Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.72 KB, 76 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 1
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ
VINH GIAI ĐOẠN 2006-2012 3
1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế của Thành
Phố Vinh 3
1.1.1 Vị trí địa lý kinh tế 3
1.1.2 Địa hình, địa mạo 4
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 4
1.1.3.1 Tài nguyên khí hậu 4
1.1.3.2 Tài nguyên đất 6
1.1.3.3 Chế độ thủy văn và Tài nguyên nước 6
1.1.3.4 Tài nguyên du lịch và nhân văn 7
1.1.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
Bảng 1: Quy mô tăng trưởng kinh tế thành phố Vinh 2006-2010 9
Bảng 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Vinh 10
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế Thành Phố Vinh giai đoạn 2006-2012 11
1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức đầu tư phát triển trên địa bàn TP Vinh 11
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố Vinh 12
1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh theo nguồn vốn huy động giai đoạn
2006-2012 14
Bảng 4 : Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh 15
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Vinh 16
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng


1.2.2.1 Huy động từ vốn ngân sách nhà nước 17
Bảng 6: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2012 18
Bảng 7: Tổng hợp thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố Vinh 2006-2010 19
1.2.2.2 Huy động vốn từ khu vực dân cư 21
Bảng 8: Nguồn vốn đầu tư khu vực dân cư 2006-2012 22
1.2.2.3 Huy động vốn từ các doanh nghiệp tư nhân 23
Bảng 9: Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2006-2012 23
1.2.2.4 Huy động vốn đầu tư tín dụng ngân hàng 24
Bảng 10: Nguồn vốn đầu tư tín dụng ngân hàng 2006-2012 25
1.2.2.5 Huy động vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA và NGO) 25
Bảng 11: Nguồn vốn đầu tư FDI thành phố Vinh 2006-2012 26
Bảng 12: Các dự án đầu tư từ ODA giai đoạn 2006-2010 28
Bảng 13: So sánh tổng số FDI, ODA, NGO của Vinh và tỉnh Nghệ An 28
1.2.3. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh theo ngành kinh tế 29
Bảng 14: Cơ cấu đầu tư theo ngành dự kiến giai đoạn 2006-2015 29
Bảng 15. Vốn đầu tư theo ngành kinh tế Thành phố Vinh 30
1.2.3.1 Công nghiệp- xây dựng 30
1.2.3.2 Dịch vụ 32
1.2.3.3 Nông nghiệp 33
1.2.4 Tình hình đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư 35
Bảng 16: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư 35
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh 36
1.3.1 Kết quả và hiệu quả đạt được 36
1.3.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 36
Bảng 17: Quy mô khối lượng vốn đầu tư thực hiện Thành phố Vinh 2006-2012 37
Bảng 18: Phần trăm hoàn thành mục tiêu đầu tư TP Vinh 2006- 2010 37
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
1.3.1.2 Tài sản cố định huy động 37
1.3.1.3 Các chỉ tiêu hiệu quả 40

Bảng 19: Một số chi tiêu hiệu quả hoạt động đầu tư TP Vinh 2006-2012 40
1.3.2 Những tồn tại và hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển tại Thành phố Vinh 41
1.3.2.1 Những tồn tại và hạn chế 41
1.3.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu 42
Chương 2: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THÀNH PHỐ VINH 45
ĐẾN NĂM 2015 45
2.1. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế TP Vinh 45
2.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế TP Vinh 45
2.1.2. Thuận lợi và cơ hội, khó khăn và thách thức trong quá trình đầu tư phát triển 48
Từ những phân tích và đánh giá về các yếu tố và điều kiện phát triển, thực trạng đầu tư phát
triển kinh tế cũng như sự tác động tích cực và tiêu cực của bối cảnh kinh tế quốc tế và trong
nước có thể rút ra những thuận lợi và cơ hội, khó khăn và thách thức có giai đoạn phát triển
tới kinh tế thành phố Vinh như sau: 48
2.1.2.3 Định hướng phát triển kinh tế TP Vinh 51
Bảng 20: Nguồn VĐT phát triển kinh tế TP. Vinh đến năm 2020 52
2.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh 55
2.2.1. Các giải pháp huy động vốn đầu tư phục vụ đầu tư phát triển kinh tế 55
2.2.2 Giải pháp xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư cho TP Vinh 62
2.2.3 Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế 62
2.2.4 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 63
2.2.5 Giải pháp thúc đẩy đầu tư khoa học- công nghệ 64
2.2.6 Giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trong đầu tư phát triển kinh tế 65
2.2.7 Tăng cường công tác quản lý đầu tư 66
KẾT LUẬN 68
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CT - TTg Chỉ thị - Thủ tướng chính phủ
HĐND Hội đồng nhân dân
KH Kế hoạch
KT-XH Kinh tế - xã hội
MT KH Mục tiêu kế hoạch
NQD Ngoài quốc doanh
NS Ngân sách
TH Thực hiện
TP Thành phố
TT - BTC Thông tư – Bộ tài chính
UBND Ủy ban nhân dân
ƯT Ước tính
VDT Vốn đầu tư
XDCB Xây dựng cơ bản
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Quy mô tăng trưởng kinh tế thành phố Vinh 2006-2010 Error: Reference
source not found
Bảng 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Vinh Error: Reference source not
found
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố Vinh Error: Reference
source not found
Bảng 4 : Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh Error: Reference source not
found
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Vinh Error: Reference
source not found
Bảng 6: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2012 Error: Reference

