Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN về việc triển khai công tác bạn đọc tại thư viện trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.83 KB, 8 trang )

KINH NGHIỆM VỀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẠN
ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở
vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà
trường.
Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học.
Đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị
và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
Hàng năm qua một năm học thì thư viện trường góp phần không nhỏ đến
chất lượng giáo dục chung của ngành và riêng của trường. Thư viện không
ngừng cung ứng sách, báo, tài liệu đến bạn đọc mà bạn đọc ở đây không ai
khác chính là cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn trường. Do vậy thư
viện có hoạt động tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
giáo dục chung của nhà trường trong suốt quá trình một năm học.
Cơ bản học sinh trường THCS Hải Thái luôn tham gia mượn sách, đọc
sách tham khảo đều đặn, chịu khó tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu, sưu tầm
những bài văn hay, bài toán khó thông qua sách báo mà thư viện đem đến
cho các em để các em có được kết quả cao trong học tập.
Bên cạnh đó từ quá trình mượn sách, đọc sách của các em học sinh từ
lớp 6 đến lớp 9 thì phần đông các em chưa ý thức được đọc sách có ích lợi
gì, vì sao phải đọc sách. Các em đến thư viện mượn sách chủ yếu là theo
phong trào (mượn theo bạn) chủ yếu là truyện tranh và báo chí nên chất
lượng đọc đem lại chưa cao dẫn đến mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến
kết quả học tập.
Là cán bộ thư viện tôi luôn thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của trường
học với mục tiêu là phục vụ và theo dõi quá trình bạn đọc (Giáo viên, Học
sinh ) trong toàn trường, rộng hơn là phục vụ nhân dân tổ chức trong địa
phương. Do đó việc bạn đọc đến thư viện đọc sách không có hiệu quả đó là


một vấn đề mà tôi và Ban lãnh đạo nhà trường đáng quan tâm.
Để giải quyết vấn đề trên tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng của
bạn đọc trong công tác quản lý thư viện”, với mong muốn giúp các em
nâng cao ý thức tự học hỏi trau dồi thêm kiến thức qua vốn kiến thức sẵn
có trong thư viện chứ không phải đọc sách cho vui hay chỉ là giải trí. Điều
đó cũng thúc đẩy chất lượng giáo dục trong toàn trường.
B. NỘI DUNG.

I. Cơ sở lý luận.
Xã hội ngày càng phát triển nhân loại đang bước vào một nền văn
minh mới với một nền kinh tế mở toàn cầu hóa, sự phát triển của các ngành
nghề kinh tế đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước. Hiện nay ngành
Giáo dục được coi là mội trong những ngành then chốt được Đảng và nhà
nước ta quan tâm hàng đầu để tạo nên những nhân tài cho đất nước để theo
kịp xu hướng mới của quá trình hội nhập.
Từ các trường cơ sở đến các trường đại học thì thư viện là một bộ
phận quan trọng không thể thiếu nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, sinh viên nói
riêng và chất lượng giảng dạy của trường nói chung. Một công việc tưởng
chừng như đơn giản mà có tầm quan trọng rất lớn.
Cùng với sự chuẩn hóa của thư viện theo từng năm học thì vốn sách
báo trong thư viện kết hợp với tình hình bạn đọc tham gia đọc sách, báo
cũng phải chuẩn hóa theo. Hoạt động thư viện phải có biện pháp tuyên
truyền sách tốt mới có thể đáp ứng đúng chất lượng.

II. Cơ sở thực tiễn.
Qua quá trình theo dõi tình hình bạn đọc đa phần các em học sinh
khối lớp 6, lớp 7 mượn sách chủ yếu là truyện cổ tích, truyện tranh, một số
em hầu như không đọc chỉ xem ảnh qua báo chí. Sau khi tìm hiểu lý do thì
các em cho biết “Chúng em chỉ thích đọc truyện tranh, truyện cổ tích ngoài

