Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cao su ở tỉnh Bình Phước trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.75 KB, 100 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài Chuyên đề Tốt nghiệp này là công trình do tôi tự
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Ngọc cùng với sự giúp đỡ
của các thầy cô tại Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển trường đại học Kinh
tế quốc dân.

Trong quá trình thực hiện, tôi có tham khảo một số tài liệu, luận văn tốt
nghiệp và các sách báo có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kỳ một
chuyên đề hay luận văn nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và
mọi hình thức kỷ luật của Nhà trường.
Sinh viên thực hiện,
Dương Thị Thu Hương
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
MỤC LỤC
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: rủi ro sản xuất do thời tiết xấu. Error: Reference source not found
Đồ thị 2: Chu kỳ sống và phát triển cây cao su Error: Reference source not found
Đồ thị 3: Chu kỳ năng suất của cây cao su. Error: Reference source not found
Đồ thị 4: diện tích trồng cao su của tỉnh Bình Phước qua các năm và Error:
Reference source not found
dự kiến tới năm 2015. Error: Reference source not found


Đồ thị 5: Giá mủ cao su nước tại Bình Phước tháng 3/2011. Error: Reference
source not found
Đồ thị 6: giá mủ cao su thiên nhiên tại Bình Phước trong tháng 4/2011 Error:
Reference source not found
Đồ thị 7: giá xuất khẩu cao su của Bình Phước qua các năm. Error: Reference
source not found
Đồ thị 8: Giá xuất khẩu cao su Bình Phước cuối năm 2010 Error: Reference
source not found
khách hàng năm 2009 Error: Reference source not found
Đồ thị 9: sản lượng cao su thiên nhiên và nhân tạo trên thế giới Error:
Reference source not found
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế của Việt Nam Error: Reference source not
found
Bảng 2: Công suất các doanh nghiệp chế biến cao su tỉnh Bình Phước Error:
Reference source not found
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu mủ cao su thành phẩm của tỉnh Error: Reference
source not found
Bình Phước tháng 2 và tháng 4/2011 Error: Reference source not found
Bảng 4: giá mủ tươi tại Bình Phước những ngày trong tháng 4 năm 2011 Error:
Reference source not found
Bảng 5: biến động sản lượng khai thác mủ cao su của 1 số công ty cao su. Error:
Reference source not found
Bảng 6: Biến động tỷ giá USD/VND Error: Reference source not found
Bảng 7: Tình hình khai thác và tiêu thụ trong năm 2009 và năm 2010Error:
Reference source not found
Các chỉ tiêu Error: Reference source not found

SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Cao su là một trong những sản phẩm chiến lược xuất khẩu của Việt Nam
và là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân Việt Nam và các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cao su. Những năm qua, ngành
Cao su Việt Nam liên tục góp phần vào quá trình tăng trưởng nền kinh tế và
nâng cao đời sống của nhân dân.
Bình Phước là thủ phủ của cao su Việt Nam và là nơi có điều kiện vô
cùng phù hợp cho sự phát triển của cây cao su. Trong suốt những năm qua,
Bình Phước luôn là tỉnh dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu cao su, với những
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, với
những nông trường cao su rộng lớn. Các doanh nghiệp kinh doanh cao su xuất
khẩu có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những rủi ro, những khó
khăn trong quá trình kinh doanh và xuất khẩu. Bởi lẽ, cao su là cây trồng có
sự phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất lớn và cực kỳ nhạy cảm về giá. Trong
khi đó, giá cả và tình hình kinh tế trên thế giới liên tục biến đổi khôn lường
mà bản thân các doanh nghiệp lại chưa thể nào nắm bắt và thích nghi hết
được. Đặc biệt, các doanh nghiệp cao su Bình Phước còn nhiều hạn chế trong
năng lực quản lý, tiềm lực tài chính và chưa có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ
trên thị trường quốc tế. Việc gặp phải những rủi ro là điều tất yếu. Vậy những
rủi ro nào là nghiêm trọng và hay gặp nhất? Làm thế nào để có thể hạn chế
những rủi ro khi chúng xảy ra và phòng ngừa rủi ro nhằm ngăn ngừa và giảm
thiểu tối đa những tổn thất, thiệt hại có thể gây ra? Đây là câu hỏi khiến cho
các doanh nghiệp cao su của Bình Phước phải trăn trở suốt thời gian qua.
Trên cơ sở tình hình thực tế, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số
giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất
khẩu cao su ở tỉnh Bình Phước trong thời gian tới” nhằm tìm lời giải đáp
cho những câu hỏi trên.

Trong suốt thời gian qua, tôi đã tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, các báo
cáo tình hình của cao su tỉnh Bình Phước cùng với sự giúp đỡ tận tình của T.S
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
Nguyễn Minh Ngọc, người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu, viết và hoàn
thành chuyên đề thực tập của mình.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Minh Ngọc trong
suốt quá trình vừa qua, đã mất nhiều thời gian hướng dẫn, phân tích, cho tôi
cái nhìn đúng đắn và giúp tôi có thể trả lời được những câu hỏi cần giải đáp
trong đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy!
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Địa chỉ thực tập :
Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển trường đại học Kinh tế quốc dân.
Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (viết tắt là Viện), trực thuộc
trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Viện là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp
nhân, con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, hạch toán
kinh tế độc lập.
Viện hoạt động theo Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về quản lý khoa học và công nghệ, Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ của Bộ Khoa học Công nghệ số
A-494 ngày 22/03/2006.
Là một trong những Viện có uy tín về nghiên cứu, đào tạo và tư vấn các
lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, đến nay Viện đã thực hiện nhiều đề
tài, dự án khoa học; tổ chức nhiều hội thảo trong nước và quốc tế; tổ chức các

