MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ khi mới sinh ra con người đã ln ln gặp những khó khăn trở ngại
trong hoạt động và chính từ những khó khăn đó đã địi hỏi con người phải có sự
nỗ lực vượt qua bằng cách này hay cách khác để đạt được mục đích như mong
muốn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi miền Bắc hồn tồn giải
phóng và bắt tay vào lao động sản xuất, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy vai trị vơ cùng quan trọng của giáo dục,
và nhiệm vụ mang tính chiến lược được đặt ra là phải tạo nên những thế hệ giáo
viên có trình độ chun mơn cao, phẩm chất nhân cách tốt để đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước. Các nhà trường CĐSP là một khâu - mắt xích khơng thể
thiếu trong nhiệm vụ đó, nó có một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy trường CĐSP phải thực hiện nhiệm vụ
giáo dục - đào tạo những sinh viên sư phạm, trang bị cho họ những tri thức khoa
học, nghiệp vụ sư phạm để họ trở thành những người giáo viên có đủ khả năng
dạy học và giáo dục.
Trong quá trình học tập tại trường CĐSP, sinh viên phải trải qua rất nhiều
khó khăn, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất và đặc biệt là sinh viên các dân
tộc thiểu số miền núi. Những sinh viên này phải tiếp cận với nội dung tri thức
mới với số lượng và nội dung lớn hơn, phức tạp hơn so với phổ thông. Cách thức
học tập cũng như phương pháp dạy của thầy cũng rất khác so với phổ thông.
Phần lớn những sinh này đều xuất thân từ những gia đình có kinh tế khó khăn,
trình độ học vấn của bố mẹ thấp, họ học tập ở môi trường phổ thơng với điều
kiện khơng thuận lợi. vậy nên trình độ đầu vào của những sinh viên này tương
đối thấp, tiếng phổ thơng chưa được thạo, chưa có sự bạo dạn trong giao lưu học
hỏi. Những yếu tố trên đã gây khơng ít những khó khăn tâm lý cho sinh viên
trong q trình học tập. Đứng trước những khó khăn tâm lý đó nếu khơng có
1
những cách thức khắc phục khó khăn thì sẽ dễ làm cho sinh viên chán nản, bỏ
bê. Từ đó tạo cho họ sự trì trệ, bng xi, phó mặc và khơng có động lực để
phấn đấu.
Việc tìm ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số, đồng thời giúp những sinh viên
này tự tìm ra cho bản thân cách thức học tập hợp lý, ý thức đầy đủ về khó khăn
tâm lý sẽ gặp phải trong hoạt động học tập là việc làm rất cần thiết nhằm góp
phần nâng cao kết quả học tập của họ.
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của sinh viên CĐSP song thật đáng tiếc chưa có đề tài nào thực sự
nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa trọn và nghiên cứu đề tài
"Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên các dân tộc thiểu
số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La"
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các dân tộc
thiểu số năm thứ nhất, nguyên nhân của những khó khăn đó, từ đó đưa ra các
biện pháp, cách thức tác động nhằm hạn chế những khó khăn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3. 1 Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La
3. 2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường
CĐSP Sơn La (thăm dò khoảng trên 150 sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất)
4. Giả thuyết khoa học
Sinh viên các dân tộc thiểu số thường gặp những khó khăn tâm lý trong
học tập đặc biệt là năm thứ nhất, cụ thể như: Khó khăn tâm lý trong nhận thức,
thái độ, hành vi; trong phương pháp học, điều kiện học tập, môi trường sống và
mơi trường học tập; khả năng hiện có của của các em. Những khó khăn đó có
2
ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập của họ. Nếu rèn luyện cho các em thói
quen tự tin, bạo dạn trong học học tập cũng như trong giao tiếp và các kỹ năng
cần thiết trong học tâp thì sẽ nâng cao được chất lượng kết quả học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
5. 1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên
cứu (học tập, khó khăn tâm lý trong học tập, ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến
kết quả học tập.
5.2 Phát hiện thực trạng những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh
viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP và nguyên nhân nảy sinh những
khó khăn tâm lý đó.
5.3 Xây dựng chân dung điển hình về khăn tâm lý trong học tập của sinh
viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La
5.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn tâm lý đó
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất, thử nghiệm một vài biện
pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn tâm lý đó.
7. Địa bàn nghiên cứu
Trường CĐSP Sơn La và một số gia đình có con em là sinh viên các dân
tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La ở các huyện lân cận.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp trò chuyện phỏng vấn
8.2.2 Phương pháp quan sát
3
8.2.3 Phương pháp điều tra viết
8.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
8.2.5 Phương pháp nghiên cứu điển hình
8.3 Phương pháp thống kê toán học
9. Cấu trúc luận văn (gồm 3 chương)
Chương 1: cơ sở lý luận của đề tài (thể hiện trong 20 trang)
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. 1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khó khăn tâm lý trong học tập là một vấn đề còn ít được quan tâm nghiên
cứu trong lịch sử tâm lý học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sau đây
chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong
học tập của một số tác giả của nước ngoài và Việt Nam.
1.1.1 Ở nước ngồi
Có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong học
tập, sau đây là một số tác giả:
4
- Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Bà Bianka. Zazzo, giáo sư đại học
EPPHE Pari cùng các cộng sự là 12 chuyên gia cấp cao về tâm lý, y khoa và giáo
dục đã nghiên cứu trẻ em từ lớp mẫu giáo đến cuối lớp 1 đã chỉ ra: “khó khăn
tâm lý lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng với HĐHT của trẻ
là sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để , gọi là chuyển dạng hoạt
động chủ đạo...”
