Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.43 KB, 28 trang )

GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, trên thế giới các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở
thành rất phổ biến và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong khối lượng điều động tài
nguyên ký thác tại các ngân hàng. Mỗi hình thức thanh toán đều có công dụng
riêng thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch đa dạng phong phú. Việc
đưa ra một hình thức thanh toán phù hợp vừa là nhiệm vụ, vừa là mục đích kinh
doanh và trọng điểm cạnh tranh của các ngân hàng. Cho đến nay Việt Nam đang
áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đó là hình thức thẻ ATM. Đến
trước năm 2004 việc sử dụng thẻ ATM trong khu vực dân cư ở Việt Nam vẫn còn
phát triển khiêm tốn chưa được sử dụng rộng rãi. Gần đây theo đà phát triển của
thế giới, việc sử dụng thẻ ATM đã trở nên phổ biến, gần gũi với người dân hơn và
được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam do những công dụng riêng mà thẻ đem
lại.Tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ ATM ngày càng cao, quy mô, số lượng
phát hành và sử dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên bên cạnh những tiện ích to lớn do
việc sử dụng thẻ vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế cần được quan tâm và bên
cạnh hiện trạng bùng nổ thẻ vẫn còn tồn tại những vấn đề giới hạn đòi hỏi phải có
những giải pháp thích hợp. Lý do chọn chuyên đề ”Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam” là muốn người đọc hiểu biết nhiều
hơn về hiện trạng phát hành thẻ của các ngân hàng và nhu cầu sử dụng của người
dân. Đồng thời qua các giải pháp có thể sẽ giúp cho việc phát hành và sử dụng
khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh và từ đó mở rộng hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích, đánh giá việc sử dụng thẻ ATM hiện nay ở Việt Nam.
Đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng thẻ.
Trang 1
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Thu thập thông tin qua mạng và các báo, tạp chí, internet
Sau đó xử lý những thông tin để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nghiên cứu.
1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chỉ nghiên cứu và phân tích tình hình sử dụng thẻ ATM chứ không đi sâu
nghiên cứu về những kỹ thuật xung quanh việc hình thành thẻ.
Trang 2
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ THẺ ATM
1.1.1 Khái Niệm
Thẻ ATM là thẻ dùng để rút tiền và chuyển tiền trên hệ thống quầy tự động.
Hệ thống thanh toán tự động này còn được gọi là hộp ATM, bao gồm hệ thống
máy tính nối mạng với toàn bộ hệ thống tiền gửi của ngân hàng, bên cạnh việc mở
tài khoản tiền gửi cho khách hàng, ngân hàng còn bán cho khách hàng một tấm thẻ
nhựa, còn được gọi là thẻ từ hay thẻ thông minh. Bên trong thẻ có một bộ phận từ
ghi lại mật mã của khách hàng và ghi lại những thông tin về tài khoản của khách
hàng. Sau khi khách hàng mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng thì chỉ hai phút
sau đó, toàn bộ số tiền cùng mật mã của khách hàng được máy tính điện tử thông
báo đến mạng của toàn thành phố và có thể trên phạm vi cả nước, nếu ngân hàng
nhận tiền gửi của khách hàng có chi nhánh và quan hệ khắp nơi trên toàn quốc.
1.1.2 Nguồn Gốc Ra Đời
Ngành công nghệ thẻ ngân hàng tuy mới phát triển thật sự trong 25 năm gần
đây nhưng thẻ có một lịch sử lâu đời bắt nguồn từ việc các đại lý bán lẻ cung cấp
tín dụng cho khách hàng thông qua việc mua hàng trước trả tiền sau. Nhưng nhiều
đại lý nhỏ không đủ khả năng cung cấp tín dụng cho các khách hàng của họ các
ngân hàng đã tham gia vào việc này.
Thẻ ngân hàng xuất hiện năm 1946 tại Mỹ với tên gọi Charg-It do ngân hàng
John Biggins phát hành. Đó là một hệ thống tín dụng cho phép khách hàng thực
hiện các giao dịch nội địa tại các đại lý bằng các “phiếu” có giá trị do ngân hàng

