Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tập hợp chi phí và tính giá thành gỗ tròn và gỗ xẻ tại công ty lâm nghiệp eakar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.58 KB, 48 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Với việc gia nhập vào WTO đó thực sự là một mốc son quan trọng cho nền
kinh tế Việt Nam. Nólà một yếu tố kích thích mãnh mẽ cho nền kinh tế. nó đưa đến
nhiều thời cơ thuận lợi cho nền kinh tế của chúng ta phát triển theo xu hướng toàn
cầu hóa. Nhưng nó cũng đem đến không ít những thách thức cho chúng ta đó là sự
cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa nước ngoài với hàng hóa trong nước. cho nên đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp chung ta phải co sụ chuẩn bị thật kĩ để không bị hất ra khỏi
vòng quay của thị trường.
Với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất chuẩn bị tốt cho
mình là việc đưa ra một sản phẩm tốt về chất lượng đẹp về mẫu mã đa dạng về
chủng loại. Và một yếu tố quan trong nhất đó là đưa ra một mức giá thật hợp lý so
với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường. Muốn làm được điều đó các
doanh nghiệp của chúng ta phải khai thác tốt nhất năng lực sản xuất của mình để có
một chi phí thấp nhất có thể . Và để kiểm soát được chi phí thì việc thực hiện hạch
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là công việc bắt buộc và là công việc phải
thực hiện hết sức chặt chẽ. Nhận thấy tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí và
tính giá thành nên trong đợt thực tập tổng hợp tại công ty lâm nghiệp EaKar tôi đã
chọn đề tài “Tập hợp chi phí và tính giá thành gỗ tròn và gỗ xẻ tại công ty Lâm
Nghiệp EaKar”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu những lý luận cơ bản về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
công ty Lâm Nghiệp EaKar, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố tác động đến
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
1
- Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gỗ tròn và gỗ xẻ tại


công ty Lâm Nghiệp EaKar
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Phạm vi nội dung:
- Công ty Lâm Nghiệp EaKar là doanh nghiệp nhà nước sản xuất các sản
phẩm về gỗ, song mây, cung cấp cây giống nông lâm nghiệp,chăn nuôi. Vì thời
gian thực tập không được dài nên trông đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về các
nghiệp vụ kế toán và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gỗ tròn
và gỗ xẻ của công ty Lâm Nghiệp EaKar
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gỗ tròn và gỗ xẻ tại công ty
1.4.2 Phạm vi địa bàn:
- Nghiên cứu tại công ty Lâm Nghiệp EaKar : Km 54 QL 26 TT EaKar tỉnh
ĐăkLăk
1.4.3 Phạm vi thời gian:
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng số liệu trong các báo cáo kết
quả sản xuất kinh doanh những năm 2005, 2006, 2007. Đặc biệt là nghiên cứu công
tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gỗ tròn và gỗ xẻ
tại công từ 01/012007-31/12/20007
2
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất:
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống (tiền lương,
BHXH…) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ) phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
thực hiện quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm.
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất:
Do tính chất đa dạng về loại sản phẩm, do yêu cầu trong tổ chức quản lý và
hạch toán nên chi phí sản xuất có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

- Chi phí trực tiếp:
- Chi phí gián tiếp:
- Chi phí trả trước: là những chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng phát sinh tác
dụng cho nhiều kỳ sản xuất
- Chi phí phải trả: là những chi phí thực tế có thể chưa phát sinh nhưng cần
thiết phải tính vào giá thành của kỳ này để đảm bảo tính chính xác của giá thành
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ các khoản trích khấu hao TSCĐ của
doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí về nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu…dùng trực tiếp cho chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện công
việc lao vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí về tiền lương, tiền phụ cấp lương
và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như:
BHYT, BHXH, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản
xuất, kinh doanh chung phát sinh tại phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội, công
trường… phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ lao vụ.
3
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác.
- Chi phí bằng tiền: bao gồm các khoản chi tiêu bằng tiền tệ (chưa được thể
hiện trong các khoản trên) phát sinh trong kỳ như: lệ phí, tiếp khách, hội nghị, công
tác.
2.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm:
2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành là toàn bộ chi phí lao động vật hoá (nguyên vật liệu, nhiên
liệu,khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ), lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công
việc hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng.
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm:
- Theo thời điểm xác định:

+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất
kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
+ Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất
cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hạch.
Giá thành kế hoạch= giá thành định mức* tổng sản phẩm kế hoạch
Giá thành thực tế = là giá thành được xác định sau khi đã hoàn
thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát
sinh và kết quả sản xuất thực tế đạt được.
- Đối với doanh nghiệp xây lắp:
+ Giá thành dự toán là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp được dự toán
để hoàn thành xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và theo
định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước quy định để xây dựng công trình cơ bản.
+ Giá thành doanh thu= giá trị doanh thu- lãi định mức- thuế giá trị gia
tăng
- Theo nội dung cấu thành giá thành:
+ Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến khối lượng
sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm.
+ Giá thành toàn bộ= giá thành sản xuất+ chi phí sản xuất ngoài
4
2.1.2.3 Phương pháp tính giá thành:
Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm tiêu biểu có các phương
pháp sau:
 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn):
Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những
doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác, mặt
hàng sản xuất ít, khối lượng sản phẩm không nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có
hoặc không có sản phẩm dở dang.
- Đối tượng hạch toán chi phí là phân xưởng.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm.
- Công thức:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ= CPSXDDĐK+ CPSXPSTK-
CPSXDDCK-các khoản làm giảm trừ chi phí (nếu có)
tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị=
số lượng sản phẩm
 Phương pháp hệ số:
Phương pháp này được áp dụng trong một quy trình sản xuất tạo ra đồng
thời nhiều loại sản phẩm.Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm
chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy
nhất gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có
hệ số một được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.
- Công thức: áp dụng cho những đơn vị trong cùng một phân xưởng hay
cùng một quy trình công nghệ thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa các
sản phẩm này có hệ số quy đổi (sản phẩm có hệ số bé nhất bằng 1 còn gọi là sản
phẩm chuẩn)
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp là phân xưởng hay
quá trình công nghệ.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.
- Phương pháp hệ số gồm 6 bước:
5
Bước 1: Tính tổng số lượng hoàn thành, tính tổng số lượng sản phẩm
chuẩn dở dang (nhân với hệ số thành phẩm)
Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo các phương pháp
đánh giá sản phẩm dở dang.
Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm chính:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSXDDĐK+ CPSXDDCK-
CPSXDDCK- phế liệu thu hồi (nếu có)
Bước 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn
tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn=

số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành
Bước 5: Tính tổng giá thành từng sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm thứ I hoàn thành trong kỳ= giá thành đơn vị sản phẩm
chuẩn* số lượng sản phẩm thứ i* hệ số sản phẩm thứ i
Bước 6: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm
tổng giá thành sản phẩm thứ i hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm thứ i=
số lượng sản phẩm thứ i hoàn thành
 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản
xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là
đối tượng tính giá thành và được xác định giá theo mục đích tận thu). Do vậy, để
tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ trị giá sản phẩm phụ ra
khỏi tổng chi phí.
Công thức: áp dụng ở những đơn vị mà trong cùng một phân xưởng hay cùng
một quy trình công nghệ vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = CPSXDDĐK+ CPSXPSTK-
CPSXDDCK-giá trị sản phẩm phụ thu được-phế liệu thu hồi (nếu có)
Lưu ý: Giá trị sản phẩm phụ thu được ước tính căn cứ vào:
+ Giá thành kế hoạch
6
+ Giá bán
+ Giá bán trừ lợi nhuận định mức
Trị giá sản phẩm phụ = đơn giá kế hoạch* số lượng sản phẩm phụ sản xuất ra
tính theo giá kế hoạch.
 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất tạo ra nhiều
loại sản phẩm chính nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ
số quy đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá
thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu, trọng lượng sản phẩm…thông thường có