khoá học, lớp bồi dưỡng cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong nước. Viện đã
có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự phát triển của nhiều ngành, địa
phương, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Tháng 11/2002, Viện đã vinh dự được Thủ
tướng Chính phủ tặng bằng khen.
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
Địa điểm: Tầng 2 - Nhà 9, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
207 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng – HN.
Điện thoại: 84- 4- 36285214
Fax: 84- 4- 36285214
Email:
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
2. Cơ cấu tổ chức.
Viện gồm 4 ban và một Bộ môn trực thuộc, gồm:
- Ban tổng hợp
- Ban nghiên cứu dịch vụ tư vấn, đối thoại và thông tin.
- Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế và kinh doanh.
- Ban Nghiên cứu phát triển đào tạo và bồi dưỡng.
- Bộ môn Logistics
Viện có 30 cán bộ khoa học (bao gồm các cộng tác viên) có trình độ thạc
sỹ trở lên được đào tạo trong và ngoài nước. Viện Trưởng GS. TS. Đặng Đình
Đào. Phó Viện trưởng TS. Vũ Thị Minh Loan. Phó Viện trưởng PGS TS
Phạm Ngọc Linh.
2.1. Ban Nghiên cứu và tư vấn
a. Chức năng
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và các xu hướng phát triển kinh tế
- Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế của thế giới, tổng kết kinh
nghiệm và vận dụng vào thực tiễn để phát triển kinh tế Việt Nam
- Nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo cán bộ kinh tế, quản trị kinh doanh

của các nước trong khu vực và trên thế giới phục vụ cho công tác đào tạo của
Trường, Viện
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế nhằm cung cấp
những thông tin, tư liệu mới về nghiên cứu và phát triển kinh tế trong và
ngoài nước
- Tư vấn cho các tổ chức về chiến lược, kế hoạch, chủ trương và chính
sách phát triển kinh tế
- Tư vấn cho các doanh nghiệp về hoạch định chiến lược phát triển và tổ
chức các hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ
- Tư vấn cho các đơn vị trong Trường đại học Kinh tế Quốc dân về
nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào công tác giảng
dạy.
- Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nghiên
cứu và tư vấn
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
- Thiết lập, quản lý và phát triển quan hệ đối ngoại trong nghiên cứu, đào
tạo và tư vấn
b. Nhiệm vụ
- Đầu mối đại diện cho Viện nghiên cứu tổng kết lý luận, chính sách, cơ
chế quản lý kinh tế và kinh doanh; tổng kết, dự báo tình hình kinh tế- xã hội
trong nước và quốc tế theo định kỳ 1 năm và 5 năm làm cơ sở để Trường
tham mưu cho các cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định, ban hành chính
sách về kinh tế- xã hội, đồng thời phục vụ công tác giảng dạy, học tập của
Trường, Viện
- Đầu mối về nghiên cứu ứng dụng, tư vấn về kinh tế và quản trị kinh
doanh
- Xây dựng, đề xuất chương trình, kế hoạch nghiên cứu thường niên của
Viện

- Tập hợp, khai thác và xử lý thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, đào
tạo của Viện, Trường; xuất bản các kết quả nghiên cứu của Viện
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao
2.2. Ban Nghiên cứu phát triển đào tạo và bồi dưỡng
a. Chức năng
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo sau đại học theo
chỉ tiêu Nhà trường giao cho Viện hàng năm.
- Thực hiện các chức năng được quy định trong Điều lệ các trường đại
học (Ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của
Thủ tướng Chính phủ) và quy định về chức năng của các bộ môn trong khoa,
viện thuộc Đại học Kinh tế quốc dân
- Mở các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo các chủ đề đáp ứng nhu
cầu của xã hội
- Bồi dưỡng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các ngành, địa
phương và các doanh nghiệp
- Bồi dưỡng phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực kinh tế và kinh doanh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường đại
học Kinh tế quốc dân, các nhà nghiên cứu và nhà quản lý có nhu cầu
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
b. Nhiệm vụ
- Tổ chức và quản lý chương trình đào tạo sau đại học (chuyên ngành
logistics)
- Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức và lao động
hợp đồng do Viện quản lý
- Phát triển đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở, trung tâm đào tạo, các
trường đại học, các doanh nghiệp trong cả nước
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo của Viện và các

chương trình đào tạo và bồi dưỡng phục vụ công tác đào tạo của Trường,
Viện.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao
2.3. Ban Tổng hợp và Đối ngoại
a. Chức năng
- Tham mưu cho Viện trưởng về công tác đối ngoại và hành chính- tổng
hợp. Thực hiện công tác lễ tân, hành chính, văn thư, lưu trữ thuộc trách nhiệm
và thẩm quyền.
- Quản lý công tác tài chính, kế toán Viện
- Quản lý công tác tài chính, kế toán đề tài
- Công tác tổ chức cán bộ của Viện
- Công tác hậu cần của Viện
- Phát triển quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo
và tư vấn
- Quản lý, cập nhật website của Viện
b. Nhiệm vụ
- Căn cứ vào chiến lược phát triển Trường, xây dựng trình Hiệu trưởng
phê duyệt quy hoạch phát triển Viện theo hướng từng bước nâng cao chất
lượng nghiên cứu, đào tạo và uy tín của Viện
- Đầu mối đại diện cho Viện trong quan hệ với Trường và các đơn vị trực
thuộc Trường. Đề xuất nhu cầu và phối hợp với đơn vị chức năng tham gia
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
vào quá trình tuyển dụng viên chức, lao động hợp đồng của Viện theo đúng
quy định hiện hành
- Phối hợp với Ban Nghiên cứu và Tư vấn, Ban Đào tạo và Bồi dưỡng
thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, mua sắm văn phòng phẩm
- Thực hiện công tác đối ngoại, lễ tân của Viện.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của Trường giao cho

