Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

BÁO cáo CÔNG tác GIẢNG dạy mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.49 KB, 69 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Dạy và học là hai nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của trường THPT nói
chung và trường THPT Lệ Thủy nói riêng, có thể nói rằng chất lượng dạy
học là thước đo để đánh giá hoạt động giáo dục của một nhà trường. Vì vậy
nâng cao chất lượng dạy học là việc làm cần thiết, trong đó người giáo viên
giữ vai trò trung tâm và là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên,
làm được điều này đòi hỏi phải qua một quá trình nỗ lực phấn đấu của tập
thể sư phạm, sự vận dụng các nguyên lý dạy học, kết hợp tốt các phương
pháp giáo dục thế mới có thể đem lại kết quả cao được.
Công tác dạy học là việc làm thường xuyên và lâu dài của nhà trường,
trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò trung tâm, người quyết định chất
lượng giáo dục. Vì vậy người thầy giáo phải không ngừng học tập và sáng
tạo, trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất truyền tải đến học sinh
những kiến thức khoa học, kĩ năng cần thiết góp phần phát triển, hoàn thiện
nhân cách cho học sinh.
Giáo án được coi là phương án giảng dạy và giáo dục của bài học, thể
hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực sư phạm của người thầy, tác động đến
học sinh khi tiếp nhận tri thức mới. Soạn giáo án lên lớp là toàn bộ công tác
chuẩn bị cho bài dạy của giáo viên, từ khâu nghiền ngẫm để thấm nhuần nội
dung trong SGK, tìm tài liệu tham khảo, thực tiễn cuộc sống, gọt dũa cân
nhắc đưa vào bài giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh,
đây được coi là khâu thiết kế quan trọng để giáo viên thực hiện thành công
một bài học. Thực tế người giáo viên càng đầu tư thời gian công sức cho
phần soạn bài bao nhiêu, giờ lên lớp sẽ nhẹ nhàng và thành công bấy nhiêu.
Chính vì vậy mỗi giáo viên đều phải có ý thức và kỹ năng soạn bài tốt.
Trong thời gian thực tập hai tháng tại trường THPT Lệ Thủy, được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị
Quỳnh Trang đã dìu dắt cho em những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp
giảng dạy, giúp em bước đầu làm quen với công việc soạn giáo án, biết lựa
chọn các câu hỏi như thế nào cho hợp lý để nâng cao hiệu quả của giờ dạy,
phát huy được tính tích cực của học sinh. Cô đã tận tình hướng dẫn, góp ý


những chỗ còn thiếu sót để bài giảng của em được hoàn thiện hơn, để qua
quá trình thực tập, em đã học hỏi thêm được những kinh nghiệm quý báu,
tích lũy thêm được kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân.
Qua đây em xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, kính chúc các thầy cô
sức khỏe, hạnh phúc, chúc cho trường THPT Lệ Thủy ngày càng đổi mới,
giữ vững và phát huy truyền thống hiếu học bao đời nay của nhà trường!
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
I. VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC Ở TRƯNG THPT
Dạy và học là hai nhiệm vụ cơ bản, quan trọng nhất của trường THPT,
có thể nói chất lượng dạy học là thước đo để đánh giá hoạt động giáo dục
của một nhà trường, thậm chí nó còn đánh giá thực chất công tác xã hội hóa
giáo dục và mặt bằng dân trí của một địa phương trong một giai đoạn nhất
định.
Vì vậy nâng cao chất lượng dạy học là việc làm cần thiết, trong đó
người giáo viên giữ vai trò trung tâm và là yếu tố quyết định chất lượng giáo
dục.
Tuy nhiên, làm được việc này đòi hỏi phải qua một quá trình nổ lực
phấn đấu của tập thể sư phạm, sự vận dụng các nguyên lí dạy học, kết hợp
tốt các phương pháp giáo dục thế mới có thể đem lại kết quả cao được.
1. Chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động cơ bản của công tác dạy học.
a) Chức năng
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của bậc học THPT.
- Hình thành và phát triển những khả năng trí tuệ, thao tác tư duy , rèn
luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh.
- Giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển đức dục, trí dục, mĩ
dục, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
b) Nhiệm vụ
- Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức khoa học phổ thông cơ
bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn của đất nước vì tự nhiên, xã hội và nhân

văn. Đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng kĩ xảo tương ứng.
- Tổ chức điều khiển học sinh phát phát triển năng lực tí tuệ, đặc biệt là
năng lực tư duy sáng tạo.
- Giáo dục để hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo
đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung cho học sinh.
Các chức năng và nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động
biện chứng cho nhau cùng phát triển để hướng tới tạo ra sản phẩm của quá
trình dạy học (nhân cách học sinh).
c) Hoạt động cơ bản của công tác dạy học.
Gồm có hoạt động trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp.
- Hoạt động trong giờ lên lớp được thông qua bằng việc dạy các môn học
bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do bộ trưởng
bộ GD - ĐT đã ban hành.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa
về khoa học, văn học nghệ thuật.
2. Tổ chức, đánh giá,thi, kiểm tra, chấm bài sử dụng sổ điểm.
2.1 Tổ chức đánh giá học sinh.
a) Đánh giá về hạnh kiểm.
* Các căn cứ đánh giá:
- Căn cứ vào biểu hiện cụ thể, thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử trong
các mối quan hệ như thầy cô, bạn bè, xã hội, tham gia các buổi lao động,
hoạt động tập thể.
- Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với
nội dung dạy học môn giáo dục công dân quy định trong chương trình.
* Xếp loại hạnh kiểm: tốt, khá, trung bình, yếu.
* Căn cứ để đánh giá xếp loại.
b) Đánh giá về học lực.
- Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục
trong kế hoạch giáo dục cấp THPT
- Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.

