Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.22 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa hội ở Việt Nam, nền kinh tế chưa
thực sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác
nhau, tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan
hệ sản xuất do đó tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách
quan và có vai trò to lớn. Một trong những thành phần kinh tế cơ bản là thành
phần kinh tế tư nhân. Phát triển kinh tế tư nhân là một nhiệm vụ quan trọng
trong đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tháng 2 năm 2002 Hội nghị lần 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX có
nghị quyết chuyên đề về kinh tế tư nhân trong đó nhấn mạnh “ Kinh tế tư
nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ trung tâm là
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao nội lực đất nước trong hội
nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ X của Đảng tháng 4 năm 2006 tiếp tục
khẳng định “Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư
phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề,
lĩnh vực, địa bàn”.
Hai mươi năm qua kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển tăng nhanh về
số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giữ vững
ổn định kinh tế chính trị, xã hội của đất nước. Phát triển kinh tế tư nhân là
một vấn đề mới và phức tạp. Bản thân là một sinh viên kinh tế, em nhận thấy
cần phải tự trang bị kiến thức cơ bản về sự phát triển nền kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhất là kinh tế tư nhân. Bài đề án này chỉ tập
trung vào ba nội dung cơ bản sau:
 Luận giải những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế tư nhân trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
 Đánh giá thực trạng về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn giúp đỡ của PGS.TS Đào Thị
Phương Liên.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1.Thế nào là Kinh tế tư nhân?
Khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ thành phần kinh tế dựa
trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu
chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định sự
tồn tại của kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những
nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của thời kỳ quá độ.
 Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu
sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
 Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về
tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ
yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
 Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất kinh
doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hay kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trên phương
diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như trên
phương diện giải quyết các vấn đề xã hội.
Thành phần kinh tế tư nhân tồn tại dưới hình thức là các hộ kinh doanh
cá thể, tiểu doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần mà vốn thuộc sở hữu tư nhân. Sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể
sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực,
các ngành sản xuất, kinh doanh đã đẩy lùi dần tình trạng độc quyền làm cho

sản xuất hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, các quy luật kinh tế thị
trường phát huy được tác dụng đẩy lùi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao
cấp vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức xã hội.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kinh tế tư nhân có các hình thức phân phối đặc thù gắn với sở hữu tư
nhân. Người chủ phân phối theo vốn, tài sản và năng lực kinh doanh còn
người lao động phân phối theo giá trị sức lao động.
2.Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
Đường lối đổi mới của Đảng ta bắt đầu từ Đại hội VI và được hoàn
thiện dần qua các kỳ Đại hội tiếp theo.Về kinh tế, tại Đại hội IX, Đảng cộng
sản Việt Nam khẳng định “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong quá trình đổi mới đó, nhận thức của Đảng về vị trí và vai trò của các
thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi căn bản so với
trước. Nếu như những năm trước đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân chỉ
được coi là một thành phân kinh tế “tàn dư”, chỉ tồn tại khách quan trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sẽ bị thu hẹp dần trong quá trình lớn lên của
các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (toàn dân và tập thể) thì đến Đại hội
VIII và IX của Đảng thành phần kinh tế tư nhân mới được khẳng định sự tồn
tại lâu dài “cả đến khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng”.
 Thực tế cho thấy kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được vai trò quan
trọng của nó, là một trong những động lực của nền kinh tế. Trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tư nhân
được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những
ngành nghề mà Nhà nước và Pháp luật không cấm.
 Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư
nhân.Kinh tế tư nhân có quyền bình đẳng với các kinh tế khác trước
pháp luật, cũng như được bảo hộ quyền sở hữu và các lợi ích hợp pháp.

 Tuy nhiên kinh tế tư nhân mang tính tự phát cao nên cần tăng cường
vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1. Những mặt được.
Nền kinh tế nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Theo đó, nếu không có kinh tế nhà nước sẽ không có định
hướng xã hội chủ nghĩa nhưng không có kinh tế tư nhân cũng sẽ không có
kinh tế thị trường. Chính vì thế mà phát triển kinh tế nhiều thành phần nói
chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng là một trong những nội dung
quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta. Những thành tựu kinh
tế quan trọng đạt được qua 20 năm đổi mới đất nước là bằng chứng sinh động
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xác nhận một cách thuyết phục sự khởi sắc của nền kinh tế nói chung và triển
vọng tiềm tàng của kinh tế tư nhân nói riêng.
Sự phát triển kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển
chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội như huy động được nhiều nguồn vốn
đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản
xuất xã hội, tao thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự hình
thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá
sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng
trưỏng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết những vấn đề xã hội...
Trong những năm qua kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, vốn kinh
doanh, thu hút lao động nhất là loại hình doanh nghiệp, công ty. Kinh tế tư
nhân phát triển rộng khắp trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm, số
cơ sở nhiều nhất trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng tiếp đến là
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Năm 2004, GDP khu vực kinh tế tư nhân đạt 274.473 tỷ đồng ( giá hiện

