Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty xi măng Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.36 KB, 79 trang )

Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên : Đỗ Bình Dương
Mã sinh viên : CQ514183
Lớp : Kinh tế đầu tư 51G
Em xin cam đoan toàn bộ nội dung và số liệu là do tác giả tự thu thập
và tự viết không sao chép từ bất cứ chuyên đề, luận văn nào khác ngoài tài
liệu được tham khảo như đã trích dẫn và được ghi trong danh mục tài liệu
tham khảo.
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2013
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
CTCP : Công ty cổ phần 5
KH-CN : Khoa học công nghệ 5
DT : Doanh Thu 5
TN : Thu nhập 5
BLĐ : Ban lãnh đạo 5
BGĐ : Ban giám đốc 5
XDCB : Xây dựng cơ bản 5
THPT : trung học phổ thông 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
2.1.5.1 Vòng đời của Dự án 37
2.1.5.2 Ban quản lý dự án 38
2.2 ánh giá k t qu ho t ng u t phát tri nĐ ế ả ạ độ đầ ư ể 42
2.2.1 K t qu t c :ế ả đạ đượ 42
2.2.2. Nh ng t n t i v nguyên nhânữ ồ ạ à 48
KẾT LUẬN 72


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
I. BẢNG
Bảng 2.1. Vốn và tốc độ gia tăng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2012 Error:
Reference source not found
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bảng 2.2. Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nguồn vốn giai đoạn
2018-2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty Error: Reference
source not found
giai đoạn 2010-2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Vốn đầu tư của công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn2008
-2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.5.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định Error: Reference
source not found
giai đoạn 2008 – 2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.6. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của công ty giai đoạn
2007-2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.7. Vốn đầu tư cho việc xây dựng phát triển hệ thống quản lý Error:
Reference source not found
Bảng 2.7: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện tại công ty Error: Reference
source not found
(2008- 2012) Error: Reference source not found
Bảng 2.8 : Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của Công ty Error:
Reference source not found
Bảng 2.9: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giai đoạn 2008- 2012 Error:
Reference source not found
II. HÌNH
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Hình 1.1. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Error:
Reference source not found
Hình 1.2. Vòng đời dự án gồm 4 giai đoạn Error: Reference source not found
Hình 2.3. Ban QLDA làm việc với các đối tác trong quá trình thiết kế công
trình Error: Reference source not found
III. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Nhà máy xi măng Bắc Giang Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng. Error:
Reference source not found
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP : Công ty cổ phần
KH-CN : Khoa học công nghệ
DT : Doanh Thu
TN : Thu nhập
BLĐ : Ban lãnh đạo
BGĐ : Ban giám đốc
XDCB : Xây dựng cơ bản
THPT : trung học phổ thông
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư luôn giữ một vị trí rất quan trọng đối với bất cứ một
hoạt động sản xuất kinh doanh nào của một công ty. Điều này đặc biệt đúng
trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, đặc biệt là trong ngành sản xuất và
kinh doanh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc khai thác các
nguồn vốn đầu tư được các công ty, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vấn đề

đặt ra là làm thế nào để khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư và sử dụng
nguồn vốn một cách có hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược, kế hoạch và
quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả để phát huy tối đa các nguồn lực và thế
mạnh mà mình có để đưa các hoạt động đầu tư lên hàng đầu. Cùng với đó đưa
nền kinh tế phát triển một cách toàn diện đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh.
Công ty xi măng Bắc Giang ra đời với mục tiêu để đáp ứng nhu cầu xây
dựng trong tỉnh Bắc Giang cũng như các khu vực lân cận như Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Lạng sơn… cùng với xu hướng tự do hóa thương mại về kinh tế,Xi
măng Bắc Giang đã phấn đấu không ngừng về phương pháp và các hình thức
quản lý nhằm củng cố nội lực đồng thời thực hiện công tác đầu tư nhằm mở
rộng quy mô sản xuất, cũng như chất lượng của sản phẩm. Vì vậy công tác
đầu tư đã được trú trọng và triển khai từ những ngày đầu thành lập và đã đạt
được nhiều hiệu quả to lớn. Tuy nhiên vẫn còn một số yếu điểm hạn chế cần
được khắc phục.
Trong thời gian thực tập tại Công ty xi măng Bắc Giang em thấy hoạt
động đầu tư phát triển tại Công ty đang rất được quan tâm và đầu tư thích
đáng. Để làm rõ hơn thực trạng công tác đầu tư nâng cao khả năng cạnh trạnh
của Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty xi măng
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
1
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bắc Giang “ để làm chuyên đề tốt nghiệp và với hy vọng tìm ra hướng đi
đúng đắn của đầu tư phát triển nói chung.
Chuyên đề tốt nghiệp kết cấu gồm :
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG
TY XI MĂNG BẮC GIANG
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XI MĂNG BẮC