* Xếp loại học lực (5 loại): giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
c) Lên lớp hoặc không lên lớp.
* Có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp.
+ Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên.
+ Nghỉ học không quá 45 buổi học trong một năm ( có phép hoặc
không có phép, nghỉ một lầ hoặc nhiều lần cộng lại).
* Không được lên lớp khi vi phạm một trong những quy định sau:
+ Nghỉ quá 45 buổi trong một năm.
+ Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu.
+ Sau khi kiểm tra lại để xếp loại cả năm nhưng học lực vẫn không đạt
trung bình.
+ Hạnh kiểm yếu, rèn luyện hè vẫn xếp yếu.
2.2 Kiểm tra.
a) Mục tiêu.
- Kiểm tra việc nắm kiến thức, khả năng vận dụng của học sinh vào giải
bài tập vào thực tiễn.
- Các thao tác tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức.
- Nắm bắt thái độ, tình cảm động cơ học tập để có cách dạy đúng.
b) Nội dung.
- Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng đối với từng bộ môn.
- Kiến thức văn hóa, phẩm chất đạo đức, tri thức xã hội.
c) Hình thức kiểm tra.
- Kiểm tra thường xuyên: Miệng, viết dưới 15 phút. ( viết, thực hành, vấn
đáp, đàm thoại … ).
- Kiểm tra định kì: 1 tiết trở lên ( viết, thực hành, tự luận, trắc nghiệm).
2.3 Chấm bài
a) Mục đích:
- Đánh giá chính xác quá trình học tập, rèn luyện của học sinh trong từng
giai đoạn, trong từng quá trình.
- Từ đó phân loại học sinh để theo dõi uốn nắn có biện pháp giáo dục hợp

lí.
b) Nội dung chấm.
- Dựa vào biểu điểm và thực tế bài làm để chấm bài phù hợp.
c) Hình thức chấm.
- Đánh giá định hướng (cho điểm): Văn, Toán, Lý…
- Đánh giá nhận xét: Đạt, Chưa đạt: Thể dục
d) Nhận xét bài làm ưu, nhược trong bài, rút ra kết luận để điều chỉnh
những lần sau.
2.4 Sử dụng sổ điểm
a) Chức năng sổ điểm (2 loại): ghi lại các thông tin của học sinh: Sơ yếu lí
lịch, con thương binh, bệnh binh Kết quả học tập và rèn luyện của học
sinh.
b) Sử dụng: Phần 1: thông tin học sinh: Họ tên, ngày
Phần 2: Gọi tên ghi điểm theo bộ môn: miệng, 15’, 1 tiết.
* Lưu ý: Bài kiểm tra một tiết từ khi kiểm tra đến khi vào chấm tối đa là 1
tuần.
Phần 3: Tổng hợp các đợt.
- GVCN: Ghi các thông tin cá nhân, gọi tên kiểm diện hàng tháng.
- Giám hiệu kiểm tra nhận xét thường kì.
3. Các phương pháp dạy học cơ bản.
a) Khái niệm: Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của
giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành để học sinh lĩnh
hội vững chắc các thành phần nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã
định.
b) Phương pháp dạy học tích cực: là phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh.
Các phương pháp dạy học tích cực:

1, Dạy học gợi vấn đề.
2, Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
3, Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
4, Dạy học trực quan.
5, Dạy học luyện tập và thực hành.
6, Dạy học trò chơi.
7, Dạy học bằng bản đồ tư duy.
Không có phương pháp dạy học nào là độc tôn là tuyệt đối, mỗi phương
pháp dều có ưu và nhược điểm. Vì vậy người thầy giáo cần biết phát huy
mặt mạnh của các phương pháp, hạn chế những tác động tiêu cực để phối
kết hợp vào quá trình dạy học sẽ hiệu quả hơn.
4. Lập kế hoạch và cách soạn một giáo án mẫu
Giáo án là kế hoạch lên lớp của giáo viên, là kịch bản của thầy trong
hoạt động dạy học, nó mô tả hoạt động dạy học của thầy, hoạt động học của
trò trong tiết dạy. Chính vì vậy khi nhìn vào giáo án ta biết bài dạy đó như
thế nào. Vì vậy soạn giáo án không chỉ thể hiện ý thức, thái độ tình cảm mà
điều quan trọng hơn là nó thể hiện trình độ của người giáo viên.
1. Lập kế hoạch.
a) Mục đích: Nghiên cứu kĩ bài để xác định mục đích bài kiến thức, kĩ
năng, thái độ.
b) Chuẩn bị: - GV: đồ dùng, phương pháp, kiến thức liên quan, bài soạn.
- HS: Soạn bài, đồ dùng.
c) Lên lớp.
1. Bài cũ: Xác định kiến thức kiểm tra.
2. Bài mới: Hoạt động - Mục tiêu hoạt động - Kiến thức - Thời lượng.
3. Củng cố: chốt lại kiến thức trọng tâm.
4. Về nhà: Học theo vở ghi.
2, Cách soạn giáo án mẫu.
a) Mục đích: Xác định mục đích cần đạt được sau khi học xong.
b) Chuẩn bị: Trên cơ sở bài dạy chuẩn bị.

