Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.19 KB, 32 trang )

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta bước sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đó là một thách thức mới đối với các
doanh nghiệp của Việt Nam.Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp gặp phải
những khó khăn, đặc biệt là vốn trong kinh doanh.
Ngày nay cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sẽ mang lại những
thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp.Do đó một doanh nghiệp muốn đứng
vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp đó phải biết sử dụng vốn triệt để và không
ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mà đặc biệt là vốn lưu động.
Xuất phát từ nhận thức và sự ham muốn tìm tòi cùng khát vọng giải quyết
vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
quốc tế, được sự tận tình giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn ThS Lê Thanh Hương
cùng anh chị em công ty,em đã chọn đề tài : “VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUỐC TẾ”làm đề tài luận
văn tốt nghiệp.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 : Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chương 2 : Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần tư vấn đầu tư và xây dựng quốc tế.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng quốc tế.

SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
1


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
CHƯƠNG 1
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1.1.Lý luận chung về vốn lưu động
1.1.1.Khái niệm về vốn lưu động
Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động còn phải
có đối tượng lao động. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được thể hiện ở
các bộ phận:
Một bộ phận là vật tư dự trữ (như nguyên vật liệu…) đảm bảo cho quá trình
sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục. Một bộ phận khác là vật tư trong quá
trình đang chế biến sản phẩm dở dang. Và một bộ phận là thành phẩm hàng hóa.
Những tư liệu lao động nói trên nếu xét về hình thức hiện vật được gọi là
TSLĐ, còn về hình thái giá trị gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. VLĐ là biểu
hiện bằng tiền của TSLĐ. Về khái niệm vốn lưu động thì có nhiều cách hiểu khác
nhau. Ta có thể hiểu:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để
mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một
thời điểm nhất định. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần,
tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.
1.1.2.Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động
Vốn lưu động là phần biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nhằm đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thực uhiện thường
xuyên liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị hàng hóa
và thông qua lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
2
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Vốn lưu động khi được đầu tư váo quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luân
chuyển không ngừng và mang nhiều hình thái khác nhau. Sự biểu hiện của vốn lưu

động thể hiện qua sơ đồ sau:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: T…H…H’…T’
Đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ: T….H….T’
Đối với hình thức kinh doanh tiền tệ: T……T’
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và thường xuyên lặp
lại theo chu kỳ được gọi là quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn lưu động.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp cần có đối
tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là
quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Hai hình
thái kinh doanh tham giá vào quá trình kinh doanh với những đặc trưng khác nhau
và hình thành hai loại vốn khác nhau là vốn cố định và vốn lưu động. Khác với tư
liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
luôn luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu,giá trị của nó được dịch chuyển toàn
bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp lại khi giá trị sản phẩm được thể
hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu
động. Tài sản lưu động của một Doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: Tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… và tài sản ở khâu sản xuất như:
sản phẩm dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí cho phân bổ.
Tài sản lưu động lưu thông bao gồm: sản phẩm hàng hóa chưa tiêu thụ (hàng
tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Trong quá trình sản xuất, hai bộ phận tài sản lưu động nói trên đang xen lẫn
nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp diễn ra thường
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
3
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
xuyên, liên tục. Để tiến hành nên tài sản lưu động Doanh nghiệp phải ứng ra một
số vốn đầu tư vào loại tài sản này.
Vốn lưu độnghoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh

doanh. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị
sản phẩm. Khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn
lưu động được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được chuyển qua nhiều
hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn
đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy, việc quá lý vốn lưu động
đóng vai trò rất quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi thường xuyên nắm
sát tình hình luân chuyển vốn, bên cạnh đó phải kịp thời khắc phục những ách tắc
trong sản xuất và đảm bảo đồng vốn được luân chuyển liên tục, nhịp nhàng.
Hiện nay trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, sự vận
động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của Doanh nghiệp và người lao
động. Vòng quay của vốn lưu động càng nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết
kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý, làm tăng thu nhập của
Doanh nghiệp. Doanh nghiệp coa điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không
ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức.
1.1.3.Phân loại vốn lưu động
Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân
loại vốn lưu động của Doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường,
phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức sau:
1.1.3.1.Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo hình thức này, vốn lưu động được phân chia thành:
a) Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
4
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, vàng bạc, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn,
tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là trị giá các chứng khoán như kỳ
phiếu, tín phiếu… có kỳ hạn thanh toán không quá 03 tháng kể từ ngày doanh

