Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Kế toán tài sản cố định tại công ty xuất nhập khẩu 2-9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.1 KB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần
đây đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Việc thay đổi cơ cấu quản lý, cơ chế hoạt động để phù
hợp với cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô như hiện nay ở nước ta là điều kiện sống
còn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Với cơ chế đó các doanh nghiệp muốn thành
công trên thương trường phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, nó giúp doanh
nghiệp chủ động đối phó với mọi diễn biến trên thị trường, phân bổ và sử dụng hiệu
quả tiềm năng của mình về vốn. Sự chuyển biến đó gắn liền với sự ra đời và phát triển
của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì công việc kế toán
càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của
Nhà nước và của doanh nghiệp.
Để điều hành cũng như đứng vững và phát triển đi lên cùng với nền kinh tế đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, đồng thời đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu
tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào những chu kỳ sản xuất của doanh
nghiệp, là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân
đồng thời là yếu tố để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất vừa là yếu tố quyết
định đến việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, số lượng và giá thành sản
phẩm sản xuất ra của Doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu tại Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 em thấy TSCĐ hiện có của Công
ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong suốt quá trình tham gia sản xuất kinh doanh. Nó
đã phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty, xuất phát từ những
lý do đó nên trong thời gian thực tập tại Công ty em đã chọn đề tài: “Kế toán Tài sản
cố định”.
Do thời gian thực tập có hạn, sự hiểu biết về thực tế còn chưa sâu và có nhiều
hạn chế nên đề tài không trách khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự nhận
xét và đóng góp ý kiến của quý cô giáo và các cô chú ở phòng kế toán- tài vụ của
Công ty để em có thể thành công hơn trong thực tiễn./.
Trang: 1


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ TSCĐ
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ
1.1.1 Khái niệm:
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và
thời gian sử dụng lâu dài theo quy định số 116/1999/QĐ -BTC Hà Nội ngày
30/12/1999 tài sản có đủ 2 điều kiện sau thì coi là TSCĐ.
- Có thời gian sử dụng 1 năm trở lên
- Có giá trị từ 5.000.000đ trở lên
Nhưng cho đến ngày 12/12/2003 theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC thì:
- Có thời gian sử dụng từ 1 trăm trở lên
- Có giá trị từ: 10.000.000đ trở lên mới được coi là TSCĐ.
Một số trường hợp đặc biệt cũng có những tài sản không có đủ 1 trong 2 điều
kiện trên nhưng có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và do yêu cầu
quản lý sử dung tài sản, được cơ quan chủ quản thoả thuận với Bộ tài chính cho phép
xếp loại là TSCĐ.
1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ:
Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ có những đặc
điểm sau:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, TSCĐ hữu hình thì không thay
đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị TSCĐ bị
hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
Trang: 2
1.3. Phân loại đánh giá TSCĐ:
a. Phân loại TSCĐ:
- Nếu căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu thì TSCĐ được phân thành:
* TSCĐ hữu hình: Bao gồm các loại

+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc thiết bị
+ Phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn
+ Thiết bị dụng cụ quản lý
+ Vườn cây lâu năm
+ Các loại TSCĐ khác
* TSCĐ vô hình: Bao gồm các loại
+ Chi phí về đất sử dụng
+ Quyết phát hành
+ Bản quyền, bằng sáng chế
+ Nhãn hiệu hàng hóa
+ Phần mềm máy vi tính
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
+ TSCĐ vô hình khác
- Nếu căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng thì TSCĐ được phân thành:
+ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh.
+ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
+ TSCĐ chờ xử lý
+ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho Nhà nước.
- Nếu căn cứ vào tính chất sở hữu thì TSCĐ được phân thành:
+ TSCĐ tự có
+ TSCĐ đi thuê
- Ngoài ra TSCĐ còn được phân loại theo nguồn vốn hình thành
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
Trang: 3
+ TSCĐ được hình thành từ các khoản nợ phải trả
b. Đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị của TSCĐ theo nguyên tắc nhất
định.
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm TSCĐ và xuất phát từ các nguyên tắc kế toán được

thừa nhận, việc đánh giá TSCĐ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thận trọng: Là phải đánh giá lại TSCĐ khi giá trị thị trường thay
đổi.
- Nguyên tắc nhất quán: Khi tính khấu hao phải nhất quán giữa các kỳ với nhau.
* Nội dung đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
- Đối với loại TSCĐ hữu hình:
Công thức nguyên giá:
* Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
- Mua:
Nguyên giá =
Giá
mua
-
Các khoản
giảm giá
+
Thuế nhập khẩu,
thuế (nếu có)
+
Chi phí trước
khi sử dụng
- Được biếu tặng, cấp;
Nguyên giá =
Giá trị ghi trên biên
bản bàn giao
+
Các chi phí trước
khi sử dụng
- Nhận góp vốn liên doanh:

Nguyên giá =
Giá trị của hội đồng
định giá xác định
+
Các chi phí trước
khi sử dụng
- Mua dưới hình thức trao đổi
Nguyên giá =
Giá trị của
TSCĐ
±
Giá trị
bù thêm
Giá trị thu
hay trả thêm
+
Các chi phí trước
khi sử dụng
- Tự chế tạo:
Nguyên giá =
Toàn bộ chi phí hợp lý
để chế tạo TSCĐ
+
Chi phí trước
khi sử dụng
Trang: 4
* Nguyên giá TSCĐ vô hình:
- Nếu là mua ngoài:
Nguyên
giá

=
Giá
mua
-
Chiết khấu thương
mại hay giảm giá
hàng mua
+
Các khoản thuế
không làm lại
+
Chi phí trước
khi sử dụng
- Nếu được Nhà nước cấp, biếu tặng:
Nguyên giá =
Giá trị hợp đồng ban
đầu
+
Các chi phí trước
khi sử dụng
1.2. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ:
TSCĐ trong các doanh nghiệp ngày càng được đổi mới, hiện đại hoá tăng nhanh
về mặt số lượng theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội và tiến bộ khoa học - kỹ
thuật. Điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý TSCĐ, kế toán
TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và
TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ, quản lý chặt chẽ TSCĐ đưa ra
sử dụng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
- Tính đúng, phân bổ chính xác, kịp thời số khấu hao cơ bản tính vào giá thành
sản phẩm theo quy định của Nhà nước về khấu hao TSCĐ giám đốc tình hình sử dụng

số khấu hao cơ bản TSCĐ tại đơn vị.
- Lập kế hoạch dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí
thực tế sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng đối tượng
sử dụng TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận có liên trong doanh nghiệp thực hiện theo
chế độ quy định, kiểm tra giám sát tình hình tăng giảm TSCĐ.
- Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước. Lập bảng về
TSCĐ, phân tích tình hình trang bị, huy động, sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế của TSCĐ.
1.3 Kế toán tăng, giảm TSCĐ:
1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng:
Trang: 5
Chứng từ kế toán sử dụng: Kế toán tăng, giảm TSCĐ sử dụng các loại chứng từ:
Biên bản giao nhận TSCĐ; biên bản thanh lý TSCĐ; biên bản đánh giá lại TSCĐ; biên
bản kiểm kê TSCĐ; các bản sao, tài liệu kỹ thuật; các hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ,
1.3.2 Tài khoản sử dụng và cách ghi chép tài khoản:
* Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ kế toán sử dụng
tài khoản 211 - TSCĐ hữu hình, TK213 - TSCĐ vô hình và các tài khoản có liên quan
khác.
- TK 211 - TSCĐ hữu hình:
+ Công dụng: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
+ Nội dung kết cấu:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do các nguyên nhân
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do các nguyên nhân
Số dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có tại đơn vị
* Cách ghi chép vào tài khoản:
Trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào các chứng từ có liên
quan, kế toán tiến hành phảnh ánh vào tài khoản:
SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ

TK133
(1a)
Trang: 6
(1) TK811
TK 211, 21 (6a)
TK111, 112 331,341 (1)
(6)
(1) TK 214
(6b)
TK 241 (7) (1)
(2) (1)
(1) (8) TK 222, 228
(1)

