Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

SKKN Một số phương pháp dạy Ngữ âm - từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ ÂM - TỪ VỰNG ĐỂ PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH”


PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Trong các giai đoạn phát triển của thế giới, ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giúp hình thành và gắn kết mối quan hệ
ngoại giao đa quốc gia. Tiếng Anh thực sự đã và đang là một ngôn ngữ không chỉ
trong lĩnh vực giao tiếp quốc tế mà cịn là ngơn ngữ của nhiều ngành khoa học,
cơng nghệ thơng tin, văn hóa xã hội, du lịch , thương mại .... . Xác định được tầm
quan trọng của ngoại ngữ này, ngành giáo dục Việt Nam rất chú trọng việc dạy
tiếng Anh ở tất cả các bậc học. Như chúng ta đã biết, học ngoại ngữ bao gồm sự
phối hợp của bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và sản phẩm trực tiếp của quá trình
học là kỹ năng sản sinh thơng qua nói, viết. Theo quan điểm biên soạn của chương
trình, sách tiếng Anh chú trọng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nhất là kỹ năng
giao tiếp, lấy giao tiếp là sản phẩm đích, tiếng Anh là ngơn ngữ đích (target
language) của q trình giáo dục. Mục tiêu này được khẳng định về độ quan trọng
trong nhiều văn bản, trong các lớp tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy
ngoại ngữ nhằm “rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (Trích:
Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD ĐT ngày 05/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT
về Đổi mới phương pháp dạy học chương trình giáo dục phổ thơng).
Tuy nhiên giữa lý thuyết về dạy kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp và khả năng
vận dụng tiếng Anh vào giao tiếp của học sinh Việt Nam nói chung và học sinh
tỉnh Lai Châu nói riêng là một vấn đề cịn nhiều hạn chế. Phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng việc dạy ngữ âm, nhất là trọng âm của từ, ngữ điệu của câu, kết hợp đưa
từ vựng - ngữ pháp với ngữ âm - ngữ điệu vào trong giao tiếp không chỉ của học


sinh mà cả đội ngũ giáo viên còn yếu. Thực trạng này có thể thấy rõ ở trường
THPT Than Un, nơi tơi đã gắn bó hơn mười năm. Đa số học sinh yếu về ngữ
pháp, lười học từ vựng, cấu trúc, ngại sử dụng tiếng Anh trên lớp dẫn tới kết quả
học tập nói chung và điểm kiểm tra các nội dung về từ vựng, kiểm tra kỹ năng
ngôn ngữ còn thấp.
-1-


Ý thức được nguyên nhân của kết quả này, với sự tâm huyết của mình
dành cho nghề giáo cùng tình yêu với phân môn Tiếng Anh, tôi muốn dần dần hình
thành cho học sinh của mình thói quen, kỹ năng học và sự tự tin hơn khi sử dụng
tiếng Anh trong cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là khi các em có cơ hội tiếp xúc với
người nước ngồi. Điều này lôi cuốn tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài
mình đã thực hiện năm 2011 với tiêu đề Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng
để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi tôi đưa vào nghiên cứu trong đề tài này được thực hiện trong năm
học 2012 -2013 với học sinh trường THPT Than Uyên, nơi mà môi trường sử dụng
tiếng Anh trong giao tiếp gần như khơng có, cơ hội tiếp xúc và sử dụng Anh ngữ
với người bản địa rất ít, bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn cả là
tâm lý ngại giao tiếp làm cho việc đưa tiếng Anh vào thực tế cịn nhiều hạn chế.
Điều này gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng dạy và học đồng thời làm cho
mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp khó có thể thực hiện được.
Đề tài này có thể được triển khai áp dụng cho cả các trường THPT và THCS trong
toàn tỉnh.
Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài nhằm chỉ ra một số phương pháp
dạy ngữ âm- từ vựng giúp phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh
trường trung học phổ thông Than Uyên.
III. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp giúp học sinh vận dụng kiến thức

ngữ pháp, từ vựng - ngữ âm vào trong giao tiếp thơng thường, từ đó hình thành
kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp cho bản thân, giúp các em dần nâng cao kết quả
học tập và cải thiện điểm thi trong phần ngơn ngữ giao tiếp nói riêng và điểm
tồn bài thi tốt nghiệp nói chung. Đồng thời tơi cũng mong muốn được trao đổi,
chia sẻ một vài phương pháp về hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh với
các bạn đồng nghiệp.

-2-


IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Trước đây đã có một số đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của các tác giả trong
và ngoài tỉnh nghiên cứu về phương pháp dạy ngữ âm, từ vựng hoặc phương pháp
phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên hầu hết các sáng
kiến kinh nghiệm này mới chỉ đề cập đến một lĩnh vực riêng lẻ là ngữ âm, từ vựng
hoặc kỹ năng giao tiếp và cũng chưa đưa ra được nhiều phương pháp khác nhau
trong quá trình giảng dạy. Để tích hợp các nội dung và khắc phục những hạn chế
trên, đề tài của tơi đã tóm lược lý thuyết về sử dụng ngữ âm – từ vựng trong việc
dạy nói, tăng cường các thủ thuật dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp. Đề
tài đồng thời cũng khái quát sơ qua về ba mức độ thường gặp trong nghĩa của từ
(Positive & Negative meaning, Neutral), cách cơ bản trong việc nhấn trọng âm của
câu để giúp học sinh có những nhận biết ban đầu về cách chọn mức độ dùng từ và
sử dụng trọng âm, ngữ điệu câu trong giao tiếp một cách có hiệu quả. Đặc biệt, đề
tài chỉ rõ một số phương pháp kết hợp dạy ngữ âm – từ vựng để phát triển kỹ năng
giao tiếp cho học sinh, đây là một trong những mảng kiến thức khó và phức tạp.
Đó là điểm mới của đề tài so với những nghiên cứu trước đây, đề tài lần đầu tiên
được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Than Uyên.