nghiệp mua.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Là giá trị các chứng khoán đã mua
có thời hạn thanh toán trên 03 tháng đến 01 năm và các khoản tiền gửi ngân hàng
có kỳ hạn.
- Các khoản phải thu: Đây là nhóm công nợ phải thu của người mua, các
khoản phải trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch
xây dựng.
- Các khoản khác: Chi phí trả trước, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, các
khoản phải thu từ nhà nước, khoản tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán.
b) Vốn vật tư hàng hóa
Vốn vật tư hàng hóa bao gồm giá trị của các loại hàng tồn kho như:
- Trị giá hàng mua đang đi đường
- Trị giá nguyên liệu,nhiên liệu,vật liệu tồn kho
- Trị giá công cụ dụng cụ
- Chi phí sản xuất kinh doanh dơ dang
- Trị giá thành phẩm tồn kho,hàng gửi bán
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện cho việc xem
xét đánh giá khả năng thanh toán của Doanh nghiệp,đồng thời tính được
chi phí cho từng khoản mục. Cách phân loại này khá tỉ mỉ,đòi hỏi người
cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao để tách bạch được từng khoản
vốn một cách chính xác.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
5
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
1.1.3.2.Phân loại theo vai trò vốn lưu động
Xét theo tiêu chí từng loại vốn lưu động có vai trò gì trong các khâu của quá
trình kinh doanh,vốn lưu động có thể chia thành 3 loại:
a) Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:
- Vốn nguyên liệu chính

- Vốn nguyên liệu phụ
- Vốn nhiên liệu
- Vốn phụ tùng thay thế
- Vốn công cụ dụng cụ
b) Vốn lưu động trong khâu sản xuất
Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm:
- Vốn sản phẩm đang chế tạo
- Chi phí trả trước
- Chi phí chờ kết chuyển
c) Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm:
- Vốn thành phẩm
- Vốn bằng tiền
- Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn
- Vốn trong thanh toán
Việc phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn động trong từng công
đoạn sản xuất. Nó giúp cho Doanh nghiệp có biện pháp kịp thời để điều chỉnh vốn
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
6
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
sao cho có hiệu quả nhất. Việc phân loại vốn lưu động theo cách này giống như
phân loại theo chu trình vận động của vốn lưu động từ dự trữ sản xuất đến sản xuất
lưu thông,nhưng thực tế sự vận động của vốn không theo trình tự như trên.
1.2. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định vốn lưu động
1.2.1. Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động của Doanh nghiệp thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết mà
Doanh nghiệp phải bỏ ra để hình thành một lượng hàng hóa dự trữ và một khoản
cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng một khoản tín dụng của người cung cấp.
1.2.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều nhân tố

bên ngoài và bên trong doanh nghiệp,chẳng hạn:
- Qui mô chính sách ngành nghề kinh doanh năm tới
- Chính sách tiêu thụ của Doanh nghiệp,chính sách tín dụng,thanh toán…
- Điều kiện hạ tầng cũng ảnh hưởng tới việc cung ứng vật tư,tiêu thụ sản
phẩm.
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến vốn dự trữ,đến sức mua xã hội.
Đối với doanh nghiệp sản xuất và thương mại,có thể lựa chọn một trong hai
phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động:
1.2.2.1.Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch là
phương pháp căn cứ trên những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động
cần có để tính toán.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít là:
Mức dự trữ vật tư ,hàng hóa cần thiết.
Các khoản công nợ phải thu.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
7
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Các khoản công nợ phải trả.
Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch được tính như sau:
Nhu cầu vốn lưu động Mức dự trữ vật tư Nợ phải Nợ phải
Theo phương pháp = hàng hóa(tồn kho) + thu - trả
Trực tiếp cần thiết
(Nếu có nhu cầu vốn bằng tiền để dự trữ thường xuyên,để đầu tư chứng khoán
ngắn hạn thì cần cộng cả yếu tố này)
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch thích hợp
với những doanh nghiệp hoạt động ổn định,các hợp đồng cung cấp,tiêu thụ xác
định rõ thời gian mua bán,các định mức kinh tế-kỹ thuật đã xác định.
1.2.2.2.Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm thực tế của năm trước để xác định

nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. Cơ sở để tính toán là tỷ lệ từng loại vốn lưu
thông chủ yếu so với doanh thu thuần(thường là 3 phần vốn lưu động chính, gồm
giá trị hàng tồn kho, nợ phải thu và nợ phải trả).Có 2 trường hợp:
a) Trường hợp đơn giản
Trường hợp đơn giản là trường hợp dựa vào hai yếu tố DTTcủa năm kế
hoạch và tỷ lệ vốn lưu động so với DTT thực tế năm trước để tính.
b) Trường hợp điều chỉnh
Trường hợp điều chỉnh là trường hợp xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế
hoạch dựa vào tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước để điều
chỉnh cho năm kế hoạch. Theo cách này cần tính toán 3 bước sau:
● Bước 1: Xác định số dư bình quân các loại vốn lưu động năm trước để
tham khảo.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
8
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
● Bước 2: Tính tỷ lệ các khoản vốn lưu động bình quân(ở bước 1) và tỷ lệ
vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước.
● Bước 3: Tính nhu cầu vốn lưu động của năm kế hoạch.
Nhu cầu vốn lưu động của năm kế hoạch được tính dựa vào doanh thu
thuần năm kế hoạch và tỷ lệ vốn lưu động ở năm trước(ở bước 2) nhưng đă
được điều chỉnh tăng hay giảm do tác động của điều kiện kinh doanh năm kế
hoạch.
Công thức tính:
V
IC
= Mı χ ( T
đ
± T
t/g
)