- Tác giả A.V Petrovxki đã chia khó khăn tâm lý của trẻ em khi đi học lớp
1 thành 3 loại:
+ Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập
mới
+ Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cơ và bạn
bè
+ khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ
được chuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên trẻ có tâm trạng vui
thích, sẵn sàng đi học, và sau giảm dần khát vọng và chán học
- Ballard và Clauchy đã chỉ ra những khó khăn tâm lí trong q trình học
tập của từng SV châu Á khi học tại các trường đại học của Úc
Các tác giả đã kết luận: Sinh viên cần phải có một sự chuyển biến lớn giữa
các nền văn hoá, kiến thức khác nhau để thích ứng với mơi trường học tập mới.
1.1.2 Ở Việt Nam:
Từ trước đến nay, vấn đề khó khăn tâm lí được các nhà tâm lí học, giáo
dục học nghiên cứu chưa nhiều, một số tác giả tiêu biểu như Trần Trọng Thuỷ,
Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất, Phạm Thị Đức, Nguyễn Xuân Thức ... đã
có một số bài viết đề cập đến vấn đề này.
- Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta” đã
nêu ra những khó khăn tâm lí mà học sinh lớp 1 gặp phải
- Trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” Nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhất đã chỉ
ra nhiều khó khăn tâm lí mà trẻ lớp 1 phải vượt qua. Tác giả cho rằng: “Trong
5
q trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang
giai đoạn khác, trẻ em đòi hỏi phải thay đổi phương thức hoạt động một cách
triệt để”
- Tác giả Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết “Những khó khăn của học sinh
miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” đã phân tích những khó
khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Xuân Thức với các bài viết “Khó khăn tâm lí của trẻ em
đi học lớp 1”; “Thực trạng khó khăn tâm lí và biểu hiện của chúng ở học sinh lớp
1 tiểu học” và “Các nguyên nhân khó khăn tâm lí của học sinh khi đi học lớp 1”
đã cho rằng: Trẻ em mẫu giáo lớn khi bước vào học lớp 1 gặp những khó khăn
tâm lí mà chính những khó khăn này làm cản trở sự thích ứng với hoạt động học
tập của các em, dẫn đến trẻ sợ học và kết quả học tập không cao.
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG
HỌC TẬP CỦA SV NÓI CHUNG VÀ SV DTTS NĂM THỨ NHẤT NĨI
RIÊNG.
1.2.1 Khó khăn tâm lí
1.2.1.1 Khó khăn nói chung
Trong từ điển Anh - Việt [18;tr278] từ “difficulty” được dùng để chỉ sự
khó khăn, sự gay go, sự khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục..
Người ta hay dùng từ “shock” để chỉ sự khó khăn, sự sỗc, sự chống váng
trước một mơi trường mới
Theo từ điển tiếng Việt thơng dụng [49;tr357] khó khăn có nghĩa là có
nhiều trở ngại làm mất nhiều cơng sức
Qua định nghĩa về khó khăn của các từ điển trên ta có thể hiểu khó khăn là
những trở ngại, rào cản, sự khắc nghiệt mà muốn vượt qua địi hỏi phải có sự nỗ
lực.
6
1.2.1.2 Khó khăn tâm lý
Qua nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tơi đưa ra định nghĩa về
khó khăn tâm lý như sau: Khó khăn tâm lí là tồn bộ những yếu tố tâm lí của cá
nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động, mà những yếu tố này tác động tiêu cực,
thường làm cản trở, ảnh hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó.
1.2.2 Hoạt động học tập của SVSP
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động học tập
Hoạt động học tập là một dạng hoạt động trí tuệ, là một trong những hình
thức lao động chính của con người. Nó quyết định trực tiếp đến sự phát triển,
hoàn thiện nhân cách con người cũng như sự tiến bộ, phát triển của lịch sử nhân
loại
Cuộc sống con người là một chuỗi những hoạt động đan xen, kế tiếp nhau,
hoạt động học tập là một dạng hoạt động chính nhằm tiếp thu, lĩnh hội những
thành tựu tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử mà loài người đã tích luỹ được
trong suốt chiều dài lịch sử.
Trong quá trình học tập, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, tri thức của nhân
loại, cá nhân có thể tiến hành bằng nhiều cách học khác nhau. Thơng thường học
có 2 dạng: học ngẫu nhiên và học có mục đích. Nhưng chỉ có thực hiện hoạt
động học theo đúng nghĩa là hoạt động có ý thức , có mục đích, có kế hoạch của
con người thì mới có thể hình thành ở người học những tri thức khoa học, hình
thành hành vi tích cực, hình thành cấu trúc tương ứng của hoạt động tâm lí và sự
phát triển tồn diện nhân cách.
Khi nghiên cứu về hoạt động học tập có rất nhiều quan niệm khác nhau
tuỳ theo góc độ nghiên cứu của các tác giả. Các tác giả người nước ngoài như: L.