GV: tài liệu…
HS: Xem trước bài, chuẩn bị bảng phụ.
c) Lên lớp.
1, Bài cũ: Kiến thức - Thời gian.
2, Bài mới: Nghiên cứu từng hoạt động để xác định mục tiêu cần đạt
Sử dụng phương pháp dạy học nào hiệu quả nhất.
3, Củng cố: Khắc sâu kiến thức, nắm kiến thức trọng tâm.
4, Về nhà: Làm các bài tập.
d) Bổ sung:
- Sau tiết dạy có thể điều chỉnh những nội dung, giáo án cho hợp lí.
KẾ HOẠCH THỰC TẬP GIẢNG DẠY
Họ và tên giáo sinh: NGUYỄN THỊ MỸ
Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn
Thực tập tại trường: THPT Lệ Thủy
Tại các lớp: 10A6, 10A9, 10A10
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
LỊCH THỰC TẬP GIẢNG DẠY 6 - 8 TIẾT
TT
Thứ
Ngày
Tiết thứ
(S-C)
Môn Đề bài dạy
Tại
phòng
1
Thứ 4, ngày
28/1/2015 2 (C) Văn
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Phòng

10A6
2
Thứ 5, ngày
12/2/2015
4 (C) Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tiết 1)
Phòng
10A9
3
Thứ 6, ngày
13/2/2015 1 (C)
Văn
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tiết 2)
Phòng
11A10
4
Thứ 4, ngày
25/2/2015
2 (C) Văn
Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Phòng
10A6
5
Thứ 5, ngày
26/2/2015
4(C)
Văn
Hồi trống Cổ Thành (Tiết 1) Phòng
10A9
6
Thứ 6, ngày
27/2/2015

1 (C) Văn
Hồi trống Cổ Thành (Tiết 2) Phòng
10A9
7
Thứ 7, ngày
7/3/2015 2 (C) Văn
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Tiết 1) Phòng
10A10
8
Thứ 7, ngày
7/3/2015 3 (C) Văn
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Tiết 2) Phòng
10A10

Ban Chỉ đạo cơ sở Giáo viên hướng dẫn


Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Ngày soạn: 23/01/2015
Ngày dạy: 28/01/2015
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
( Trích: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ
ba)
Thân Nhân Trung
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
- Có thái độ trân trọng, tự hào về những nhân tài của quốc gia.
- Học tập rèn luyện để trở thành những hiền tài của đất nước.
B. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:
- Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với
các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Sử dụng hệ thống câu hỏi tái
hiện, nêu vấn đề, gợi mở…
2. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: SGK, vở soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Hiền tài từ xa xưa luôn được người ta coi trọng và đề cao. Với Thân
Nhân Trung cũng như vậy, ông cho rằng “Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia”.Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế
nước yếu rồi xuống thấp. Bây giờ ta đi vào tìm hiểu văn bản.
Hoạt động của Giáo viên và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác
giả, tác phẩm.
- GV gọi HS đọc tiểu dẫn.
? Em hãy nêu vài nét chính về tác giả
và tác phẩm?
- HS trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thân Nhân Trung (1418- 1499) tự là
Hậu Phủ. Đỗ tiến sĩ năm 1469
- Là người nổi tiếng văn chương –
Được Lê Thánh Tông tin dùng cho
vào hầu văn bút.
- Từng giữ chức vụ là Tao đàn phó

nguyên súy do Lê Thánh Tông thành
? Xác định đại ý đoạn trích?
? Bài văn này được viết theo thể loại
gì?
GV nói thêm về thể loại.
Không phải ngẫu nhiên tục ngữ lại có
câu “Khôn văn tế, dại văn bia”. Bài văn
tế khi đọc xong đốt đi nên không biết
hay dở thế nào. Nhưng bài văn bia khắc
trên bia đá thì tồn tại hàng trăm năm,
sớm muộn sẽ được công luận đánh giá.
Vì vậy, người viết văn bia phải thực sự
dũng cảm, có tài năng; văn phong của
bài văn bia cần ngắn gọn, chặt chẽ, súc
tích, giàu sức thuyết phục)
? Nêu bố cục của đoạn trích?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi
tiết.
- GV gọi HS đọc văn bản - Nhận xét
cách đọc của HS.
lập.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Bài ký được khắc bia năm 1484 .
Đây là lời tựa chung cho 82 văn bia
tiến sĩ ở Văn Miếu.
- Năm 2010 UNESCO công nhận là
“di sản tư liệu thế giới”
b. Đại ý:
- Khẳng định vai trò hiền tài đối với

vận mệnh đất nước. Đồng thời thể
hiện sự chăm lo, bồi dưỡng, đề cao
của nhà vua đối với hiền tài.
c. Thể loại:
- Văn bia: Là loại văn được khắc trên
mặt đá nhằm ghi lại những sự việc
trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của
những người có công đức nhằm lưu
truyền lại cho đời sau. Bia thường có
ba loại chính: Bia ghi công đức, bia
ghi lại việc xây dựng các công trình
kiến trúc, bia lăng mộ.
d. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu -> “vẫn cho là chưa
đủ”: Vai trò của người hiền tài đối với
quốc gia
- Đoạn 2: Còn lại: Ý nghĩa của việc
khắc bia Tiến sĩ.
II. Đọc – tìm hiểu chi tiết:
a. Quan niệm của Thân Nhân
Trung về người hiền tài đối với
GV: Khi học văn học trung đại thì
chúng ta thấy tác giả thường sử dụng
các điển tích điển cố. Vậy nên các em
đọc phần chú thích để hiểu được ý nghĩa
đoạn trích.
- GV giải thích từ khó cho HS.
? Thân Nhân Trung quan niệm như
thế nào về người hiền tài?
? Tại sao nói hiền tài là nguyên khí

