PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử do C. Mác xây dựng nên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã
được thừa nhận lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu
lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài
người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội,
chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một
cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định
cũng như tiến trình vận động lịch sử chung của xã hội loài người.
Trong thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở bám sát tư tưởng Mác- Lênin và đặc biệt là
việc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng đất nước,
việc vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực
hiện thành công công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một đất nước giàu
mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra.
Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: “Sự vận dụng học thuyết hình
thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” thực sự
mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về thực tế và lí luận.
II/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích: Hiểu rõ thêm về nội dung, những giá trị của học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội và việc vận dụng nó vào công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
2. Nhiệm vụ: Nêu rõ bản chất của hình thái kinh tế xã hội, vận dụng hình thái
kinh tế - xã hội vào công cuộc xây dựng đất nước là một tất yếu khách quan và thực
tiễn xây dựng đất nước.
III/ Phạm vi nghiên cứu
1
Nội dung và giá trị của hình thái kinh tế xã hội và việc vận dụng nó vào nước ta
hiện nay.
PHẦN NỘI DUNG
I/ Nội dung phạm trù hình thái kinh tế xã hội và quá trình lịch sử tự nhiên của
nó
1. Khái niệm phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để
chỉ từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã
hội ấy, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, vàmột kiến trúc
thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, bao
gồm các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Mỗi mặt này có vị trí riêng nhưng tác động qua lại và thống nhất với nhau.
2. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội
Nguồn gốc sâu xa của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là bắt đầu từ sự
thay đổi của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất thay đổi đến một giới hạn nào
đó thì nó sẽ phá bỏ và thiết lập quan hệ sản xuất. Rồi kiến trúc thượng tầng mới hình
thành dựa trên quan hệ sản xuất mới.
Như vậy sự tác dộng giữa các yếu tố trong cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội
đã tạo thành những quy luật tất yếu khách quan của xã hội. Xã hội vận động từ thấp
đến cao, từ cộng sản nguyên thủy sang chiếm hữu nô lệ, đến phong kiến, tư sản rồi chủ
nghĩa xã hội đều tuân theo quy luật trên. Sự phát triến ấy không nhất thiết là tuần tự mà
có thể có sự nhảy vọt, bỏ qua một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội. Chính vì thế,
Mác đã khẳng định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử
tự nhiên.
3. Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội
2
Học thuyết này chỉ rõ, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương
thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Do vậy, không thể xuất phát từ ý
thức, tư tưởng thuần túy để giải thích các hiện tượng xã hội mà phải xuất phát từ
phương thức sản xuất vật chất.
Để nhận thức đúng xã hội, phải tìm hiểu quy luật phát triển của xã hội, không
được tùy tiện, chủ quan. Bởi lẽ, học thuyết hình thái kinh tế xã hội chỉ ra rằng: sự phát
triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người.
Việc vận dụng sáng tạo học thuyết này vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh
tế - xã hội đối với Việt Nam là chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa.
II/ Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
1. Quan điểm của C.Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề bỏ qua tư bản chủ
nghĩa đi lên xã hội chủ nghĩa
Sau khi xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã vận dụng học
thuyết ấy vào phân tích xã hội tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã
hội đó, và đi đến dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái
cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Ông đã từng khẳng định:
“Chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực nhằm thủ tiêu trạng thái hiện tồn”.
Theo Ăngghen, các nước lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa đều có thể đi lên chủ
nghĩa xã bằng những con đường phát triển bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Muốn làm được
điều đó thì cách mạng vô sản phải thành công, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản đã tiến hành cách mạng giành được chính quyền từ tay giai cấp thống
trị và các nước đó đã giành được sự giúp đỡ từ các nước phương Tây. Quan điểm này
đã được trình bày rõ trong tác phẩm: “Bàn về xã hội ở Nga”.
3
Hơn thế nữa, lý luận của chủ nghĩa Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã khẳng
định: các quốc gia, dân tộc có thể phát triển tuần tự theo những bước quá độ của các
hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ cộng sản nguyên thủy đến cộng sản chủ
nghĩa, song căn cứ vào điều kiện lịch sự cụ thể mà các quốc gia có thể bỏ qua một hay
một vài hình thái kinh tế - xã hội.
Còn theo Lênin, có 2 hình thức quá độ; quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp. Lê-
nin cho rằng những nước mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển thì có thể đi lên chủ nghĩa
xã hội bằng quá độ trực tiếp. Ngược lại, những nước lạc hậu có thể đi lên chủ nghĩa xã
hội bằng quá độ gián tiếp . Thực chất đó là sự bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên
con đường xã hội chủ nghĩa.
2. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử
Nước ta là nước lạc hậu về kinh tế lại bị đế quốc thực dân thống trị một thời gian
dài, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo và lạc hậu .
Đảng ta khẳng định sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc cách màng xã hội chủ
nghĩa , xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước tiến từ bản chủ nghĩa bỏ qua chủ nghĩa
tư bản sự lựa chọn trên 2 căn cứ sau đây.
Một là, chỉ có CNXH mới giải phóng được nhân dân lao động thoát khỏi áp bức,
bóc lột bất công đem lại cuộc sống ấm lo hạnh phúc cho nhân dân
Hai là, thắng lợi của cuộc cách mạng thắng lợi Nga năm 1971 đã mở ra một thời
đại mới, tạo khả năng thực hiện cho các dân tộc lạc hậu tiến lên con đường CNXH.
Sự lựa chọn ấy không mâu thuẫn với quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của
XHCN, không mâu thuẫn với hình thái kinh tế xã hội củ chủ nghĩa Mác Lê-nin. Trong
điều kiện cụ thể sự lựa chọn ấy chính là sự lựa chọn con đường rút ngắn bỏ qua chế độ
TBCN.
Con đường CNXH cho phép chúng ta có thể phát triển nhanh lực lượng sản xuất
theo hướng ngày càng hiện đại, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội phát triển xã
4
hội theo chiều hướng tiến bộ vừa có thể tránh cho xã hội và nhân dân lao động phải trả
giá cho các vấn đề của xã hội tư bản mà trước hết là chế độ người bóc lột người, là
quan hệ bất bình đẳng người với người..
Từ tất cả những lí do trên, nước ta đã lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều
kiện hết sức khó khăn, thử thách. Dân số trên 80% sống bằng nông nghiệp, cơ sở vật
chất kinh tế của chủ nghĩa xã hội hầu như không có. Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội không tách rời nhau. Viêc Đảng ta luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã
hội là phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, xu hướng của thời đại và điều kiện cụ
thể của đất nước.
Xã hội mà nhân dân ta quyết tâm xây dựng là một xã hội của dân, do dân, vì
dân, có một nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất tiến bộ và chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải
phóng, hưởng cuộc sống hạnh phúc, phát triển về mọi mặt, các dân tộc anh em chung
sống hòa bình, đoàn kết và hợp tác, hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới. Bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa nghĩa là bỏ qua quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
của tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu những thành tựu đạt được dưới chế độ tư bản, nhất
là khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất và nền kinh tế hiện đại.
3. Nhiệm vụ trong thời kì quá độ
Hiện nay nước ta vẫn đang ở trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Do
vậy, điều kiện và hoàn cảnh đó đã đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ hết sức khó
khăn.
Thứ nhất, một nhiệm vụ chiến lược và lâu dài của đất nước là xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình xây
dựng xã hội ở nước ta “Đảng và nha nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có
5