GIANG
CHƯƠNG III :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ SXKD CỦA CÔNG TY XI MĂNG BẮC GIANG
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến ThS.Trần Thị Mai Hoa và các anh chi
trong công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đã giúp em hoàn thành chuyên
đề này.
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
2
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG
TY XI MĂNG BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2007-2012
1.1.Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy xi măng Bắc Giang.
1.1.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Bắc Giang
Tên của Nhà máy:
Nhà máy xi măng Bắc Giang
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng Bắc
Giang.
Tiền thân là Xí nghiệp xi măng Hà Bắc ở Nhà máy trên địa bàn xã Bố
Hạ huyện Yên thế tỉnh Hà Bắc cũ. Công ty được thành lập theo Quyết định số
1090/CT ngày 29/11/1994 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc là doanh nghiệp
nhà nước : Công ty xi măng Hà Bắc, ngày 28/01/1997 theo Quyết định số 89
của UBND tỉnh Bắc Giang lâm thời đổi tên thành Công ty xi măng Bắc
Giang, Thực hiện chủ trương của Nhà Nước về việc chuyển các Doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần.Năm 2004 Công ty tiến hành công
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
3
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
tác cổ phần hoá và đến năm 2005 Công ty xi măng Bắc Giang chính thức

chuyển thành Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang theo Quyết định số
28/QĐ-CT ngày 07/01/2005 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
Công ty đã và đang đầu tư Công nghệ sản xuất xi măng hiện đại của
Châu Âu được điều khiển tự động hoá cao, thân thiện với môi trường và với
sản phẩm tốt nhất.
Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển với đội ngũ Kỹ sư, công nhân
lành nghề năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết. Với sản phẩm Xi măng Bắc
Giang trước đây và sản phẩm Xi măng Bắc Giang PCB30, PCB40 phù hợp
tiêu chuẩn TCVN 6260 – 2009 hiện nay, ngày càng có uy tín và được khẳng
định trên thị trường với chất lượng vượt trội, ổn định, luôn đáp ứng nhu cầu
của Quý Khách hàng.
Mục tiêu của công ty ‘‘ Chất lượng Quyết định sự tồn tại và phát triển‘’
Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Giang không ngừng tạo dựng uy tín, niềm tin
và mang lại giá trị đích thực cho Khách hàng.
Với chất lượng luôn phù hợp tiêu chuẩn và ổn định, sản phẩm xi măng
Bắc Giang trước đây và sản phẩm xi măng Bắc Giang hiện nay luôn được sự
lựa chọn sử dụng trong những công trình công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp
nông thôn. Công ty luôn coi trọng công tác đầu tư phát triển, áp dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm, đủ năng lực để cạnh tranh trên thị trường.
Với giá cả hợp lý và hệ thống phân phối phù hợp với năng lực sản xuất
sẽ đem lại sự thuận tiện cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy
1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Để phù hợp với hình thức kinh doanh hiện đại, dễ quản lý, bộ máy quản
lý của Nhà máy được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
4
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà máy là giám đốc, trợ giúp cho giám đốc hai phó giám đốc, sau là năm

phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống năm phân xưởng.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
- Ban lãnh đạo:
* Giám đốc: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên
và Nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Là người điều
hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật.
Chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật lao động, đời
sống xã hội, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, xây dựng thực
hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
*Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt
động tiêu thụ, cung ứng xi măng Nhà máy ra thị trường và lên kế hoạch,
phương án hoạt động tiêu thu sản phẩm, hàng tháng báo cáo với giám đốc về
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
5
PG§ s¶n
xuÊt
PGD kinh
doanh
Giámđốc
Phòng KT-
CN
Phòng
TC-KT
Phòng
TC-HC
Phòng
Thị
Phòng KH-
KT