source not found
Bảng 7: Tổng hợp thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố Vinh 2006-2010 Error:
Reference source not found
Bảng 8: Nguồn vốn đầu tư khu vực dân cư 2006-2012 Error: Reference source not
found
Bảng 9: Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2006-2012 Error:
Reference source not found
Bảng 10: Nguồn vốn đầu tư tín dụng ngân hàng 2006-2012 Error: Reference source
not found
Bảng 11: Nguồn vốn đầu tư FDI thành phố Vinh 2006-2012 Error: Reference source
not found
Bảng 12: Các dự án đầu tư từ ODA giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source
not found
Bảng 13: So sánh tổng số FDI, ODA, NGO của Vinh và tỉnh Nghệ An Error:
Reference source not found
Bảng 14: Cơ cấu đầu tư theo ngành dự kiến giai đoạn 2006-2015 Error: Reference
source not found
Bảng 15. Vốn đầu tư theo ngành kinh tế Thành phố Vinh Error: Reference source
not found
Bảng 16: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư.Error: Reference source not found
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Bảng 17: Quy mô khối lượng vốn đầu tư thực hiện Thành phố Vinh 2006-2012
Error: Reference source not found
Bảng 18: Phần trăm hoàn thành mục tiêu đầu tư TP Vinh 2006- 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 19: Một số chi tiêu hiệu quả hoạt động đầu tư TP Vinh 2006-2012 Error:
Reference source not found
Bảng 20: Nguồn VĐT phát triển kinh tế TP. Vinh đến năm 2020 Error: Reference
source not found

SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
MỞ ĐẦU
Thành phố Vinh- trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An- là
thành phố giàu truyền thống cách mạng, được quy hoạch đồng bộ và đang trên đà
phát triển. Thành phố Vinh có vị trí nằm ở trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có cơ
sở hạ tầng đang được nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ, có hệ thống giao thông đối ngoại
thuận lợi thông thương với Lào, Thái Lan và các nước khác; quỹ đất dồi dào, cảnh
quan thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế bền vững và mở rộng không gian đô thị. Những năm qua, nền kinh tế
thành phố Vinh không ngừng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng
hướng: công nghiệp, xây dựng- dịch vụ- nông nghiệp. Trong từng ngành, từng lĩnh
vực cụ thể đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ
theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian
qua, so với tình hình chung của cả nước thì nền kinh tế của thành phố Vinh phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Nguyên nhân chính có lẽ là do Thành phố
Vinh chưa thực sự bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và chủ động.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do thương mại, mỗi quốc gia, vùng lãnh
thổ cần phải làm chủ toàn bộ hoạt động kinh tế của mình, nắm bắt khả năng sử dụng
tiềm lực sẵn có kết hợp với thời cơ nguồn lực bên ngoài để lựa chọn phương hướng
giải quyết, sử dụng các công cụ, chính sách tác động nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Đó chính là chìa khóa để trả lời câu hỏi mà nhiều người đặt ra: “Tại sao phải đẩy
mạnh hoạt động đầu tư và đẩy mạnh hoạt động đầu tư sẽ đem lại những kết quả
gì?”. Dựa vào những phân tích các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả
trong đầu tư sẽ giúp chúng ta có các biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra về đầu tư phát triển kinh tế.
Qua một thời gian tìm hiểu và học tập tại phòng Tài chính- Kế Hoạch của
UBND Thành phố Vinh, qua thực trạng về việc huy động vốn, sử dụng vốn và quản
lý vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của thành phố Vinh, trải qua thời
gian sống tại thành phố Vinh, với nhận thức về nhu cầu ngày càng cao của số lượng

và hiệu quả sử dụng vốn phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, em quyết định lựa chọn
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
đề tài:“ Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015” làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích của nghiên cứu đề tài này là nhằm hệ thống các vấn đề lý luận và
thực tiễn về đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời đánh giá tình hình kinh tế và thực
trạng hoạt động đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh trong giai đoạn 2006-
2015, tìm ra những mặt tích cực, những tồn tại, cùng những nguyên nhân gây nên
tồn tại đó. Qua đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại
đó, và những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển thành phố Vinh
phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế.
Trong nội dung đề tài ngoài lời mở đầu và lời kết thúc, gồm có 2 phần chính
như sau:
Chương 1: Tình hình đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh giai đoạn 2006-2012
Chương 2: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế thành phố
Vinh đến năm 2015
Do trình độ và khả năng có hạn nên bài chuyên đề thực tập này còn có nhiều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các bạn cho bài
luận văn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn:
PGS.TS Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị, em đang làm việc
tại phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Thống kê, UBND thành phố Vinh và các
anh, chị công tác ở các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ em hoàn
thành bản chuyên đề thực tập này.
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2006-2012
1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh
tế của Thành Phố Vinh
1.1.1 Vị trí địa lý kinh tế
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Nghệ
An, đồng thời cũng là Trung tâm kinh tế, văn hóa của khu Bắc Trung Bộ với quy
mô diện tích 104,96 km2 (bao gồm diện tích thành phố Vinh trước ngày 1/7/2008
(6753,57 ha) và phần diện tích sáp nhập 3115,63 ha từ huyện Nghi Lộc, 626,91 ha
từ huyện Hưng Nguyên). Thành phố Vinh tiếp giáp:
+ Phía Bắc với huyện Nghi Lộc
+ Phía Tây với huyện Hưng Nguyên
+ Phía Đông giáp huyện Nghi Lộc và tỉnh Hà Tĩnh
+ Phía Nam giáp huyện Hưng Nguyên và tỉnh Hà Tĩnh
Dự kiến đến năm 2020 diện tích thành phố Vinh sẽ mở rộng lên 250 km2,
ranh giới Thành phố Vinh về phía Bắc là Đường Nam Cấm, phía Tây là đường
tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông.
Dân số thành phố Vinh năm 2010 là 435.208 ngàn người, mật độ trung bình
2.841 người/km2. Về hành chính, thành phố chia thành 25 đơn vị trực thuộc, gồm
16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đông Vĩnh, Đội Cung, Hà Huy Tập, Hồng Sơn,
Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung,
Trường Thi, Trung Đô, Vinh Tân và 9 xã Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng
Hòa, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân, Nghi Đức, Hưng Chính.
Thành phố Vinh nằm ở trung độ của cả nước trên trục giao thông xuyên Bắc
- Nam, giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hai trung tâm kinh tế
phát triển lớn của cả nước, là nơi giao thoa giữa các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã
hội của hai miền Nam-Bắc, cách thủ đô Hà Nội 295km về phía Bắc và cách Huế
350km; Đà Nẵng 472km; thành phố Hồ Chí Minh 1447 km về phía Nam. Nằm giữa
hai trung tâm công nghiệp lớn đang hình thành Nghi sơn - Thanh Hóa và Vũng áng
- Hà Tĩnh, với hệ thống phân công lao động liên vùng mới thành phố Vinh có nhiều
cơ hội và khả năng để phát triển nhanh các ngành dịch vụ.

SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Từ Vinh có thể dễ dàng đi các địa điểm nổi tiếng khác như thị xã du lịch biển
Cửa Lò (15km); Kim Liên, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (12km); Tiên Điền,
Nghi Xuân - quê hương đại thi hào Nguyễn Du (10km) cùng với các địa danh nổi
tiếng khác ở quanh vùng và có thể đi Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ
và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Chủ tịch Hồ Chí Minh người
được cả thế giới biết đến như một nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn của thế Kỷ XXI,
tên tuối của Người gắn liền với lịch sử giải phóng và xây dựng đất nước. Nên
những địa điểm hay hiện vật liên quan đến thời niên thiếu Người ở Nghệ An là duy
nhất, có một không hai trong cả nước, là nguồn tài nguyên du lịch lớn cần được
quan tâm đầu tư khai thác hơn nữa trong giai đoạn phát triển tới.
Trong thời gian tới, khi đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc – Nam được xây
dựng và đi vào hoạt động, sẽ rút ngắn thời gian đi từ Vinh đi các trung tâm phát
triển lân cận và trong cả nước, đồng thời hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Vinh
với các địa bàn khác trong tỉnh sẽ phong phú hơn, hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thu
hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế -
xã hội của Vinh cũng như của tỉnh Nghệ An nói chung.
Vị trí địa lý của thành phố Vinh, hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại
cũng như các hạng mục hạ tầng kinh tế và xã hội khác ngày càng được hoàn thiện
đang và sẽ là những điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đầu tư vào thành phố, thúc đẩy kinh tế – xã hội thành phố phát triển, gắn kết
kinh tế thành phố với kinh tế của tỉnh và cả nước, đẩy nhanh quá trình hội nhập với
kinh tế thế giới và khu vực theo xu thế phát triển chung hiện nay.
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình thành phố, một phần được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, phù sa
Sônng Lam và phù sa của biển có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về
Đông-Nam, độ cao trung bình từ 3-5m so với mực nước biển. Phần còn lại là núi
Quyết ( đỉnh cao nhất 101,5m) nằm ven bờ sông Lam ở phía Đông Thành Phố. Đây

là địa danh gắn liền với di tích Phượng Hoàng Trung Đô, với sự nghiệp lẫy lừng của
thiên tài quân sự Nguyễn Huệ- Hoàng đế Quang Trung.
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1 Tài nguyên khí hậu
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hằng năm của thành phố là 23-25 độ C. Mùa nóng từ
tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,1 độ C.
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Mùa lạnh là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ
thấp tuyệt đối là 4 độ C. Với nền nhiệt độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích
nhiệt của thành phố đạt tới trị số 8.600 – 9.000 độ C; biên độ chênh lệch giữa ngày
và đêm từ 5 -8 độ C; số giờ nắng trung bình trong ngày là 6 giờ.
* Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm toàn thành phố khoảng 2.000 mm. Lượng
mưa tháng nhiều nhất là tháng 10 năm 1989 trên 1.500 mm. Lượng mưa chia làm 2
mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80 –
85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8,9 có lượng mưa
trung bình 200 -500 mm. Mùa này thường trùng với mùa bão, áp thấp nhiệt đới nên
dễ gây ra lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, lượng mưa
chiếm khoảng 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2, lượng
mưa chỉ khoảng 20- 60 mm.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hàng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm gió dao động từ
80-90%, một số ngày có gió Tây Nam mang theo độ ẩm tương đối thấp. Độ ẩm
không khí thấp nhất là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%.
* Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi cả năm trung bình là 928 mm. Tháng 7 là tháng có lượng bốc
hơi cao nhất 183 mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 27 mm.
* Gió bão:
Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hàng
năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình 8-10 và có khi đến 12.
Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản
xuất và đời sống nhân dân trong Thành phố.
Chế độ gió ( hướng gió hình thành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và phân bố rõ
theo mùa. Cụ thể:
+ Gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp đến Vinh từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ đột ngột từ 5
– 10 độ C so với ngày thường gây tác động xấu đến sản xuất, đời sống sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân trong Thành phố.
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
1.1.3.2 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra đất của Viện quy hoạch và thiết kế Nông Nghiệp- Bộ
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành phố Vinh có 4 nhóm đất chính, gồm:
* Nhóm đất cát biển: Đất cát biển có diện tích 3.345ha, chiếm 31,87% tổng
số diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Hưng Lộc, Nghi Phú. Đất có thành
phần cơ giới hạt thô, tỷ lệ cát thường 80 -90% dung tích hấp thụ thấp, hàm lượng
các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo. Kali dễ tiêu ở mức độ nghèo.
Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại thích hợp trong việc trồng
hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như rau, khoai, đỗ, lạc,…
* Nhóm đất mặn: Đất mặn chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Hiện nay hầu hết
đất mặn được trồng 2 vụ lúa một phần diện tích đã được chuyển sang nuôi trồng
thủy sản.
* Nhóm đất phù sa: Đất phù sa chiếm 41,6% diện tích tự nhiên, đất có thành
phần cơ giới nặng, phản ứng ít chua, hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình

khá, các tầng dưới thấp, đạm tổng số tầng khá, các tầng dưới nghèo. Lân tổng số
trung bình thấp, kali ở mức độ nghèo.
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: chiếm 0,39% diện tích tự nhiên của thành
phố, phân bố tập trung ở phường Trung Đô. Có phản ứng chua, chất dinh dưỡng
nghèo. Đây là đất xấu, cần trồng rừng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.
1.1.3.3 Chế độ thủy văn và Tài nguyên nước
Trên địa bàn thành phố có các sông chính gồm: Sông Lam, Sông Cửa Tiền
và Sông Đừng, Sông Lam( Sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An bắt nguồn
từ thượng Lào, đoạn chảy qua Thành phố có chiều dài 2,6km thuộc phần hạ lưu,
lòng sông rộng, tốc độ chảy hiền hòa hơn so với vùng thượng lưu.
Sông Cửa Tiền ( Sông Vinh) và Sông Đừng là hai sông nhỏ, lòng sông hẹp,
lượng nước không lớn và chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy chế của sông Lam.
Do nằm ở vùng hạ lưu nên sông ở Vinh chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng
nguồn và chế độ thủy triều. Vào mùa mưa nước từ thượng nguồn dồn về làm mực
nước sông lên cao. Dòng sông chảy xiết, đôi khi gặp bão, áp thấp nhiệt đới nên gây
tình trạng lụt lội.
Trong hơn 15 năm lại đây những cơn bão ít xuất hiện ở thành phố nên hiện
tượng lũ lụt không xảy ra và hiện tượng khí hậu có những thay đổi bất thường. Mực
nước các con sông trong trận lũ tháng 10 năm 1978 ứng với tần suất 2%:
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
+ Sông Lam tại Bến Thủy +6.10
+ Tại cảng Bến Thủy +5.60
+ Tại cửa sông Đừng +3.20
+ Sông Cửa Tiền +4.30
Ngoài ra, thành phố còn có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong
phú, như hồ Cửa Nam và các ao, hồ xen kẽ trong các khu dân cư. Hồ Goong là hồ
nhân tạo, nằm giữa trung tâm thành phố, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh
quan môi trường và khu vui chơi giải trí của công viên Nguyễn Tất Thành.

Về nước ngầm: nước ngầm phụ thuộc địa hình và lượng nước mặt. Nước
ngầm có 2 lớp:
+ Lớp trên nằm trong tầng cát có độ sâu 0,5-2m không có áp lực;
+ Lớp dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha.
1.1.3.4 Tài nguyên du lịch và nhân văn
Ngay từ thời sơ khai của đất nước, Vinh đã là địa bàn thích hợp cho sự dừng
chân và tụ cư của con người. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh điều đó bằng các
kết quả khai quật và nghiên cứu. Vinh còn nằm trên con đường thiên lý xuyên Việt
trong quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên. Trải qua biến thiên của lịch sử, vị trí
của Vinh ngày càng quan trọng hơn. Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ - Hoàng Đế
Quang Trung đã chọn Vinh để xây kinh đô mới ( Phượng Hoàng Trung Đô). Dù
chưa được xây dựng hoàn tất do sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn, nhưng Phượng
Hoàng Trung Đô là một dấu son trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh.
Dưới thời thuộc Pháp, người Pháp sớm đã nhận ra vị trí đắc địa của Vinh và
cho xây dựng Vinh thành một trong những đô thị công nghiệp vào loại lớn trong cả
nước. Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Vinh được biết đến
như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, nhà băng, hãng buôn,…
nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ân Kiều… Vinh cũng là thành phố của thợ
thuyền với hàng ngàn công nhân. Đó cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và
cách mạng, mà đỉnh cao của nó là những năm 1930- 1931, cao trào Xô Viết- Nghệ
Tĩnh đã diễn ra tại đây. Hơn nữa, Vinh còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Xứ Nghệ
và sớm hình thành những giá trị văn hóa đô thị.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, Vinh là lũy thép kiên cố, tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ
nghĩa. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới Thành Phố Vinh đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn về kinh tế, xã hội, xây dựng hạ tầng và quản lý đô thị.
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Vinh không những là trung tâm kinh tế- xã hội, văn hóa và khoa học kỹ thuật

của tỉnh, mà còn là đầu mối quan trọng của nhiều tuyến đường giao thông đối ngoại
đi các huyện và liên tỉnh, liên vùng. Do vậy nên tài nguyên du lịch của thành phố
cũng khá đa dạng, có thể kết nối với các tuyến, các điểm du lịch trong và ngoài
thành phố, từ du lịch sinh thái (bãi biển Cửa Lò và Bãi Lữ) đến du lịch văn hóa, lịch
sử ( nhà sàn Bác Hồ), du lịch tâm linh.v.v
Tiềm năng du lịch nhân văn của thành phố cũng khá đa dạng, phong phú với
nhiều di tích lịch sử văn hóa như Đền Hồng Sơn với 3 kỳ lễ hội, Đền thờ Vua
Quang Trung trên núi Quyết, chùa Cần Linh, cồn Mô, Thành cổ Vinh Đây còn là
quê hương của các điệu hò ví dặm, hát phường vải.v v
Các trung tâm du lịch văn hóa hiện đại như công viên trung tâm thành phố,
công viên Nguyễn Tất Thành, công viên Nam Cấm.
Tóm lại, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như thế, Thành phố Vinh là
nơi thích hợp để đầu tư phát triển các ngành kinh tế như ngành nông nghiệp( đầu tư
phát triển chè và những loại cây ăn quả khác), ngành công nghiệp dịch vụ ( như đầu
tư phát triển vào các khu du lịch, di tích lịch sử ở Thành phố Vinh, ) và một số
ngành khác.
1.1.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Quy mô tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm gần đây Quy mô kinh tế thành phố Vinh đã tăng lên nhanh
chóng. Với mục tiêu “Khai thác tốt tiềm năng và lợi thế, phấn đấu đạt tốc độ phát
triển cao, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý”, bám sát các Nghị quyết, chương
trình của Trung ương và tỉnh, thành phố Vinh đã tập trung xây dựng và triển khai
các chương trình, đề án phát triển kinh tế trên địa bàn, kết quả cụ thể:
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2006-2010 là: 25.246 tỷ đồng/ gấp 3 lần
giai đoạn 2004-2012, tăng bình quân hàng năm 19,9%; đến nay số doanh nghiệp
được thành lập mới: 4.271 đơn vị, tăng bình quân 21,6 %/năm; số hộ được cấp đăng
ký kinh doanh 14.502 hộ, tăng bình quân 11,1%; các dự án trong và ngoài tỉnh được
cấp phép đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010 có 102 dự án, với tổng vốn đăng
ký 19.264 tỷ đồng.
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2011 đạt

