Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.38 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 11
HỌC KÌ II – Năm học 2014 - 2015
1. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự thụ tinh kép là:
A.Tạo nội nhủ để nuôi phôi
B. Cả 2 tinh trùng đều thụ tinh nên chọn được nguồn gen tốt
C. Không phụ thuộc vào điều kiên môi trường
D.Đảm bảo hiệu quả thụ tinh cao
2.Hình thức sinh trưởng ở cây 1 lá mầm
A.Sinh trưởng sơ cấp B. Sinh trưởng thứ cấp
C.Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp D. Sinh trưởng có ở cây đã trưởng thành
3. Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản:
a. bào tử b. phân đôi c. sinh dưỡng d. hữu tính
4. Cây nào sau đây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của thân rễ:
a. Rau má b. Cỏ gấu c. Cây thuốc bỏng d. Khoai tây
5. Hình thức nào sau đây không phải sinh sản
a. Mọc chồi b. Phân đôi c. Tái sinh d. Phân mảnh
6.Thụ tinh ngoài thường xảy ra với động vật nào?
a. Động vật ở cạn b. Động vật ở nước c. Động vật sinh sản vô tính d. Động vật có vú
7.Trong sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cơ thể mới được mọc ra từ:
a. Thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, cành chiết. b. Thân rễ, cành ghép, cành giâm, rễ củ, thân củ.
c. Thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá. d. Thân bò, thân rễ, cành giâm, rễ củ, lá.
8. Hạt được hình thành từ……… đã thụ tinh
a. bầu nhụy b. vòi nhụy c. noãn d. bầu nhị
9. Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là:
A. phân bào giảm nhiễm
B. phân bào nguyên nhiễm
C. phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm
D. phân bào giảm nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh
10. Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính
a. luôn tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định
c. luôn gắn liền với giảm phân tạo giao tử


b. luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các giao tử
d. luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen
11. Hệ thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh tinh trùng và trứng thông
qua hệ
a. thần kinh b. tuần hoàn c. nội tiết d. sinh dục
12. Giun giẹp có các hình thức sinh sản
a. phân mảnh, phân đôi b. nảy chồi, phân đôi
c.phân đôi, trinh sản d. nảy chôi, phân mảnh
13. Phương thức sinh sản nào sau đây là phổ biến ở động vật có vú?
a. Phân cắt b. Nảy chồi c. Thụ tinh ngoài d. Thụ tinh trong
14. Sau khi rụng trứng, nang rỗng sẽ ra sao?
a. Được sử dụng lại để tạo nhiều trứng khác b. Thoái hóa ngay
c. Chuyển thành thể vàng và tiết hoocmon d. Kích thích ra kinh nguyệt
15. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
a. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ b. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái
c. bằng giao tử cái d. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái
16. Cắt con sao biển thành hai phần, về sau chúng hình thành hai cơ thể mới. Hình thức này
được gọi là:
a. Phân đôi. b. Phân mảnh. c. Tái sinh. d. Mọc chồi
17. Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ hạt phấn là:
a. 36 b. 24 c. 48 d. 12
18. Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại:
a. Nảy chồi. b. Sinh sản vô tính. c. Phân đôi. d. Phân mảnh.
19. Điểm chung của quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là:
a. Chỉ có một bào tử nguyên phân tạo giao tử.
b . Giống nhau ở cả hai giai đoạn giảm phân và sau giảm phân.
c. Cả 4 bào tử đều nguyên phân tạo giao tử.
d. Từ tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n).
20. Cơ quan chỉ huy về sự điều hòa sinh sản ở động vật là:
a. Vùng dưới đồi. b. Tuyến giáp. c. Tuyến yên. d. Tuyến sinh dục.

