Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.95 KB, 34 trang )

Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
MỤC LỤC
SVTH: Nhóm 5
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam giai đoạn 1990-2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo Error:
Reference source not found
ngành công nghiệp ( Đơn vị : %) Error: Reference source not found
Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương.Error:
Reference source not found
Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế Error: Reference source not found
SVTH: Nhóm 5
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế xã hội Việt Nam đã có
một diện mạo mới. Đặc biệt trong vòng 10 năm 2001-2010, Kinh tế tăng trưởng
vượt bậc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các vấn đề xã hội được
quan tâm cải thiện, đời sống nhân dân ngày càng cao. Ngành công nghiệp Việt
Nam, vốn được xác định là đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế , cũng có bước
phát triển mạnh mẽ. Vai trò của một ngành chủ đạo vì thế cũng được thể hiện rõ nét
thông qua việc tạo thu nhập cho đất nước, cung cấp hàng hóa trung gian cho quá
trình sản xuất cũng như cung cấp hàng hóa cuối cùng cho nền kinh tế, tạo nguồn thu
từ xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư. Vì lẽ đó, có thể nói: sự phát triển ngành công
nghiệp có ảnh hưởng lớn đến phát triển các ngành kinh tế khác nói riêng và toàn bộ
nền kinh tế nói chung. Nhìn lại 10 năm phát triển của ngành Công Nghiệp để thấy
được ngành công nghiệp Việt Nam đang ở đâu, đang phát triển như thế nào để có
thể đưa ra được những chính sách phát triển đúng đắn, hướng tới mục tiêu được Đại
hội XI của Đảng thông qua trong chiến lược Phát triển kinh tế xã hội thời kì 2011-


2020 là ‘ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỉ cương; đời sống
vật chất ttinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt,…tạo tiền đề vững chắc để
phát triển cao hơn trong giai đoạn sau’. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề với
phát triển kinh tế xã hội, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: ‘ Đánh giá thực trạng
phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010’. Đề tài gồm 3
phần: Phần I: Một số vấn đề chung về phát triển công nghiệp, Phần II: Đánh giá
thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Phần III: Phương
hướng và giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển công nghiệpViệt Nam. Bài nghiên
cứu không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của mọi người.
NHÓM NGHIÊN CỨU
SVTH: Nhóm 5
1
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1. NHỮNG XU HƯỚNG CHỦ YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA SỰ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế , lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ
hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế , sản xuất quy mô lớn,
được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ , khoa học và kỹ
thuật.
1.1.2. Phân loại
Hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng nên có nhiều cách phân loại công
nghiệp.
-Theo mức độ thâm hụt vốn và tập trung lao động
+Công nghiệp nặng
+Công nghiệp nhẹ

-Theo phân cấp quản lý
+Công nghiệp địa phương
+Công nghiệp trung ương
-Theo tính chất sản phẩm , ngành công nhiệp đươc phân thành 3 nhóm chính :
+ Công nghiệp khai thác gồm : công nghiệp khai thác các nguồn năng
lượng : dầu mỏ, khí đốt than đá, công nghiệp khai thác quặng kim loại : sắt, thiếc,
bô-xít ; khai thác quặng Uranium, thori; khai thác vật liệu xây dựng : đá, cát, sỏi
+Công nghiệp chế biến
Xét theo yêu cầu đầu vào gồm có : chế biến sản phẩm công nghiệp khai thác,
chế biến bán thành phẩm của công nghiệp chế biến và chế biến nông sản.
Xét theo công dụng của sản phẩm đầu ra công nghiệp chế biến cũng bao gồm
3 nhóm ngành :
Thứ nhất : công nghệ chế tạo công cụ sản xuất : cơ khí , chế tạo máy , kỹ thuật
điện , điện tử
Thứ hai : công nghiệp sản xuất đối tượng lao động : hóa chất , hóa dầu, luyện
kim , vật liệu xây dựng
SVTH: Nhóm 5
2
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
Thứ ba : công nghiệp sản xuất vật liệu tiêu dùng như sản phẩm dệt may , chế
biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, chế biến thủy tinh, sành sứ.
+Công nghiệp điện-khí-nước bao gồm : sản xuất và phân phối các
nguồn điện như thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, các nguồn điện mới và tái tạo
khác ; sản xuất ga, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống và khai thác , lọc và
phân phối nước .
1.1.3. Đặc trưng công nghiệp
-Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành hai giai đoạn: giai
đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu
(khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ…) và giai đoạn chế biến các
nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế

biến gỗ, chế biến thực phẩm…). Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn
sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
-Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ các ngành công nghiệp khai thác
khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất
tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên
một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và
tạo ra nhiều sản phẩm.
-Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ
và có sự phối hợp chặt chẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu
mỏ…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết
hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng
ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy
các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong
sản xuất công nghiệp.
1.1.4. Xu hướng phát triển công nghiệp
Chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn tới là : Duy trì
tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn khoảng 15 năm tới.
Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh ,
có thị trường và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông lâm thủy sản, thực
phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, kết hợp phát triển có chọn
lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu quan trọng như năng lương hóa chất
SVTH: Nhóm 5
3
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
luyện kim để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế, tiếp tục đổi mới, sắp xếp và
phát triển doanh nghiệp nhà nước hình thành theo hướng tập đoàn kinh tế, tổng
công ty phát triển bền vững hiệu quả làm nòng cốt trong một số lĩnh vực then chốt.
Đồng thời tập trung phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm công