Viện.
- Tổ chức thu chi theo đúng nguyên tắc, chế độ tài chính của Nhà nước,
quy định quản lý tài chính đề tài, quản lý tài chính Viện, Trường.
- Phối hợp với các ban khác trong Viện để thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu, đào tạo.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
- Tập hợp, khai thác và xử lý thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, đào
tạo của Viện, Trường; xuất bản các kết quả nghiên cứu của Viện.
- Đầu mối điều phối, đôn đốc công tác đối ngoại của Viện, phát triển
quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng với các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Phối hợp với các ban khác trong Viện để thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu, đào tạo của Viện
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
3. Lĩnh vực hoạt động:
Viện thực hiện các hoạt động cơ bản sau:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng
kết kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và các nước trên thế
giới. Từ khi thành lập đến nay, Viện đã và đang thực hiện rất nhiều dự án phát
triển kinh tế xã hội cho Nhà nước và địa phương.
- Thiết kế và triển khai các chương trình, dự án trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực đào tạo, kinh doanh,
đầu tư, chuyển giao công nghệ và các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan cho
các cơ quan hoạch định chính sách của Trung ương, địa phương và doanh
nghiệp.
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
- Thực hiện các chương trình đào tạo sau đại học, mở các lớp bồi dưỡng
ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, về phương pháp nghiên

cứu kinh tế cho các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, cán bộ quản lý ở tầm vĩ mô
và vi mô.
- Thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu và tư vấn với các Viện,
Trung tâm, cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế và trong nước.
- Điều tra, xử lý các số liệu kinh tế - xã hội.
- Xuất bản sách: sách dịch, các kết quả nghiên cứu của Viện, sách giáo
trình, sách chuyên khảo.
- Ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cán bộ của Viện Nghiên
cứu Kinh tế và Phát triển tích cực tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
vủa viện, của trường, tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng khác của trường,
viết giáo trình, sách chuyên khảo ( Đào tạo sau đại học, bồi dưỡng ngắn hạn,
…)
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
I. Tổng quan rủi ro trong hoạt động kinh doanh
I.1. Rủi ro trong kinh doanh
Trong thế giới của chúng ta, ở bất cứ một lĩnh vực nào, từ kinh doanh, tới
chính trị - văn hóa - xã hội, hay cuộc sống thường ngày, tất cả chúng ta luôn phải
đối mặt với những sự việc bất ngờ xảy đến, những nguy hiểm, bất trắc mà đôi khi
chúng ta không mong đợi, chúng có thể mang tới những hậu quả mà ta không
mong muốn. Những điều kiện thiên tai bất lợi (bão lụt, sóng thần, núi lửa,…),
những điều kiện khách quan không lường trước (xung đột chính trị, chiến tranh,
khủng hoảng, lạm phát,…),…mọi người luôn e dè và sợ hãi những sự kiện đó,
chúng mang lại những thiệt hại cả về vật chất, sức khỏe, tinh thần và tính mạng

con người. Những sự việc, những nguy hiểm, bất trắc đó được gọi là rủi ro. Thực
tế cho thấy rằng, rủi ro là điều không thể tránh khỏi.
I.1.1. Khái niệm về rủi ro
Bàn về khái niệm rủi ro thì cho đến nay trên thế giới chưa có một định nghĩa
thống nhất nào về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các quan điểm khác
nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro, cực kỳ phong phú và đa dạng.
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn,
sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là sự không tốt lành, điều
không tốt bất ngờ xảy đến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý
muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động
xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Theo quan điểm truyền
thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên
quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho
con người, mang tính tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động con
người ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp thì rủi ro ngày càng nhiều và
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
đa dạng, mỗi ngày lại xuất hiện những rủi ro mới, chưa từng có trong quá khứ.
Con người cũng quan tâm tới việc nghiên cứu rủi ro và trong quá trình đó,
nhận thức về rủi ro đã thay đổi, trở nên trung hòa hơn, hiện đại hơn.
Theo trường phái trung hòa, Frank Knight, một học giả Mỹ cho rằng:
“rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”, nó liên quan đến việc xuất hiện
những biến cố không mong đợi. Đó là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả.
Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả nhưng có đo
lường được một cách tương đối. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được
hoặc mất không thể dự đoán trước.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được,
vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến

những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi
ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra
những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những
cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Theo Marilu Hurt MrCarty thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Georgia (Mỹ)
cho rằng: “ rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có
thể xác định được”. Quan điểm này rất gần với trường phái hiện đại.
Theo từ điển Kinh tế học hiện đại: “ Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một
sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của
sự kiện đó có một phân phối xác suất”.
Từ các quan điểm trên cho thấy có sự khác nhau khi nhìn nhận về rủi ro,
điều này có thể hiểu là do cách đánh giá ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực của
sản xuất và đời sống ở mỗi thời điểm xảy ra rủi ro. Nhưng đều có mối liên hệ
ở một số vấn đề sau :
(1) Các khái niệm, quan điểm đều đề cập đến sự không chắc chắn trong
tương lai, sự kiện bất ngờ, không mong đợi.
(2) Các khái niệm, quan điểm đều nói tới hậu quả do một hoặc nhiều
nguyên nhân gây ra và sự không chắc chắn về hậu quả, gây ra tổn thất cho
con người trong tương lai.
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
Tóm lại, mọi quan niệm đều đi đến thống nhất rằng rủi ro là những
biến cố xảy ra ngoài ý muốn, sự hiểu biết, dự tính của chúng ta và thường đem
lại những kết quả không mong muốn. Rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong
mọi lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Sự tồn tại của
rủi ro là tất yếu khách quan.
I.1.2. Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh (risk) được hiểu là việc lượng hóa khả năng xảy
ra những thiệt hại hoặc lợi nhuận thu về thấp hơn so với dự kiến. Có rất nhiều

dạng rủi ro như rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường, rủi ro về pháp luật, rủi ro
về tín dụng, rủi ro về lãi suất, rủi ro về bất động sản,…Một người kinh doanh
hoa quả mua hàng vào ngày hôm nay, mong muốn bán ra với giá cao hơn vào
ngày mai, thì rủi ro có thể gặp phải đó là khi thị trường sụt giá do một thông
tin chưa được xác minh hoàn toàn: hoa quả có phun hóa chất Trung Quốc có
thể dẫn tới ung thư, khiến cho người dân hoang mang, không dám tiêu dùng,
nhu cầu sụt giảm và giá cả cũng sụt giảm nhanh chóng. Rủi ro kinh doanh có
thể được hiểu là rủi ro gắn liền với các hoạt động kinh doanh. Ví dụ như rủi ro
kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất dầy da bao gồm một số rủi ro như sau:
rủi ro liên quan tới nguồn cung ứng nguyên vật liệu, rủi ro về nguồn nhân lực,
rủi ro về đầu ra, rủi ro về sự lỗi mốt thị trường,…Lợi nhuận là phần thưởng
cho các rủi ro, do đó bất cứ người nào, tổ chức nào đi tìm kiếm lợi nhuận
trong kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hay bất cứ
ngành kinh doanh nào đều có thể gặp phải rủi ro. Tìm kiếm lợi nhuận càng lớn
thì đồng nghĩa với việc rủi ro phải đối mặt càng lớn.
Rủi ro hiện diện bất cứ khi nào có sự bất ổn, không chắc chắn, xảy ra
liên quan đến các hậu quả trong tương lai. Chúng ta đang sống và hoạt động
kinh doanh trong một thế giới bất ổn, đầy biến động (giá dầu hỏa lên xuống
thất thường, tỷ giá ngoại tệ lên xuống theo ngày theo giờ, giá vàng, giá hàng
hóa thay đổi liên tục,…). Các hoạt động kinh doanh của chúng ta phụ thuộc
vào các rủi ro xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau. Việc ra quyết định
trong kinh doanh đều gặp phải rủi ro bởi vì việc ra quyết định được tiến hành
trước khi chúng ta biết được kết quả của quyết định đó. Mức độ rủi ro phụ
thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng kiểm soát các yếu tố trong
giai đoạn từ quyết định đến kết quả. Trong khi đó, từ quyết định đến kết quả là
cả một quá trình, bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó rất nhiều yếu tố nằm
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát của người ra quyết định nên mức độ rủi

ro là rất lớn. Khi đưa ra bất cứ quyết định nào, các nhà kinh doanh và các nhà
quản lý tất yếu sẽ phải cân nhắc tới yếu tố rủi ro. Mức độ thành công hay thất
bại của quyết định đó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các rủi ro liên quan và
việc các rủi ro đó được kiểm soát thế nào.
Rủi ro kinh doanh phát sinh từ một số nguồn gốc khác nhau, bao gồm:
ngành sản xuất đặc biệt mà doanh nghiệp đang hoạt động, tính chất về cơ sở
tài sản của doanh nghiệp, số lượng và khả năng kinh doanh của các đối thủ
cạnh tranh trong ngành, tính nhạy cảm của các tài sản công ty đối với thay đổi
công nghệ, tỷ giá hối đoái, luật pháp, quy định đối với các doanh nghiệp trong
các giao dịch quốc tế. Tất cả đều có thể phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình
hoạt động kinh doanh trong từng giờ từng phút.
Lý luận và thực tiễn chứng minh rằng rủi ro trong kinh doanh luôn xảy
ra khi mục đích của tất cả các doanh nghiệp hay chủ thể tham gia kinh doanh
là lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong
nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro.
I.2. Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
Nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa rủi ro là cố gắng để tối thiểu
hóa rủi ro nhiều nhất có thể và thích ứng với rủi ro.
Rủi ro là khách quan và nếu có đầy đủ thông tin thì có thể tính được xác
suất của các sự kiện xảy ra. Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là sử dụng các
biện pháp mang tính kỹ thuật tổ chức nhằm ngăn chặn, hạn chế nguy cơ, né
tránh rủi ro, tổn thất xảy ra. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt như
ngày nay, những rủi ro xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào, đó là điều không
thể tránh khỏi, nhưng vấn đề quan trọng nằm ở chỗ doanh nghiệp phải có khả
năng dự báo, có giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu những rủi ro ấy. Thực
chất, đó là một quá trình được thiết lập trong quá trình xây dựng kế hoạch
phát triển doanh nghiệp, nhằm xác định những rủi ro có nguy cơ dẫn đến
những hệ quả xấu cho doanh nghiệp để từ đó chủ động đưa ra những giải pháp
ứng phó phù hợp và kịp thời. Đa phần, các doanh nghiệp chưa quan tâm một
cách thoả đáng đến việc xây dựng hệ thống quản lý phòng ngừa rủi ro. Các