B Enconhin, Leonchiev, Ganperin. Petrovxki ... các tác giả chưa có sự thống
nhất hồn tồn trong việc quan niệm về hoạt động học tập, tuy nhiên họ đều xem
xét hoạt động học tập hoặc có liên quan đến nhận thức hoặc liên quan chỉ với tư
duy hay nghề nghiệp. Mỗi quan niệm thường nhấn mạnh một khía cạnh nào đó,
7
nhưng các tác giả cũng có điểm chung về hoạt động học tập là có mục đích tự
giác, có ý thức về động cơ và trong đó diễn ra quá trình nhận thức, đặc biệt là
quá trình tư duy. Các tác giả trong nước nghiên cứu về hoạt động học tập như
Bùi Văn Huệ, Lê Văn Hồng, Nguyễn Quang Uẩn ... đều có những quan điểm
tương đối thống nhất khi đưa ra các đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của nó
như sau: 1/đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
tương ứng với nó; 2/hoạt động học tập là hoạt động hướng vào làm thay đổi và
phát triển tâm lí của chính chủ thể học tập; 3/Hoạt động học tập là hoạt động
được điều khiển bởi mục đích có ý thức nhằm tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo; 4/Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo mới (cái) mà còn tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt
động (cách).
1.2.2.2 Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
* Hoạt động học tập của sinh viên. Hoạt động học tập của sinh viên có
những đặc điểm nổi bật sau:
- Hoạt động mang tính chất nghề nghiệp
- Hoạt động mang tính chất nghiên cứu
- Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động lao động trí óc căng thẳng
- Tính độc lập trí tuệ cao trong học tập
- Tính thực tiễn
Tóm lại, hoạt động học tập của sinh viên thực sự là một loại lao động trí
óc căng thẳng. Học tập của SV diễn ra trong môi trường chuyên nghiệp mang
tính chất đặc thù của nghề nghiệp tương lai như của ngành học. Nghĩa là học tập
của SV đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và nghiệp vụ ở trình
độ cao.
* Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
SVSP học tập để tích luỹ tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng
theo chun ngành, chun mơn sâu, đồng thời tích cực rèn luyện kĩ năng nghiệp
8
vụ sư phạm với mục đích khi kết thúc học tập ở các trường ĐH, CĐSP họ sẽ là
lực lượng tri thức trẻ tham gia vào hoạt động giảng dạy, giáo dục thế hệ trẻ đáp
ứng nguồn nhân lực cho xã hội.
Nội dung học tập của SVSP bao gồm
Khoa học cơ bản: Triết học, lịch sử Đảng, Kinh tế - chính trị ...
Khoa học chun ngành: Tốn học, vật lý, hoá học ...
Nghiệp vụ sư phạm: Tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm...
Ngoại ngữ, tin học
1.2.2.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của sinh viên sư phạm
* Khái niệm sinh viên và sinh viên sư phạm
Sinh viên: SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, là những người
đang trong q trình tích luỹ tri thức nghề nghiệp để trở thành những chun gia
có trình độ chuyên môn cao, hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định có
ích cho xã hội.
Sinh viên sư phạm: là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các
trường ĐH, CĐSP. Họ được đào tạo theo chương trình chun biệt, sinh viên có
nhiệm vụ học tập, tích luỹ tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những thầy giáo trong tương
lai.
* Đặc điểm lứa tuổi của sinh viên
Sinh viên là những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25, đây là lứa tuổi thuận
lợi nhất cho sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý quan trọng, đặc
biệt là sự phát triển năng lực trí tụê.
Ở lứa tuổi sinh viên tự ý thức phát triển rất cao, sinh viên đã tự đánh giá,
thể hiện thái độ đối với bản thân, biểu hiện các phẩm chất và năng lực trong hoạt
động, giao tiếp và tự giáo dục
9
Tuổi SV là thời gian thuận lợi nhất của sự phát triển nhân cách, đây là lứa
tuổi mà các chức năng tâm lý, đặc biệt là sự phát triển các năng lực trí tuệ của
con người diễn ra có hiệu quả nhất.
* Một số đặc điểm của sinh viên năm thứ nhất
Sinh viên năm thứ nhất có độ tuổi khoảng từ 17 đến 20 tuổi với sức sống
mãnh liệt của tuổi trẻ và ước mơ hoài bão tràn đầy. Nhân cách của họ đã và đang
phát triển mạnh, họ đã có ý thức về những hành vi của mình .
SV năm thứ nhất chưa có được phẩm chất nghề nghiệp chuyên biệt thuộc
một nghành nhất định. Vào trường ĐH, CĐ họ đã có một số phẩm chất tương đối
ổn định, phản ánh lối sống , phong tục tập quán của địa phương và tầng lớp gia
đình mình trong xã hội.
1.2.3 Những khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của SV nói
chung và SV dân tộc thiểu số nói riêng.
* Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất: Sinh
viên năm thứ nhất thường gặp những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
sau:
- Hiểu biết chưa nhiều về nghề sư phạm
- chưa thực sự làm quen với môi trường sinh viên
- Chưa có sự giao lưu hồ đồng với bạn bè
- Cảm thấy khoảng cách quá lớn trong quan hệ giữa giáo viên CĐSP và sinh
viên
- Chưa thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viên
- cảm thấy có khoảng cách với những bạn là sinh viên dân tộc kinh
- Chưa thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường CĐSP
- Quan hệ bạn bè, yêu đương làm ảnh hưởng đến thời gian học tập
- Chưa thực sự tự tin khi đưa ra những chính kiến của mình trong học tập
- Cảm thấy khơng cần phải phấn đấu học tập nhiều mà vẫn được ra trường đi
dạy
10
* Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất phần lớn các em chú ý có chủ định
phát triển khơng cao, khả năng duy trì sự chú ý khơng bền trong các hoạt động,
đặc biệt là hoạt động học tập chính khố. Những hiện tượng "chú ý giả tạo", "chú
ý hình thức" xuất hiện. Do khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế nên trong
học tập, các em thường không hay lật đi lật lại vấn đề, phát hiện sai sót hoặc đưa
ra những thắc mắc.