thể sử dụng giá thành kế hoạch hoặc định mức.
Công thức: áp dụng ở các đơn vị mà trong cùng một phân xưởng hay trên cùng một
quy trình công nghệ thu được nhiều loại sản phẩm chính có quy cách khác nhau.
Tiêu thức được chọn để tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ có thể theo giá bán,
giá thành kế hoạch…
Bước 1: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm:
Tỷ lệ tính giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm
cho nhóm sản phẩm =
Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm
Bước 2: Tính giá thành thực tế của quy cách i:
Tổng giá thành thực tế của quy cách thứ i hoàn thành trong kỳ= tỷ lệ* tổng giá
thành kế hoạch của quy cách thứ i
Bước 3: Tính giá thành đơn vị quy cách i trong nhóm sản phẩm:
Giá thành đơn vị giá thành thực tế quy cách thứ i
quy cách thứ I =
số lượng quy cách thứ i hoàn thành
Riêng trong lĩnh vực xây lắp, phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm các hạng mục công trình có thiết kế, dự toán
khác nhau. Cùng thi công trên một địa điểm do một công trường đảm nhận (không
có hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình).
7
Đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình trong nhóm:
Giá thành từng hạng Tổng chi phí phát sinh nhóm hạng mục công trình
Mục công trình =
Tổng giá thành kế hoạch nhóm hạng mục công trình
Để tính giá thành của từng hạng mục công trình trong nhóm, kế toán phải căn cứ
vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành dự toán, giá thành định mức để xác định tỷ lệ
tính giá thành và dùng tỷ lệ này để phân bổ giá thành của nhóm hạng mục công
trình, cho từng hạng mục công trình.
 Tính giá thành theo đơn đặt hàng

- Khái niệm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được
hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, riêng chi phí phục vụ và chi
phí quản lý sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức
theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt
hàng theo tiêu thức phù hợp. Thực hiện phương pháp đặt hàng thì đối tượng hạch
toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể.
+ Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt
đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng theo đúng những tiêu chuẩn kỹ
thuật được thỏa thuận theo hợp đồng sản xuất. Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối
tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối
tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng.
+ Phạm vi áp dụng: Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện
doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của
người mua. Đặc điểm của phượng pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng
đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hóa theo từng đơn
đặt hàng.
2.1.2.4 Phân loại giá thành sản phẩm:
Theo thời điểm tính và nguồn số liệu:
8
+ Giá thành kế hoạch: trước khi tiến hành sản xuất, số liệu dựa vào
bảng giá thành kỳ trước, trên cơ sở đó chúng ta xây dựng kế hoạch dựa vào ước tính
của năm thực hiện.
+ Giá thành định mức: được lập trước nhưng nghiêng nhiều hơn về kỹ
thuật, định mức tiêu hao.
+ Giá thành thực tế: giá thành được lập sau khi quá trình sản xuất sản
phẩm đã kết thúc dựa trên chi phí thực tế đã phát sinh và kết quả tiêu thụ được để
làm cơ sở tính giá thành sản phẩm.
2.1.3 Mối quan hệ giữa sản xuất và giá thành:
Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí còn giá thành sản phẩm phán ánh mặt

kết quả:
- Hao phí bằng kết quả khi chi phí bằng giá thành
- Hao phí khác kết quả khi:
+ Đặc điểm sản xuất khác nhau (ví dụ: sản xuất sản phẩm qua một
giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn công nghệ nên việc tập hợp chi phí tính giá thành
khác nhau).
+ Kỳ tính giá thành không phù hợp với quá trình công nghệ kỹ thuật.
2.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
* Vai trò: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những khâu
quan trọng của hệ thống kế toán trong doanh nghiệp. Do đó, tập hợp chi phí và tính
giá thành đúng, đủ, chính xác, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả là một trong những điều
kiện cần thiết đối với kế toán. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm được thể hiện:
- Phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xác định được phạm vi,
đối tượng, nội dung chi phí để tính giá thành đúng và đủ.
- Giúp cho nhà quản trị có những nhận xét, đánh giá tối ưu và đề ra
phương hướng chất lượng, giá cả của sản phẩm mình trong tương lai.
- Giúp cho các nhân viên kế toán tìm kiếm phương pháp tốt nhất để tiết
kiệm chi phí mà chất lượng vẫn không đổi.
9
* Nhiệm vụ: giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Việc
hạ thấp giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tích luỹ, tăng thu
nhập công nhân viên tạo nguồn vốn tích luỹ cho nhà nước để không ngừng hạ thấp
giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý giá thành.
Đây là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán, là điều kiện không thể thiếu để
hạch toán kinh tế. Như vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
ở doanh nghiệp có những nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận
trong doanh nghiệp làm căn cứ cho hạch toán chính xác giá thành sản phẩm.