Trong đó:
- V
IC
là nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
- Mı là doanh thu thuần năm kế hoạch
- T
đ
là tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước
- T
t/g
là tỷ lệ tăng hay giảm nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
1.3.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá
1.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua việc tăng nhanh sự vận động
của vốn để với một số vốn lưu động nhất định có thể đạt được mức doanh thu cao
hơn. Cũng có thể nói hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua việc mức doanh
thu tăng mà không cần tăng thêm vốn lưu động, có nghĩa là tiết kiệm được vốn và
chi phí sử dụng vốn.
1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
TT Tên chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa
1
Số vòng quay
Vốn lưu động
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
Cho biết trong một chu kỳ VLĐ quay được mấy
vòng. Hệ số này càng lớn càng tốt.
2 Kỳ luân chuyển 360 Đây là số ngày cần thiết để VLĐ quay được một
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
9

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
vốn lưu động
Vòng quay VLĐ
vòng. Thời gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân
chuyển VLĐ càng lớn.
3
Sức sản xuất
VLĐ
Gía trị TSL
VLĐ bình quân
Phản ánh một số VLĐ đem lại bao nhiêu đồng giá
trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử
dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
4
Sức sinh lời
VLĐ
Tổng LNTT
VLĐ bình quân
Một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế hoặc sau thuế.
5
Kỳ thu tiền
Trung bình
Số dư các khoản
phải thu
DTT bình quân
một ngày trong kỳ
Đây là hệ số phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán
hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu
được tiền. Kỳ thu tiền trung bình của DN phụ thuộc

chủ yếu vào chính sách tiêu thụ và việc tổ chức
thanh toán của DN
6
Vòng quay hàng
tồn kho
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển HTK
trong một thời gian nhất định,giúp nhà quản trị tài
chính xác định mức dự trữ vật tư,hàng hóa hợp lý
trong kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ tiêu này cao
thì việc tổ chức quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có
thể rút ngắn được chu kỳ sản xuất KD và giảm được
lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu chỉ tiêu này thấp thì có
thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ
đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó có thể
dẫn tới dòng tiền vào DN bị giảm đi và đặt DN vào
tình trạng khó khăn về tài chính trong tương lai.
7
Khả năng
Thanh toán
Hiện thời
Tổng TSLĐ
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản
thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Khi
hệ số này thấp so với hệ số của kỳ trước hoặc so với
hệ số trung bình của các DN khác cùng ngành thể
hiện khả năng trả nợ của DN thấp và ngược lại khi
hệ số này cao cho thấy DN có khả năng sẵn sàng

thanh toán các khoản nợ đến hạn.
8
Khả năng thanh
toán nhanh
Tổng TSLĐ-HTK
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh
toán của DN. Hệ số này càng cao chắc chắn phản
ánh năng lực thanh toán nhanh của DN thực sự tốt.
9
Khả năng thanh
toán tức thời
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán của DN
ngay lập tức phát sinh tại thời điểm phát sinh nhu
cầu thanh toán,nó xác định tỷ lệ phụ thuộc vào các
khoản phải thu và dự trữ.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
10
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
1.3.3.Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
lưu động có ý nghĩa quan trọng với cả DN và nền kinh tế.
•Với Doanh nghiệp: Khi vốn lưu động sử dụng có hiệu quả,nó sẽ giúp cho
Doanh nghiệp tiết kiệm chi phi sử dụng vốn,tạo được lợi nhuận tối ưu,tránh được
tình trạng dư thừa vốn.
•Với cả nền kinh tế: Khi vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả tức là lợi
nhuận của Doanh nghiệp tốt. Vì vậy,Doanh nghiệp đóng góp vào Ngân sách Nhà
nước ngày càng nhiều.Nhiều Doanh nghiệp mạnh sẽ tạo ra một nền kinh tế mạnh.

SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
11
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUỐC TẾ
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.
2.1.1.Giới thiệu chung
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG QUỐC TẾ
-Tên tiếng anh : International Construction and Investment Consultant.JSC
- Tên viết tắt: INCC
- Trụ sở: Số 57, Nguyễn Viết Xuân, Quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội.
- Văn phòng : Phòng 202-209 Nhà F5- khu đô thị Yên hòa –Hà Nội.
- Điện thoại: (84-04) 62698618 (84-04) 62691540
- Địa chỉ Email:
- Tài khoản : 0000039115
- Tại : Ngân hàng Thương mại Cổ Phần các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh Việt Nam( VP BANK) – Chi nhánh Trần Duy Hưng,Hà Nội.
- Mã số thuế : 0101541848
- Vốn điều lệ : 4.000.000.000 VNĐ( Bốn tỷ đồng Việt Nam)
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUỐC
TẾ(INCC) là doanh nghiệp được Nhà nước cấp đăng ký kinh doanh số
0103005451 ngày 30 tháng 9 năm 2004 và bổ sung thay đổi đăng ký kinh doanh
lần thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2007 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình giao thông(cầu,đường),công trình
hạ tầng kỹ thuật dân dụng,trụ sở chính đặt tại 57 Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội.
Công ty thành lập năm 2004,với đội ngũ chuyên gia về kiến trúc và kỹ thuật

