Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.7 KB, 69 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độclập - Tự do - Hạnhphúc
o0o
BẢN CAM ĐOAN
Sinh viên: Nguyễn Đình Minh
Mã sinh viên: CQ507295
Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Khoa: Đầu tư
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp em
đã hoàn thành đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp ”.
Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn hoạt động của cơ sở
thực tập.
Em xin cam đoan rằng chuyên đề này:
- Không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào mà không có trích dẫn.
- Mọi số liệu trong chuyên đề đưa ra đều được sự cho phép của cơ sở thực tập.
- Nếu có nội dung sai phạm trong chuyên đề em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2012.
Chữ ký sinh viên
Nguyễn Đình Minh
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
2.2.1.1. Phương pháp lập mạng công việc 19
2.2.1.2. Xác định thời gian thực hiện từng công việc 19


Sơ đồ 4: Sơ đồ công tác quản lý chi phí của Ban 22
Căn cứ để quản lý chi phí của dự án 23
: Các đơn vị thực hiện 25
Công tác quản lý chất lượng của Ban QL các DA nông nghiệp được thể hiện qua
một số lĩnh vực như sau: 26
2.2.3.1. Công tác giám sát tư vấn 26
2.2.3.2. Quản lý chất lượng công tác xây lắp 28
2.2.3.3. Công tác nghiệm thu chất lượng dự án 29
2.2.3.4. Bảo hành dự án 30
3.1.1. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn được giao 41
Qua trình quản lý và thực hiện dự án của Ban QL các DA Nông nghiệp đã
được tiến hành rất khoa học, hợp lý, tất cả các vấn đề liên quan đến công tác
quản lý, thực hiện dự án đều được Ban lên kế hoạch khá chi tiết, đầy đủ và thể
hiện được sự quan tâm sát sao, trách nhiệm to lớn của Ban QL các DA Nông
nghiệp với các dự án mà Ban được giao thực hiện và quản lý. Do vậy, trong
quá trình thực hiện các dự án, Ban đã sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn
được giao, cho thấy khả năng quản lý và thực hiện của Ban là rất tốt, thể hiện
được trách nhiệm của 1 nhà quản lý trong vấn đề sủ dụng vốn. 41
Để làm rõ vấn đề này ta dựa vào bảng dự toán chi tiết và chi phí thực tế thực
hiện dự án của các chuyên gia tài chính phân tích trong dự án Khắc phục hậu
quả khẩn cấp thiên tai năm 2005 41
3.1.2. Đa phần các dự án đều thực hiện đúng tiến độ 43
Bảng 4: Thời gian thực hiện theo kế hoạch và thực tế của các dự án 43
Số thứ tự 43
Tên dự án 43
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Thời gian khởi công hoàn thành theo kế hoạch 43
Thời gian khởi công hoàn thành trên thực tế 43
1 43

Khắc phục hậu quả khẩn cấp thiên tai năm 2005 43
2007-2011 43
2007-2011 43
2 43
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung 43
2008-2012 43
2008-2012 43
3 43
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc 43
2011-2016 43
2011 43
4 43
Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm 43
2009-2012 43
2009-2012 43
5 43
Dự án khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm 43
2004-2006 43
2004-2006 43
3.2.4. Khâu chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện dự án 46
Đây là một vấn đề khá là nhức nhối trong quá trình thực hiện đầu tư các dự
án của Ban, khâu chuẩn bị đầu tư là một khâu quan trọng, có ảnh hưởng đến
nhiều mặt của dự án nhưng do có những sai sót, vướng mắc trong quá trình
triển khai nên tiến độ thực hiện không được trơn tru, dẫn đến mất thời gian và
ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ của
Ban quản lý các dự án nông nghiệp mà là của hần như tất cả các Ban có liên
quan đến các dự án đầu tư khác nhau 46
3.3. Nguyên nhân 46
3.3.1. Hạn chế về sự đồng nhất giữa các bên liên quan trong các phương án

