Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.28 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Một số thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn 06/07
đến 09/10 Error: Reference source not found
Bảng 2: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên vụ
2009/2010 và niên vụ 2010/2011 Error: Reference source not found
Bảng 3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2011. Error:
Reference source not found
Bảng 4: Các loại sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu, niên vụ 2008/09 – 2010/11
Error: Reference source not found
Bảng 5: Giá xuất khẩu trung bình của Cà phê thô Việt Nam, Niên vụ 2009/10 -2010/11 27
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ Error: Reference
source not found
Biểu đồ 1: Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam qua thời kỳ 1995-2011 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến năm 2009
Error: Reference source not found
Biểu đồ 3: Mối quan hệ giữa giá cà phê ở thị trường trong nước và thị trường
quốc tế Error: Reference source not found
Biểu đồ 4: Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam từ mùa vụ 1990/91 đến
mùa vụ 2010/11 25
Biểu đồ5: Các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam mùa vụ 2010/11 (đơn
vị: tấn) Error: Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm quanh năm, có
một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,
có giá trị xuất khẩu cao. Cà phê là một trong những loại cây trồng đó, hiện nay ở
Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo.
Thực tế đã cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất
khẩu cà phê đóng một vai trò quan trọng, không những là kênh huy động nhập khẩu


máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan
trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Tuy nhiên để xuất khẩu cà
phê thật sự trở thành một trong những thế mạnh của Việt Nam, điều đó còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài…từ sự tác động của
nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội…đến sự tác động của thị trường thế giới…
Với mong muốn ngành xuất khẩu cà phê thật sự lớn mạnh, em xin được
nghiên cứu đề tài :
“Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ở Việt Nam”
Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng
dẫn Hoàng Văn Định đã cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp luận cho em
ngay từ khi lựa chọn đề tài đến khi hoàn thành
Tuy nhiên,với vốn kiến thức còn hạn chế, em không thể tránh được những sai sót
trong đề tài của mình. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, chỉnh
sửa của thầy giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!


1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
I. Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1.Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế xã hội
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những hoạt động kinh doanh mà phạm vi
hoạt động của nó vượt qua ngoài biên giới của một quốc gia, là một hoạt động
mang tính quốc tế tức là phải tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc
tế của những sân chơi chung mà chúng ta tham gia. Đây là hình thức kinh doanh
quan trọng đóng ghóp phần lớn vào kết quả kinh doanh của hoạt động thương mại
quốc tế.
Xuất khẩu hàng hóa có những đặc điểm sau:

- Thị trường rộng lớn, tách biệt, thông qua thông lệ quốc tế và các quy tắc
chung của các tổ chức thương mại trên thế giới. Vì vậy mà cần phải đầu tư cho công
tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu pháp luật và các điều kiện liên quan tới việc trao
đổi buôn bán hàng hóa dịch vụ của quốc gia mà chúng ta đã đang và sẽ có quan hệ
hợp tác, làm ăn.
- Khi xuất khẩu hàng hóa phải chú ý đến vấn đề thuộc về phong tục tập quán
thói quen, nề nếp sống…của nước nhập khẩu để đảm bảo hang hóa xuất khẩu có thể
mang lại lợi nhuận như ta mong muốn. Đây là một điều tất yếu quan trọng trong
định hướng xuất khẩu được đề ra trong quá trình nghiên cứu thị trường để xác định
nhu cầu của khách hang tiến tới xác định sản phẩm dịch vụ xuất khẩu.
- Xuất khẩu là cơ sở để tăng sản xuất trong nước để không những phục vụ
nhu cầu trong nước mà còn phục vụ nhu cầu các nước khác, kích thích đầu tư nâng
cao chất lượng chủng loại sản phẩm cho XH.
- Xuất khẩu cho phép các quốc gia trên thế giới khai thác triệt để lợi thế so
sánh của mình.
Đối với nước ta, xuất khẩu hàng hóa còn đóng vai trò quan trọng sau :
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, thu hút ngoại tệ phục vụ
2
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
- Xuất khẩu đóng ghóp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi.Ví dụ như
sự phát triển của các ngành chế biến lương thực xuất khẩu kéo theo sự phát triển
của các ngành công nghiệp chế tạo ra thiết bị phục vụ nó, phát triển nông nghiệp
cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến đó.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện tiền đề kinh tế, kỹ thuật cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước.
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của chúng ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đồi hỏi
chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất, luôn thích nghi với

môi trường luôn luôn biến động.
+ Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
- Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
mọi vấn đề của cuộc sống xã hội, mọi người được ngày càng được thoả mãn nhu
cầu về vật chất lẫn tinh thần.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam.
Cây cà phê vốn từ lâu được xem như một loại cây Công nghiệp ngắn ngày
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng năm ngày càng cao,
đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra
nước ngoài. Nó có tác động to lớn đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và đối với
cả nền kinh tế nói chung :
- Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì rất cần tới
nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho qua trình này. Xuất khẩu cà phê tạo một nguồn
thu ngoại tệ khá lớn hàng năm cho nền kinh tế đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế,
3
nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ cho nền sản xuất
còn chậm phát triển trong nước.
- Xuất khẩu cà phê đòi hỏi phải đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên môn
hóa hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộ của
khoa học kĩ thuật, áp dụng cơ khí hóa,hiện đại hóa quá trình sản xuất đến các khâu
sau thu hoạch, tiêu thụ, thúc đầy các ngành công nghiệp phục vụ như sản xuất máy
bơm nước tưới, máy chế biến… đẩy nhanh quá trình chuyển đồi nền kinh té từ nông
nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp.
- Xuất khẩu không những đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết các
vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động,cải tạo điều kiện
sốngcho người dân ghóp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt được tệ nạn xã hội.
- Xuất khẩu cà phê cho chúng ta khai thác triệt để lợi thế so sánh với những