doanh nghiệp Việt Nam thường có được ý thức phòng ngừa rủi ro chỉ sau khi
doanh nghiệp đã gặp phải sự cố với những hậu quả nặng nề, đáng tiếc xảy ra.
Việc xác định được các rủi ro có thể xảy ra và tìm cách quản lý, phòng tránh,
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
hạn chế, về một góc cạnh nào đó cũng giống như việc uống vắc-xin phòng
ngừa bệnh tật.
Rủi ro mà không được quản lý, phòng ngừa, sẽ làm cho an ninh không
được bảo mật, hoạt động kinh doanh không thể diễn ra liên tục, gây mất mát
về tài chính, giảm đi lợi nhuận và gây ra những khoản nợ không cần thiết. Để
hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra, khi bắt đầu một dự án, một trong những việc
đầu tiên phải làm là xác định và đánh giá rủi ro nhằm lường trước các tình
huống rủi ro có thể xảy ra, phải xác định một cách cẩn thận, chi tiết, dựa trên
những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin đã có để có thể đưa ra giải pháp xử lý
hiệu quả. Việc phòng ngừa rủi ro có thể làm giảm bớt tiền chi phí bảo hiểm,
giảm tình trạng doanh nghiệp bị kiện tụng và làm tăng tính đảm bảo pháp luật
trong kinh doanh.
Một số bước chính trong quá trình xác định và phòng ngừa, kiểm soát
rủi ro của doanh nghiệp
Biểu đồ 1: Các bước quản lý và kiếm soát rủi ro trong doanh nghiệp
Nguồn: Tư vấn quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, 07/05/2010,
doanhnhan360.com
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
13
Nhận diện rủi ro
Giám sát
rủi ro
Kiểm soát
rủi ro

Phân tích rủi
ro
Thông tin mới
Phản hồi
Thực hiện
Lựa chọn
Đề xuấtĐiều chỉnh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
(1)Nhận diện rủi ro: Doanh nghiệp đã nhận diện được các rủi ro họ phải
đối mặt hay chưa? Họ đã làm gì hơn hay chỉ dừng ở việc nhận diện rủi ro?
Các rủi ro đã được nhận diện triệt để và chính xác hay chưa? Nhận diện rủi ro
bao gồm: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và mọi hoạt
động nhằm thống kê tất cả các rủi ro, dự báo được những dạng rủi ro mới xuất
hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
(2) Phân tích và đánh giá rủi ro: sau khi nhận được nhận diện, các rủi ro
đã được phân loại và đánh giá phù hợp chưa? Doanh nghiệp đã có cơ chế đánh
giá rủi ro hiệu quả hay chưa? phân tích rủi ro, xác định các nguyên nhân gây
ra rủi ro, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp phòng ngừa.
(3) Kiểm soát rủi ro: các rủi ro khi đã được nhận diện và đánh giá sẽ
được kiểm soát như thế nào? Các rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực của nó đã được
loại trừ hết chưa? Đã có cơ chế kiểm soát rủi ro hiệu quả hay chưa?
(4) Giám sát rủi ro.
I.3. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh
Hạn chế rủi ro trong kinh doanh là các biện pháp được sử dụng sau khi
rủi ro, tổn thất đã xảy ra nhằm hạn chế, ngăn chặn những thiệt hại về vật chất
và tinh thần. Nguyên tắc cơ bản của hạn chế rủi ro trong kinh doanh là tối
thiểu hóa những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Trong
hoàn cảnh cạnh tranh thị trường rất khốc liệt này, rủi ro là khó tránh khỏi.
Doanh nghiệp nào không dám chấp nhận rủi ro thì sẽ không phát triển lớn
mạnh được. Thông thường thành công càng lớn thì rủi ro càng lớn.