viên có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thiết kế dự án,quản lý dự án,giám sát dự
án,đấu thầu và các khía cạnh khác của công trình xây dựng,lan truyền qua nhiều dự
án tại Việt Nam.Công ty liên tục đầu tư để phát triển các nhân viên cũng như cơ sở
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
12
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
vật chất và trang thiết bị để đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng. Với tinh
thần làm việc hăng say và hiệu quả của đội ngũ nhân viên công ty,công ty đã
không ngừng phát triển về cả mặt số lượng và chất lượng và ngày càng chiếm được
lòng tin của khách hàng trên cả nước.
2.1.3.Đặc điểm,ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng quốc tế là doanh nghiệp chuyên
cung cấp vật liệu xây dựng với mặt hàng chủ yếu là cát, sỏi, đá… cho thị trường
Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, chuyển chở các loại hàng hóa đường
bộ bằng các xe ô tô trọng tải 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn hoạt động trên toàn miền
bắc, tàu thủy trọng tải 200 tấn, 300 tấn, 500 tấn trên khu vực sông Hồng, sông Đà,
sông Lô thuộc địa phận các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ…
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán và cho thuê các loại máy công trình đã
qua sử dụng và máy bãi nhập khẩu từ nước ngoài như máy xúc, xe ủi, xe lu, cần
cẩu, ô tô tải của các hãng Komatsu, Hitachi, Kobeco, Solar, Huyndai, SamSung….
Ngoài ra doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng, tháo dỡ các
công trình nhà cửa, san lấp ao hồ làm nền móng cho các công trình với dịch vụ
trọn gói từ tháo dỡ, vận chuyển phế liệu, san lấp…
2.1.4. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1.1 .Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng quốc tế:

SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
Giám Đốc
Phó giám đốc

Phòng
Kinh doanh
Phòng Tài chính- Kế toán
và Tổ chức hành chính
Phòng
Kỹ thuật
Điểm bán và
Kho bãi vật liệu xây dựng
Điểm bán và
Kho bãi máy công trình
Phó giám đốc
13
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
2.1.5.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc: Là chủ và người đại diện cho doanh nghiệp, với nhiệm vụ là
người quản lý, điều hành xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng, phát triển,
ra quyết định, phân công, giao nhiệm vụ cho các phó giám đốc và các phòng ban,
kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp
Bộ phận kế toán: Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài
chính và chế độ tài chính. Thực hiện dự toán thu, chi hàng năm, chế độ chi trả cho
người lao động, chế độ quản lý tài sản, các qui định về công nợ, xử lý mất mát, hư
hỏng, thiếu hụt tài sản.
Phòng kinh doanh và quản lý bán hàng: Phòng Kinh doanh & quản lý bán
hàng là một đơn vị chức năng nhằm thực hiện vai trò tham mưu, giúp việc cho Ban
Giám Đốc về các công tác thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật có chức năng nhằm thực hiện vai trò tham
mưu, giúp việc cho Ban Giám Đốc về các công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật, mua
sắm các thiết bị, máy móc thiết bị cho doanh nghiệp.
2.2.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh
Ta phân tích cơ cấu nguồn vốn theo hai phương diện: Theo nguồn hình thành

và theo tính chất.
● Theo nguồn hình thành
Phần vốn kinh doanh của Doanh nghiệp được cấu thành bởi: nguồn vốn chủ
sở hữu và vốn vay
● Vốn chủ sở hữu
Phần vốn thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp,bao gồm số vốn chủ Doanh
nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả hoạt động kinh
doanh. Đây là nguồn vốn quan trọng thể hiện tính tự chủ của Doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng chưa cao. Bình quân 2 năm đạt
mức 29,35% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 đạt 4,26 tỷ
đồng, tăng 0,04 tỷ (0,95%), năm 2012 đạt 4,28 tỷ đồng tăng 0,02 tỷ (0,47%). Do
đó khả năng tự tài trợ, độc lập về tài chính của công ty vẫn ở mức thấp. Công ty
cần quan tâm hơn đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu để tạo ra thế và lực,tự chủ
về tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
14
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Bảng 1.2. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2010-2012
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011-2010
Chênh lệch
2012-2011
Số
tiền
%
Số
tiền