nước khác. Đó là lợi thế về tự nhiên, về đất đai, khí hậu, nguồn nước …tận dụng
nguồn lao động dồi dào. Vị trí địa lí của đất nước thuận lợi cho việc trao đổi buôn
bán hàng hóa, các cảng biển thuận tiện cho việc lưu thông đườg thủy,thuận tiện cho
việc chuyên chở, giao dịch hàng hóa. Chính vì vậy mà chúng ta cần có những chính
sách để khai thác triệt để lợi thế này trong cả quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ
cà phê, tạo những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê.
- Xuất khẩu cà phê còn tạo cơ hội để ta tranh thủ tận dụng cơ hội trên thị
trường thế giới.
+ Xuất khẩu cà phê chính là tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới theo xu
hướng chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội sâu sắc trên thế giới đúng
theo tư tưởng của các học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so
sánh của David Ricardo là khi tham gia thương mại quốc tế, tất cả các nước đều có
lợi khi tận dụng ưu thế về phân công lao động quốc tế.
+ Xuất khẩu cà phê để tranh thủ các ưu đãi về thuế quan của các tổ chức
thương mại mà Việt Nam cũng là một thành viên tạo khả năng thu hút được nhiều
lợi nhuận hơn cùng những ưu đãi về điền kiện xuât khẩu.
4
II. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Một trong những mốc quan trọng đánh dấu tiến trình hội nhập của nền kinh tế
nước ta với bạn bè quốc tế là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO vào văm 2006. Sự kiện này có tác
động to lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng.Việc
gia nhập WTO bao hàm trong đó cả cơ hội lẫn thách thức đối với xuất khẩu cà phê
của Việt Nam.
1. Cơ hội đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một không gian lớn tăng hiệu quả
kinh doanh
Bản chất của việc hình thành các tổ chức khu vực quốc tế và rộng hơn là xu
thế khu vực hóa toàn cầu là để giải quyết vấn đề thị trường. Do đó thực chất của
một trong những mục tiêu của việc gia nhập WTO giúp cho các doanh nghiệp tham

gia xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường. Đồng thời với việc mở
rộng không gian thương mại, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên WTO giảm
đáng kể giúp doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy sự xâm nhập vào các thị trường mới
cho sản phẩm của mình, tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này. Đối với các sản
phảm sơ chế xuất khẩu sang các nước phát triển sẽ được hưởng thuế thấp hoặc ko
chịu thuế, chẳng hạn mặt hàng cà phê nhân của Việt Nam, xuất khẩu sang Mĩ thì
mức thuế nhập khẩu mặt hàng này là 0%. Ngoài ra khi tham gia WTO, Việt Nam sẽ
được hưởng lợi do được miễn trừ khỏi quy định cấm trợ cấp xuất khẩu vì là nước
đang phát triển.
Đối với mặt hàng cà phê, đây là mặt hàng có lợi thế của Việt Nam. Nước ta sẽ
được hưởng những thành quả nhờ những đàm phán đa phương tại các diễn đàn của
WTO về nông nghiệp. Tuy nhiên do là nước đang phát triển, VN ko phải đưa ra các
cam kết về giảm trợ cấp xuất khẩu (cá nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm
36% nguồn ngân sách dành cho trợ cấp xuất khẩu nông phẩm trong vòng 6 năm, các
nước đang phát triển nói chung phải cắt giảm 24% trong vòng 10 năm). VN cũng
không phải cắt giảm hỗ trợ trong nước đối với nông dân (các nước công nghiệp phát
5
triển phải cắt giảm 20% mức hỗ trợ trong nước trong 6 năm, các nước đang phát
triển khác là 13,3% trong 10 năm). Do đó khi VN đã trở thành thành viên chính
thức của WTO thì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ có khả năng mở rộng thị
trường không những trong khu vực mà còn cả trên thế giới.
1.2. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
Đến nay ngành nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng đã thu hút được
nhiều dự án đầu tư nước ngoài, các dự án này đã ghóp phần không nhỏ trong sự
phát triển của ngành. Các dự án khi đầu tư vào trong nước thì sẽ mang theo những
công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng cao năng suất cũng như chất lượng của của các sản
phẩm từ cà phê. Đồng thời giúp nâng cao năng lực cho ngành cà phê cả về vốn đầu
tư, thiết bị công nghệ, thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng… Các dự án nâng cao
chất lượng cà phê thông qua ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc được thực hiện
cũng có một vị trí quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cà phê Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục tranh thủ được nguồn tài chính tín dụng từ cộng đồng các
nhà tài trợ quốc tế, các định chế tài chính tín dụng quốc tế, các tổ chức và các chính
phủ nước ngoài kể cả nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và các nguồn
vay khác.
1.3. Tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lí và kinh doanh ghóp phần đào
tạo đội ngũ cán bộ quản lí và cán bộ kinh doanh năng động sáng tạo.
Khi mở cửa nền kinh tế các luồng vốn đầu tư KHCN, nguồn nhân lực trong
nước có cơ hội giao lưu, tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. Hầu hết các
công ty, dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hầu như đều có các kỹ năng quản lý
tổ chức nhân sự, kinh doanh rất chuyên nghiệp và khoa học, các khâu trong quá
trình tổ chức sản xuất thực hiện một các chính xác và nghiêm túc điều này làm cho
năng suất lao động tăng lên dẫn đến một tất yếu là lợi nhuận sẽ tăng. Các doanh
nghiệp, tập đoàn ở Việt Nam chỉ tiếp thu khoa học công nghệ từ nước ngoài thôi thì
chưa đủ chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa về công tác đào tạo về các kỹ năng quản
lý cũng như kinh doanh thì mới có thể nghĩ đến chuyện cạnh tranh song phẳng với
các sản phẩm từ các nước châu Âu cũng như các nước trên thế giới. Ví dụ trong lĩnh
6
vực Nông Nghiệp, thông qua các dự án với người nước ngoài hoặc do người nước
ngoài đầu tư, các đối tác VN không chỉ tiếp nhận KHKT sản xuất mà còn tiếp nhận
những kinh nghiệm quản lí tiên tiến, hiện đại. Đội ngũ quản lí, đội ngũ công nhân
kỹ thuật được rèn luyện nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa và khả
năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
1.4. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp được nâng cao
Gia nhập WTO, Việt Nam phải áp dụng chính sách mở cửa thị trường cho
các mặt hàng nông sản nhiều hơn, chính sách minh bạch và bình đẳng hơn, các
chính sách trợ cấp hoặc hỗ trợ cho nông nghiệp không phù hợp với WTO cũng dần
bị loại bỏ. Dẫn đến một quy luật tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các
doanh nghiệp nhà nước không thể ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước nữa. Các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chấp nhận cạnh tranh. Áp lực này buộc các
doanh nghiệp VN phải tự vươn lên nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và