TK222,228 (8b)
(1)
(3) TK 411
(1) (9)
(1)
TK 411
TK 412
(4) (10)
(1) (1)
TK 421
TK 138 (1381)
(5)
(1)
(11)
(1)
TK 214

(12) TK 138
(1)
* Giải thích sơ đồ:
(1) Nguyên giá TSCĐ tăng do mua sắm
(1a) Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(2)Nguyên giá TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
(3) Nhận lại TSCĐ cho thuê tài chính, góp vốn liên doanh
(4) Nguyên nhân TSCĐ tăng do được cấp, tăng viện trợ, nhận góp vốn
Trang: 7
(5) Nguyên giá TSCĐ tăng do đánh giá lại
(6a) Giá trị còn lại của TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán
(6b) Giá trị hao mòn (số đã khấu hao) của TSCĐ thanh lý, nhượng bán
(7) Giảm TSCĐ do thanh lý đã khấu hao hết
(8a) Giá trị TSCĐ mang góp vốn liên doanh do hội đồng liên doanh xác nhận
hoặc cho thuê tài chính.
(8b) Giá trị hao mòn TSCĐ mang đi góp vốn liên doanh
(9) Trả vốn cho ngân sách Nhà nước cho các bên tham gia liên doanh bằng
TSCĐ.
(10) Nguyên giá TSCĐ giảm do đánh giá lại
(11) Giá trị TSCĐ kiểm kê phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
(12) Giá trị TSCĐ kiểm kê phát hiện thiếu chưa xác định được nguyên nhân đã
có quyết định xử lý.
1.4. Kế toán khấu hao TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần, phân giá trị hao mòn được chuyển
vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức khấu hao.
- Về phương diện kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh giá trị thực của
TSCĐ, đồng thời làm giảm lãi ròng của doanh nghiệp.
- Về phương diện tài chính: Khấu hao là 1 biện pháp giúp doanh nghiệp thu hồi phần
giá trị đã mất của TSCĐ.
- Về phương diện kế toán: Khấu hao là sự ghi nhận giảm giá của TSCĐ

1.4.1 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:
* Khấu hao theo phương pháp đường thẳng:
Mức trích khấu hao trung
bình hàng năm TSCĐ
=
Giá nguyên của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Trong đó:
- Nguyên giá của TSCĐ được xác định theo từng trường hợp hình thành TSCĐ
Trang: 8
- Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp thực hiện dự kiến sử dụng TSCĐ
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định căn cứ vào
khung thời gian sử dụng của loại TSCĐ theo quy định của Bộ tài chính.
- Căn cứ vào mức khấu hao bình quân năm của TSCĐ tính khấi hao trung bình tháng
theo công thức:
Mức trích khấu hao
tháng của TSCĐ
=
Mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ
12 tháng
- Tính khấu hao của từng TSCĐ sau đó kế toán tập hợp lại theo từng bộ phận sử dụng
và tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp.
- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định
như sau:
Mức trích khấu
hao TSCĐ
=
Sản lượng hoàn
thành trong tháng
x

Mức khấu hoa bình quân
trên một đơn vị sản lượng
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân
trên một đơn vị sản lượng
=
Số khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng
Số lượng tính theo sông suất thiết kế
Việc tính khấu hao TSCĐ phải tuân theo những quy định của chế độ quản lý tài chính:
- Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải trích khấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán và chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải
trích khấu hao.
- TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động sản xuất thì không phải
trích khấu hao.
- Số khấu hao đã trích trong tháng này làm căn cứ ghi vào các bảng kê, vào số kế toán
có liên quan. Đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm lao vụ, dịch vụ
hoàn thành.
1.4.2 Tài khoản sử dụng và cách ghi chép vào tài khoản:
- Tài khoản sử dụng: Kế toán khấu hao TSCĐ sử dụng TK214, TK 009 và các tài
khoản khác có liên quan.
Trang: 9
- Công dụng của các tài khoản sử dụng:
+ TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ
trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng, giảm hao mòn của TSCĐ.
+ TK009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”: Tài khoản này phản ánh tình hình, hình
thành và sử dụng nguồn vốn khấu hao ở doanh nghiệp.
+ Việc trích khấu hao hay thôi trích khấu hao được thực hiện trên nguyên tắc tròn
tháng. TSCĐ tăng hoặc giảm, ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong

tháng được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày của tháng tiếp theo.
1.4.3 Chứng từ sử dụng, trình tự lập, cách luân chuyển và xử lý chứng từ:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ
TK211, 213 TK 214
TK627
(2)
(1) TK811, 138, 411
TK641, 642
TK111, 112 (3)
TK 411 (4) TK241