-3-



PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Ngôn ngữ, một sản phẩm trí tuệ tuyệt vời của lồi người, đã tồn tại dưới
hình thức âm thanh ngay từ khi mới xuất hiện và cũng nhờ có ngơn ngữ mà con
người giao tiếp được với nhau. Có rất nhiều sinh ngữ (Living languges) tồn tại trên
thế giới và tiếng Anh được chọn là một trong những ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, do
đó nó có phạm vi sử dụng rộng khắp thế giới. Xu hướng dạy tiếng Anh hiện nay là
nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho người học
(communicative competence). Vì thế, nếu học sinh chỉ mới có kiến thức nền về
ngữ pháp (grammatical) và từ vựng (lexical) thì cũng chưa chắc đã có kỹ năng tốt
về sử dụng kiến thức đó trong giao tiếp vì giao tiếp địi hỏi con người phải có thêm
năng lực về sử dụng ngôn ngữ (linguistic competence). Ngay từ khi mới xuất hiện,
ngơn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh. Con người giao tiếp được với nhau
chính là nhờ hình thức vật chất này. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực
của ngơn ngữ. Nói đến ngơn ngữ là nói đến ngơn ngữ bằng âm thanh và hình thức
âm thanh của ngơn ngữ được gọi là ngữ âm, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn
ngữ, là hình thức tồn tại của ngơn ngữ.
“Ngữ âm” là âm thanh do bộ máy phát âm của con người tạo ra có thể biểu
đạt một ý nghĩa nhất định nào đó, khơng thể xem ngữ âm là vật chất tự nhiên thuần
tuý. Ngữ âm là hệ thống ký hiệu ghi lại hoạt động tư duy một cách trực tiếp.
“Từ vựng” (lexicology) được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương
đương với từ trong ngôn ngữ. Các bộ môn từ vựng học, ngữ âm học, và ngữ pháp
học là những bộ môn tương đối độc lập. Tuy vậy, chúng khơng tách biệt nhau hồn
tồn mà vẫn có liên quan đến nhau.
“Giao tiếp” là q trình xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với
người nhằm hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện công việc giao tiếp dưới nhiều
hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với một nhóm
người ... .Có thể nói, giao tiếp là cầu nối gắn kết các mối quan hệ.

-4-


“Kỹ năng giao tiếp” là một tập hợp các quy tắc, cách đối đáp, ứng xử trong
thực tế sinh hoạt hàng ngày giúp con người đạt được hiệu quả nhất định trong một
cuộc nói chuyện, từ đó có thể khẳng định thiếu kỹ năng này, giao tiếp sẽ không đạt
hiệu quả như mong muốn.
Từ lý luận trên ta thấy có mối quan hệ giữa ngữ âm và từ vựng, giữa ngôn
ngữ và giao tiếp. Ngữ âm và từ vựng giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển
hơn, ngôn ngữ giúp cho việc giao tiếp dễ dàng hơn, giao tiếp nhiều giúp sử dụng
ngơn ngữ linh hoạt hơn. Do đó, học ngoại ngữ là học cách nói ngơn ngữ đó, biến
nó trở thành ngơn ngữ sống, sử dụng nó một cách tự nhiên (native) và tự động
(automatic).
II. Thực trạng của vấn đề
Thông thường khi dạy ngoại ngữ, giáo viên thường chú trọng dạy ngữ pháp,
cấu trúc rồi đến từ vựng. Tuy nhiên, ngữ pháp không phải là kết quả cuối cùng của
q trình học ngơn ngữ mà ngữ pháp là cơng cụ giúp người học giao tiếp hiệu quả
hơn. Vì thế, trong cả các tiết dạy kỹ năng nói bao giờ cũng có phần dành cho việc
dạy nhanh các cấu trúc ngữ pháp, giới thiệu từ vựng phục vụ cho bài học. Song
trong thực tế, giữa tiếng Anh nói (spoken English) và tiếng Anh viết (written
English) có khá nhiều khác biệt. Tiếng Anh viết địi hỏi sự chính xác về mặt câu
từ, cấu trúc, trái lại tiếng Anh nói đặc biệt là tiếng Anh trong giao tiếp cần sự linh
hoạt, gần gũi trong ngơn từ.
Thực tế, trong q trình học ngoại ngữ, học sinh chú trọng vào học ngữ pháp
vì chủ yếu các bài kiểm tra đòi hỏi việc vận dụng ngữ pháp, các bài thi khơng có
hoặc gần đây có rất ít các bài tập u cầu sử dụng ngôn ngữ giao tiếp dẫn tới việc
học tiếng Anh và vận dụng nó vào thực tế sử dụng chưa được cả giáo viên và học
sinh chú trọng kết quả là lâu dần các em mất đi khả năng giao tiếp. Để đánh giá cụ
thể chất lượng học tập của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi
đã thực hiện ba bài kiểm tra khảo sát đầu năm ở lớp 10A1 và 12A1 với 54 học

sinh, kết quả thu được như sau: (Các phần kiểm tra được quy ra thang điểm 10)