nghiệp và chuyển dịch sang các ngành chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công
nghệ cao, để tạo bươc nhảy vọt về phát triển, nâng cao năng suất lao động. Chuyển
dịch và phát triển công nghiệp ở nông thôn gắn với phát triển công nghiệp với quá
trình đô thị hóa và phát triển bền vững.
Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn quốc gia sẵn sàng liên kết kinh tế dưới
nhiều hình thức để Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của hệ thống công
nghiệp khu vực và thế giới:
-Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh theo phương châm “đi tắt đón đầu”
chuyển từ thế hệ công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang thế hệ công nghiệp sử
dụng công nghệ cao, tận dụng hiệu quả công nghiệp hiện có để tích lũy, tạo đà cho
các bước nhảy vọt sang thế hệ công nghệ mới.
-Phát triển công nghiệp lấy xuất khẩu làm mục tiêu và thước đo khả năng chủ
động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
-Đầu tư nước ngoài là động lực cho tiến trình mở rộng và chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp theo hướng hiệu quả và hiện đại.
1.1.5. Vai trò của phát triển công nghiệp đối với đất nước
Trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp được coi là ngành chủ đạo của
nền kinh tế thông qua việc tạo ra thu nhập cho đất nước cung cấp hàng hóa trung
gian cho các quá trình sản xuất cũng như cung cấp hàng hóa cuối cùng cho nền kinh
tế tạo ra nguồn thu từ xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Công
nghiệp được đánh giá là ngành chủ đạo của nền kinh tế, vai trò này được thể hiện :
-Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế
+Công nghiệp khai thác trong giai đoạn đầu cung cấp sản phẩm thô cho xuất
khẩu tạo nguồn vốn tích lũy ban đầu cho phát triển kinh tế , trong giai đoạn tiếp
theo cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến
+Công nghiệp chế tạo có vai trò đặc biệt quan trọng : cung cấp tư liệu sản xuất
cho toàn bộ nền kinh tế trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành tạo điều
kiện không ngừng nâng cao năng lực lao động xã hội.
SVTH: Nhóm 5
4

Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
+Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động lại tiếp tục cung cấp các yếu tố đầu
vào cho những ngành khác : cung cấp phân bón hóa học , thuốc trừ sâu, cung cấp
vật liệu xây dựng.
-Công nghiệp thúc đẩy phát triển công nghiệp
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được coi
là nhiệm vụ cơ bản nhằm giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho đời sống
nhân dân và nông sản cho xuất khẩu. Để thực hiện nhiệm vụ này nông nghiệp
không thể tự thân vận động nếu không có sự hỗ trợ của công nghiệp.Công nghiệp
chính là ngành cung cấp cho sản xuất những yếu tố đầu vào quan trọng như phân
bón hóa học thuốc trừ sâu máy móc cơ khí nhỏ đến cơ giới.Công nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới.
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã tạo ra bước
phát triển đột biến trong nông nghiệp.Với những giống cây trồng vật nuôi có những
đặc tính ưu việt về thời gian sinh trưởng phát triển và khả năng chống sâu bệnh về
sự đa dạng hóa sản phẩm và đặc biệt về năng suất chất lượng đã góp phần tạo ra sản
phẩm phong phú đa dạng và có giá trị cao.
Công nghiệp chế biến đã có những đóng góp quan trọng vào việc gia tăng giá
trị sản phẩm tăng khả năng tích trữ vận chuyển của sản phẩm nông nghiệp và làm
cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại. Do sản phẩm nông
nghiệp mang tính thời vụ cao và khó bảo quản nếu không có công nghiệp chế biến
sẽ hạn chế đến khả năng tiêu thụ.
Công nghiệp và phát triển nông thôn cần thực hiện song hành.Công nghiệp có
thể bổ sung cung cấp cho nông nghiệp các đầu vào đặc biệt là phân bón và các trang
thiết bị nông nghiệp đơn giản do đó giúp tăng năng suất nông nghiệp
-Công nghiệp cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho đời sống nhân dân
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng yêu cầu cơ
bản cho con người. Còn công nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng
phong phú đa dạng.Mọi sản phẩm tiêu dùng sinh hoạt của con người từ ăn mặc đi

lại vui chơi giải trí đều được đáp ứng từ sản phẩm công nghiệp. Kinh tế càng phát
triển thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu về sản phẩm công nghiệp càng gia
tăng và ngày càng mở rộng. Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp thúc đẩy công
nghiệp phát triển. Song ngược lại sự phát triển của công nghiệp không đáp ứng của
con người mà nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người, hướng đên nhu cầu mới
SVTH: Nhóm 5
5
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
cao hơn. Như vậy công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa
dạng phong phú về chủng loại mẫu mã càng nâng cao về chất lượng.
-Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm
cho xã hội
Công nghiệp tác động vào ngành nông nghiệp làm nâng cao năng suất lao
động nông nghiệp tạo khả năng giải phóng sức lao động trong nông nghiệp . Đồng
thời sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp ngày
càng mở rộng tạo ra các ngành sản xuất mới các khu công nghiệp đến lượt minh
công nghiệp đã thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội.
Mô hình hai khu vực của Lewis cho thấy quá trình mở rộng khu công nghiệp đã
thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp.Việc thu hút số lượng lao đông
ngày càng tăng từ nông nghiệp vào công nghiệp không chỉ góp phần giải quyết
việc làm mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và tăng thu nhập cho
người lao động.
-Công nghiệp tạo ra mẫu hình ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất
Do đặc điểm sản xuất công nghiệp luôn có một đội ngũ lao động có tính tổ
chức kỷ luật cao có tác phong lao động công nghiệp luôn là bộ phận tiên tiến trong
cộng đồng dân cư. Cũng do đặc điểm về sản xuất lao động trong công nghiệp ngày
càng có trình độ chuyên môn hóa cao tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn
của người lao động và chất lượng của sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất công
nghiệp còn có các điều kiện tăng nhanh trình độ công nghệ của sản xuất áp dụng
những thành tựu khoa học ngày càng cao của sản xuất.