(5) (6) TK 211
* Giải thích sơ đồ:
(1) Giảm TSCĐ
(2) Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất chung
(3) Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trang: 10
(4) Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
(5) Khấu hao cơ bản nộp cấp trên (không được hoàn lại)
(6) Nhận TSCĐ được đều chuyển đến (TSCĐ đã trích khấu hao)
1.4.4 Sổ kế toán sử dụng chung:
+ Theo hình thức chứng từ ghi sổ: gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản
214.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU 2-9
Trang: 11
2. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9
2.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty:

Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 DakLak là doanh nghiệp thuộc tổ chức Đảng khối
doanh nghiệp Nhà nước. Trực thuộc bai tài chính quản trị tỉnh ủy DakLak. được thành lập
đầu tiên theo quyết định 564/QĐ - UB ngày 10/9/1992 của Ủy ban nhân dân Tỉnh, công ty
mang tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn 2-9 với chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
tổng hợp.
Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 DakLak được thành lập theo quyết định 404/QĐ - UB
ngày 08/06 năm 1993 của UBND tỉnh DakLak.
Đơn vị chủ quản: VĂN PHÒNG TỈNH ỦY DAKLAK
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 DAKLAK
Tên giao dịch: SIMEXCO DAKLAK
Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh chế biến nông sản; Cà phê, hồ tiêu, ngô vàng, đậu các loại.
- Kinh doanh vật tư hàng tiêu dùng
2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty:
Khi bắt đầu thành lập Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 DakLak chỉ có 31 cán bộ công
nhân viên, tại văn phòng có 3 phòng chức năng, một chi nhánh giao nhận hàng xuất nhập
khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh 02 đơn vị sản xuất và 06 điểm thu mua chế biến cà phê
nông sản. Số vốn ban đầu chỉ có 542 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 349 triệu đồng.
Cho đến nay sau một thời gian hoạt động, từ một doanh nghiệp khi phân không có
hạng, nay đã được Bộ lao động Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh DakLak công nhận là
doanh nghiệp loại 1. Công ty mở rộng được quy mô kinh doanh với 260 cán bộ công nhân
viên (trong đó trình độ đại học 96 người, trung cấp 35 người, sơ cấp và công nhân kỹ thuật
129 người).Hiện Công ty có 04 chi nhánh ngoài tỉnh, 9 trạm, 31 điểm thu mua chế biến.
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng:
a). Nhiệm vụ:
Trang: 12
- Thu mua, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng cà phê, hồ tiêu, ngô vàng, đậu các
loại, khai thác các nguồn hàng sẵn có ở địa phương tuy theo mùa vụ. Trong đó chú trọng
mặt hàng cà phê, là loại mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của tỉnh DakLak.
- Nhập xuất vật tư, máy móc thiết bị nguyên liệu, phương tiện đi lại phục vụ cho sản

xuất nông nghiệp và nhu cầu địa phương như: Phân bón, xe máy nổ, xe tải,
- Phương thức mua bán nội địa (chủ yếu là bán hàng nhập khẩu), có cả bán buôn, bán
lẻ, bán đại lý và bán trả góp.
Hiện nay trong quan hệ xuất nhập khẩu Công ty đã giao dịch mua bán với 32 nước
trên thế giới, trong đó có những tập đoàn kinh tế mạnh như: Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật,
b). Chức năng:
- Kinh doanh, sản xuất, dịch vụ
- Chăm sóc, trồng trọt cao su, cà phê
- Khai thác chế biến gỗ; kinh doanh xuất nhập khẩu, tổng hợp.
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý kế toán của đơn vị:
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty theo kiểu trực tuyến, đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:
Trang: 13
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH
DOANH XUẤT
NHẬP KHẨU
PHÒNG ĐT
VẬN TẢI KIỂM
NGHIỆM
PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI VỤ
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

