Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.27 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
MỤC LỤC
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1. Sản lượng một số cây trồng hàng năm 2 năm 2008-2009 Error:
Reference source not found
Bảng 1.2. Sản lượng một số cây trồng lâu năm 2 năm 2006-2007 Error:
Reference source not found
Bảng 1.3. Kết quả sản xuất một số nông sản của Việt Nam từ 2001-2005
Error: Reference source not found
Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu nước ta (tỷ USD) Error: Reference source not
found
Bảng 1.5. Tăng trưởng xuất khẩu nông sản nước ta( %) Error: Reference
source not found
Bảng 1.6. Kim ngạch một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam Error: Reference source not found
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khẩu gạo trong thời
gian vừa qua Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Gạo xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ năm 2009 Error:
Reference source not found
Bảng 2.3. Gạo xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ năm 2008 Error:
Reference source not found
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khấu rau quả trong thời
gian vừa qua Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ năm
2009 Error: Reference source not found
Bảng 2.6. Hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ năm
2008 Error: Reference source not found
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khẩu cà phê trong thời
gian vừa qua Error: Reference source not found


Bảng 2.8. 5 thị trường nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam trong thời gian
vừa qua Error: Reference source not found
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khẩu cao su trong thời
gian vừa qua Error: Reference source not found
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Bảng 2.10. 5 thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam trong thời
gian vừa qua Error: Reference source not found
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm
2007-2008 (%) Error: Reference source not found
Hình 2.2. Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từError: Reference source
not found
Việt Nam năm 2008 Error: Reference source not found
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay xuất khẩu tạo điều kiện
cho các quốc gia có thể đưa hàng hóa của mình ra thị trường thế giới một mặt
phát triển nền kinh tế mặt khác nâng cao vị thế của đất nước mình.
Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới
WTO Việt Nam càng có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu.
Hàng hóa có lợi thế để xuất khẩu của Việt Nam là hàng nông sản tập trung
chủ yếu ở một số mặt hàng đã có tiếng nói trên trường quốc tế đó là : lúa gạo,
rau quả, cà phê, cao su… Sau khi gia nhập WTO xuất khẩu các loại nông sản
của Việt Nam đã có những sự thay đổi như thế nào? Liệu chúng ta có thể tiếp
tục phát triển thị trường xuất khẩu nông sản theo con đường đã làm hay chúng
ta phải có biện pháp để thay đổi chúng theo hướng phát triển mới. Đó là vấn
đề rất quan trọng và cần được nhà nước, các bộ ngành cùng các doanh nghiệp,
tư nhân liên quan quan tâm và tìm ra giải pháp phù hợp.

Cũng chính vì lý do đó mà em nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm
phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản sau khi Việt Nam gia
nhập WTO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian
vừa qua nhất là sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức
Thương mại Thế giới WTO và đề xuất các giải pháp với nhà nước, các hiệp
hội và doanh nghiệp để có thể phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu
một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã và đang có tiềm năng xuất khẩu
ra thị trường thế giới, đặc biệt là về thị trường các loại nông sản bao gồm cả
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
số lượng và kim ngạch xuất khẩu sau khi Việt Nam là thành viên chính thức
của tổ chức Thương mại Thế giới WTO
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào một số nông sản xuất khẩu chủ yếu như:
lúa gạo, rau quả, cà phê, cao su. Về khoảng thời gian cho vấn đề nghiên cứu
là sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế Giới WTO (từ 2006 – nay), có
nêu sơ qua tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam một vài
năm trước khi gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã thu thập thông tin từ nhiều cuốn giáo trình của khoa Thương Mại
& Kinh tế Quốc tế, các thông tin trên báo, tạp chí, Internet đặc biệt là các
trang Web của chính phủ và các Bộ ngành liên quan như Bộ Công thương,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch…
5. Nội dung nghiên cứu
Chuyên đề thực tập gồm có ba phần như sau:

Chương 1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
thời gian vừa qua
Chương 2. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản sau
khi Việt Nam gia nhập WTO
Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Em xin cam đoan bài viết của em được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu
khác nhau không hề sao chép nguyên vẹn từ bất cứ một tài liêu nào, nếu
không đúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn Ts.Bùi Huy Nhượng – giáo viên hướng dẫn,
giảng viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân cùng các chú, các anh chị đang công
tác tại Viện Nghiên cứu Thương Mại – Bộ Công thương.
Sinh viên
Chu Thị Vui
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA
1.1. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam thời gian vừa qua
Nhìn chung tình hình sản xuất nông sản của Việt Nam đã có sự thay đổi
rõ rệt qua từng năm mà chủ yếu là tăng lên về sản lượng, mặc dù trước và sau
khi gia nhập WTO chưa có sự thay đổi rõ rệt lắm nhưng điều đó là do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo nên còn nó giúp tạo nhiều điều kiện
thuận lợi rất nhiều cho sản xuất và nhất là xuất khẩu nông sản của Việt Nam
trong thời gian khó khăn hiện nay.
Tính đến ngày 15/3/2010, cả nước đã gieo cấy 3051,8 nghìn ha lúa đông
xuân, bằng 102,4% cùng kỳ năm trước; ngô 369,2 nghìn ha, bằng 107,9% cùng
kỳ năm trước; khoai lang 78,1 nghìn ha, bằng 97,1%; đậu tương 111,6 nghìn

ha, bằng 143,6%; rau đậu 366,6 nghìn ha, bằng 101,8%. Ngoài ra, các địa
phương phía Bắc còn tập trung thu hoạch cây vụ đông: Sản lượng ngô tăng
66%; khoai lang tăng 23%; đỗ tương gấp 4,6 lần; lạc tăng 18%; rau đậu tăng
17%.
Năm 2009, mặc dù nước ta bị bão lũ gây thiệt hại nặng nề, nhưng nhờ có
sự nỗ lực đẩy mạnh sản xuất của các vùng miền nên sản lượng lúa cả năm vẫn
đạt gần 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008. Nếu tính chung cả
4,4 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 43,3 triệu tấn,
tăng 24,4 nghìn tấn so với năm 2008 (Lúa tăng 165,7 nghìn tấn, nhưng ngô
giảm 141,3 nghìn tấn).Diện tích và sản lượng các loại cây hàng năm khác đạt
thấp, thậm chí một số loại cây trồng còn giảm sút so với năm 2008 do vụ đông
bị bão, lũ như: Khoai lang đạt 1207,6 nghìn tấn, giảm 118 nghìn tấn (diện tích
giảm 16,2 nghìn ha); đỗ tương đạt 213,6 nghìn tấn, giảm 54 nghìn tấn (diện
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
tích giảm 45,9 nghìn ha); lạc đạt 525,1 nghìn tấn, giảm 5,1 nghìn tấn (diện tích
giảm 6,1 nghìn ha). Riêng sản lượng sắn và mía giảm nhiều còn do giá tiêu thụ
trên thị trường thấp nên một phần diện tích đã được chuyển đổi sang trồng các
loại cây khác (Diện tích trồng sắn giảm 45,2 nghìn ha, sản lượng chỉ đạt 8,5
triệu tấn, giảm 753 nghìn tấn; diện tích trồng mía giảm 10,6 nghìn ha và sản
lượng chỉ đạt 15,2 triệu tấn, giảm 899,1 nghìn tấn).
Còn về cây lâu năm thì có xu hướng phát triển khá do giá bán sản phẩm
tăng và do nhiều địa phương đã tiến hành trồng thay thế những cây già cỗi
bằng loại cây giống mới có năng suất và chất lượng cao nên thu nhập từ cây
lâu năm cao hơn các loại cây trồng khác đã khuyến khích các doanh nghiệp và
người dân tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng. Đặc biệt trong năm 2009,
một số mô hình dự án được triển khai tích cực và có hiệu quả như: Dự án
trồng mới cây cao su ở Yên Bái 3,5 nghìn ha; Điện Biên 3,2 nghìn ha; dự án
trồng 320 ha chè cành năng suất cao ở Thái Nguyên Nhờ vậy, diện tích chè

