Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài giảng Thống kê xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.54 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯỜNG HỌC
®
THỐNG KÊ XÃ HỘI
Người soạn:
ThS. Nguyễn Hải Nguyên
1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ’
1. Tên môn học: THỐNG KÊ XÃ HỘI
2. Số đơn vị học trình: 01 (15 tiết)
3. Hình thức giảng dạy chính: giảng lý thuyết, thảo luận
Mục tiêu của học phần: Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản của lý
thuyết thống kê ứng dụng trong nghiên cứu xã hội, hiểu được quá trình nghiên cứu thống kê và đọc được
những kết quả thống kê cơ bản. Qua đó giúp sinh viên hiểu được vai trò của thống kê trong nghiên cứu xã
hội.
5. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Môn học gồm 3 chương:
Chương I. Giới thiệu về môn Thống kê xã hội
Chương II. Một số khái niệm cơ bản được dùng trong Thống kê xã hội Chương III. Thu thập, xử lý và
trình bày dữ liệu
6. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự lớp (Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Thảo luận
7. Tài liệu học tập
7.1. Giáo trình chính
Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội. Tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Nhà xuất bản


Thống kê, năm 2008.
7.2. Tài liệu tham khảo
- Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Nhà xuất
bản thống kê, năm 2005.
- Thống kê Xã hội học. Tác giả Nguyễn Ngọc Cương, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Thực hành nghiên cứu xã hội, Tác giả Therese L.Baker, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 1998
- Nghiên cứu Xã hội học, Tác giả Phạm Đình Huỳnh và Phạm Chiến Khu. NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội, năm 1995.
r r i _1_ Á 1 f 1 • r _ * _ 1_ * Ạ
. Tiêu chuân dánh giá sinh viên
- Dự lớp - Thảo luận - Kiểm tra giữa kỳ -
Thi hết học phần
9. Thang điểm: 10 cho cả bài kiểm tra và bài thi (Bài KT tỷ trọng 30%, Bài thi 70%)
Hình thức thi: Thi viết
10. Nội dung chi tiết môn học:
___ _ > __ r
Chương I. Giới thiệu vê môn Thông kê xã hội
Thống kê là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn. Thống
kê đã trở thành một môn học cơ bản hay cơ sở trong hầu hết các ngành đào tạo. Trong các chuyên ngành
8
thuộc khối kinh tế - xã hội, đã có môn xác suất thống kê và lý thuyết thống kê.
Nói đến thống kê nhiều người thường liên tưởng đến các con số, các số liệu được sắp xếp trong các
bảng biểu, hay những đồ thị biểu diễn những dữ liệu về kinh tế - xã hội như dân số, việc làm, thất nghiệp,
giá vàng, lượng gạo xuất khẩu, bởi vì hiểu theo nghĩa thông thường, danh từ "thống kê" được đồng nghĩa
với số liệu. Ví dụ như chúng ta hay nghe nói tới thống kê tai nạn xe máy, thống kê về giá sinh hoạt, thống kê
về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thống kê về thị trường chứng khoán Hiện nay, nghĩa thông
thường trên không thể diễn tả đầy đủ thống kê hiện đại vì thống kê không còn giới hạn trong việc thu thập
dữ liệu hay lập các bảng tổng hợp các dữ liệu. Ngày nay, việc
sử dụng thống kê đã mở rộng hơn rất
nhiều so với xuất phát điểm đầu tiên là phục vụ chính quyền hay chính phủ. Các tổ chức và cá nhân sử dụng

thống kê để tìm hiểu dữ liệu và ra quyết định. Thống kê được sử dụng từ khoa học tự nhiên,
cho đến khoa học xã hội, y dược học, kinh
doanh và rất nhiều lĩnh vực khác.
Định nghĩa: Thống kê là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, phân tích, diễn giải hay
giải thích và trình bày các dữ liệu.
Thống kê hiện nay đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực. Các phương pháp và công cụ thống kê đã
được vận dụng đan xen trong một số nội dung của nhiều môn học. Một số lĩnh vực sử dụng thống kê ứng
dụng nhiều đến mức mỗi ngành đã đưa ra môn học riêng và đặt tên riêng để nói về thống kê ứng dụng trong
ngành của mình.
Ví dụ: Thống kê trong sinh học, Thống kê trong tâm lý học, Thống kê trong giáo dục học, Thống kê
xã hội
Trong lĩnh vực xã hội nói chung và kinh tế - kinh doanh nói riêng, thống kê đã đóng vai trò là một
công cụ cơ bản quan trọng trong việc nhận thức tình hình và hỗ trợ ra quyết định. Thống kê được dùng để
nhận ra và hiểu các biến thể có hệ thống khi đo lường các hiện tượng kinh tế xã hội, để tóm tắt dữ liệu, và để
đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Các câu hỏi của chương I:
Câu 1. Thống kê là gì? Định nghĩa thống kê xã hội?
Câu 2. Ý nghĩa của phương pháp thống kê trong các nghiên cứu khoa học xã hội là gì?
Câu 3. Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê xã hội
?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯỚNG HỌC
®
THỐNG KÊ XÃ HỘI
Người soạn:
ThS. Nguyễn Hải Nguyên
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
Chương II. Một số khái niệm cơ bản được dùng trong
r