Phân
xưởng
Đồng
Tiến
Phân
xưởng
bao bì
Phân
xưởng
nguyê
n liệu
Phân
xưởng

nung
Phân
xưởng
thành
phẩm
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy ra thị trường, thường xuyên đưa ra
các giải pháp, chính sách mở rộng thị trường.
* Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản
phẩm, tình hình hoạt động máy móc sản xuất trong Nhà máy và lên kế hoạch hoạt
động sản xuất, hàng tháng báo cáo với giám đốc về tình hình sản xuất xi măng.
- Các phòng ban:
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc ký hợp đồng kinh
tế, hợp đồng mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy. Lập kế
hoạch sản xuất trong từng thời kỳ, lên phương án theo dõi đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch. Xây dựng cân đối vật tư, đảm bảo cung ứng đầy đủ trong quá

trình sản xuất.Theo dõi lập báo cáo tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất. Lập
kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, kiểm soát việc vận hành các
thiết bị trong Nhà máy.
* Phòng thị trường: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về tiêu thụ và
mở rộng thị trường cho từng kỳ trong năm. Điều hành các hoạt động bán
hàng, theo dõi xi măng trong các kho đại lý bán hàng. Theo dõi tập hợp các phản
ánh và khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng hoá.
Thống kê các số liệu về sản lượng tiêu thụ và thị phần của Nhà máy.
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, đề xuất với giám đốc về công
tác quản lý nhân sự của Nhà máy. Lập kế hoạch và triển khai công tác đào
tạo, tuyển dụng lao động. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương,
giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, công tác hành chính.
* Phòng kế toán tài chính: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy
đủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo từng ngày,
tháng, quý, năm và lập báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, giúp giám đốc điều
hành quản lý.
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
6
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
* Phòng kỹ thuật - công nghệ: Kiểm tra các chất lượng nguyên, nhiên
liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ trong
quá trình sản xuất của Nhà máy. Giao dịch liên hệ với cơ quan quản lý cấp
trên để đăng ký chất lượng sản phẩm.
- Các phân xưởng:
* Phân xưởng nguyên liệu (nghiền liệu): Tổ chức gia công, chế biến
nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Gia công đồng nhất phối liệu và
nhiên liệu, đảm bảo độ ẩm, độ mịn để cung cấp cho lò nung. Sấy phụ gia,
nghiền xi măng, tổ chức nghiền bột phối liệu.
* Phân xưởng lò nung: Tiếp nhận bột liệu,tổ chức vê viên, nung luyện
Clanhke, đập Clanhke đưa vào các silo chứa.

*Phân xưởng thành phẩm: Tổ chức gia công, chế biến nguyên liệu phục
vụ nghiền xi măng, thạch cao, xỉ,… Tổ chức nghiền, đảo đồng nhất, đóng
bao, bốc xi măng lên phương tiện vận tải.
* Phân xưởng bao bì: Tổ chức sản xuất cung cấp vỏ bao cho Nhà máy
theo kế hoạch.
*Phân xưởng Đồng tiến: Tổ chức nung Clanhke, nghiền xi măng.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy xi măng Bắc
Giang.
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động
Muốn đứng vững trên thị trường thì hoạt động của bất kì Doanh nghiệp
nào cũng phải hướng tới phục vụ thị trường. Xuất phát từ nguyên lí ấy, Nhà
máy xi măng Bắc Giang đã hướng tới sản xuất những mặt hàng mà thị trường
cần chứ không phải sản xuất những mặt hàng mà Nhà máy có thể làm được để
tránh tình trạnh sản xuất dư thừa dẫn đến ứ đọng vốn.
Ngành nghề kinh doanh chính của Nhà máy gồm:
-Sản xuất xi măng, clanke, cấu kiện bê tông đúc sẵn, gạch
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
7
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác và mua bán đá
- Mua bán vật liệu xây dựng
Trên Giấy phép kinh doanh, Nhà máy đăng kí hoạt động trong nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên hiện nay hoạt động chính của Nhà máy vẫn là sản xuất và tiêu
thụ xi măng trong đó sản phẩm chính là xi măng PCB30 và PCB40 theo
TCVN 6260:1997 . Bên cạnh đó, cùng với sự chuyên môn hóa trong sản
xuất, Nhà máy đó thực hiện chiến dịch Marketing, xây dựng rộng rãi các đại lí
trong khu vực phía Bắc, sản phẩm của Nhà máy đó và đang chiếm lĩnh trên
thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận miền núi phía bắc , gúp phần vào
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
1.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhà máy xi măng Bắc Giang tổ chức sản xuất theo tính chuyên môn hoá
từng phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một số công việc, nhiệm vụ
nhất định đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất. Trong mỗi phân
xưởng được chia ra làm nhiều tổ thực hiện các công việc cụ thể nhất định đảm
bảo hiệu quả, chất lượng công việc:
- Phân xưởng nguyên liệu bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ sản xuất.
+ Tổ 2: Sấy phụ gia, nghiền xi măng.
+ Tổ 3: Tổ chức nghiền bột phối liệu.
- Phân xưởng lò nung bao gồm:
+ Tổ 1: Tiếp nhận bột liệu.
+ Tổ 2: Tổ chức vê viên.
+ Tổ 3: Nung luyện Clanhke.
+ Tổ 4: Đập Clanhke đưa vào các silo chứa.
- Phân xưởng thành phẩm bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ nghiền xi măng.
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
8
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
+ Tổ 2: Tổ chức đóng bao.
+ Tổ 3: Đưa sản phẩm vào kho.
1.3.3 Kết cấu sản xuất tại Nhà máy.
Kết cấu sản xuất của Nhà máy bao gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận sản xuất chính:
+ Phân xưởng Nguyên liệu
+ Phân xưởng Lò nung
+ Phân xưởng Thành phẩm.
- Bộ phận sản xuất phụ:
+ Phòng công nghệ
+ Phân xưởng bao bì