GHI CHÚ : : QUAN HỆ CHỈ ĐẠO
: QUAN HỆ PHỐI HỢP
* Phân công nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất tại Công ty, chịu trách nhiệm

trước Nhà nước và các cơ quan cấp trên tổ chức quản lý điều hành. Quyết định mọi vấn đề
chung về tình hình sản xuất kinh doanh, về lựa chọn thị trường, quyết định về giá cả, lao
động, tiền lương,
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm về khâu sản xuất, quản lý các
vấn đề về đầu tư, chăm sóc cà phê, cao su,
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý điều hành
các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
* CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG:
- Phòng tổ chức - hành chính:
Tham mưu và xây dựng kế hoạch các mặt tổ chức hành chính, thanh tra, bảo vệ quân
sự, xây dựng gồm:
Quản lý bồi dưỡng và bố trí sử dụng lao động, giải quyết chế độ chính sách cho cán
bộ công nhân viên.
Soạn thảo các văn bản, quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu
- Phòng kế toán - Tài vụ:
Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước quy
định.
Xây dựng kế hoạch vốn và nguồn vốn, quản lý sử dụng tài sản, việc thi chi tài chính.
Lập và giới hạn định mức chi phí cho mỗi loại hình kinh doanh, xác định kết quả kinh
doanh, nắm bắt những tồn tại, đưa ra phương hướng kinh doanh hiệu quả.
Trang: 14
CHI NHÁNH
LÂM ĐỒNG
CHI NHÁNH
CƯ JÚT
CÁC ĐIỂM
THU MUA
CHI NHÁNH
KRÔNGPĂK
XN KHAI THÁC

CHẾ BIẾN GỖ
CHI NHÁNH
TP.HCM
Lập báo cáo quyết toán định kỳ (tháng, quý, năm) theo đúng chế độ, chịu trách nhiệm
báo cáo với cơ quan ban ngành về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị.
- Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu:
Tham mưu và xây dựng kế hoạch về lưu chuyển hoàng hóa (mua, bán, dự trữ, bảo
quản). Quản lý các nghiệp vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu gồm:
+ Tiếp cận thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và khảo sát nhu cầu thị yếu địa phương.
+ Đẩy mạnh liên doanh liên kết, phối hợp đầu tiên với các đơn vị kinh tế trong và
ngoài tỉnh.
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế đề xuất nội dung bảo đảm lợi ích cho đôi bên
+ Thống kê theo dõi thực hiện kế hoạch, có biện pháp điều tiết phát huy thế mạnh và
hạn chế mặt yếu kém trong Công ty.
- Phòng đầu tư vận tải kiểm nghiệm:
Đầu tư cho nhà sản xuất, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa và vận chuyển hàng hóa
theo đúng kế hoạch xuất nhập hàng của Công ty.
- Các chi nhánh, trạm điểm trực thuộc Công ty:
Từ bộ phận đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Có nhiệm vụ thu thập và cung cấp thông tin về
thị trường trong và ngoài nước, tổ chức việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
- Chi nhánh Lâm Đồng và các điểm thu mua: Đảm nhiệm tổ chức thu mua và chế
biến hàng cà phê, nông sản tại địa phương.
- Chi nhánh Cư Jút: Trồng chăm sóc và khai thác cao su
- Chi nhánh KrôngPăk: Trồng, chăm sóc cà phê và các loại nông sản khác.
- Xí nghiệp khai thác và chế biến gỗ: Đảm nhiệm việc khai thác và chế biến gỗ
2.2 Một số nội dung cơ bản của công tác kế toán ở Công ty:
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
a). Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán:

Trang: 15
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Ghi chú:

: Quan hệ phối hợp
: Quan hệ chỉ đạo
b). Các loại hình kế toán Công ty:
Công ty áp dụng loại hình kế toán tập trung. Toán bộ công việc hạch toán được thực
hiện tại phòng kế toán - tài vụ Công ty. Ở các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của Công ty chỉ
bố trí các nhân viên kế toán làm công việc thống kê và tập hợp chứng từ.
c). Phân loại công nhiệm vụ ở các bộ phận:
+ Kế toán trưởng: Đảm nhiệm về chế độ tài chính kế toán doanh nghiệp trước pháp
luật, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Tổ chức và
điều hành bộ máy kế toán, thực hiện chức năng nhiệm vụ công tác kế toán tại Công ty.
+ Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Được pháp thay thế kế toán trưởng, điều hành bộ
máy kế toán khi kế toán trưởng đi vắng. Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép hạch toán ở
từng đơn vị. Xác định kết quả tài chính và phân phối thu nhập đồng thời lập báo cáo kế toán
định kỳ theo quy định.
+ Kế toán kho hàng kiêm xác định tiêu thụ: Phản ánh chính xác kịp thời số lượng và
giá trị tình hình thu nhập, xuất, tồn kho, hao hụt lưu kho hàng hoá, kiểm tra theo dõi tình
hình gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu. Xác định giá trị vốn hàng hoá, tổng hợp tình
hình tiêu thụ và tính thuế doanh thu, thuế xuất nhập khẩi từng tháng.
Trang: 16
Kế toán
thanh
toán
Các nhân viên kế toán chinh nhánh, đơn vị trực thuộc
Kế toán
TSCĐ và tập