-5-


Trước khi áp dụng SKKN
Kiến thức

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS đạt

Số học sinh

điểm

điểm

điểm

điểm

điểm


đạt điểm từ 5

9-10

7-8

5-6

3-4

0-2

trở lên

0

7

12

24

11

19 HS = 35.0%

0

5


10

21

18

15 HS = 27.8%

0

5

8

15

26

13 HS =24.1%

kiểm tra

Từ vựng
(5 câu)
Ngữ âm
(5 câu)
Ngôn ngữ
giao tiếp
(5 câu)


Bên cạnh đó, tơi cũng đã phân tích và nhận ra sự hạn chế về khả năng giao
tiếp tiếng Anh của học sinh do một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Môi trường sống, môi trường học tập không tạo ra động lực phải giao tiếp
bằng Anh ngữ.
+ Cơ hội để tiếp xúc và sử dụng Tiếng Anh với người nước ngồi ít hoặc
thậm chí khơng có dẫn tới sự mai một về kiến thức giao tiếp.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Hầu hết học sinh kiến thức ngữ pháp yếu, không hệ thống, từ vựng không
đủ để diễn đạt ý kiến.
+ Các em thiếu kiến thức về giao tiếp Tiếng Anh thông dụng.
+ Chưa mạnh dạn, còn rụt rè trong sử dụng Tiếng Anh ngay cả khi thực
hành trên lớp với cô giáo và các bạn.
+ Do phương pháp dạy ngữ âm, từ vựng, giao tiếp của giáo viên còn hạn
chế. Giáo viên chưa tạo được mơi trường nói tiếng Anh cho học sinh nhất là trong
các tiết học ngôn ngữ thể hiện qua một số việc cụ thể như: giáo viên sử dụng tiếng
Việt nhiều trong q trình giao tiếp trên lớp, chưa tạo thói quen nghe và nói các
ngơn ngữ lớp học (Classroom languages) cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên
-6-


chưa đưa ra các bài tập dạy ngữ âm - từ vựng - giao tiếp mà chỉ nặng về dạy các
phần riêng lẻ, thiếu tính gắn kết, thiếu sự kích thích hứng thú học tập cho học sinh
Tất cả các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan trên dẫn tới kết quả học
tập nói chung và kiến thức về ngữ âm – từ vựng – giao tiếp của học sinh trường
THPT Than Uyên còn thấp.
Từ những yếu tố trên cho thấy việc rèn kỹ năng nói và kỹ năng giao tiếp
bằng ngoại ngữ cho học sinh là một vấn đề nan giải. Song, trong một số nguyên
nhân, giáo viên và học sinh có thể dần dần khắc phục, mà phần quyết định xuất
phát từ người dạy. Do đó, trong quá trình dạy học giáo viên phải thực hiện một số

việc cần thiết với phân mơn này đồng thời tích cực sáng tạo trong phương pháp và
linh hoạt trong sử dụng phương pháp.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Như đã trình bày ở trên, thực trạng về việc sử dụng tiếng Anh trong các tiết
học kỹ năng nói riêng và trong giao tiếp nói chung còn nhiều tồn tại ở tất cả các
bậc học. Để cải thiện tình trạng này, tơi xin trình bày một số việc bản thân đã thực
hiện và số thủ thuật kết hợp dạy từ vựng - ngữ âm trong dạy kỹ năng nói theo
đường hướng giao tiếp.
1. Tạo mơi trường nói tiếng Anh trong lớp học:
Ngay từ buổi học đầu tiên, giáo viên cần tạo cho học sinh có được khơng khí
của tiết học ngoại ngữ nhất là đối với học sinh đầu cấp thông qua cách chào hỏi, tự
giới thiệu về bản thân. Thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giờ dạy, đặc biệt là
khi đưa yêu cầu, nhận xét bài hoặc khen ngợi học sinh. Tất nhiên việc sử dụng
tiếng Việt để giảng giải là điều không thể loại trừ song cần cố gắng sử dụng Anh
ngữ càng nhiều càng tốt nhưng ngơn ngữ sử dụng phải có tác dụng trong việc hiểu
bài và ứng dụng thực tiễn của học sinh. Nếu lần đầu nói, học sinh chưa hiểu, giáo
viên có thể kết hợp song ngữ Anh- Việt, lặp lại điều này trong lần thứ 2, thứ 3
nhưng phải rèn cho học sinh ý thức nghe và nhớ vì cách học tốt nhất cho bất kỳ
một ngoại ngữ nào là thơng qua truyền khẩu. Hãy hình thành cho học sinh thói
quen sử dụng một số ngơn ngữ trong lớp học (classroom languages). Các ngôn ngữ

-7-


lớp học dưới đây giáo viên và học sinh có thể sử dụng thường xuyên trong tất cả
các bài học.
Things you might say to your teacher Things your teacher might say to you
- May I come in?/ May I go out?

- Come in/ Go out, please.


- I’m sorry, I don’t understand.

- Open you book at page 20.

- Pardon?

- Listen to me, please.

- What does ”chair” mean?

- Answer my questions.

- How do you say ”ghế ” in English?

- Make the questions

- How do you spell that/ this word?

- Write the answers.

- How do you pronounce this word?

- Work individually/in pairs/in groups.

- It this correct?

- Listen and repeat.