+ Phân xưởng Gạch Bê tông.
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
9
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Nhà máy xi măng Bắc Giang.
(Nguồn: Phòng KH – KT)
1.3.3 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy
Nhà máy xi măng Bắc Giang là đơn vị chuyên sản xuất xi măng phục vụ
cho các công trình xây dựng cơ bản và dân dụng. Quy trình chế tạo sản phẩm
xi măng là quy trình khép kín, công nghệ sản xuất xi măng lò đứng cơ
giới.Người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về quy trình công nghệ này
là phòng kỹ thuật công nghệ. Trước sự cạnh tranh gay gắt với các doanh
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
PX Nguyên liệu
PX lò nung
Kho thành
phẩm
Kho
NVL
PX bao bì
Phòng công
nghệ
PX Thành phẩm
10
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
nghiệp khác, Nhà máy luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư
chiều sâu, cải tiến công nghệ, trang thiết bị cho phòng thí nhiệm.
Nhà máy hiện nay đang triển khai song song 2 loại công nghệ đó là lò
quay và lò đứng. Lò quay đang là công nghệ mới được nhà máy đầu tư
chuyển đổi trong 3 năm gần đây, tới giờ đã dần hoàn thiện và đi vào giai đoạn

hoạt động.
“Công nghệ lò đứng cơ giới” Quy trình sản xuất xi măng được chia làm
hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét,
than và các phụ gia (quặng sắt, quặng Barit, thạch cao, ) được đưa vào các
máy đập, máy kẹp hàn làm vụn với một kích thước nhất định. Sau đó, đưa vào
các silo nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia định lượng qua cân băng điện tử theo
đơn phối đưa sang máy vê viên tạo thành các viên bột liệu sống. Bột liệu sống
được đem nung luyện tạo ra nửa thành phẩm Clanhke.
Giai đoạn II: Nửa thành phẩm Clanke được đua sang các máy nghiền
cùng với các phụ gia để nghiền thành bột xi măng. Sau đó, bột xi măng được
đưa vào các silo chứa xi măng đảo trộn và chuyển sang máy đóng bao. Thao
tác xong nhập kho thành phẩm xi măng.
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
11
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng
Bắc Giang
(Nguồn: Phòng kế toán)
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
Đá vôi, đất sét,
than
Đập, sấy, nghiền
Bột liệu sống
Lò nung Clanhke
Clanhke
Nghiền xi măng
Xi măng thành
phẩm
Phụ gia