Trong thực trạng nền kinh tế phát triển mạnh ở Việt Nam như một vài
năm trước, khi các biến động thị trường mang tính tích cực, rất nhiều cơ hội,
giao dịch kinh tế được thực hiện một cách dễ dàng và có lợi cho tất cả các
bên…thì phần lớn các doanh nghiệp trong nước đều thấy mình thành công, dù
ở cấp độ nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, mà ít khi tính đến dài hạn, ngắn hay trung
hạn. Các rủi ro khi đó được giảm thiểu một cách khách quan từ thị trường và
do đó bị xem nhẹ một cách đáng tiếc. Tuy nhiên khi nền kinh tế toàn cầu và
riêng nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại và kém thuận lợi, bắt đầu từ
lạm phát cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đến việc khan hiếm, nền kinh tế
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
trong nước luôn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những cuộc khủng hoảng kinh tế,
lên xuống thất thường của tỷ giá,…thì các doanh nghiệp trong nước thường
xuyên phải đón nhận những rủi ro không mong muốn và khó tránh. Những rủi
ro xảy tới khi các doanh nghiệp chưa có đủ sự chuẩn bị, phòng ngừa và tiềm
lực để đón nhận và chấp nhận chúng, những thiệt hại, tổn thất xảy ra là điều
tất yếu. Công việc của doanh nghiệp khi đó là làm thế nào hạn chế được các
rủi ro một cách tốt nhất, xử lý hậu quả theo cách hạn chế thiệt hại ở mức thấp
nhất và khôi phục lại các giá trị bị mất mát nhanh chóng và toàn vẹn nhất có
thể. Việc xử lý này thường gọi là các biện pháp “ khắc phục rủi ro”, như là
một vế ứng đối cân xứng với “phòng ngừa rủi ro”. Theo lý thuyết thì phòng
ngừa rủi ro bao giờ cũng tốt hơn hạn chế rủi ro, nhưng trên thực tế thì “phòng
ngừa rủi ro” và “ hạn chế rủi ro” phải bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau mới đảm bảo
thành công cho một doanh nghiệp trong quá trình quản lý rủi ro.
II. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo Manuj và Mentzer (2008) trong các chuỗi cung ứng quốc tế, rủi ro thể
hiện ở các khía cạnh như sự thay đổi môi trường kinh doanh, sự khác biệt về
môi trường kinh doanh, sự khác biệt về cấu trúc thị trường, sự biến động của
thị trường, thông tin không đầy đủ. Ở mức độ cụ thể hơn, rủi ro liên quan đến

thời gian thực hiện hợp đồng, rủi ro về nguồn cung cấp. Các rủi ro trong hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu chia thành ba nhóm rủi ro chính sau:
- Rủi ro cung ứng: sự đình trệ trong cung cấp, biến động giá cả nguyên
liệu, sự không ổn định của chất lượng, sự biến động về nguồn nguyên liệu.
- Rủi ro vận hành: các cơ sở sản xuất hư hỏng, năng lực sản xuất hay chế
biến không đảm bảo, sự thay đổi công nghệ,…
- Rủi ro về cầu: sự xuất hiện của các sản phẩm mới, sự thay đổi của nhu
cầu,…
II.1. Rủi ro cung ứng
Như tất cả chúng ta đều biết, chuỗi cung ứng có vai trò cực kỳ quan trọng
trong các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Quản lý chuỗi cung ứng gắn
liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ việc
hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần,…đến việc phối hợp với các đối tác, nhà
cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ khách hàng. Rõ ràng yếu tố
cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay là sở hữu một chuỗi
cung ứng vượt trội hơn hẳn các đối thủ. Tất nhiên trong quá trình diễn ra chuỗi
cung ứng thì các doanh nghiệp không thể nào tránh khỏi những rủi ro, ví dụ như
vấn đề hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lựa chọn hãng tàu xe
không đáng tin cậy. Đôi khi rủi ro xảy ra ngay trong chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp, xảy ra ở việc thuê ngoài các nhà cung ứng. Do vậy, để xây dựng và sở
hữu một chuỗi cung ứng lý tưởng thì các doanh nghiệp cần phải biết kiểm soát
những rủi ro có thể xảy ra với chuỗi cung ứng của mình.
II.1.1.Rủi ro về sự biến động của giá thu mua
Giá thu mua hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giá thu mua có thể
biến động lên xuống, đặc biệt là trong nền kinh tế hiện nay thì sự biến động
càng thường xuyên hơn và bất thường hơn. Sự biến động này đã khiến cho cả

người trồng và người thu mua để kinh doanh đều gặp khó. Đặc biệt trong
ngành nông nghiệp, điều này lại càng thường xuyên xảy ra. Điệp khúc “mất
mùa, được giá” hoặc “được mùa, mất giá” lặp đi lặp lại với nhiều mặt hàng
nông sản. Nếu các doanh nghiệp không trực tiếp xuất khẩu mà chỉ thu mua rồi
bán qua các khâu trung gian để lấy lời thì không thể chủ động xuất bán mà
phải phụ thuộc vào kế hoạch thu mua ở các doanh nghiệp khác. Khi giá thu
mua lên cao, phần lớn các doanh nghiệp đầu mối tạm ngưng thu mua để chờ
giá xuống. Điều này khiến các đại lý thu mua lao đao vì trước đã mua với giá
cao sau đó lại chất đống chờ đợi vì không có ai mua lại.
Giá thu mua phải phụ thuộc vào nguồn hàng, phụ thuộc vào năng suất,
sản lượng và mức độ cung ứng của ngành hàng này, sản phẩm này trên thị
trường. Nếu cung không đủ cầu thì tất yếu giá cả sẽ tăng lên, còn cung vượt
quá cầu thì giá sẽ giảm xuống. Với sự biến động giá thu mua thất thường, đột
ngột, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất cao. Đặc biệt là
khi những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn mang tính tự phát,
manh mún, thì giá cả sẽ còn biến động thất thường và khiến cho các hộ sản
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
xuất, các doanh nghiệp thu mua nhỏ lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu gặp bất lợi trong cái vòng luẩn quẩn giá lên, giá xuống.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc giá thu mua biến động là một
trong những rủi ro dễ gặp phải và gây ra những tác động vô cùng xấu. Các
doanh nghiệp xuất khẩu thường ký những hợp đồng với đối tác với giá trị vô
cùng lớn, trong một khoảng thời gian dài và rất dài. Giá trong thời điểm doanh
nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác và giá khi thu mua để xuất khẩu
thường biến động rất nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế có những
cơn biến động giá khủng khiếp như hiện nay, giá tăng vùn vụt mỗi ngày và
xuống rất thất thường, dường như khó lòng kiểm soát được. Một doanh nghiệp
trong ngành dệt may là công ty cổ phần giày Đông Hưng (Bình Dương) cho