Tính tích cực giao tiếp của SV dân tộc thiểu số còn chưa cao. trong việc thiết
lập mối quan hệ mới, các em cịn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu tính chủ động.
Do đặc điểm nhận thức hạn chế, khả năng ngôn ngữ bị chi phối nên đã hình
thành nên ở SV dân tộc thiểu số thái độ giao tiếp thờ ơ, lãnh đạm (mặc dù bên
trong khá tích cực), các em khơng biết sử dụng phối hợp ngôn ngữ và cử chỉ,
biểu cảm thái độ đúng lúc, đúng chỗ.
Tính tự ti là nét tính cách thường gặp ở SV dân tộc thiểu số. Các em thường
mặc cảm mình yếu, kém, lạc hậu không thể học giỏi được. Sự tự trọng của các
em đôi khi thái quá trở thành bảo thủ, hay tự ái, thường có những phản ứng
mạnh khi bị xúc phạm.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Trường CĐSP Sơn La tiền thân là trường trung học sư phạm I tỉnh Sơn La
(thành lập ngày 15/10/1963) được nâng cấp thành trường CĐSP Sơn La theo
Quyết định số 5521/QĐ – BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 13 tháng 12 năm 2000, đồng thời với việc nâng cấp là việc sáp nhập 3
trường (trường Trung học sư phạm Sơn La; trường cán bộ quản lý tỉnh Sơn La;
trường trung cấp mầm non tỉnh Sơn La).
11
Do số lượng sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất tương đối nhiều nên
chúng tôi chỉ điều tra một số lớp ở cả ba khoa với số lượng sinh viên được hỏi là
200 sinh viên. Trong quá trình xử lý phiếu điều tra, chúng tôi đã loại bỏ 09 phiếu
không cung cấp đủ thông tin được hỏi hoặc làm qua loa, đối phó đưa lại những
thơng số khơng khách quan. do vậy khách thể điều tra chỉ còn lại là 193 SV. Các
thông số tổng quát nhất, cần thiết cho đề tài được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu
Tự nhiên
Giới tính(%)
nam
nữ
50
50
Thành phần dân tộc (%)
Thái
mường H.mông dao
71,3
15,7
8
5
(73)
Xã hội
16
84
72,6
12,4
9,5
5,5
89,5
74,5
14,5
6,5
4,5
74,5
72,8
14,2
8
5
(25)
Tiểu học- 10,5
mầm non
(95)
tổng số
25,5
(193)
2.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xây dựng được quy trình nghiên cứu lơgíc, hợp lí, đồng thời lựa chọn và
phối hợp các phương pháp tâm lý khác nhau để tiếp cận, tìm hiểu khai thác các
khó khăn trong học tập của sinh viên dân tộc thiểu số một cách phù hợp và hiệu
quả nhất.
2.3 NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu cũng như mục
đích, giới hạn của đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Hệ thống hố những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề khó khăn
tâm lý, hoạt động học tập, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV
12
- Khảo sát thực trạng KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất
dân tộc thiểu số trường CĐSP Sơn La, các nguyên nhân ảnh hưởng đến KKTL.
- Xây dựng chân dung hai SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất có KKTL
trong hoạt động học tập ở trường CĐSP Sơn La
- xác định các nguyên nhân cơ bản gây nên những khó khăn tâm lý trong
học tập của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất.
- Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ KKTL trong hoạt động học tập của SV
dân tộc thiểu số năm thứ nhất, nhằm nâng cao kết quả học tập cho SV.
2.4 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào nội dung, tính chất công việc và thời gian tiến hành, chúng tôi
chia tiến trình nghiên cứu đề tài thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:
2.4.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận
* thời gian tiến hành: Tháng 11 năm 2006
2.4.2 Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
* Thời gian tiến hành: Giai đoạn này có thể gọi cách khác là giai đoạn
nghiên cứu thực trạng, nó bao gồm nhiều những cơng đoạn khác nhau như:
Thiết kế phiếu điều tra, khảo sát thử, điều tra chính thức, tìm các trường
hợp điển hình, phỏng vấn, trị chuyện, quan sát, phân tích và sử lý số liệu … mỗi
cơng đoạn có mục đích,phương pháp và nội dung nghiên cứu khác nhau.
Thiết kế phiếu điều tra: Tháng 1 năm 2007
- Thời gian tiến hành: Tháng 2 năm 2007
- Mục đích
+ Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý trong học tập của SV dân tộc thiểu
số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La.
+ Tìm hiểu các nguyên nhân gây nên những khó khăn đó
Nghiên cứu các trường hợp điển hình
13
- Thời gian: Tháng 4/2007
Sau khi xử lý sơ bộ các kết quả thu thập được từ việc điều tra chính thức
chúng tơi tiến hành chọn lựa, tìm hiểu nghiên cứu về các trường hợp điển hình.
2.4.3 Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn
Thời gian thực hiện: từ tháng 5/2007 đến 7/2007
Giai đoạn gồm các công việc như: xử lý các số liệu thu được, viết nháp,
đánh máy, in ấn, chỉnh sửa luận văn, viết bản tóm tắt, làm Powerpoint…
2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.5.2 Phương pháp trò chuyện phỏng vấn sâu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này với với các giảng viên đang trực tiếp giảng
dạy ở các lớp điều tra hoặc làm công tác chủ nhiệm, người thân, bạn bè và đặc
biệt là với chính bản thân các SV dân tộc thiểu số.