phát hành. Đây có thể coi như là tiền đề cho việc phát hành thẻ tín dụng đầu tiên
của ngân hàng Franklin National New York vào năm 1951. Trải qua quá trình tồn
tại và phát triển, đến năm 1970 chiếc thẻ từ đầu tiên ra đời. Đó là một chiếc thẻ
bằng nhựa có gắn theo một lõi từ tính để lưu trữ các thông tin. Theo sự phát triển
của đời sống xã hội, thẻ được trang bị thêm những công nghệ tinh vi khác như các
hình không gian ba chiều được in bằng một công nghệ laser chỉ có thể nhận biết
được bằng tia cực tím. Cùng với xu thế phát triển chung của toàn cầu, công nghệ
thẻ được du nhập vào Việt Nam từ năm 1996 chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sử
Trang 3
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

dụng thẻ của khách nước ngoài đến Việt Nam. Xu hướng sử dụng thẻ thanh toán
mới bắt đầu trở nên quen thuộc và sôi động ở Việt Nam từ hai năm trở lại đây.
1.1.3 Vai Trò Của Thẻ ATM
1.1.3.1 Đối Với Người Sử Dụng
Là một dịch vụ tiện lợi nhanh chóng phục vụ tốt nhu cầu giao dịch tiền tệ
trong cuộc sống hiện đại vì mọi hoạt động giao dịch của người dân được hoàn
toàn tự động qua thẻ ATM. Khách hàng nào có nhu cầu giao dịch tiền tệ không
cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để trực tiếp đến ngân hàng và đối mặt với
các thủ tục phức tạp như hiện nay mà chỉ cần sở hữu 1 chiếc thẻ ATM là mọi giao
dịch đều được thực hiện 1 cách nhanh chóng trong suốt 24/24 giờ trong ngày và
mọi ngày trong tuần. Và việc những chiếc máy ATM của các ngân hàng được đặt
trong các siêu thị sẽ rất tiện lợi cho người dân, có thể không cần phải đem quá
nhiều tiền mặt trong người.
1.1.3.2 Đối Với Ngân Hàng
Đây là một kênh huy động vốn nhàn rỗi đáng kể trong dân chúng khi mà tiền
của người dân đều được huy động trong tài khoản ngân hàng. Số tiền khổng lồ này
sẽ giúp ngân hàng tăng nguồn vốn hoạt động đồng thời có được nguồn thu vững
chắc từ việc cung cấp các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống thẻ ATM. Điều
này hết sức có lợi cho các ngân hàng trong cuộc đua huy động vốn hiện nay.

1.1.3.3 Đối Với Nền Kinh Tế
Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế tiên tiến khi người dân
thanh toán không dùng tiền mặt thì vòng quay tiền tệ tăng lên làm gia tăng tốc độ
phát triển của nền kinh tế. Việc tự động hóa trong giao dịch sẽ nâng cao chất
lượng của hệ thống tài chính quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho một nền kinh tế
hiện đại phát triển và đáp ứng nhu cầu hội nhập trong tương lai của kinh tế Việt
Nam
1.1.4 Tiện Ích Và Hạn Chế Khi Sử Dụng Thẻ ATM
1.1.4.1 Tiện Ích
ATM là một thành quả của sự cố gắng cải thiện công nghệ ngân hàng, đặc
biệt là hệ thống thanh toán hiện đại. Thẻ ATM rất được khách hàng của các ngân
hàng tán thành do sự tiện lợi và linh hoạt của thẻ đem lại.
Trang 4
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