- Ghi chép, phản ánh chính xác các loại chi phí thực tế phát sinh trong
quá trình sản xuất sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ. kiểm tra giám sát tình hình
thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí nhằm thúc đẩy việc thực hiện tiết
kiệm trong tất cả các khâu để hạ thấp giá thành sản phẩm.
- Tính toán đầy đủ, kịp thời, đúng đắn giá thành sản phẩm làm cơ sở tính
hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ số liệu phục vụ cho việc phân
tích tình hình thực hiện chi phí, phân tích giá thành phục vụ cho việc báo cáo quyết
toán.
2.1.5 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.5.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
- Khái niệm: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất
định về tập hợp chi phí sản xuất thực tế.
- Căn cứ để xác định: địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình
công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, quy trình quản lý, trình
độ và phương tiện của kế toán.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: có thể được xác định là những phân
xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công…, xác
định đối tượng chi phí sản xuất thực tế là cái nơi phát sinh chi phí và cái nơi chịu
chi phí làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành.
2.1.5.2 Kỳ tính giá thành.
10
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng
hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc vào đặc
điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể xác
định khác nhau.
2.1.5.3 Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành:
Doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại hình khác nhau có đặc điểm riêng
về tổ chức sản xuất cũng như quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm làm ra rất đa
dạng. Tuy nhiên xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất có đặc điểm chung có tính

chất căn bản bao gồm.
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo ba khoản mục: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Bước 2: Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh phân bổ chi phí
sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan và kết chuyển các khoản chi phí này
về tài khoản tính giá thành.
Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và đánh giá
sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
11
SƠ ĐỒ 2.1: Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương thức
kê khai thường xuyên:
TK152,TK153 TK621 TK154 TK155
(1) (2)
(7)
TK334,TK338 TK622
(3) (4)
TK214,TK334,TK338 TK627

(5) (6)
Chú thích:
1) Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trực tiếp sản xuất sản phẩm.
2) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
3) Lương và các khoản trích theo lương của NCTT sản xuất sản phẩm.
4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
5) Khấu hao TSCĐ, lương và các khoản trích theo lương của công nhân.
6) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
7) Thành phẩm hoàn thành nhập kho.
12
SƠ ĐỒ 2.2: Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp

kiểm kê định kỳ.
TK331 TK152,TK153 TK621 TK154 TK631 TK632
(1a) (1b) kết (3) (4)
chuyển
TK334,TK338 TK622 TK155
(1c) kết chuyển (5)
TK331,TK111,TK112 TK627
(2)
TK214 (1)
TK142,TK335
Chú thích :
1a) Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho.
1b) Xuất nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm.
1c) Lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm.
1d) Khấu hao TSCĐ, các khoản trích trước cho công nhân ở phân xưởng
2) Kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sản xuất chung vào TK 631 để tính giá thành lúc cuối kỳ.
3) Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kết chuyển vào TK
631 để tính giá thành.
4) Tính giá thành sản phẩm và hạch toán vào tài khoản thích hợp.
5) Thành phẩm hoàn thành nhập kho.
13
2.1.6 Hạch toán Kế toán chi phí và tính giá thành:
2.1.6.1 Hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Khái niệm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật
liệu, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
- TK sử dụng và sổ chi tiết:
+ Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng
TK621(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), TK này được dùng để tập hợp các chi phí

nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất và việc phân bổ nó cho các đối tượng
tính giá thành có liên quan lúc cuối kỳ.
+ Sổ chi tiết: sổ này được mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (theo
phân xưởng, bộ phận sản xuất theo sản phẩm, nhóm sản phẩm…dịch vụ hoặc theo
từng nội dung chi phi).
Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 2.3.
TK152(TK611) TK621 TK152
(1) (3)
TK111,TK112,TK331 TK154(TK631)
(2) (4)
Chú thích:
1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho trực tiếp sản xuất.
2) Mua nguyên vật liệu từ bên ngoài trực tiếp sản xuất.
3) Nguyên vật liệu dùng không hết trả lại kho.
4) Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho các đối tưọng
tính giá thành có liên quan.
2.1.6.2 Hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp:
- Khái niệm: chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả những khoản tiền mà
doanh nghiệp phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và các khoản
trích theo lương của nhân công.
-TK sử dụng và sổ chi tiết:
14
- TK sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng
TK622 (chi phí nhân công trực tiếp sản xuất). Để tập hợp các chi phí nhân công trực
tiếp thực tế phát sinh và việc kết chuyển chi phí này cho các đối tượng có liên quan
lúc cuối kỳ.
- Sổ chi tiết: sổ này được mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (theo phân
xưởng, bộ phận sản xuất theo sản phẩm, nhóm sản phẩm…dịch vụ hoặc từng nội
dung chi phí).