thực hiện 46
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Việc thay đổi liên tục các phương án đầu tư, thực hiện dự án dẫn đến làm
chậm tiến độ dự án. Điều này là do các bên liên quan chưa đánh giá chính xác
được khả năng thực hiện cũng như quản lý của các bên tham gia như nhà
thầu, tư vấn thiết kế, năng lực thi công của công trình, chưa có sự liên kết chăt
chẽ giữa các bên liên quan, giữa chính quyền địa phương với Ban quản lý dự
án, song song với đó là sự thay đổi về mạt nhân sự của các bên.Vấn đề này
cần phải giải quyết tốt trong khâu chuẩn bị đầu tư 46
3.3.2. Hạn chế về hệ thống thông tin quản lý, chưa phục vụ đắc lực cho công
tác quản lý 47
3.3.3. Hạn chế về nhân lực 47
3.3.4. Hạn chế về cơ sở vật chất 48
Trụ sở của BQL dự án đặt tại 16a Thụy Khuê cùng với Cục Chăn Nuôi, Ban
quản lý các dự án Lâm nghiệp Trụ sở xây dựng đã lâu, phòng làm việc chật
chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, cầu thang hẹp, ngóc ngách 48
3.3.5. Thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình còn rườm rà 48
2.5. Cải tạo cơ sở vật chất 56
3. Một số kiến nghị đối với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn 56
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ban QL các DA : Ban quản lý các dự án
BCNCKT : Báo cáo nghiên cứu khả thi
KH – KT : Kế hoạch – kỹ thuật
BQL : Ban quản lý
WB : Ngân hàng thế giới
ADB : Ngân hàng phát triển châu á

CPMU : Ban quản ly dự án trung ương
DARD : Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
PPMU : Ban quản lý dự án
QLDA : Quản lý dự án
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các Dự án Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đã và đang thực hiện 11
Bảng 2: Tổng mức vốn đầu tư của các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Error: Reference source not found
Bảng 3: So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán của dự án khắc phục hậu quả
khẩn cấp thiên tai năm 2005 Error: Reference source not found
Bảng 4: Thời gian thực hiện theo kế hoạch và thực tế của các dự án Error: Reference
source not found
Bảng 5: Tình hình giải ngân các dự án tính đến 31/12/2010 Error: Reference source
not found
Bảng 6: Chi phí Ban QL các DA năm 2007-2008-2009. .Error: Reference source not
found
Bảng 7: Định mức chi phí quản lý dự án Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của BQL các DA Nông nghiệp 5
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý dự án tại Ban QL các DA nông nghiệp 14
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức thực hiện và giám sát của các bên liên quan 17
Sơ đồ 4: Sơ đồ công tác quản lý chi phí của Ban 22
Sơ đồ 5: Quản lý chất lượng tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp 25
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta là một nước thuần nông, hiện nay đang trong quá trình tiến lên công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong quá trình đó, đảng và nhà nước ta đã chủ trương
phát triển đa dạng các ngành kinh tế mặc dù chú trọng nhất vẫn là phát triển nền
công nghiệp nặng phục vụ cho quá trình đi lên công nghiệp hóa. Mặc dù xem công
nghiệp là hướng đi chủ đạo nhưng do đặc điểm là một nước nông nghiệp nên việc
phát triển nền nông nghiệp song song với nền công nghiệp cũng là một chủ trương
của nhà nước ta. So với các nước phát triển trên thế giới thì việc phát triển nền nông
nghiệp ở nước ta vẫn còn những vấn đề lớn mà cần phải giải quyết được như việc
sử dụng máy móc, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến chưa có
hiệu quả cao, bên cạnh đó cơ sở vật chất, giao thông phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp chưa tương xứng với tầm vóc phát triển của nền nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu, giúp đỡ cho
chính phủ trong việc quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến ngành nông
nghiệp, trực tiếp chỉ đạo các vấn đề của nền nông nghiệp nước nhà. Do đó, Bộ
Nông nghiệp là chủ đầu tư nhiều dự án liên quan đến nông nghiệp. Để có thể thực
hiện cũng như quản lý các dự án đó, Bộ Nông nghiệp đã thành lập Ban quản lý các
dự án nông nghiệp với chức năng quản lý và thực hiện các dự án đó.
Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập thì Ban quản lý các dự án nông
nghiệp đã tiến hành nhiều dự án lớn, phục vụ đắc lực cho các hoạt động của nền
nông nghiệp nước ta, nhất là các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp
nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình quản lý các dự án không phải là không có các
hạn chế cần khắc phục. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của các dự án này, việc hoàn
thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp là một việc làm
cần thiết, quan trọng. Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các dự
án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tại Ban quản lý các dự
án nông nghiệp” để nghiên cứu.
Đề tài gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng nông nghiệp nông thôn tại ban quản lý các dự án nông nghiệp.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E