năm 2009 đạt 128,1 nghìn ha, tăng 2,6 nghìn ha so với năm trước; cà phê 537
nghìn ha, tăng 6,1 nghìn ha; cao su 674,2 nghìn ha, tăng 42,8 nghìn ha; hồ tiêu
50,5 nghìn ha, tăng 0,6 nghìn ha. Sản lượng một số cây lâu năm tăng khá, trong
đó chè búp ước tính đạt 798,8 nghìn tấn, tăng 7% so với năm 2008 (diện tích cho
sản phẩm tăng 2,7%; năng suất tăng 4,2%); cao su 723,7 nghìn tấn, tăng 9,7%
(diện tích cho sản phẩm tăng 5,6%; năng suất tăng 3,8%); hồ tiêu 105,6 nghìn
tấn, tăng 7,2% (diện tích cho sản phẩm tăng 4,5%; năng suất tăng 2,6%).
Đến năm 2008 sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7
triệu tấn (7,5%) so với năm 2007 do diện tích gieo trồng tăng 200,5 nghìn ha
và năng suất tăng 2,3 tạ/ha. Nếu tính cả 4,5 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng
lương thực có hạt năm 2008 đạt 43,2 triệu tấn, tăng 7,5% so với năm trước.
Sản lượng một số cây hàng năm khác cũng tăng cao so với năm 2007 do cả
diện tích và năng suất đều tăng, trong đó sản lượng sắn ước tính đạt 9,1 triệu
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
tấn, tăng 11%; lạc 0,5 triệu tấn, tăng 4%; rau 11,5 triệu tấn, tăng 3,5%; đậu
185,8 nghìn tấn, tăng 5,1%.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng
hoá cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Diện tích trồng chè đạt 129,6
nghìn ha, tăng 2,5% so với năm 2007, sản lượng đạt 759,8 nghìn tấn, tăng
7,5%; cà phê 525,1 nghìn ha, tăng 3,1%, sản lượng 996,3 nghìn tấn, tăng
3,6%; cao su 618,6 nghìn ha, tăng 11,2%, sản lượng 662,9 nghìn tấn, tăng
8,7%; hồ tiêu 50 nghìn ha, tăng 3,3%, sản lượng 104,5 nghìn tấn, tăng 17%.
Bảng 1.1. Sản lượng một số cây trồng hàng năm 2 năm 2008-2009
ĐVT: (nghìn tấn)
Năm
Lương thực có hạt Khoai
lang
Sắn Lạc

Đậu
tương
Lúa Ngô
2008 38631 4531 1325 9090 531 268
2009 38896 4431 1207 8557 525 214
Nguồn : Kinh tế 2008-2009. Việt Nam và Thế giới
Sản lượng lúa tính chung ba vụ năm 2007 đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1%
so với năm 2006. Năm 2007 cũng là năm được mùa ngô với sản lượng 4,11
triệu tấn, tăng tới 8,2% so với năm trước. Tính chung cả lúa và ngô thì sản
lượng lương thực có hạt năm nay đạt gần 40 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm
2006. Sản lượng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm như đay, mía, lạc đậu
tương đều tăng so với năm trước, do tăng cả diện tích và năng suất. Sản lượng
hầu hết cây có giá trị xuất khẩu cao như cao su, hồ tiêu, điều chè tăng từ 8,3
đến 14,4% do mở rộng diện tích và tăng năng suất. Riêng cây cà phê, tuy diện
tích tăng 1,9% nhưng do sâu bệnh nên năng suất thấp, kéo theo sản lượng
giảm 2,4%.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 ước tính đạt 39,65 triệu tấn, chỉ
tăng 0,1% so với năm trước, tương đương với tăng thêm 26,4 nghìn tấn, trong
đó lúa 35,83 triệu tấn, giảm 0,1% và ngô 3,82 triệu tấn, tăng 0,9%. Sản lượng
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
lúa giảm nhẹ so với năm trước do diện tích giảm 4,8 nghìn ha và năng suất chỉ
tương đương năm trước. Sản lượng một số cây hàng năm so với năm trước
tăng, giảm với mức độ khác nhau: khoai lang tăng 0,8%; sắn tăng 14,9%; đỗ
tương giảm 11,8%; lạc giảm 5%; rau các loại tăng 6,4%; mía tăng 4,9% Do
thời tiết thuận và giá thu mua một số nông sản cho xuất khẩu như cao su, cà
phê, chè, hồ tiêu tăng cao đã kích thích người dân mở rộng sản xuất, tăng sản
lượng: trong đó sản lượng cao su tăng 13,4%, cà phê tăng 13,5%, hồ tiêu tăng
2,9%, chè tăng 7,4%; riêng cây điều tuy diện tích tăng 14,4 nghìn ha (+4,1%)

nhưng sản lượng giảm 2%. Diện tích cây ăn quả tăng 7 nghìn ha so với cùng
kỳ năm trước.
Bảng 1.2. Sản lượng một số cây trồng lâu năm 2 năm 2006-2007
(nghìn tấn)
Năm
Chè
(búp khô)
Cà phê
(nhân)
Cao su
(mủ khô)
Hồ tiêu Hạt điều
2006 649 985 555 79 273
2007 707 961 610 89 312
Nguồn : Kinh tế 2008-2009. Việt Nam và Thế giới
Phần trên là tình hình sản xuất nông sản về cơ bản của Việt Nam từ năm
2006 đến nay, ngoài ra ta cũng khái quát về kết quả sản xuất nông sản của
Việt Nam trước khi gia nhập WTO (trong vòng 5 năm 2001-2005) trong bảng
dưới đây:
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Bảng 1.3. Kết quả sản xuất một số nông sản của Việt Nam từ 2001-2005
(nghìn tấn)
Sản lượng cây trồng 2001 2002 2003 2004 2005
Lương thực có hạt 34273 36961 37707 39581 39622
Trong đó: + lúa 32108 34447 34569 36149 35833
+ ngô 2162 2511 3136 3431 3787
Khoai lang 1654 1704 1577 1512 1443
Sắn 3509 4438 5309 5821 6716