SƠ ĐỒ 2.4 Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
TK111,TK112 TK334 TK622 TK154(TK631)
(4) (1)
(3)
TK338 TK335
(2)
Chú thích:
1) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được quy nạp cho các đối
tượng chịu chi phí có liên quan.
2) Trích trước lương của nhân viên nghỉ phép.
3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo
lương vào TK154 (TK631) để tính giá thành lúc cuối kỳ.
4) Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
2.1.6.3 Hạch toán Chi phí sản xuất chung:
- Khái niêm: chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí liên quan đến
phục vụ và quản lý ở bộ phận phân xưởng, tổ, đội…
-TK sử dụng và sổ chi tiết
+TK sử dụng: kế toán sử dụng TK627 (chi phí sản xuất chung) để tập
hợp các chi phí thực tế phát sinh và việc kết chuyển chi phí này cho các đối
tượng có liên quan lúc cuối kỳ.
+Sổ chi tiết.
15
SƠ ĐỒ 2.5 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung:
TK152,TK153 TK627 TK154(TK631)
(1)
(6)
TK334,TK338
(2)
TK214
(3)

TK331,TK111,TK112
(4)
TK142,TK335
(5)
Chú thích:
1) Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ cho bộ phận sản xuất tại phân xưởng.
2) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên sản xuất tại
phân xưởng.
3) Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng.
4) Chi phí điện nước, điện thoại, thuê nhà xưởng, nhà kho, chi phí sửa chữa
TSCĐ thuê ngoài…thuộc bộ phận sản xuất kinh doanh tại phân xưởng.
5) Tính trước hoặc tính dần số đã chi cho bộ phận sản xuất kinh doanh tại
phân xưởng.
6) Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành lúc cuối kỳ.
2.1.7 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
2.1.7.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
16
Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến các đối tượng tính giá thành sản
phẩm của ngành sản xuất chính đều được ghi vào TK154 “chi phí sản xuất dở dang”
hoặc TK631 giá thành sản xuất trong hệ thống kiểm kê định kỳ.
2.1.7.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
- Khái niệm:
+Sản phẩm dở dang: là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang dang dở trên
dây chuyền sản xuất hay ở các dây chuyền sản xuất. Đánh giá giá trị sản phẩm dở
dang là sử dụng các công cụ kế toán (được thực hiện bằng phương pháp như
phương pháp ước lượng tương đương hoặc phương pháp chi phí trực tiếp…) để xác
định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang: là công việc cần phải thực hiện trước khi
xác định giá thành sản phẩm.Chi phí sản xuất phát sinh trong kì liên quan đến cả
sản phẩm hoàn thành và sản phẩm đang làm dở dang.Việc đánh giá một cách hợp lý

chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc xác định chính xác giá thành sản phẩm.
Thực ra, đánh giá sản phẩm dở dang là tìm chi phí sản xuất dở dang cuối kì, việc
đánh giá được thực hiện dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm dở dang cuối kì bằng các
phương pháp kế toán nhằm tính toán một cách tương đối chi phí sản xuất dở dang
cuối kì ứng với số lượng dở dang cuối kì.
CPSPDDĐK+ CPPSTK
CPSPDDCK= * SLSPDDCK
SLSPHTNK+ SLSPDDCK
CPSXDDCK: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
CPSXDDĐK: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
CPPSTK : chi phí phát sinh trong kỳ
SLSPHTNK :số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho
SLSPDDCK : số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc tính
giá thành và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ. Để đánh giá sản phẩm
17
dở dang doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp khác nhau tuỳ
thuộc vào loại hình sản xuất và đặc điểm sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
- Điều tra trực tiếp: nói chuyện, trao đổi trực tiếp với các nhân viên trong
công ty đặc biệt là cán bộ nhân viên trong phòng kế toán-tài vụ, nhằm nâng cao hiểu
biết về công ty, về công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành.
- Điều tra gián tiếp: là việc thu thập số liệu thông qua sổ sách kế toán, các
báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan.
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin.
Phân tích tài liệu dựa trên những tính toán do xử lý tài liệu thu được và áp
dụng những kiên thức đã được học tôi sẽ đưa ra những nhận xét đánh giá cho đề tài