* Mục đích
- Dùng phương pháp này để bổ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác
và kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
2.5.3 Phương pháp quan sát
2.5.4 Phương pháp điều tra viết
chúng tôi tiến hành xây dựng hai loại phiếu hỏi: Phiếu dánh cho sinh viên dân
tộc thiểu số năm thứ nhất và phiếu dành cho giáo viên
2.5.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
2.5.6 Phương pháp nghiên cứu điển hình
2.5.7 Phương pháp thống kê toán học
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV DTTS
năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La.
3.1.1. Đánh giá của sinh viên về khó khăn tâm lý trong học tập của họ
14
Để tìm hiểu thực trạng những khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS
năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La. Chúng tôi xây dựng câu hỏi 1 trong phiếu
điều tra "Theo bạn sinh viên các dân tộc thiểu số năm thứ nhất có gặp khó khăn
trong học tập khơng?" và "nếu có những khó khăn đó, bạn có hay gặp không?"
Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1: Tự đánh giá của SV DTTS năm thứ nhất về KKTL trong học tập
(xét theo khoa).
Khoa
Có
Khơng
Tự nhiên
SL
70
3
%
95,9
4,1
Xã hội
Tiểu học - Chung
SL
24
1
Mầm non
SL
%
90
94,7
5
5,3
%
96
4
SL
185
8
%
95,5
4,5
Kết quả thể hiện ở bảng 1 cho thấy:
Có (95,5%) số SV DTTS năm thứ nhất được điều tra đã gặp khó khăn tâm lý
trong q trình học tập, cịn lại một số lượng rất nhỏ (4,5%) cho rằng khơng gặp
khó khăn.
So sánh ba khoa: Tự nhiên, Xã hội và khoa tiểu học - mầm non, chúng tôi
thấy SV DTTS ở cả 3 khoa đều gặp khó khăn tâm lý trong học tập nhưng mức độ
chênh lệch không đáng kể (95,9; 96; 94,7)
Để đánh giá tần số xuất hiện những khó khăn tâm lý trong quá trình học
tập của SV DTTS năm thứ nhất, chúng tơi đưa ra 3 mức độ khó khăn để SV lựa
chọn:
Không bao giờ
Đôi khi
Thường xuyên
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các SV DTTS năm thứ nhất trường
CĐSP Sơn La đều gặp phải khó khăn trong học tập, mức độ khó khăn ở các khoa
15
và giữa nam và nữ là khác nhau: Khoa xã hội và khoa tiểu học- mầm non có tỉ lệ
SV DTTS thường xuyên gặp phải khó khăn là cao hơn khoa tự nhiên, Nữ SV
DTTS thường xuyên gặp khó khăn tâm lý trong học tập hơn nam SV (72,9% so
với 55,1%). Điều này cho thấy khi vào trường CĐSP các em nữ SV DTTS năm
thứ nhất do đặc điểm giới tính: e ngại, rụt rè khơng tích cực, chủ động tìm kiếm
những cách thức để giải quyết những khó khăn mà mình thường gặp phải; các
em hay e ngại trong việc tiếp xúc với thầy, cô.
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi kinh tế cịn rất nhiều khó khăn, để tìm
hiểu ảnh hưởng của nó như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên chúng tôi
đã đưa ra câu hỏi: “điều kiện kinh tế gia đình bạn ảnh hưởng đến việc học tập
như thế nào?” Không tốt; bình thường; tốt
Kết quả cho thấy có tới 107/193 em trả lời là không tốt đây là một tỉ lệ khá
cao
Để tìm hiểu việc học tập bằng tiếng Kinh có ảnh hưởng đối với các em
như thế nào, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “
Giao tiếp, học tập bằng tiếng Kinh ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của bạn
như thế nào? Khơng tốt; bình thường; tốt"
Kết quả cho thấy tần số xuất hiện phương án trả lời "khơng tốt" là khá cao,
trung bình ở cả ba khoa là 52,2%, điều đó cho thấy việc học tập bằng tiếng kinh
quả là không mấy thuận lợi đối với các em. Nguyên nhân là do các em sinh ra và
lớn lên trong gia đình mà cả bố và mẹ hầu hết đều giao tiếp bằng tiếng dân tộc.
3.1.2 khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS năm thứ nhất.
Chúng tôi đã đưa ra bảng hỏi 9 (phụ lục 3) với 3 mức trả lời cho những khó
khăn để sinh viên lựa chọn. Các mức độ khó khăn chúng tôi cho điểm như sau:
Thường xuyên: 3 điểm
Đôi khi: 2 điểm
Không bao giờ: 1 điểm
16
Chúng tơi đã đưa ra 10 khó khăn cơ bản mà sinh viên hay gặp phải kết quả thể
hiện như sau: Sinh viên ở cả ba khoa hay gặp khó khăn nhiều nhất đó là “Chưa
thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường CĐSP”. Có X ở cả
ba khoa là cao nhất (khoa tự nhiên = 2,68; khoa xã hội = 2,76; khoa tiểu học mầm non = 2,79) thông số này cho chúng ta thấy được một điểm khác biệt rất rõ
nét đó là: phương pháp giảng dạy ở phổ thông khác rất nhiều so với phương
pháp giảng dạy ở cao đẳng, các em đã quen với phương pháp dạy học ở phổ
thông và điều này đã trở thành quán tính rất lớn đối với các em mà năm thứ nhất
các em chưa dễ gì loại bỏ được. Phương pháp dạy học ở cao đẳng địi hỏi tính
tích cực, độc lập, sáng tạo rất nhiều ở sinh viên, các em phải học và làm việc độc
lập với sách nhiều hơn, phải tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp
Khó khăn: “Cảm thấy khoảng cách quá lớn trong quan hệ giữa giáo viên
CĐSP và sinh viên” Khó khăn này xếp ở vị trí thứ hai ở 2 khoa tự nhiên và xã
hội, còn khoa tiểu học mầm non thì xếp ở vị trí thứ 4, điều này được thể hiện qua
thông số: khoa tự nhiên ( X = 2,62); khoa xã hội ( X = 2,68); khoa tiểu học mầm non ( X = 2,62). Sở dĩ hai khoa tự nhiên và xã hội có điểm trung bình xếp ở
vị trí thứ hai, còn khoa tiểu học - mầm non xếp ở vị trí thứ tư là vì khoa này các
giáo viên chủ yếu là nữ.