- What is the past of ”go”?


- Copy this into your notebooks.

- What do we have to do?

- The homework is exercise 1, page 8

- Thank you/Thank so much....

- Good!/ Very good! Well done! ....

Việc yêu cầu học sinh phải sử dụng các classroom languages sẽ tạo cho các
em thói quen và sự mạnh dạn khi nói tiếng Anh với cơ giáo, tạo mơi trường nói
tiếng Anh trong lớp học và là động lực để các em khi đã quen thuộc với những câu
này sẽ muốn biết thêm những câu giao tiếp khác để không chỉ thực hiện với giáo
viên mà còn với bạn bè.
2. Tạo khơng khí thân thiện, gần gũi trong lớp học:
Một trong những yếu tố giúp giờ học thành công là bầu khơng khí của lớp
học. Một tiết học khơng thể hiệu quả khi học sinh và giáo viên làm việc với sự
căng thẳng, quá trang nghiêm, nhất là trong các tiết nói. Do đó, trong mọi giờ học
giáo viên ln phải là người khơi được hứng thú muốn học, muốn giao tiếp cho
học sinh. Có một số nguyên tắc nên tuân theo trong dạy kỹ năng nói:
- Đừng căng thẳng, gị ép các em phải nói đúng như ý đồ giáo viên thiết kế.
Hãy để các em diễn đạt theo ý của mình, sau đó giáo viên nhận xét, góp ý.
- Khơng ngắt lời khi học sinh đang trình bày một vấn đề, điều này làm cho
các em giảm độ hứng thú và tập trung trong q trình nói.
-8-


- Hãy thường xuyên động viên học sinh bằng những từ khen ngợi ngắn gọn

(Good! Excellent ! ....).
- Tạo không khí thoải mái, thư giãn, gần gũi trong giờ học bằng các trị chơi
nhỏ có liên quan đến nội dung bài. Sau 1 nhiệm vụ (Task) của tiết học giáo viên có
thể đưa ra yêu cầu với học sinh: “Now, students. You did task 1 very well and I
give you three minutes off. Do you like this?/ Do you want to play a small game?”
Điều này không chỉ tạo sự thoải mái cho học sinh mà cịn giúp tăng tính giao tiếp
giữa giáo viên với học sinh đồng thời luyện kỹ năng nghe và hình thành phản xạ
đáp lời sau khi tiếp nhận thông tin được truyền đi từ người nói.
3. Dạy từ vựng và giới thiệu các âm mang tính khái quát:
- Nội dung này nên áp dụng khi dạy cách phát âm một số nguyên âm ở các
bài Language Focus.
Ví dụ 1: Khi giới thiệu cách phát âm của âm /a/ trong Unit 2 – School talks:
Language Focus (Tiếng Anh 10), giáo viên có thể kết hợp với trò chơi Pyramid để
huy động vốn từ của học sinh và qua đó giới thiệu cách dạng phát âm với nguyên
âm này. Cách thực hiện: giáo viên đưa từ đầu tiên, yêu cầu học sinh đặt từ tiếp theo
với chữ cái đầu bắt đầu bằng “a” và từ ở dưới nhiều hơn từ trên 1 chữ cái.

- “Kim tự tháp” (Pyramid) mà học sinh lớp 10A1 đã “xây” được như sau:

-9-


A
A

N

A

N


D

A

U

N

T

A

C

T

O

R

A

P

P

L

E


S

A

I

R

P

O

R

T

A

L

P

H

A

B

E


T

A

R

C

H

I

T

E

C

T

Qua kim tự tháp này, ngoài bổ sung từ vựng cho học sinh, giáo viên có thể
giới thiệu cách cách phát âm của nguyên âm “a” như / α /, / α: /, /ə / , /æ/ ....... Giáo
viên tiếp tục thay đổi chữ cái đầu khi giới thiệu các âm khác ở các tiết Language
Focus khác trong chương trình.
Ví dụ 2: Khi giới thiệu từ vựng kết hợp dạy cách phát âm của một số
nguyên âm, giáo viên có thể thiết kế trò chơi “A spelling stair”. Trò chơi được thực
hiện như sau (áp dụng trong Unit 7- The mass media - Language Focus/ Tiếng Anh
10). Cách thực hiện: Giáo viên thiết kế hình thang, nêu luật chơi hoặc cho chữ cái
đầu của mỗi từ trong từng bậc thang, yêu cầu học sinh hoàn thiện.


- 10 -


Tôi đã áp dụng bậc thang này khi giới thiệu cách phát âm các nguyên âm
/ei/ , /ai/ và âm /ɔi/. Để làm nổi bật âm trong từ mà mình muốn giới thiệu, giáo
viên đặt màu khác ở âm đó để học sinh dễ theo dõi. Trong bài tiếp theo (Unit 9Tiếng Anh 10 ) giáo viên có thể thiết kế lại bậc thang cho phù hợp với các nguyên
âm khác, hoặc thiết kế khơng nhằm mục đích dạy ngữ âm mà chỉ tập chung dạy từ
vựng
C

