nguyễn Đình Vượng, Lê Thế Long, Nguyễn Phi Sang, Dương
Xuân Ngọc
Giám đốc học viện PGS.TS. Hoàng Đình Cúc

18
Bí thư Đảng ủy, phó giám đốc học viện PGS.TS. Lương Khắc Hiếu
Sau lễ chào cờ, đọc diễn văn chào mừng, giám đốc học viện
PGS.TS. Hoàng Đình Cúc ôn lại lịch sử ngày 20-11. Thầy bày tỏ
lòng biết ơn các thế hệ thầy cô đi trước, biêu dương ý thức trách
nhiệm cao, tinh thần lao động sáng tạo của các thầy cô giáo trong
năm học qua và gửi lời chúc mừng đến đồng nghiệp nhân dịp 20-
11.
Thầy thay mặt các cán bộ, giáo viên của Học viện, hứa sẽ cố gắng
học tập, sáng tạo không ngừng, xây dựng phát triển Học viện bền
vững trên tầm cao mới.
Những người có mặt không ngăn được sự xúc động trong giây
phút thầy Hoàng Đình Cúc tặng hoa các thầy nguyên là giám đốc,
phó giám đốc học viện để chúc mừng và bày tỏ tình cảm của thế hệ
đi sau. Hầu hết các thầy đều đã rất già, mái tóc bạc phơ đi vì năm
19
tháng, bước chân chậm rãi nhưng ánh mắt thì ngời sáng và nụ cười
nở trên môi thật hạnh phúc.
Rồi không khí buổi lễ như lắng lại khi PGS.TS. Đỗ Công Tuấn -
Trưởng Khoa Chủ nghĩa xã hội, đại diện các thầy cô trong Học
viện, phát biểu cảm tưởng và chia sẻ ba điều trăn trở đối với đồng
nghiệp lớn tuổi, lãnh đạo quản lý và đồng nghiệp trẻ.
Theo quan sát của chúng tôi, lúc 9g45, lác đác có một số thầy cô
bỏ về trước.
Đại diện sinh viên Việt Nam (anh Dương Công Tuyển, lớp Xây
dựng đảng - Chính quyền nhà nước K29) và đoàn đại diện sinh
viên Lào lên bày tỏ lòng biết ơn và gửi đến các thầy cô những lời
chúc tốt đẹp nhất, và tặng hoa cho giám đốc học viện.
Anh sinh viên Lào chia sẻ nước Lào cũng có ngày 7-10 hằng năm
để tôn vinh các thầy cô giáo và “chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh

20
phúc, dạy hay để cung cấp kiến thức cho chúng em về phục vụ đất
nước Lào”. Những câu chữ tuy có phần “không thuần Việt” nhưng
chân thành của anh đã được mọi người trong hội trường hưởng ứng
nồng nhiệt bằng những tràng pháo tay.
Sau đó phần khen thưởng cho các tập thể lao động xuất sắc, chiến
sỹ thi đua,
giám đốc học viện PGS.TS. Hoàng Đình Cúc trao tiền ủng hộ của
đảng viên, đoàn viên Học viện trị giá 9 triệu đồng cho chủ tịch Hội
Cựu giáo chức.
Buổi lễ kết thúc, lòng biết ơn và tình cảm dành cho những người
thầy, người cô như dày thêm trong lòng mỗi sinh viên.
21

×