hành), chiếm 38.5% tổng GDP của cả nước, trong đó hộ gia đình, cá thể tiểu
chủ đóng góp 210.690 tỷ đồng, chiếm 76.7% GDP của khu vực kinh tế tư
nhân, doanh nghiệp của tư nhân đóng góp được 59.803 tỷ đồng, chiếm 23.3%
GDP của kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng GDP do các doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân luôn luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi tốc độ tăng
chung cũng như cao hơn tốc độ tăng của các khu vực khác.
Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng thu hút nhiều lao động trong xã
hội, nhất là số người đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết số dôi dư
từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể và do
sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.Công bố của Ban chỉ đạo điều tra lao
động - việc làm Trung ương cho thấy, lao động đang làm việc tại thời điểm
ngày 1 tháng 7 năm 2005 trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước tập trung chủ
yếu trong khu vực kinh tế tư nhân là 38,355 triệu người chiếm 88,2% số lao
động có việc làm thường xuyên trong cả nước
1
. Trong số lao động làm việc
trong khu vực kinh tế tư nhân thì lao động trong hộ kinh doanh cá thể có số
lượng lớn, lao động trong doanh nghiệp có số lượng còn nhỏ nhưng tăng rất
nhanh. Cuối năm 2003 có gần 2 triệu lao động làm việc trong các doanh
nghiệp của tư nhân, tăng khoảng 1 triệu người so với năm 2000
2
.
Trước đổi mới, kinh tế tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh
doanh cá thể, hoạt động chủ yếu ở thị trường tự do. Cho đến năm 1990, nếu
số hộ công thương nghiệp, kinh doanh cá thể mới có khoảng 840 nghìn, thì
đến năm 2006 đã có trên 3 triệu hộ sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế
hộ tự chủ. Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trước năm 1991 hầu
1
Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ương : Công bố điều tra lao động - việc làm năm 2005 ngày
17 tháng 11 năm 2005 tại Hà Nội.

2
Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê năm 2004.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
như không có, nếu có thì chủ yếu hoạt động ở thị trường ngầm, không được
chấp nhận chính thức. Từ sau khi có Luật Công ty (1990), số doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân mới chính thức ra đời và chỉ thực sự tăng lên
nhanh chóng từ sau khi Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua tháng 6
năm 1999, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000. Năm 2000, số doanh nghiệp đăng
ký là 14.413, đến năm 2004 , con số này là 36.795. Số doanh nghiệp kinh tế
tư nhân có đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 ô Tổng cục thống kê công bố là
60.374
1
.
Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích
cực công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% trong giai
đoạn 1991 – 1999 lên gần 68% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký đến hết
tháng 6 năm 2005. Trong khi đó vào cùng thời điểm doanh nghiệp tư nhân
giảm từ 64% xuống còn 31.8% giai đoạn 2001 – 2005.
Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký tập trung nhiều nhất ở vùng
Đông Nam Bộ chiếm 40.7% số doanh nghiệp đăng ký mới với 36.5% tổng
vốn đăng ký. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ thấp nhất 0.94% và 0.74%
2
.
Với tính chất phong phú đa dạng, gọn nhẹ, linh hoạt, năng động, kinh tế
hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ có ưu thế về khả năng huy động nguồn lực phân
tán tại chỗ như vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công
nghệ vào sản xuất kinh doanh. Qua đó giải quyết việc làm cho đông đảo
người lao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân nghèo thành
thị, góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, xoá đói

giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Số hộ kinh doanh cá thể phi nông
nghiệp là 1.498.611 hộ năm 1992 tăng lên 2.016.259 hộ năm 1996. Tốc độ
tăng trưởng bình quân là 7,68% / năm, mỗi năm tăng bình quân 129.412 hộ.
Sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư nhân đã chấm dứt chuỗi thời
gian “ một mình một chợ” của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Một vai trò
quan trọng của kinh tế tư nhân là “ nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh của nền
kinh tế. Trên thực tế, đã có nhiều dịch vụ mới xuất hiện trong đó doanh
nghiệp dân doanh đóng vai trò chủ đạo như phần mềm, Internet, bất động
sản,... Thậm chí nhiều doanh nghiệp dân doanh còn vượt qua các doanh
nghiệp nhà nước trong cùng lĩnh vực và tạo được tên tuổi, uy tín trên thị
trường như công ty Kinh Đô, Hoà Phát, Trung Nguyên. Tốc độ tăng trưởng
công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân luôn tăng cao hơn so với tốc độ tăng
ngành công nghiệp cả nước. Kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 20% - 30%
kim ngạch xuất khẩu. Trong nhiều lĩnh vực, kinh tế tư nhân có khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới như thuỷ sản, may mặc, da giày.
1
Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê năm 2004.
2
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo 3 năm thực hiện Nghị định 90/2001 ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính
phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5

×