%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
I.TỔNG VỐN KD 16,03 100 13,16 100 13,27 100 -2,87 -17,90 0,11 0,84
1.Vốn lưu động 13,47 84,02 11,09 84,25 11,19 84,32 -2,38 -17,66 0,10 0,90
2.Vốn cố định 2,56 15,98 2,07 15,75 2,08 15,68 -0,49 -19,14 0,01 0,48
II.NGUỒN VỐN 16,03 100 13,16 100 13,27 100 -2,87 -17,90 0,11 0,84
1.Vốn vay 11,81 73,67 8,90 67,63 8,99 67,75 -2,91 -24,64 0,09 1,01
Ngắn hạn 11,81 73,67 8,90 67,63 8,99 67,75 -2,91 -24,64 0,09 1,01
Dài hạn - - - - - - - - - -
Nợ khác - - - - - - - - - -
2.Vốn chủ sở hữu 4,22 26,33 4,26 32,37 4,28 32,25 0,04 0,95 0,02 0,47
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
15
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
● Vốn vay
Các khoản nợ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
bao gồm nguồn vốn chiếm dụng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn và nợ khác.
Vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, bình quân qua 2 năm chiếm
70,65% tổng nguồn vốn. Năm 2011 vốn vay là 8,90 tỷ đồng, giảm 2,91 tỷ ( 24,64%) so
với 2010. Năm 2012 vốn vay là 8,99 tỷ, tăng 0,09 tỷ ( 1,01%) so với năm 2011. Trong đó:
Năm 2011, nợ ngắn hạn là 8,9 tỷ giảm 24,64% so với năm 2010. Nợ ngắn hạn
năm 2012 là 8,99 tỷ, tăng 0,09 tỷ(1,01%) so với năm 2011. Nợ ngắn hạn chiếm toàn

bộ trong tổng vốn vay. Nguyên nhân là do Công ty cần vốn để mua,nhập khẩu nhiều
loại hàng hóa, máy móc phục vụ cho quá trình thi công và tư vấn. Do tỷ lệ vốn vay
cao nên Công ty đã chú ý giảm được một phần so với năm 2010 để giảm rủi ro trong
việc thanh toán các khoản nợ với ngân hàng.
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn ta có thể nhận thấy, nguồn vốn của Công ty
chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay và toàn bộ là vốn vay ngắn hạn.
Như vậy, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn
định Công ty phải thường xuyên huy động vốn, đồng thời nợ vay quá lớn sẽ là gánh
nặng cho Công ty trong việc trả nợ vay và lãi vay.
● Theo tính chất
-Vốn lưu động
Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây dựng vì vậy vốn lưu động là loại
vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của Công ty. Qua các năm vốn lưu
động luôn chiếm tỷ trọng trên 80% tổng vốn kinh doanh. Đây là nhân tố chính làm
tăng quy mô sản xuất của Công ty. Năm 2010, vốn lưu động của Công ty là 13,47 tỷ
tương đương với 84,02% tổng vốn kinh doanh. Năm 2011, vốn lưu động giảm 2,38
tỷ( 17,66%) so với năm 2010. Đến năm 2012, vốn lưu động tăng 0,1 tỷ(0,9%) so với
năm 2011. Năm 2012 vốn lưu động chiếm 84,32% tổng vốn kinh doanh.
-Vốn cố định
Năm 2010, vốn cố định của Công ty là 2,56 tỷ chiếm 15,98% tổng vốn kinh
doanh. Năm 2011 vốn cố định giảm 0,49 tỷ(19,14%) so với năm 2010. Năm 2012 vốn
cố định là 2,08 tỷ chiếm 15,68% tổng vốn kinh doanh.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
16
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Vốn cố định tăng không nhiều là do Công ty là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nên không phải đầu tư nhiều vào máy móc, vốn của
Công ty chủ yếu vào vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Qua phân tích trên cho ta thấy, Công ty đã biết đầu tư vốn đúng chỗ,đúng lĩnh
vực kinh doanh bằng cách chủ yếu đầu tư vào vốn lưu động, tuy nhiên hiệu quả sử

dụng vốn lưu động cần được nâng cao hơn nữa.
2.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của doang nghiệp năm 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng

Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
So sánh 2011-
2010
So sánh 2012-
2011
Tiền
+/-
%
+/-
Tiền
+/-
%
+/-
1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 21,34 12,23 15,50 -9,11 -42,69 3,27 26,74
2.Các khoản giảm trừ DT
- - - - - - -
3.DT thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ ( 3=1-2 )
21,34 12,23 15,50 -9,11 -42,69 3,27 26,74
4.Giá vốn bán hàng
15,47 7,16 9,82 -8,31 -53,72 2,66 37,15
5.LN gộp về bán hàng và cung
cấp dich vụ ( 5=3-4 )

5,87 5,07 5,68 -0,8 -13,63 0,61 12,03
6.DT hoạt động tài chính
0,06 0,02 0,05 -0,04 -67 0,03 150
7.Chi phí tài chính 0,76 0,35 0,46 -0,41 -53,95 0,11 31,43
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,02 2,05 2,46 0,03 1,49 0,41 20
9.LN thuần từ hoạt động kinh
doanh ( 9=5+6-7-8 )
3,15 2,69 2,81 -0,46 -14,6 0,12 4,46
10.Thu nhập khác
0,16 - - -0,16 -100 - -
11.Chi phí khác 0,01 0,02 0,02 0,01 100 0 -
12.LN khác (12=10-11)
0,15 -0,02 -0,02 -0,17 -113,3 0 -
13.Tổng LN trước thuế (13=9+12) 3,3 2,67 2,79 -0,63 -19,1 0,12 4,49
14.Thuế thu nhập
0,82 0,67 0,7 -0,08 -8,42 0,13 14,94
15.LN sau thuế (15=13-14) 2,48 2,0 2,09 -0,48 -19,35 0,09 4,5
( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2010-2012 )
Qua bảng 2.2 ta thấy được kết quả hoạt động SX-KD của doanh nghiệp từ năm
2010-2012.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
17
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch cụ năm 2011 là 12,23 tỷ đồng
giảm 9,11 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với 42,69%, năm 2012 là 15,50 tỷ
đồng tăng 3,27 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 26,74%.
Giá vốn bán hàng năm 2011 là 7,16 tỷ đồng giảm 8,31 tỷ đồng so với năm 2010
tương ứng với 53,72%, năm 2012 là 9,82 tỷ đồng tăng 2,66 tỷ đồng so với năm 2011
tương ứng với 37,15%.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 5,07 tỷ đồng giảm