Bông 33,6 40,0 35,1 28,0 33,5
Mía 14657 17120 16855 15649 14929
Lạc 363 400 406 469 489
Đậu tương 174 206 220 246 293
Chè (búp khô) 76 94 95 570
Cà phê (nhân) 841 700 794 836 752
Cao su (mủ khô) 313 298 364 419 482
Hồ tiêu 44 47 69 73 80
Nguồn : Kinh tế 2008-2009. Việt Nam và Thế giới
Qua kết quả sản xuất nông sản của Việt Nam trước và sau khi gia nhập
WTO ta có thể thấy nhìn chung kết quả sản xuất nông sản của Việt Nam trước
và sau khi gia nhập WTO chưa có sự thay đổi rõ rệt cho lắm, có sản phẩm sản
lượng tăng lên có sản phẩm sản lượng giảm xuống xong không nhiều chỉ ở
mức dao động nhỏ giống như sự tăng lên giảm xuống qua các năm bình
thường của quá trình sản xuất.
1.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập
WTO
1.2.1. Những thành tựu đạt được
• Quy mô xuất khẩu ngày càng mở rộng cả về số lượng và kim ngạch
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm qua tăng lên rất nhanh
nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng
như khả năng xuất khẩu của cả nước đều tăng cao.
Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu nước ta (tỷ USD)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng kim ngạch xuất khẩu 32.5 40 48.38 62.9
Kim ngạch xuất khẩu nông sản 4.6 5.9 6.2 10.25 6.6
Tỷ trọng 14.2% 14.8% 12.8% 16.3%

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
• Xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt mức tăng trưởng cao
Bảng 1.5. Tăng trưởng xuất khẩu nông sản nước ta( %)
2005 2006 2007 2008
XK nông-lâm-thủy sản -4,8 20,9 39,1 43,1
XK nông sản -33,5 15,1 90,1 78,7
XK lâm sản 34,9 25,5 21,7 14,4
XK thủy sản 13,5 22,9 12,1 17,9
Nguồn: Đề án phát triển thương mại nông-lâm-thủy sản đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy nói chung và nông sản nói
riêng tăng nhanh liên tục qua các năm tăng nhanh hơn cả tốc độ nhập khẩu
nên thương mại nông sản liên tục xuất siêu
• Xuất khẩu nông sản đã xây dựng được nhiều ngành hàng có kim ngạch
xuất khẩu cao
Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của nước ta trong những
năm vừa qua là gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, chè, rau quả. Những mặt hàng
này trung bình chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của
nước ta. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện có vị trí cao trên thị trường
thế giới về khối lượng xuất khẩu như gạo ( thứ 2 sau Thái Lan), cà phê (thứ 1
về cà phê Robusta), hạt điều (thứ 2)
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Bảng 1.6. Kim ngạch một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam
(nghìn tấn)
Mặt hàng chủ yếu 2006 2007 2008 2009
Gạo 4641 4558 4720 5947
Cà phê 981 1229 1004 1168

Hạt tiêu 115 83 90 137
Hạt điều 128 153 165 177
Cao su 704 715 645 726
Rau quả(*) 259 306 396 431
Chè 110 115 104 133
Nguồn: Kinh tế 2008-2009. Việt Nam và Thế giới
(*): triệu USD
• Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực
Ngoài các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, cao su, chè đang
được đa dạng hóa theo hướng tăng dần sản phẩm chất lượng cao phù hợp thị
hiếu người tiêu dùng thì hiện nay các mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam
đang đươc các thị trường chấp nhận và ưa thích như: thanh long, dứa, bưởi
và một số loại rau tươi. Đồng thời các nông sản xuất khẩu hiện nay có xu
hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng nông sản qua
chế biến và tăng dần các sản phẩm có nguyên liệu là hàng nông sản như kẹo
lạc, kẹo nhân cà phê
Ngoài ra một số mặt hàng dù kim ngạch xuất khẩu nhỏ không đạt vị trí
cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản nhưng có tốc độ tăng trưởng rất
cao ví dụ như dầu cọ, tinh bột, mật ong
• Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam ngày càng cao
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình mang
lại cho nông sản Việt Nam những đặc tính vượt trội so với các nước khác thì
sự tiến bộ liên tục trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, chế biến, đóng gói,
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
nhãn mác theo các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế và quy định của thị
trường nhập khẩu nên hàng nông sản Việt Nam vượt qua được các rào cản kĩ
thuật khắt khe, thâm nhập thị trường quốc tế, dần dần tăng thị phần và nâng
giá ngang bằng với các đối thủ và mức giá thế giới. Ví dụ như nếu tính theo