của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải chú ý nhiều hơn đến mẫu mã , nhãn hiệu,
đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nếu không muốn bị các sản
phẩm từ nước ngoài chiếm lĩnh thị phần.
2. Thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Hầu hết các tổ chức kinh tế khu vực, các liên kết khu vực đều hoạt động trên
nền tảng các nguyên tắc của WTO, tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Do đó có thể
nói rằng thách thức đặt ra cho cá doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản là
rất lớn, nhất là xuất phát điểm khi gia nhập WTO của Việt Nam nói chung và Nông
Nghiệp Việt Nam nói riêng rất thấp lại thêm những quy định của WTO ngày càng
khắt khe hơn.
Theo các cam kết đã kí Trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ đối với mặt
hàng cà phê thì Việt Nam phải loại bỏ việc hạn chế nhập khẩu chất chiết suất, tinh
chất cà phê tan và phải cho phép thành lập các công ty 100% vốn của Mĩ để kinh
doanh nhập khẩu trực tiếp và phân phối tại Việt Nam chất chiết suất và tinh chất cà
phê tan…Trên thị trường Mĩ, thuế nhập khẩu cà phê nhân khi có hiệp định thương
mại Việt Mỹ là 0% nên tác động của hiệp định đến việc tăng trưởng xuất khẩu cà
7
phê sang thị trường này là rất ít. Hơn nữa, do nhu cầu về loại cà phê Robusta của thị
trường Mĩ là có giới hạn nên tăng trưởng xuất khẩu cà phê VN sang Mỹ có khó
khăn. Trên thị trường Việt Nam, theo như cam kết, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường
cà phê Việt Nam cho các thương gia Mỹ, trước hết là chất chiết suất, tinh chất cà
phê…Sau đó là cà phê nhân. Đến thời điểm đó các công ty Việt Nam sẽ gặp không
ít khó khăn do phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với các công ty của Mỹ.
Khi gia nhập WTO, chúng ta phải cam kết cắt giảm các loại thuế, mở cửa thị
trường và xóa bỏ hỗ trợ cho xuất khẩu theo các hiệp định củ WTO, thông qua việc
làm tăng mức độ cạnh tranh và mở cửa thị trường sẽ làm thay đổi điều kiện kinh
doanh ở tất cả các nước thành viên.
Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường .Giá
cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp là do năng suất lao động cao, do đất đai màu
mỡ và điều kiện khí hậu thuận lợi. Giá cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi

những biến động tại Sở giao dịch hàng hóa ở London (UFFE). Mức chênh lệch giữa
giá cà phê Việt Nam và giá UFFE khoảng từ 150 USD đến 200USD chủ yếu do dư
thừa tạm thời nguồn cung cà phê ở Việt Nam và do chênh lệch giữa giá FOB Việt
Nam và giá CIF London. Hơn 90% sản lượng cà phê được xuất khẩu chủ yếu là
dưới dạng cà phê nhân, cà phê rang và cà phê rang xay chủ yếu tiêu thụ trong nước.
Theo biểu cam kết thuế suất hàng nông sản cà phê thì :
+ Cà phê nhân, thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập là 20% và thuế suất
cam kết cắt giảm xuống còn 15%, thời hạn thực hiện là đến năm 2010. Như vậy đối
với mặt hàng cà phê nhân thì thực sự ko hề có biến động lớn vì nước ta là nước xuất
khẩu chủ lực mặt hàng này. Việc gia tăng nhập khẩu cà phê các loại cào Việt Nam
là rất ít, trừ một số loại cà phê có chất lượng cao, phục vụ cho khách sạn nhà hàng.
+ Cà phê thành phẩm bao gồm: cà phê rang chưa xay, cà phê rang đã xay chưa
khử và đã khử chất cafein. Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập là 40% và thuế
suất cắt giảm xuống còn 30% thời hạn thực hiện năm 2011. Như vậy đối với mặt
hàng cà phê đã qua chế biến thì việc cạnh tranh trên thị trường là hết sức gay gắt.
Hiện nay, các doanh nghiệp cà phê trong nước cũng đã và đang phải cạnh tranh với
8
nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau trong lĩnh vực chế biến và kinh
doanh xuất khâu cà phê. Ước tính sơ bộ có khoảng gần 100 doanh nghiệp tham gia
xuất khẩu cà phê thuộc mọi thành phần kinh tế. Hầu hết các tập đoàn công ty kinh
doanh cà phê lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam và thực hiện kinh doanh
qua văn phòng đại diện hoặc công ty con với 100% vốn nước ngoài. Các doanh
nghiệp nước ngoài với ưu thế lớn về vốn và công nghệ nên đầu tư xây dựng những
khi chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao hoàn chỉnh và đồng bộ. Chính vì
vậy, các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đang tăng tỉ trọng trong
tổng số xuất khẩu và phê của Việt Nam, ước tính hiện nay vào khoảng 15-20% phần
lớn là cà phê nhân chất lượng cao có giá trị gia tăng lớn. Trong thời gian tới, tỉ trọng
này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội về vốn trình đọ năng lực quản lí,
kinh nghiệm, thị trường và mạng lưới khách hàng lớn. Lúc đó các doanh nghiệp làm
ăn ko hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị giải thể, phá sản hay trở thành đại lí