1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tại Ban quản lý các dự án nông
nghiệp.
Trong qua trình nghiên cứu do hạn chế về mặt kiến thức cũng như về mặt tài
liệu. Do đó, luận văn chỉ đề cập đến những dự án được phép công khai nên những
đáng giá có thể chưa được toàn diện và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giảng viên cũng như của
các bạn sinh viên.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên của khoa Đầu Tư, các cán bộ
làm việc tại BQL các dự án nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề
tài nghiên cứu. Đặc biệt em xin cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP
1. Khái quát về ban quản lý các dự án nông nghiệp
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ban quản lý các các dự án nông
nghiệp.
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của đơn vị
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp được thành lập theo Quyết định số:
100/1999/QĐ-BNN-TCCB, ngày 03/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn.
Địa chỉ: 16- Thụy Khuê- Tây Hồ- Hà Nội
Trưởng Ban: Ông Nguyễn Tử Siêm.

Phó trưởng ban: Ông Đỗ Đình Thuận và Ông Dương Văn Xanh.
Ban có ba Phòng nghiệp vụ:
• Phòng Hành chính quản trị
• Phòng Tài chính - Kế toán
• Phòng Tổng hợp.
Đến ngày 24/9/2001, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT bổ nhiệm Ông Dương Văn
Xanh làm Trưởng ban, Ông Nguyễn Văn Vinh và Ông Hoàng Văn Xô làm Phó
trưởng ban.
- Về nhân sự, các Trưởng phòng nghiệp vụ được bổ nhiệm: Ông Hoàng Văn
Thanh, Trưởng phòng Hành chính quản trị; Ông Tăng Văn Sơn, Trưởng phòng Tài
chính - Kế toán; Ông Trần Thành Định, Trưởng phòng Tổng hợp. Tổng số cán bộ
toàn Ban là 56 người, trong đó cán bộ biên chế là 6 người, biệt phái là 15 người và
hợp đồng là 35 người. Trình độ chuyên môn bao gồm 2 Giáo sư, 1 Tiến sỹ, 4 Thạc
sỹ, 41 Kỹ sư- Cử nhân và 8 nhân viên (Nam 36/ Nữ 20).
- Về Đảng, Bí thư Chi bộ đầu tiên là Ông Dương Văn Xanh và Chi bộ có 18
đảng viên.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
- Về Công đoàn, Chủ tịch đầu tiên là Ông Đặng Văn Thạch và Công đoàn Ban
có 42 đoàn viên công đoàn.
- Về Đoàn thanh niên, Bí thư Chi đoàn đầu tiên là Ông Phạm Thiên Hoàng và
có 28 đoàn viên.
Qua 10 năm phát triển, do yêu cầu công tác quản lý đòi hỏi chuyên nghiệp
hơn, tinh nhuệ hơn, đặc biệt là do yêu cầu công tác cải cách hành chính và phân cấp
mạnh cho các địa phương và cơ sở trong việc quản lý và thực hiện dự án, Bộ trưởng
Bộ NN và PTNT đã ban hành hai quyết định quan trọng “Chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp” ngày
22/10/2008 và “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án Nông
nghiệp” ngày 13/01/2009.

Theo hai quyết định này, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp có 4 phòng
chuyên môn gồm:
• Phòng Tổ chức - Hành chính.
• Phòng Tài chính - kế toán
• Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
• Phòng Quản lý Tư vấn và Xây dựng Chương trình, Dự án.
-Về nhân sự, tổng số cán bộ trong Ban hiện nay là 150 người. Trong 10 năm
hoạt động và phát triển, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ quản lý và thực hiện các dự án mà Bộ đã giao và được các Bộ ngành, các
tỉnh có dự án, các nhà tài trợ và người dân hưởng lợi dự án đánh giá cao.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban.
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của BQL các DA Nông nghiệp

- Lãnh đạo Ban quản lý các dự án Nông nghiệp có Trưởng ban do Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Trưởng ban lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ban, chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp
luật về hoạt động của Ban theo nhiệm vụ được giao.
Phó trưởng ban giúp Trưởng ban theo dõi, chỉ đạo, thực hiện một số lĩnh vực
công tác theo phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban,
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Ban quản lý chương trình, dự án thuộc:
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý từng chương trình, dự án gồm có giám đốc,
Phó giám đốc (nếu có), Kế toán và các cán bộ chương trình, dự án.
Giám đốc Ban quản lý chương trình, dự án (sau đây gọi chung là Giám đốc)
do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm và giao nhiệm vụ

