Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phương pháp vẽ tranh đề tài ở khối lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.45 KB, 10 trang )

Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phương pháp vẽ tranh đề
tài ở khối lớp 6
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thùy.
Đơn vị: Trường THCS Lộc Ninh.
1. Vấn đề đặt ra:
Trong quá trình giảng dạy, muốn phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của
học sinh trong phân môn vẽ tranh đề tài, giáo viên phải có sự
đầu tư kĩ cho tiết dạy, đồ
dùng dạy học, sắp xếp tiến trình lên lớp, hệ thống kiến thức
lôgic. Giáo viên cần trang bị
cho học sinh hệ thống những tri thức lý thuyết lẫn tri thức thực
hành. Trong giờ học, người
giáo viên không đóng vai trò tuyên truyền kiến thức mà phải
biết tổ chức cho học sinh hoạt
động tích cực để mỗihọc sinh tạo ra sản phẩm đẹp, không lặp lại
bài dạy của giáo viên,
không giống bài của bạn, và không nhắc lại chính mình. Có
nghĩa là dạy Mĩ thuật, học Mĩ
thuật phải trên cơ sở suy nghĩ, sáng tạo để luôn luôn có cái mới,
cái lạ, cái đẹp.
Để giờ dạy Mĩ thuật –tranh đề tài đạt hiệu quả tôi thực hiện các
vấn đề sau:
-Giáo viên và học sinh phải đổi mới trong dạy –học.
-Cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, chính xác.
-Phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng sáng tạo cho học
sinh.
-Tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề gặp phải.
-Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức, tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh; Giáo dục môi
trường và An toàn giao thông.


2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu:
Một số phương pháp xoay quanh vấn đề vẽ tranh đề tài khối 6
trường THCS Lộc
Ninh trong năm học 2011-2012.
b. Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài này, chủ yếu nghiên
cứu: Học sinh học tập
làm quen nội dung, cách bố cục, hình vẽ và màu sắc trong tranh
đề tài và đưa ra một số
biện pháp giúp các em nắm vững kiến thức và phương pháp học
tập từ đó các em biết vận
dụng vào các bài vẽ tranh đề tài.
3. Giải pháp mới:
3.1 Giáo viên và học sinh phải đổi mới trong dạy –học
-Đổi mới phương pháp dạy –học theo hướng tích cực, hiểu
-vận dụng -sáng tạo.
Đầu tư và vậndụng tích hợp một số phương pháp mới như:
phương pháp luyện tập thực
hành, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp sử dụng
công nghệ thông tin kết hợp
với phương pháp thị phạm.
-Lập kế hoạch dạy học thật chu đáo theo chuẩn kiến thức-kĩ
năng, chuẩn bịthật tốt
đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học. Đồng thời cần thiết kế
các hoạt động dạy học
theo phương pháp đổi mới, hết sức chú ý đến hệ thống câu hỏi:
câu hỏi chính, câu hỏi gợi
mở rõ ràng dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối
tượng họcsinh.
-Học sinh phải có phần chuẩn bị bài trước thì m ới bước đầu

cảm –hiểu bài học, mới
sơ bộ nắm được nội dung, trạng thái cảm xúc, yêu cầu của bài
học. Thêm vào đó, phải
chăm chỉ rèn luy ện, tích lũy kiến thức từ thấp đến cao. Cần phát
huy tính tích cực chủ động
MS:51
trong học tập. Nâng cao năng lực tự học tự rèn luy ện, kết hợp đi
đôi với hành (chịu khó
luy ện tập nhiều để nâng cao kĩ năng vẽ).
3.2 Phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng sáng tạo cho
học sinh:
Cho học sinh tiếp xúc với hình ảnh trực quan: Quan sát hình
ảnh trực quan là bước
đầu tiên trong cảm thụ thế giới bằng hình ảnh và màu sắc. Để
cảm thụ và sáng tạo nghệ
thuật, đòi hỏi học sinh phải biết cách nhìn, phân tích và đánh
giá các giá trị của hình ảnh
nghệ thuật đó.
Lựa chọn những bức tranh(hay hình ảnh minh họa) phù hợp với
mục tiêu và nội dung
bài dạy, đặc điểm học tập của học sinh trong lớp học (kĩ năng và
cảm thụ ở mức nào? cần
nhấn mạnh điểm gì c ủa phương tiện để phát huy tính tích cực
của học sinh ?).
3.3 Cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, chính xác:
Giáo viên phải phân tích kỹ các bước tiến hành một bài vẽ tranh
đề tài thực hiện
theo những bước nào? Những bước đó là gì? Kết hợp nhịp
nhàng giữa lời giảng và động
tác ch ỉ đồ dùng dạy học, cùng với nét vẽ nhanh minh họa trên