của quốc gia?
- HS suy nghĩ trả lời.
GV: Ngày xưa thường trọng dụng người
hiền tài. Những người hiền tài đó để
cống hiến cho đất nước. Họ là những
con người tài giỏi như ở thời Trần có
Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu và
Phạm Ngũ Lão. Dưới sự lãnh đạo của
Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã
vượt qua vô vàn khó khăn và nguy
hiểm, ba lần đánh tan hàng vạn quân
Mông Nguyên xâm lược, giành thắng
lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương
Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An
Nam Hưng Đạo Vương mà không dám
gọi thẳng tên". Trần Hưng Đạo khéo
tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như
Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông.
Có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô.
Những người nổi tiếng khác như Phạm
Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn
Thế Trực vốn là môn khách của ông,
đều nổi tiếng thời đó về văn chương và
chính sự.
? Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài
như thế nào?
? Những việc làm đó của nhà nước đã
quốc gia.
- “Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia”

+ Hiền tài: là người tài cao, học rộng
có đạo đức.
+ Nguyên khí: chất làm nên sự sống
còn của đất nước, xã hội.
- Nguyên khí thịnh thì thế nước
mạnh, lên cao. Nguyên khí suy thì thế
nước yếu và xuống thấp.
=> Hiền tài có vai trò quyết định đến
vận mệnh của đất nước.
- Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài,
làm đến mức cao nhất để khích lệ
nhân tài, đề cao danh tiếng, phong
chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng
vàng, ban yến tiệc.
=> Những việc đã làm chưa xứng với
thực sự xứng đáng với vai trò của hiền
tài chưa?
GV: Những việc làm của Nhà nước
chưa xứng đáng với vai trò, vị trí của
người hiền tài vì: Chỉ vang danh ngắn
ngủi một thời, không lưu truyền được
lâu dài. Vì vậy phải lập bia đá đề danh.
? Theo Thân Nhân Trung thì việc
khắc bia ghi tên tiến sĩ có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
? Tại sao Thân Nhân Trung lại nói
việc khắc bia ghi tên tiến sĩ lại “dẫn
việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai”
GV gợi: - Lấy chuyện xưa để nói
chuyện nay.

- Lấy chuyện cũ vạch hướng cho tương
lai.
- Người của hiện tại nhìn vào quá khứ
để phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp.
GV: Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ nó còn
thể hiện đậm quan điểm Nho giáo - đề
cao chữ “danh” (là công danh sự nghiệp,
tiếng thơm lưu đời). Những gương xưa
phấn đấu vì công danh, muốn đem tài
giúp dân giúp nước, quan niệm đó là
bổn phận, trách nhiệm của bậc hiền tài,
của kẻ có học và đấng nam nhi (Cao Bá
Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến, Tú Xương "làm trai phải lạ ở
trên đời, phải có danh gì với núi sông"),
ý nghĩa tích cực, đáng trân trọng.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập
luận ở đây của tác giả?
vai trò, vị trí của hiền tài.
b. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc
bia ghi tên tiến sĩ.
- Ý nghĩa: Coi trọng hiền tài.
- Tác dụng: + Khuyến khích nhân tài
“khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn
chấn, hâm mộ, rèn luyện danh tiết,
gắng sức giúp vua”.
+ Ngăn ngừa điều ác, “kẻ
ác lấy đó làm răn”.
+ Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối
tương lai, góp phần làm cho hiền tài

nảy nở, đất nước hưng thịnh.
NT: Lập luận theo lối quy nạp, cách
đưa dẫn chứng từ thực tế để khẳng
? Hiện nay đất nước ta có những
chính sách gì để khuyến khích người
hiền tài?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV: Trong xu thế toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì vấn đề
đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là
tài năng trẻ có vai trò cực kỳ quan trọng.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của
vấn đề nêu trên, Đảng và Nhà nước ta
đã thường xuyên quan tâm đến công tác
phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân
tài; đầu tư đổi mới hệ thống giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện; tích cực tuyển chọn, gửi nhiều tài
năng trẻ đi học tập, nghiên cứu ở nước
ngoài, để họ nhanh chóng tiếp cận các
công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế
giới; có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối
với các nhà khoa học có công trình
nghiên cứu xuất sắc, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để các tài năng cống hiến
trưởng thành. Ở trong các trường học có
hội khuyến học, trao học bổng, tuyên
dương các em học sinh có thành tích cao
trong học tập.
? Bài học lịch sử rút ra ở đây là gì?