21. Loại hoocmôn nào ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
A. Juvenin B. Ecdixơn C. Testosteron D. Tirôxin
22. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. Diệp lục b B. Carôten
C. Phitôcrôm D. Diệp lục a,b và phitôcrôm
23. Thiếu loại hoocmon này thì trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
Tên loại hoocmon đó là:
A. Juvenin B. Tirôxin C. Ecdixơn D. Ơxtrôgen
24. Mô phân sinh bên nằm ở :
A. Đỉnh ngọn B. Đỉnh Rễ C. Thân D. Lóng
25. Trong các loại hoócmôn sau , loại nào chỉ có ở động vật có xương sống?
A. Giberelin B. Xtôkinin C. Juvenin D. Tirôxin
26. Nhân tố ánh sáng giúp cơ thể tổng hợp:
A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C D. Vitamin D
27. Loại hoocmom gây biến thái từ nòng nọc thành ếch là:
A. Tirôxin B. Juvenin C. Ecdixơn D. Ơxtrôgen
28. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bát đũa lách cách, nó đã chạy ngay xuống bếp
đay là ví dụ của hình thức học tập
A. Quen nhờn B. Điều kiện hóa đáp ứng C. Học ngầm D. Điều kiện hóa hành động
29. Sự phát triển của ếch từ ấu trùng thành ếch sống trên cạn là sự phát triển :
A. Qua biến thái B. Không qua biến thái C. Hậu phôi D. Qua biến thái hoàn toàn
30. Hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của thân lá, rễ là hình
thức:
A. Sinh sản hữu tính B. Sinh sản sinh dưỡng C. Sinh sản phân đôi D. Sinh sản tái sinh
31. Điều nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về sinh sản vô tính:
A. Giữ nguyên được tính trạng di truyền B. Rút ngắn rất nhiều thời gian phát triển của cây
C. Tạo ra thế hệ con chống chịu tốt hơn D. Có thể nhân nhanh giống cây trồng
32.Ý nào KHÔNG là đặc điểm của tập tính bẩm sinh:
A. Là chuỗi các phản xạ không điều kiện B. Di truyền được và đặc trưng cho loài
C. Được hình thành trong đời sống cá thể D. Bền vững và không thay đổi

33. Hai loại hoocmon quan trọng trong quá trình điều hòa sinh sản là:
A. Progesteron và FSH B. FSH và LH
C. Ostrogen và LH D. Xitokinin và ostrogen
34. Yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động
vật và người là:
A. Độ ẩm B. Ánh sáng C. Thức ăn D. Nhiệt độ
35. Kiểu sinh sản nào thường xen kẽ với kiểu sinh sản hữu tính:
A. Phân đôi B. Nảy chồi C. Phân mảnh D. Trinh sinh
36. Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào:
A. Tuổi của cây B. Độ dài ngày C. Độ dài đêm D. Độ dài ngày và đêm
37. So với hệ thần kinh dạng lưới thì hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
A. Không tiến hóa bằng B. Có nhiều nhược điểm hơn
C. Có nhiều ưu điểm hơn D. Không có ưu điểm gì
38. Phát triển là:
A. Quá trình biến đổi về chất B. Quá trình tăng về kích thước tế bào
C. Quá trình tăng lên về số lượng D. Quá trình biến đổi về khối lượng
39. Cấu tạo của xinap gồm:
A. Chùy xinap, khe xinap, màng trước xinap, màng sau xinap
B. Chùy xinap, màng trước xinap và màng sau xinap
C. Chùy xinap, khe xinap và màng sau xinap
D. Chùy xinap, khe xinap và màng trước xinap
40. Ở thực vật, hoocmon tham gia vào hoạt động cảm ứng là
A. Auxin B. Êtilen C. Xitokinin D. Axit
41. Thụ tinh là quá trình:
A. Hình thành giao tử đực và cái B. Hợp nhất giữa con đực và cái
C. Hợp nhất giữa giao tử đơn bội đực và cái D. Hình thành cá thể đực và cá thể cái
42. Thụ phấn là quá trình:
A. Vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy
B. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng
C. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến đầu nhị

D. Hợp nhất 2 nhân tinh trùng với 1 tế bào trứng
43. Hạt được hình thành từ:
A. Bầu nhụy B. Nhị C. Noãn đã được thụ tinh D. Hạt phấn
44. Hình thức trinh sản có ở:
A. Ong B. Chân khớp C. Giun đất D. Sâu bọ
45. Nhân bản vô tính là:
A. Chuyển nhân một tế bào sinh dục vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân
B. Chuyển nhân một tế bào Xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân
C. Chuyển nhân một tế bào sinh dục vào một tế bào trứng
D. Kết hợp một tế bào tinh trùng và một tế bào trứng
46. Hạt lúa thuộc loại:
A. Hạt có nội nhũ B. Quả giả C. Hạt không nội nhũ D. Quả đơn tính
47. Quả được hình thành từ:
A. Bầu nhụy B. Noãn đã được thụ tinh C. Bầu nhị D. Noãn không được thụ tinh
48. Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép, vì:
A. Để tập trung nước và các chất khoáng nuôi cành ghép
B. Để loại bỏ sâu bệnh trên lá
C. Để tránh gió làm lay cành ghép
D. Để tiết kiệm nguồn năng lượng cung cấp cho lá
49. Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành, vì:
A. Dễ trồng và ít tốn công chăm sóc
B. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch
C. Tránh sâu bệnh gây hại
D. Ít tốn diện tích đất trồng
50. Nếu thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hooc môn:
A.Ơtrôgen. B.Ecđisơn. C.Tirôxin. D.Testostêron.
51. Sinh sản ở động vật tự phối là:
A. Hình thức sinh sản vô tính vì sự hình thành cơ thể mới chỉ có một cá thể.
B. Hình thức sinh sản hữu tính, trong đó một cá thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái của cá
thể này thụ tinh với nhau.