thu mua cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong
nước còn yếu, nhất là trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Đa
số các nhà máy chế biến có quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu hơn nhiều so
với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và thế giới. Phần lớn các doanh
nghiệp thương mại có quy mô nhỏ, gần 70% doanh nghiệp thuộc bộ NN và PTNT
có vốn dưới 10 tỉ đồng. Khả năng nắm bắt và mở rộng thị trường còn yếu. Mở cửa
thị trường sẽ là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh mặt hàng cà phê chế biến của Việt Nam còn thấp do năng
suất, chất lượng thấp, thiết bị cà công nghệ chế biến lạc hậu nên giá thành sản phẩm
cao… Khi giảm thuế nhập khẩu và bỏ các rào cản phi thuế quan sẽ phải cạnh tranh
với các sản phẩm nhập khẩu. Chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp bị thu hẹp quy
mô thậm chí không còn tồn tại nếu như ngay bây giờ không nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Điều này sẽ làm giảm việc làm và thu nhập của một bộ phận lao
động trong các doanh nghiệp.
Mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc nhiều công ty nước ngoài có ưu thế lớn
9
về vốn và công nghệ nên họ đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê nhân xuất
khẩu chất lượng cao hoàn chỉnh và đồng bộ như Nestle, Kraft Food , P&G,
Tehibo… Hơn nữa họ có ưu thế vượt trội về vốn, trình độ năng lực quản lí, kinh
doanh rất tốt, kinh nghiệm thương trường với mạng lưới phân phối rộng khắp. Lúc
đó các doanh nghiệp làm ăn ko hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị phá sản, giải
thể hay trở thành đại lí thu mua cho các doanh nghiệp nước ngoài.
III. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
1. Các nhân tố thuộc về nguồn cung cà phê xuất khẩu
1.1. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng chịu
nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên. Với đặc tính của sản xuất nông nghiệp chịu
nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên thời tiết đất đai, dịch bệnh, hạn hán…thì cây cà
phê không nằm ngoài tác động trên. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên

các loại sâu bệnh phát triển rất nhanh đặc biệt là vào mùa mưa, đặc biệt lượng cà
phê của nước ta chủ yếu sản xuất ở Tây Nguyên – lượng mưa hàng năm là rất lớn.
Bên cạnh đó hạn hán cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê từng năm. Sự
tác động này ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu của nước ta
ngay từ khâu sản xuất đến khâu thu gom chế biến, thực hiện quá trình xuất khẩu.
Một ví dụ điển hình là mùa khô năm 2006, hàng ngàn ha cà phê trồng ở vùng Tây
nguyên đã bị thiếu nước tưới, thậm chí còn bị cháy cho nhiệt độ quá cao và thời tiết
hanh khô.
1.2. Các yếu tố thuộc về chủ trương chính sách của nhà nước:
Các chính sách của nhà nước có tác động lớn tới hoạt động sản xuất cũng như
trong quá trình xuất khẩu cà phê.
Trước khi gia nhập WTO, trong giai đoạn 1999-2001, VN trợ cấp dưới hình
thức thưởng xuất khẩu đối với 7 mặt hàng nông sản trong đó có cà phê. Hỗ trợ lãi
suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê.Nhưng đến giai đoạn 2003-2005, những
hỗ trợ đó đã bị loại bỏ dần. Ngoài ra qua khảo sát của dự án hỗ trợ kĩ thuật nâng cao
năng lực thể chế giúp Việt Nam gia nhập WTO cho thấy, giá trị trợ cấp cao nhất
10
dành cho hai nhóm hàng là cà phê và gạo. Tuy nhiên, có thể thấy trợ cấp của nhà
nước còn ít và còn có khả năng để điều chỉnh một cách hợp lí có lợi cho sản xuất.
Sau khi gia nhập WTO, tổ chức này yêu cầu việc trợ cấp phải có chương trình
cụ thể, tiêu chí rõ ràng.WTO cũng quy định hỗ trợ trực tiếp cho nông dân nhưng
nhà nước thương hỗ trợ thông qua doanh nghiệp nên nông dân chỉ là người được
hưởng lợi gián tiếp. Vì vậy, nhà nước chuyển số tiền trợ cấp xuát khẩu và trợ cấp
nội địa hóa trước đây sang phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thông, nâng cao chất
lượng giống cây trồng, phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng các kho đệm
để dự trữ cà phê cho bà con nông dân, tránh để họ phải bán ồ ạt khi vào vụ…
Ngoài ra nhà nước còn áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng (mà ưu điểm của
nó là lãi suất thấp) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có hình thức
cho vay ngắn hạn và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Chính sách tín dụng
này là sự ưu đãi của nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và