? Để thuyết phục người đọc về luận
điểm mà mình đưa ra, tác giả đã sử
dụng biện pháp lập luận như thế nào?
định ý nghĩa tầm quan trọng của việc
khắc bia.
c. Bài học lịch sử.
- Ở bất cứ thời đại nào thì hiền tài
cũng là “nguyên khí của quốc gia” vì
vậy phải biết quý trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ quyết định
đối với sự sống – còn, thịnh - suy của
đất nước.
- Thấm nhuần quan điểm của nhà
nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng
dụng nhân tài.
d. Nghệ thuật viết văn bia.
Tầm quan trọng của hiền tài.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận
của tác giả?
? Qua bài học vậy em sẽ làm gì để trở
thành người hiền tài?
- HS suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật
của đoạn trích?
- HS suy nghĩ trả lời.
GV: Cuộc đời và sự nghiệp của một
Thân Nhân Trung tài năng, đức độ,
chính là một trong những minh chứng
hùng hồn cho chính sách bồi dưỡng, sử

dụng hiền tài của Lê Thánh Tông, nhờ
đó đã đưa đất nước trở thành thịnh trị.
Thật xứng là một bài học cho muôn đời.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia,
Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi
lên cao, Nguyên khí suy thì thế nước
yếu rồi xuống thấp”. Chân lý ấy đã được
khẳng định, còn nguyên giá trị kim chỉ
nam trong đời sống hôm nay và muôn
sau.
Ý nghĩa và tác dụng của việc khắc bia
.
Khẳng định khắc bia là đúng
đắn
=> Lập luận chặt chẽ để đạt được
mục đích của mình.
III. Tổng kết.
a. Nội dung:
Giá trị nhân văn: + Đề cao vai trò của
con người.
+ Tinh thần yêu
nước.
b. Nghệ thuật:
Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc triết,
giàu sức thuyết phục.
4. Củng cố: Nhắc lại ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ .
5. Dặn dò: Soạn bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”.
Giáo viên hướng dẫn kí duyệt Giáo sinh thực tập
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Nguyễn Thị Mỹ
Ngày soạn: 10/02/2015

Ngày dạy: 12/02/2015
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (tiết 1)
(Tản Viên từ phán sự lục)
Nguyễn Dữ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Thấy được vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí
thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và
có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
- Niềm tin chiến thắng gian tà.
- Thấy được cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, cách dẫn chuyện
khéo léo, kể chuyện linh hoạt của truyện truyền kì.
2. Kĩ năng:
- Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
3. Thái độ:
- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống
và sống có bản lĩnh, cứng cỏi, dám đương đầu trước thử thách.
B. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp: Sử dụng phối hợp các phương pháp: đọc - hiểu, bình
giảng, gợi mở, nêu vấn đề.
2. Phương tiện:
- GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết
kế bài học, giáo án.
- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Phân tích những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ, qua đó nhận

xét chung về nhân cách của ông?
3. Giới thiệu bài mới:
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng về thể truyền kì trong nền văn học trung
đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tập truyện Truyền kì mạn lục
- tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kì bút” trong nền văn học dân tộc.
Nếu như ở lớp 9 chúng ta được làm quen với văn bản “Chuyện người con
gái Nam Xương” thì trong chương trình Ngữ văn 10 chúng ta sẽ tìm hiểu
thêm tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Hoạt động của Giáo viên và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu chung.
? Qua tiểu dẫn em hãy nêu
những nét chính về tác giả
Nguyễn Dữ?
- HS đọc và nêu ý chính.
? Nêu hiểu biết của em về thể
loại truyền kì?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
? Em hãy giải thích nhan đề
Truyền kì mạn lục ?
? Nêu vài nét về tác phẩm Truyền
kì mạn lục?
? Nêu giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả (? ?)
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ
XVI
- Quê quán: Xã Đỗ Tùng - huyện
Trường Tân ( nay thuộc huyện Thanh

Miện - Hải Dương).
- Xuất thân trong gia đình khoa bảng.
- Từng làm quan sau đó lui về ở ẩn.
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2. Tác phẩm
a. Thể loại truyền kì
- Là một loại truyện ngắn, có nguồn
gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo
làm phương thức nghệ thuật để phản
ánh cuộc sống.
- Các mô típ kì ảo thường gặp trong
truyện truyền kì là: nằm mộng đi
xuống âm phủ, người lấy ma, người
lấy tiên => Làm tăng thêm sức hấp dẫn
của truyện truyền kì.
b. Tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”
- Nhan đề:  ( 
 loại truyện có yếu tố li kì, hoang
đường; : tản mạn; : sao lục, ghi
chép) : ghi chép tản mạn những truyện
được lưu trong dân gian diễn ra vào
thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ
- Kết cấu:  là tác
phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20
truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
- Giá trị nội dung:
+ Phê phán hiện thực xã hội đương
thời
+ Tiếng nói cảm thông đối với số phận
con người.

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc -
hiểu chi tiết.
?Tóm tắt những sự kiện chính
của tác phẩm?
GV tóm tắt tác phẩm: Ngô Tử
Văn, một kẻ sĩ khảng khái, chính
trực đã đốt đền của một hung thần
vốn là tướng giặc xâm lược, trừ
hại cho dân. Tên hung thần đe dọa
Tử Văn nhưng chàng đã được Thổ
thần mách bảo về tung tích và tội
ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách
đối phó. Ngô Tử Văn bị quỉ xứ bắt
xuống âm phủ. Trước mặt Diêm
Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm
tố cáo tội ác tên hung thần với đầy
đủ chứng cớ. Cuối cùng công lí
được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị,
Thổ thần được phục chức. Tử Văn
được sống lại. Ngô Tử Văn được
Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự
đền Tản Viên.
? Ngay từ đầu truyện, tác giả đã
giới thiệu Ngô Tử Văn như thế
nào?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
+ Lòng yêu nước: + Tinh thần dân tộc.
+ Ý thức tự hào.
- Giá trị nghệ thuật: Đan xen hiện thực
và yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn của