rp| Ạ_______________f y? w I s\ •
Thông kê xã hội
2.1. Dữ liệu (Data): bao gồm các biểu hiện dùng để phản ánh
thựctế của đối
tượng nghiên cứu. Phần lớn các biểu hiện này là các trị số đo lường hay quan sát về các
biến nghiên cứu. Những biểu hiện này bao gồm con số, từ ngữ hay hình
ảnh.
2.2. Thông tin (Information): là kết quả của việc xử lý, sắp xếp và tổ chức
dữ liệu sao cho qua đó cho người đọc có thêm hiểu biết và tri thức. Nói cách
khác, đó là nội dung của dữ liệu đã thu thập.
2.3. Tri thức (Knowledge): là những điều đã được biết. Giống như các khái
niệm khác có liên quan đến sự thật, niềm tin và sự khôn ngoan. Bản chất của
tri thức vẫn còn đang được tranh luận. Tích lũy tri thức là một quá trình nhận
thức phức tạp: cảm nhận, học tập, truyền thong, liên tưởng và sử dụng lý lẽ.
2.4. Tổng thể (population): là tập hợpcác đơn
vị (hay phần tử)được quan tâm
trong một nghiên cứu, cần được quan sát, thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc
trưng nào đó.
Ví dụ: Tổng thể các trường đại học tại Việt Nam, Tổng thể các gia đình có
con dưới 6 tuổi ở Việt Nam.
2.5. Mẫu (sample): là một số đơn vị
được chọn ra từ tổng thể chung theo một
phương pháp lấy mẫu nào đó để tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu. Các đặc
trưng mẫu được sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng của tổng thể.
Ví dụ:
- Trường Đại học Lạc Hồng là mẫu của tổng thể các trường đại học tại
Việt Nam.
- Các gia đình có con dưới 6 tuổi tại TP.Biên Hòa là mẫu của tổng thể
các gia đình có con dưới 6 tuổi ở Việt Nam.
2.6. Biến (Variable): là tập hợp các đặc trưng và giá trị được dùng để chỉ

một khái niệm.
Ví dụ, biến giới tính (có hai giá trị nam và nữ), biến tôn giáo (bao gồm Phật
giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hòa Hảo, khác và không tôn giáo).
Có hai loại biến: biến định tính (qualitative variable) và biến định lượng
(quantitative variable).
- Đối với biến định tính, những đặc trưng phân biệt dựa trên sự khác biệt về đặc
tính, chứ không phải về số lượng hoặc độ lớn.
- Các biến được gọi là định lượng khi mà các giá trị của biến cho thấy sự khác
biệt về độ lớn hay số lượng giữa chúng.
Trong quá trình thiết kế công cụ thu thập thông tin để kiểm định thống kê, chúng ta chia
ra làm 2 loại: Biến độc lập (independent variable) và Biến phụ thuộc (dependent
variable)
- Biến độc lập (independent variable): là biến được dùng để giải thích cho
nguyên
nhân của một hiện tượng.
- Biến phụ thuộc (dependent variable): được coi là biến kết quả, nó chịu sự
chi
phối của biến độc lập.
Ví dụ: Giới tính -> biến độc lập
Màu sắc trang phục -> biến phụ thuộc
Trình độ học vấn -> biến độc lập
Chọn bạn trai -> biến phụ thuộc
2.7. Các loại thang đo
Tương ứng với 02 loại biến định tính và định lượng, có 02 loại thang đo chính:
- Thang đo biến số chữ (bao gồm thang đo định danh (danh nghĩa) và thang đo
thứ bậc)
- Thang đo biến số số (bao gồm thang đo khoảng cách và thang đo tỉ lệ)
2.3.1. Thang đo định danh (Thang đo danh nghĩa) (nominal scale)
Thang đo định danh là loại thang đo biểu thị các đặc điểm thuộc tính hay tính
chất.