C. Hình thức cá thể đơn tính có thể sinh được cá thể mới.
D. Hình thức cấy hợp tử vào dạ con, cá thể cái, nhờ đó phát triển thành cơ thể mới.
52. Loài động vật nào sau đây có hình thức sinh sản tự phối, tự thụ tinh:
A. Cầu gai, giun đất B. Giun tròn, bọt biển
C. Giun đất, giun tròn. D. Cầu gai, bọt biển.
53. Giao phối, thụ tinh chéo ở động vật là :
A. Hình thức sinh sản hữu tính có sự tham gia của hai cá thể khác giới tính, tinh trùng cá thể đực thụ
tinh với trứng của cá thể cái.
B. Hình thức sinh sản mà tinh trùng loài này thụ tinh với trứng của loài kia.
C. Hình thức sinh sản qua đó tinh trùng thụ tinh với trứng trong cùng một cơ thể.
D. Hình thức sinh sản trong đó một cơ thể có hai loại cơ quan sinh dục, tinh trùng của cơ quan sinh
dục đực của cá thể này thụ tinh với trứng ở cơ quan sinh dục cái của cá thể kia.
54. Ở động vật thụ tinh ngoài là :
A. Trường hợp trứng rụng, được tinh trùng thụ tinh ngoài buồng trứng.
B. Trường hợp tinh trùng của cá thể đực thụ tinh với trứng của cá thể cái ở môi trường ngoài cơ thể.
C. Trường hợp tinh trùng thụ tinh với trứng ngay tại ống dẫn trứng.
D. Trứng thụ tinh ngoài dạ con.
55. Hooc môn thực vật là:
A.Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động của cây.
B.Các chất hữu cơ được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất.
C.Các chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.
D.Các chất hữu cơ có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây.
56. Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:
A.Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B.Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
C.Auxin, gibêrelin, êtilen. D.Auxin, êtilen, axit abxixic.
57. Các hooc môn ức chế sinh trưởng gồm:
A.Auxin, gibêrelin. B.Auxin, êtilen.
C.Êtilen, gibêrelin. D.Êtilen, axit abxixic.
58. Phát triển ở thực vật:
A.Là các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên

các cơ quan.
B.Là quá trình ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành.
C.Là quá trình phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).
D.Là các quá trình tăng chiều cao và chiều ngang của cây.
59. Xuân hóa là:
A.Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào ánh sáng.
B.Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ.
C.Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào độ ẩm.
D.Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào tương qua độ dài ngày và đêm.
60. Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào:
A.Điều kiện nhiệt độ và phân bón. B.Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.
C.Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng. D.Điều kiện nhiệt độ và hooc môn.
61. Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm là:
A.Phải qua 2 lần lột xác. B.Con non gần giống con trưởng thành.
C.Phải qua 3 lần lột xác. D.Con non giống con trưởng thành.
62. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm là:
A.Con non gần giống con trưởng thành. B.Phải trải qua nhiều lần lột xác.
C.Con non khác con trưởng thành. D.Không qua lột xác.
63.Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?
A.Bọ ngựa, cào cào. B.Cá chép, khỉ, chó, thỏ.
C.Cánh cam, bọ rùa. D.Bọ xít, ong, châu chấu, trâu.
64. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật:
A. nghành ruột khoang B. giun dẹp, đỉa, côn trùng
C. cá, lưỡng cư, bò sát. D. Chim, thú
65. Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra
theo thứ tự: tác nhân kích thích  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp
thông tin  Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên:
A. Gai  Thụ quan đau ở tay  Tủy sống  Cơ tay.
B. Gai  tủy sống  Cơ tay  Thụ quan đau ở tay.
C. Gai  Cơ tay  Thụ quan đau ở tau  Tủy sống.

D. Gai  Thụ quan đau ở tay  Cơ tay  Tủy sống
66. Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ( Như co 1 chân ) khi bị kích
thích ?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên.
B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể
C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.
67.
67.