của mình.
18
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn.
3.1.1 Đặc điểm địa bàn huyện EaKar.
+ Vị trí địa lý:
Eakar là một huyện miền núi của tỉnh Đăk Lăk nằm trên trục đường
quốc lộ số 26 nối liền với tỉnh Đăk Lăk với tỉnh Khánh Hòa.
Phía Bắc: Giáp huyện Krông Năng.
Phía Nam: Giáp huyện Krông Bông.
Phía Đông: Giáp huyện M’ Drak.
Phía Tây: Giáp huyện Krông Păk.
+ Thời tiết khí hậu:
Eakar là huyện có khí hậu chuyển tiếp giữa Tây nguyên và Miền trung
duyên hải, thích ứng với nhiều loại cây trông, đặc biệt là cây công nghiệp.
Song trong mấy năm gần đây do chặt phá rừng bừa bãi, hậu quả của nạn di
dân tự do, nạn phá rừng lấy đất canh tác trồng cây lâu năm đã làm cho rừng
đầu nguồn bị tàn phá, dẫn tới thời tết khí hậu diễn ra không bình thường: hạn
hán, lũ lụt.
- Nhiệt độ trung bình 23
0
c.
- Nhiệt độ cao nhất 32
o
c.
- Nhiệt độ thấp nhất 14
o
c.
- Độ ẩm trung bình: 75-80%.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
+Điều kiện kinh tế:
Là một huyện miền núi, có nhiều xã thuộc vùng 3, cách xa trung tâm
của tỉnh, nên điều kiện phát triển kinh tế của huyện Eakar gặp không ít những
khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế kém phát triển.
19
Tốc độ phát triển GDB hàng năm khoảng từ 6-8%. Chính sách quản lý
kinh tế chưa khoa học, chưa xác với thực tế dẫn tới việc đầu tư vào phát triển
kinh tế thấp.
Dân trí ngày một nâng cao vì chính sách ưu tiên phát triển giáo dục
được quan tâm đầu tư. Phấn đấu xóa sạch nạn mù chữ, đưa 100% trẻ em đến
trường, tăng cường dạy nghề cung cấp nguồn lực lao động để phát triển kinh
tế huyện nhà.
+ Điều kiện xã hội
Theo thống kê dân số năm 2007, dân số huyện Eakar có 200.057 người,
mật độ dân số trung bình là 108 người /km
2
.
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở 2 thị trấn và các thị tứ.
+ Thế mạnh của huyện Eakar
Cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là: Nông-Lâm-Công nghiệp.
Huyện Eakar phát triển thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, là một
huyện có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, phù hợp thích với nhiều loại cây
công nghiệp như: cà phê, tiêu, mía, điều, ca cao…
3.1.2 Vài nét về công ty lâm nghiệm EaKar.
Công ty Lâm nghiệp Eakar được thành lập theo quyết định số 749/QĐ-UB
ngày 28/06/1986 của UBND tỉnh Đaklak với tên gọi là xí nghiệp Lâm – Công
nghiệp Eakar. UBND huyện Eakar trực tiếp quản lý, sở Lâm nghiệp Đaklak trực
tiếp chỉ đạo về chuyên môn.
Là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại 259

Nguyễn Tất Thành, thị trấn Eakar huyện Eakar, tỉnh Đaklak.
Thực hiện Nghị định 338 của thủ tướng chính phủ sắp xếp lại xí nghiệp
thành doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 644/QĐ - UB ngày 27/07/1992
của UBND tỉnh Đaklak với tên gọi mới: Lâm trường Eakar. Theo giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh số 101115 ngày 26/11/1992 của trọng tài kinh tế Đaklak
Vốn kinh doanh ban đầu là: 427.621.000 (đ)
Trong đó: Vốn cố định: 204.621.000 (đ)
Vốn lưu động: 31.701.000 (đ)
20
Phân theo nguồn vốn:
Vốn do ngân sách nhà nước cấp: 101.830.020 (đ)
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 325.7900.980 (đ)
Tạo vốn rừng: 4.415.560.085 (đ) (Được
giao bổ sung bằng tài nguyên rừng)
Hình thức sở hữu vốn do nhà nước cấp và vốn tự có của doanh nghiệp và vốn thuế
doanh nghiệp được cấp
Căn cứ quyết định số 159/2006/QĐ-TTG ngày 03/07/2006 của thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới nông lâm trường quốc doanh
thuộc tỉnh ĐăkLăk; công văn số 1170/BNN-ĐMDN ngày 02/05/2007 của bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc bố trí và sử dụng đất đai của các lâm trường
quốc doanh tỉnh ĐăkLăk.
Xét đề nghị của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tờ trình số 66/SNNNT-
LN ngày 16/05/2007 về việc đề nghị phê duyệt điều lệ và phương án đổi mới lâm
trường Eakar. Đổi tên Lâm Trường Eakar thành Công Ty Lâm Nghiệp Eakar. Tên
giao dịch quốc tế :EAKAR FORESTRY COMPANY, trụ sở : 259 Nguyễn Tất
Thành, thị trấn Eakar ,huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk
- Quá trình phát triển của công ty
Nghành nghề kinh doanh: trồng rừng , chăm sóc rừng, khai thác và sơ chế
gỗ; thu hoạch các loại lâm sản khác; dịch vụ cung cấp giống cây trồng các laoij ,
bảo vệ rừng, kiểm soát vật gây hại cho cây, cho động vật rừng; các hoạt động hỗ trợ

