Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Phân tích khả năng cải thiện dịch vụ hải quan điện tử để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản trên địa bàn Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.7 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************************
TRẦN PHƯƠNG
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẢI THIỆN DỊCH VỤ HẢI QUAN
ĐIỆN TỬ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************************
TRẦN PHƯƠNG
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẢI THIỆN DỊCH VỤ HẢI QUAN
ĐIỆN TỬ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Hướng dẫn Khoa học:
TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2011
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẢI THIỆN DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG
TRẦN PHƯƠNG
Hội đồng chấm luận văn:


1. Chủ tịch: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM
2. Thư ký: TS. NGUYỄN NGỌC THÙY
Đại học Nông Lâm TP. HCM
3. Phản biện 1: PGS.TS. ĐỖ VĂN XÊ
Đại học Cần Thơ
4. Phản biện 2: TS. THÁI ANH HÒA
Đại học Nông Lâm TP. HCM
5. Ủy viên: PGS.TS. MAI VĂN NAM
Đại học Cần Thơ
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Trần Phương, sinh ngày 27 tháng 01 năm 1969 tại huyện Thanh Ba,
tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Thanh Ba, huyện Thanh
Ba, tỉnh Vĩnh Phú năm 1986.
Tốt nghiệp Đại học ngành Tài chính Kế toán, hệ tại chức tại Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 1999.
Từ năm 1996 đến nay: làm việc tại Chi cục Hải quan Đà Lạt, trực thuộc Cục
Hải quan tỉnh Đắk Lắk; từ năm 2002 đến nay: chức vụ: Chi cục trưởng.
Tháng 10 năm 2009 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tại
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Chi cục Hải quan Đà Lạt. Lô A1 – A2, đường 3 tháng 4,
thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: (063) 3829584 hoặc 0909528989
Email:
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên
Trần Phương
iii
CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo Sau
Đại Học, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh. Đặc biệt là quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu cũng như kinh nghiệm trong quá trình học và Quý thầy cô, các bạn
đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong quá trình công tác và
học tập.
Thành kính ghi ơn cô Phan Thị Giác Tâm, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin kính dâng lên ba, mẹ muôn vàn kính yêu của con lòng biết ơn sâu sắc vì
đã có công sinh thành, nuôi nấng con lớn lên và được học hành như ngày hôm nay.
Xin cảm ơn vợ tôi, đã vất vả giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận
văn.
Sau cùng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng, công chức Chi cục HQ Đà Lạt trong quá trình điều tra, khảo sát; Sở
Công thương, Sở Tài nguyên Môi trường Lâm Đồng đã giúp đỡ và cung cấp những
thông tin để hoàn thành luận văn.
Đà Lạt, ngày 22 tháng 12 năm 2011
Học viên
Trần Phương
iv
TÓM TẮT
Đề tài “ Phân tích khả năng cải thiện dịch vụ hải quan điện tử để nâng cao
hiệu quả xuất khẩu nông sản trên địa bàn Lâm Đồng” được tiến hành tại Lâm Đồng
từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 10 năm 2011.
Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra khảo sát từ 20 cán bộ công chức thuộc

Chi cục Hải quan (HQ) Đà Lạt và 53 doanh nghiệp XNK (DN) trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng, giai đoạn 2008 - 2010. Phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp
thống kê, mô hình kinh tế lượng, phân tích SWOT định lượng để đánh giá thực
trạng áp dụng dịch vụ HQĐT trên địa bàn.
Kết quả cho thấy DN và HQ đánh giá cao về mức độ cụ thể, thống nhất của
hồ sơ, quy trình thủ tục, lưu chuyển hồ sơ hiện đang áp dụng trên địa bàn và các
dịch vụ HQĐT hỗ trợ, trong đó hiệu quả nhất là dịch vụ khai báo từ xa.
DN thống nhất lợi ích tăng lên khi áp dụng thủ tục HQĐT, bao gồm giảm
chi phí thời gian và chi phí giấy tờ, đi lại. Ngoài ra, các lợi ích khác như: chi phí
thanh khoản, lưu trữ, quản lý hồ sơ, theo DN và cơ quan HQ sẽ giảm hơn so với
thủ tục HQ thủ công.
Phân tích SWOT định lượng cho thấy điểm mạnh và cơ hội cho DN tham gia
HQĐT chiếm tỷ lệ cao, bao gồm: tính chất hàng hóa XNK, kinh nghiệm khai báo từ
xa, sự hỗ trợ của cơ quan HQ. Điểm yếu và thách thức chủ yếu tập trung vào chính
sách triển khai HQĐT chưa thực sự hỗ trợ tốt cho DN, hạ tầng mạng của HQ cần
cải thiện thêm. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ
HQĐT là số lượng tờ khai XNK, trang thiết bị, số năm hoạt động và khoảng cách từ
trụ sở DN đến cơ quan HQ.
Từ đó, đề tài đưa ra các đề xuất bao gồm: tập trung nâng cao chất lượng hạ
tầng thiết bị CNTT và đội ngũ nhân viên tại cơ quan HQ và DN; quan tâm đến
công tác tuyên truyền HQĐT cho các DN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
v
ABSTRACT
Thesis: "Analysis the potential to improve the electronic customs supporting
services for improvement of agricultural export performance in Lam Dong
province” was conducted in Lam Dong provice from August 2010 to October 2011.
The study surveyed 20 officials of DaLat Customs Branch and 53 import-
export companies in Lam Dong province in the period from 2008 to 2010.
Research methods including statistical analyis methods, econometric models,
quantitative SWOT analysis to analyse the status quo of e-customs supporting