theo đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.
Giám đốc dự án giúp việc cho Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban
và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công; được ký một số văn bản
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
5
Trưởng ban
P. Trưởng ban P. Trưởng ban
Phòng
Tổ chức-
Hành
chính
Phòng
Kế toán-
Tài chính
Phòng
Kế hoạch-
Kỹ thuật
Phòng QL
tư vấn &
XD chương
trình
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
và sử dụng con dấu của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp trong giao dịch liên
quan đến chương trình, dự án tùy theo ủy quyền của Trưởng ban.
Các chức danh khác của Ban quản lý chương trình, dự án được điều động, biệt
phái từ các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, do Trưởng ban Ban quản lý các dự án
Nông nghiệp bổ nhiệm và bổ sung cán bộ hợp đồng mới theo quy định để đáp ứng
yêu cầu tiến độ từng chương trình, dự án theo đề nghị của Giám đốc dự án.
Mỗi chức danh, vị trí công tác phải có bản mô tả công việc do Giám đốc dự án
xây dựng và công bố công khai trong Ban quản lý chương trình, dự án, chủ dự án.

Nhiệm vụ của Ban quản lý chương trình, dự án: Thực hiện nhiệm vụ, trách
nhiệm quy định tại Thông tư 03/2007/TT-BKH ngày 13/2/2007 của Bộ kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý
chương trình, dự án ODA; khoản 1 Điều 35 và các quy định có liên quan tại Nghị
định số 131/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn phát
triển hỗ trợ chính thức và các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban quản lý các dự án
Nông nghiệp giao.
1.1.2.2. Các phòng ban
- Phòng Tổ chức, Hành chính
Phòng Tổ chức, Hành chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban
về công tác tổ chức; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Ban thực hiện chương trình,
kế hoạch công tác của Ban; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ
và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc chung
của Ban
-Phòng Tài chính, Kế toán
Phòng Tài chính, Kế toán thực hiện chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban về
công tác tài chính, kế toán của Ban
- Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật
Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật thực hiện chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban
quản lý công tác kế hoạch và kỹ thuật.
- Phòng Quản lý tư vấn và Xây dựng chương trình, dự án
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Phòng Quản lý tư vấn và Xây dựng chương trình, dự án thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Trưởng ban quản lý công tác tư vấn và xây dựng chương trình, dự
án của Ban.
1.2. Vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.2.1. Vị trí và chức năng
- Ban quản lý các dự án Nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát

triển nông thôn, được Bộ trưởng giao làm chủ các chương trình, dự án ODA( chủ
đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư; chủ dự án đối với chương trình, dự án
hỗ trợ kỹ thuật- sau đây gọi chung là chủ dự án) trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn
vốn ODA, nguồn vốn đối ứng và nguồn vốn khác(nếu có) để quản lý, điều hành
thực hiện chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và
phát triển nông thôn.
- Ban quản lý các dự án Nông nghiệp là tổ chức sự nghiệp kinh tế, có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng và Kho
bạc Nhà nước theo quy định.
Tên giao dịch quốc tế của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp: Mangement
Board for Agricutelture Projects, viết tắt là MBAP.
- Trụ sở của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đặt tại thành phố Hà Nội
- Kinh phí hoạt động của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp do ngân sách
nhà nước cấp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn vốn đối ứng, ODA và các nguồn
hỗ trợ khác theo dự toán chi phí quản lý hàng năm được Bộ phê duyệt và phân bổ
cho các chương trình, dự án thuộc Ban.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chủ dự án quy định tại
điều 11, 24, 25, 30, 32; khoản 2 và khoản 3 Điều 35; các quy định liên quan của Nghị
định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ và pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chủ dự án quy định tại
Điều 9, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 41, 42, 58, 59, 61, 62, 63 Luật Đấu thầu và các quy
định liên quan của Luật Đấu thầu, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
của chính phủ và pháp luật liên quan; Điều 104 Luật Xây dựng( đối với chương
trình, dự án có đầu tư xây dựng) và điều ước quốc tế về ODA đã ký kết.
Tổ chức thực hiện các hoạt động đấu thầu và phê duyệt hồ sơ mời thầu các gói
thầu đối với những hạng mục, hợp phần được giao là chủ dự án của từng chương

trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, các quy định đấu thầu
của nhà tài trợ. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo phân cấp của Bộ trưởng.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại các điều 41, 45, 50, 57, 59, 68,
72, 75, 80, 81, 87, 88, 89, 104 của Luật Xây dựng; các Nghị định của Chính
phủ số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006,
số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và
pháp luật liên quan ( đối với chương trình, dự án có đầu tư xây dựng).
- Tổ chức quản lý việc chuẩn bị thực hiện chương trình, dự án về nghiên cứu
văn kiện hoặc điều ước quốc tế về ODA đã ký kết với nhà tài trợ, quy trình, thủ tục,
điều kiện thực hiện đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật; các quy định về
quản lý đầu tư và xây dựng công trình đối với chương trình, dự án đầu tư.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực
hiện từng chương trình, dự án (kế hoạch giải ngân, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch đấu
thầu,…), trong đó xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn
hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng hoạt
động của chương trình, dự án. Phê duyệt kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết
hàng năm thực hiện từng chương trình, dự án theo quy định và chỉ đạo triển khai
thực hiện.
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng ký kết
với nhà thầu và tư vấn dự án.
- Kiến nghị với cơ quan chủ quản về cơ chế chính sách, bảo đảm thực hiện
chương trình, dự án phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tổ chức xây dựng, tổng hợp trình Bộ kế hoạch vốn đối ứng phù hợp với tiến
độ quy định trong văn kiện chương trình, dự án được phê duyệt.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng
hóa, thiết bị và giải ngân của từng chương trình, dự án theo quy định của pháp luật
và phù hợp với các quy định của nhà tài trợ. Tổ chức thực hiện công tác tài chính,

kế toán theo quy định và lập, tổng hợp quyết toán chung toàn chương trình, dự án
theo quy định.
-Tổ chức thực hiện nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình
- Làm đầu mối quan hệ với các nhà tài trợ quốc tế và phối hợp với các cơ quan
chức năng của Bộ về các vấn đề liên quan trong quá trình quản lý, tổ chức triển khai
thực hiện chương trình, dự án được giao.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
có chương trình, dự án đầu tư để giải quyết những công việc cụ thể của từng
chương trình, dự án hoặc đề xuất, trình Bộ phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành
thực hiện các hợp phần của chương trình, dự án.
- Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá về hoạt động của các Ban quản lý dự án.
Chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các Ban quản lý dự án trong việc theo dõi, đánh giá từng
chương trình, dự án. Tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ về tình hình và kết quả
hoạt động của các chương trình, dự án. Tổng hợp, thống nhất với nhà tài trợ các
nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất trình
Bộ quyết định.
- Được Bộ trưởng ủy quyền làm chủ dự án đối với chương trình, dự án thuộc
nhiệm vụ của Bộ do Chính phủ Việt Nam viện trợ ra nước ngoài theo quy định hiện
hành của Nhà nước Việt Nam và văn kiện chương trình, dự án ký kết.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đối với việc nghiệm thu, bàn giao chương trình,
dự án theo quy định.
- Đề xuất các chương trình, dự án mới về phát triển nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
- Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban theo quy định; thực

hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối
với các bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban.
- Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác của chủ dự án theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông
nghiệp nông thôn tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp.
2.1. Khái quát tổng quan về công tác quản lý dự án tại Ban QL các DA Nông
nghiệp
2.1.1. Đặc trưng các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông
thôn tại Ban QL các DA Nông nghiệp
Với một đất nước mà ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế như nước ta thì việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ
tầng cho nông nghiệp nông thôn là một việc làm quan trọng, với nhiều đặc điểm
khác nhau của từng vùng, từng khu vực trên đất nước nên việc đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng cho nông nghiệp cũng dựa theo những vấn đề đó.
Ban QL các DA nông nghiệp đã thực hiện khá nhiều dự án:
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 1: Các Dự án Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đã và đang thực hiện
Số thứ tự Tên dự án Nguồn vốn và Tổng vốn
đầu tư
1 Dự án Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia
cầm.
Vay vốn WB, tổng vốn 8
triệu USD.
2 Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên
tai năm 2005.
Vay vốn ADB, tổng vốn

94,4 triệu USD
3 Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các
tỉnh miền Trung
Vay vốn ADB và AFD,
tổng vốn 168,2 triệu USD
4 Dự án Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Vay vốn ADB, tổng vốn
40 triệu USD
5 Dự án phòng chống dịch cúm gia cầm,
cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt
Nam
Vay vốn WB, tổng vốn 38
triệu USD
6 Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Vay vốn WB, tổng vốn 75
triệu USD
7 Chương trình chung của Chính phủ (JP) và
các cơ quan Liên hiệp quốc về Phòng
chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người
UNDP, EU tài trợ không
hoàn lại, toomhr vốn 16,2
triệu USD
8 Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
các tỉnh miền núi phía Bắc
Vay vốn ADB, tổng vốn
138 triệu USD
9 Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an
toàn thực phẩm (LIFSAP)
Vay vốn WB, tổng vốn 59
triệu USD
10 Dự án Cao su tiểu điền Vay vốn ADB, tổng vốn
20 triệu USD