các nhân phát triển sản xuất khinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách xuất
khẩu của nhà nước.
Bên cạnh đó nhà nước còn có các chính sách hỗ trợ về thuế, ưu đãi về thuế
xuất khẩu GTGT, có các chính sách để bình ổn giá mua nguyên liệu phục vụ cho
sản xuất, bình ổn giá thu mua cà phê cho nông dân, tạm trữ, đầu tư phát triển hệ
thống tiêu thụ trên toàn quốc, phát triển trao đổi buôn bán thông suốt trên thị
trường trong nước tạo điều kiện mở rộng thị trường thế giới.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, nước ta cũng từng bước tiến vào
sân chơi chung của cả thế giới. Năm 2006 VN trở thành thành viên chính thức của
tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra những cơ hội mới cho cả nền kinh tế nước
ta khi bước vào luồng quay của nền kinh tế toàn cầu. Các mối quan hệ song phương
đa phương được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê nói
riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung. Có được bước tiến quan trọng như
vậy là do những chủ trương định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá
trình xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN.
11
1.3. Các yếu tố về khoa học công nghệ.
Đối với bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực Công Nghiệp hay
Nông Nghiệp hay Dịch Vụ thì khoa học công nghệ đóng có tác đông rất lớn đến lợi
nhuận của của doanh nghiệp, nó tham gia vào hầu hết các công đoạn trong quá trình
sản xuất
Để tăng năng suất cà phê thì 1 yếu tố cực kì quan trọng là khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ thúc đẩy tăng sản xuất cả về quy mô và chất lượng. Khoa học
công nghệ tạo ra những cây giống cà phê tốt nhất có khả năng chống chịu sâu bệnh
điều này cũng có tầm quan trọng rất lớn đối với ngành sản xuất cà phê nước ta
Công nghệ tạo khả năng tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động, giảm giá
thành sản xuất, cơ khí hóa các quá trình tưới tiêu, thu hoạch, chế biến đảm bảo một
cách tốt nhất chất lượng cà phê xuất khẩu tránh thất thoát không đang có trong qua
trình chế biến đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt chất lượng của các thị
trường khó tính trên thế giới góp phần làm tăng giá trị của việc xuất khẩu cà phê.

2. Các nhân tố thuộc về cầu của thị trường cà phê thế giới
Trước năm 1986, nước ta thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
quan hệ ngoại giao và thương mại chủ yếu với các nước XHCN nên thị trường xuất
khẩu bị hạn chế. Sau khi chuyển sang thời kì đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều
thành phần, mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên
cùng có lợi thì thị trường nhập khẩu của VN ngày càng tăng. Năm 1995, nước ta là
thành viên chính thức của ASEAN; năm 1998, tham gia APEC; năm 2001, đạt được
hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì và đặc biệt năm 2006, VN trở thành
thành viên chính thức thứ 150 của WTO, chính sự hợp tác song phương đa phương
tốt đẹp đó đã mở rộng thị trường xuất khẩu cho VN.
Thị trường nhập khẩu cà phê của nước ta đã mở rộng ngoài những thị trường
chủ yếu như EU trong đó đặc biệt là Anh, Đức, Pháp…thị trường Hoa Kì…sang thị
trường đầy tiềm năng là Maroc. Ngày nay ngay cả những nước xuất khẩu cà phê lớn
trên Thế Giới cũng đã xem xét đén việc nhập khẩu cà phê của Việt Nam như Braxin
hay Comlombia…(do giá thành cà phê của VN rẻ hơn nhiều so với các nước xuát
12
khẩu cà phê khác). Tuy nhiên các nước này cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của
xuất khẩu cà phê VN, và VN vẫn phải chia sẻ thị trường cà phê với các đối thủ đó.
Bảng 1: Một số thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn
06/07 đến 09/10
TT
Thị
trường
2006/2007 2007/2008 2008/2009
2009/2010
(Tháng 10 –
tháng 3)
Khối
lượng
(nghì

n tấn)
Giá trị
(nghin
USD)
Khối
lượng
(nghìntấn
)
Giá trị
(nghin
USD)
Khối
lượng
(nghì
n tấn)
Giá trị
(nghin
USD)
Khối
lượng
(nghì
n
tấn)
Giá trị
(nghin
USD)
1 Đức 249 408.995 174 373.024 165 292.418 81 116.008
2 Hoa Kỳ 193 291.914 158 317.572 157 243.084 74 116.455
3
Tây Ban

Nha
100 159.715 100 221.092 88 154.426 34 46.077
4 Italy 79 130.174 80 171.176 83 163.948 34 47.265
5 Bỉ 20 33.562 61 144.529 44 87.251 25 34.428
6 Nhật Bản 35 57.532 44 99.789 50 86.768 25 38.935
7
Hàn
Quốc
40 59.849 44 90.875 39 72.551 15 20.977
8 Pháp 44 72.589 37 79.558 37 66.545 7 9.633
9 Algeria 24 43.948 28 69.386 29 56.667 12 16.900
10 Anh 40 55.922 29 53.587 25 45.698 19 24.640
11 Nga 26 43.711 23 51.237 20 38.221 15 19.620
12 Malaysia 26 42.490 21 45.778 20 34.754 9 12.787
13
Trung
Quốc
16 24.227 14 28.730 16 29.457 9 12.496
14 Indonesia 45 68.370 3 6.371 4 5.569 19 25.725
15 Philippin 17 27.590 10 19.996 13 19.660 9 11.198
16 Thụy Sĩ 10 16.857 10 23.149 9 18.047 18 23.245
Tổng 964 1.537.445 836 1.795.849 799 1.415.064 405 576.389
Nguồn: Global Trade Atlas; Vicofa và Tổng cục Thống kê Việt Nam
Bảng 2: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên
vụ 2009/2010 và niên vụ 2010/2011
13
STT
Thị trường
XK
Niên vụ 2009/2010