(quặng, sắt,
bari)
Phụ gia ( thạch cao,
xỉ)
Giai
đoạn I
Giai
đoạn II
12
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
CHƯƠNG 2
THỰC THẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG
BẮC GIANG
2.1 Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty xi măng Bắc Giang giai
đoạn 2008-2012
2.1.1 Tình hình thực hiện qui mô vốn đầu tư
Vốn đầu tư được ví như một loại dầu bôi chơn trong hệ thống đầu tư
doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động đầu tư ngoài
các yêu cầu về nhân lực, vật lực thì vốn là điều tất yếu cần có. Nó giúp cho
hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở nhân lực và vật lực của doanh
nghiệp.
Nó trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp qua
các hoạt động đầu tư phát triển.
Việc gia tăng được vốn đầu tư cũng một phần nói lên sự phát triển tích
cực của doanh nghiệp vì để có nguồn vốn đầu tư ổn định hoặc tăng trưởng tức
là việc kinh doanh của nhà máy đang tiến triển theo chiều hướng tốt.
Trong giai đoạn 2007-2012, công ty liên tục có sự biến động về lượng
vốn đầu tư qua các năm. Điều này thể hiện rõ qua bảng sau:
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
13

Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bảng 2.1. Vốn và tốc độ gia tăng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2012
Năm
Chỉ tiêu
Đơn
vị
200
7
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn
đầu tư
Tỷ
đồn
g
24 34 52 136 154 172
Tăng vốn
đầu tư
Tỷ
đồn
g
10 18 84 18 18
Tốc độ
tăng
% - 41,66667 52,94118 161,5385 13,23529 11,68831
Nguồn: Báo cáo hoạt động tình hình đầu tư của Cty xi măng Bắc Giang,
năm 2012.
Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy vốn đầu tư của công ty tăng lên theo từng
năm hoạt động. Lượng tăng của quy mô vốn đầu tư theo từng năm không
đồng đều nhưng vẫn phản ánh đúng chiến lược phát triển của công ty. Đó là
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất máy móc nhà xưởng, mở rộng mặt hàng sản

xuất của công ty. Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động do vốn đầu tư
chưa có nhiều, mới hoạt động nên sự vay vốn đầu tư của các ngân hàng, các
đối tác hợp tác gặp nhiều khó khăn nên chiến lược đầu tư của công ty chủ yếu
lúc này là tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc nhà xưởng, dây
chuyền công nghệ về lò đứng vốn này được thể hiện qua các năm 2007-2009
vốn tăng từ 24 tỷ năm 2007 lên tới 52 tỷ năm 2009.Và hiện nay khi đã có thể
huy động được nguồn vốn đầu tư lớn do đã tạo lập được uy tín đối với các đối
tác cũng như việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, công ty tiến hành đầu tư
xây dựng thêm nhà máy dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng lò quay công
suất 1000 tấn clinker/ngày.Cụ thể tăng đột biến ở những năm 2010 – 2011-
2012 ở đây là tăng vốn do đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mới với tổng
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
14
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
vốn đầu tư lên đến 462 tỷ đồng trong 3 năm 2010-2012. Trong những năm
còn lại, lượng vốn đầu tư công ty bỏ ra chủ yếu là để duy trì vận hành máy
móc thiết bị, nhập thêm một số dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại; hoạt
động quảng cáo phát triển thương hiệu và đầu tư phát triển khác.
2.1.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát
triển có ý nghĩa quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng cũng như mức
độ gia tăng lợi nhuận.Trong đó nguồn vốn đầu tư vừa là điều kiện tiên quyết
vừa có ảnh hưởng to lơn đến tính khả thi và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Và thường những nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp cần sẽ rất lớn đẻ hoàn
thành được những mục tiêu, chiến lược kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp
đề ra. Cũng như các doanh nghiệp đó, công ty cổ phần Xi măng Bắc Giang
cũng cần có những nguồn vốn lớn để sử dụng cho hoạt động đầu tư phát triển
của mình. Vì vậy, ngoài nguồn vốn tự có của mình, công ty còn phải huy
động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để có thể tiến hành các hoạt động đầu tư
phát triển của mình.