Xung thần kinh là:
A. sự xuất hiện điện thế hoạt động
B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
68. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc” ?
A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
69. Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:
A. Diện tiếp diện. B. Điểm nối. C. Xináp. D. Xiphông
70.Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp B. bẩm sinh, học được
C. bẩm sinh, hỗn hợp D. học được, hỗn hợp
71. Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính:
A. bẩm sinh B. hỗn hợp C. học được D. cả 3 đều đúng
72. Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:
A. in vết. B. quen nhờn. C. điều kiện hoá. D. học ngầm
73. Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tâp:

A. in vết. B. quen nhờn. C. điều kiện hoá. D. học ngầm
74. Páp Lốp làm thí nghiệm - vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn giúp chó học tập kiểu:
A. in vết. B. quen nhờn. C. điều kiện hoá đáp ứng. D. học ngầm
75. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. đây là
1 ví dụ về hình thức học tâp:
A. quen nhờn. B. điều kiện hoá đáp ứng.
C. học khôn. D. điều kiện hoá hành động.
76. Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính:
A. kiếm ăn. B. bảo vệ lãnh thổ. C. sinh sản. D. di cư.
77. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông
báo cho các con đực khác là tập tính:
A. kiếm ăn. B. sinh sản. C. di cư. D. bảo vệ lãnh thổ.
78. Đến mùa sinh sản Công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông là tập tính:
A. kiếm ăn. B. bảo vệ lãnh thổ. C. sinh sản. D. di cư.
79.Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính:
A. thứ bậc. B. bảo vệ lãnh thổ. C. vị tha. D. di cư.
80. Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính:
A. thứ bậc. B. bảo vệ lãnh thổ. C. vị tha. D. di cư.
81. Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính:
A.bảo vệ lãnh thổ. B . sinh sản. C. di cư. D. Xã hội
82. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính:
A.bảo vệ lãnh thổ. B . sinh sản. C. di cư. D. Xã hội
83. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
A. cây có vòng đời dài B. cây có vòng đời trung bình
C. vòng năm D. cây có vòng đời ngắn
84.Trong cây Gibêrêlin ( GA) được sinh ra chủ yếu ở:
A. lá và rễ B. quả C. Hoa D. Cành
85. Xitôkinin kích thích:
A. sự phân hóa tế bào B. sự phân chia tế bào
C. sự phân bố tế bào D. tất cả đều sai

86. Êtilen có vai trò
A. thúc quả chóng chín B. giữ cho quả tươi lâu
C. giúp cây mau lớn D. Giúp cây chóng ra hoa
87. Cơ quan nào của cây sau đây cung cấp Auxin (AIA)
A. Hoa B. Lá C. Rễ D. Hạt
88. Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn:
A. phôi B. phôi và hậu phôi
C. hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh
89. Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn:
A. phôi B. phôi và hậu phôi
C. hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh
90. Hooc môn sinh trưởng (GH) do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
91. Hooc môn tirôxin do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
92. Hooc môn Testostêron do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
93. Hooc môn Ơstrôgen do:
A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra
C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra
94. Sinh sản vô tính là:
A. con sinh ra khác mẹ B. con sinh ra khác bố, mẹ.
C. con sinh ra giống bố, mẹ. D. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
95. Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:
A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
B. sinh sản bằng hạt và sinh sdản bằng cành
C. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá.

D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.
96. Khoai tây sinh sản bằng:
A. rễ củ. B. thân củ. C. Thân rễ. D. Lá.
97. Ngoài tự nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. lóng. B. thân rễ. C. đỉnh sinh trưởng. D. rễ phụ.
98. Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành:
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n) C. bốn tế bào con (n) D. năm tế bào con (n)
99. Sinh sản vô tính gặp ở:
A. nhiều loài động vật có tổ chức thấp. B. hầu hết động vật không xương sống.
C. động vật có xương sống. D. Động vật đơn bào.
99. Phân đôi là hình thức sinh sản có ở:
A. động vật đơn bào và động vật đa bào. B. động vật đơn bào
C. động vật đơn bào và giun dẹp. D. động vật đa bào.
100. Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở:
A. bọt biển và ruột khoang. B. trùng roi và thủy tức
C. trùng đế giày và thủy tức. D. a míp và trùng roi.
101. Phân mảnh là hình thức sinh sản có ở:
A. trùng roi và bọt biển. B. bọt biển và giun dẹp.
C. a míp và trùng đế giày. D. a míp và trùng roi.
102. Trinh sinh là hình thức sinh sản có ở:
A. chân đốt, lưỡng cư, bò sát và 1 số loài cá. B. chân đốt, lưỡng cư và bò sát
C. chân đốt, cá và lưỡng cư. D. cá, tôm, cua.
103. Cừu Đôly được sinh ra bằng phương pháp:
A. sinh sản hữu tính. B. nhân bản vô tính. C. nuôi cấy mô. D. ghép mô
104. Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính ?
A. giun đất, ốc sên, cá chép. B.giun đất, cá trắm.
C. giun đất, ốc sên D. Tằm, ong, cá.
105. Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh
A. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. B. tự thụ tinh và thụ tinh chéo.
C. thụ tinh ngoài và thụ tinh cgeos. D. thụ tinh trong và tự thụ tinh.