tác phẩm.
=>  vừa có giá trị
hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo -> là
Thiên cổ kì bút, được dịch ra nhiều
thứ tiếng nước ngoài.
II. Đọc - hiểu chi tiết.
1. Tóm tắt sự kiện chính.
- Tử Văn đốt đền.
- Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư
sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và
dọa sẽ kiện đến Diêm Vương.
- Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật
về bản chất của viên Bách hộ họ Thôi
và dặn chàng nói sự thực trước Diêm
Vương.
- Tử Văn bị hai tên quỷ sứ bắt xuống
Minh ti.
- Tử Văn đấu tranh giành lẽ phải.
2. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn.
a. Giới thiệu chung:
- Tên: Soạn.
- Quê: huyện Yên Dũng, đất Lạng
Giang.
- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy,
thấy sự gian tà không chịu được. => từ
ngữ mang tính khẳng định.
- Phẩm chất: Cương trực.
Em có nhận xét gì về cách giới
thiệu đó của tác giả?
GV: Việc giới thiệu trực tiếp như

vậy sẽ gây sự chú ý, tạo độ tin cậy
trong truyện, định hướng cho câu
chuyện tiếp theo.
? Nguyên nhân Tử Văn đốt đền
là gì?
? Hành động đốt đền của Tử Văn
diễn ra như thế nào? Có ý thức
hay vô thức? Đáng trách hay
không đáng trách?
- GV: Cách làm công việc ghê
gớm khiến mọi người lắc đầu, lè
lưỡi, lo sợ thay cho chàng. Nhưng
Tử Văn tự tin vào hành động
chính nghĩa của mình, lấy lòng
trong sạch, thái độ chân thành của
mình mong được trời đồng tình,
ủng hộ. Như vậy, hành động đốt
đền của Tử Văn xuất phát từ một ý
thức rõ ràng.
? Qua hành động đốt đền, em có
suy nghĩ gì về nhân vật Ngô Tử
Văn?
? Cuộc đối mặt giữa Ngô Tử Văn
với hồn ma tên tướng giặc diễn
ra như thế nào? Thái độ của Ngô
Tử Văn?
GV: Tử Văn biết rõ sự thật về
việc làm tác oai, tác quái hung ác
=> Trọng công lý, bất bình trước cái
xấu, cái ác lộng hành.

=> Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn,
gây sự chú ý.
b. Ngô Tử Văn – người đốt đền tà
- Nguyên nhân: Đền là nơi thờ người
có công với nước, với dân. Bách hộ họ
Thôi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp
nước thì không đáng phải thờ -> Tức
giận trước việc “hưng yêu tác quái”
của tên hung thần Bách hộ họ Thôi.
- Cách thực hiện: + Tắm gội sạch sẽ,
khấn trời. -> thái độ tôn kính, nghiêm
túc
+ Châm lửa đốt đền:
mọi người lắc đầu lè lưỡi, Tử Văn
vung tay không cần gì. -> một thái độ
dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho
bản thân.
=> Hành động có ý thức, không đáng
trách vì hợp lòng dân.
 Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình
khảng khái, cương trực, dũng cảm vì
dân trừ hại. Có tinh thần dân tộc mạnh
mẽ.
c. Cuộc đối mặt với hồn ma tên
tướng giặc.
- Tướng giặc: + Trách mắng.
+ Đòi trả đền.
+ Đe doạ.
- Ngô Tử Văn: mặc kệ, ngồi ngất
ngưởng, tự nhiên.

của kẻ lên giọng giảng giải đạo
đức cho mình, nên chàng coi
thường y, vẫn cứ ngồi tự nhiên,
ngất ngưởng.
? Cuộc gặp gỡ tiếp sau đó với
Thổ công bị hại được thể hiện
như thế nào?
? Thái độ của Ngô Tử Văn?
GV: Thổ công là nạn nhân đang
khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của
tên giặc. Thổ công là đồng minh
sẽ giúp cho Tử Văn trên con
đường đi vạch trần cái ác. Như
vậy, người làm việc tốt, việc nghĩa
bao giờ cũng được ủng hộ.
?? Tác giả đã sử dụng yếu tố gì
để nói về các cuộc gặp gỡ đó?
Tác dụng?
GV: Tính cách của Tử Văn mạnh
mẽ biết chừng nào. Nói cho đúng,
chàng cũng là con người, nhất lại
là người trần mắt thịt. Khi chấp
nhận cuộc đối đầu nguy hiểm, Tử
Văn không phải không lo lắng.
Chàng đã hỏi Thổ thần: “ Hắn có
thực là tay hung hãn có thể gieo vạ
cho tôi không?” chi tiết thoáng
qua ấy làm cho tương quan giữa
Tử Văn và cái ác ở vào thế không
ngang sức, ngang tài. Nhưng cũng

chính vì thế ta mới nhận ra chàng
tin vào bản thân, tin vào chân lí và
bản thân chàng đang là hiện thân
của chân lí. Vững tin vào con
đường mình đã chọn.
=> Không sợ, coi thường, tin vào hành
động đúng của mình. Sẵn sàng đối đầu
với kẻ ác.
d. Cuộc gặp gỡ với Thổ công bị hại.
- Thổ công: + Tỏ lời mừng.
+ Kể lại sự việc bị hại của
mình.
+ Bày cách đối phó với
tên hung thần và Diêm Vương.
- Ngô Tử Văn: + Kinh ngạc
+ Hỏi rõ nội tình.
=> Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản
lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà.
- Cuộc gặp gỡ giữa con người và hồn
ma, con người và thần thánh, thế giới
thực - ảo.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo.
-> Làm cho câu chuyện truyền kì thêm
hấp dẫn.
e. Ngô Tử Văn bị bắt và dẫn xuống
Minh ti
* Quang cảnh dưới âm phủ:
? Quang cảnh dưới âm phủ được
miêu tả như thế nào?
? Quang cảnh đó gợi cho em có

cảm giác gì?