hay, năm 2010, Công ty phải tăng năng lực sản xuất lên 4 triệu đôi giày để đáp
ứng đơn hàng xuất khẩu. Dự kiến, năm 2011, Công ty tăng thêm 20% năng
lực sản xuất, do các đơn hàng từ Trung Quốc đổ dồn đến. Tuy nhiên, giá
nguyên liệu, nhân công tăng mạnh đang là thách thức cho doanh nghiệp trong
việc quyết định nhận hay không nhận đơn hàng và nếu nhận thì mức giá nào là
phù hợp. Thống kê mới nhất của Vitas cho thấy, giá nguyên liệu đang ở đỉnh
cao nhất trong lịch sử 140 năm qua của ngành dệt may thế giới. Giá bông hiện
đã là 3,1-3,4 USD/kg, giá xơ Polyester là 1,6-1,8 USD/kg, giá sợi 30 T/c đã
đến 3,2-3,3 USD/kg, sợi 40 CM 5,5-6,0 USD/kg. Nhìn chung, giá nguyên liệu
đã tăng và chưa có điểm dừng. Ngoài ra, các thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu
chẳng những chưa được giảm mà còn tăng lên. Gần đây các doanh nghiệp
xuất khẩu còn phải chịu thêm chi phí tắc hàng tại cảng từ 50-100
USD/container Chi phí vận chuyển cũng tăng đến trên 30% do ảnh hưởng
dây chuyền của giá nhiên liệu…Sự bất ổn về giá thu mua gây ra những khó
khăn không thể nào lường hết được đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
II.1.2.Rủi ro về sản lượng thu mua
Sở dĩ có rủi ro này, chủ yếu là do việc sản xuất kinh doanh phải chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố không kiểm soát được đó là thời tiết, khí hậu ( mưa,
bão, hạn hán, sương muối,…) sâu bệnh, cỏ dại, giống xấu. Do tác động của
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
các yếu tố không kiểm soát được mà khiến cho nguồn cung cho các doanh
nghiệp trở nên bất ổn định, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
Đồ thị 1: rủi ro sản xuất do thời tiết xấu.
Nguồn: báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2010.
Thời tiết ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây ra tình trạng không chắc
chắn về đầu ra. Từ đó dẫn tới không chắc chắn về giá thành sản xuất. Thời tiết
xấu khiến năng suất tụt giảm so với khi thời tiết bình thường, ảnh hưởng tới
nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất ở khâu tiếp

theo. Hiện nay, việc các quốc gia xuất khẩu gặp phải sự cố mất mùa hay sản
lượng giảm là điều rất bình thường, dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.
Đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã ký hợp đồng rồi mà không có đủ
nguồn cung nguyên liệu hay sản lượng thu mua thì sẽ gặp phải những thiệt hại
rất lớn khi không đáp ứng được nhu cầu và không thực hiện được hợp đồng
với đối tác, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải mua ngoài với giá cao,
làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, đôi khi rơi vào thua lỗ. Những rủi
ro trong vấn đề này khiến nhiều doanh nghiệp chỉ dám ký kết hợp đồng khi đã
đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu.
II.1.3.Rủi ro gián đoạn trong cung ứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gián đoạn trong quá trình
cung cấp: thảm họa thiên nhiên, chiến tranh, không thực hiện hợp đồng, rủi ro
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
khi giao nhận,…Sự gián đoạn của quá trình cung cấp khiến cho các doanh
nghiệp đau đầu khi phải tìm ra biện pháp đảm bảo được nguồn nguyên liệu
khi gặp sự cố bất ngờ gián đoạn, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện quá trình sản xuất và thực hiện hợp đồng, làm giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp thậm chí gây thua lỗ. Sự gián đoạn của quá trình
cung cấp còn có thể gây ra những cú leo thang bất ngờ của giá nguyên vật
liệu, khiến nhiều kẻ đầu cơ được dịp trục lợi, nhiều doanh nghiệp thiệt hại rất
lớn khi đã ký kết hợp đồng hay không tìm được nguồn cung nào khác với giá
phù hợp.
Ví dụ: năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với đảo quốc Nhật Bản, sau
vụ động đất sóng thần hôm 11/03/2011 và những sự cố hạt nhân, nhiều nhà
máy sản xuất đã bị phá hủy, nhiều nhà máy đã phải tạm ngưng hoạt động, quá
trình tái sản xuất hiện nay cũng đang gặp vô vàn khó khăn với sự cắt điện luân
phiên bất đắc dĩ. Rất nhiều hãng công nghệ lớn gặp phải rủi ro về khả năng bị
gián đoạn nguồn cung các nguyên vật liệu (như chip DRAM, cung cấp nguyên