14,5% tăng 2,06% so với giai đoạn 2001- 2005, trong đó công nghiệp-xây dựng đạt
14,5%, giảm 2% dịch vụ đạt 14,8%,tăng 4,3%, nông-lâm-ngư nghiệp đạt 7%, tăng
1,6%.
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
- Thu nhập (GTGT) bình quân đầu người/năm tăng từ 15,6 triệu đồng năm
2006 lên 30,3 triệu đồng năm 2009, năm 2010 đạt 38 triệu đồng (chỉ tiêu tỉnh 2010:
13,85 triệu đồng).
Bảng 1: Quy mô tăng trưởng kinh tế thành phố Vinh 2006-2010
Các chỉ tiêu kinh
tế
Năm thực hiện
2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị sản xuất (giá
CĐ 94) (tỷ đồng)
5,053.2 5,900.0 7,073.6 8,458.9 10,151.1 18.0
- CN+ XD 2,898.4 3,470.7 4,160.2 5,091.9 6,175.0 19.5
- Dịch vụ 2,077.8 2,358.3 2,795.5 3,247.8 3,850.4 16.2
- Nông - lâm- ngư 77.0 71.0 117.9 119.2 125.7 9.1
Giá trị gia tăng (giá
CĐ 94) (tỷ đồng)
2,561.8 2,951.0 3,501.4 4,062.9 4,749.5 16.1
- CN+ XD 1,094.5 1,295.1 1,526.9 1,815.1 2,155.7 17.5
- Dịch vụ 1,423.0 1,615.5 1,908.9 2,181.7 2,524.4 15.3
- Nông - lâm- ngư 44.3 40.4 65.6 66.1 69.4 8.1
Giá trị gia tăng (giá
thực tế) (tỷ đồng)
4,523.3 5,466.9 7,553.6 9,012.0 11,473.4 25.2
- CN+ XD 1,741.5 2,126.7 3,025.9 3,657.8 4,672.0 27.0

- Dịch vụ 2,704.3 3,264.7 4,374.6 5,183.9 6,622.9 24.3
- Nông - lâm- ngư 77.5 75.5 153.1 170.3 178.5 17.9
Thu nhập (GTGT)
BQ đầu người (tr.
đồng)
18.6 22.1 25.9 30.3 38.0 21.4
Hàng hóa của Vinh đã bắt đầu thâm nhập mạnh vào thị trường thế giới và
khu vực. Trong 7 năm 2006- 2012 kim ngạch xuất nhập khẩu của Vinh đã tăng cao.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Thành Phố Vinh trong những năm qua đã có những thay
đổi theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng, giảm
dần tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp- xây
dựng chuyển dịch từ 37,9% năm 2005, 40,2% năm 2011 và 37,7% năm 2012; tỷ
trọng ngành dịch vụ chuyển dịch từ 60% năm 2005, 57,9% năm 2011 và 60,4%
năm 2012; tỷ trọng ngành nông- ngư chuyển dịch từ 2,1% năm 2005, 1,97% năm
2011 và 1,88% năm 2012. Có thể thấy rằng trong những năm qua tỷ trọng ngành
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
công nghiệp- xây dựng và dịch vụ có sự chuyển dịch không ổn định. Tuy nhiên tỷ
trọng ngành nông- ngư nghiệp lại có xu hướng giảm dần.
Bảng 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Vinh
Đơn vị :%
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Cơ cấu kinh tế GTTT
(giá thực tế)
100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
- Công nghiệp - xây dựng 38.5 38.9 40.1 40.6 40.7 40.2 37.7
- Dịch vụ 59.8 59.7 57.9 57.5 57.7 57.9 60.4
- Nông, lâm, ngư nghiệp 1.7 1.4 2.0 1.9 1.6 1.97 1.88

(Nguồn: Niên Giám thống kê thành phố 2006-2012)
Sự giảm nhẹ về tỷ trọng của khu vực dịch vụ không phải do vai trò của nó
giảm mà đã có sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực này. Từ năm 2006 khu
vực nông lâm ngư nghiệp bắt đầu giảm dần do sự phát triển lấn lướt của khu vực
phi nông nghiệp. Đây là hiện tượng chung ở cả các xã mới nhập vào thành phố.
Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự
chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường, tỷ trọng kinh tế
nhà nước và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng của các thành phần kinh tế tư nhân, cá
thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Số doanh nghiệp mới thành lập trên địa
bàn thành phố tăng bình quân 20- 25%. Chỉ trong 5 năm (2006-2010) số doanh
nghiệp đã tăng gấp 1,7 lần năm 2005. Theo số liệu thống kê tỉnh Nghệ An hiện nay,
các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Vinh chiếm khoảng 48%
tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh, giảm dần so với những năm trước đây. Tuy
nhiên xét về quy mô, vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tài sản cố định và đầu tư
dài hạn của các doanh nghiệp ở Vinh thường lớn gấp 1,4-1,5 lần quy mô trung bình
trong toàn tỉnh.
Tóm lại, với những thành quả về quy mô tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực như thế, có thể thấy được rằng Thành phố Vinh
tuy có xuất phát điểm thuận lợi hơn một số tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ nhưng lại
không thuận lợi hơn những địa phương khác trong cả nước. Tuy vậy kết quả của sự
tăng trưởng của nền kinh tế Thành phố Vinh dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thành phố đã phản ánh đến kết quả của hoạt động đầu tư phát triển Thành phố Vinh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng hoạt động đầu tư phát triển có mối quan hệ qua lại
với nhau. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng như thế trong thời gian qua,
chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển tại Thành phố Vinh đạt được hiệu quả tốt, cũng
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
như hoạt động đầu tư phát triển tại Thành phố Vinh có tốt thì GDP bình quân đầu
người tại Thành phố Vinh mới cao dẫn đến làm quy mô tăng trưởng kinh tế tăng.