L

I

M

B
U
Y

E

A

R
A
D
I
O


I

L
I
K
E

N

J

O

Y

Ví dụ 3: Cũng với dạng bài giới thiệu từ vựng kết hợp dạy cách phát âm của
một số từ có 2 nguyên âm liền nhau, giáo viên cịn có thể áp dụng trị chơi “Add
consonants”. Trị chơi này thực hiện theo nhóm hoặc cả lớp đều có tác dụng rất tốt
trong việc tạo hứng thú, khơi dạy vốn từ và khắc sâu cách phát âm của một số
nguyên âm đôi. Giáo viên đưa 2 chữ cái (là nguyên âm) yêu cầu học sinh bổ sung
những chữ cái phụ âm cần thiết để tạo nên từ mới. Ai viết được nhiều từ hơn là
người chiến thắng.
Minh họa 1:
A

I

T


A

I

L

P

A

I

L

P

A

I

N
- 11 -


Minh họa 2:
O

O

G


O

O

D

F

O

O

T

G

O

O

S

E

Ví dụ 4: Một thủ thuật giới thiệu từ vựng- ngữ âm cho tổng hợp nguyên âm
đơn và đơi có thể được giáo viên đưa vào sử dụng cả chương trình 10, 11 là trị
chơi “Angram”(Phép đảo chữ cái). Trò chơi này sử dụng những từ mà khi thay đổi
trật tự chữ cái của chúng sẽ tạo ra từ mới. Trị chơi có thể thực hiện theo đội, trong
khoảng thời gian từ 1-2 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất theo quy định nêu

trên là đội chiến thắng. (Áp dụng cho Unit 14- The World Cup- Tiếng Anh 10 và
Unit 13- The 22nd Sea Games- Tiếng Anh 12)
First word

Angram

ten

net

saw

was

tea

eat

team

meat

tale

late

East

seat


race

care

post

stop

4. Dạy từ vựng kết hợp với dạy cách phát âm chuẩn xác:
- Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ khi giới thiệu
một từ mới ngoài cách giới thiệu nghĩa, nhất thiết phải hướng dẫn học sinh cách
đọc, lưu ý với học sinh một số trường hợp phát âm khác từ sẽ có nghĩa khác đi.
Ví dụ: desert /'dezət/ - sa mạc và desert /di’:zət/ - món tráng miệng ....
(Unit 9 - Deserts - Tiếng Anh 12)
- 12 -


5. Thường xuyên huy động vốn từ của học sinh theo chủ đề để tránh
tình trạng từ vựng “chết”:
- Quả thực nếu học sinh không sử dụng chắc chắn nhiều từ nhiều sẽ bị lãng
quên và lại trở thành từ mới. Vì thế hãy cố gắng gợi lại kiến thức về từ, cấu trúc từ
để hạn chế việc này. Giáo viên có thể sử dụng thủ thuật “Vocabulary tree” cho bài
tập dạng huy động vốn từ. (Hình minh họa H.1 phần phụ lục- Có thể thay thế và áp
dụng linh hoạt cho các phần Writing trong Unit 8- Tiếng Anh 10, Unit 10 - Tiếng
Anh 11 và Unit 14- Tiếng Anh 12 )
6. Để thực hiện việc dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, cần chú
trọng dạy trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu của câu:
- Trong giao tiếp, trọng âm, ngữ điệu rất quan trọng trong việc biểu đạt cảm
xúc, ý đồ của người nói. Cùng một câu nhưng với ngữ điệu lên, hoặc trọng âm đặt
vào từ khác sẽ hàm ý khác với câu có ngữ điệu xuống hoặc tập trung trọng âm vào

từ khác. Nếu đối tượng học sinh khá, giáo viên có thể giới thiệu Hình thang
nguyên âm (Cardinal vowel) để học sinh nhận biết được khu vực đặt âm, độ cao
của âm, từ đó có thể bật âm chính xác trong các từ riêng lẻ.
Cardinal vowel

high

front
i:

neutral

i

back
u:
ʊ

З:
mid

ə

ɔ:

Λ

low




a:

ɔ

Trong đó: high- mid- low dùng để miêu tả độ cao của lưỡi còn front - mid back dùng để miêu tả vị trí nào của lưỡi được sử dụng để phát ra âm đó.
Ví dụ, qua hình thang trên, ta có thể miêu tả âm /ɔ/ qua 3 tiêu chí

- 13 -


back
ɔ

very low
short

- Ngoài hướng dẫn học sinh quy tắc trọng âm của từ (nội dung này đã được
tơi trình bày tại mục 4- trang 12 SKKN: Một số phương pháp dạy ngữ âm- từ vựng
thực hiện năm 2011 ), cần lưu ý các em các dạng âm mạnh, âm yếu (weak form strong form) ngữ điệu lên - xuống (rising - falling tune) để khi giao tiếp các em sử
dụng ngữ điệu trong giọng nói một cách chính xác và hiệu quả.
+ Thông thường ngữ điệu xuống hay gặp trong các câu trần thuật, câu phủ
định, thức mệnh lệnh và các Wh- questions.
+ Ngữ điệu lên thường dùng trong các câu hỏi dạng Yes/ No questions. Kết
hợp ngữ điệu lên - xuống (rising - falling tune) luôn thấy trong các câu có sự lựa
chọn (OR) và câu liệt kê (AND)
Ví dụ 1:
Would you like some TEA or COFFEE ?
Ví dụ 2:
I’d like some butter, cheese, apples AND milk.

- Bên cạnh đó, vị trí trọng âm trong câu cũng rất quan trọng. Sau đây, tơi xin
trình bày một ví dụ về trọng âm trong câu.


I

could

Function words
(Từ có chức năng)



hardly

believe


my

eyes.