- Các chỉ báo này có tính chất ngang nhau, không theo một thứ tự nào và loại
trừ lẫn nhau.
- Một thang đo danh nghĩa phải có 2 chỉ báo trở lên.
Câu hỏi 1: Giới tính
Câu hỏi 2: Bạn là Sinh viên khoa nào?
1. □ Nam 1. □ Việt Nam học
2. □ Nữ 2. □ Báo Chí
3. □ Xã hội học
4. □ Kinh tế
2.3.2. Thang đo thứ bậc (ordinal scale)
Ví dụ:
Thang đo thứ bậc Là thang đo danh nghĩa nhưng các chỉ báo hay các phương án
trả lời được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Vì thang đo này cũng thường
được sử dụng cho các đặc điểm thuộc tính, và đôi khi cũng được áp dụng cho
các đặc điểm số lượng. Giữa các biểu hiện của đặc điểm có quan hệ thứ bậc hơn
kém, nhưng thường thì mức độ hơn kém giữa chúng không xác định được.
- Chúng ta hay gặp loại thang đo này trong các câu hỏi dạng so sánh.
Ví dụ:
Câu hỏi 3: Xin cho biết mỗi thángCâu hỏi 4: Bạn hãy xếp các chủ đề
bạn được cha mẹ chu cấp bao sau theo mức độ quan tâm (quan tâm
nhiêu? nhất thì ghi số 1, ít quan tâm nhất ghi
1 □ Dưới 500 ngàn số 3)
2D Từ 500 ngàn đến dưới 1 triệu □ Đọc báo
3 □ Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu □ Xem tivi
4D Từ 2 triệu đến dưới 3 triệu □ Nghe đài
2.2.3. Thang đo khoảng cách (interval scale)
Thang đo khoảng cách là thang đo có đầy đủ tính chất của một thang đo định
danh và thứ bậc, nhưng khoảng cách giữa các chỉ số được xác định một cách cụ
thể và đều nhau.
- Đối với loại thang đo này ta có thể sử dụng

mộtsố các phép tính toán học như
tính trung bình hay tính toán tỉ lệ chênh lệch giữa các chỉ số.
- Điểm “không” của thang đo này là tùy ý.
- Trong thang đo khoảng, sự so sánh về mặt tỉ lệ giữa các giá trị thu thập không
có ý nghĩa.
Ví dụ:
Câu hỏi 5: Những sinh viên thường xuyên đọc tài liệu trước sẽ học tốt
hơn
1D 2D 3D 4D 5D
(1 là rất không đồng ý -ỳ 5 là Rất đồng ý)
Câu hỏi 6: Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp đều cần phải làm đúng
ngành học của mình.
1D 2D 3D 4D 5D
(1 là rất không đồng ý 5 là Rất đồng ý)
2.2.4. Thang đo tỉ lệ (ratio scale)
Thang đo tỉ lệ: là loại thang đo dùng cho đặc tính số lượng. Một thang đo tỉ lệ
có tất cả các đặc tính của thang đo khoảng tức là có thể áp dụng các phép tính
cộng trừ.
- Ngoài ra thang đo này có một giá trị 0 “thực”. Cho phép lấy giá trị so sánh
giữa 2 thu thập. Đây là loại thang đo ở bật cao nhất trong các loại thang đo.
- Trong thang đo khoảng, sự so sánh về mặt tỉ lệ giữa các giá trị thu thập
không có ý nghĩa.
Ví dụ:
Câu hỏi 7: Bạn bao nhiêu tuổi?
Câu hỏi 8: Mỗi tháng thu nhập của bạn được bao nhiêu?Biến
Các câu hỏi của chương II:
Câu 1. Dữ liệu (Data) là gì? Tri thức (Knowledge) là gì?
Câu 2. Thông tin (Information) là gì?
Câu 3. Tổng thể (population) là gì? Mẫu (sample) là gì?
Câu 4. Định nghĩa Biến (variable), Biến độc lập (independent variable), Biến phụ