hiệu quả xuất khẩu nông-lâm-thủy sản/ lao động thì Việt Nam cao hơn một số
nước khác cụ thể là Trung Quốc và In-do-ne-xi-a
1.2.2. Những hạn chế tồn tại
• Vấn đề tranh chấp nguyên vật liệu
Nhiều doanh nghiệp bị phá hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu do nông
dân khi sắp đến vụ thu hoạch thấy có người trả giá cáo hơn sẵn sàng phá hợp
đồng với doanh nghiệp đã kí. Các doanh nghiệp chế biến thì do thiếu nguyên
liệu nên sẵn sàng tranh mua tranh bán để kiếm được nguyên liệu dù có làm sai
luật. Mặt khác lại còn xuất hiện một số thương nhân nước ngoài sang tận Việt
Nam để mua nguyên liệu thô về nước làm nguyên liệu chế biến. Điều này làm
tăng giá nguyên liệu đầu vào của một số ngành chế biến nông sản và làm
thiếu hụt nguyên vật liệu trầm trọng của các nhà máy buộc các nhà máy phải
giảm công suất. Nhiều nhà máy lại ở vùng hẻo lánh xa đường lớn giao thông
đi lại khó khăn nên làm tăng chi phí đi lại, chi phí bảo quản, thông tin liên
lạc tất cả đã đẩy giá nông sản lên cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm
so với các đối thủ.
• Chất lượng hàng xuất khẩu không đồng đều và không ổn định
Do trình độ của người nông dân Việt Nam vẫn chưa cao nên trong quá
trình trồng trọt và chăn nuôi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót nhất là vấn đề
kiểm dịch, phân bón công tác bảo quản sau thu hoạch vẫn còn thủ công,
bao bì nhãn hiệu chưa đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất vẫn còn
quy mô nhỏ lẻ nên kết quả thu được vẫn chưa cao.
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
0
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
• Xuất khẩu vẫn chủ yếu là các sản phẩm thô chưa có sản phẩm chất
lượng cao có thương hiệu mạnh trên thế giới
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu trong thời gian qua của Việt Nam vẫn
là những sản phẩm thô chưa qua chế biến nhiều như lúa gao, cao su, cà phê

chưa có sản phẩm nào có thương hiệu mang tầm quốc tế. Trong chuỗi giá trị
toàn cầu các sản phẩm này vẫn ở vị trí thấp, chưa tạo được kênh phân phối
đến tay người tiêu dùng trên thế giới. Một số ngành hàng có kim ngạch lớn
nhưng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu chế biến chiếm nhiều nên giá trị thu
được vẫn thấp.
• Khoa học công nghệ, cách thức quản lý vẫn còn yếu kém
Nông nghiệp nước ta chủ yếu vẫn phát triển theo khả năng tự nhiên, trình
độ khoa học công nghệ vẫn còn yếu kém, chi phí sản xuất cao, công nghệ chế
biến sau thu hoạch lạc hậu nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả
năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa đạt
được thành tựu đáng kể.
Chính vì vậy dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khá cao nhất là năm
2008 nhưng ngay khi khủng hoảng xảy ra thì nông sản xuất khẩu của Việt
Nam bị ứ đọng, giá trị giảm đáng kể gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và
nông dân trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Bên cạnh đó do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam manh mún nên để tận
dụng những khoa học công nghệ hiện đại như ở các nước khác là vô cùng khó
khăn, điều đó gây nhiều cản trở cho sự phát triển nông nghiệp của nước ta.
• Vượt qua hàng rào kĩ thuật
Vì chưa làm tốt công tác quản lý và nâng cao chất lượng hàng nông sản
xuất khẩu về nhiều mặt như tiêu chuẩn vệ sinh, phẩm chất hàng hóa, đóng gói
nhãn mác nên xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian vẫn gặp nhiều khó
khăn khi tiếp cận thị trường quốc tế vốn khó tính với nhu cầu hàng hóa chất
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
lượng cao. Mặc dù gia nhập WTO đã giúp Việt Nam dễ dàng hơn khi xuất
khẩu vào các nước trong cùng hiệp hội nhưng với thị trường thế giới rộng lớn
thì Việt Nam còn cần chú ý nhiều hơn nữa trong việc tìm hiểu luật lệ, quy