hai truyện trên các em hầu như không đọc đến ”. Đây cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến chất lượng bạn đọc không đem lại được kết quả trong
học tập của các em.
Ở khối lớp 8 lớp 9 có số ít em không quan tâm đến việc đọc sách thư
viện chủ yếu là sách tham khảo các em cho là tốn nhiều thời gian, nhưng
chính các em không biết rằng sách tham khảo là vốn kiến thức rất cần thiết
để bổ sung cho mình những kiến thức bị mai một.
Từ những nhận thức lệch lạc, phong trào mượn sách theo bạn nên số
lượng bạn đọc đến thư viện nhiều nhưng kết quả đọc sách đem lại không
cao điều này dẫn đến cho các em có sự chán nản trong việc đọc và tìm tòi
sách
*Cụ thể: Năm học 2006 -2007 số lượng các em tham gia đọc sách từ các
khối 6,7,8,9 như sau:
Khối

Thán
g
10 11 12
1
6 94 112 128 132
7 80 98 165 158
8 76 95 102 104
9 62 97 106 117

Chính vì thế: Để bạn đọc đến thư viện vừa thu hút đủ số lượng trên chuẩn
đồng thời đem lại kết quả cao về chất lượng. Qua quá trình công tác của
mình tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
III. Phương pháp nâng cao chất lượng bạn đọc tại viện trường phổ
thông
Từ những cơ sở thực tế trên để phù hợp với nền kinh tế xã hội nước

nhà, hòa nhập chung với nền tri thức với khoa học thì vấn đề học tập,
nghiên cứu, sưu tầm qua thư viện là một nhu cầu cần thiết.
Do vậy để có chất lượng bạn đọc ngày một nâng cao, đem lại hiệu
quả trong học tập, thu hút bạn đọc ngày một nhiều hơn đó là nhiệm vụ
công tác quản lý thư viện nhằm đưa ra giải pháp thích hợp hơn.
1. Tuyên truyền, giới thiệu sách.
Thông qua Ban giám hiệu nhà trường thư viện chuẩn bị bài giới thiệu
sách mới đến thầy cô trong nhà trường và các em học sinh qua các buổi
chào cờ đầu tuần. Đòi hỏi bài giới thiệu hấp dẫn bao quát đầy đủ nội dung
của cuốn sách thu hút được người nghe, gây cho bạn đọc say mê hứng thú ,
thích tìm hiểu.
Riêng về truyện Thiếu nhi thông qua chương trình phát thanh măng
non của Liên đội để các em đọc giới thiệu sách đến các em khác biết và
đón đọc đã đem lại hiệu quả cao.
Ngoài ra thư viện chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổ
công tác thư viện để giới thiệu sách, tuyên truyền sách đến các em.
2. Tham mưu trực tiếp đến bạn đọc:
Ngoài việc tuyên truyền sách đến các em bằng cách giới thiệu sách
thì khi các em đến mượn sách theo lịch sắp xếp thì các bộ thư viện cần
tham mưu thêm cho các em biết về sách mới thông qua danh mục giới
thiệu sách của thư viện, hướng dẫn cho các em cách chọn truyện qua cách
bố trí về những chủ đề riêng như về: thiên nhiên, đất nước, về những tác
phẩm văn học và những bài thơ hay, truyện tranh nhưng mang tính chất
khoa học Để các em dễ dàng tìm kiếm sách đưa lại hiệu quả hơn.
3. Cách bố trí trưng bày sách:
Thư viện cần sắp xếp sách hợp lý hơn, có thể xếp theo khổ sách, màu
sắc, chủ đề, tạo cảm giác mới lạ thu hút các em tìm đọc.
Hàng tháng theo từng học kỳ cán bộ thư viện cần trưng bày sách ở giá
theo chủ đề, chủ điểm để lựa chọn sách trưng bày cho phù hợp.
Ví dụ1: Chủ đề tháng 3: chủ điểm có 2 ngày đó là ngày quốc tế phụ nữ 8-

