Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.29 KB, 12 trang )

Chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất
nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội
(1993 – 2012)

Trần Thị Phương

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Lịch sử Việt Nam; Mã số: 60 22 54
Nghd: PGS.TS Trương Thị Tiến
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Lịch sử Việt Nam; Quan hệ sở hữu; Sử dụng đất nông nghiệp; Huyện Ứng
Hòa; Hà Nội

Contents:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Từ trong lịch sử, nông nghiệp luôn là ngành kinh
tế quan trọng đối với nước ta. Theo điều tra lao động và việc làm năm 2011 có tới 70,3% [21]

lực lượng lao động ở nông thôn, một con số biết nói minh chứng cho vị thế quan trọng của nông
nghiệp với con người và đất nước Việt Nam. Một trong những vấn đề trung tâm và xuyên suốt
trong nông nghiệp đó chính là vấn đề về ruộng đất (đất nông nghiệp) – tư liệu sản xuất chính của
người nông dân.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời 2/9/1945 và trải qua các thời kỳ lịch sử,
Đảng và Nhà nước luôn nỗ lực giải quyết và đổi mới những chính sách, chủ trương về nông
nghiệp, đất nông nghiệp để bám sát với tình hình thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của nhân
dân.
Năm 1981 để khắc phục tình trạng trì trệ của mô hình tập thể hóa trong nông nghiệp,
ngày 13/1/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100/CT-TW về cải tiến công tác khoán,
mở rộng “khoán sản phẩm tới nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp,


quyền tự chủ trong sử dụng ruộng đất của hộ xã viên bước đầu đã được khôi phục. Hộ nông dân
được nhận ruộng khoán, được tận dụng đất đai để tăng vụ, mở rộng diện tích vụ đông…, nhờ đó
diện tích gieo trồng tăng, hiệu quả sử dụng đất tăng lên trông thấy so với trước. Sự đổi mới căn
bản trong chính sách ruộng đất ở nông thôn Việt Nam được thể hiện rõ ràng và quyết liệt nhất ở
nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VI ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết đã thừa nhận hộ
nông dân được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và được giao khoán ruộng đất ổn định,
lâu dài (đối với cây hàng năm thời hạn giao khoảng 15 năm). Tới năm 1993, Luật Đất đai mới
được thông qua đã giao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân và luật đã ghi nhận chi tiết hơn về
quyền của người sử dụng đất. Từ năm 1997 tới nay, Đảng và nhà nước có chủ trương lớn dồn
điền đổi thửa để khuyến khích tích tụ ruộng đất
khắc phục tình trạnh manh mún về ruộng đất, tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh lớn
Huyện Ứng Hòa cũng như các địa phương khác trong cả nước, tích cực thực hiện các chủ
chương chính sách trên. Trong công tác dồn điền đổi thửa, Ứng Hòa là một huyện đi đầu thực
hiện chủ trương. Quá trình Ứng Hòa thực hiện các chủ chương, chính sách của Nhà nước về
nông nghiệp nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Do vậy, nghiên cứu quá trình này sẽ góp phần tổng kết những thành tựu, hạn chế đồng thời phát
hiện những vấn đề nảy sinh đòi hỏi giải quyết. Từ đó, góp phần giúp các nhà quản lý tiếp tục vận
dụng chính sách nông nghiệp của Đảng vào thực tế địa phương, tạo thuận lợi để người nông dân
sử dụng đất đai một cách hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử
dụng đất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012) làm đề tài cho luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nông nghiệp cùng với vấn đề về ruộng đất trong nông nghiệp là một đề tài thu hút được
nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học. Bằng chứng là các cuốn sách và những đề tài
nghiên cứu về vấn đề này khá đa dạng và phong phú.
Những công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn như: PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc
với “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” (1986 – 2000), Nhà xuất bản Thống
Kê, hà Nội, 2003; Đặng Kim Sơn với “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm sau đổi mới”,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2006; Nguyễn Văn Bính – Chu Tiến Quang với
“Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996; Hồng Vinh với “Công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998; Phạm Ngọc Dũng với “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
PGS.TS Trương Thị Tiến với “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999
Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu riêng về vấn đề đất nông nghiệp như:
Trần Thị Minh Châu với “Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007; Hoàng Việt với “Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên tạp chí nghiên cứu như: PGS.TS Trương Thị Tiến với
“Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch Sử Đảng, số 1 năm 1995 và “Đổi mới chính sách ruộng đất ở Việt Nam và vấn đề ruộng đất
của kinh tế hộ nông dân”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử Đảng, số 5, năm 2004. Trương Hữu
Quýnh với “Mấy suy nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử số 4, năm 1993.
Trong thời gian gần đây cũng ghi nhận một số luận văn lựa chọn đề tài về chính sách
nông nghiệp, cùng chính sách về đất nông nghiệp: “Đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn
của Đảng trong những năm 1986-2006” của tác giả Lê Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển
nông nghiệp, nông thôn từ 1996 đến 2006” của tác giả Hoàng Thị Nhung (Đại học Quốc Gia Hà
Nội). “Quá trình dồn điền đổi thửa điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất ở xã Phù Lưu tế huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây”( 1993 – 2008) của tác giả Phạm Tô Huyền (Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội)…
Các công trình trên đây đã phác họa bức tranh về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của
cả nước thời kỳ đổi mới. Một số công trình đi sâu nghiên cứu tình hình đất nông nghiệp của một
số địa phương cụ thể nhưng phần lớn là trên phương diện Lịch sử Đảng.
Riêng với địa phương huyện Ứng Hòa – Hà Nội, chưa có một công trình nghiên cứu cụ