Nếu Thành phố Vinh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và cao, cùng với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực sẽ góp phần thu hút đầu tư vào
Thành phố Vinh, bổ sung được nguồn vốn còn thiếu hụt để đầu tư vào những lĩnh
vực cần đầu tư, từ đó làm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển. Đây là một
thuận lợi mà Thành phố Vinh cần tiếp tục phát huy trong những năm tới.
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế Thành Phố Vinh giai đoạn 2006-2012
1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức đầu tư phát triển trên địa bàn TP Vinh
Giai đoạn 2006- 2012 đã đánh dấu bước phát triển lớn của đầu tư phát triển
kinh tế tỉnh Nghệ An nói chung và Thành Phố Vinh nói riêng. Thành phố Vinh đã
đạt được những thành tựu quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội. Đảng và Nhà
nước ngày nay tập trung chú trọng hơn vào lĩnh vực đầu tư phát triển bằng việc sử
dụng một loạt các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư, thu hút nguồn lực phát
triển. Với việc nhận thức sâu sắc vai trò chiến lược đầu tư phát triển đối với sức
mạnh kinh tế xã hội địa phương, Đảng, Nhà nước ta nói chung và chính quyền nhân
dân Thành phố Vinh nói riêng luôn dành sự quan tâm dặc biệt cho việc huy động
nguồn vốn đầu tư phát triển. Thực hiện chủ trương phát huy nội lực kết hợp ngoại
lực, đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, Vốn đầu tư toàn
xã hội trên địa bàn Thành phố luôn là con số đáng kể và không ngừng tăng lên qua
các năm.
Để đạt được những kết quả trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
những năm qua, lượng vốn đầu tư được huy động cho phát triển đạt khá, cơ cấu vốn
đầu tư đã hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tổng
vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2006 -2010) đạt: 25.148 tỷ đồng/mục tiêu
(2006-2010): 20.000 - 23.000 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005, tăng bình
quân hàng năm 14,4%; đây là một tỷ lệ tương đối cao.
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố Vinh
ĐVT: Triệu đồng

[Nguồn: Niên giám thống kê – Phòng Tài chính kế hoạch Vinh 2012]
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu vốn đầu tư, nếu xét về khoản mục
đầu tư, có thể nhận thấy rằng phần lớn số vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành
phố trong giai đoạn 2006-2012 chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, năm
2006 chiếm 42.2% đến năm 2010 tăng lên 82.5%. Vẫn có sự biến động nhẹ nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở năm 2011, năm 2012; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
giảm nhẹ từ 82.5% năm 2010 xuống còn 79% năm 2012. Phần vốn đầu tư phát triển
dành cho các lĩnh vực khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư thực hiện
trên địa bàn và có xu hướng giảm trong giai đoạn này, từ 48.9% năm 2006 xuống
còn 17,5% năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012 thì lại tăng lên 21%. Điều này cho
thấy, phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Vinh chiếm tỷ trọng lớn,
chứng tỏ các nhà đầu tư đã dành phần lớn vốn đầu tư cho việc tạo lập tài sản cố
định của doanh nghiệp.
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Danh mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số 3.430.214 4.100.514 4.968.520 5.157.730 7.490.364 7.523.009 7.642.600
A. Phân theo
khoản mục đầu

1. Vốn đầu tư
xây dựng cơ bản
1.448.800 2.082.514 2.942.000 3.129.834 6.176.576 6.009.509 6.025.459
Tỷ lệ (%) 42.2% 50.8% 59.2% 60.7% 82.5% 80% 79%
2. Vốn đầu tư
phát triển khác
1.981.414 2.018.000 2.026.520 2.027.896 1.313.788 1.513.500 1.617.141
Tỷ lệ (%) 57.8% 49.2% 40.8% 39.3% 17.5% 20% 21%
B. Phân theo
nguồn vốn
1. Vốn nhà nước 1.740.000 1.870.514 2.088.000 2.212.124 2.919.039 3.328.433 3.720.548

Tỷ lệ (%) 50.7% 45.6% 42% 42.9% 39% 44% 49%
2. Vốn ngoài
quốc doanh
1.676.214 2.212.000 2.856.214 2.913.296 4.521.325 4.142.576 3.868.052
Tỷ lệ (%) 48.9% 53.9% 57.5% 56.5% 60.4% 55% 51%
3. VĐT trực tiếp
nước ngoài
14.000 18.000 24.306 32.310 50.000 52.000 54.000
Tỷ lệ (%) 0.41% 0.44% 0.49% 0.63% 0.67% 1% 1%
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Nếu xét theo nguồn vốn đầu tư, do thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc
Tỉnh Nghệ an nên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đang chiếm tỷ trọng
tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố tuy nhiên có
xu hướng giảm dần qua các năm, từ 50.7% năm 2006 xuống còn 39% năm 2010.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư
trên địa bàn thành phố, tuy nhiên chúng cũng có xu hướng tăng dần theo từng năm,
từ 0.41% năm 2006 lên 0.67% năm 2010 và 1% năm 2012. Riêng vốn đầu tư từ
nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu
tư thực hiện giai đoạn 2006-2012, năm 2006 là 48.9% năm 2010 là 60,4%. Từ đó
cho thấy, nếu có chính sách tốt, môi trường đầu tư thuận lợi, có thể thu hút được
một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư trong nước phục vụ cho quá trình phát triển
kinh tế của thành phố.
Nhìn chung, thành phố Vinh đang đạt được những thành tựu to lớn trong
việc xúc tiến đầu tư, minh chứng cho sự thành công trong việc thực hiện các chủ
trương, đường lối và chính sách của chính quyền thành phố, đóng góp cho sự phát
triển kinh tế đi lên của Tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư và đã có những
bước cải thiện đáng kể. Đặc biệt là hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại của
thành phố. Đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng Bắc Nam và Đông Tây (

đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không) thuận lợi cho sự giao lưu
của thành phố với các địa phương khác trong tỉnh, ngoại tỉnh và sang Lào, Đông
Bắc Thái Lan. Quốc Lộ 1A chạy qua thành phố từ Quán Bánh đến cầu Bến Thủy
dài hơn 10 km đồng thời cũng là đường phố chính của thành phố. Hiện nay tuyến
đường của thành phố ở phía Tây cũng đang được đầu tư xây dựng nhằm tạo điều
kiện giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong và ngoại tỉnh phục vụ
cho nhu cầu đời sống của người dân. Quốc lộ 46 từ Cửa Lò chạy qua thành phố lên
các huyện Nam Đàn, Thanh Chương … và nối với quốc lộ 7 qua nước bạn Lào,
hoặc từ Thành phố Vinh qua cầu Bến Thủy theo quốc lộ 1A đến thị xã Hồng
Lĩnh( Hà Tĩnh) và nối với quốc lộ 8 sang Lào cũng được đầu tư xây dựng, nâng cấp
để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh, các huyện được dễ dàng hơn.
Nhiều cảng biển cũng được đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động nhằm góp
phần tăng thêm lượng hàng hóa phục vụ cho nền kinh tế như cảng biển Cửa Lò cách
thành phố Vinh 14km, hiện nay số lượng tàu trên 5.000 tấn có thể ra vào bốc dỡ
hàng hóa, lượng hàng thông qua cảng những năm gần đây đạt khoảng 800.000
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
tấn/năm. Cảng Cửa Hội là cảng cá của ngư dân từ nhiều đời nay. Cảng sông Bến
Thủy cũng đã được đầu tư xây dựng, cho phép tàu 1000 tấn cập bến với lượng hàng
thông qua khoảng 300.000 tấn/ năm.
Nhiều cơ sở sản xuât dịch vụ lớn được đưa vào hoạt động góp phần tăng
thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế như: nhà máy gạch ốp lát, khu công nghiệp
Nam Cấm và nhiều nhà máy khai thác đá trắng siêu mịn nhập khẩu xây dựng đã giải
quyết được phần nào một lượng lớn lao động trên địa bàn thành phố.
Nhờ có sự gia tăng vốn đầu tư trong các năm trở lại đây, với mức tăng của
năm sau cao hơn năm trước đã mang lại những thay đổi rõ rệt trên các lĩnh vực:
xây dựng, sản xuất, khai thác các chương trình trọng điểm của tỉnh, huyện, thành
phố về xóa đói giảm nghèo, phát triển vùng kinh tế mới…một số doanh nghiệp
mới thành lập nhanh chóng gia tăng … tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư tăng qua các

năm là yếu tố rất quan trọng cho việc tăng trưởng kinh tế của thành phố, góp phần
lớn trong việc tăng tỷ lệ đầu tư GDP của thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ
An nói chung.
1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh theo nguồn vốn huy
động giai đoạn 2006-2012
Bản chất của nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển kinh tế chính là phần
tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái
sản xuất xã hội. Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra
sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng
nữa, thì nếu không có tiết kiệm thì vốn sẽ không bao giờ tăng lên. Chính vì vậy các
nguồn hình thành vốn đóng vai trò không thể thiếu trong đầu tư phát triển kinh tế.
Chúng ta cần phải xem xét vai trò và vị trí của từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu
tư để phát huy một cách tối đa vai trò của từng nguồn vốn phục vụ cho công cuộc
đầu tư phát triển kinh tế một cách hiệu quả và chủ động.
Dưới đây là quy mô cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh theo nguồn
vốn huy động giai đoạn 2006- 2012
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Bảng 4 : Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm

2010
Năm
2011
Năm
2012
1. Vốn
nhà nước
1.740.00
0
1.870.51
4
2.088.00
0
2.212.12
4
2.919.03
9
3.328.43
3
3.720.548
Tỷ lệ
(%)
50.7% 45.6% 42% 42.9% 39%
44% 49%
2. Vốn
ngoài
quốc
doanh
1.676.21
4

2.212.00
0
2.856.21
4
2.913.29
6
4.521.32
5
4.142.576 3.868.052
Tỷ lệ
(%)
48.9% 53.9% 57.5% 56.5% 60.4%
55% 51%
3. VĐT
trực tiếp
nước
ngoài
14.000 18.000 24.306 32.310 50.000
52.000 54.000
Tỷ lệ
(%)
0.41% 0.44% 0.49% 0.63% 0.67%
1% 1%
( Nguồn: Niên giám thống kê 2012 Thành phố Vinh)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy được rằng vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát
triển kinh tế TP Vinh được huy động khá đa dạng bao gồm cả vốn trong nước và
ngoài nước, trong đó:
- Nói đến sự gia tăng quy mô vốn có thể kể đến sự gia tăng của nguồn vốn từ
ngân sách nhà nước vẫn chiếm trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển, chiếm khoảng
44,04% tổng vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn cơ bản