3; và ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26- 3.Kết hợp với trưng bày sách
thư viện có thể điểm qua sách trưng bày trước giáo viên và học sinh trong
toàn trường được biết.
Ví dụ 2: Chủ đề tháng 5: Thư viện biên soạn thư mục về Chủ tịch Hồ Chí
Minh để giới thiệu trước toàn thể giáo viên nhân kỷ niệm 119 năm ngày
sinh nhật Bác
4. Bổ Sung Sách:
- Hàng năm Cán bộ thư viện phải có kế hoạch đề xuất lên BGH nhà
trường về nhu cầu bổ sung sách mới.
- Nguồn sách củ đây là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn đọc
đến thư viện giảm dần. Vì đa số sách ở thư viện hàng năm bổ sung còn ít
so với tỉ lệ mượn đọc của các em học sinh hơn nữa sách báo củ thì gây nên
hạn chế cho cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách đến với các em.
5. Kết quả đạt được:
Qua quá trình triển khai phối hợp giới thiệu sách đến các em đã đem
lại kết quả bước đầu, số lượng học sinh mượn sách theo kiểu “mượn theo”
đã giảm xuống làm tăng thêm tổng số lượt đọc. Ngoài ra còn giúp các em
có ý thức tự tìm tòi nghiên cứu, say mê đọc và bảo quản sách.
Các em đến thư viện thường xuyên hơn, ngoài những giờ mượn theo
lịch đã bố trí sẵn các em còn tranh thủ thời gian 15 phút giữa giờ để đọc
báo, xem tên sách, danh mục giới thiệu sách mới. Nhìn chung công tác bạn
đọc của thư viện được quan tâm đúng mức, kịp thời, có chất lượng hiệu
quả hơn, thu hút được 80% học sinh tham gia đọc sách theo đúng kế hoạch
đặt ra đầu năm của thư viện và của nhà trường.
* Cụ thể: Năm 2007 – 2008. Tổng số lượt đọc của các khối từ lớp 6
đến lớp 9 như sau:
Khối

Th
áng

9 10 11 12 1
6 107 325 238
216
260
7 100 268 245
285
165
8 135 183 206
210
294
9 116 109 167
180
256
* Năm học 2008 – 2009 Tổng số lượt đọc tăng lên
Khối

Th
áng
9 10 11 12 1
6 100 210 240
450
494
7 98 241 206
256
510
8 125 158 228
311
348
9 97 129 296
274

223
Như vậy, rút kinh nghiệm từ năm trước năm 2007 – 2008 Thư viện
trường đã xây dựng thư viện đạt 5 tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông đã
được Sở GD&ĐT Quảng trị cấp giấy chứng nhận. trong đó chất lượng bạn
đọc đạt trên chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT. tổng số học sinh tham
gia đọc sách tại thư viện tăng lên rõ rệt được thể hiện qua các khối lớp
trong 2 bảng số liệu trên.
Từ kết quả đó chứng tỏ việc đưa ra giải pháp thích hợp trong vấn đề
chất lượng bạn đọc là rất đúng đắn và cần thiết, vì dù ít nhiều gì cũng đã
giúp được các em tìm kiếm được kiến thức mới và bổ ích, đồng thời cũng
tìm lại cho mình được kiến thức cũ bị lãng quên nếu các em biết đọc sách
và nghiên cứu sách đúng cách và có khoa học.
C. KẾT LUẬN.
Năm qua thư viện trường đã chú trọng “Nâng cao chất lượng bạn
đọc” đã đem lại kết quả tốt. Số lượng học sinh tham gia đọc sách tham
khảo, sách mang tính chất giáo dục đạo đức, sách về khoa học tăng lên,
nâng cao ý thức tự học, tự rèn, thể hiện là học sinh tốt mẫu mực. Từ những
kết quả đạt đưộcgps phần rất lớn cho thư viện trường phổ thông, giúp cho
người quản lý thư viện có kinh nghiệm hơn trong quá trình làm việc, nâng
cao về chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
chung của nhà trường.
Trên đây là những nội dung, giải pháp và kinh nghiệm nhỏ về công
tác quản lý thư viện sau nhiều năm phụ trách thư viện trường học. Kính
mong quý thầy cô góp ý bổ sung để bản thân tôi ngày càng có nhiều kinh
nghiệm hơn trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm đã được giao phó góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Người thực hiện


Lê Thị nhật Linh

×