Tất cả những đặc điểm trên đây làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát
triển và theo đó quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn . Sự hoàn thiện về các
mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp trở thành hình mẫu về kỹ thuật sản xuất hiện
đại, phương pháp quản lý tiên tiến người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
-Vị trí địa lý : Vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho giao thông dễ dàng giảm chi
phí vận chuyển.
-Điều kiện tự nhiên : Địa hình khí hậu, nguồn nước thuận lợi tạo điều kiện dễ
dàng cho phát triển công nghiệp.
-Tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên nông lâm ngư nghiệp, khoáng sản
là cơ sở vật chất để hoạt động công nghiệp có hiệu quả.Khi đặt các khu công
SVTH: Nhóm 5
6
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
nghiệp thường phân bố ở gần đầu mối giao thông gần nguồn năng lương nhiên
liệu nguồn nước.
+Khoáng sản : là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa
hàng đầu. Số lượng chủng loại trữ lượng chất lượng khoáng sản sẽ chi phối quy mô
cơ cấu tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
+Khí hậu và nguồn nước : Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong việc cung
cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các khu công nghiệp . Đặc
điểm của thời tiết và khí hậu cũng tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành
công nghiệp.
1.2.2. Nguồn lực lao động
Những ngành công nghiệp cần nhiều lực lượng lao động (dệt , may, thực
phẩm) được phân bố ở nơi đông dân cư nhiều lao động .
Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát
triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động
Quy mô cơ cấu và thu nhập của dân cư ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu của

ngành công nghiệp.
1.2.3. Vốn đầu tư
Vốn trong phát triển công nghiệp là một yếu tố quan trọng và cần thiết không
thể bỏ qua.Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp cần thu hút các nguồn vốn đầu tư
một cách hợp lý và đúng đắn. Vốn đầu tư gồm có vốn trong nước và vốn nước
ngoài. Cần phân bổ một cách tốt nhất các nguồn vốn trong nước bao gồm từ ngân
sách nhà nước, đầu tư các doanh nghiệp, tiết kiệm dân cư vào các ngành công
nghiệp cụ thể.Ngoài ra còn có các chính sách thu hút vốn nước ngoài từ các hình
thưc viện trợ ODA, NGO và FDI để phát triển tối đa ngành công nghiệp.
1.2.4. Chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
Việc phát hiện các nguồn năng lượng mới nguyên liệu mới có tác dụng làm
thay đổi sự phân bố của nhiều ngành công nghiệp
Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra những khả năng mới về sản xuất đẩy
nhanh tốc độ phát triển của một số ngành làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng
thể toàn ngành công nghiệp làm cho việc khai thác tài nguyên và phân bố các
ngành công nghiệp trở nên hợp lý có hiệu quả cao kéo theo những thay đổi quy
luật phân bố sản xuất làm nảy sinh các nhu cầu mới đòi hỏi xuất hiện một số
ngành công nghiệp tiến tiến.
SVTH: Nhóm 5
7
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
1.2.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Cơ sở hà tầng là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển công nghiệp. Số
lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo các mối quan hệ sản xuất,
kinh tế, kĩ thuật
1.2.6. Môi trường chính trị - xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách kinh tế và
sự vận dụng sáng tạo của nhà nước
Môi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và
phân bố công nghiệp tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.
Sự phân bố các xí nghiệp công nghiệp bảo đảm 2 mục đích:

+ Lợi nhuận cao nhất.
+ Phát triển KT - XH phù hợp với đời sống nhân dân.
Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như truyền thống, an ninh quốc
phòng .
SVTH: Nhóm 5
8
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001-2010
2.1 NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 và cuộc khủng hoảng
và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn
nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền công nghiệp Việt Nam nói riêng giai đoạn
2001-2010. Mặc dù vậy, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành
tựu nhất định.
Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp: vẫn được duy trì ở
mức khá( trừ năm 2009 chỉ đạt 7,6%) . giá trị sản xuất công nghiệp tính( theo giá
so sánh năm 1994) năm 2010 đạt khoảng 811 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2000.
Tính ra, trong 10 năm 2001- 2010, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 14,9%.
Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng còn thấp so với 2 ngành còn lại
nhưng đổi lại tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng trong giai đoạn
này cao hơn rất nhiều so với giai đoạn 2001-2010 ( 14% so với 3%). Cũng trong
giai đoạn này, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP còn lớn nhưng là cơ
sở cho bước chuyển dịch ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, sang giai đoạn sau tỷ trọng các
ngành đã không được cải thiện nhiều như mong đợi. Trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội mười năm 2001-2010, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chậm dần
và nhìn chung chỉ diễn ra ở năm đầu( 2001-2005). Do vậy, tính chung 10 năm
2001- 2010, cơ cấu kinh tế ngành không duy trì được xu hướng chuyển dịch của

những năm 1991-2000. Năm 2001 là năm đầu thực hiện Chiến lược kinh tế- xã hội
mười năm 2001-2010, cơ cấu ba khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng trong GDP lần lượt
là 23,3%, 38.1% và 38,6%, nhưng sau 10 năm triển khai Chiến lược, đến năm 2010,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng 20,6% GDP ( Chỉ
giảm 2,7 %) so với tỷ trọng 23,3% năm 2001); khu vực dịch vụ gần như giữ nguyên
với mức 38.3% so với tỷ trọng 38.6% năm 2001. Chính vì vậy, mục tiêu đề ra trong
chiến lược “đưa tỷ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
xuống còn 16-17%; nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ lên 42-43% vào năm 2010” đã
không thực hiện được”
SVTH: Nhóm 5
9
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
Bảng 1. Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam giai đoạn 1990-2010
Năm Tổng số
Nông, lâm,
thủy sản
Công nghiệp,
xây dựng
Dịch vụ
1990 100 38.7 22.7 38.6
1995 100 27.2 28.8 44.0
2000 100 24.5 36.7 38.8
2001 100 23.3 38.1 38.6
2005 100 21.0 41.0 38.0
2010 100 20.6 41.1 38.3

Thứ hai, về giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công
nghiệp
SVTH: Nhóm 5
10

Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
Bảng 2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
ngành công nghiệp ( Đơn vị : %)
Ngành
2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Khai khoáng 15.8 12.9 13.6 12.8 11.2 10.3 9.7 9.9 9.2 8.5
Công nghiệp chế
biến, chế tạo
78.7 81.5 81.3 81.2 82.8 84.1 85 85.1 85.3 86.5
Sản xuất và phân
phối điện, khí
đối, nước nóng
hơi nước và điều
hòa không khí
5.5 5.6 5.1 6 5.52 5.06 4.9 4.54 4.92 4.47
Cung cấp nước;
hoạt động quản lý
và xử lý nước
thải, rác thải
0.48 0.54 0.4 0.46 0.58 0.53
Nếu xem xét động thái và thực trạng sản xuất công nghiệp mười năm 2001-
2010 theo 3 ngành cấp I: (1) Công nghiệp khai khoáng; (2)Công nghiệp chế biến;
(3) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Từ bảng số liệu ta
nhận thấy:
SVTH: Nhóm 5
11
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
- Công nghiệp chế biến chế tạo có tỉ lệ đóng góp cao nhất trong giá trị sản xuất

công nghiệp theo ngành công nghiệp và tỉ lệ này có xu hướng tăng khá đều trong 10
năm: năm 2001: 78,5%, năm 2005: 82.8%, năm 2010: 86,5%. Ngành có tỉ lệ đóng
góp nhỏ nhất là công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Cả ngành
này và ngành khai khoáng có xu hướng giảm giá trị đóng góp.
- Diễn biến cụ thể trong từng ngành như sau:
Công nghiệp khai khoáng bao gồm 4 ngành: khai thác than; khai thác dầu thô
và khí tự nhiên; khai thác quặng kim loại; khai thác đá và khai thác mỏ khác. Khai
thác dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong 10 năm vừa qua lượng khai thác chỉ
tăng trong những năm đầu, sau đó giảm dần do điều kiện khai thác ngày càng khó
khăn, do chủ trương của Nhà nước hạn chế dần khai thác tài nguyên thiên nhiên cho
mục tiêu phát triển bền vững. Sản lượng dầu thô khai thác năm 2001 và năm 2002
mỗi năm 16,8 triệu tấn, tăng lên 17,7 triệu tấn năm 2003; 20,0 triệu tấn năm 2004;
sau đó giảm xuống 18,5 triệu tấn năm 2005; 16,8 triệu tấn năm 2006; 15,9 triệu tấn
năm 2007; 14,9 triệu tấn năm 2008; 16,3 triệu tấn năm 2009 và chỉ còn 14,9 triệu
tấn năm 2010. Tuy nhiên, do khai thác than, khai thác khí tự nhiên và khai thác các
loại khoáng sản khác tương đối ổn định nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp
khai khoáng chiếm trong giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp theo giá
thực tế giảm không nhiều, từ tỷ trọng 13,2% năm 2001 xuống 11,2% năm 2005 và
9,2% năm 2010. Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 1994 của công nghiệp khai
khoáng năm 2010 vẫn tăng 42,3% so với năm 2000, bình quân mỗi năm trong mười
năm 2001-2010 tăng 3,6%.
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, bao gồm 2 ngành
cấp II là sản xuất và phân phối điện, ga; sản xuất và phân phối nước với sản phẩm
chủ yếu là điện và nước máy. Đây là những sản phẩm có nhu cầu lớn và ưu tiên đầu
tư nên trong những năm vừa qua duy trì được tốc độ phát triển tương đối ổn định.
Sản lượng điện phát ra đã tăng từ 26,7 tỷ kwh năm 2000 lên 52,1 tỷ kwh năm 2005
và 91,6 tỷ kwh năm 2010. Sản lượng nước máy cũng tăng từ 780,2 triệu m3 năm
2000 lên 1180,4 triệu m3 năm 2005 và 1812,4 triệu m3 năm 2010. Tính chung, giá
trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 của ngành công nghiệp sản xuất
và phân phối điện, khí đốt và nước năm 2010 gấp trên 3,4 lần năm 2000, bình quân

mỗi năm trong mười năm 2001-2010 tăng 13,1%. Do tăng trưởng ổn định nên tỷ
trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong tổng giá trị sản xuất của toàn
SVTH: Nhóm 5
12
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
ngành công nghiệp theo giá thực tế những năm vừa qua vẫn chiếm trên dưới 5%
(năm 2001 chiếm 5,7%; 2005 chiếm 5,6%; 2010 chiếm 6,6%).
Thứ ba, về giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương.
Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương
Đơn vị: %.
Vùng
2000 2001 2002 2003 2004
200
5 2006 2007 2008 2009 2010
Đồng
bằng Sông
Hồng
19.1
2
20.2
1
20.1
9
21.0
4
21.2
5 21.7
22.5
3
24.4

8
24.7
3
24.1
2
23.9
6
Trung du
và miền
núi phía
Bắc 2.79 2.85 2.77 2.52 2.6 2.49 2.51 2.66 2.89 2.71 2.89
Bắc trung
bộ và
duyên hải
miền
trung 7.26 7.32 7.12 7 6.85 7 6.65 6.49 6.6 7.19 9.35
Tây
Nguyên 0.93 0.71 0.72 0.75 0.64 0.73 0.75 0.75 0.78 0.78 0.77
Đông
Nam Bộ
54.7
8
54.6
1
55.6
5
55.9
1
56.6
4 55.7

55.2
9
53.1
8
52.2
4 52.2
50.0
4
Đồng
bằng sông
Cửu Long
10.5
5 9.59 8.81 8.35 7.96 8.84 8.89 9.23 9.85 9.97
10.0
5
Không xác
định 4.57 4.71 4.74 4.43 4.06 3.63 3.38 3.21 2.91 3.03 2.94
SVTH: Nhóm 5
13
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
Nếu xem xét sự phát triển công nghiệp theo vùng thì thấy rằng tốc độ phát
triển của các vùng trong những năm vừa qua tương đối đồng đều. Trong 9 năm
2001-2009, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp(theo giá so sánh 1994) bình
quân mỗi năm của vùng đồng bằng sông Hồng là 17,7%; Trung du và miền núi
phía Bắc 14,4%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 15,2%; Tây Nguyên
14,8%; Đông Nam Bộ 13,6%; đồng bằng sông Cửu Long 15,9%. Do tốc độ phát
triển ổn định nên cơ cấu sản xuất công nghiệp giữa các vùng cũng không có biến
đổi nhiều. Đông Nam Bộ vẫn là vùng có quy mô sản xuất công nghiệp lớn nhất với
tỷ trọng chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước theo giá thực
tế (Năm 2000 chiếm 54,78%; năm 2005 chiếm 55,55% và năm 2008 chiếm