Khó khăn : “Chưa thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viên”
được xếp ở vị trí thứ 3 ở khoa tự nhiên và khoa xã hội, cịn ở khoa tiểu học mầm non thì xếp ở vị trí thứ 2. sở dĩ có điều này là vì khoa tiểu học - mầm non
các em SV DTTS có lực học kém hơn, các em cũng dụt dè, nhút nhát hơn vậy
nên các em khó thích ứng với kiểu sinh hoạt, học tập của sinh viên như: các em
phải tự lập nhiều hơn trong việc giải quyết các mối quan hệ, vì sinh hoạt trong
tập thể phịng ở cùng với các bạn SV khác nên nhiều khi có những mâu thuẫn,
xung khắc với các bạn mà các em phải tự mình giải quyết và chuyện này rất
phức tạp đối với các em nữ.
17
Khó khăn : “Hiểu biết chưa nhiều về nghề sư phạm” ở khó khăn này thì có
sự khác nhau rõ rệt về thứ bậc: ở khoa tự nhiên thì khó khăn này xếp thứ 4 trong
mười khó khăn kể trên, với X = 2,49; khoa xã hội xếp thứ sáu với X = 2,28;
tiếp theo là khoa tiểu học - mầm non thứ bậc xếp thứ 7 với X = 2,43. Sở dĩ có sự
chênh lệch trên là do ở khoa tự nhiên tỉ lệ nam là khá cao (50%), hầu hết các bạn
nam đều khơng có hứng thú thực sự với nghề sư phạm, vậy nên khi vào học
trường CĐSP các em thường khơng có hứng thú thực sự, các em ít có sự đầu tư
thực sự vào học tập như các bạn nữ. vậy nên cũng với khó khăn này ở khoa tự
nhiên thì xếp thứ tư trong các khó khăn nhưng khoa tiểu học - mầm non thì khó
khăn này chỉ xếp thứ 7, cịn khoa xã hội xếp thứ 6.
Các khó khăn cịn lại nhìn chung các em cũng đều gặp phải nhưng mức độ
cũng không ảnh hưởng nhiều lắm
Xét theo giới tính
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy giới tính có ảnh hưởng nhất
định đến mức độ khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS năm thứ nhất Để
xem xét sự ảnh hưởng về giới tính như thế nào, chúng tơi tiến hành tách số liệu
đã điều tra được theo giới tính.
Các loại khó khăn cơ bản kể trên, các em nam và nữ sinh viên DTTS năm
thứ nhất gặp phải có sự khác nhau về mức độ đối với từng loại khó khăn, nhưng
nhìn chung các em nữ sinh viên gặp phải khó khăn nhiều hơn các em nam. Qua
tìm hiểu thực tế và số liệu điều tra thu được thì hầu hết các em nam đều tự tin,
mạnh dạn hơn các em nữ, đây là một yếu tố rất quan trọng để sinh viên có thể
vươn lên khẳng định mình trong học tập cũng như trong cuộc sống.
3.1.3 Khó khăn tâm lý qua kĩ năng thực hiện các khâu trong hoạt
động học tập của SV DTTS năm thứ nhất.
Để tìm hiểu mức độ khó khăn tâm lý về kĩ năng tiến hành các khâu trong
hoạt động học tập, chúng tôi đã tiến hành điều tra sinh viên với câu hỏi 11(phụ
lục 3) với nội dung câu hỏi như sau: “khi vào học trường CĐSP bạn thấy mức độ
18
quan trọng của các hình thức học tập sau như thế nào?” chúng tôi đưa ra ba mức
độ với thang điểm được tính như sau:
- Thuần thục: 1 điểm
- Chưa thuần thục: 2 điểm
- Chưa biết cách: 3 điểm
Kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết SV DTTS năm thứ nhất khi tiến hành
các kĩ năng trong từng khâu của hoạt động học tập đều gặp phải những khó khăn
với 8/8 khâu đều có điểm trung bình X > 2, mức độ khó khăn giữa các khoa là
khơng đồng đều xếp theo một hệ thống thứ bậc nhất định. Sinh viên DTTS năm
thứ nhất gặp nhiều khó khăn nhất là kĩ năng “chuẩn bị và tiến hành xemina” đây
là một hình thức học tập khá phổ biến và quan trọng hiện nay vì hình thức này có
rất có tác dụng đối với sinh viên, nhưng đại đa số sinh viên DTTS đều gặp phải
khó khăn trong khâu này đó là một yếu tố rất bất lợi cho các em.