Nguồn vốn tự có bao gồm vốn của các thành viên thành lập công ty, quỹ
khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển…
Còn nguồn vốn vay thì công ty huy động bằng cách vay từ các ngân
hàng, các tổ chức tài chính. Trong đó bao gồm có khoản vay ngắn hạn và dài
hạn được hoạch định phù hợp với chiến lược của công ty trong từng giai
đoạn.
Ta có thể xem xét bảng về tình hình huy động vốn của công ty để thấy rõ
hơn.
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
15
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bảng 2.2. Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nguồn vốn giai
đoạn 2018-2012.
Đơn vị : tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn tự có 24 40 55 62 68
Vốn đi vay 10 12 81 92 104
Tổng vốn
đầu tư
34 52 136* 154* 172*
Nguồn: Báo cáo hoạt động đầu tư Công ty Xi măng bắc giang, năm
2012
Ghi chú: Dấu * là dự kiến về dự án lò quay đang triển khai
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng nguồn vốn đầu tư của công ty Xi
măng bắc giang tăng lên theo từng năm, đặc biệt là năm 2012, vốn đầu tư của
công ty lên tới tận 172 tỷ, do công ty có chiến lược mở rộng dây chuyền sản
xuất mới đồng thời xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất xi măng bằng dây
chuyền mới. Các năm trước cũng tăng dần nhưng với lượng nhỏ hơn.
Từ bảng tình hình huy động vốn, ta có thể tính toán được cơ cấu nguồn
vốn đầu tư của công ty cổ phần Xi măng bắc giang giai đoạn 2010-2012 qua

bảng dưới:
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty
giai đoạn 2010-2012.
Đơn vị tính : %
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn
đầu tư
100 100 100 100 100
Vốn tự có 70,59% 76,92% 40,44% 40,26% 39,53%
Vốn đi vay 29,41% 23,08% 59,56% 59,74% 60,47%
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
16
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nguồn : Báo cáo hoạt động đầu tư Công ty Xi măng bắc giang năm
2012
Trong tổng vốn đầu tư, phần vốn tự có của công ty tăng dần lên theo
từng năm do có sự trích lập từ lợi nhuận vào các quỹ dự phòng và quỹ đầu tư
phát triển của công ty. Vốn tự có của công ty thường chiếm tỷ trọng nhiều
hơn (trừ ba năm 2010- 2012): năm 2008 chiếm 70,6% tổng vốn; năm 2009
chiếm 76,92% tổng vốn. Còn đến năm 2010 chiếm 40,44%, năm 2011chiếm
40,26% tổng vốn, năm 2012 chiếm 39,53% nguyên nhân là do trong 3 năm
này công ty tăng cường đầu tư với số vốn lớn để chuyển đổi dây chuyền sản
xuất mới nên nên cần đến nhiều nguồn vốn vay.
2.1.3 Nội dung vốn đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển trong bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng
rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hay công ty đó.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua công ty cổ phần Xi
măng bắc giang luôn chú trọng đến công tác đầu tư phát triển tại công ty.Điều
này được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư tăng lên qua các năm đã phân tích
ở trên.

Công ty cổ phần Xi măng bắc giang tập trung sử dụng vốn đầu tư phát
triển cho hoạt động ở nội dung như : Đầu tư vào tài sản cố định; đầu tư phát
triển nguồn nhân lực; đầu tư hệ thống quản lý chất lượng và đầu tư vào một
số hoạt động khác.
Hoạt động đàu tư phát triển theo nội dung đầu tư tại Công ty cổ phần Xi
măng bắc giang trong từng năm và trong cả giai đoạn 2008 – 2012 được thể
hiện trong bảng sau:
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
17
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bảng 2.4. Vốn đầu tư của công ty phân theo nội dung đầu tư giai
đoạn2008 -2012
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Nội dung
đầu tư
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu tư
34 52 136 154 172
Đầu tư vào tài sản cố
định
28,5 45,7 124 142 160
Đầu tư vào phát triển
nguồn nhân lực
0,85 1 3 2 3
Đầu tư cho hệ thống
quản lý
3,2 3,8 4 5 7
Đầu tư phát triển khác
1,45 1,5 5 5 2