? Vì sao Ngô Tử Văn lại bị xét xử
trong phiên tòa của Diêm Vương
dưới âm phủ?
? Quá trình Ngô Tử Văn đấu
tranh giành lẽ phải diễn ra như
thế nào?

? Kết quả của vụ xử kiện?
GV: Tử Văn đã thắng kiện chứng
tỏ cái thiện, cái chính nghĩa đã
thắng cái gian tà, cái ác. Tên họ
Thôi đã bị trừng trị đích đáng, dân
gian được bình an, Thổ Công được
trả lại đền.
? Cuộc đấu tranh giữa Ngô Tử
Văn ở Minh ti với hồn ma tên
tướng giặc họ Thôi có ý nghĩa
gì?
GV: Liên hệ thời đại sống của
+ gió tanh sóng xám.
+ hơi lạnh thấu xương.
+ quỷ dạ xoa, mắt xanh, tóc đỏ.
=> Âm u, rùng rợn, khiếp sợ, dễ làm
nhụt chí.
* Cuộc xét xử Ngô Tử Văn.
- Nguyên nhân: Do hồn ma viên Bách
hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn về tội đốt
đền.

- Diễn biến:
+ Chặng 1:
 Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử
Văn với Diêm Vương.
 Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của
tên tướng giặc mà trách mắng Tử Văn.
 Ngô Tử Văn: Tâu trình cứng cõi,
không chịu nhún nhường, dũng cảm, tố
cáo tội ác của giặc.
+ Chặng 2:
 Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi
với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả:
xin giảm án cho Tử Văn.
 Ngô Tử Văn: Xin tư giấy đến đền
Tản Viên chứng thực, sẵn sàng chịu tội
nếu nói càn.
 Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người
đến đền Tản Viên chứng thực
- Kết quả:
Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến
cử làm chân Phán sự ở đền Tản Viên.
* Ý nghĩa của cuộc xét xử:
- Chính nghĩa đã thắng gian tà, thiện
thắng ác.
- Khẳng định nhân cách cứng cõi của
kẻ sĩ đương thời.
- Thế lực thần linh ma quỷ cũng phần
Nguyễn Dữ khoảng cuối thế kỉ
XVI, bối cảnh của câu chuyện là
thời gian giặc Minh đang chiếm

đóng nước ta, nhưng tác giả viết
truyện này khoảng nửa đầu TK
XVI. Khi đó chế độ phong kiến
đang suy thoái, xã hội đầy những
sự bất bình. Nội chiến Lê - Mạc
bắt đầu xảy ra. Do vậy thế lực
cường quyền phong kiến bè phái
với nhau hãm hại dân lành, đồng
thời lên án lũ giặc xâm lược, dù đã
chết vẫn còn gây tội ác.
nào phản ánh thế lực cường quyền,
phong kiến bè phái đương thời Nguyễn
Dữ, chúng đã vào bè phái với nhau
hãm hại dân lành.
- Lên án bọn giặc Minh đã chết vẫn
còn gây tội ác.
- Khuyên răn con người sống hợp lẽ
phải.
4. Củng cố:
- Theo em nhân vật Ngô Tử Văn là người như thế nào? Ý nghĩa của việc
Ngô Tử Văn thắng kiện?
- Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Dữ có gì đặc sắc?
5. Dặn dò:
- Học bài đầy đủ.
- Chuẩn bị tiết 2 của bài.
Giáo viên hướng dẫn kí duyệt Giáo sinh thực tập
Nguyễn Thị Quỳnh Trang Nguyễn Thị Mỹ

Ngày soạn: 10/02/2015
Ngày dạy: 13/02/2015

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (tiết 2)
(Tản Viên từ phán sự lục)
Nguyễn Dữ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Thấy được vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức
nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh
thần dân tộc mạnh mẽ.
- Niềm tin chính nghĩa sẽ thắng gian tà.
- Thấy được cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic, cách dẫn
chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt của truyện truyền kì.
2. Kĩ năng:
- Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
3. Về thái độ:
- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống và
sống có bản lĩnh, cứng cỏi, dám đương đầu trước thử thách.
B. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp: Sử dụng phối hợp các phương pháp: đọc - hiểu, bình
giảng, gợi mở, nêu vấn đề.
2. Phương tiện:
- GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết
kế bài học, giáo án.
- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước các em đã tìm hiểu hành động đốt đền của nhân vật Ngô