Hiện nay với công nghệ tiên tiến, máy ATM không chỉ dùng để rút tiền mà
nó trở thành một ngân hàng thu nhỏ với đủ các chức năng và tiện ích: nạp tiền, rút
tiền trực tiếp, chuyển khoản đến tất cả các ngân hàng, thanh toán các hóa đơn, dịch
vụ, thuế, lệ phí…mua thẻ trả trước điện thoại di động, Internet…Ở Việt Nam
Ngân Hàng Đông Á EAB là Ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này.
Hệ thống ATM được lắp đặt ở hầu hết các Thành Phố, một số khách sạn, nhà
hàng, siêu thị, cửa hàng bách hóa lớn, kể cả các Trường Đại học và điều này sẽ
giúp cho người sử dụng có thể rút tiền ở nhiều nơi khi cần sử dụng.
Với tấm thẻ ATM trên tay, khách hàng vào bất cứ thời gian nào đều có thể
rút tiền, chuyển tiền…, việc chạy vội đến ngân hàng trước giờ đóng cửa dường
như đã lùi về quá khứ, bởi vì ATM hoạt động suốt 24 giờ trong ngày.
Việc sử dụng thẻ rất đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần để thẻ
vào khe của máy ATM, sau đó chỉ cần nhập số PIN thì mọi thao tác sẽ được
hướng dẫn cụ thể trên màn hình máy tính. Chỉ trong vòng vài phút mệnh lệnh của
người sử dụng sẽ được thực hiện. Và họ có thể dễ dàng rút được số tiền mà mình

muốn.
Nhờ hình thức trả lương qua thẻ nhiều công nhân, người lao động nhập cư đã
có thói quen gửi tài khoản vừa có lãi vừa bảo đảm an toàn.
Một tiện ích khác là người sử dụng thẻ có thể cho người thân sử dụng tài
khoản qua thẻ phụ và có thể giới hạn mức chi tiêu của thẻ phụ để dễ kiểm soát.
1.1.4.2 Hạn Chế
Không chỉ than phiền về chất lượng giao dịch, gần đây số vụ khiếu nại mất
tiền từ thẻ rút tiền tự động (ATM) tăng dần với số tiền mất ngày càng lớn, mất đủ
kiểu, phiền đủ cách! Cho thấy các ngân hàng chưa thật sự tạo được an toàn cho
người sử dụng.
Tình trạng hết tiền ở nhiều máy ATM hay xảy ra, nhất là ngày thứ bảy và chủ
nhật, ngày chi trả lương cuối tháng và cũng là ngày khách hàng cần đi mua sắm.
Điều này sẽ làm cho người sử dụng rất phiền toái và khó khăn.
Việc quá tải mạng làm cho máy ATM chập chờn có lúc chạy chậm, điều này
gây nhiều bất tiện cho người sử dụng.
Trang 5
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

Người dân vẫn còn thói quen thích sử dụng tiền mặt, do đó thẻ ATM chưa
được sử dụng rộng khắp.
Hệ thống ATM đôi khi còn bị gián đoạn do các nguyên nhân chủ quan từ
ngân hàng, tức giải quyết công việc nội bộ cụ thể là cập nhật dữ liệu.
Chưa thể liên minh kết nối thành một hệ thống ATM trong cả nước. Nếu như
ở nước ngoài thì các máy ATM của các ngân hàng khác nhau đều có thể được kết
nối với nhau. Còn ở Việt Nam thì khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng nào thì
phải rút tiền ở máy ATM của ngân hàng đó.Gần đây có 1 số ngân hàng đã liên kết
lại với nhau nhưng số đó vẫn còn rất ít.
Vẫn còn tình trạng “thẻ nằm ngoài vùng phủ sóng” do còn quá ít máy và chủ
yếu là để rút tiền.
Tại Việt Nam khả năng phân biệt đồng tiền (theo mệnh giá) của máy ATM