Nói tóm lại, hầu hết SV DTTS năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La đều gặp
phải KKTL trong hoạt động học tập. Những khó khăn này rất phong phú, đa
dạng, trải đều ở tất cả các khâu của hoạt động học tập. Nếu SV khơng kịp thời
khắc phục những khó khăn này thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện
nội dung, mục đích, nhiệm vụ học tập.
3.2 Nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV
DTTS năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La.
Qua quá trình điều tra, quan sát, chúng tơi nhận thấy có hai nhóm ngun
nhân chính gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS năm thứ nhất
trường CĐSP Sơn La đó là nhóm nguyên nhân nguyên chủ quan và nguyên nhân
khách quan. Chúng tôi đã xây dựng hai nhóm câu hỏi (khách quan và chủ quan )
mỗi nhóm gồm 7 câu hỏi.
3.2.1 Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng
lớn nhất đối với các khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS là nguyên
19
nhân: “Do chưa thích ứng được với phương pháp giảng dạy của giáo viên” là có
ảnh hưởng lớn nhất đến các khó khăn tâm lý trong học tập của SV DTTS”
Nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng thứ hai là nguyên nhân: “do
những biến động lớn về môi trường sống và học tập”. Từ môi trường miền núi
với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hố cịn hạn chế
Xếp thứ ba trong các nguyên nhân khách quan là khó khăn “Do chịu ảnh
hưởng nặng nề của cách học ở phổ thơng”. Ngun nhân này có ảnh hưởng khá
lớn tới việc hình thành phương pháp học tập mới của sinh viên dân tộc thiểu số
năm thứ nhất. Trước khi vào học ở trường Cao đẳng, các em đã học tập ở các
trường phổ thông khác nhau, ở mỗi địa bàn khác nhau đó đã để lại một dấu ấn rõ
rệt ở các em.
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan:
Chúng tôi cũng tiến hành điều tra với câu hỏi: “Bạn hãy sắp xếp những
nguyên nhân chủ quan sau ( đánh số thứ tự từ 1 → n theo thứ tự tăng dần từ mức
độ ít quan trọng đến mức độ quan trọng nhất) ảnh hưởng đến hoạt động học tập
của của bạn?”
Kết quả cho thấy: Nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất gây
ra các khó khăn trong học tập của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất là “Do
bản thân chưa tích cực, chủ động”. Tính ỳ, sự thụ động, lười học là căn bệnh khá
phổ biến của sinh viên nói chung và càng đối với sinh viên dân tộc thiểu số năm
thứ nhất thì nó càng lớn hơn.
Ngun nhân chủ quan xếp thứ 2 là: “Do chưa có phương pháp học tập
hợp lý”. Cách học ở cao đẳng không giống với phổ thông, ở cao đẳng xuất hiện
nhiều mơn học mới với kiến thức khó và phức tạp hơn rất nhiều so với học tập ở
phổ thơng. Vì vậy, việc các em tìm được một phương pháp học tập phù hợp là
không phải dễ. Đây là một mâu thuẫn lớn nảy sinh ở năm thứ nhất. Giải quyết tốt
mâu thuẫn này là động lực để thành công trong quá trình học tập.
20
Xếp ở vị trí thứ ba là nguyên nhân : “Năng lực học tập còn hạn chế”. Các
em SV DTTS năm thứ nhất nhìn chung đều tự đánh giá là năng lực học tập của
bản thân còn nhiều hạn chế, đây cũng là một yếu tố làm kết quả học tập của các
em không được tốt.
3.3 Một vài chân dung sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường
CĐSP Sơn La gặp nhiều khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.
Chúng tôi tiến hành xây dựng hai chân dung sinh viên dân tộc thiểu
số năm thứ nhất gặp nhiều khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập ở hai khoa tự
nhiên và khoa tiểu học mầm non. Để lựa chọn ra hai chân dung điển hình này,
chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các giảng viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên
chủ nhiệm lớp, ban cán sự lớp, ý kiến của các sinh viên trong lớp của hai sinh
viên đó, kết quả học tập học kì I của sinh viên.
3.3.1 Chân dung thứ nhất
Sinh viên Lường Thị T lớp Văn - Sử K8 khoa xã hội, Sinh ngày 21/2/1987
T là sinh viên dân tộc Thái. Đây là thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất
của tỉnh Sơn La và cũng là cao nhất trong số lượng khách thể nghiên cứu của
luận văn. T sinh ra và lớn lên trong một gia đình có điều kiện kinh tế rất khó
khăn, địa bàn nơi T ở là một huyện vùng sâu, nhược điểm của em là nhút nhát và
nhận thức chậm, qua trao đổi với chúng tôi T cho biết, em gặp rất nhiều khó
khăn tâm lý trong học tập, bản thân em là ở trong vùng sâu nên khi ra sống ở môi
trường Cao đẳng khả năng thích ứng của em là rất kém, em cịn bỡ ngỡ và lúng
túng với rất nhiều thứ trong sinh hoạt cũng như trong học tập.
3.3.2 Chân dung thứ hai
Sinh viên Lý A S, lớp Toán - Lý, Khoa tự nhiên, sinh năm 1986, địa bàn
cư trú tại xã Chiềng Nơi Huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
S là sinh viên dân tộc H'Mông. Đây là thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ đứng
thứ hai của tỉnh Sơn La và cũng là dân tộc chiếm tỉ lệ rất cao ở các tỉnh miền núi
phía Bắc.