hợp chi phí
Kế toán
công nợ
Kế toán
thuế
GTGT
Kế toán kho
hàng kiêm xác
định tiêu thụ
+ Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi chính xác, kịp thời tình hình thu chi
tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, theo dõi phát sinh và thanh toán tiền vay, báo cáo kịp thời các
khoản nợ vay đến hạn, thường xuyên đối chiếu sổ sách kế toán với số dư thực tế tại quỹ và
ở Ngân hàng.
+ Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình công nợ mua bán, công nợ nội bộ, các khoản
phải thu phải trả khác của từng đối tượng, theo dõi và đôn đốc thanh toán đối với nợ đến
hạn, báo cáo kịp thời công nợ quá hạn cho cấp trên xử lý.
+ Kế toán tài sản cố định và chi phí quá trình kinh doanh: Theo dõi tình hình tăng
giảm và tính trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ các khoản chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm phân bổ tiền lương, BHXH,
BHYT và KPCĐ, theo đúng chế độ hiện hành.
+ Kế toán thuế GTGT: Chịu trách nhiệm theo dõi thuế đầu ra, đầu vào tính toán tổng
hợp thuế để báo với cơ quan thuế.
+ Các nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc: Thực hiện khâu ghi chép ban đầu các
nghiệp vụ phát sinh, thu thập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi về phòng kế toán - tài vụ cho
từng bộ phận để hạch toán ghi sổ.
2.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty:
Công ty xuất nhập khẩu 2-9 DakLak có quy mô tương đối những nhiệm vụ kinh tế
phát sinh hàng ngày thường rất nhiều. Công ty áp dụng loại hình kế toán tập trung. Toàn bộ
công việc hạch toán được thực hiện tại phòng kế toán - tài vụ Công ty. Ở các chi nhánh đơn
vị trực thuộc của Công ty chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm công việc thống kê và tập

hợp chứng từ. Vì vậy Công ty áp dụng hình thức “CHỨNG TỪ GHI SỔ”.
* Sơ đồ hạch toán:
Trang: 17
Chứng từ gốc
Sổ hoặc thẻ
KT chi tiết
Chứng từ ghi
sổ
Sổ đăng ký
CTGS
Sổ
cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi chú : : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
THỰC TIỄN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ
Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU 2-9
2.3. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY
2.3.1 Đặc điểm TSCĐ tại Công ty:
- Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 là một đơn vị chuyên ngành xây dựng cơ bản nên
TSCĐ của Công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc thi công các công
trình, phần lớn TSCĐ của Công ty có giá trị lớn.
- Do đặc điểm của ngành sản xuất TSCĐ của Công ty phần lớn bị tác động của tự
nhiên, thiếu điều kiện bảo quản nên dể bị hư hỏng, hao mòn hữu hình lớn.
- TSCĐ ở Công ty có nhiều chủng loại, có nhiều đặc điểm khác nhau về tính chất kỹ

thuật, công dụng thời gian sử dụng.
- Trong những năm gần đây Công ty đã đổi mới thêm TSCĐ, thanh lý những tài sản
củ, lạc hậu. Vi fthế, hiện tại TSCĐ của Công ty rất lớn và đảm bảo yêu cầu thi công những
công trình vừa và lớn trong ngành.
3.3.2 Yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty:
Trang: 18
- Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ ở Công ty nên yêu cầu quản lý đặt ra với kế toán là
phải quản lý về số lượng và giá trị từng loại TSCĐ, nhằm tránh sự thiếu sự thiếu mất và hạn
chế hư hỏng trong khi sử dụng.
2.3.3 Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Công ty:
* Phân loại TSCĐ: Để quản lý và hạch toán TSCĐ được xác định, kế toán đã sắp xếp
và phân loại TSCĐ theo từng phần có đặc trưng nhất định. Do yêu cầu quản lý và mục đích
sử dụng mà kế toán TSCĐ ở Công ty tiến hành phân loại của Công ty theo hai loại.
- Phân loại theo công dụng kinh tế
+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền
dẫn, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ dùng cho hoạt động sản
xuất phụ vào những TSCĐ dùng cho phúc lợi, gồm: Nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh
hoạt văn hoá, các công trình dùng cho phúc lợi cụ thể.
- Phân loại theo nguồn hình thành:
TSCĐ tại Công ty được hình thành từ 4 nguồn khác nhau đó là: Vốn ngân sách, vốn
tự bổ sung, vốn vay và vốn khác.
* Đánh giá TSCĐ:
Công ty đánh giá TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:
- Nguyên giá
- Giá trị còn lại
- Giá trị hao mòn
Việc đánh giá TSCĐ nhằm bảo toàn vốn cố định của Công ty, giúp cho nhà quản lý
nắm được tình hình biến động vốn của đơn vị để có những giải pháp đúng đắn và chọn hình