Content words (Lexical words)
(Từ có chứa nội dung)

Từ ví dụ trên có thể phân tích và rút ra:
+ Các từ có chứa nội dung gồm: danh từ (noun), động từ chính (main verb),
tính từ (adjective), trạng từ (adverb). Từ để hỏi (question word) và đại từ chỉ định

- 14 -



(demonstrative) cũng thuộc nhóm này. Thơng thường, các từ có chứa nội dung
ln chứa trọng âm.
+ Các từ có chức năng bao gồm: đại từ (pronoun), trợ động từ (auxiliary).
Mạo từ (article), giới từ (article), đại từ quan hệ (relative pronoun)... thường nằm
trong nhóm này.
7. Thiết kế nhiều bài tập mang tính giao tiếp:
Để vận dụng tổng hợp các kiến thức về ngữ pháp - từ vựng - ngữ âm vào
trong thực hành nói , ứng dụng trong giao tiếp, giáo viên cần tích cực tìm tịi, thiết
kế các bài tập mang tính giao tiếp phù hợp cho từng bài học. Dưới đây là một số
kiểu bài tôi đã áp dụng:
a. “Describe and Arrange ”
- Hoạt động này được tiến hành theo cặp. Trong một cặp, học sinh A được
phát 1 số hình ảnh có đánh số thứ tự cố định, học sinh B được phát các hình ảnh
tương tự nhưng chỉ có 1 số hình ảnh được đánh số. Nhiệm vụ của B là phải trao đổi
với A để hoàn chỉnh việc đánh số thứ tự các tranh, A thực hiện nhiệm vụ miêu tả,
hướng dẫn B đánh số mà khơng được phép cho bạn xem tranh gốc. (Hình minh họa
H.2- áp dụng trong Unit 10 – Conservation- Reading. Tiếng Anh 10; Hình minh
họa H.3b- áp dụng trong Unit 13- Hobbies- Speaking. Tiếng Anh 11)
b. “Describe and Draw ”
- Tùy vào trình độ học sinh và nội dung cần chuyển tải trong bài học mà
giáo viên lựa chọn hình ảnh trong tranh cho phù hợp. Trong hoạt động này, học
sinh A được phát 1 bức tranh, học sinh này có nhiệm vụ miêu tả cho các học sinh
khác để các bạn vẽ lại. Trong quá trình vẽ, các “ họa sỹ ” có thể đặt ra các câu hỏi
để lấy thông tin rõ ràng hơn sử dụng các Wh- questions. Hoạt động này có tính
giao tiếp khá cao và giúp luyện kỹ năng nghe cho học sinh. Ví dụ:
Student A: There are two boys and a woman in the pictures. A boy is sitting
on the wheelchair.
Student B : Yes, and where’s other boy?

(Hình minh họa H.3a Phần phụ lục- áp dụng trong Unit 12- MusicLanguage focus. Tiếng Anh 10)
- 15 -


c.“Find the differences”
- Hoạt động này có thể áp dụng theo cặp hoặc nhóm. Mỗi cặp/ nhóm được
phát hai bức tranh có nhiều điểm giống nhau. Trong 2- 3 phút, yêu cầu các cặp/
nhóm chỉ ra sự khác biệt và thơng báo trước lớp về kết quả của mình. (Hình minh
họa H.4 Phần phụ lục)
d. “Find someone who ......”
- Dạng bài tập này áp dụng rất tốt cho những bài dạy kể cả nói và ngữ pháp
(Language focus) theo chủ điểm các hoạt động hàng ngày (daily activities). Cách
tiến hành: Yêu cầu học sinh liệt kê một số việc mà mọi người thường làm (như go
jogging, go shopping, do aerobic.....), sau đó cho học sinh đi quanh lớp để tìm ra
người có thói quen làm việc này. Giáo viên có thể đưa yêu cầu : Students, you have
3 minutes to find someone who does/ likes .... those things.
- Qua thực tế sử dụng (áp dụng trong Unit 13- Hobbies- Speaking. Tiếng
Anh 11) tơi thấy bài luyện tập này có thể áp dụng thiết kế cho nhiều trình độ học
sinh và có hiệu quả tạo hứng thú cao
e. “ Survey”
- “Khảo sát” là một biện pháp huy động tính tích cực trong giao tiếp cho học
sinh. Nếu học sinh có thể tự lập được câu hỏi thì hoạt động này thực sự rất bổ ích.
Khi thực hiện hoạt động này, tơi áp dụng thời hiện tại hoàn thành và từ chủ đề
được là ”sleep”. Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra càng nhiều từ vựng về chủ đề
này càng tốt. (Ví dụ: dream, nightmare , light/heavy sleeper......). Học sinh sẽ tiến
hành khảo sát bạn mình bằng cách đưa ra các câu hỏi sử dụng từ vựng vừa khai
thác. Các câu hỏi mà học sinh có thể đưa ra là:
+ Are you a light/ heavy sleeper?
+ How many hours do you normally sleep a day?
+ Have you ever talked in your sleep?

+ Have you ever had a nightmare?
+ Have you ever fallen out of the bed?
+ If yes, describe the experience(s) ?