services that being applied in the local.
The results showed that enterprises as well as customs officials highly
appreciated the level of specification and uniformity of the records, procedures,
circulate customs dossiers currently applied in the local and e-customs
supported services, in which the most efficient service is a remote declaration one.
Enterprises agreed that benefits will be increased with the application of e-
customs procedures, including the reduction of costs, paper work and travel
expenses. In addition, other benefits such as liquidity costs, storage, and record
management cost are less than the customs traditional manual procedures.
A quantitative SWOT analysis showed that strengths and opportunities for
companies those take part in e-customs is high rate, including favourable factors
such as the nature of export and import goods, experience in remote declaration, the
support of the customs office. The weaknesses and challenges primarily focused on
e-customs policy implementation process and customs infrastructure. Factors
affecting the choice of e-customs business are number of import and export
declaration files, number of equipment, number of years in operation, distance
from the firm to local customs officces .
Recommendations focused on the improvement of customs informatic
technology infrastructures and human resources both for customs offices and firms;
on propaganda to enhance the local firms’ awareness about the e-Customs
supporting services.
vi
MỤC LỤC
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
CẢM TẠ iv
Bảng 3.1. Loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được điều tra 28
Bảng 3.2. Đặc điểm của mẫu điều tra của DN 28
Bảng 3.3. Đặc điểm của mẫu điều tra đối với cán bộ công chức cơ quan HQ 30
Bảng 3.4. Phân phối trình độ học vấn của công chức hải quan 30

Bảng 3.5. Tỷ lệ % và mô tả về thời gian công tác 30
Bảng 3.6. Đánh giá của DN về hồ sơ, giấy tờ khi khai báo hải quan 32
Bảng 3.7. Đánh giá của HQ về hồ sơ, giấy tờ khi DN khai báo hải quan 32
Bảng 3.8. Mức độ đánh giá của DN đối với hồ sơ, quy trình và luân chuyển hồ
sơ 34
Bảng 3.9. Đánh giá của cơ quan hải quan về quy trình, lưu chuyển hồ sơ 34
Bảng 3.10. Khảo sát kết quả áp dụng dịch vụ hải quan điện tử trên địa bàn 35
Bảng 3.11. Dữ liệu so sánh khai từ xa và nộp hồ sơ trực tiếp 37
Bảng 3.12. Số liệu DN sử dụng dịch vụ HQĐT 37
Bảng 3.13. Lưu lượng hàng hoá theo tờ khai XNK 38
Bảng 3.14. Thống kê lô hàng XK bị trả về 39
Bảng 3.15. Chi phí chiếm tỷ lệ lớn khi khai hải quan thủ công 42
Bảng 3.16. Thời gian thông quan bình quân theo phương thức TC và ĐT 43
Bảng 3.18. Bảng so sánh chi phí giữa thủ tục HQ thủ công và điện tử 45
Bảng 3.19. Lợi ích của doanh nghiệp khi thông quan điện tử 45
Bảng 3.20. Đánh giá mức giảm chi phí khi DN triển khai thủ tục HQĐT 47
Bảng 3.21. Lợi ích của HQĐT trong XNK theo cơ quan Hải quan 47
Bảng 3.22. Điểm mạnh, điểm yếu của DN 50
Bảng 3.24. Tổng hợp các yếu tố SWOT 52
Bảng 3.25. Thủ tục hải quan mà doanh nghiệp muốn thực hiện 53
Bảng 3.26. Số liệu DN tham gia thủ tục HQĐT 53
Bảng 3.27. Số liệu các biến đưa vào mô hình binary logistic 53
Bảng 3.28. Thống kê số trung bình của các biến trong mô hình logit 54
vii
Bảng 3.30. Dự đoán từ mô hình logit 55
58
Bảng 3.31. Cơ cấu DN xuất khẩu nông sản trên địa bàn 58
Bảng 3.32. Cơ cấu kim ngạch nông sản xuất khẩu trên địa bàn 58
Bảng 3. 33. Cơ cấu tờ khai xuất khẩu nông sản 59