thể nào về sự chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tại huyện từ 1993 đến
2012. Tuy nhiên, những công trình trên giúp tôi có định hướng, phương pháp tiếp cận để tiếp tục
đi sâu nghiên cứu vấn đề đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuyển biến về quan hệ sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp tại
huyện Ứng Hòa – Hà Nội (1993 – 2012).
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nội dung:
- Quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp ở một địa bàn cấp
huyện, trong đó luận văn tập trung nghiên cứu nhiều hơn về sự chuyển biến trong quan hệ sử
dụng đất nông nghiệp vì sự chuyển biến này thể hiện đậm nét hơn.
- Tác động của chuyển biến về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp tới tình hình
kinh tế - xã hội của huyện.
Địa bàn nghiên cứu: huyện Ứng Hòa – Hà Nội, trong một chừng mực nhất định, luận văn
có đề cập tới tỉnh Hà Tây (cũ) để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu tại địa phương.
Thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông
nghiệp ở huyện Ứng Hòa trong thời gian từ 1993 đến 2012, chia làm hai giai đoạn 1993 – 2003
và 2003 – 2012. Năm 1993 là năm nhà nước ban hành luật Đất đai sửa đổi đồng thời là năm ghi
nhận cột mốc bắt đầu tính thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi
trồng thuỷ sản là 20 năm (1993 – 2013) theo Luật Đất đai 1993. Năm 2012 là năm đăng kí tên đề
tài luận văn.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu: Hệ thống văn kiện của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và nông thôn,
các công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và ruộng đất trong thời
kỳ đổi mới, các tài liệu lưu trữ: báo cáo về tình hình ruộng đất, niêm giám thống kê của huyện ủy
và phòng Tài nguyên môi trường của huyện Ứng Hòa.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và lôgic là
chủ yếu; kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh nhất là phân tích số liệu
thống kê của các báo cáo tổng kết, khảo sát
thực tế.

5. Đóng góp của luận văn
- Dựng lại quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Ứng Hòa từ 1993 đến 2012.
- Phân tích tác động của quá trình chuyển biến này tới kinh tế và xã hội của huyện.
- Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học, thực tiễn giúp các nhà quản lý kiểm
nghiệm hiệu quả của các chính sách, vận dụng sáng tạo và linh hoạt chủ trương của Nhà nước
vào tình hình cụ thể của địa phương.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn kết cấu
thành ba chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở
huyện Ứng Hòa trước năm 1993
Chương 2: Quá trình chuyển biến về quan hệ sở hữu – sử dụng đất nông nghiệp huyện
Ứng Hòa (1993 – 2012)
Chương 3: Tác động của quá trình chuyển biến quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp
tới kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số
định hướng tới 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
2.Ban chấp hành trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn,

16:51 17/08/2008
3. Ban chấp hành trung ương Đảng, Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về
các Văn kiện Đại hội X của Đảng,