đang bị đánh giá thấp. ATM trên thế giới đều được thiết kế với việc xác định
mệnh giá tiền đưa ra khi chi trả cho khách hàng qua các trang thiết bị cảm ứng về
độ dày, chiều rộng của tờ tiền. Tuy nhiên các mệnh giá tiền của Việt Nam hiện nay
được thiết kế và sản xuất tương đương nhau về kích cở, độ dày nên các chức năng
trên chưa phát huy đươc hiệu quả.
Trang 6
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH
THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA
2.2.1 Quy Mô Số Lượng Phát Hành Và Tốc Độ Tăng
Trưởng
Đến giữa năm 2004, chỉ có khoảng 11 NH tham gia thị trường phát hành và
thanh toán thẻ. Trong đó Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) dẫn
đầu do có hệ thống ATM lớn nhất khắp cả nước, tiếp sau là các Ngân hàng: Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Á Châu (ACB),
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), và Ngân hàng Đông Á (EAB).
Các ngân hàng chỉ mới trang bị được khoảng 450 máy ATM để phục vụ các giao
dịch của chủ thẻ. Từng ngân hàng cụ thể thì số máy này còn tệ hơn vì hệ thống
ATM của mỗi ngân hàng hoạt động riêng lẻ. Ngoại trừ Vietcombank với 280 máy
rải ra khắp cả nước, các ngân hàng còn lại mới chỉ trang bị từ dăm đến vài chục
máy. Đến cuối năm 2004, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ
tiền mặt trong lưu thông vẫn còn chiếm đến 20,35% tổng phương tiện thanh toán
trong nền kinh tế. Con số này đã giảm 1/3 so với cách đây một chục năm, nhưng
vẫn còn rất cao so với trình độ thế giới. Nói chung chiếc thẻ ATM vẫn chưa là vật
quen thuộc. Cho thấy đến cuối năm 2004 tình hình phát và sử dụng phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt-thẻ ATM tại Việt Nam vẫn chưa cao.
Đến năm 2005 quy mô và số lượng thẻ ATM được phát hành tăng lên đáng
kể. Chỉ trong 4 tháng đầu năm số lượng thẻ ATM phát hành tại Ngân hàng

Incombank đã là 50.000 thẻ với số lượng máy ATM là 135 máy. Ngân hàng
Agribank cũng đạt 50.000 thẻ đưa tổng số thẻ phát hành lên 150.000 trên tổng số
máy là 254 máy. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đạt con số khiêm tốn hơn
với tổng số thẻ là 76.000 thẻ và gần 200 máy. Riêng Vietcombank số lượng thẻ
của Ngân hàng lên đến vài triệu thẻ và có đến 400 máy ATM, nếu tính đến các
máy ATM liên kết với một số ngân hàng khác (thẻ ATM của các ngân hàng liên
kết có thể sử dụng trên máy ATM của nhau) thì tổng số là 450 máy. Tuy nhiên vẫn
còn một số lượng lớn các điểm mua sắm có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Số
máy ATM không lớn nhưng còn lại bị chia nhỏ ra cho nhiều ngân hàng và nhiều
Trang 7
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

địa phương. Ngay như ngân hàng Vietcombank có thị phần nhiều nhất nhưng chưa
đến 500 máy. Còn hệ thông kết nối VNBC (Vietnam Bank Card) chỉ có 178 máy
trên toàn quốc. Số lượng khách hàng tiềm năng lúc bấy giờ còn rất lớn với hơn
100.000 doanh nghiệp và hàng chục triệu hộ gia đình. Trong khi đó đến thời điểm
lúc này chỉ duy nhất Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn là có mạng
lưới chi nhánh đến một số xã. Mặt dù vây nhưng khi so sánh hai móc thời gian:
giữa năm 2004 và giữa năm 2005 ta thấy được tốc độ tăng trưởng của thị trường
thẻ ATM tại Việt Nam là rất lớn. Số lượng máy tăng hơn 2 lần, số lượng thẻ tăng
hơn 5 lần, mức tăng trưởng trên 200% một năm đã là rất cao. Ngoài ra những
tháng cuối năm 2005 người có thẻ ATM đa năng có thể giao dịch tại một số máy ở
Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Philippines. Cho thấy thị trường
thẻ ngày càng mở rộng hơn cả trong lẫn ngoài nước.
Với đà tăng trưởng đó đến đầu năm 2006 loại thẻ được sử dụng nhiều nhất
tại Viêt Nam là thẻ ATM do nhiều ngân hàng phát hành. Cuối tháng 01 năm 2006
mức tăng trưởng của thị trường thẻ ATM đã trên 300%. Nếu như giữa năm 2005
trên toàn quốc chỉ có khoảng 1000 máy và gần 2 triệu thẻ thì đến thời điểm tháng
05/2006 cả hệ thống đã có gần 2000 máy và hơn 2,1 triệu thẻ ATM được đưa vào
sử dụng. Đến dây, liên minh thẻ Vietcombank (VCB) đã đạt gần 1 triệu thẻ và dự