định pháp luật, tập quán kinh doanh trên các thị trường đó.
• Cơ sở hạ tầng vật chất vẫn còn nhiều bất cập
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam
vẫn còn nhiều bất cập, chưa khắc phục được hết hậu quả của thiên tai gây ra
ngày càng nhiều cho nước ta. Hơn thế nữa hại tầng dịch vụ thương mại hàng
nông-lâm-thủy sản cũng vẫn thiếu sót nhiều: cảng xếp hàng, chi phí chuyên
chở cao. Điều đó đã gây nên tình trạng bất ổn trong phát triển kinh tế của đất
nước ta nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Bên cạnh việc coi trọng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu nông
sản được coi là một trong những định hướng chiến lược của phát triển nông
nghiệp Việt Nam. Tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu hiện chiếm khoảng
30 - 35% khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm
khoảng 20%, cà phê: 95%, cao su: 85%, hạt điều: 90%, chè: 80%, hạt tiêu:
95%… Một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị
trường thế giới (gạo,cà phê, hạt điều, hạt tiêu). Ngoài các khu vực tiêu thụ
truyền thống nông sản của Việt Nam, như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các
nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị trường
Trung Đông, EU, Mỹ và châu Phi.
2.1.Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng
2.1.1. Thị trường gạo
Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà
hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Sự phát
triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công

cuộc đổi mới về kinh tế. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại
yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả. Gạo
xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã
bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng
số lượng chưa nhiều.
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khẩu gạo trong
thời gian vừa qua
Năm
Sản lượng
(nghìn tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (so với năm trước) %
Lượng Trị giá
2006 4749 1306 90,5 92,8
2007 4500 1454 96,9 113,9
2008 4720 2902 103,6 194,8
2009 5947 2662 125,4 92,0
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy năm 2009 lượng gạo xuất khẩu tăng
1227 nghìn tấn tăng lên 25,4% so với năm 2008 nhưng về giá trị lại bị giảm đi
8%. Năm 2008 lượng tăng 220 nghìn tấn tương đương 3,6% còn về giá trị
tăng 1448 triệu USD tương đương 94,8%. Năm 2007 sản lượng lại giảm đi so
với năm 2006: 249 nghìn tấn tương đương 3,1% nhưng về kim ngạch lại tăng
148 triệu USD tương đương 13,9%. Nói chung tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam biến động tăng giảm theo giá thế giới, năm

tăng lên năm giảm xuống.
Trong thời gian vừa qua phạm vi thị trường gạo của Việt Nam không có
nhiều thay đổi : năm 2006 có 41 thị trường, năm 2007 có 63 thị trường riêng
năm 2008 tăng lên 128 thị trường và vùng lãnh thổ. Để biết được rõ hơn về
quy mô và một số chỉ tiêu đánh giá về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
ta có thể theo dõi rõ hơn trong Bảng1 và Bảng 5 của phần phụ lục.
Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh
so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008).
Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu
Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007
lên 22% năm 2008).
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm
2007-2008 (%)
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì,
Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng
lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007.
Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường
bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8%
về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại
(chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi
chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.
Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại
Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A

1
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin,
145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia).
Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về
lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị)
so với năm 2007. Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007.
Điều đáng chú ý là năm 2008, I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại
khi tạm ngừng nhập khẩu vào năm 2007. Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1
thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Hình 2.2. Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ
Việt Nam năm 2008
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Ả rập Syrian mặc dù có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam không
lớn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 2007/08 lớn nhất. Tốc độ tăng
trưởng của thị trường này đạt 29.338%. Ba Lan là thị trường có tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu gạo từ Việt Nam lớn thứ hai, đạt 6.790%. Tiếp theo là các
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
thị trường Senegal (đạt 6.411%), Fiji (tăng 4.638%), Pháp (tăng 2.272%),
Kenya (tăng 2.140%), Ả rập Xê út (tăng 2.093%), Đông Timo (tăng 1.646%).
Bờ biển Ngà (1.214%) Các thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập
khẩu lớn nhất năm 2008 này chủ yếu là các thị trường thương mại (các thị
trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi.
Tính đến hết năm 2009 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là:
Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Cu-ba, Xing-ga-po, Đài Loan là 5 nước nhập khẩu
nhiều gạo nhiều nhất của Việt Nam nhưng tuy nhiên thị trường Châu Phi là

thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam, điển hình là một số quốc gia như Angola, Bờ biển Ngà, Senegal,
Nam Phi và Kenya.
Bảng 2.2. Gạo xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ năm 2009
Gạo
Lượng
( tấn)
Trị giá
(nghìn USD)
Trong đó :
1 Phi-li-pin 1707994 917130
2 Ma-lai-xi-a 613213 272193
3 Cu Ba 449950 191036
4 Xin-ga-po 327533 133594
5 Đài Loan 204959 81616
6 I-rắc 171000 68947
7 Liên bang Nga 84646 37089
8 Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 44599 20215
9 Nam Phi 37253 16367
1
0 U-crai-na 37562 15749
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác tăng
lên đáng kể từ năm 2008 sang năm 2009, đa số nước nào cũng tăng lên thậm
chí có nước còn tăng lên nhiều ví dụ như Ma-lai-xi-a năm 2008 là 477456 tấn
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
còn năm 2009 là 613213tấn; Xing-ga-po năm 2008 là 85807 tấn còn năm

2009 tăng lên 327533 tấn.
Thị trường cũng có sự thay đổi đáng kể không được duy trì ổn định thật
sự qua các năm.
Bảng 2.3. Gạo xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ năm 2008
Gạo
Lượng
(tấn)
Trị giá
(nghìn USD)
Trong đó:
1 Phi-li-pin 1693223 1177786
2 Ma-lai-xi-a 477456 271343
3 I-rắc 177518 89336
4 Xin-ga-po 85807 40276
5 In-đô-nê-xi-a 75657 34823
6 Nga 58765 32142
7 Đài Loan 28861 13843
8 Nam Phi 26409 12867
9 Ba Lan 18124 11022
10 U-crai-na 17337 9598
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Thị trường gạo được coi là ổn định trên 10 năm nay với kim ngạch xuất
khẩu không hề nhỏ tuy giá cả không cao chỉ bằng 70% giá gạo thế giới. Năm
2008 đặc biệt giá gạo xuất khẩu Việt Nam đạt đỉnh cao so với năm 2007 tăng
gấp đôi. Tuy nhiên so với Thái Lan – quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
thì giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn.
2.1.2. Thị trường rau quả
Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản có triển vọng mở rộng
xuất khẩu. Tuy nhiên, rau quả Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn người tiêu dùng
nước ngoài, thậm chí ngay trên thị trường nội địa việc tiêu thụ cũng gặp nhiều

khó khăn. Tuy có một số loại loại trái cây “đặc sản”, nhưng nhìn chung, so
với các nước trong khu vực, sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam còn thua
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
kém cả về chất lượng và giá thành. Về mặt chất lượng, sự phát triển rau quả
Việt Nam vẫn mang nặng tính tự nhiên, sử dụng nhiều giống cũ, chất
lượng và năng suất thấp, mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
chưa nhiều và chưa rộng rãi. Giá rau quả Việt Nam cũng cao hơn nhiều nước
trong khu vực.
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khấu rau quả trong
thời gian vừa qua
Năm
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (so với năm trước)%
2006 263 112
2007 299 115,4
2008 396 129,5
2009 431 106,1
Nguồn:Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
đều tăng lên qua các năm: năm 2009 kim ngạch tăng 35 triệu USD so với năm
2008 tốc độ tăng trưởng tăng lên 6,1%; năm 2008 tăng 97 triệu USD so với
năm 2007 tốc độ tăng trưởng tăng 29,5%, năm 2007 tăng 36 triệu USD so với
năm 2006 tốc độ tăng trưởng tăng 15,4%.
Vào các thị trường cụ thể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng
lên qua các năm: năm 2008 kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc là lớn nhất
đạt 48941 nghìn USD còn năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang Cam-pu-chia

là lớn nhất đạt 55286 nghìn USD tăng 6345 nghìn USD. Tuy còn nhiều khó
khăn vì rau quả Việt Nam cũng chưa “có tiếng” nhiều trên thị trường thế giới
đặc biệt mấy tháng đầu năm 2009 thị trường xuất khẩu ra quả Việt Nam đang
có nguy cơ bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và
nhiều yếu tố khách quan từ thị trường trong nước nhưng trong tương lai
không xa rau quả của Việt Nam sẽ đứng vững trên thị trường quốc tế.
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
1
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Bảng 2.5. Hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ
năm 2009
Hàng rau quả
Trị giá
(nghìn USD)
Trong đó :
1 Cam-pu-chia 55286
2 Ca-na-đa 34228
3 Đài Loan 31878
4 Đức 21644
5 Hà Lan 19885
6 Hàn Quốc 17880
7 Mỹ 10329
8 Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 8440
9 In-đô-nê-xia 8355
10 I-ta-li-a 7559
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Chúng ta có thể theo dõi rõ hơn về thị trường và kim ngạch xuất khẩu rau
quả của Việt Nam vào các thị trường chủ yếu trong 2 năm 2008 và 2009 trong
Bảng 2 và Bảng 6 của phần phụ lục còn ở đây bài báo cáo chỉ xin đưa ra 10