liệu sản xuất di động…) từ Nhật Bản, nhiều đơn hàng đã phải tạm dừng.
II.1.4.Rủi ro về chất lượng đầu vào
Chất lượng đầu vào sẽ quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra và sẽ quyết
định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là những bộ
phận cấu thành lên sản phẩm, chất lượng sản phẩm, quyết định sự sống còn
của sản phẩm.
Một ví dụ điển hình đó là những vụ đình đám trên báo chí về việc mứt bẩn,
kẹo bẩn, dầu ăn bẩn,…Theo baocongthuong.com.vn số ra ngày 08/01/2011:
Bí đao xắt miếng bám đầy ruồi nhặng, phơi la liệt dọc vỉa hè dưới gió bấc
mưa phùn, cà rốt thái sợi rửa trong bể nước đục ngầu,…làm nên những miếng
mứt bí đao giòn sật, trắng nõn, mứt cà rốt đỏ tươi, mứt khoai tây vàng óng
trong túi bóng kính, trong hộp thật ngon mắt và hấp dẫn. Nguồn nguyên liệu
đầu vào ấy với chất lượng không hề được đảm bảo, vô cùng mất vệ sinh đã
khiến nhiều người tiêu dùng phải rùng mình. Khi chất lượng đầu vào không
được đảm bảo, thông tin được đưa lên đầu trang báo mạng, khiến người tiêu
dùng hoang mang, người dân không còn dám ăn mứt như trước, người gánh
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
chịu rủi ro chính là các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm từ những
nguồn đầu vào không hề đáng tin cậy ấy.
Chất lượng đầu vào là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đầu ra.
Nếu chất lượng đầu vào không được đảm bảo, thì khi kiểm nghiệm sản phẩm
đầu ra mà không đảm bảo chất lượng theo quy định, doanh nghiệp có thể gặp
rủi ro với khách hàng khi họ phát hiện ra và không chấp nhận sự không đảm
bảo chất lượng này, nguy cơ bị hủy hợp đồng, mất hợp đồng, bị phạt hợp đồng
là rất dễ xảy ra, đặc biệt là nguy cơ bị mất uy tín của doanh nghiệp và những
đối tác làm ăn đáng tin cậy sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro với các tổ chức kiểm nghiệm chất lượng của
nhà nước và chính phủ khi đầu vào và đầu ra không đạt yêu cầu, tiêu chuẩn

chất lượng theo quy định.
II.2. Rủi ro vận hành
II.2.1.Rủi ro từ sự biến động của tỷ giá hối đoái
Trong kinh doanh thương mại quốc tế thì điều bắt buộc là hợp đồng được
ký kết và thanh toán bằng ngoại tệ. Giá trị hợp đồng thường là lớn. Chính vì
vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động kinh doanh và
doanh thu của doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động
tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Những hoạt động mà
dòng tiền thu vào và chi ra khác nhau đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Về
cơ bản, rủi ro tỷ giá phát sinh trong ba hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là
hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng. Rủi ro tỷ
giá trong xuất nhập khẩu là thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối
với các công ty hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi tỷ giá khiến giá trị kỳ
vọng của các khoản thu hoặc chi trong tương lai bị thay đổi khiến cho hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu ảnh hưởng đáng kể. Sự biến động của tỷ giá
khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bất ngờ mà không lường trước và
tránh được khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Nhiều hợp đồng kinh
doanh đã lỗ nặng khi tới thời điểm thanh toán tỷ giá tăng vọt khiến doanh
nghiệp phải điêu đứng.
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế
Ví dụ: Tổng Công ty May 10 ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 500.000USD
ngày 08/05/2007, hợp đồng được thanh toán sau 6 tháng kể từ ngày ký -
08/11/2007. Tại thời điểm ký kết tỷ giá USD/VND = 16.200. Vào ngày thanh
toán tỷ giá USD/VND = 16.000, như vậy cứ mỗi USD xuất khẩu công ty bị
thiệt 200VND. Toàn bộ hợp đồng trị giá 500.000USD, công ty bị mất 10 triệu
VND. Khoản tiền này không phải là lớn với 1 hợp đồng nhưng nếu tính chung
cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu của công ty với vài ba trăm hợp đồng thì đó
là một con số không hề nhỏ.

II.2.2.Rủi ro về nguồn vốn tín dụng
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, rủi ro gặp
phải còn nhiều một phần lớn là do hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn vốn, sự
thiếu hụt về nguồn vốn tín dụng để giúp cho doanh nghiệp. Nhưng thực tế lại
cho thấy rằng nguồn vốn tín dụng lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh
nghiệp.
Nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng đang là kênh tín dụng phổ biến
nhưng lại rất khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng được
phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay của doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, mứa độ đáp ứng chỉ khoảng 1/3. Đặc biệt, các
doanh nghiệp tư nhân thì không có khả năng vay như các doanh nhiều quốc
doanh. Theo tính toán từ các cuộc điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân được
các ngân hàng cho vay vốn chỉ chiếm 62,5% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa
khối tư nhân được điều tra còn 100% các doanh nghiệp nhà nước điều tra có
quy mô vốn lớn đều được vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Thêm vào
đó, quy mô các khoản vay, mức vay bình quân cho một doanh nghiệp nhà
nước trong diện điều tra lớn hơn gần 10 lần mức vay bình quân của doanh
nghiệp tư nhân.
Nguồn vốn từ hình thức tín dụng thuê tài chính: nguồn vốn này là nguồn
vố khó tiếp cận khi mà các doanh nghiệp e ngại thủ tục, thiếu hiểu biết về hình
thức này mà mức phí lại quá cao. Đồng thời các tổ chức thuê mua tài chính ở
Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp.
SV: Dương Thị Thu Hương Lớp: Thương mại Quốc tế
21

×