viii
viii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
CPĐT : Chính phủ điện tử
CSDL : Cơ sở dữ liệu
CT: Công thương
DN : Doanh nghiệp
ĐT: Điện tử
GATT (General Agreement on Tariffs and Trade): Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại
HQ : Hải quan
HQĐT: Hải quan điện tử
HS (Harmonized Commodity Description and Coding Systems): Hệ thống
hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá.
LAN : Mạng cục bộ
NK : Nhập khẩu
SXXK : Sản xuất xuất khẩu
TC: Thủ công
TCHQ : Tổng cục Hải quan
TMĐT : Thương mại điện tử
TN – MT: Tài nguyên – Môi trường
TQ: Thông quan
TTDL : Trung tâm dữ liệu
TTHQĐT: Thủ tục hải quan điện tử
WAN : Mạng diện rộng
WCO (World Customs Organization): Tổ chức Hải quan thế giới
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới
XK : Xuất khẩu
ix

XNK : Xuất nhập khẩu
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 3.1. Loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được điều tra 28
Bảng 3.2. Đặc điểm của mẫu điều tra của DN 28
Bảng 3.3. Đặc điểm của mẫu điều tra đối với cán bộ công chức cơ quan HQ 30
Bảng 3.4. Phân phối trình độ học vấn của công chức hải quan 30
Bảng 3.5. Tỷ lệ % và mô tả về thời gian công tác 30
Bảng 3.6. Đánh giá của DN về hồ sơ, giấy tờ khi khai báo hải quan 32
Bảng 3.7. Đánh giá của HQ về hồ sơ, giấy tờ khi DN khai báo hải quan 32
Bảng 3.8. Mức độ đánh giá của DN đối với hồ sơ, quy trình và luân chuyển hồ
sơ 34
Bảng 3.9. Đánh giá của cơ quan hải quan về quy trình, lưu chuyển hồ sơ 34
Bảng 3.10. Khảo sát kết quả áp dụng dịch vụ hải quan điện tử trên địa bàn 35
Bảng 3.11. Dữ liệu so sánh khai từ xa và nộp hồ sơ trực tiếp 37
Bảng 3.12. Số liệu DN sử dụng dịch vụ HQĐT 37
Bảng 3.13. Lưu lượng hàng hoá theo tờ khai XNK 38
Bảng 3.14. Thống kê lô hàng XK bị trả về 39
Bảng 3.15. Chi phí chiếm tỷ lệ lớn khi khai hải quan thủ công 42
Bảng 3.16. Thời gian thông quan bình quân theo phương thức TC và ĐT 43
Bảng 3.18. Bảng so sánh chi phí giữa thủ tục HQ thủ công và điện tử 45
Bảng 3.19. Lợi ích của doanh nghiệp khi thông quan điện tử 45
Bảng 3.20. Đánh giá mức giảm chi phí khi DN triển khai thủ tục HQĐT 47
Bảng 3.21. Lợi ích của HQĐT trong XNK theo cơ quan Hải quan 47
Bảng 3.22. Điểm mạnh, điểm yếu của DN 50
Bảng 3.24. Tổng hợp các yếu tố SWOT 52
Bảng 3.25. Thủ tục hải quan mà doanh nghiệp muốn thực hiện 53
Bảng 3.26. Số liệu DN tham gia thủ tục HQĐT 53
Bảng 3.27. Số liệu các biến đưa vào mô hình binary logistic 53
x

Bảng 3.28. Thống kê số trung bình của các biến trong mô hình logit 54
Bảng 3.30. Dự đoán từ mô hình logit 55
58
Bảng 3.31. Cơ cấu DN xuất khẩu nông sản trên địa bàn 58
Bảng 3.32. Cơ cấu kim ngạch nông sản xuất khẩu trên địa bàn 58
Bảng 3. 33. Cơ cấu tờ khai xuất khẩu nông sản 59
DANH SÁCH CÁC HÌNH
xi