PHẦN LÍ THUYẾT:
Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản xạ ở động vật có hệ thần kinh?
Nêu các thành phần của cơ sở vật chất này.
Trả lời:
** Cảm ứng là phản ứng của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường, giúp động vật tồn tại và
phát triển.
** Ở ĐV có tổ chức thần kinh, phản xạ là một dạng điển hình của cảm ứng. Cơ sở vật chất của phản xạ
là cung phản xạ.
** Cung phản xạ gồm 5 bộ phận:
– Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
– Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).
– Bộ phận phân tích và tổng hợp (trung ương thần kinh): quyết định hình thức và mức độ phản ứng.
– Đường dẫn truyền ra (đường vận động).
– Bộ phận thực hiện phản ứng: cơ, tuyến …
Câu 2. Cho biết cách phản ứng của động vật trước các kích thích từ môi trường ở các nhóm động
vật có tổ chức thần kinh khác nhau. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh được thực
hiện như thế nào?
Trả lời:
** Cách phản ứng trước các kích thích từ môi trường:
– ĐV có tổ chức thần kinh dạng lưới: co mình lại để tránh kích thích.
– ĐV có tổ chức thần kinh dạng chuỗi hạch: phản ứng theo nguyên tắc phản xạ, phần lớn là các phản xạ
không điều kiện.
– ĐV có tổ chức thần kinh dạng ống: phản ứng theo nguyên tắc phản xạ, gồm phản xạ không điều kiện
và phản xạ có điều kiện, trong đó phản xạ có điều kiện chiếm ưu thế, nhất là ở ĐV bậc cao.
** Ở ĐV chưa có tổ chức thần kinh, cảm ứng được thực hiện bằng cách co chất nguyên sinh.
Câu 3. Nêu các thành phần cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống. Cho biết đặc điểm về số lượng, sự
liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh trong hệ thống này? Ý nghĩa của những
đặc điểm này?
Trả lời:
** Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống gồm:

– Thần kinh trung ương:
+ Não bộ: gồm 5 phần là bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.
+ Tủy sống: nằm trong cột sống.
– Thần kinh ngoại biên:
+ Hạch thần kinh.
+ Các dây thần kinh.
** Hệ thần kinh dạng ống có số lượng tế bào lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động phức tạp, hoàn
thiện.
** Ý nghĩa: giúp hoạt động của các động vật có tổ chức thần kinh dạng ống đa dạng, chính xác và hiệu
quả.
Câu 4. Trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
Trả lời:
** Hoạt động hệ thần kinh dạng ống là sự phối hợp của các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều
kiện.
– Các phản xạ đơn giản thường là các phản xạ không điều kiện và do một số tế bào thần kinh nhất định
tham gia.
– Các phản xạ phức tạp thường là các phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh
tham gia, đặc biệt là sự tham gia của các tế bào thần kinh vỏ não.
– Theo sự tiến hóa của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện tăng dần,
giúp ĐV thích nghi tốt hơn với môi trường sống.
Câu 5. Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của điện thế nghỉ.
Trả lời:
** Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích.
Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, tế bào thần kinh khi không bị kích thích.
** Đặc điểm:
– Bên ngoài màng thường tích điện dương, trong màng thường tích điện âm.
– Điện thế rất nhỏ, tính bằng mV.
Câu 6. Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của điện thế hoạt động.
Trả lời:
** Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo

cực và tái phân cực, xuất hiện ở tế bào thần kinh khi bị kích thích.
** Các giai đoạn: gồm 3 giai đoạn là mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
Câu 7. Trình bày sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không có và có bao miêlin.
So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi thần kinh này.
Trả lời:
** Trên sợi thần kinh không có bao miêlin:
– Xung thần kinh được lan truyền do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này
sang vùng khác trên sợi thần kinh.
** Trên sợi thần kinh có bao miêlin:
– Bao miêlin là một lớp màng bao quanh sợi thần kinh, có bản chất là phopholipit, màu trắng, có tính
chất cách điện.
– Bao miêlin bao bọc ngắt quãng trên sợi trục thần kinh tạo thành các eo Ranvie.
– Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc, do sự mất phân cực,
đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
– Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn nhiều so với sợi thần
kinh không có bao miêlin. Ví dụ: ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động
(có bao miêlin) là 100 m/s, trên sợi thần kinh giao cảm (không có bao miêlin) là 3-5 m/s
** So sánh:
– Giống nhau: đều do sự biến đổi điện thế nghỉ từ trạng thái phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái
phân cực liên tiếp dọc theo sợi trục thần kinh
– Khác nhau:
Trên sợi thần kinh không có bao miêlin Trên sợi thần kinh có bao miêlin
– Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này
sang vùng khác trên sợi trục.
- Tốc độ lan truyền chậm.
– Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie khác.
- Tốc độ lan truyền nhanh.
Câu 8. Khái niệm xináp. Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có những loại xi náp nào?
Trả lời:

** Xi náp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với các
tế bào khác.
** Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có nhiều loại xi náp, như: xi náp thần kinh – thần kinh,
xi náp thần kinh – cơ, xi náp thần kinh – tuyến…
Câu 9. Căn cứ vào thành phần cấu tạo (hay bản chất hoạt động), có những loại xináp nào?
Trả lời:
** Căn cứ vào thành phần cấu tạo, có 2 loại xi náp: xi náp điện và xi náp hóa học
Câu 10. Nêu các thành phần cấu tạo của xináp hóa học. Trình bày ngắn gọn quá trình truyền tin
qua xináp hóa học.
Trả lời:
** Thành phần cấu tạo của xi náp hóa học: gồm
– Màng trước xi náp: tạo thành chùy xi náp.
– Khe xi náp.
– Màng sau xi náp.
** Quá trình truyền tin qua xi náp:
– Xung thần kinh lan truyền đến làm ion Ca
2+
thấm qua màng, đi vào chùy xi náp.
– Ion Ca
2+
làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước xi náp và vỡ ra, giải phóng chất
trung gian hóa học vào khe xi náp.
– Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau xi náp, làm xuất hiện điện thế động, tiếp tục lan
truyền tín hiệu thần kinh.
Câu 11. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau
xináp?
Trả lời:
** Do đặc điểm cấu tạo của xi náp:
– Chỉ có màng trước xi náp mới có các bóng chứa chất trung gian hóa học.
– Chỉ có màng sau xi náp mới có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Cho nên xung thần kinh chỉ được truyền một chiều từ màng trước xi náp sang màng sau xi náp.
Câu 12. Tập tính là gì? Tùy theo bản chất, có những loại tập tính nào? Cơ sở thần kinh của tập
tính?
Trả lời:
** Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, nhờ đó ĐV thích nghi
với môi trường sống và tồn tại.
** Tùy theo bản chất, có 2 loại tập tính:
– Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được đi truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
– Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập
và rút kinh nghiệm.
** Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
– Tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã
được qui định sẵn trong hệ gen từ khi sinh ra. Do đó, tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, không thay
đổi.
– Tập tính học được là chuỗi các phản xạ có điều kiện, được hình thành do sự hình thành các mối liên hệ
mới giữa các nơron. Do đó, tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học được ở ĐV
phụ thuộc vào mức độ tiến hóa và tuổi thọ của hệ thần kinh.
Câu 13. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Trả lời:
** Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, không thay đổi. Tập tính học được có thể thay đổi, và được
hình thành tùy vào mức độ tiến hóa và tuổi thọ của hệ thần kinh.
Câu 14. Nêu một số hình thức học tập ở động vật mà em biết? Hình thức nào chỉ có ở động vật có
tổ chức thần kinh cao cấp?
Trả lời:
** Các hình thức học tập ở động vật:
– Quen nhờn
– In vết
– Điều kiện hóa
– Học ngầm
– Học khôn