52,40%). Đây là vùng có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp lớn. Theo kết
quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2007, tại thời điểm
1/7/2007, Đông Nam Bộ có 63 khu công nghiệp, chiếm 31,1% số khu công nghiệp
của cả nước; 4 khu chế xuất, chiếm 66,6%; 23 cụm công nghiệp/cụm công nghiệp
làng nghề, chiếm 6,9%. Vùng đồng bằng sông Hồng cũng là vùng chiếm tỷ trọng
công nghiệp tương đối lớn và có xu hướng nâng cao tỷ trọng, từ 19,12% năm 2000
tăng lên 21,78% năm 2005 và 23,96% năm 2010. Tại thời điểm 1/7/2007, vùng
đồng bằng sông Hồng có 45 khu công nghiệp; 2 khu chế xuất; 1 khu công nghệ cao;
đặc biệt là có tới 117 cụm công nghiệp/cụm công nghiệp làng nghề, chiếm 35,1%
tổng số cụm công nghiệp/cụm công nghiệp làng nghề của cả nước
SVTH: Nhóm 5
14
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
Thứ tư, về giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế.
Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành
phần kinh tế
SVTH: Nhóm 5
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 100 100 100 100 100 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Kinh tế
Nhà
nước
34.2 31.5 31.5 29.4 27.4 24.9 22.1 19.9 18.1 18.3 19.1

Trung
ương
23.4 21.8 22 20.9 20.5 19.2 17.3 15.9 15.0 15.3 16.8
Địa
phương

10.8 9.7 9.5 8.5 6.9 5.8 4.8 4.0 3.1 3.0 2.3
Kinh tế
ngoài
Nhà
nước
24.5 27 27 27.5 29 31.3 33.5 35.4 37.3 38.5 38.9
Tập
thể
0.6 0.5 0.6 0.4 0.4 0.4 0.4 0.3 0.3 0.4 0.4

nhân
14.2 16.3 16.7 18.4 20.4 22.8 25.6 27.8 30.1 31.4 32.5

thể
9.7 10.2 9.7 8.7 8.2 8.1 7.5 7.3 6.9 6.7 6.0
Khu
vực có
vốn
đầu tư
nước
ngoài
41.3 41.5 41.5 43.1 43.6 43.8 44.4 44.7 44.6 43.2 42.0
15
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
Tính ra, trong mười năm 2001-2010 bình quân mỗi năm tăng 14,9%,trong
đó khu vực Nhà nước gấp 2,1 lần, bình quân mỗi năm tăng 7,8%; khu vực ngoài
Nhà nước gấp 6,5 lần, bình quân mỗi năm tăng 20,5%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài gấp 4,7 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,7%. So với mười năm 1991-
2000 thì tốc độ tăng của ngành công nghiệp mười năm 2001-2010 đã cao hơn 1,1
điểm phần trăm.

Trong mười năm 2001-2010, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh
tế Nhà nước tăng bình quân mỗi năm 7,8%, thấp hơn tốc độ tăng bình quân năm của
toàn ngành công nghiệp và của các khu vực kinh tế khác, có nguyên nhân quan
trọng là do quá trình sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong những
năm vừa qua đã làm giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp của khu vực này. Do vậy,
tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo
giá thực tế đã giảm từ 34,2% năm 2000 xuống 31,4% năm 2001 và 2002; 29,3%
năm 2003; 27,4% năm 2004; 25,1% năm 2005; 22,4% năm 2006; 20,0% năm 2007;
18,5% năm 2008 và 18,6% năm 2009.
Mặc dù giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nhưng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm giữ
tỷ trọng cao trong sản xuất những sản phẩm thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.
Năm 2010, khu vực kinh tế Nhà nước sản xuất ra 64,6% sản lượng điện; 89,5%
nước máy; 97,5% than sạch khai thác; 100% khí tự nhiên; 99,9% quặng apatít;
99,3% phân hóa học; 96,9% axít sunfuaric (H2SO4); 96,1% bơm thuốc trừ sâu;
21,5% máy công cụ; 63,9% động cơ điện; 40,5% máy kéo; 51,2% xi măng
SVTH: Nhóm 5
16
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển với tốc độ cao nhất trong 3 khu
vực nên tỷ trọng chiếm trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đã
không ngừng tăng lên qua các năm, từ 24,5% năm 2000 tăng lên chiếm 27,0% năm
2001 và 2002; 27,6% năm 2003; 28,9% năm 2004; 31,1% năm 2005; 33,3% năm
2006; 35,4% năm 2007; 37,1% năm 2008; 38,4% năm 2009. Đến nay, kinh tế ngoài
Nhà nước không chỉ sản xuất ra phần lớn các sản phẩm vật liệu xây dựng như đá,
cát sỏi, vôi, đồ gỗ, thủy tinh và sứ dân dụng hoặc những sản phẩm chế biến lương
thực thực phẩm như gạo, ngô xay xát, muối và sản phẩm may mặc, mà còn chiếm tỷ
trọng cao trong các ngành sản xuất thép thỏi, thép cán, máy chế biến lương thực,
thực phẩm, máy tuốt lúa, máy biến thế. Năm 2010, khu vực công nghiệp ngoài Nhà
nước đã sản xuất 1058,8 nghìn tấn thép thỏi, chiếm 59,5% tổng sản lượng thép thỏi
của cả nước; 4170,0 nghìn tấn thép cán và sản phẩm kéo dây, chiếm 52,6%; 1402