(T10/2009–
T3/2010)
Niên vụ 2010/2011
(T10/2010–
T3/2011)
% thay đổi của
niên vụ 2010/11
so với niên vụ
2009/10
Khối
lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(nghìn
USD)
Khối
lượng
(nghìn
tấn)
Giá trị
(nghìn
USD)
Khối
lượng
Giá trị
1
Hoa Kỳ
74 116.455 97 208.803 31% 79%
2

Đức
81 116.008 74 151.440 -9% 31%
3
Bỉ
25 34.428 74 143.267 196% 316%
4
Ý
34 47.265 57 109.283 68% 131%
5
Tây Ban Nha
34 46.077 42 81.150 24% 76%
6
Hà Lan
9 12.938 25 48.803 178% 277%
7
Nhật Bản
25 38.935 22 51.133 -12% 31%
8
Hàn Quốc
15 20.977 18 32.699 20% 56%
9
Singapore
3 4.254 16 30.472 433% 616%
10
Thuỵ Sĩ
18 23.245 15 30.475 -17% 31%
11
Vương Quốc
Anh
19 24.640 15 30.955 -21% 26%

12
Nga
15 19.620 14 25.925 -7% 32%
13
Trung Quốc
9 12.496 13 23.968 44% 92%
14
Algeria
12 16.899 13 24.643 8% 46%
15
Pháp
7 9.633 12 22.395 71% 132%
16
Nước khác
135 181.531 94 178.772 -30% -2%

Tổng cộng
515 725.401 601 1.194.183 17% 65%
Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam

3. Giá cả cà phê trên thị trường thế giới
Tình hình kinh tế thế giới, những biến động về giá cả thị trường có ảnh
hưởng lớn tới giá cả cà phê trên thị trường thế giới. Nền kinh tế thế giới sẽ có tác
động làm tăng giá cả cà phê, làm tăng giá trị cũng như khả năng thanh toán.Tỉ giá
hối đoái cũng là một rào cản, hay cơ hội, thách thức của xuất khẩu cà phê. Nếu tỉ
giá hối đoái tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VND, thúc đẩy xuất
14
khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm sẽ gây giảm lượng xuất khẩu, các doanh nghiệp
xuất khẩu làm ăn ít có lãi, thậm chí ko có lãi.
Đức, Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc, Italia … là những thị trường chính xuất khẩu

cà phê của Việt Nam.
Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường chính xuất khẩu cà phê của Việt Nam với kim
ngạch trong tháng là 27,8 triệu USD, với 11,3 nghìn tấn, tăng 294,62% về lượng và
tăng 156,94% về trị giá so với tháng liền kề trước đó. Tính chung 11 tháng năm
2011 Việt Nam đã xuất khẩu 115,4 nghìn tấn, trị giá 284,8 triệu USD.
Đứng thứ hai là thị trường Đức, chiếm 10% lượng xuất cà phê của cả nước,
tương đương với 111 nghìn tấn, trị giá 244,7 triệu USD. Tính riêng tháng 11 đã xuất
khẩu 11,7 nghìn tấn cà phê sang Đức, trị giá 23,7 triệu USD, tăng 579,16% về
lượng và tăng 584,94% về trị giá so với tháng 10. Chủng loại cà phê xuất khẩu sang
Đức trong tháng 11 là cà phê Arabica, Robusta… với phương thức thanh toán theo
giá FOB.
Trong năm 2011, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động tăng liên tục
trong giai đoạn 4 tháng đầu năm và đạt đỉnh ở mức 247,63 US cents/lb vào ngày
3/5, tăng 25,1% so với mức giá đạt được hồi đầu năm.
Tuy nhiên, kể từ sau mức đỉnh cao này, giá cà phê thế giới đã liên tục điều
chỉnh giảm do tác động của các thông tin tích cực về sản lượng của các quốc gia sản
xuất cà phê lớn nhất thế giới là Braxin, Việt Nam…
Bên cạnh đó, những lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới vẫn còn tiếp diễn và việc đồng USD tăng giá so với đồng Euro làm cho giá cà
phê tính theo đồng USD trở nên đắt đỏ hơn.
Chỉ số giá cà phê tổng hợp theo ngày của ICO xuống mức thấp nhất là 183,28
US cents/lb trong ngày 16/12, giảm tới 26% so với mức giá cao nhất mà thị trường
đã đạt được trong ngày 3/5. Ngày 22/12, chỉ số giá tổng hợp của ICO đang đứng ở
mức 185,55 US cents/lb, giảm 6,3% so với mức giá đạt được hồi đầu năm 2011.
Về sản xuất, theo dự báo của Tổ chức Cà phê quốc tế ICO, sản lượng cà phê
15
Việt Nam trong niên vụ 2011/12 sẽ chỉ đạt 18,5 triệu bao (tương đương 1,11 triệu
tấn), giảm 5% so với sản lượng của niên vụ trước.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra dự báo lạc quan hơn về mức sản
lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2011/12 với mức 20,6 triệu bao (tương