HÌNH TRANG
MỞ ĐẦU xii
Hình 3.1. Các loại hình doanh nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng năm 2010 27
Hình 3.2. Kim ngạch XNK bình quân hàng năm của các doanh nghiệp 29
MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Dịch vụ hải quan điện tử (HQĐT) là dịch vụ công trực tuyến bao gồm dịch
vụ hành chính công và dịch vụ khác, do cơ quan Hải quan (HQ) cung cấp trên môi
trường mạng; cho phép người dân và doanh nghiệp (DN) sử dụng dịch vụ HQ thông
qua việc nối mạng máy tính của mình với HQ. Thủ tục HQ điện tử, một trong
những dịch vụ do cơ quan hải quan cung cấp, theo đó việc tiếp nhận, đăng ký tờ
khai hải quan, thông quan hàng hóa XNK được thực hiện trên môi trường mạng
theo dữ liệu thông tin điện tử định dạng chuẩn do cơ quan HQ thiết lập.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển, việc sửa đổi, cải cách thủ tục hành
chính theo hướng phù hợp với chuẩn mực thế giới là tất yếu; đồng thời, trước sự
phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu; các loại hình
XNK ngày càng đa dạng, phức tạp, với các hình thức sản xuất, chế biến đạt mức độ
giá trị gia tăng cao hơn, việc áp dụng dịch vụ hải quan điện tử là giải pháp tiên
quyết, để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho thương mại.
Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về sản
xuất, chế biến nông sản xuất khẩu như trà, cà phê, rau hoa, ; xuất khẩu nông sản

ngày càng trở thành mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu
qua các năm. Số lượng DN tham gia hoạt động XNK nông sản ngày càng gia tăng,
năm 2006 khoảng 50 doanh nghiệp XNK với kim ngạch đạt 212,3 triệu USD, trong
đó xuất khẩu đạt 160 triệu USD, kim ngạch nông sản xuất khẩu chiếm 63%; năm
2010 gần 100 doanh nghiệp XNK với kim ngạch đạt 420 triệu USD, trong đó xuất
xii
khẩu đạt 247 triệu USD, kim ngạch nông sản xuất khẩu chiếm 85% (báo cáo kim
ngạch XNK năm 2010– Sở Công thương Lâm Đồng). Xuất khẩu nông sản được coi
là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP, đẩy mạnh phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
xiii
xiii
Do đặc thù địa lý của Lâm Đồng là tỉnh nằm sâu trong nội địa, không tiếp
giáp cảng biển, cảng hàng không quốc tế, chất lượng hạ tầng giao thông chưa cao;
các doanh nghiệp nằm phân tán, không tập trung, và hầu hết có khoảng cách tương
đối xa so với cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục xuất khẩu khi đăng ký
tờ khai, lưu chuyển chứng từ đến cảng xuất, cảng nhập. Các chi phí giao dịch phát
sinh trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu cho một lô hàng còn cao, tốn nhiều thời
gian, giấy tờ, do chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công, truyền thống (hồ sơ
giấy). Ngoài ra, do đặc thù nông sản là mặt hàng dễ hư hỏng, cần chế độ bảo quản
đặc biệt, vì vậy, thời gian giải quyết thủ tục xuất khẩu càng rút ngắn càng có lợi cho
các doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra, là làm thế nào để khắc phục được khoảng cách địa lý, giảm
chi phí tài chính, giấy tờ, thời gian làm thủ tục cho các doanh nghiệp ; đồng thời
tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo yêu cầu của
Đảng, Nhà nước và phát huy lợi thế xuất khẩu nông sản trên địa bàn. Một trong
những giải pháp, đó là cần áp dụng mạnh mẽ dịch vụ hải quan điện tử trong quá
trình giao dịch, giải quyết công việc liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa, trong
đó việc triển khai thủ tục hải quan hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu, một khâu quan trọng, mấu chốt trong việc tạo thuận lợi cho thương mại.

Xuất phát từ các vấn đề trên, cần thiết phải có sự xem xét, đánh giá việc triển
khai dịch vụ hải quan điện tử; hiệu quả đích thực và biện pháp khả thi của công tác
này đối với hoạt động xuất nhập khẩu nông sản trên địa bàn. Nghiên cứu này nhằm
phân tích thực trạng áp dụng dịch vụ hải quan điện tử; những mặt được, chưa được
trong quá trình triển khai thời gian qua; đánh giá những lợi ích, giá trị kinh tế khi
thực hiện thủ tục hải quan điện tử; từ đó tìm giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả công
tác này trong việc tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đề tài: “ Phân tích khả năng cải thiện dịch vụ hải
quan điện tử để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng” được chọn làm luận văn tốt nghiệp.
2
Mục tiêu nghiên cứu
1) Phân tích thực trạng triển khai dịch vụ HQĐT trong hoạt động XNK trên
địa bàn Lâm Đồng thời gian qua;
2) Đánh giá chi phí - lợi ích của doanh nghiệp và hải quan khi áp dụng thủ
tục hải quan điện tử.
3) Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp, hải
quan khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử.
4) Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh dịch vụ HQĐT để nâng cao hiệu quả xuất
khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: tại Chi cục HQ Đà Lạt, và các doanh nghiệp XNK trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng. Thực hiện trong khoảng thời gian 2008 – 2010.
Nội dung: những dịch vụ HQĐT cung cấp cho các DN XNK trên địa bàn.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1. Một số đề tài nghiên cứu về Dịch vụ Hải quan điện tử
Theo Kimberley và Atkinson (2006), khi đi sâu nghiên cứu 6 nước thuộc
vùng Châu Á không giáp biển là: Kazakhstan; Kyrgyzstan; Cộng hòa Dân chủ nhân