kiến trong năm 2006 tăng lên 1,5 triệu thẻ. Còn hệ thống VNBC (Vietnam Bank
Card) của ngân hàng Đông Á thì với 400.000 thẻ, dự kiến đạt 1,2 triệu thẻ vào
cuối năm 2006. Đến thời điểm này đã có khoảng 20 thương hiệu thẻ khác nhau
được tung ra thị trường và cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng là vô cùng sôi
động.
Trong thời gian gần đây các ngân hàng đã ra sức mở thêm nhiều máy mới và
số lượng thẻ phát hành của các ngân hàng ngày càng tăng. Đặc biệt là ngân hàng
Nông Nghiệp đã liên kết các với các khu công nghiệp bằng việc trả lương cho
công nhân thông qua thẻ ATM từ đó số lượng thẻ và máy của ngân hàng này
không ngừng tăng lên đến nay ước tính ngân hàng Nông Nghiệp đã có khoảng 566
máy trên phạm vi toàn quốc với khoảng hơn 1 triệu thẻ được phát hành. Còn đối
với Vietcombank họ đã phát triển thẻ trong sinh viên bằng cách cho lắp đặt thêm
nhiều máy ATM ở các trường đại học và có nhiều chương trình phát hành thẻ
Trang 8
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

miễn phí cho sinh viên nhờ đó mà số lượng thẻ của Vietcombank đã phát triển rất
nhanh.
Tóm lại đối với những sản phẩm, dịch vụ đang có điều dễ dàng thấy nhất là
sự bùng nổ dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (ATM). Trong vòng 3 năm trở lại đây, với
mức tăng trưởng trên cho thấy nhu cầu cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của
người tiêu dùng về dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất cao. Số tài khoản và số máy
ATM được lắp đặt tăng lên nhanh chóng và đã tạo một “cơn sốt” thực sự.
Sau đây là các bảng thống kê về số lượng địa điểm đặt máy ATM của một số
Ngân hàng.
Bảng: Số lượng địa điểm đặt máy ATM của Ngân hàng Nông Nghiệp
(Agribank)
Khu vực Số lượng
An Giang 4
Bà Rịa Vũng Tàu 15

Bạc Liêu 3
Bắc Kạn 1
Bắc Giang 4
Bắc Ninh 4
Bến Tre 6
Bình Dương 24
Bình Định 3
Bình Phước 4
Bình Thuận 3
Cà Mau 4
Cao Bằng 2
Cần Thơ 14
Đà Nẳng 21
Trang 9
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

Đắc Lắk 6
Đắc Nông 3
Điện Biên 2
Đồng Nai 12
Đồng Tháp 2
Gia Lai 2
Hà Giang 2
Hà Nam 2
Hà Nội 134
Hà Tây 9
Hà Tĩnh 2
Hải Dương 2
Hải Phòng 14
Hậu Giang 2

Hòa Bình 1
Hưng Yên 2
Khánh Hòa 11
Kiên Giang 3
Kon Tum 2
Lai Châu 2
Lâm Đồng 10
Lạng Sơn 4
Lào Cai 4
Long An 3
Nam Định 3
Nghệ An 2
Trang 10
GVHD: Đinh Công Thành SVTH:Lê Anh Thuấn

Ninh Bình 3
Ninh Thuận 3
Phú Thọ 2
Phú Yên 2
Quãng Bình 2
Quãng Nam 8
Quãng Ngãi 4
Quãng Ninh 9
Quãng Trị 4
Sóc Trăng 10
Sơn La 2
Tây Ninh 3
Thái Bình 1
Thái Nguyên 3
Thanh Hóa 4

Thừa Thiên Huế 10
Tiền Giang 3
Thành Phố Hồ Chí Minh 128
Trà Vinh 2
Tuyên Quang 2
Vĩnh Long 3
Vĩnh Phúc 3
Yên Bái 2
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ trang web www.agribank.com.vn)
2.2.2 Chiến Lược Và Biện Pháp Mở Rộng Thị Trường
Trang 11

×