21
Trong q trình tiếp xúc với S, chúng tơi thấy ở T toát lên sự sự hiền lành,
chất phác, trung thực, thẳng thắn. Đây cũng bản tính đặc thù của người dân tộc
H' Mơng, song ở em vẫn có sự mặc cảm và chưa thực sự tự tin. Hết học kỳ I, Kết
quả học tập trung bình chung của em thi lần I là: 4,08, lần II tính cả điểm thi lại
là 4,75 xếp loại yếu em phải thi lại tới 4 môn.
Qua trao đổi với chúng tôi S cho biết, em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý
trong học tập, nhưng khác với T, S là sinh viên nam và đã học ở ngoài thị trấn và
thị xã hết cấp II và cấp III nên em cũng có sự mạnh bạo trong cách ứng xử giao
tiếp và có nhiều mối quan hệ khác. Khi chúng tơi tìm hiểu về những sở thích,
hứng thú của S, những người bạn thân của em cho biết trong lớp em là một sinh
viên khá hoạt bát và năng nổ, em biết đánh đàn, thổi kèn mơi và thích ca hát, các
hoạt động trong lớp như văn nghệ, thể thao em đều tham gia đầy đủ, một điểm
nữa trong sở thích của em cũng giống như bao các bạn sinh viên dân tộc khác đó
là em rất thích tụ tập bạn bè uống rượu và uống rất nhiều, nhưng uống rượu xong
các em cũng không quậy phá hay gây gổ với những người khác. Các bạn trong
lớp kể lại, có khi lên lớp sáng hơm sau mà S vẫn cịn có mùi rượu, điều này cũng
là một ngun nhân khơng nhỏ gây ra tình trạng học tập không tốt của S.
3.3.3 Một số biện pháp nhằm khắc phục KKTL trong học tập cho sinh
viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, tự giác của người học và cũng cần hướng dẫn cụ thể phương pháp học tập,
lĩnh hội tri thức cho sinh viên.
- Nhà trường, khoa cần trang bị thêm các phương tiện học tập đặc biệt là
sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo cho sinh viên
- Sinh viên và đặc biệt là đối với các em dân tộc thiểu số cần khắc phục
tính tự ti, e dè cần tích cực chủ động hơn trong giao tiếp cũng như trong học tập.
Cụ thể như: Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo, sinh hoạt văn
nghệ. Trong các giờ lên lớp các giáo viên cần quan tâm hơn đối với các em SV
22
DTTS, bố trí sắp xếp cho các em ngồi xen kẽ với các bạn là sinh viên dân tộc
Kinh, trong các nhóm thảo luận cần có cả các em sinh viên dân tộc thiểu số và
dân tộc Kinh. Thường xuyên chỉ định các em phát biểu để các em bạo dạn hơn.
- Trang bị cho người học những nhận thức đúng đắn để làm cơ sở cho các
mặt thái độ và hành vi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tơi rút ra một số kết
luận sau:
- Nghiên cứu lý luận chúng tôi xây dựng khái niệm KKTL được hiểu như
sau: Khó khăn tâm lí là tồn bộ những nét tâm lí của cá nhân, nảy sinh trong q
trình hoạt động, mà những yếu tố này tác động tiêu cực, thường làm cản trở, ảnh
hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó.
- Hầu hết sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất trường CĐSP Sơn La
đều gặp KKTL trong hoạt động học tập. Có sự khác biệt về mức độ thứ bậc
KKTL trong hoạt động học tập giữa sinh viên các khoa và về giới tính do đặc thù
về đào tạo của các khoa và những đặc điểm khác biệt về giới tính
- Biện pháp để khắc phục những KKTL cho SV DTTS năm thứ nhất chủ
yếu kích thích tính tích cực nhận thức của các em. Đặc biệt là phải trang bị cho
các em những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của các nội dung
công việc trong HĐHT ở cao đẳng từ đó các em có những hoạt động tích cực
hơn chiến thắng sức ỳ đã tồn tại cố hữu từ lâu trong các em.
II. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo: Tạo ra những chính sách, chế độ ưu
tiên hợp lý hơn nữa đối với sinh viên dân tộc thiểu số vì hiện nay đại bộ phận
23
những sinh viên dân tộc thiểu số đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thiệt
thịi.
2. Đối với nhà trường, khoa:Tổ chức cho sinh viên hiểu biết về nhà
trường, nghề nghiệp để từ đó hình thành động cơ học tập, lý tưởng nghề nghiệp,
thế giới quan đúng đắn cho sinh viên.
Tìm hiểu kĩ về các đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên năm thứ nhất, trên
cơ sở đó xây dựng kế hoạch, sắp xếp lịch học, lịch thi sao cho phù hợp.
Tổ chức các buổi ngoại khoá thảo luận trao đổi về các phương pháp học
tập để các em có điều kiện học hỏi trao đổi tìm hướng khắc phục những khó
khăn.
Tổ chức các hình thức sinh hoạt văn nghệ có các tiết mục của người dân
tộc để các em sinh viên dân tộc có cơ hội để khẳng định mình, loại bỏ tính tự ti,
khơng bạo dạn của các em
3. Về phía giảng viên: Cần tìm hiểu kĩ hơn về các đặc điểm tâm sinh lý
của các em sinh viên dân tộc thiểu số từ đó đưa ra những cách thức tác động phù
hợp với các em trên lớp cũng như trong việc quản lý các em đối với giáo viên
chủ nhiệm.
Hướng dẫn các em sinh viên DTTS các phương pháp học cần cụ thể hơn
nữa, kích thích tính tích cực tự giác trong bản thân mỗi em.
Trong khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cần phải chú tới đặc
điểm đối tượng là các em sinh viên DTTS
24