thuộc (dependent variable)?
Câu 5. Hãy phân biệt biến định tính (qualitative variable) và biến định lượng
(quantitative variable)?
Câu 6. Có bao nhiêu loại thang đo? Cho ví dụ?
Câu 7. So sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại thang đo (Thang đo định
danh (Thang đo danh nghĩa) (nominal scale); Thang đo thứ bậc (ordinal
scale); Thang đo khoảng cách (interval scale); Thang đo tỉ lệ (ratio scale)?
Câu 8. Hãy đọc kỹ bảng hỏi và chỉ ra tên các loại thang đo được sử dụng trong
bảng hỏi? (Bảng hỏi sẽ cung cấp cho sinh viên trong quá trình học)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯỚNG HỌC
®
THỐNG KÊ XÃ HỘI
Người soạn:
ThS. Nguyễn Hải Nguyên
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
Chương III. Thu thập, xử lý dữ liệu và trình bày dữ liệu
3.1Thiết kế các công cụ thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu có thể được thực hiện theo nhiều cách, nhưng thông
thường có thể chia thành các công cụ thu thập thông tin định lượng (bảng hỏi) và
các công cụ thu thập thông tin định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
tập
trung, quan sát tham dự ). Dữ liệu thu thập bằng bảng hỏi thường rất cụ thể, được cấu
trúc sẵn; trong khi dữ liệu thu thập bằng các công cụ định tính thường ít cụ thể, bán
cấu trúc hoặc phi cấu trúc.
Khi xây dựngkế hoạch nghiên cứu, phải xác định những mảng nội
dung
chính cần được thu thập, và trên cơ sở đó để thiết kế những câu hỏi định lượng cụ thể
trong bảng hỏi hoặc các bản hướng dẫn phỏng vấn định tính. Các công cụ này càng

phù hợp thì chất lượng thông tin thu được càng cao.
3.2 Tổ chức thu thập dữ liệu
Sau khi chuẩn bị xong các công cụ thu thập dữ liệu, cần phải xây dựng kế
hoạch khảo sát trên thực tế. Công đoạn này bao gồm 2 giai đoạn: thử các công cụ
khảo sát và khảo sát chính thức.
Công việc thử bảng hỏi là rất cần thiết nhằm kiểm tra trên thực tế bảng hỏi
có vận hành được tốt không, các câu hỏi có phù hợp với điều kiện cụ thể của cuộc
khảo sát không. Tùy theo tính chất phức tạp của bảng hỏi, số trường hợp phỏng vấn
thử có thể từ 10-20 trường hợp. Người trả lời trong các cuộc phỏng vấn
thử
phải là người dân ở tại địa bàn khảo sát và đại diện cho các nhóm khác nhau như
nam/nữ, nhóm tuổi, nhóm nghề nghiệp nhằm thu được các thông tin gần với thực
tế và đa dạng nhất. Dựa trên các kết quả thu được, nhà nghiên cứu sẽ hoàn thiện
bảng hỏi. Các công cụ thu thập thông tin khác như bản hướng dẫn phỏng vấn, thảo
luận nhóm, các bảng sơ đồ cũng cần được thăm dò và sửa chữa cho phù hợp với
thực tế trước khi phỏng vấn chính thức dù các yêu cầu này không nghiêm ngặt như
đối với bảng hỏi định lượng.
Giai đoạn khảo sát chính thức đòi hỏi rất nhiều về chất lượng của công tác tổ
chức, bao gồm một số nội dung chính như sau:
o Tổ chức nhóm phỏng vấn viên có số lượng và chất lượng phù hợp với yêu
cầu của cuộc khảo sát. Các điều tra viên phải là những người được đào tạo
về khoa học xã hội, có kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết lĩnh vực cần khảo
sát thì mới đảm bảo chất lượng cuộc khảo sát.
o Tập huấn cho tất cả phỏng vấn viên về các công cụ thu thập dữ liệu để đảm
bảo sự thống nhất về cách hiểu, cách hỏi, và các nguyên tắc xử lý trong quá
trình khảo sát.
o Chuẩn bị đầy đủ văn phòng phẩm và hậu cần cho nhóm công tác như
kinh
phí, phương tiện di chuyển, ăn, ở, điều kiện làm việc.
o Liên hệ với địa phương để xin phép tiến hành cuộc khảo sát, thời gian khảo