bảng để cho sự lĩnh hội của
học sinh được “đồng thời” bằng cả thị giác và thính giác. Cho
các em xem những bài vẽ
hoàn chỉnh của học sinh cũ để các em có thể tự tin làm bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung đề tài.
-Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
3.4 Tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề gặp phải
-Về nội dung: Nếu học sinh lúng túng khi tìm, chọn nội dung đề
tài, giáo viên hãy
giúp học sinh hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong
đời sống, lao động, học tập
và sinh hoạt (Những hoạt động trong cùng nội dung đề tài. Hoạt
động tiêu biểu trong nội
dung đề tài đó). Bước đầu biết lưa chọn đúng đề tài khi vẽ tranh
theo y êu cầu của bài học.
-Về bố cục: Nếu học sinh vẽ bài có bố cục chưa tốt như nêu ở
trên thì giáo viên
cần: Sưu tầm tranh của họa sĩ, tranh thiếu nhi có các hình thức
bố cục khác nhau để minh
họa. Phân tích bố cục tranh của họa sĩ, tranh dân gian và tranh
thiếu nhi để làm rõ vai trò
của bố cục trong vẽ tranh. Giới thiệu một số hình thức bố cục cơ
bản: bố cục theo hình
tháp, bố cục theo hình vuông, bố cục theo hình tròn… Giáo viên
giúp cho học sinh biết sắp
xếp các hình tượng thể hiện nội dung chủ đề. Bố cục có mảng
chính, mảng phụ. Mảng
chính thường nằm ở trọng tâm của bức tranh, lớn hơn mảng phụ
để tạo được sự cân đối

thuận mắt. Bố cục cân đối đẹp mắt không chỉ được thể hiện ở
sắp xếp hình tượng mà nó
còn bị chi phối bởi sự sắp xếp các mảng đậm, nhạt và màu sắc.
Bố cục có ý nghĩa rất quan
trọng, bởi nó gây ấn tượng đầu tiên cho người xem, nên các em
không được xem nhẹmà
cần vẽ sao cho có trọng tâm, có không gian xa-gần để bức tranh
đẹp hơn, lôi cuốn người
xem hơn. Đồng thời giáo viên hướng dẫn ngay trên bài làm bằng
cách đặt câu hỏi : Bố cục
chỗ này đã rõ nội dung chưa? Ở chỗ này có thể thêm được hình
nào nữa không? hay Bố
cục có lỏng lẻo quá không?. Đối với những em khá giỏi giáo
viên chỉ cần đặt câu hỏi dạng
khích lệ: Em có thể vẽ khác được không ?.
-Về hình vẽ: Nếu trong bài vẽ học sinh vẽ hình quá to, quá nhỏ,
tẻ nhạt, giáo viên
nói rõ: hình vẽ cần khái quát, điểnhình. Dáng biểu hiện được
động tác rõ ràng: đi, đứng,
chạy nhảy, sôi động hay lặng lẽ,…để nói lên hoạt động hoặc tâm
trạng vui, buồn, sôi nổi,
trầm tư, thoải mái, nặng nề,… giáo viên có thể gợi ý: Vì sao vẽ
ở chỗ này? Ở chỗ này nên
vẽ gì là hợp? Các bạn trong tranh đang vui hay buồn? Nói
chung trong bài vẽ, các hình
vẽ phải sinh động, hài hòa trong một tổng thể không gian nhất
định, không rời rạc, không
lặp lại để tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt.
-Về màu sắc: Nếu màu sắc chưa có sự hoà hợp, thiếu đậm, thiếu
sáng, sặc sỡ, giáo