Nguồn: Ban QL các DA Nông nghiệp
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Qua bảng trên ta thấy được Ban QL các DA nông nghiệp đã và đang thực hiện
và quản lý khá nhiều dự án, trong đó có 3 dự án có liên quan đến phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn, đó là:
- Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005 vay vốn ADB, tổng
vốn 94,4 triệu USD.
- Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung vay vốn ADB và
AFD, tổng vốn 168,2 triệu USD.
- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc vốn vay
ADB với tổng số vốn 138 triệu USD.
Để thể hiện được rõ ràng nhất công tác quản lý dự án cảu Ban QL các DA
nông nghiệp thì em đã chọn 3 dự án này để nghiên cứu vì cả 3 dự án này đều có
nguồn vốn lớn( tổng số vốn của 3 dự án này là 400,6 triệu USD, chiếm gần 61%
tổng vốn của các dự án đã và đang thực hiện), lại liên quan đến vấn đề xây dựng cơ
bản nên công tác quản lý dự án của Ban QL các DA nông nghiệp được tiến hành
đồng bộ và khoa học nhất.
Đặc trưng chung của cả 3 dự án này là có nguồn vốn đầu tư từ Ngân hàng phát
triển Châu Á và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Vấn đề quản lý dự án được đặt
ra cho Ban quản lý các dự án nông nghiệp khi tiến hành thực hiện các dự án này là
làm sao để có thể sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả nhất có thể, bên
cạnh đó tiến hành một cách linh hoạt và triển khai các dự án này một cách trơn tru,
ít xảy ra các trục trặc làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án.
Xét theo nguồn vốn thì cả 3 dự án này có nguồn vốn chủ yếu từ Ngân hàng
phát triển Châu á ADB và ngân sách nhà nước.
Do có nguồn vốn từ ADB nên quá trình quản lý các dự án này nhiều khi còn
có những vướng mắc mà Ban quản lý các dự án nông nghiệp không thể tự giải
quyết mà còn phải thông qua bên chủ đầu tư, điều đó đã ảnh hưởng tới tiến độ của

dự án. Đối với dự án có vốn đầu tư lớn thì bên chủ đầu tư là người trực tiếp giám sát
quá trình thực hiện, để chủ động thì chủ đầu tư đã tự tuyển chọn tư vấn cho dự án.
Vấn đề tuyển chọn này chủ yếu dựa vào tiêu chí của chủ đầu tư do đó khi thực hiện,
Ban quản lý các dự án nông nghiệp thường rất bị động trong vấn đề giám sát và
quản lý của mình.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Đối với dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005 thì do đây là
một dự án mà chủ yếu là giải quyết những hậu quả của thiên tai, mức độ quản lý
khá lớn vì phải tiến hành thực hiện đầu tư trên nhiều vấn đề, việc xây dựng đồng bộ
một quá trình thực hiện và quản lý dự án là rất khó khăn. Đặc điểm của dự án này là
sửa chữa, tu bổ lại hệ thống cơ sở vật chất bị hư hại để từ đó có thể ổn định và phát
triển lại kinh tế ở những khu vực bị ảnh hưởng…
Đối với Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi
phía Bắc thì có 2 kết quả:
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu được cải tạo hoặc nâng cấp, bao gồm:
(i) Đường giao thông nông thôn và chợ nông thôn;
(ii) Khôi phục các công trình thuỷ lợi;
(iii) Hỗ trợ những biện pháp giúp người nghèo được hưởng bình đẳng, tối
ưu từ hiệu quả các tiểu dự án mang lại.
+ Nâng cao năng lực quản lý dự án để xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở hạ
tầng nông thôn bền vững.
2.1.2. Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý của Ban.
Với cơ cấu tổ chức của Ban, hiện nay có tất cả là 150 cán bộ chuyên trách, được
phân bổ vào các nhiệm vụ, vị trí và các phòng ban khác nhau (xem bảng 1). Khi tiến
hành thực hiện các dự án, bao gồm nhiều các công việc như thực hiện, quản lý dự
án thì Ban QL các DA nông nghiệp sẽ dựa vào tính chất của từng dự án mà đưa ra
được danh sách phân công công việc cho các cán bộ, chuyên viên dựa theo năng lực
cũng như kinh nghiệm trong công tác thực hiện, quản lý dự án. Công việc phân bổ