Nguồn: Báo cáo hoạt động đầu tư Công ty Xi măng bắc giang, năm
2012
Nhìn tổng thể ta có thể thấy rằng vốn đầu tư của công ty cổ phần Xi
măng bắc giang chủ yếu là tập trung đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào
hệ thống quản lý . Đầu tư vào tài sản cố định luôn chiếm trên 80% tổng vốn
đầu tư.Công ty dành một lượng vốn đầu tư lớn vào hoạt động đầu tư cho cơ
sở hạ tầng sản xuất cũng như hệ thống quản lý nhằm đạt năng suất tối ưu, từ
đó đưa lại cho Công ty một phần lợi nhuận đáng kể. Còn lại là tỷ trọng vốn
đầu tư vào nguồn nhân lực và đầu tư khác chiếm một tỷ trọng thấp hơn. Do
trình độ công nhân của nhà máy ko đòi hỏi cao. Hầu hết công nhân ở các
phân xưởng đốt lò, đóng bao , bốc vác chỉ đòi hỏi học lực THPT. Hàng năm
công ty cũng tổ chức các lớp bổ túc cho công nhân chưa đạt trình độ THPT.
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
18
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Và một số ý công nhân về đốt lò và quản lý đi học trình độ cao hơn. Nhưng
chi phí này cũng khá nhỏ so với tổng vốn đầu tư của nhà máy.
Nhà máy cũng khá chú trọng đến đầu tư vào công tác quản lý năm 2008
chi phi đầu tư cho việc quản lý là 3,2 tỷ đồng và tiếp tục tăng qua các năm
đến 7 tỷ đồng năm 2012. Đây cũng là những đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu
mở rộng quy mô đầu tư của nhà máy.
Ngoài ra còn có một nội dung đầu tư khác đó là đầu tư về nguyên nhiên
vật liệu thì ở đây được đề cập trong phần đầu tư phát triển khác. Hiện nay nhà
máy đang có một mỏ đá Đống tiến và nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất
xi măng chủ yếu là đá do vậy chi phí đầu tư cho nguyên nhiên vật liệu hàng
năm khá thấp. Chủ yếu đầu tư vào việc cải thiện bảo dưỡng máy móc khai
thác và vận chuyển đá về công ty.
2.1.3.1 Đầu tư vào tài sản cố định.
Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của công ty cổ phần Xi măng bắc
giang chủ yếu là đầu tư vào máy móc trang thiết bị và nhà xưởng của công

ty. Vốn đầu tư vào đây chiếm một tỷ trong lớn trên tổng số vốn đầu tư phát
triển của công ty. Nguyên nhân là hiện tại công ty đang tiến hành triển khai
các dự án xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc và may sắm
máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ để phục vụ sản xuất.
Bảng 2.5.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định
giai đoạn 2008 – 2012
Năm
Đơn
vị
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu
tư cho TSCĐ
Tỷ
đồng
29,95 47,20 129,00 147,00 162,00
Tốc độ tăng
liên hoàn
% 57,60% 173,31% 13,95% 10,20%
Tăng so với
năm 2008
Tỷ
đồng
17,25 99,05 117,05 132,05
Nguồn : Phòng tài chính- kế toán
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
19
Chuyên đề thực tập Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhìn vào bảng 2.5, ta có thể thấy lượng tăng tuyệt đối liên hoàn cũng
như định gốc của tài sản cố định qua từng năm là dương và ngày càng có xu
hướng tăng nhiều hơn về cả số lượng và tốc độ tăng. Lượng tăng nhiều nhất

vẫn rơi vào năm 2009- 2010 : tăng 173% với lý do là trong năm này công ty
tiến hành mở rộng đầu tư đồng thời mua sắm máy móc thiết bị dây chuyền
công nghệ sản xuất mới và tiến hành xây dựng nhà máy mới.Tuy nhiên các
năm sau đó do vốn đầu tư dồn toàn bộ vào nhà máy mới nên ko có sự ra tăng
lớn nào về vốn đầu tư các năm tiếp theo 13,95% năm 2011 và 10,2% năm
2012. Dự báo trong năm 2013 có lẽ số vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ giảm
vì dự án đã bắt đầu hoàn thành và đi vào hoạt động trong thời gian em thực
tập tại công ty – Quý 1 năm 2013.
2.1.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Hình Biểu đồ đầu tư phát triern nguồn nhân lực giai đoạn 2008 -2012
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một công việc hết sức quan trọng với
công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác. Bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp
nào muốn hoạt động được thì cũng cần phải có con người làm chủ cho dù có áp dụng
những máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại đến đâu chăng nữa. Vì vậy, nhân
lực là yếu tố hàng đầu để điều hành, phát triển một doanh nghiệp. Nó góp phần mở
SV: Đỗ Bình Dương Lớp: Kinh tế Đầu tư 51G
20

×