đương 1,24 triệu tấn).
Việc giảm sản lượng cà phê cũng được dự báo cho thị trường toàn cầu trong
năm nay. ICO cho rằng, sản lượng cà phê phân theo hai chủng loại Arabica và
Robusta trong niên vụ 2011/12 sẽ đạt lần lượt 79,6 và 48,9 triệu bao, giảm tương
ứng 4,3% và 2,1% so với niên vụ trước.
Tuy nhiên, Morgan Stanley có dự báo tích cực hơn cho xu hướng giá cà phê
năm nay. Theo tổ chức này, giá cà phê trên thị trường thế giới có thể tăng trong năm
2012 do nguồn cung tại Braxin, Việt Nam và Colombia sụt giảm, trong khi nhu cầu
tiếp tục gia tăng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
I.Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam
1. Thực trạng phát triển diện tích, năng suất, sản lượng cà phê ở Việt Nam
1.1. Về diện tích trồng cà phê
16
Trong thời kì những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số
nông trường quốc doanh của các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới
13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự
nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê đã phải
thanh lí.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có
khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn
Sau năm 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây
Nguyên nhờ có vốn từ các hiệp định hợp tác liên chính phủ với các nước Liên Xô
cũ, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan.Đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở
này, từ năm 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân. Đến
năm, sau gần 20 năm đổi mới, cả nước đã có khoảng 390.000 ha.
Tính đến thời điểm năm 2007 thì diện tích trồng cà phê đã lên đến 506.000 ha,
tăng 10.000 ha so với năm 2006. Trong đó các tỉnh Tây nguyên chiếm đến 90%
diện tích đất trồng với khoảng 450.000 ha.

Dự thảo "Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030” đang được hoàn thiện, trong đó có các mục tiêu giữ ổn định diện tích
trồng 500.000 héc ta như hiện nay nhưng nâng dần kim ngạch xuất khẩu lên 2,4 tỉ
đô la Mỹ hàng năm.
Hiện nay, do giá cà phê, hồ tiêu tăng cao nên nhiều hộ dân ở các tỉnh Tây
Nguyên đã ồ ạt mở rộng diện tích trồng cà phê, hồ tiêu không theo quy hoạch,
kế hoạch. Chỉ riêng mùa mưa năm 2011, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng
mới thêm hàng chục ngàn hécta cà phê, đưa tổng diện tích cà phê toàn vùng tăng lên
trên 498.365ha, tăng trên 16.000ha; và diện tích tiêu tăng lên gần 20.000ha, tăng
4.000ha so với năm 2010. Các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng tăng nhanh diện tích cà phê
nhất. Trong khi đó, theo quy hoạch của ngành cà phê Việt Nam, để phát triển cà phê
bền vững, đến năm 2015, các tỉnh Tây Nguyên, diện tích cà phê giảm xuống còn
470.000ha và đến năm 2020 tiếp tục giảm chỉ còn 459.500ha.
1.2. Về năng suất và sản lượng cà phê
Cách đây 25 năm, một phần tư thế kỉ, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra
với những bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Gia lai
17
Kontum ở Tây Nguyên. Vào thời gian này cả nước mới có không đầy 20 ngàn ha
phát triển kém, năng suất thấp, với sản lượng chỉ khoảng 4.000-5.000 tấn. Đến nay
năm 2000 cả nước đã có 500.000ha cà phê hầu hết sinh trưởng khỏe, năng suất cao,
tổng sản lượng đạt 80 vạn tấn.
Ta có thể thấy sự phát triển rất nhanh của cà phê Việt Nam trong các niên vụ
gần đây qua diễn biến
Bảng 3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2011
Năm
Tổng diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ ha)
Tổng sản lượng

(tấn)
1995 205000 11.9 245000
1996 285500 9.8 280000
1997 385000 10.4 400000
1998 485000 8.4 410000
1999 529000 9.4 500000
2000 533000 7.9 420000
2001 535000 13.5 720000
2002 500000 19 950000
2003 450000 16.7 750000
2004 46000 17.2 790000
2005 465000 19.4 900000
2006 450000 19.8 890000
2007 470000 18.5 870000
2008 480000 21.45 1030000
2009 490000 24.4 1050000
2010 495000 21.0 1040000
2011 498365 22.47 1120000
Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam
Biểu đồ sau cho thấy sự biến dộng về diện tích và sản lượng cà phê của Việt
Nam qua các thời kì từ năm 1995 cho đến năm 2011: ( đơn vị nghìn tấn)
18
Biểu đồ 1: Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam qua thời kỳ 1995-2011
Nguồn: Báo cáo tình hình ngành hàng cà phê Việt Nam của USDA
1.3. Về giống cà phê
Đối với cà phê, điều kiện tự nhiên, địa lí khí hậu của nước ta cho phép trồng
được hai loại cà phê là cà phê chè(Arabica) và cà phê vối (Robusta) trên các vùng
riêng biệt. Việc thực hiện cung cấp những giống cây cà phê có chất lượng tốt nhất
được giao cho các viện nghiên cứu,trong đó nổi bật là viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Viện là nơi thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực
nghiệm, chọn lọc những giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh
tốt phục vụ cho phát triển sản xuất bền vững. Từ công tác nghiên cứu và thực
nghiệm, một số giống cà phê có những đặc điểm ưu tú đã được trồng, các giống
kém hiệu quả đang được loại bỏ và cải tạo bằng dòng vô tính, nâng cao hiệu quả
kinh tế. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng
nhanh, chất lượng được nâng cao và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong
chương trình thu thập loại cây theo hướng cải thiện kích cỡ hạt cà phê thương
phẩm, nâng cao chất lượng, Viện đã khảo sát các tập đoàn giống, thí nghiệm so
sánh dòng vô tính, thí nghiệm khu vực hoá để đánh giá tính thích ứng. Đến nay,
Viện đã chọn được 5 dòng vô tính thích ứng đáp ứng về yêu cầu chất lượng sản
19
phẩm phục vụ xuất khẩu.
Ngoài việc chọn giống cà phê vối, trong thời gian qua, Viện đã lai tạo, chọn
lọc giống cà phê chè Catymor. Trong đó có việc lai tạo giữa giống cà phê Catymor
với các loại cà phê chè có nguồn gốc hoang dại từ Êtyôpia (Bắc Phi) với mục đích
kết hợp được các đặc điểm thấp cây, tán nhỏ, cho năng suất cao, khả năng thích ứng
tốt, kháng được bệnh rỉ sắt, cho hạt to và phẩm chất cao hơn hẳn giống Catymor.
Các loại cây giống lai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho khu
vực hoá từ năm 2000.
2. Thực trạng thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Cả nước hiện có các đơn vị trực tiếp xuất khẩu cà phê bao gồm các đơn vị
thành viên của các Tổng công ty có thu gom xuất khẩu, trong đó nhóm 10 doanh
nghiệp xuất khẩu hàng đầu như : Vinacafe, 2/9Đaklăk, Intymex, Atlantyc, Xí
nghiệp tổng hợp Hà Nội tại thành phố HCM, Thái Hòa, Tín Nghĩa Đồng Nai…
Mặc dù cà phê Việt Nam có khối lượg xuất khẩu lớn, trong đó chủ yếu là cà
phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu còn chưa đồng đều, đặc biệt là số
lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỉ lện cao (80%) trong tổng số cà phê
xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kĩ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình

trạng thu hái đồng loạt quả xanh, quả non còn khá phổ biến, cơ sở vật chất phục vụ
sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn, cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến
khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy,
phân loại. Cụ thể, theo thống kê qua sàn giao dịch LIFFE ở London của Anh thì
trong niên vụ 2006-2007, trong tổng số 708.300 bao cà phê (mỗi bao nặng 60kg) bị
loại ra thì Việt Nam chiếm tới 88%, tức tương đương hơn 37.000 tấn, tăng 19% so
với lượng cà phê Việt Nam bị loại ra trong niên vụ trước.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 1000.000-1100.000 tấn cà phê nhân,
với 1% tạp chất, lượng cà phê bị thải ra vào khoảng 10.000-11.000 tấn. Phần lớn
20
các tạp chất trong cà phê là bụi bám, vỏ cà phê, cùi cà phê do chưa được sang quạt
sạch ở nhà máy chế biến.
Tuy nhiên, trong niên vụ 2010 - 2011, nhiều nhà máy không hoạt động do
thiếu nguyên liệu, lãi suất cao, lợi nhuận thấp. Riêng càphê arabica, những năm
trước hầu hết được chế biến ướt thì 2 niên vụ gần đây có đến 40% chế biến khô, làm
giảm chất lượng sản phẩm. Tại Lâm Đồng - “thủ phủ” càphê arabica, các nhà máy
chế biến ướt chủ lực như Công Chính, Dalatcafe đã ngừng hoạt động do thua lỗ,
trong khi Hồ Phượng, Thùy Dung, Mercon thì quy mô nhỏ lẻ. Không chỉ thừa
công suất, thiếu nguyên liệu, Vicofa tiếp tục cảnh báo tình trạng thu hái xanh có
nguy cơ không kiểm soát được.
Mặt khác, hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên thỏa thuận giữa bên
mua và bên bán, việc phân loại chất lượng theo tỉ lệ hạt đen, hạt vỡ là các phân loại
đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu đánh tụt cấp chất lượng của các
lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam.
Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT cho biết,một trong những giải pháp chính để
nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để
tạo điều kiện cải thiện chất lượng,nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt
Nam trên thị trường thế giới
II. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Theo số liệu TCHQ, 11 tháng năm 2011, cả nước đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà
phê, thu về 2,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 55,6% về trị giá so với cùng kỳ
năm trước, đạt 91,7% kế hoạch năm. Tính riêng tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu
71,5 nghìn tấn, trị giá 152,5 triệu USD, tăng 123,06% về lượng và tăng 110,47% về
trị giá so với tháng trước đó.
21
Biểu đồ 2: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến năm 2009
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Mặc dù hàng năm kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm không lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 2001 là 2,6%, năm 2002 là 2,0%, năm
2003 là 2,54%, năm 2007 là 10%), nhưng việc xuất khẩu cà phê vẫn có vai trò rất
quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nó vừa cho phép tận dụng lợi thế của nền
kinh tế vừa tạo ra lực lượng ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá ở Việt Nam. Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng
của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ chiếm dưới 10%). Mặt
khác, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Rubusta (cà phê vối), sản
lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối trên thị trường thế
giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất
và xuất khẩu loại cà phê này. Nếu như trước năm 2005 cà phê là mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn thứ 9, chiếm 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và
lớn thứ 3 thế giới với thị phần trên 4% sau Braxin
22
( 17%) và Comlombia (10%) thì đến nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 thế
giới chỉ sau Braxin.
Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 11/2011 là 70,7 nghìn tấn, trị giá đạt 150
triệu USD, tăng 122,1% về lượng và tăng 108,9% về trị giá so với tháng trước. Tính
đến hết 11 tháng/2011, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt gần 1,1 triệu tấn, trị
giá đạt 2,43 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 55,5% về trị giá so với 11

tháng/2010.
Xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI 11
tháng/2011 đạt 348 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ trọng xuất
khẩu cà phê của doanh nghiệp FDI ngày càng cao, cụ thể tỷ trọng bình quân giai
đoạn 2006-2009 là 19,7%, đến năm 2010 con số này lên tới 28,6% và 11 tháng năm
2011 chiếm 31,6% trong tổng lượng xuất khẩu cà phê của cả nước.
Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong 11 tháng qua là EU: 431
nghìn tấn, tăng 2,4% và chiếm 49,2% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước; tiếp theo là Hoa Kỳ: 115 nghìn tấn, giảm 14,3%; Nhật Bản: 44,9 nghìn tấn,
giảm 10% so với 11 tháng/2010.
23

×