0,8 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với 13,63%, năm 2012 là 5,68 tỷ đồng tăng
0,61 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 12,03%.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp năm 2011 là 0,02 tỷ đồng
giảm 0,04 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với 67%, năm 2012 là 0,05 tỷ đồng
tăng 0,03 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với 150%.
Chi phí tài chính năm 2011 là 0.35 tỷ đồng giảm 0,41 tỷ đồng so với năm 2010
tương ứng với 53,95%, năm 2012 là 0.46 tỷ đồng tăng 0,11 tỷ đồng so với năm 2011
tương ứng với 31,43%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 là 2,05 tỷ đồng tăng 0,03 tỷ đồng so với
năm 2010 tương ứng với 1,49%, năm 2012 là 2,46 tỷ đồng tăng 0,41 tỷ đồng so với
năm 2011 tương ứng với 20%.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là 2,69 tỷ đồng giảm 0,46tỷ
đồng so với năm 2010 tương ứng với 14,6%, năm 2012 là 2,81 tỷ đồng tăng 0,12 tỷ
đồng so với năm 2011 tương ứng với 4,46%.
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,48 tỷ đồng tương ứng với
19,35%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,09 tỷ đồng tương ứng với 4,5%.
Do các chính sách giảm chi phí đạt hiệu quả cao vì vậy doanh thu tuy có giảm
nhưng tốc độ giảm của chi phí vẫn lớn hơn, điều này giúp cho doanh nghiệp vẫn thu
được lợi nhuận thuần từ hoạt động SX-KD.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
18
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
2.4.Phân tích cơ cấu vốn lưu động
Bảng 3.2. Cơ cấu vốn lưu động
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011-2010
Chênh lệch

2012-2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Tổng vốn lưu động 13,47 100 11,09 100 11,19 100 -2,38 -
17,66
0,10 0,90
1.Vốn bằng tiền 3,89 28,8
7
2,83 25,5
0
2,96 26,4
5
-1,06 -
27,25
0,13 4,59
1.1.Tiền mặt 0,20 1,46 0,17 1,56 0,26 2,33 -0,03 -15 0,09 52,94
1.2.Tiền gửi NH 3,03 22,50 2,09 18,8

8
2,25 20,09 -0,94 -31 0,16 7,66
1.3.Tiền đang
chuyển
0,66 4,91 0,57 5,06 0,46 4,01 -0,09 -
13,64
-0,11 -
23,91
2.Các khoản phải
thu
6,60 49,03 6,14 55,3
4
6,20 55,4
2
-0,46 -6,97 0,06 0,98
2.1.Phải thu KH 5,73 42,51 5,37 48,40 4,84 43,29 -0,36 -6,28 -0,53 -9,87
2.2.Trả trước người
bán
0,30 2,20 0,25 2,28 0,53 4,73 -0,05 -
16,67
0,28 112
2.3.Thu nội bộ 0,16 1,22 0,15 1,36 0,14 1,26 -0,01 -6,25 -0,01 -6,67
2.4.Phải thu khác 0,41 3,1 0,37 3,3 0,69 6,14 -0,04 -9,75 0,32 86,49
3.Hàng tồn kho 2,89 21,4
6
2,06 18,5
8
1,97 17,5
7
-0,83 -

28,72
-0,09 -4,57
4.Tài sản lưu động
khác
0,09 0,64 0,06 0,58 0,06 0,57 -0,03 -
33,33
0 0
4.1.Chi phí trả trước 0,07 0,51 0,05 0,46 0,05 0,45 -0,02 -
28,57
0 0
4.2.Khoản ký quỹ 0,02 0,13 0,01 0,12 0,01 0,12 -0,01 -50 0 0
Tính đến thời điểm 31/12/2012 tổng vốn lưu động của Công ty là 11,19 tỷ chiếm
84,32% trong tổng vốn kinh doanh.
Vốn bằng tiền năm 2012 đạt 2,96 tỷ chiếm tỷ trọng 26,45% tổng vốn lưu động của
Công ty và tăng 0,13 tỷ(4,59%) so với năm 2011. Trong đó tiền gửi ngân hàng của
Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất(18,88% vào năm 2011 và 20,09% vào năm 2012).
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
19
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Điều này là một lợi thế của Công ty điều này là một lợi của Công ty trong trường hợp
cần phải thanh toán ngay các khoản nợ đến kỳ thanh toán. Hơn nữa hầu hết vốn bằng
tiền được Công ty gửi vào ngân hàng, do đó hàng năm cũng có nguồn thu từ tiền lãi
ngân hàng. Đố là lợi thế của vốn bằng tiền. Song nhà quản lý cũng cần so sánh giữa
lãi thu được từ tiền gửi ngân hàng với lợi nhuận thu được nếu phân bổ vào các hoạt
động kinh doanh.
Các khoản phải thu năm 2012chiểm tỷ trọng 55,42% tổng vốn lưu động, tăng 2,27
tỷ (10,16%) so với năm 2011. Trong tổng các khoản phải thu thì khoản phải thu khách
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (48,40% năm 2011 và 43,29% năm 2012). Như vậy
khoản hơn một nữa vốn lưu động của Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng, trong đó
chủ yếu là khách hàng. Trong kinh doanh bán hàng chịu và bị chiếm dụng vốn là điều