** Học khôn là hình thức học tập chỉ có ở ĐV có tổ chức thần kinh cao cấp gồm người và các động vật
thuộc bộ Linh trưởng.
Câu 15. Nêu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật?
Trả lời:
** Một số dạng tập tính phổ biến ở ĐV:
– Tập tính kiếm ăn: ở các ĐV chưa có hệ thần kinh phát triển, phần lớn là tập tính bẩm sinh; ở các ĐV
có hệ thần kinh phát triển, phần lớn là tập tính học được.
– Tập tính bảo vệ lãnh thổ
– Tập tính sinh sản: phần lớn mang tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
– Tập tính di cư: phổ biến ở chim
– Tập tính xã hội: phổ biến ở động vật sống theo bầy đàn
+ Tập tính thứ bậc.
+ Tập tính vị tha.
Câu 16. Khái niệm sinh trưởng, phát triển.
Trả lời:
** Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về kích thước, số
lượng của tế bào.
** Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm 3 quá trình liên quan với nhau:
sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Câu 17. Thế nào là mô phân sinh? Có những loại mô phân sinh nào? Mô phân sinh nào có ở thực
vật Một Lá Mầm, Hai Lá Mầm?
Trả lời:
** Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
** Các loại mô phân sinh:
– Mô phân sinh đỉnh: có ở đỉnh thân, đỉnh rễ của cây Một lá mầm và Hai lá mầm, giúp cây sinh trưởng
theo chiều dọc.
– Mô phân sinh bên: có ở cây Hai lá mầm, giúp cây sinh trưởng theo chiều ngang.
– Mô phân sinh lóng: có ở một số cây Một lá mầm (đặc biệt là họ Lúa), giúp cây sinh trưởng nhanh theo
chiều dọc.
Câu 18. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp? Các hình thức sinh trưởng này, lần

lượt có ở lớp thực vật nào?
Trả lời:
** Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh
đỉnh và mô phân sinh lóng (ở một số cây Một lá mầm).
** Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng theo chiều ngang làm tăng đường kính thân, rễ có ở cây Hai lá
mầm, do hoạt động của mô phân sinh bên. Sinh trưởng thứ cấp tạo nên gỗ dác, gỗ lõi và vỏ.
** Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Một lá mầm và Hai lá mầm. Sinh trưởng thứ cấp chủ yếu chỉ có ở cây
thân gỗ (Hai lá mầm).
Câu 19. Nêu các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực
vật.
Trả lời:
** Các nhân tố bên trong: đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng, hoocmôn thực vật.
** Các nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, nồng độ O
2
trong không khí, dinh dưỡng
khoáng.
Câu 20. Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật?
Trả lời:
** Hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết
hoạt động sống của cây.
** Đặc điểm chung:
– Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Được vận chuyển trong cây
theo mạch gỗ và mạch rây.
– Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
– Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
Câu 21. Trình bày nơi tiết, tác động sinh lí (ở mức tế bào và mức cơ thể) và ứng dụng của các
hoocmôn thực vật.
Trả lời:
{HS học tất cả trong tập}
Câu 22. Nêu các nhân tố chi phối sự ra hoa. Trình bày cơ chế điều khiển hiện tượng xuân hóa và

quang chu kì ở thực vật.
Trả lời:
** Các nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi của cây, nhiệt độ thấp, quang chu kì, hoocmôn ra hoa (florigen).
** Cơ chế điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì:
– Do sắc tố cảm nhận quang chu kì (phitôcrôm).
– Phitôcrôm là một loại prôtêin hấp thụ ánh sáng, tồn tại ở 2 dạng:
+ P
đ
: hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm.
+ P
đx
: hấp thụ ánh sáng đỏ xa có bước sóng 730 nm, có tác dụng làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí
khổng mở …
Câu 23. Thế nào là biến thái ở động vật? Dựa vào biến thái, ở động vật có những kiểu phát triển
nào?
Trả lời:
** Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh hoặc sau
khi nở.
** Dựa vào biến thái, ở ĐV có 2 kiểu phát triển:
+ Phát triển không qua biến thái
+ Phát triền qua biến thái
Câu 24. Trình bày các giai đoạn của phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái
hoàn toàn.
Trả lời:
** Phát triển không qua biến thái: gồm 2 giai đoạn
– Giai đoạn phôi thai: diễn ra trong tử cung. Hợp tử phát triển thành phôi; phôi phân hóa thành các cơ
quan, hình thành thai.
– Giai đoạn sau khi sinh ra: không có biến thái. Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo như cá thể
trưởng thành.
** Phát triển qua biến thái hoàn toàn: gồm 2 giai đoạn