dân Lào; Mông Cổ; Tajikistan và Uzbekistan thì những quốc gia này đối mặt một số
thách thức trong việc thúc đẩy thương mại và giao thông vận tải như một phương
tiện để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Ngoài các những thách thức địa lý và
khoảng cách từ các cảng, các nghiên cứu cho thấy phối hợp chưa thống nhất giữa
quy tắc, quy định và thủ tục; giữa Hải quan và các cơ quan thuộc chính phủ, vận
chuyển, quá cảnh và hải quan phí; phức tạp tài liệu thương mại yêu cầu, thiếu minh
bạch và hợp tác khu vực hạn chế, là một trong những thách thức chính trong việc
thúc đẩy thương mại và vận tải.
Triển khai thương mại điện tử và hải quan điện tử theo cơ chế 01 cửa là biện
pháp giải quyết các vấn đề trên; tạo sự minh bạch, quản lý cạnh tranh và thương
mại, giảm chi phí không cần thiết, ngay cả đối với hầu hết các khó khăn về địa lý
đất nước. Đối với một số quốc gia nhỏ và tương đối khó khăn cho thấy, mục tiêu là
không ngoài tầm với, và có thể đạt hiệu quả ngay, không cần phải bỏ ra một chi phí
đầu tư quá lớn. Các nước có thể đi tắt đón đầu công nghệ và xây dựng dựa trên hệ
thống kinh nghiệm của các nước khác, khả năng đầu tư và những sai lầm, rủi ro các
nước đi trước đã gặp. Điều này cho thấy, với phạm vi thu hẹp là một địa phương
trong một quốc gia, nếu áp dụng mạnh mẽ thương mại điện tử, hải quan điện tử, thì
những khó khăn về địa lý, bất lợi do không tiếp giáp hệ thống cảng biển, sẽ dễ
dàng vượt qua.
4
Hải quan Thụy Điển là nước áp dụng dịch vụ điện tử công khai tại biên giới
Thụy Điển từ rất sớm (năm 1989), bắt đầu là Hệ thống thông tin điện tử Hải quan
(Single Window - SW) để giải quyết thủ tục cho hàng hóa XNK, kế tiếp là hệ thống
thống kê điện tử Thụy điển phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu thống kê giữa
cơ quan hải quan và các cơ quan khác thuộc Chính phủ. Lợi ích khi áp dụng Hệ
thống thông tin điện tử Hải quan đảm bảo qui trình liền mạch, chất lượng cao hơn,
ít lỗi, sử dụng lại thông tin và xử lý nhanh các dịch vụ công. Tiết kiệm được thời
gian và tiền bạc đối với thông tin giống nhau khi sử dụng hai dịch vụ khác nhau.
Điều này có nghĩa là chi phí phù hợp đã được hoàn toàn giảm, ước tính từ 20-50%
tùy thuộc vào điều kiện tiên quyết của cá nhân điều hành. Chia sẻ thông tin điện tử

cũng có nghĩa là lỗi ít đi và chất lượng cao hơn (Wickt, 2003).
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Trí (2005) cho thấy việc triển khai dịch vụ
HQĐT tại các nước khu vực ASEAN, Nhật bản, Hàn quốc, đã được thực hiện từ
thập niên 90, với mô hình và cách thức triển khai tại các nước này đều có những
điểm chung như sau:
1) Về mô hình triển khai
Mô hình thủ tục HQĐT của các nước đều gồm có 3 thành phần: a)Khách
hàng: cá nhân, DN, tổ chức, đại lý HQ; b)Cơ quan hay tổ chức truyền nhận dữ liệu
(VAN): Là tổ chức trung gian kết nối khách hàng với cơ quan HQ và c)Cơ quan
HQ: Để triển khai HQĐT được tốt, hầu hết các nước đều lựa chọn phương án thiết
lập các Trung tâm dữ liệu Trung ương và các HQ vùng.
2) Về phương pháp thực hiện
Hầu hết các nước đều có sự lựa chọn triển khai thí điểm trước khi đưa mô
hình vào thực hiện chính thức. Ví dụ: Thái Lan: trong giai đoạn thí điểm, chọn ra 8
DN có quá trình chấp hành Luật HQ tốt, tham gia hệ thống tại sân bay quốc tế
Bangkok. Sau đó, tiếp tục triển khai tại các cảng và các khu vực khác.
3) Về mức độ thực hiện
Việc thực hiện thủ tục HQĐT có thể ở 3 mức độ khác nhau: a)Các chứng từ
khai điện tử thay thế toàn bộ bộ hồ sơ giấy phải nộp (Singapore, Nhật Bản, Hàn
Quốc). b)Các chứng từ khai điện tử không thay thế hoàn toàn cho bộ hồ sơ giấy,
5
người khai vẫn có trách nhiệm nộp bộ hồ sơ giấy sau khi thông quan hàng hoá. Cơ
quan HQ dựa trên bộ hồ sơ khai điện tử để làm thủ tục thông quan (đa số các nước
đang áp dụng hệ thống thông quan tự động thực hiện theo phương án này) và c)Sau
khi khai HQĐT, người khai vẫn phải nộp bộ hồ sơ giấy và trên cơ sở đó cơ quan
HQ làm các thủ tục HQ tiếp theo (HQ Philippin).
4) Điều kiện thực hiện
Bao gồm: a)Có đầy đủ cơ sở pháp lý; b)Nguồn nhân lực thực hiện (bao gồm
HQ, đại lý HQ, DN) phải phù hợp và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
Riêng đội ngũ HQ, các nước đều chú trọng xây dựng lực lượng chuyên gia giỏi, cử