tấn thiếc thỏi, chiếm 46,1%; 14,3 nghìn máy tuốt lúa có động cơ, chiếm 100%; 8,3
nghìn máy xay xát gạo, ngô, chiếm 100%; 152,1 nghìn động cơ điêzen, chiếm
78,1%; 34,1 nghìn máy biến thế, chiếm 66,9%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài tăng bình quân mỗi năm 16,7%, cao hơn tốc độ tăng 14,9%/năm của toàn
ngành công nghiệp nên không những duy trì được tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản
xuất công nghiệp hàng năm mà còn nâng dần được tỷ trọng này từ 41,6% năm 2001
và 2002, tăng lên 43,1% năm 2003; 43,7% năm 2004 và 2005; 44,4% năm 2006;
44,7% năm 2007; 44,6% năm 2008; 43,1% năm 2009. Đến nay khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đã giữ vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực. Ngoài khai thác dầu
thô, còn có sản xuất sứ vệ sinh và thủy tinh cao cấp; lắp ráp ô tô, xe máy, ti vi; thủy
sản đóng hộp; sản xuất bột ngọt; giày vải và giày thể thao. Năm 2010, khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khai thác trên 14,8 triệu tấn dầu thô, chiếm 99,3%
sản lượng dầu thô khai thác trong năm của toàn ngành công nghiệp; gần 5,6 triệu
sản phẩm sứ vệ sinh, chiếm 83,2%; 168,5 nghìn tấn sản phẩm thủy tinh, chiếm
72,9%; lắp ráp 69,3 nghìn ô tô, chiếm 60,4%; 2747,7 nghìn xe máy, chiếm 77,6%;
2321,1 nghìn ti vi, chiếm 83,6%; 1304,6 nghìn tủ lạnh, chiếm 86,4%; 57,1 nghìn tấn
thủy sản đóng hộp, chiếm 78,2%; 236,1 nghìn tấn bột ngọt, chiếm 99,2%; 251,9
triệu đôi giầy thể thao, chiếm 78,7%.
2.2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010
Bên cạnh những thành tựu trên, ngành công nghiệp của ta cũng tồn tại không
ít hạn chế:
SVTH: Nhóm 5
17
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
(1) Sản xuất công nghiệp nhìn chung vẫn phân tán, quá trình tích tụ trong
sản xuất diễn biến chậm chạp. Chủ trương xây dựng một số tập đoàn công nghiệp
nhưng định hướng hoạt động không rõ ràng, đầu tư dàn trải sang cả những lĩnh vực
khác như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản ngoài khả năng về vốn,
công nghệ và trình độ quản trị nên mức độ thành công không cao. Việc hình thành

các khu công nghiệp kết quả cũng hạn chế. Tại thời điểm 1/7/2007 cả nước có 550
khu công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch 88,1 nghìn ha nhưng hệ số lấp
đầy mới đạt 32,5 %.
(2) Sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng chủ
yếu vẫn sử dụng công nghệ thấp. Tỷ trọng công nghệ cao mới chiếm 19,2%; công
nghệ trung bình 26,8%; công nghệ thấp chiếm tới 54,0%. Công nghiệp phụ trợ chưa
được quan tâm đầu tư thích đáng nên phát triển rất chậm. Một số sản phẩm cơ khí,
dệt may, giầy da, đồ điện dân dụng tỷ lệ nội địa hóa thấp, chủ yếu là tham gia khâu
chế tạo phần vỏ và khâu hoàn thiện cuối cùng nên vẫn mang nặng tính chất gia công
và lắp ráp linh kiện, vì vậy, giá trị gia tăng thấp. Đồng thời bị tác động mạnh từ giá
thế giới do phần lớn phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu và phụ kiện. Công nghiệp
chế biến nông sản, thực phẩm mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu chế biến
nông sản hàng hóa xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, chủ yếu là sơ chế.
(3) Trong những năm vừa qua ngoại trừ dầu thô, ngành công nghiệp đã tập
trung khai thác tài nguyên khoáng sản với mức độ cao. Ngoài số giấy phép do Bộ
Tài nguyên và Môi trường cấp thì các địa phương cũng đã cấp 4 nghìn giấy phép
khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đó là chưa kể hàng nghìn hoạt động khai thác
khoáng sản tự phát, không có giấy phép. Việc cấp giấy phép dễ dãi và sơ hở, quản
lý khai thác bị buông lỏng và trình độ công nghệ khai thác, tuyển chọn, chế biến
thấp đã làm tài nguyên tổn thất lớn và suy giảm nhanh. Theo Báo cáo của Viện Tư
vấn phát triển (CODE), Bộ Tài nguyên và Môi trường do nhiều đơn vị được cấp
giấy phép không đủ năng lực về tài chính và công nghệ nên khi khai thác chủ yếu
mới lấy được phần quặng giàu nhất và dễ khai thác nhất, bỏ đi phần nghèo hơn và
các khoáng sản khác đi cùng, dẫn tới tổn thất than trong khai thác hầm lò lên tới 46-
60%; khai thác apatit tổn thất 26-43%; quặng kim loại 15-30%; vật liệu xây dựng
15-20%; khai thác vàng 60-70%. Tình trạng trên khiến nhiều nhà khoa học, nhà
quản lý trong nước và quốc tế cảnh báo nước ta về “bẫy tài nguyên” hay “lời
nguyền tài nguyên”, tức là cảnh báo hiện tượng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi
dào, nhưng chủ quan không tăng cường khâu quản trị khai thác không có quy hoạch
SVTH: Nhóm 5