– Giai đoạn phôi: diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Hợp tử phát triển thành phôi; phôi phân hóa tạo thành
các cơ quan của ấu trùng; ấu trùng (sâu bướm, dòi, sâu đục thân … ) chui ra từ trứng.
– Giai đoạn hậu phôi: có biến thái từ ấu trùng thành cá thể trưởng thành (bướm, ruồi, bọ cánh cứng, …).
+ Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo vàa sinh lí rất khác với con trưởng thành
+ Ấu trùng trải qua nhiều lần biến đổi (ở côn trùng là quá trình lột xác) để phát triển thành con trưởng
thành.
Ví dụ: – Vòng đời của bướm: Trứng đã phát triển thành phôi → sâu bướm → nhộng (biến đổi các cơ
quan của sâu thành các cơ quan của bướm) → bướm.
– Vòng đời của ếch: Trứng đã phát triển thành phội → nòng nọc có đuôi → nòng nọc không đuôi →
ếch.
Câu 25. Trình bày tác động sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Trả lời:
** Ở động vật có xương sống:
– Hoocmôn sinh trưởng (GH):
+ Do tuyến yên tiết ra.
+ Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
+ Kích thích phát triển xương.
– Tirôxin:
+ Do tuyến giáp tiết ra. Iôt là thành phần cấu tạo nên tirôxin.
+ Kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ
thể.
+ Riêng ở lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.
– Ơstrôgen:
+ Do buồng trứng tiết ra.
+ Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ
i) tăng phát triển xương
ii) kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
– Testostêron:
+ Do tinh hoàn tiết ra.

+ Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ
i) tăng phát triển xương
ii) kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
** Ở động vật không xương sống: 2 hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển là
juvenin và ecđixơn.
– Ecđixơn: do tuyến trước ngực sản xuất ra, gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến đổi thành nhộng
và bướm.
– Juvenin: do thể alata tiết ra, phối hợp hoạt động với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình
biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
Câu 26. Khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Nêu những hình thức sinh sản vô tính ở
thực vật.
Trả lời:
** Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con sinh
ra giống nhau và giống cá thể mẹ.
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, phát
triển thành cơ thể mới.
** Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
– Trong tự nhiên:
+ Sinh sản bằng bào tử.
+ Sinh sản bằng cơ quan sinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng)
– Bằng phương pháp nhân tạo:
+ Ghép chồi và ghép cành.
+ Chiết cành và giâm cành.
+ Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
Câu 27. Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật hạt kín
Trả lời:
{Tự học theo SGK}
Câu 28. Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Nêu các giai đoạn của quá trình sinh
sản hữu tính ở động vật.

Trả lời:
** Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi hình thành hợp tử
(2n), khởi đầu của cá thể mới.
** Thụ tinh kép: là sự thụ tinh có sự tham gia đồng thời của 2 giao tử đực. Khi vào túi phôi, tế bào sinh
sản trong hạt phấn nguyên phân tạo thành 2 tinh tử
– Tinh tử thứ nhất: thụ tinh với tế bào trứng tạo thành hợp tử.
– Tinh tử thứ hai: hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) ở túi phôi hình thành nhân tam bội, khởi đầu của nội
nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
** Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở ĐV: gổm 3 giai đoạn nối tiếp nhau
– Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.
– Giai đoạn thụ tinh.
– Giai đoạn phát triển phôi, hình thành cá thể mới.
Câu 29. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Trả lời:
** Các hình thức sinh sản vô tính ở ĐV:
– Phân đôi: có ở ĐV đơn bào và giun dẹp.
– Nảy chồi: có ở bọt biển và ruột khoang.
– Phân mảnh: có ở bọt biển, giun dẹp.
– Trinh sinh: có ở các loài chân đốt; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát. Trinh sinh là hình thức sinh sản
mà trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
1. Nêu các đặc trưng của sinh sản hữu tính ở thực vật. Sinh sản hữu tính ở thực vật là gì?
2. Tại sao ở cây ăn quả lâu năm người ta thường trồng bằng cành chiết?
3. Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Nêu ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ở động vật.
4. Vì sao đẻ con tiến hóa hơn đẻ trứng?
5. Mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
6. Thụ tinh kép là gì? Ý nghĩa của quá trình thụ tinh kép.
7. Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở thực vật ? Cho ví dụ ?
8. Có mấy nhóm hoocmôn thực vật ? Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của
nhóm hoocmôn ức chế đã học ?
9. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành

thường không gây hại mà có lợi cho cây trồng ?
10. Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở động vật? Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái nào? Vì
sao?
11. Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính?
Hướng dẫn:
Sinh sản vô tính không có sự tổ hợp của vật chất di truyền ,sinh sản hữu tính luôn kèm theo sự tổ hợp
của vật chất di truyền. Do đó ,có sự tổ hợp lại vật chất di truyền tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể
con,cá thể con mang đặc điểm di truyền phong phú của bố và mẹ có thể thích nghi và phát triển trong
điều kiện môi trường sống thay đổi.
12. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?
Hướng dẫn:
Ở thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. Còn
ở thụ tinh ngoài, do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp.
13. Nêu cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng?
14. Phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh?
15. Hoocmôn thực vật là gì? Nêu đặc điểm của hoocmôn thực vật.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×