thị trường có kim ngạch nhập khẩu nhiều rau quả nhất từ Việt Nam. Bảng trên
là kim ngạch nhập khẩu rau quả của 10 nước năm 2009 còn bảng dưới là kim
ngạch nhập khẩu rau quả của 10 nước năm 2008.
Bảng 2.6. Hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước sơ bộ
năm 2008
Hàng rau quả
Trị giá
(nghìn USD)
Trong đó:
1 Trung Quốc 48941
2 Nga 38798
3 Ca-na-đa 31001
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
2
0
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
4 Nhật Bản 30787
5 Hàn Quốc 19447
6 Ê-xtô-ni-a 12707
7 Xin-ga-po 12424
8 Hy Lạp 12152
9 Hà Lan 10613
10 Thái Lan 10463
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
2.1.3. Thị trường cà phê
Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu cho xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu
chiếm tới 90% sản lượng sản xuất hàng năm trong đó có tới 99% là cà phê
vối. Đầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu gia nhập và là thành viên chính thức
của Tổ chức Quốc tế về cà phê (ICO)
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xuất khẩu cà phê trong

thời gian vừa qua
Năm
Sản lượng
(nghìn tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng(so với năm trước)%
Lượng Trị giá
2006 897 1101 100,5 149,9
2007 1194 1854 121,8 152,3
2008 1004 2022 81,6 105,8
2009 1168 1710 110,2 81,0
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Năm 2009 sản lượng là 1168 nghìn tấn tăng 10,2% so với năm trước
nhưng về giá trị lại giảm đi 312 triệu USD tương đương giảm đi 19%. Năm
2008 sản lượng là 1004 nghìn tấn giảm 190 nghìn tấn nhưng về giá trị lại tăng
lên 168 triệu USD tương đương 5,8%. Năm 2007 sản lượng là 1194 nghìn tấn
tăng 2091 nghìn tấn tương đương 21,8% về kim ngạch là 1854 triệu USD
tương đương 52,3%. Năm 2006 tăng cả về kim ngạch và sản lượng nhưng
tăng nhiều về kim ngạch còn số lượng tăng ít hơn.
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
2
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Huy Nhượng
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng. Năm 2006
Viêt Nam xuất khẩu tới 52 thị trường khác nhau, năm 2007 xuất khẩu tới 54
thị trường, năm 2008 tới gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ sau hơn 25
năm phát triển Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng cà phê
xuất khẩu chỉ sau Brazil. Để theo dõi rõ hơn về thị trường nhập khẩu cà phê
của Việt Nam và một số chỉ tiêu đánh giá về sự tốc độ tăng trưởng của các thị

trường nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam chúng ta có thể xem Bảng 3
và Bảng 7 trong phần phụ lục cuối bài.
Một số thị trường chính nhập khẩu cà phê Việt Nam như: Đức, Mỹ, Tây
Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nhật Bản chiếm thị phần tới
74% còn hơn 60 thị trường khác chỉ chiếm 26% thị phần. Thị trường nhập
khẩu cà phê Việt Nam không có quá nhiều biến động vì đây là mặt hàng
truyền thống đã có từ lâu của Việt Nam và ít nhiều đã được nhiều nước biết
đến.
Bảng dưới đây thống kê sơ bộ về 5 thị trường luôn dẫn đầu trong nhập
khẩu cà phê của Việt Nam và chỉ thay đổi nhẹ về thứ hạng qua các năm chứ
không hề bị “rớt” khỏi vị trí của mình. Vì thế để tiện theo dõi em xin so sánh
qua về kim ngạch và sản lượng của 5 thị trường này trong 3 năm 2007 – 2008
– 2009:
Bảng 2.8. 5 thị trường nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam trong thời
gian vừa qua
Thị trường
chủ yếu
2009 2008 2007
Lượng
(tấn)
Trị giá
(nghìn USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(nghìn USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(nghìn USD)

Đức 136248 201768 136023 273835 17701
5
278180
Bỉ 132283 190495 88456 168057 45523 72317
SV: Chu Thị Vui Lớp: Kinh tế Quốc tế 48A
2
2

×