18
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
dài hạn nên phát triển kém các quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản và gây nguy cơ
cạn kiệt tài nguyên.
(4) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước lẽ ra là phải đi trước một
bước, nhưng trong mười năm 2001-2010 ngành công nghiệp này chỉ tăng bình
quân mỗi năm 13,2%, thấp hơn tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm của toàn ngành
công nghiệp. Mặt khác, tốc độ tăng lại có xu hướng giảm, từ tốc độ tăng bình quân
mỗi năm 14,2% trong những năm 2001-2005, giảm xuống chỉ còn tăng 12,2% trong
những năm 2006-2010. Do vậy, các sản phẩm điện, nước không đáp ứng được yêu
cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Một số dự án phát
triển điện, nước triển khai chậm, không hoàn thành đúng tiến độ đề ra; một số khác
hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng vận hành không ổn định nên tình trạng thiếu
điện, khan hiếm nước sạch trở thành vấn đề thời sự ngày càng nóng bỏng. Sản
lượng điện bình quân đầu người của nước ta năm 2010 mới đạt 1053,7 kwh, trong
khi chỉ tiêu này năm 2008 của Thái Lan đã đạt 2187,2 kwh; Ma-lai-xi-a 3835,7
kwh; Xin-ga-po 86197,7 kwh. Một bộ phận dân cư đô thị đến nay vẫn chưa được
cung cấp nước máy; nhiều vùng nông thôn vẫn phải sử dụng nước hồ, ao, sông, suối
không hợp vệ sinh. Mục tiêu đến năm 2010 “Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị,
khu công nghiệp và 90% dân cư khu vực nông thôn” đề ra trong Chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội thời kì 2001-2010 đã không thực hiện được.
(5) Tỷ lệ chi phí trung gian chiếm trong giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp và
xây dựng năm 2000 là 0,69% và năm 2007 là 0,7%. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên
qua các năm là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do mức
độ chuyên môn hóa ngày càng cao trong sản xuất công nghiệp. Đồng thời, sự gia
tăng của chi phí trung gian thể hiện sử dụng lãng phí vật tư sản xuất. Công nghiệp là
lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên không thể tái tạo được, việc tiết kiệm nguyên liệu
không có khả năng tái tạo là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển
bền vững trong tương lai.
 Những bất trên tựu chung lại cũng do do những nguyên nhân sau:

- Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bài toán
về vốn luôn là một bài toán nhức nhối. Khả năng tích lũy trong nước hạn chế nên để
phát triển công nghiệp đòi hỏi chúng ta phải sử dụng vốn sao cho hợp lí và có hiệu
quả. Trong thời gian qua, mặc dù ta đã chú trọng đến vấn đề đầu tư vào ngành công
nghiệp trọng điểm, khu công nghiệp trọng điểm nhưng việc sự lung túng trong xác
SVTH: Nhóm 5
19
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
định đâu là ngành công nghiệp dẫn đến nguồn vốn đầu tư không hiệu quả, gây thất
thoát, lãng phí.
- Phát triển những ngành công nghiệp công nghệ hiện đại đòi hỏi chất lượng
lao động cao, kĩ năng quản lí tốt trong khi ở ta, lao động chất lượng kém thì nhiều
mà lao động được đào tạo bài thì hiếm hoi. Trong báo cáo thảo luận của Amcham
tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tháng 6/2010, khoảng 65% lao động Việt Nam
không có kĩ năng và khoảng 78% dân số trong độ tuổi 20-24 không được đào tạo
hoặc thiếu các kĩ năng cần thiết. Kết quả điều tra của JICA Nhất Bản năm 2010 về
các doanh nghiệp chế tạo liên kết với Nhật Bản cho thấy tình trạng thiếu hụt lao
động có kĩ năng ở Việt Nam nghiêm trọng so với các nước ASEAN có cùng mức
độ phát triển và khó khăn này có xu hướng tăng trong thời gian tới ở Việt Nam.
Như vậy, để đảm bảo được yêu cầu phát triển công nghiệp thời gian tới, chúng ta
cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nhân lực.
- Cơ chế, chính sách, quản lí của nhà nước còn nhiều thiếu sót, bất cập. công
nghiệp phát triển ra sao và phát triển như thế nào phần lớn là do cơ quan nhà nước:
luật pháp, chính sách phát triển, quyết định đầu tư. Trong giai đoạn 2001-2010, về
phía nhà nước, sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của một số các nhân gây tổn thất
nghiêm trọng cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Sự sụp đổ
của những ông lớn trong ngành, sự lung đoạn của các tập đoàn lớn là dấu chẩm hỏi
cho khả năng quản lí, điều hành của nhà nước trong phát triển công nghiệp nói riêng
và kinh tế nói chung.
SVTH: Nhóm 5

20
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP
3.1.1 Mục tiêu, quan điểm phát triển công nghiệp
Đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
- Đây là mục tiêu do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam làn
thứ VIII đặt ra và sẽ được khẳng định tiếp tục trong Đại hội IX. Để trở thành một
nước công nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu của nền kinh tế là tập trung chuyển
dịch được cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp kể cả
về giá trị và về lao động.
- Theo cách phân loại hiện nay của thế giới, nước công nghiệp là nước có tỷ
trọng sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% trong giá trị gia tăng của sản xuất hàng
hoá. Tỷ trọng này của nước nửa công nghiệp từ 40 - 60%, của nước đang công
nghiệp hoá là 20 – 40% của nước nông nghiệp là dưới 20%.
- Ở Việt Nam hiện nay, tỷ trọng trên còn rất thấp. Ngay trong cơ cấu ngành
công nghiệp - nông nghiệp – dịch vụ, cả về giá trị và về lao động cũng đang còn
thấp . Cho đến 1999, tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành này là 34,5% - 25,4% -
40,1%. Tỷ trọng lao động các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ là 12,5 %
- 67%- 20,5%.
- Để cơ bản trở thành một nước công nghiệp trong 20 năm tới, Việt Nam phải
tập trung chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu kinh tế, sao cho tỷ trọng giá trị
sản xuất và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp phải được nâng cao. Hiện nay có
nhiều kịch bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong đó dự kiến đến 2020 đưa
tỷ trọng ngạnh công nghiệp lên 45% trong cơ cấu ngành kinh tế . Để cơ bản trở
thành nước công nghiệp, đến năm 2020 chỉ số này cần phải đạt được mức 60%.
- Với trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu, trong vòng 20 năm tới đạt được