đi đào tạo tại WCO và các nước phát triển trên thế giới.
Chi phí giao dịch là thành tố cơ bản lý thuyết kinh tế về tổ chức. Theo đó:
chi phí giao dịch có hai loại: loại tiền suy phát sinh trước khi ký kết hợp đồng; loại
hậu suy phát sinh sau khi ký hợp đồng (Oliver, 1997).
Để xác định các chiến lược cạnh tranh, Nurul Taufiqu Rochman và các công
sự (2011) đã áp dụng phương pháp lượng hóa trong quá trình phân tích SWOT.
Nhóm tác giả tính toán tỷ trọng cạnh tranh của mỗi chỉ tiêu trong SWOT, từ đó đã
làm rõ được tác nhân bên ngoài và các yếu tố bên trong tác động đến khả năng cạnh
tranh của các ngành công nghiệp nông sản Indonesia khi áp dụng Công nghệ Nano
vào sản xuất.
Hai (2008) đã dùng phương pháp SWOT lượng hóa để xác định chiến lược
cạnh tranh của các công ty/xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan, theo tác giả, phương
pháp được sử dụng là phương pháp cho điểm (Vote-Rangking Method), và các
bước tiến hành như sau:
1) Phân tích SWOT và áp dụng phương pháp cho điểm.
2) Xác định điểm ưu tiên các tiêu chí chính và phụ
3) Tính toán tỷ trọng các tiêu chí chính và phụ trong SWOT
4) Cho điểm các chiến lược cạnh tranh
5) Tính tổng số tỷ trọng các chiến lược cạnh tranh
6) Chọn lựa các chiến lược cạnh tranh dựa trên kết quả các tỷ trọng tính toán
được ở trên.
6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Hải quan điện tử
1.2.1 Lịch sử hình thành Hải quan điện tử
Thủ tục Hải quan điện tử và thông quan điện tử được các nước trên thế giới
áp dụng từ thập niên 90, trong đó có những nước đạt nhiều thành công như Thụy
Điển, Singapor, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Theo đánh giá của các nước, khi áp dụng
đồng bộ thủ tục hải quan điện tử thì thời gian thông quan hàng hóa rút ngắn rất
nhiều, đồng thời giảm chi phí thủ tục; khả năng chia sẻ thông tin, quản lý của cơ
quan Nhà nước tăng lên ; đặc biệt là giảm mạnh các khoản phí không chính thức khi