không thể tránh khỏi vì đó là cơ hội để tiêu thụ hàng hóa và giành thị phần. Như nếu
để nợ để thu quá lớn và tăng nhanh mà không có biện pháp quản lý và thu hồi được sẽ
dẫn đến tình trạng mất vốn.
Do vậy công tác quản lý khoản nợ phải thu cần được thực hiện tốt. Có như vậy mới
tăng được vòng quay vốn lưu động và tận dụng cơ hội kinh doanh.
Khoản trả trước người bán năm 2012 là 2,1 tỷ (4,73%) tổng vốn lưu động, tăng
1,18 tỷ (128,26%) so với năm 2011. Khoản phải thu khác năm 2012 là 2,72 tỷ tăng
1,39 tỷ (104,51%) so với năm 2011. Riêng đối với khoản phải thu nội bộ năm 2011 và
2012 đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và năm sau tăng so năm trước
không đáng kể.
Hàng tồn kho năm 2012 là 7,8 tỷ chiếm tỷ trọng 17,57% tổng vốn lưu động, tăng
0,1 tỷ (1,29%) so với năm 2011. Nguyên chủ yếu là hàng hóa của Công ty nhập về
chưa tiêu thụ được.
Tài sản lưu động khác năm 2012 thay đổi không đáng kể so với năm trước.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
20
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
2.5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
STT Khoản mục ĐV
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011-2010
Chênh lệch
2012-2011
Số lượng Số lượng Số lượng Số tiền Tỷ lệ% Số tiền
Tỷ lệ
%
1. Doanh thu thuần Tỷ 21,34 12,23 15,50 -9,11 -42,69 3,27 26,74
2. LN trước thuế Tỷ 3,3 2,67 2,79 -0,63 -19,1 0,12 4,49

3. VLĐ bình quân Tỷ 13,47 11,09 11,19 -2,38 -17,67 0,1 0,9
4. TSLĐ Tỷ 10,62 12,10 12,98 1,48 13,94 0,88 7,27
5. Gía vốn hàng bán Tỷ 15,47 7,16 9,82 -8,31 -53,72 2,66 37,15
6. Các khoản phải thu Tỷ - 0,33 0,58 0,33 - 0,25 75,76
7. Hàng tồn kho BQ Tỷ 4,24 3,66 3,25 -0,58 -13,68 -0,41 -11,20
8. Vốn bằng tiền Tỷ 4,37 2,31 3,46 -2,06 -47,14 1,15 49,8
9. Nợ ngắn hạn Tỷ 11,81 8,90 8,99 -2,91 -24,64 0,09 1,01
10. Vòng quay VLĐ(1/3) Vòng 1,58 1,10 1,39 -0,48 -30,38 0,29 26,36
11. Chu kỳ quay VLĐ(360/(10)) Ngày 227,85 327,27 259,00 99,42 43,63 -68,27 -20,86
12. Hệ số thanh toán hiện thời(4/9) Lần 0,89 1,36 1,45 0,47 52,81 0,09 6,62
13. Hệ số thanh toán nhanh
((4-7)/9)
Lần 0,54 0,95 1,08 0,41 76,12 0,13 13,68
14. Hệ số thanh toán tức thời(8/9) Lần 0,37 0,26 0,38 -0,11 -29,73 0,12 46,15
15. Vòng quay HTK(1/7) Vòng 5,03 3,34 4,77 -1,69 -33,60 1,43 42,81
16. Hệ số sinh lời(2/3) Lần 0,25 0,24 0,25 -0,01 -4 0,01 4
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
21
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đánh giá chất lượng sử dụng vốn lưu
động và hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ đó thấy được hạn chế cần khắc
phục, tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu
động,tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
2.5.1.Vòng quay vốn lưu động
Năm 2011 vòng quay vốn lưu động là 1,10 vòng giảm 0,48 vòng(30,38%) so với
năm 2010. Năm 2012 vòng quay vốn lưu động tăng 0,29 vòng(26,36%) so với năm
2011. Vòng quay vốn lưu động tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty
khả quan.
2.5.2.Hệ số sinh lời
Năm 2010 hệ số sinh lời vốn lưu động là 0,25 nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động