quyết định quá trình phát triển của thành phố, đồng thời thể hiện quyết tâm của nhà nước
trong sự nghiệp xây dựng phát triển đồng đều các địa phương trên cả nước.
- Các nguồn vốn khác cũng gia tăng một cách nhanh chóng, đặc biệt là sự gia
tăng vốn của nguồn vốn ngoài quốc doanh. Vốn ngoài quốc doanh bao gồm vốn của
doanh nghiệp nhà nước và vốn từ các dân cư và tư nhân. Các nguồn vốn từ khu vực
dân cư và tư nhân có sự gia tăng nhanh tuy nhiên vốn từ các doanh nghiệp lại bị
giảm và không ổn định. Vốn huy động được từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy
có sự gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Có thể thấy được qua bảng cơ cấu vốn
đầu tư như sau:
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Vinh
Đơn vị tính:%
( Nguồn: Niên giám thống kê Vinh-2012)
Trong giai đoạn 2006- 2012, có thể thấy được rằng vốn đầu tư thực hiện
phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh có xu hướng tăng. Nguồn vốn được
huy động chủ yếu vẫn là vốn nhà nước và nguồn vốn ngoài quốc doanh. Tỷ trọng
đầu tư thuộc vốn nhà nước có xu hướng giảm từ 50.73% năm 2006 xuống 45.05%
năm 2012, còn tỷ trọng đầu tư thuộc vốn ngoài quốc doanh lại có xu hướng tăng từ
48.87% lên 56.32%, chiếm hơn một nửa tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện. Thời kỳ này TP
Vinh chủ yếu tập trung vốn đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
thiết yếu và hỗ trợ sản xuất. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
I.Vốn nhà
nước
50.73 45.6 42.02 42.89 48.72 44.24 45.05
1.Vốn NSNN 10.79 10.24 9.88 10.01 15.86 15.64 15.44
Vốn trung

uơng quản lý
6.12 5.37 4.63 4.65 6.50 7.14 7.54
Vốn địa
phương quản

4.66 4.88 5.25 5.35 9.36 8.50 9.01
2.Vốn tín
dụng
12.54 11.96 12.02 12.12 12.45 10.22 11.44
3.Vốn tự có
của DN nhà
nước
8.75 7.56 7.04 6.98 10.66 11.47 12.54
4.Vốn khác 18.66 15.85 13.08 13.79 9.75 6.92 6.48
II.Vốnngoài
quốc doanh
48.87 53.94 57.49 56.48 50.62 55.07 56.32
Vốn của DN
NQD
18.83 21.95 20.13 20.26 17.84 16.22 17.01
Vốn của dân
và tư nhân
30.03 32.00 37.36 36.23 32.78 38.84 39.77
III.Đầu tư
trực tiếp
nước ngoài
0.41 0.44 0.49 0.63 0.67 0.69 0.72
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
khoảng 0.72% ( năm 2012), tuy nhiên tỷ trọng đầu tư thuộc vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài này vẫn có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ TP Vinh đã có những biện
pháp thu hút vốn đầu tư hiệu quả. TP Vinh cần có những chính sách ưu đãi, thu hút
đầu tư và khuyến khích đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế TP Vinh và góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.2.2.1 Huy động từ vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đó chính là nguồn chi của
ngân sách nhà nước cho đầu tư phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực cần có sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập va thực hiện các dự án
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố, quy hoạch xây dựng đô
thị và nông thôn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh
tế, mức tăng trưởng GDP của thành phố Vinh đạt cao, bình quân 18.0% cao hơn
bình quân chung của cả Tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung bộ, nhờ vậy mà quy
mô tổng thu ngân sách nhà nước của TP Vinh liên tục tăng nhanh. Trong cơ cấu vốn
đầu tư phát triển kinh tế thì vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối lớn:
44.04%.
Theo số liệu thống kê tổng vốn đầu tư xã hội thành phố Vinh thực hiện giai
đoạn 2006-2012 là 40.463 tỷ đồng (riêng năm 2012 tổng vốn đầu tư thực hiện là
7.642.600 tỷ đồng. (NGTK Vinh 2012)), chiếm 34% tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh,
tăng bình quân hàng năm 19%/năm. Tỷ trọng đầu tư thuộc vốn nhà nước giai đoạn
này bình quân chiếm khoảng 44,1% tổng vốn đầu tư. Có thể thấy được điều này qua
bảng số liệu dưới đây:
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Văn Hùng
Bảng 6: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2012
ĐVT: Triệu đồng

Danh mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn
đầu tư toàn
xã hội
3.430.21
4
4.100.51
4
4.968.520
5.157.73
0
7.490.36
4
7.523.009 7.642.600
Tổng vốn
đầu tư từ
ngân sách
nhà nước
1.740.000
1.870.51
4
2.088.000
2.212.12
4
2.919.03
9
3.032.44
2
3.430.554
Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 100 100 100

Vốn ngân
sách nhà
nước
370.000 420.000 491.000 516.124 1.187.959 1.176.325 1.204.650
Tỷ lệ (%) 21.3% 22.5% 23.5% 23.3% 40.7% 39% 35%
Vốn vay 430.000 490.514 597.000 625.000 932.264 473.150 484.230
Tỷ lệ (%) 24.7% 26.2% 28.6% 28.3% 31.9% 16% 14%
Vốn tự có
của DNNN
300.000 310.000 350.000 360.000 798.826 862.556 949.520
Tỷ lệ (%) 17.2% 16.6% 16.8% 16.3% 27.4% 28% 28%
Vốn khác 640.000 650.000 650.000 711.000 0 520.411 792.154
Tỷ lệ (%) 36.8% 34.7% 31.1% 32.1% 0% 17% 23%
[Nguồn: Niên giám thống kê Vinh - 2012]
Qua bảng số liệu đã cho ta thấy, nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà
nước vào thành phố Vinh ngày càng nhiều, năm 2006 từ 21.3% tăng mạnh lên
40.7% vào năm 2010 và giảm nhẹ từ năm 2010 xuống còn 35% năm 2012. Vốn
khác chiếm một phần không nhỏ trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tuy
nhiên có xu hướng giảm dần, năm 2006 đạt 640 tỷ đồng, chiếm 36.8% tổng vốn đầu
tư từ ngân sách năm 2009 có 711 tỷ đồng chiếm 32.1%, nhưng đến sang năm 2010
thì đã không có nguồn vốn đầu tư nào khác. Điều này đã chứng tỏ rằng Thành phố
Vinh đã quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước. Qua đó
cho thấy, phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào thành phố Vinh đóng vai trò
rất quan trọng. Đây chính là chiếc đòn bẩy giúp cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế cho thành phố Vinh ngày càng cao.
* Thu- Chi ngân sách:
SV: Lê Mai Hoa Lớp: Kinh tế Đầu tư 51B
18

×