viên nhấn mạnh: màu sắc là tiếng nói, tình cảm của người vẽ, là
tâm hồn của một dân tộc
về mặt phong tục, tâm lí. Thông thường các màu tươi đẹp
thường được đặt ở mảng chính.
Các màu đậm, nhạt, nóng, lạnhcần được chuyển hóa nhịp nhàng
tạo sự cân bằng cho bố
cục. Giáo viên cũng gợi ý bằng cách đặt câu hỏi: Màu sắc có
nhạt (đậm) quá không ? Vẽ
màu nào ở đây sẽ đẹp hơn? hoặc Em thử xem hình này, màu ở
đây đã được chưa? Độ đậm
nhạt của màu đã ổn chưa? Em có thể làm cho bài vẽ của mình
đẹp hơn không ? Giáo viên
cũng cần nhắc nhở học sinh chú ý đến độ đậm nhạt, tương quan
giữa các màu, không vẽ
tách rời từng màu.
3.5 Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo dức, tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh; giáo
dục môi trường và An toàn giao thông.
Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua bài học là một
trong những nội dung
quan trọng, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của bài học, các em
có thể áp dụng những kiến
thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó phần
giáo dục tư tưởng đạo đức
cho học sinh còn thể hiện được tầm quan trọng, ý nghĩa cũng
như ứng dụng của môn học
này.
Ví dụ: Tiết 6,7: Đề tài Học tập.
Giáo viên cần giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của học
tập: Học tập để trở

thành con n goan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân
tốt, trở thành con người
chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp
phần xây dựng quê hương đất
nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, nhiệm vụ
chủ yếu của các em là tu
dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập
thể và các hoạt động xã hội
để phát triển toàn diện nhân cách.
Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông
trong giảng dạy cũng
không kém phần quan trọng bởi giúp học sinh biết biểulộ tình
cảm của mình đối với môi
trường qua các bức tranh, biết yêu quý, giữ gìn vẻ đẹp cảnh
quan thiên nhiên và môi
trường xung quanh, phản đối các hành động gây hại cho môi
trường; biết thực hiện tốt luật
an toàn giao thông để bảo vệ sức khỏe, tính mạngcho mình và
mọi người xung quanh.
4. Hiệu quả đem lại: Sau khi vận dụng những phương pháp dạy
học nêu trên trong
dạy học Mĩ thuật vào mỗi tiết Dạy –học, tôi cảm nhận được sự
thích thú của học sinh khi
học tập, học sinh nắm được cơ bản phương pháp vẽ tranh đề tài,
các em biết chọn nội
dung, biết bố cục và sử dụng màu sắc tốt. Các em tự tin và làm
việc một cách tích cực, hiệu
quả.
5. Khả năng áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
5.1Về tính mới, tính sáng tạo:

Học sinh nắm được yếu điểm để sửa chữa, biết vận dụng
phương pháp và tự học, tự
rèn kĩ năng vẽ tranh đề tài trong mỗi tiết học như:
-Nắm được các bước tiến hành vẽ tranh đề tài.
-Trong cùng một đề tài biết tìm nhiều nội dung thể hiện.
-Biết sáng tạo để luôn luôn có cái mới, cái lạ, cái đẹp.
5.2Hiệu quả xã hội:
Mĩ thuật nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học
sinh tiếp xúc, làm
quen và thưởng thức cái đẹp, tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp
vào học tập, vào cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày.
Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phương pháp vẽ tranh đề tài
nêu trên vào trong
quá trình dạy học tôi nhận thấy chất lượng môn Mĩ thuật được
nâng cao, qua đó góp phần
nâng cao chất lượng ở các môn học khác, đặc biệt là đào tạo cho
đất nước những thế hệ
học sinh biết vươn tới Chân-Thiện-Mĩ
5.3Về triển vọng áp dụng và triển khai:
Các phương pháp trên không chỉ áp dụng cho việc dạy học phần
vẽ tranh đề tài ở
khối lớp 6, mà còn có thể vận dụng cho cả quá trình dạy học vẽ
tranh đề tài ở các khối 7, 8,
9 ở trường Trung học cơ sở

×