làm ra 0,25 đồng lợi nhuận. Năm 2011, hệ số này là 0,24 giảm 0,01(4%) với năm
2010. Năm 2012 tăng 0,01(4%) so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng tạo ra
lợi nhuận của công ty năm 2012 cao hơn.
2.5.3.Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Do vòng quay vốn lưu động năm 2012 tăng nên thời gian cần thiết để quay một
vòng giảm 68,27 ngày(20,86%) so với năm 2011. Vì vậy mà năm 2012 Công ty đã
tiết kiệm được một lượng vốn lưu động khá lớn.
2.5.4.Các hệ số thanh toán
Các hệ số thanh toán hiện thời,thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời phản
ánh khả năng thanh toán của Công ty. Khi nói đến khả năng thanh toán nghĩa là đề
cập đến các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn, do đó Công ty phải thanh toán tức thì.
Hệ số này càng lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn và quá hạn tại thời điểm nhất định, ngược lại hệ số này càng tiến dần tới 0 nghĩa
là Công ty đang mất dần khả năng thanh toán công nợ và đó là dấu hiệu không tốt,
Công ty có khả năng phá sản.

SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
22
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
Hệ số thanh toán hiện thời
Hệ số thanh toán hiện thời của Công ty năm 2011 là 1,36 tăng 0,47(52,81%) so với
năm 2010. Năm 2012 hệ số thanh toán hiện thời là 1,45 tăng 0,09(6,62%) so với năm
2011. Điều đó chứng tỏ Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá
hạn, tuy nhiên Công ty vẫn cần phải xem xét kỹ về khoản này.
Hệ số thanh toán nhanh
Năm 2012, hệ số thanh toán nhanh là 1,08 tăng 0,13(13,68%) so với năm 2011. Ta
thấy hệ số này năm 2011 là bé hơn 1 nhưng đến 2012 đã cố gắng được lớn hơn 1.
Điều này chứng tỏ Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ tuy nhiên khả năng
này chưa thực sự tốt vì hệ số này vẫn chưa cao. Nguyên nhân là hàng tồn kho chiếm
tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty, nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ

trọng tương đối lớn.
Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời của năm 2012 là 0,38 tăng 0,12( tức là 46,15%) so với
năm 2011. Nguyên nhân là do vốn bằng tiền của Công ty dự trữ chưa cao lắm so với
khoản nợ ngắn hạn. Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ
tức thời và chớp cơ hội kinh doanh mới.
2.5.5.Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 4,77 vòng tăng 1,43 vòng(42,81%) so với
năm 2011. Vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số lượng hàng tồn kho giảm tương
ứng. Điều này cũng có lợi cho Công ty.
Như vậy, qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trên ta nhận thấy tình hình sử dụng vốn của Công ty có nhiều khả quan. Tuy nhiên nó
vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏi Công ty phải tìm ra phương pháp phù hợp để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đặc biệt Công ty cần chú ý đến việc dự trữ vốn
bằng tiền, giải phóng hàng tồn kho. Và mục tiêu của Công ty Cổ phần và tư vấn đầu
tư trong năm tới là khắc phục khó khăn này đồng thời mở rộng thị trường hơn nữa.
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
23
Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN Khoa Tài Chính
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG QUỐC TẾ
3.1.Thuận lợi và kết quả đạt được
Trước hết, thuận lợi này xuất phát từ nội tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây
dựng quốc tế có vốn điều lệ là 4 tỷ đồng nhưng tổng vốn bình quân của các năm đều
lớn hơn con số ấy nhiều. Lý do là Công ty đã huy động được lượng vốn lớn và ổn
định từ bên ngoài. Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây
dựng, nhờ đội ngũ nhân viên có bề dày kinh nghiệm và làm việc nhiệt tình, có trách
nhiệm Công ty đã tạo được uy tín. Chính uy tín của Công ty và tạo được lòng tin của

khách hàng là yếu tố giúp Công ty phát triển.
Thuận lợi đến từ môi trường bên ngoài Công ty, thị trường mở cửa đem đến cho
các Doanh nghiệp những cơ hội kinh doanh mới. Kinh tế phát triển yêu cầu xây dựng
càng nhiều hơn, điều này tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho công ty hơn.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư
và xây dựng quốc tế đã chứng tỏ được khả năng và kinh nghiệm của mình trong việc
đưa công ty ngày một đi lên.
Thực tế trong những năm qua Công ty đã kinh doanh có lãi và hoàn thành tốt kế
hoạch thi công đặt ra. Vì vậy, quy mô sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng cả về
địa bàn hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và các đối tác làm ăn. Nghĩa vụ đóng góp đối
với Ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Đời sống công nhân viên ngày
càng được cải thiện, thể hiện thu nhập bình quân hàng năm đều tăng. Công tác quản lý
và sử dụng vốn lưu động cũng ngày càng được chú trọng hơn. Để được kết quả trên
Công ty đã nhận thức đúng đắn về nhu cầu trong sản xuất của ngành xây dựng. Điều
này cũng thể hiện sự cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Công
SV: Lê Văn Tuân – TC14.35 MSV:90cv050
24

×