XNK hàng hóa. Ví dụ: Chi phí xuất khẩu lô hàng của Singapor và Thụy Điển thuộc
diện thấp nhất trong các quốc gia; đồng thời, sự minh bạch về thủ tục cũng được
chấm điểm cao nhất (Theo tổ chức Minh bạch thế giới, 2008). Điều này sẽ khắc
phục được tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ khi thực hiện thủ tục XNK bằng
phương pháp thủ công.
1.2.2. Kết quả triển khai HQĐT tại một số quốc gia
Đối với Thụy Điển, hàng năm, 94% tờ khai Hải quan được khai báo qua điện
tử bằng XML hoặc EDIFACT. Hệ thống thông tin điện tử Hải quan Thụy điển quản
lý trên 100,000 thư điện tử trong một ngày. Xấp xỉ 12.000 công ty và 7.000 công
dân sử dụng từ một đến hơn một dịch vụ thuộc Hệ thống thông tin điện tử Hải quan
do HQ Thụy Điển cung cấp. Hệ thống thông tin Hải Quan Thụy Điển và hỗ trợ kỹ
thuật phục vụ sẵn sàng 24h/7ngày, 365 ngày/1 năm. Đối với các vướng mắc về
thuế, thủ tục và các vấn đề tương tự khác thì gọi đến trung tâm (gọi Hải quan) cung
cấp từ 8h đến 19h. Khi áp dụng Hệ thống thông tin điện tử Hải quan, mức thu hợp
lý do cơ quan Hải quan thực hiện cao hơn trước khi áp dụng, khoảng cao nhất là
99.5%. Một ví dụ Hệ thống thông tin điện tử Hải quan áp dụng trong thủ tục xuất
khẩu, Hải quan Thụy Điển đã giảm 50% thời gian trong việc quản lý hồ sơ, Ban
Nông nghiệp Thụy Điển đã cắt giảm 40% thời gian và khách hàng đã cắt giảm một
nửa thời gian phát sinh so với trước khi hệ thống một cửa hoạt động (Wickt, 2003).
Singapore cũng là nước ứng dụng CNTT hiệu quả nhất trong quản lý biên
giới đối với hàng hóa XNK, một trong những ứng dụng Hệ thống thông tin điện tử
Hải quan là Singapore TradeNet ®, có thể cung cấp những tiện ích hữu ích cho các
7
đối tượng có liên quan trong hoạt động XNK. Từ giữa năm 1980, Singapore đã
quyết định hợp lý hóa quy trình quản lý của mình liên quan đến thương mại như là
phương tiện tạo thuận lợi thương mại và tăng cường hơn nữa vai trò là một trung
tâm thương mại khu vực. Bắt đầu với tự động hoá các quy trình thương mại liên
quan đến một vài cơ quan Chính phủ trong năm 1989, hệ thống nhằm mục đích
giảm chi phí thương mại tài liệu, sắp xếp hợp lý quá trình lưu lượng và tăng sức hấp
dẫn của nó đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua những cải tiến trong hiệu

quả hoạt động và minh bạch. Kết quả, những lợi ích đem lại khi áp dụng hệ thống
một cửa vô cùng to lớn doanh nghiệp và nền kinh tế. Chi phí thủ tục XNK của
Singapor thuộc diện thấp nhất trong các trong các nước tiên tiến; mức độ minh bạch
cao nhất, chỉ số tham nhũng cũng thấp nhất (Single Window Reponsitory, 2007).
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển Hải quan điện tử ở Việt Nam
Trước năm 2005, việc khai báo hải quan khi XNK hàng hóa được thực hiện
bằng phương pháp thủ công (hồ sơ giấy) theo từng lô hàng. Tuy nhiên, với lưu
lượng hàng hóa XNK ngày càng gia tăng, việc khai báo bằng hình thức thủ công tốn
rất nhiều thời gian, nhân lực, khả năng quản lý của doanh nghiệp cũng như cơ quan
hải quan. Để giải quyết tình hình trên, trong chiến lược phát triển và hiện đại hóa
hải quan giai đoạn 2005 – 2010, thủ tục hải quan điện tử được ngành hải quan đặt
ra, và được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này. Việc chuyển đổi phương
thức từ thủ công sang hiện đại là yêu cầu cấp thiết. Theo Quyết định số
149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thủ
tục hải quan điện tử, thì năm 2005: Thí điểm triển khai thủ tục hải quan điện tử tại
Cục Hải quan Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh; giai đoạn 2006 – 2007: sơ kết, đánh
giá việc thực hiện thí điểm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện thí
điểm. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc triển khai đối với Cục Hải quan tỉnh, thành
phố còn lại, kể từ năm 2007, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn áp dụng hình thức
khai báo hải quan từ xa qua trang web, phần mềm, kết hợp với khai thủ công trong
phạm vi Hải quan toàn quốc.
Trên cơ sở kết quả thí điểm, ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
8
149/2005/QĐ-TTg, cho phép mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử tới 10 Cục
Hải quan tỉnh, thành phố, bao gồm : Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,
Đồng Nai, Bình Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi
và Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thời gian thực hiện thí điểm đến hết năm 2011. Cuối năm 2011, Bộ Tài chính đánh
giá, tổng kết việc thí điểm báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo thực hiện triển khai