- 16 -


(Thủ thuật này được tôi sử dụng trong Unit 3- People’s backgroundLanguage Focus. Tiếng Anh 10)
f. “Role- playing”
- Hoạt động đóng vai là một hoạt động mang tính giao tiếp và tính thực tiễn
cao. Trong các tiết dạy nói và ngữ pháp, đều có thể áp dụng bài tập này.
- Tình huống giáo viên đưa ra có thể là: “A, imagine that you are My Tam, a
famous singer and other students, you are fans of My Tam. You meet her by a
chance and have a talk with her.” Với tình huống này, học sinh đặt ra nhiều câu hỏi
mang tính giao tiếp khác nhau .
8. Tùy theo trình độ học sinh và nội dung tiết dạy, có thể giới thiệu cho
học sinh cách dùng các từ theo từng mức độ ý nghĩa.
Nhiều từ tiếng Anh có nghĩa giống nhau nhưng mức độ ý nghĩa khác nhau.
Dưới đây là ba mức độ thường thấy và một số ví dụ minh họa. (Có thể áp dụng
trong các tiết tự chọn với nội dung nâng cao cho học sinh khá)
Positive meaning

Negative meaning

Neutral

(Nghĩa tích cực)

(Nghĩa tiêu cực)


(Nghĩa trung lập)

home

accommodation

house

girl, lady

chick, board

woman, female

single girl

sprinter

unmarried woman

wealthy

loaded

rich

juvenile

childish


childlike

good morning

hey

hello

IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm:
Sau một năm học áp dụng các phương pháp, thủ thuật dạy từ vựng - ngữ âm
và ứng dụng trong dạy kỹ năng giao tiếp, cùng với việc thường xuyên tham khảo ý
kiến của đồng nghiệp, bản thân tôi cũng kiểm chứng sau từng bài đã áp dụng để
tìm ra ưu điểm, hạn chế từ đó có thể thực hiện tốt hơn cho những bài sau. Tơi thấy
học sinh có sự tiến bộ nhất định. Cụ thể ở các mặt sau:
- 17 -


- Về ý thức học tập:
+ Học sinh hứng thú hơn với việc học bộ mơn. Có ý thức ganh đua và tinh
thần học hỏi lẫn nhau trong các phần thi.
- Về kiến thức từ vựng:
+ Nhiều em đã cải thiện và mở rộng thêm vốn từ vựng
+ Học sinh thích thú với việc khám phá thêm nhiều từ mới phù hợp với nội
dung từng bài học đồng thời các em sử dụng từ vựng chính xác hơn.
- Về kiến thức ngữ âm:
+ Học sinh phát âm chuẩn xác hơn. Các em bắt đầu có ý thức về việc nhấn
trọng âm của từ, trọng âm của câu làm cho ngôn ngữ trong câu sinh động và đạt
hiệu quả giao tiếp hơn.
- Về kiến thức giao tiếp:
+ Biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp linh hoạt, phù hợp với ngữ cảnh.

+ Tích cực hơn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh với giáo viên cũng như
các bạn.
- Kết quả chung: Bài tập về ngữ âm, từ vựng và ngôn ngữ giao tiếp đạt
điểm số cao hơn.
Để có sự kiểm chứng cụ thể, tôi tiến hành khảo sát trong một số tiết dạy với
học sinh 2 lớp 10A1, 12A1 (54 học sinh) và thu được kết quả như sau. (Các phần
kiểm tra được quy ra thang điểm 10)
Số học sinh

Sau khi áp dụng SKKN
Kiến thức

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

đạt điểm từ 5

kiểm tra

9-10

7-8


5-6

3-4

0-2

trở lên

7

16

22

9

0

45HS =83.0%

4

18

19

10

3


41HS =76.0%

8

14

19

6

7

41HS =76.0%

Từ vựng
(5 câu)
Ngữ âm
(5 câu)
Ngôn ngữ
giao tiếp
(5 câu)

- 18 -


Tôi đã so sánh kết quả này với bài khảo sát đầu năm và thấy việc áp dụng
các phương pháp dạy từ vựng – ngữ âm – giao tiếp được trình bày trong sáng kiến
đã thu được kết quả đáng mừng.
BIỂU SO SÁNH TỈ LỆ HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM
TỪ TRUNG BÌNH TRỞ LÊN TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG SKKN

Học

sinh

đạt Học sinh đạt điểm

điểm từ TB trở từ TB trở lên sau
lên trước khi áp khi
Kiến thức kiểm tra

dụng SSKN
Số lượng
(HS)

Từ vựng
(5 câu)
Ngữ âm
(5 câu)
Ngôn ngữ giao tiếp
(5 câu)

áp

Tăng

dụng

SSKN
%


Số lượng
(HS)

%

Số lượng
(HS)

%

19

35.0

45

83.0

26

48.0

15

27.8

41

76.0


26

48.2

13

24.1

41

76.0

28

51.9

- 19 -


PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Sau một năm thực hiện và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra
một số kinh nghiệm về nội dung dạy ngữ âm - từ vựng - giao tiếp. Cụ thể như sau:
- Việc dạy từ vựng - ngữ âm và sử dụng được từ đó trong kỹ năng nói và
cao hơn nữa là sử dụng được trong giao tiếp rất quan trọng vì nó giúp đạt mục tiêu
giao tiếp đạt hiệu quả cao.
- Để mục tiêu dạy tiếng Anh đạt hiệu quả, cần tạo môi trường giao tiếp để
học sinh được thực hành các kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, ngữ pháp đã học đồng
thời hình thành cho các em thói quen, sự tự tin khi dùng Anh ngữ.
- Thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực bằng

