1
THỐNG KÊ TRONG
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI
(30 tiết)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia TPHCM
2
Bố cục
Giới thiệu môn học
Các khái niệm cơ bản
Biến và thang đo, chọn mẫu
Thống kê mô tả
Thống kê suy diễn
Phụ lục bảng
3
Mục Đích của Thống Kê
Tập hợp và mô tả dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Đưa ra những kết luận từ dữ liệu
4
Thống kê cung cấp phương pháp:
Thiết kế: lập kế hoạch và tiến hành nghiên
cứu.
Mô tả: tập hợp và khai thác dữ liệu.
Suy diễn: đưa ra những dự báo hay khái quát
hóa hiện tượng từ việc phân tích dữ liệu.
5
Thiết kế
Giúp xác định phương cách tốt nhất để thu
thập dữ liệu nghiên cứu.
Ví dụ, những yếu tố trong việc thiết kế 1 cuộc
nghiên cứu là xem xét làm thế nào để tiến
hành một cuộc điều tra, bao gồm xây dựng
bảng câu hỏi và chọn mẫu
6
Mô tả
Mô tả và khai thác dữ liệu – bao gồm những
cách thức tổng hợp và khai thác các đặc trưng
của dữ liệu đã được đo lường.
Mục đích chính là xác định những số liệu rời
rạc, không có ý nghĩa và trình bày chúng
trong một cách có ý nghĩa và có thể hiểu
được.
7
Suy luận
Bao gồm những cách để đưa ra các dự báo
dựa trên dữ liệu thu thập được.
Những sự dự báo này được gọi là những suy
luận thống kê.
8
Vai trò của máy tính trong thống kê
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences
Một công cụ hữu hiệu để phân tích dữ liệu
Được dùng phổ biến bởi các nhà khoa học xã
hội
9
Tương đối dễ sử dụng
Đòi hỏi sự thành thạo một vài kiến thức về
phương pháp nghiên cứu
Vai trò của máy tính trong thống kê
10
Khảo sát lớp học
1. Giới tính
1. Nam 2. Nữ
2. Tổng số anh chị em trong gia đình (kể cả bản
thân): ……………..
11
3. Thích ăn loại fast food nào?
1. KFC
2. Lotteria
3. Loại khác
12
4. Điểm trung bình chung năm học vừa qua:
…………/ 100
5. Ở nông thôn hay thành thị
1. Nông thôn
2. Thành thị
13
6. Có phải là người thức dậy sớm?
1. Có
2. Không
7. Thời gian dành cho việc tự học trung bình mỗi
ngày: ………. phút
14
8. Tâm trạng khi học môn Thống kê xã hội
1. Rất lo lắng 4. Thích
2. Lo lắng vừa phải 5. Rất thích
3. Bình thường
9. Khoảng cách từ chỗ ở đến lớp học: ………..m
15
Các khái niệm cơ bản
Tổng thể (population): là tập hợp các phần tử
được quan tâm trong một nghiên cứu. Nó có
thể hầu như là mọi thứ.
Ví dụ: dân số Việt Nam, tổng thể sinh viên
của trường ĐH KHXH&NV hay tổng số sinh
viên của một Khoa.
16
Các khái niệm cơ bản (t.t)
Mẫu (sample): là tập hợp con của tổng thể
được chọn ra để tiến hành thu thập dữ liệu
nghiên cứu.
Khi mẫu được chọn đảm bảo tính đại diện, sẽ
có thể sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng
của tổng thể.
17
Ví dụ, một công ty nghiên cứu thị trường tiến
hành khảo sát 650 người tiêu dùng để thu thập
thông tin về thị hiếu dùng sữa của người dân
thành phố HCM.
18
Các khái niệm cơ bản (t.t)
Biến (variable): là tập hợp các đặc trưng và
giá trị được dùng để chỉ một khái niệm.
Ví dụ, biến giới tính (có hai giá trị nam và
nữ), biến tôn giáo (bao gồm Phật giáo, Thiên
chúa giáo, Tin lành, Hòa Hảo, khác và không
tôn giáo).
19
Các khái niệm cơ bản (t.t)
Định đề (proposition): là một phát biểu về
mối liên hệ giữa các khái niệm.
Ví dụ, hút thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư
phổi, hay quan hệ tình dục không an toàn dẫn
đến nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
20
Các khái niệm cơ bản (t.t)
Biến độc lập (independent variable): là biến
được dùng để giải thích cho nguyên nhân của
một hiện tượng.
Biến phụ thuộc (dependent variable): được
coi là biến kết quả, nó chịu sự chi phối của
biến độc lập.
21
Ví dụ, hút thuốc lá -> biến độc lập
ung thư phổi -> biến phụ thuộc
giới tính -> biến độc lập
lựa chọn ngành học -> biến phụ thuộc
22
Các khái niệm cơ bản (t.t)
Thao tác hóa (operationalization): một
phương pháp để quan sát và ghi nhận những
khía cạnh của một cá nhân, khách thể, hay
một sự kiện có liên quan để tiến hành kiểm
định giả thuyết.
23
Ví dụ, khái niệm về kinh tế bền vững, bao
gồm các chỉ báo cấp 1:
- giáo dục
- tỉ lệ xuất khẩu
- nhập khẩu
- hay tỉ lệ tăng trưởng kinh tế
24
Các khái niệm cơ bản (t.t)
Đo lường (measurement): là cách thức gán
những con số hay giá trị cho các quan sát
theo một quy tắc nhất định.
Ví dụ: thu nhập (1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, 4
triệu, …), trình độ học vấn (1, 2, 3, 4, 5, …)
25
Biến (Variable)
Hai loại biến: biến định tính (qualitative
variable) và biến định lượng (quantitative
variable).
Đối với biến định tính, những đặc trưng phân
biệt dựa trên sự khác biệt về đặc tính, chứ
không phải về số lượng hoặc độ lớn.