thức khấu hao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.
2.4 KẾ TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU 2-9
Hàng năm, TSCĐ tại Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 thường xuyên biến động.
Ở đây tôi chỉ lấy vài nghiệp vụ phát sinh minh hoạ cho cách hạch toán tại Công ty.
Trang: 19
(1) Ngày 28/12/2005 Công ty mua máy rửa và làm hoàn thiện hạt cà phê MDBX -
2003 và làm hoàn thiện hạt cà phê, giá mua chưa thuế là 712.000.000đ, thuế VAT
35.600.000đ.
- Đối với nghiệp vụ (1)
Nợ TK 2113: 712.000.000đ
Nợ TK 1332: 35.600.000đ
Có TK1111: 747.600.000đ
(2) Ngày 28/12/2005 Công ty mua một máy vi tính với nguồn vốn tự có giá mua ghi
trên hóa đơn 5.961.905đ, thuế VAT 5% phụ tùng lắp đặt 409.061đ Công ty thanh toán bằng
tiền gửi Ngân hàng.
- Đối với nghiệp vụ (2)
Nợ TK 2113: 6.370.966 đ
Nợ TK 1332: 318.548 đ
Có TK112: 6.689.514 đ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trang: 20
S Ố 56/NT-2005
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG
- Căn cứ các hợp đồng số 138/2005/HĐKT ký ngày 09/11/2005 giữa Công ty Xuất
Nhập Khẩu 2-9 DakLak và Công ty Cổ Phần Cơ khí ViNa Nha Trang.
Hôm nay, vào lúc giời, ngày 28 tháng 12 năm 2005
Chúng tôi gồm có:
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO: Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 DakLak

Địa chỉ: 23 Ngô Quyền - Tp. Buôn Ma Thuột - Tỉnh DakLak
Điện thoại: (050).950013 Fax:
Mã số đăng ký thuế GTGT:
1. Ông:Lê Tiến Hùng Chức vụ: Phó giám dốc
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN: Công ty Cổ phần Cơ Khí ViNa Nha Trang
Địa chỉ: 05 Trường Sơn - KCN Bình Tân - Tp. Nha Trang
Điện thoại: (84.58).883128 - 883193 Fax: (84.58) 883151
Email: CKVINA CAFE @ dng. Vnn.Vn
Mã số đăng ký thuế GTGT: 4200571382
Thành phần gồm có:
1. Ông: Nguyễn Văn Hoàng Chức vụ: Giám đốc
2. ông: Nguyễn Tấn Chức vụ: Trạm trưởng Daklak
Đã cùng nhau tiến hành nghiệm thu máy.
Sau khi cho máy vận hành, sản xuất thí nghiệm, hai beê cùng nhau kiểm tra, nghiệm
thu từng phần theo các hạng mục và điều khoản ghi trong hợp đồng. Hai bên cùng đồng ý
thống nhất với các kết luận như sau:
1. Máy được chế tạo đảm bảo các yêu cầu về thiết kế và thỏa mãn các điều kiện đã ghi
trong hợp đồng.
2. Máy vận hành bảo đảm an toàn và thuận lợi cho người sử dụng.
3. Phần thanh toán:
- Tổng giá trị đã ghi trong hợp đồng: 747.600.000đồng
Trang: 21
- Phần phát sinh: Không
- Tổng giá trị nghiệm thu thanh toán: 747.600.000đồng
- Bên A đã ứng cho bên B: 200.000.000đồng
- Bên A cò phải thanh toán cho bên B: 547.600.000đồng
(Bằng chữ: Năm trăm bốn mươi bảy triệu sáu trăm nghìn đồng)
Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 ban
có giá trị ngang nhau.
Biên bản nghiệm thu này kết thúc vào lúc giờ, cùng ngày.