thủ tục hải quan điện tử trong giai đoạn tiếp theo.
Quá trình triển khai thí điểm giai đoạn 2 theo Quyết định 103/2009/QĐ-
TTg, việc triển khai mở rộng tại một số cơ quan Hải quan như Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Hải phòng, Đồng Nai,… Theo số liệu Tổng cục Hải quan, đến
hết ngày 30/11/2010, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử đã đạt được những kết
quả nhất định, cụ thể:
Số lượng các đơn vị hải quan, doanh nghiệp tham gia TTHQĐT, tỷ lệ kim
ngạch, tờ khai thực hiện TTHQĐT tăng đáng kể so với năm 2009; đáp ứng được
các mục tiêu về phạm vi, quy mô, tiến độ, lộ trình đặt ra theo Kế hoạch cải cách,
phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2006 – 2010.
Việc triển khai mở rộng TTHQĐT theo mô hình Chi cục Hải quan thực
hiện đồng thời 2 phương thức truyền thống và điện tử đã đáp ứng được tình hình
thực tiễn và yêu cầu mở rộng, đảm bảo tính lan toả. Mô hình thông quan phù hợp
với điều kiện hiện tại và làm tiền đề để triển khai mô hình thông quan tập trung sau
này.
Việc triển khai mở rộng TTHQĐT đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh
nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ; thời gian thông quan đối với các lô hàng thực hiện TTHQĐT
giảm đáng kể so với thủ tục thông thường và khai từ xa; danh mục các chứng từ
trong bộ hồ sơ hải quan điện tử giảm đáng kể so với thủ tục hải quan truyền thống;
các doanh nghiệp tham gia TTHQĐT đã được tạo các điều kiện thuận lợi khi thực
hiện TTHQĐT, được hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc kịp thời.
Qua điều tra, lấy ý kiến của các Cục hải quan tỉnh, thành phố hầu hết các doanh
9
nghiệp đồng tình, ủng hộ chủ trương mở rộng TTHQĐT và đánh giá cao phương
thức này.
Những tồn tại và hạn chế
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan còn chậm được hoàn thiện, tính tích
hợp chưa cao, hoạt động chưa ổn định, vẫn còn thiếu các chức năng, tiện ích hỗ trợ
cho công chức HQ trong quá trình thao tác. Hạ tầng mạng hoạt động chưa ổn định,

vẫn thường xuyên phát sinh các hiện tượng đứt mạng ảnh hưởng tới việc khai báo
của doanh nghiệp. Việc áp dụng chữ ký số trong khai báo và làm thủ tục hải quan
chưa được thực hiện. Phần mềm đầu doanh nghiệp của một số công ty cung cấp
dịch vụ chậm được bổ sung, điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ mà cơ
quan hải quan đã quy định.
Trong một số các văn bản hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ vẫn tồn tại sự
thiếu thống nhất giữa thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống.
Biên chế tại một số các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục hải
quan điện tử còn thiếu dẫn đến một số khó khăn nhất định khi vừa triển khai thủ tục
hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử.
Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử chưa
được nắm bắt đầy đủ về các quy định về thủ tục hải quan nói chung và thủ tục hải
quan điện tử nói riêng, nên cũng gặp nhiều bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu triển khai.
Nguyên nhân
Thủ tục hải quan điện tử là một lĩnh vực mới nên quá trình triển khai gặp
những khó khăn nhất định từ cả phía doanh nghiệp và hải quan.
Những nguyên nhân khách quan của các cơ quan quản lý nhà nước về việc
cung cấp dịch vụ chữ ký số chậm, chưa đồng bộ dẫn đến cơ quan hải quan rất khó
khăn trong việc triển khai chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống hạ tầng mạng viễn thông của quốc gia phát triển nhanh nhưng vẫn
chưa ổn định, thiếu đồng bộ gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc truyền
nhận dữ liệu giữa doanh nghiệp và hải quan.
10
1.3. Tổng quan về Chi cục Hải quan Đà Lạt
1.3.1. Thông tin tổng quát
Chi cục Hải quan Đà Lạt được thành lập năm 1996, với chức năng tổ chức
thực thi pháp luật HQ, các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với hàng
hóa XNK trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trừ những hàng hóa không được chuyển cửa
khẩu theo quy định, như hàng tiêu dùng, ô tô, mỹ phẩm, rượu thành phẩm.
Tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan Đà Lạt gồm có 03 lãnh đạo Chi cục, 03

Đội, gồm Đội Nghiệp vụ 1, chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục hải quan cho các
doanh nghiệp tại Thành phố Đà Lạt và các vùng lân cận như Đơn Dương, Lạc
Dương, Đức Trọng và Lâm Hà; Đội Nghiệp vụ 2 chịu trách nhiệm giải quyết thủ
tục hải quan cho các doanh nghiệp tại Thành phố Bảo Lộc và các vùng lân cận như
Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, và Đội Tổng hợp chịu trách nhiệm về công tác kế
toán thuế, phúc tập, văn phòng, tài chính quản trị.
1.3.2 Tình hình hoạt động
Trong giai đoạn 2008-2010, theo Chi cục Hải quan Đà Lạt, bình quân hàng
năm đơn vị giải quyết thủ tục cho 4.500 tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu, kim
ngạch đạt trên 300 triệu USD; số thu thuế của Chi cục ngày càng tăng, năm sau cao
hơn năm trước.
1.3.3 Tổng quan hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ
800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình
tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những
thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu,
thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Chỉ giới hành chính như sau: Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh
Thuận; Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai; Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình
Thuận và Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống
sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có
11

×