lâm nghiệp khác; Chăn nuôi đại gia súc, mua bán nông,lâm sản nguyên liệu; dịch vụ
cho thuê nhà
Các mặt hàng sản xuất kinh doanh : chủ yếu là gỗ trồng rừng khai thác và
bán cây giống.
Thị trường hoạt động : Trong nước
Thực hiện chương trình 327/CP của chính phủ từ năm 1993 dến nay, hàng
năm Nhà nước cấp vốn cho đơn vị thực hiện chương trình 327 cho công tác xây
dựng cơ bản trong vùng dự án, quản lí, bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng. Hiện nay
21
đơn vị đã và đang thực hiện dự án 5 triệu ha rừng của Nhà nước giao thay cho
chương trình 327 phía đông tỉnh nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Công ty Lâm nghiệp Eakar trực thuộc sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn tỉnh Đaklak, nhận được sự quan tâm giúp đỡ trong lĩnh vực lâm nghiệp của sở
và sự giúp đỡ trực tiếp của chi cục phát triển tỉnh Đaklak. Công ty tổ chức theo hình
thức lầ doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được
phép mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Những thuận lợi và khó khăn
 Thuận lợi:
Môi trường kinh doanh :có thị trường tiêu thụ ổn định và nhu cầu tiêu dùng
cao
Được đảng, nhà nước, cơ quan chức năng quan tâm đến việc bảo vệ và phát
triển rừng
Đã có cơ chế mới, cơ chế thị trường
Sử dụng lao động: có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên
môn và đội ngũ công nhân lành nghề
Vốn : hàng năm được nhà nước cấp vốn cho đơn vị thực hiện chương trình
327
Do công ty Lâm nghiệp EaKar nằm trong vùng khí hậu có nhiệt độ thấp, đất
Ferelit nên thuận lợi cho cây cao su phát triển và cho sản lượng mủ tưong đối cao.
Mặt khác, Công ty còn nằm trong khu vực có dân cư tương đối đông đúc nên thuận

lợi cho việc tuyển dụng lao động hay phát triển mô hình cao su liên kết
Với cơ cấu tổ chức hợp lý, chặt chẽ, mềm dẻo đã giúp công ty linh hoạt trong
nhiều tình huống, xử lý các vấn đề về tổ chức một cách khoa học, có hiệu quả.
Nhờ sự hợp tác rất nhiệt tình và nồng hậu của bà con nông dân các hộ liên
kết nên công ty đã có những thuận lợi trong đầu tư và khai thác gỗ liên kết. Được
sự đoàn kết gắn bó của nhân dân địa phương với Công ty, với tập thể công nhân
viên của Công ty đã tạo điều kiện cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh được
thuận lợi và có hiệu quả cao.
 Khó khăn
22
Công việc đầu tư của nhà nước cho các công trình lâm sinh để hoạt động, phát huy
còn thấp.
Đất đai ngày càng thu hẹp, nạn phá rừng ngày càng nhiều với mức độ ngày càng
nghiêm trọng
Gỗ đặc biệt là gỗ tròn còn phải đang nhập khẩu từ đất nước Campuchia đã làm ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh
Xưởng chế biến cũ kỹ, lạc hậu, lỗi thời
*Chức năng và nhiệm vụ công ty
+ Chức năng:
- Thiết kế kinh doanh rừng
-Trồng rừng nông – lâm kết hợp
- Khai thác, chế biến, tiêu thụ lâm sản
- Quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng
+ Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chung:
- Tổ chức quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh diện tích rừng thành nhiều
tiểu khu có người làm chủ hợp pháp
- Tiến hành xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật của công ty để trình
UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở đầu tư xây dựng.
Nhiệm vụ cụ thể:

- Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng
- Sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp kết hợp
- Khai thác chế biến lâm sản
- Kinh doanh vườn ươm giống cây trồng nông lâm nghiệp chất lượng cao
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
a. Tổ chức bộ máy quản lý.
Để thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt chức năng
nhiệm vụ nhà nước giao, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất như
sau:
Cơ cấu quản lý của công ty lâm nghiệp EaKar được tổ chức thông qua sơ đồ sau:
23
Sơ đồ 3.1
Ghi chú : : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ kiểm tra giám sát
Bộ máy quản lý của công ty Lâm nghiệp EaKar được tổ chức theo kiểu cơ
cấu trực tuyến - chức năng. Quyền hạn trực tiếp giao cho người giám sát một quyền
lực trực tiếp đối với các cấp dưới, các phòng ban có thể giúp đở nhau, bàn bạc hổ
trợ nhau. giữa các đội không có quan hệ chức năng với nhau, nhưng các đội lại có
quan hệ chức năng với các phòng ban nên tính linh hoạt trong công việc cũng được
tăng lên.
 Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm của bộ máy tổ chức quản lý của công ty lâm nghiệp EaKar: tương
đối gọn nhẹ, phù hợp đặc điểm kinh doanh của công ty, cho phép kiểm tra giám sát
chặt chẻ các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy được tính năng động, sáng tạo
Nhược điểm của bộ máy tổ chức quản lý của Công ty lâm nghiệp EaKar: do
lồng gép nhiều phòng ban vào với nhau nên làm cho bộ máy bị chòng chéo công
việc, bộ máy chưa thực sự năng động do khâu tuyển dụng còn nhiều bất cập.
 Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban:
24
Phòng kế

toán tài
vụ
Phòng tổ
chức hành
chính
Ban chỉ
đạo trồng
cao su
Phòng kỹ
thuật và
quản lý rừng
Vườn
ươm cây
giống
Phó giám đốc
Phân
trường 1
PT 3 PT 4
PT 2
PT 5 Tr ạm
QLBV
R
Giám đốc
+Ban giám đốc: là tổ chức lảnh đạo cao nhất của công ty bao gồm:Một Giám
đốc và hai Phó giám đốc.
-Giám đốc: là người có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ mọi hoạt động
của công ty và chịu trách nhịêm trước UBND tỉnh về mọi hoạt động, nhiệm vụ,
chính trị và kết quả kinh doanh. Giám đốc có quyền quyết định việc điều hành của
công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước, quyết định các vấn
đề về tổ chức, bộ máy điều hành để đảm bảo đạt hiệu quả cao. Giám đốc quyết định

phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương của công ty,
phê chuẩn quyết toán của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo việc nộp các khoản thuế
cho Nhà nước đầy đủ và đúng hạn.
- Phó giám đốc: là người tham mưu, giúp đỡ công vịêc cho giám đốc hoặc
được giám đốc uỷ quyền trong một số lĩnh vực chuyên môn. Phụ trách kỹ thuật giúp
giám đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật sản xuất, xây dựng và thực hiện những dự án cải
tiến kỹ thuật trong sản xuất: trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
+ Phòng kế toán-tài vụ:
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, chịu trách nhiệm về
tài chính của công ty trong việc thống nhất quản lý, sử dụng đúng mục đích quản lý,
bảo toàn vốn và tài sản của cơ quan, đồng thời phân bổ nguồn vốn sản xuất.
Chấp hành chế độ nguyên tắc quản lý và tổng hợp báo cáo tài chính theo
đúng hế độ hiện hành của nhà Nước quy định.
Tổ chức phận tích hoạt động theo yêu cầu, theo dõi phản ánh chính xác, đầy
đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thực hiện đúng chế độ và nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước.
Cấp hành chế độ thống kê, thanh tra, kiểm tra tài chính.
Lưu trữ các tài liệu liên quan đến tài chính của công ty.
Lập kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho công ty.
Quản lý thu, chi về tài chính.
25

×