09:35 01/06/2006
4. Ban chấp hành trung ương Đảng , Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa IX) Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời

kỳ 2001-2010,

00:53 | 24/12/2003
5. Báo điện tử Nhân Dân , Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
6. Nguyễn Mai, Tập trung đẩy nhanh quy hoạch, dồn điền đổi thửa
7. Báo điện tử Hà nội mới, Đòn bẩy dồn điền đổi thửa
8. Báo điện tử kinh tế và đô thị ,
/>bien-buoc-dau.aspx. 16/03/2012-17:09:17
9. Báo điện tử kinh tế và đô thị,
20/07/2012-
14:53:11
10. Báo điện tử Quân đội Nhân dân Việt Nam, Cần hiểu đúng quy định về sở hữu, sử dụng đất
đai trong hiến pháp,
24/06/2012, 22:12
11. Cổng thông tin điện tử của Trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển bền vững, Viện
KHXH Việt Nam, Đừng chuyển dịch kinh tế bằng mọi giá.

12. Cổng thông tin điện tử Liên minh hợp tác xã việt nam, Nghị quyết 10 và những đột phá trong
nông nghiệp
,
13. Cổng thông tin điện tử của Tạp chí nghiên cứu văn hóa – ĐH Văn hóa Hà Nội, Quá trình xác
lập và phát triển của kinh tế hộ gia đình ở nước ta trong thời kỳ đổi mới,

14. Cổng thông tin điện tử Viện khoa học đo đạc và bản đồ Việt Nam, Những nội dung đổi mới
của Luật Đất đai 2003,
14:48
15. Cổng thông tin điện tử Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam
Bài học quý từ công tác dồn điền đổi thửa tại huyện

Ứng Hòa (Hà Nội)
16. Cổng thông tin điện tử trường Đại học Tài nguyên và môi trường TP Hồ chí minh, Bàn về
quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất (Nguyễn Quang Tiến, Nguyễn Xuân Trọng),

17. Cổng thông tin điện tử Chính Phủ VGP, Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Trung
ương 6 khóa XI, />nghi-Trung-uong-6-khoa-XI/2012 10/151594.vgp, 08:04 CH, 15/10/2012
18. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Luật số 03/LCT/HĐNN8 của Quốc hội Luật đất
đai(1988),
/>mode=detail&document_id=218
19. Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp,

Luật đất đai 1993
20 Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Luật số 13/2003/QH11 của Quốc hội Luật Đất đai,
/>ocument_id=32479
21. Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam năm
2011,
22. Các Luật của Quốc Hội khóa IX nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997
23. Nguyễn Đăng Dung (1999), Luật Hiến pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Đồng Nai, Đồng Nai
24. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận
đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội
25. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 42 (1981), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
26. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49 (1988 -1989), Nhà xuất
bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
27. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53 (6-1993-12-1994), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
28. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
29. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
30. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 41 (1980), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
31. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
32. Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội
33. Huyện ủy huyện Ứng Hòa (31/5/1996), Nghị quyết về việc vận động nhân dân chuyển đổi
ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, huyện ủy huyện Ứng Hòa
34. Huyện ủy huyện Ứng Hòa (tháng 3/2012), Báo cáo Tình hình quản lý sử dụng đất đai và bảo
vệ môi trường huyện Ứng Hòa, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ứng Hòa
35. Huyện ủy huyện Ứng Hòa (tháng 6/2012), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
số13-NQ/TW, ngày 18/2/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về
tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Ứng Hòa,
huyện ủy huyện Ứng Hòa
36. Huyện ủy huyện Ứng Hòa (2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch số 15 – KH/HU của huyện
ủy đến hết quý I/2013 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quý II/2013, phòng Tài nguyên và môi trường
huyện Ứng Hòa
37. Huyện ủy huyện Ứng Hòa (2012), Báo cáo ước tính thực hiện nhiệm vụ kinh tế năm 2012,
phương hướng nhiệm vụ năm 2013, huyện ủy huyện Ứng Hòa
38. Huyện ủy huyện Ứng Hòa (tháng 1/2012), Kế hoạch của BCH Đảng bộ Huyện Ứng Hòa
khóa XXII thực hiện các chương trình công tác của Thành ủy, huyện ủy huyện Ứng Hòa
39. Huyện ủy Ứng Hòa (2010), Lịch sử Đảng bộ Huyện Ứng Hòa (1930 -2010), Nhà xuất bản
Lao Động, Hà Nội
40. Học Viện Nguyễn Ái Quốc (1990), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Tư
tưởng – Văn hóa, Hà Nội
41. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1988), Nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp
đổi mới hiện nay, Nhà xuất bản Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
42. Vũ Văn Hiền – Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam tiến trình, thành tựu và kinh
nghiệm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

43. Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp vùng châu thổ
sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
44. Phan Thanh Khôi (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội
45. Chu Văn Lâm (1992), Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam lịch sử - vấn đề và triển vọng, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội
46. Nhà xuất bản Lao Động xã hội (2007), Toàn cảnh Việt Nam 20 năm đất nước đổi mới, Nhà
xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội
47. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 1993, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
48. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 1994, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
49. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 1995, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
50. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 1996, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
51. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 1997, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
52. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 1998, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
53. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 1999, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
54. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2000, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
55. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2001, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
56. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2002, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
57. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2003, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
58. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2004, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
59. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2005, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
60. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2006, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
61. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2007, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
62. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2008, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
63. Niêm giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2009, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
64. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2010, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
65. Niên giám thống kê huyện Ứng Hòa năm 2011, Phòng Thống kê huyện Ứng Hòa
66. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và hội nghị ban chấp hành trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam (1930 -2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
67. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và ngày mai,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
68. Đỗ Quốc Sam (2011), Vài vấn đề về phát triển và đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị - Hành
chính, Hà Nội
69. Nguyễn Hữu Tiến (2008), Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Nông Nghiệp, Hà Nội
70. Nguyễn Văn Thường (2008), Giáo trình Kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội
71. Nguyễn Viết Thông (2000), Góp phần tìm hiểu sự phát triển tư duy lãnh đạo của Đảng ta
trong công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
72. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
73. Trương thị Tiến (1995), Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất trong nông
nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử Đảng, (số 1)
74. Trương thị Tiến (2004), Đổi mới chính sách ruộng đất ở Việt Nam và vấn đề ruộng đất của
kinh tế hộ nông dân, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử Đảng, (số 5)
75. Tổng cục Địa chính, Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ 1945
đến năm 1997, Tập II, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội.
76. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây, Quy định số 250-QĐ/UB về Ban hành bản quy định về giao
quyền sử dụng đất ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cho hộ nông
dân, huyện ủy huyện Ứng Hòa
77. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây, Quy định về giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cho hộ nông dân (ban hành kèm theo quyết định số
250/QĐ – UB ngày 3/8/1992), huyện ủy huyện Ứng Hòa
78. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (17/3/1995), Chỉ thị số 12-CT/UB Về một số biện pháp cấp
bách để tăng cường công tác quản lý đất đai trong tỉnh, UBND huyện Ứng Hòa, huyện ủy huyện
Ứng Hòa
79. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa (1/6/1996), Hướng dẫn về chuyển đổi ruộng đất từ thửa
nhỏ thành thửa lớn, kết hợp với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức và lập sổ
hộ khẩu, số 1/HĐ-UB, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ứng Hòa
80. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa (28/8/1992), Hướng dẫn về việc giao ruộng sử dụng đất ổn

định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cho hộ nông dân, số 01/HĐ-UB,
huyện ủy huyện Ứng Hòa
81. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa (16/8/2005), Quyết định số 361/2005/QĐ-UB về việc ban
hành quy định tạm thời về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm
sang đất sản xuất nông nghiệp đa canh, huyện ủy huyện Ứng Hòa
82. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa (16/8/2005), Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục chuyển
mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất sản xuất nông nghiệp đa canh, phòng Tài
nguyên và môi trường huyện Ứng Hòa
83. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa (29/8/2008), Báo cáo số 04/BC-UB về thực trạng sản xuất
nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn. Tình hình nông dân và hiện trạng các công trình thủy lợi
phục vụ sản xuất nông nghiệp, huyện ủy huyện Ứng Hòa
84. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa (7/11/2006), Báo cáo số 50/BC-UB về Sơ kết sản xuất vụ
đông năm 2006. Kết quả công tác dồn điền đổi thửa lần 2, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi
và làm thủy lợi mùa khô 2006, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ứng Hòa
85. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa (30/7/2002), Báo cáo số 97/BC-UBND về Thực trạng hoạt
động của các HTX nông nghiệp, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của HTX nông nghiệp, huyện ủy huyện Ứng Hòa
86. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Ứng Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện ủy huyện Ứng Hòa
87. Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa, Báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ
năm 2004 – 2011, phòng tài nguyên và môi trường huyện Ứng Hòa
87. Ủy ban Nhân nhân tỉnh Hà Tây, số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 tỉnh Hà Tây, phòng thống kê
huyện Ứng Hòa
89. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

×