Tử Văn. Vậy những sự việc nào tiếp diễn sau hành động đó ? Hình tượng
nhân vật Tử Văn có ý nghĩa gì ? Qua câu chuyện Nguyễn Dữ muốn gửi
gắm đến hậu thế bài học gì ? Tiết học hôm nay của chúng ta sẽ trả lời
những câu hỏi trên.
Hoạt động của Giáo viên và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu
phần đọc hiểu.
? Thái độ của Ngô Tử Văn khi
nhận chức phán sự? Qua đó cho
thấy điều gì ở ông?
? Em hiểu như thế nào về chức
phán sự?
? Việc Ngô Tử Văn nhận chức
phán sự có ý nghĩa gì?
? Hành động của tên tướng giặc đã
được tác giả miêu tả như thế nào?
? Sau khi dọa nạt Tử Văn không
thành, hồn ma Bách hộ họ Thôi đã
làm gì? Nó có phù hợp với logic
I. Tìm hiểu chung.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Tóm tắt sự kiện chính.
2. Hình tượng nhân vật Ngô Tử
Văn.
g. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự.
- Thái độ: vui vẻ nhận lời => không
ngại chết, sẵn lòng thực thi đạo nghĩa
ở cõi âm.
- Chức phán sự: chức quan coi việc
xử án ngày xưa.

* Ý nghĩa:
- Là sự thưởng công xứng đáng cho
Ngô Tử Văn sau quá trình chống lại
lại kẻ ác.
- Niềm tin vào công lí cái thiện thắng
cái ác.
- Niềm tin của nhân dân vào vị quan
phán sự thanh liêm, đảm bảo công
bằng và lẽ phải.
3. Nhân vật hồn ma tên tướng giặc.
- Hành động :
+ Sống: kẻ ngoại xâm gây đại hoạ,
một vùng đất hoá chiến trường .
+ Chết: - Làm yêu làm quái
Đánh đuổi Thổ công có
công đức, cướp đền linh để ngụ gây
tội ác.
- Quấy nhiễu, phá hoại đời
sống bình an của dân lành.
phát triển tính cách của nhân vật
này không?
? Từ đó cho thấy hắn là người như
thế nào?
? Kết cục của hồn ma tên Bách hộ
họ Thôi?
GV: Tâm lý của tên Bách hộ họ Thôi
thể hiện tính cách của một tướng
giặc Minh bại trận, lúc sống đã mang
dã tâm đi xâm lược nước khác, làm
việc phi nghĩa, đến lúc chết vẫn hiện

nguyên hình một kẻ lừa đảo. Tính
cách đó được thể hiện nhất quán
trong mọi cử chỉ, hành động, đó là
tính cách dối trá, càn bậy, và cuối
cùng bị Diêm Vương trừng trị thích
đáng.
? Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác
phẩm?
- Đút lót các quan dưới âm,
lừa Diêm Vương để hại Tử Văn chết
oan.
- Kêu cầu ở địa ngục
- Hành động bịa đặt, vu
khống, kết tội tùy tiện
- Lập lờ nhận tội
à Bản chất của kẻ xâm lược, độc ác,
gian trá, đại diện cho cái ác.
- Kết cục :
+ Cõi âm : “ !"#$%&'”,
“()$%*+,”
+ Cõi dương : ngôi mộ bị bật tung,
hài cốt tan tành.
à Đáng đời, lòng căm thù và ước
mơ của nhân dân.
4. Đặc sắc nghệ thuật.
- Tuân theo cách kể chuyện truyền
thống.
+ Kể chuyện theo trình tự thời gian
(cổ điển). Có mở đầu -> phát triển ->
mở nút.

+ Có hai tuyến nhân vật: thiện – ác
được phân biệt rõ ràng.
+ Kết thúc có hậu, rõ ràng.
- Truyện có tính kịch tính cao với
diễn biến tăng tiến xung đột. (dẫn dắt
người đọc đi từ hấp dẫn này đến hấp
? Qua tác phẩm và lời bình ở cuối
truyện, em cho biết tác giả muốn
nhắn nhủ điều gì?
dẫn khác).
- Dẫn dắt, giới thiệu trực tiếp và gián
tiếp.
+ Giới thiệu trực tiếp: Xuất xứ và
gốc gác nhân vật rõ ràng, địa danh có
thật tạo độ tin cậy trong truyện.
+ Giới thiệu gián tiếp: Thông qua
hành động, ngôn ngữ, tính cách nhân
vật.
- Sự tham gia của các yếu tố kì ảo,
hoang đường -> tăng sức hấp dẫn cho
tác phẩm.
5. Ý nghĩa của tác phẩm.
- Tác phẩm đề cao, ca ngợi nhân vật
Ngô Tử Văn, kẻ sĩ của nước Việt
mang tinh thần dân tộc, chuộng chính
nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám
đấu tranh với cái ác trừ hại cho dân.
=> Giá trị nhân văn sâu sắc.
- Phê phán, tố cáo tên tướng giặc
(sống làm kẻ xâm lược, chết làm quỷ

phong thần tác oai tác quái chiếm đất
Thổ công, sống hay chết đều tham
lam, xảo quyệt, độc ác).
- Phơi bày hiện thực đầy rẫy những
bất công ở cõi âm, những hiện tượng
tiêu cực của cõi âm chính là hình
chiếu cho những bất công trong xã
hội đương thời.
Di* Lời bình cuối truyện
- Nguyễn Dữ ủng hộ những người
cương trực.
- Đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ.
Tác giả bình về lẽ cứng cỏi làm nên
người quân tử đã càng tô thêm vẻ đẹp
của Tử Văn vì chính nghĩa. Câu kết thể

×