sát, chuẩn bị danh sách các đơn vị khảo sát, người dẫn đường địa phương, và
các vấn đề khác liên quan đến công tác khảo sát thực tế.
3.3Xử lý dữ liệu
Trong xây dựng kế hoạch, cần phải có một chiến lược xử lý các dữ liệu thu
thập được. Đối với các dữ liệu định lượng thì việc nhập liệu cho những phần mềm
xử lý thống kê như SPSS, STRATA. là phổ biến và dễ thực hiện vì đã được cấu
trúc ngay từ đầu cho việc mã hóa.
Đối với dữ liệu định tính thì giai đoạn xử lý dữ liệu phức tạp hơn thể hiện ở
chỗ là phải xác định hệ khái niệm (hệ mã) để tổ chức thông tin. Với các cuộc khảo
sát lớn, lượng thông tin thu được rất nhiều, từ nhiều nguồn khác nhau, trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, được sử dụng bởi nhiều người thì qui trình xử lý dữ liệu định
tính rất phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng các phần mềm như NVIVO để mã hóa
dữ
liệu. Do vậy, mã hóa dữ liệu định tính đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng
hệ mã, định nghĩa các nội hàm của nó, tính thống nhất giữa những người mã hóa,
và các vấn đề kỹ thuật.
3.4Trình bày dữ liệu
- Thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc tổ chức, tổng hợp và trình
bày số liệu thu thập được từ mẫu nghiên cứu hoặc tổng thể.
Ví dụ dữ liệu thô:
Thích loại nước ngọt (1-Coca Cola, 2- Pepsi,3 -Khác)
3 3 3 3 3 3 2 3 3 3 1 3 3 3 3 3 1 3 2 3 3 1 3 3 3 3 3 3 1
- Một trong những lý do chính sử dụng phương pháp thống kê là để tổng hợp và
mô tả dữ liệu, làm cho thông tin được trình bày rõ ràng hơn.
Phương Pháp thống kê mô tả dưới dạng bảng thường gặp là Phân phối tần suất
- Phân phối tần suất là: 1 bảng trình bày số lần xuất hiện của một hay nhiều
giá trị được quan sát trong mẫu hoặc tổng thể
- Các kiểu phân phối tần suất + Thô (raw)
+ Liên hệ (relative): tỉ lệ (proportion) và phần trăm (percent)
+ Lũy tiến (cumulative)

- Bảng phân phối tần suất nên bao gồm:
+ Tiêu đề mô tả nội dung của bảng
+ Tên biến
+ Nhãn giá trị cho các thành phần biến
+ Tổng các quan sát của mẫu + Khai
báo nguồn dữ liệu
□ Một số ký hiệu sử dụng trong tính toán phân phối tần suất
■ n = tổng số mẫu quan sát
■ X = biến
■ i = giá trị (thành phần) của biến X
■ fi = tần suất quan sát của giá trị i
□ Các thành phần (giá trị) của biến phải:
■ Loại trừ lẫn nhau
■ Bao phủ hết các trả lời
1. Bảng phân phối tần suất thô
Bảng 1. Loại nước ngọt ưa thích của sinh viên lớp TKXH
Loại nước ngọt thích Số đếm được Tần suất
(Tall
y
)
(Frequency)
1. Coca - Cola
2. Pepsi
3. Khác
Tổng (n)
Nguồn: Khảo sát lớp học TKXH, tháng 11, 2007
Bảng 2. Loại nước ngọt ưa thích của sinh viên lớp TKXH
3. Bảng phân phối tần suất lũy tiến
Bảng 3. Loại nước ngọt ưa thích của sinh viên lớp TKXH


4. Bảng phân phối tần suất cho biến có thang đo thứ bậc
hocluc4 Hoc luc
Tan suat Phan tram % luy tien
Valid
1 Trung binh 9 30.0 30.0
2 Trung binh kha 11 36.7 66.7
3 Kha 9 30.0 96.7
4 Gioi
1
3.3
100.0
30 100.0
3.4.1 Trình bày dữ liệu dưới dạng đồ thị
Là một cách trình bày dữ liệu ấn tượng và dễ hiểu nhất. Cách trình bày dữ
liệu dưới dạng đồ thị không gây nhàm chán cho người đọc. Ngoài ra có rất
nhiều loại đồ thị cho chúng ta chọn lựa trong khi trình bày kết quả xử lý dữ
liệu của mình.
Đồ thị hình tròn 2D (Pie Chart)
Nguồn: Khảo sát lớp học TKXH, tháng 11, 2007
Do thj banh xe 3D (Donut Chart)
Ty le so ngu'di tham gia
Laptop tfang stf dung
‘17.
9%
4
7%
-
Laptop dang sir dung
Do thi dung, hinh tru 3D
Do thi xep chong (stacked chart)

Đồ thị đường cong 2D
Đồ thị đường cong 3D
Các câu hỏi của chương III:
Câu 1. Có bao nhiêu loại công cụ thu thập thông tin? Ý nghĩa của mỗi loại?
Câu 2. Vì sao công việc thử bảng hỏi lại rất cần thiết trong cuộc nghiên cứu?
Câu 3. Giai đoạn khảo sát chính thức đòi hỏi rất nhiều về chất lượng của công tác tổ
chức, hãy nêu những nội dung chính của công tác tổ chức một cuộc nghiên cứu?
Câu 4. Mã hóa số liệu định tính và số liệu định lượng có giống nhau không? Tại
sao?
Đồ thị hình đứng, thanh cách quãng
Nguồn: />

×