Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KÍCH THÍCH KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.84 KB, 3 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH
KÍCH THÍCH KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI
Kết quả thực hiện:
1. Nền kinh tế nước ta chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng thế giới
nhưng chỉ bị suy giảm, không rơi vào tình trạng suy thoái như các nước khác.
Chúng ta đã thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì
được tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững. Biểu hiện cụ thể là GDP trong
Quý I có tốc độ tăng trưởng 3,14%, sang Quý II tăng 4,46%, Quý III ước tăng
5,76% và Quý IV dự báo tăng 6,8%, cả năm dự báo GDP tăng khoảng 5,2%,
vượt mục tiêu Quốc hội đề ra; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 1,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tăng 5,4%; khu vực dịch vụ
tăng 6,5%.
2. Trong từng ngành, lĩnh vực đều có những chuyển biến tích cực:
Sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh nhờ các chính sách hỗ trợ sản
xuất như: hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn, giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu.
Sau khi giảm sâu trong tháng 1 (-4,4%), ngành công nghiệp liên tục có tốc độ
tăng trong các tháng tiếp theo và đến tháng 10 đã tăng 11,9% so với cùng kỳ
năm trước, gần bằng mức tăng của các năm trước. Đặc biệt, ngành xây dựng, từ
mức tăng trưởng âm 0,4% về giá trị tăng thêm trong năm 2008 đã tăng 6,9%
trong Quý I, tăng 9,8% trong Quý II, tăng 11,0% trong Quý III và dự kiến cả
năm có thể đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 11,3% nhờ các biện pháp hỗ trợ sản
xuất, kích cầu đầu tư, bao gồm việc bổ sung thêm vốn đầu tư của Nhà nước
(ứng trước vốn NSNN, tăng thêm vốn trái phiếu Chính phủ), khuyến khích huy
động các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội như
các dự án BOT, BT, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp,
nhà ở cho công nhân ở các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung,...
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định. Giá trị sản xuất
toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ
năm trước. Sản lượng lương thực vụ đông xuân vượt mức kỷ lục của năm
trước (tăng 0,3%). Tính đến ngày 15/10/2009, thu hoạch lúa mùa ở miền Bắc
đạt 885,1 nghìn ha, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2008; thu hoạch lúa hè thu


đạt 2.135,7 nghìn ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: miền Bắc
đạt 164,5 nghìn ha tăng 2,1%, miền Nam đạt 1971,2 nghìn ha, tăng 0,4%. Chăn
nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển; cả nước không còn ổ dịch gia cầm,
dịch bệnh gia súc được khống chế. Khai thác thủy sản đạt kết quả tốt do thời
tiết thuận lợi và có chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Sản lượng thủy sản khai
thác 10 tháng đầu năm tăng 5,8%, sản lượng thủy sản nuôi trồng 10 tháng đầu
năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2008.
Sự phát triển ổn định trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã tạo
điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao đời
sống nhân dân; đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và
dịch vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất
là trong điều kiện xuất khẩu đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, giá
cả xuất khẩu xuống thấp.
Khu vực dịch vụ nhìn chung vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao, giá trị
tăng thêm đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% trong Quý I, 5,7% trong Quý II và
6,8% trong Quý III; dự báo cả năm đạt khoảng 6,5%. Nhờ thực hiện tốt các
chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, hoạt động thương mại, dịch vụ nội
địa đạt nhiều kết quả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng 10 tháng đầu năm 2009 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2008. Các lĩnh vực
thông tin, viễn thông tiếp tục phát triển tốt.
3. Kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định; các cân đối thu chi ngân sách Nhà
nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế,... được bảo đảm, lạm phát được
kiềm chế ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2009 so với tháng 12
năm 2008 chỉ tăng 4,49%, cùng với việc hỗ trợ lãi suất 4% năm vừa tạo thuận
lợi giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất, vừa hỗ trợ
cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Thị
trường chứng khoán đang có sự phục hồi với giao dịch sôi động hơn. Chỉ số
giá chứng khoán (VN-Index) từ mức 235 điểm vào Quý I đã tăng dần lên và
hiện đang dao động trong khoảng 600 điểm.
4. Việc bổ sung thêm các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính

phủ cùng với các chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư của Nhà nước đã
khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, kinh doanh, nhờ đó huy
động được nhiều nguồn vốn cho phát triển nền kinh tế trong điều kiện rất khó
khăn; góp phần quan trọng để ngăn chặn suy giảm kinh tế; tạo thêm việc làm,
thu nhập và chuẩn bị điều kiện để phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế trong
những năm sau. Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 sẽ đạt trên 42%
GDP, vượt kế hoạch đề ra là 39,5%.
5. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã giảm bớt một
phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng
bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu
dùng. Việc giãn thời gian thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân đã góp phần
kích thích tiêu dùng, nhất là các dịch vụ cao cấp, du lịch, vui chơi, giải trí đối
với những người có thu nhập cao.
6. Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã góp phần bảo đảm đời
sống nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,... trong điều kiện rất khó khăn của nền
kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Các chính sách kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục hướng
vào xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện
nghèo; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,... Cùng với
quá trình phục hồi nền kinh tế, nhất là trong công nghiệp và xây dựng, nhu
cầu tuyển dụng lao động tăng nhanh, tạo điều kiện thu hút số lao động dôi dư
trong suy giảm kinh tế trong thời gian qua. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm ước
còn khoảng 11%, vượt kế hoạch đề ra.
Đạt được những kết quả trên trước hết là nhờ sự thống nhất, quyết tâm
cao trong lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo chủ động, tập trung, quyết
liệt và kịp thời của Chính phủ, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội, sự nỗ
lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân trong việc thực hiện
các chính sách kích thích kinh tế. Chúng ta đã ngăn chặn được suy giảm, từng
bước phục hồi nền kinh tế. Chính trị xã hội tiếp tục được ổn định, an sinh xã

hội được bảo đảm, những khó khăn về việc làm và đời sống nhân dân đang
được khắc phục có hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, việc thực hiện các chính
sách kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội còn có một số mặt hạn chế
như sau:
- Về tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh khi thực hiện các chính
sách hỗ trợ, phát sinh tình trạng chưa thật bình đẳng giữa các doanh nghiệp,
cá nhân được hưởng và không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà
nước. Ở một số trường hợp đã phát sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ
của nhà nước, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc
thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng có tác
động làm tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức khá cao, gây áp
lực đến lạm phát trong thời gian tới.
- Ngoài ra, việc thực hiện hỗ trợ lãi suất bằng VND dẫn đến chuyển dịch
từ vay ngoại tệ sang VND để mua ngoại tệ nhằm giảm bớt rủi ro tỷ giá, đã
gây mất cân đối trên thị trường ngoại hối, tạo sức ép tăng tỷ giá, ảnh hưởng
đến cán cân thanh toán.

×