cách áp dụng các phương pháp dạy mới, thiết kế các hoạt động trên lớp nhằm huy
động tối đa sự tập trung theo dõi và tham gia của học sinh trong mỗi tiết học.
Những phương pháp được trình bày trong đề tài trên có thể được biến đổi và vận
dụng sáng tạo linh hoạt để tạo hứng thú và truyền đạt kiến thức cho học sinh một
cách có hiệu quả.
- Hãy kiên nhẫn với học sinh và thường xuyên động viên, khen ngợi để tạo
động lực học tập cho các em.
- Giáo viên phải thường xuyên nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ,
trau dồi vốn từ, kiến thức ngữ pháp và ngữ âm thông qua các hoạt động cụ thể như
trao đổi, thảo luận cùng đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ
để học tập, rút kinh nghiệm.
- Tự nâng cao năng lực giao tiếp và mở rộng vốn từ bằng cách xem phim,
xem các clip bằng tiếng Anh hoặc có phụ đề Tiếng Anh. Ngồi ra, việc nghe các
chương trình bằng tiếng Anh theo chủ đề bạn thích hoặc nghe các bài học tiếng
Anh trên đài hoặc vô tuyến cũng rất hữu ích.
II. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến đưa ra một số giải pháp giúp học sinh trường THPT Than Uyên
vận dụng kiến thức ngữ pháp, từ vựng - ngữ âm giúp các em dần nâng cao kết quả

- 20 -


học tập và cải thiện điểm thi trong phần ngôn ngữ giao tiếp nói riêng và điểm tồn
bài thi tốt nghiệp nói chung.
- Sáng kiến cũng nêu ra một số phương pháp nhằm cải tiến việc dạy từ vựng
kết hợp với ngữ âm và ứng dụng chúng để nâng cao chất lượng giao tiếp, đồng thời
tạo môi trường học ngoại ngữ thân thiện, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Những giải pháp trong trình bày trong sáng kiến được thể hiện thông qua
việc thiết kế những bài tập nhỏ tập cho học sinh thói quen sử dụng tiếng Anh từ đó
từng bước góp phần nâng cao chất lượng sử dụng từ của học sinh nói riêng và chất

lượng học mơn Tiếng Anh nói chung.
- Sáng kiến đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo khá hữu ích cho các
giáo viên tiếng Anh trong quá trình giảng dạy về một số phương pháp dạy từ vựngngữ âm và cách ứng dụng chúng trong dạy học sinh kỹ năng giao tiếp.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Các phương pháp trình bày trong đề tài đã được tơi và các đồng nghiệp trong
nhóm chun mơn áp dụng thực hiện ở hầu hết các lớp học ở trường THPT Than
Uyên từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. Đối với bản thân, sau gần một
năm học ứng dụng các phương pháp này, tơi thấy học sinh của mình đã đạt được
những kết quả rất khả quan như: các em đã hứng thú hơn với tiết học, vốn từ vựng,
kiến thức ngữ âm- trọng âm được mở rộng, kỹ năng giao tiếp được cải thiện và
nâng cao. Tôi cho rằng, đề tài sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong việc dạy
ngoại ngữ (Tiếng Anh) đối với học sinh cả cấp THCS và THPT trong toàn tỉnh Lai
Châu.
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
1. Kiến nghị, đề xuất với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lai Châu:
- Để nâng cao năng lực giao tiếp, kiến thức về ngữ âm cho giáo viên ngoại
ngữ, việc Sở giáo dục liên hệ và tổ chức các lớp tập huấn về nội dung này với các
giảng viên trường Đại học chuyên ngữ, giảng viên người nước ngồi rất cần thiết
và thiết thực. Thơng qua tập huấn, giáo viên có cơ hội để thực hành, tự đánh giá
khả năng giao tiếp của bản thân, học hỏi từ giảng viên và các đồng nghiệp nhằm
nâng cao trình độ.
- 21 -


- Tổ chức các chuyến đi thực tế hoặc học tập trao đổi kinh nghiệm ở những
nơi có nhiều khách du lịch quốc tế hoặc tập huấn nước ngoài cho giáo viên tiếng
Anh để nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế.
2. Kiến nghị, đề xuất với trường THPT Than Uyên:
- Tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh được tham gia tập huấn các lớp bồi
dưỡng về chuyên môn do Sở giáo dục, Bộ giáo dục tổ chức.

- Tạo điều kiện cho giáo viên đi thi phỏng vấn lấy học bổng đi du học ở các
nước có ngơn ngữ thứ hai là tiếng Anh để nâng cao trình độ chun mơn nói chung
và khả năng giao tiếp tiếng Anh nói riêng.

- 22 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – Nhà Xuất bản giáo dục (Trang 9)
2. Hỗ trợ ôn thi Tốt nghiệp trung học và Tuyển sinh Đại học – Nguyễn Quốc
Hùng, Ma.- Nhà xuất bản trẻ ( Chuyên đề Phonetics)
3. Phonetics and Phonology – Lưu Kim Nhung – Hanoi National University
of Education Faculty of English
4. Speaking 1- Nguyen Thuy Nga - Division of English Language Acquisition
(Hanoi National University of Education Faculty of English)
5. How to teach English, Jeremy Harmer, Longman.
6. English Language proficiency level benchmarks – Thai Nguyen university
- CFORD.
7. Sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11, 12 – Nhà xuất bản giáo dục.

- 23 -


PHỤ LỤC
Các hình ảnh minh họa sử dụng trong đề tài

H.1 Vocabulary tree

H2. Describe and arrange


- 24 -


×