Màu sơn: Vàng
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Đã ký) (Đã ký)
Sổ kế toán sử dụng:
* Sổ tổng hợp: Căn cứ vào chứng từ gốc, sổ chi tiết kế toán TSCĐ lập chứng từ ghi
sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cái TSCĐ.
Trang: 22
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 28 tháng 12 năm 2005
Số 01
ĐVT: đồng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi
chú
Số Ngày Nợ Có
01 28/12/05 Máy rửa và làm hoàn thiện
hạt cà phê MDBX -2003.
Các thiết bị phụ trợ cho máy
rửa và làm hoàn thiệt hạn cà
phê
2113 1111 712.000.000
1332 1111 35.600.000
Cộng x x 747.600.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Đã ký Đã Ký
CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ngày 28 tháng 12 năm 2005
Số 02
ĐVT: đồng
Trang: 23
Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú
Số Ngày Nợ Có
02 28/12/05 Máy vi tính 2113 1121 5.961.905
Cộng x x
5.961.905
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Đã ký Đã Ký
ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số Ngày Số Ngày
01 28/12/05 747.600.000
02 28/12/05 6.689.514
Cộng 854.289.514
Người lập Kế toán trưởng
Đã ký Đã Ký
Công ty XNK 2-9 DakLak (SIMEXCO DAKLAK)
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/2005
* Tăng , giảm TSCĐ hữu hình
Chỉ tiêu TSCĐ Số dư đầu kỳ
Tăng trong
kỳ
Giảm trong
kỳ
Số dư cuối kỳ

I. Nguyên giá
39.343.663.546 5.076.199.303 1.005.152.670 43.414.710.179
Trang: 24
1. Đất
2. Nhà cửa vật kiến trúc
21.335.171.02
7
2.032.358.170 520.433.290 22.847.095.907
3. Máy móc thiết bị
5.764.433.884 919.761.902 6.684.195.786
4. Phương tiện vận tải truyền dẫn
2.855.696.725 1.815.870.203 484.719.380 4.186.847.548
5. Thiết bị dụng cụ quản lý
598.389.510 144.668.528 743.058.038
6. Cây lâu năm
8.763.242.400 13.540.500 8.776.782.900
7. TSCĐ vô hình
26.730.000 150.000.000 176.730.000
II. Hao mòn TSCĐ 13.277.506.17
8
2.452.964.415 772.794.936 14.957.675.657
1. Đất
2. Nhà cửa vật kiến trúc 4.763.978.456 1.225.793.278 331.647.892 5.658.123.812
3. Máy móc thiết bị 3.722.668.910 618.138.283 4.340.807.193
4. Phương tiện vận tải truyền dẫn
2.000.581.121 293.504.081 441.147.044 1.852.938.158
5. Thiết bị dụng cụ quản lý 484.175.458 61.798.142 545.973.600
6. Cây lâu năm 2.279.372.233 253.730.631 2.533.102.861
7. TSCĐ vô hình 26.730.000 26.730.000
III. Giá trị còn lại 26.066.157.36

8
28.457.034.522
1. Đất
2. Nhà cửa vật kiến trúc 16.571.192.57
1
17.188.972.065
3. Máy móc thiết bị 2.041.764.974 2.343.388.593
4. Phương tiện vận tải truyền dẫn
855.115.604 2.333.909.390
5. Thiết bị dụng cụ quản lý 144.214.052 197.084.438
6. Cây lâu năm 6.483.870.167 150.000.000
7. TSCĐ vô hình
2.5 Kế toán khấu hoa TSCĐ tại Công ty:
2.5.1 Tình hình khấu hao TSCĐ tại Công ty:
TSCĐ của Công ty Xuất Nhập Khẩu 2-9 rất lớn và nhiều chủng loại vì thế việc trích
khấu hao rất phức tạp và số tiền khấu hao TSCĐ của Công ty hàng năm rất lớn.
2.5.2 Phạm vi trích khấu hao tuyến tính cố định:
Trang: 25

×