này được phòng quản lý tư vấn và xây dựng dự án thực hiện, sau đó được Trưởng
ban ký duyệt và phòng Tổ chức- Hành chính thông báo đến cho các cán bộ, chuyên
viên được biết nhiệm vụ của mình. Các cán bộ, chuyên viên được cử đi thực hiện
các dự án đều thuộc các phòng chức năng của Ban. Điều này được thể hiện qua sơ
đồ dưới đây.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý dự án tại Ban QL các DA nông nghiệp.
Nguồn: Ban QL các DA nông nghiệp
Công tác quản lý dự án tại Ban được tổ chức theo dạng ma trận, khi tiến
hành thực hiện một dự án cụ thể nào đó thì Ban QL các DA Nông nghiệp sẽ thành
lập 1 Ban QL của dự án đó, bao gồm 1 giám đốc phụ trách chung ,các chủ nhiệm
các chương trình trong dự án đó. Nhân sự của Ban QL các dự án này đều là các cán
bộ trong các phòng ban của Ban QL các DA Nông nghiệp. Quá trình thi công công
trình thì được giao cho đơn vị thi công( đơn vị thi công công trình không phải là
nhân sự của Ban QL dự án mà thuộc đơn vị trúng thầu thi công).
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
14
Ban quản lý các
dự án nông
P. Tổ chức-
hành chính
P. Kế toán-
Tài chính
P. Kế hoạch-
Kỹ thuật
P. QL tư vấn
& XD dự án
Ban QL dự

án 1
Ban QL dự
án 2
Giám đốc
dự án 1
Giám đốc
dự án 2
Chủ nhiệm
dự án 1
Chủ nhiệm
dự án 2
Đơn vị thi
công
Đơn vị thi
công
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
2.1.3. Quy trình thực hiện, quản lý các dự án đầu tư tại Ban QL các DA nông nghiệp.
Ban QL các DA nông nghiệp lập báo cáo đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dự
án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Các Vụ, Ban có liên quan thẩm định, Bộ Nông
Nghiệp ra quyết định đầu tư. Việc thực hiện đầu tư và quản lý các dự án đầu tư
được giao lại cho Ban quản lý các dự án thực hiện. Bao gồm các công việc sau:
- Trên cơ sở bán cáo nghiên cứu khả thi, Ban QL các DA nông nghiệp lựa
chọn cơ sở đầu tư và hình thức đầu tư như sau: Thuê tư vấn tiến hành khảo sát và
lập hồ sơ thực địa, phúc tra, kiểm tra hiện trạng và đối chiếu với các tiêu chí dự án.
Ban QL các DA trình Bộ Nông Nghiệp duyệt phương án đầu tư.
- Thiết kế kỹ thuật thi công: Ban QL các DA thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết
kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và các dự toán về tài chính, thời gian thi công, thời gian
thực hiện, các Vụ, Cục có liên quan thẩm định và trình Bộ Nông Nghiệp ra quyết
định phê duyệt
- Thực hiện các thủ tục về việc giao nhận đất của công trình, xin cấp giấy phép

xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, và các công việc khác phục vụ cho việc xây
dựng các công trình của dự án
Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu: Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ
thuật và bản vẽ thi công được duyệt, Ban QL các DA lập hồ sơ mời thầu trình Bộ
Nông Nghiệp phê duyệt. Việc đấu thầu được thực hiện giới sự giám sát của Ban QL
các DA nông nghiệp. Kết quả đấu thầu trình lên Bộ Nông nghiệp phê duyệt.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu trúng thầu theo uỷ quyền của
Bộ Nông Nghiệp.
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình của dự án. Quản
lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường
của công trình xây dựng thuộc các dự án. Các công tác này, được giao cho phòng
Kế hoạch- Kỹ thuật và phòng Kế toán - Tài chính - Hành chính phối hợp tổ chức
thực hiện. Riêng về vấn đề quản lý chất lượng và chi phí, BQL thuê một tư vấn
giám sát đảm nhiệm một phần việc giám sát.
- Công tác nghiệm thu, bàn giao công trình: Việc nghiệm thu, bàn giao công
trình được thực hiện theo đúng quy định với sự tham gia của BQL dự án, đơn vị
thi công và đơn vị sử dụng. Nghiệm thu công trình dựa trên cơ sở đối chiếu kết
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
quả thực hiện với thiết kế kỹ thuật thi công đã được Bộ Nông Nghiệp ra quyết
định phê duyệt.
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng đã ký kết BQL các dự
án lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đi vào khai thác, sử dụng. Báo cáo
sẽ được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập. Báo cáo và kết quả kiểm toán
sẽ được trình lên Bộ Nông nghiệp phê duyệt.
Trong trường hợp Ban QL là tổng thầu, Ban QL phải làm thêm các công việc:
- Thoả thuận với tổng thầu về hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu mua
sắm thiết bị công nghệ phục vụ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng
giá trị hợp đồng đã đưu ra.