những mục tiêu như nêu trên hay không tuỳ thuộc vào ở chỗ Việt Nam có đưa ra
được hay không một chính sách công nghiệp đúng đắn,
- Để thực hiện mục tiêu chung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đưa Việt
Nam đến 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá và
SVTH: Nhóm 5
21
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
sự phát triển của nền kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần phải lựa chọn
một chính sách công nghiệp theo hướng : phát huy nội lực, sức mạnh, tự do đầu tư
và sáng tạo của toàn dân, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
lao động có lợi thế cạnh tranh để cải biến nền nông nghiệp hiện nay; chủ động hội
nhập để tranh thủ công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và trí tuệ của thế giới để sản
xuất ra nhiếu loại sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và lựa chon đầu tư phát
triển một số ngành mũi nhọn, tạo sự đột phá cho việc chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế theo tiêu chuẩn của một nước công nghiệp, đảm bảo tăng trưởng bền vững
và nâng cao đới sống nhân dân.
3.1.2 Nguyên tắc.
- Trên cơ sở tăng cường đưa khoa học, công nghệ vào mọi loại sản phẩm, đẩy
mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng niều lao động có lợi thế cạnh tranh,
đồng thời lựa chọn một số ngành mũi nhọn để đầu tư tạo sự đột phá mạnh mẽ cho
bước phát triển rút ngắn.
- Dựa vào thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để cải biến nền nông nghiệp
hiện nay, chuyển mạnh nông thôn sản xuất tự cấp sang sản xuất hàng hoá, mở rộng
kinh tế thị trường trên phạm vi cả nước.
3.1.3. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu
3.1.3.1 Định hướng chung
- Đối với công nghiệp chế biến: khuyến khích toàn xã hội đầu tư phát triển
mạnh công nghiệp chế biến, đặc biệt theo đinh hướng xuất khẩu. Một số vấn đề cần
chú ý khi thực hiện chủ trương này là:
+ Ưu tiên hơn nữa cho các ngành khai thác tiềm năng nguyên liệu sẵn có trong

nước, trước hết là ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành sử dụng nhiều lao động dễ
thu hút được nguồn vốn đàu tư của dân và vốn nước ngoài .
+ Đầu tư nghiên cứu tăng thêm hàm lượng khoa học để nâng cao chất lượng
hàng chế biến đối với hàng chế biến từ nông, lâm, thuỷ sản.
+ Chú ý tới phát triển nành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước .
+ Đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu và công
nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu phát minh, hướng vào c ngành vật liệu cao.
- Đối với ngành công nghiệp khai thác: tăng cường đầu tư phát triển mạnh
ngành khai thác sản phẩm dầu khí và công ngệ hoá chất, công nghiệp chế biến từ
sản phẩm dầu khí.
SVTH: Nhóm 5
22
Bài tập nhóm Môn: Kinh tế phát triển
- Đối với ngành công nghiệp điện - khí - nước: là ngành có tỷ trọng thấp, cần
phải đẩy mạnh phát triển, tăng nhanh tốc độ tăng bình quân để đáp ứng được yêu
cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
3.1.3.2 Định hướng cụ thể các nhóm ngành cụ thể
- Nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh: Dệt may, da giầy; Chế biến nông
lâm thủy hải sản; Ngành công nghiệp thực phẩm; Ngành sản xuất, lắp ráp điện tử.
Nhóm ngành này phát triển theo hướng “ tăng trưởng tập trung” và định hướng xuất
khẩu.
- Định hướng cho ngành dệt may, da giầy là nhằm phát triển nhanh công
nghiệp phụ trợ, đẩy mạnh lại sự phân bổ sản xuất, sử dụng lao động tại chỗ ở nông
thôn, chuyển xang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm là chủ yếu.
Nguồn lực thực hiện được tiếp tục phát huy từ nguồn vốn tư nhân, khuyến khích
đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua cổ phần doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần
hóa, và tiếp tục kêu gọi FDI.
- Định hướng cho các ngành nông lâm thủy hải sản là nhằm xuất khẩu sản
phẩm chế biến sâu. Việt Nam có lợi thế về lao động, có những nông, lâm sản đặc
vùng đã nổi tiểng trong nước và khu vực, hiện đang xây dựng thương hiệu riêng và

có sức cạnh tranh lớn. Ngành đang tiếp tục kêu gọi nguồn lực từ khu vực tư nhân,
thu hút FDI phát triển nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, phát triển kinh tế biển, chế
biến gỗ, ván nhân tạo trên cơ sở trông rừng nguyên liệu, giấy xi măng, chế biến
nước hoa quả xuất khẩu, nuôi trồng và chế biến dược liệu. Khuyến khích, ưu đãi
cho các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển vùng nguyên liệu.
- Định hướng cho ngành sản xuất, lắp ráp điện tử là tiếp nhận chuyển giao
công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng, tiến tới sản xuất hoàn
chỉnh một thiết bị vào năm 2020, đồng thời hình thành một số trung tâm nghiên cứu
thiết kế chuyên ngành để tạo ra công nghệ trong nước và sản phẩm đặc trưng của
Việt Nam. Hướng tập trung phát triển sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử chuyên
dùng trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống. Khu vực FDI, liên doanh, tư nhân giữ
vai trò chính trong phát triển ngành. Phát triển công nghiệp điện tử trong các khu,
cụm công nghiệp.
- Nhóm các ngành công nghiệp cơ bản: Năng lượng; Luyện kim; Ngành hóa
chất; Ngành khai thác,chế biến khoáng sản; Ngành sản xuất vật liệu xây dựng;
Ngành cơ khí chế tạo, thiết bị điện. Đây là ngành sản xuất tư liệu sản xuất quang
trọng, định hướng của các ngành này là Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
SVTH: Nhóm 5
23

×