- Tiến hành phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ trong trường hợp chỉ
định tổng thầu.
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức thực hiện và giám sát của các bên liên quan
Nguồn: Ban QL các DA nông nghiệp
Chú thích: CPMU: Ban quản lý dự án trung ương
DARD: Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn
PPMU: Ban QL Các DA
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
17
Sự tham gia của cộng
đồng
Sự tham gia của cộng
đồng
ADB
ADB
ADB
ADB
MARD (Cơ quan chủ
quản dự án)
MARD (Cơ quan chủ
quản dự án)
Tư vấn quốc tế
Tư vấn quốc tế
CPMU
CPMU
Các ban chỉ đạo
tỉnh

Các ban chỉ đạo
tỉnh
DARDs
DARDs
Tư vấn thiết kế
và giám sát
xây dựng
Tư vấn thiết kế
và giám sát
xây dựng
UBND huyện
UBND huyện
PPMUs
PPMUs
UBND xã
UBND xã
Nhà thầu xây
dựng
Nhà thầu xây
dựng
PPC (Cơ quan thực
hiện các TDA)
PPC (Cơ quan thực
hiện các TDA)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà
2.2. Thực trạng quản lý dự án tại Ban QL các DA nông nghiệp xét theo nội
dung.
Ban QL các DA Nông nghiệp được thành lập ra nhằm giúp đỡ cho Bộ Nông
nghiệp & Phát triển Nông thôn thực hiện, quản lý các dự án đầu tư cho phát triển
nền nông nghiệp nước nhà. Công tác quản lý của Ban QL chủ yếu là quản lý các

dự án đầu tư vào nông nghiệp, mà hầu như các dự án này đều có nguồn vốn được
tài trợ, vay vốn từ nước ngoài. Do đó công tác quản lý các dự án này cũng có
những đặc trưng riêng, ví dụ như công tác quản lý tư vấn diễn ra phức tạp hơn vì
do có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài nên công tác thuê tuyển tư vấn thì chủ đầu
tư nước ngoài thường tiến hành thay cho Ban QL luôn, dẫn đến việc Ban QL khó
tiến hành quản lý ở khâu này. Một vấn đề nữa là do đầu tư vào nông nghiệp nên
công tác quản lý còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như sự đồng bộ của các
cơ quan cấp tỉnh với Ban QL, khi tiến hành quản lý công tác xây dựng công trình
thì gặp những vướng mắc khách quan như thời tiết, thiên tai v.v Mặc dù công
tác quản lý của Ban QL các DA Nông nghiệp khá đa dạng nhưng vẫn tập trung
vào các vấn đề chính sau đây.
2.2.1. Quản lý thời gian và tiến độ
Tiến độ thực hiện dự án là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quản lý dự
án đối với Ban quản lý các dự án Nông nghiệp. Mục tiêu tiến độ thực hiện dự án
không tách rời mục tiêu chất lượng và chi phí của dự án, và trong quá trình quản lý
dự án các mục tiêu này luôn tác động qua lại lẫn nhau.Tiến độ thực hiện dự án kéo
dài sẽ làm phát sinh chi phí và nhiều khi làm giảm chất lượng công trình và ngược
lại muốn đẩy nhanh tiến độ thì phải tăng chi phí thực hiện.
Quản lý tiến độ của dự án sẽ được tính từ lúc dự án xuất hiện (được đánh dấu
bằng một văn bản quyết định chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền) và nó thực sự
được triển khai khi có kế hoạch vốn của cơ quan cấp vốn cho công tác chuẩn bị đầu
tư. Từ đó, Ban QL sẽ tiến hành thuê lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo
nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và có
văn bản quyết định đầu tư. Khi nhận được vốn từ trên xuống, Ban QL sẽ tiếp tục
triển khai giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư gồm các công việc lập thiết kế kỹ
thuật, thẩm định thiết kế, xin giấy phép xây dựng, xin giao nhận đất, giải phóng mặt
SV: Nguyễn Đình Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 50E
18

×