BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********************
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ ROBUSTA
CANH TÁC THEO BỘ TIÊU CHUẨN Utz
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Học viên thực hiện: MAI NHƯ THỦY
Khóa: 2011-2012
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 60.62.01.15
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1/2013
1
TÓM TẮT
MAI NHƯ THỦY, tháng 1 năm 2013. “Phân tích chuỗi giá trị cà phê Robusta canh tác theo bộ
tiêu chuẩn Utz tại tỉnh Lâm Đồng”.
Đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị để mô tả cơ chế hoạt động của chuỗi giá trị cà
phê Robusta canh tác theo bộ tiêu chuẩn Utz tại tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu dựa trên cơ sở phân
tích số liệu điều tra các hộ nông dân trồng cà phê, các thương lái, nhà xuất khẩu Việt Nam,
thương nhân nước ngoài có văn phòng và nhà máy tại Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là xác định
khả năng nâng cao mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau trong chuỗi giá trị cà phê
Robusta canh tác theo bộ tiêu chuẩn Utz tại Lâm Đồng.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính các dữ liệu và phương pháp phân
tích chuỗi giá trị để mô tả chuỗi giá trị cà phê canh tác theo bộ tiêu chuẩn Utz.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPBV Cà phê bền vững
BTC Bộ tiêu chuẩn
CP Chi phí
LN Lợi nhuận
TN Thu nhập
TNT Thu nhập thuần
ĐL Đại lý
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HTX Hợp tác xã
SX Sản xuất
XK Xuất khẩu
RFA Rainforest Alliance (Mưa rừng)
4C Common Code for the Coffee Community
ICS Internal Control System (Hệ thống kiểm soát nội bộ)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
LIFFE London International Financial Futures and Options Exchange (Thị trường kỳ hạn
tài chính Quốc tế Luân Đôn)
VICOFA Vietnam Cocoa and Coffee Association (Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam)
WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế Giới)
ILO International Labor Organization (Tổ chức lao động Quốc tế)
Cà phê Utz Cà phê trồng theo bộ tiêu chuẩn Utz
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH
2
3
MỞ ĐẦU
i. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Sản lượng cà phê
Việt Nam tăng cao trong vòng năm năm qua, dao động quanh mức 1 triệu tấn/năm (Vicofa).
Phần lớn (95%) sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu ở dạng nguyên liệu được chế biến theo
nhiều tiêu chuẩn của người mua hàng.
Những năm gần đây, nhiều nhà rang xay quốc tế đã và đang cam kết gia tăng việc mua sản
phẩm cà phê được canh tác, chế biến theo hướng bền vững. Sản phẩm cà phê được xem là
bền vững nếu việc sản xuất và chế biến được chứng nhận bởi những tiêu chuẩn được quốc tế
công nhận như Utz certified (Utz), Mưa Rừng (Rain Forest Alliance- RFA), Fair Trade (FT)
và một trong số tiêu chuẩn hữu cơ theo yêu cầu IFOAM. Tất cả những tiêu chuẩn này yêu
cầu việc bên thứ ba thanh tra hàng năm để đảm bảo rằng nông dân tuân theo những yêu cầu
của bộ qui tắc.
Hiện nay tại Việt Nam, cà phê bền vững được canh tác theo nhiều bộ tiêu chuẩn đã nêu trên,
tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu giới hạn nên trong khuôn khổ của nghiên cứu này chúng
tôi chỉ đề cập đến bộ tiêu chuẩn Utz. Theo tiêu chí của bộ tiêu chuẩn Utz thì người sản xuất
có các giá trị thặng dư nhất định trong giá bán, nông dân được tập huấn canh tác bền vững,
quản lý giá thành sản phẩm một cách hợp lý, năng suất và chất lượng sản phẩm nâng cao, sử
dụng hóa chất nông nghiêp có kiểm soát, người lao động được quan tâm nhiều hơn về sức
khỏe, an toàn lao động…
Tuy nhiên, việc tuân theo những tiêu chí Utz đòi hỏi phát sinh những chi phí ban đầu và sự
thích nghi đối với việc quản lý nông trại và mùa màn. Trong điều kiện ở Việt Nam, để thuận
tiện cho việc chứng nhận những nông hộ nhỏ, những tổ chức nông dân (hợp tác xã) hay
những nông dân được tổ chức theo từng nhóm bởi các thương nhân nước ngòai/nhà xuất
khẩu Việt Nam và cần một hệ thống gọi là “hệ thống kiểm soát nội bộ” (Internal Control
System). Hệ thống này kiểm tra xem những tổ chức thành viên có tuân thủ theo tiêu chí Utz
hay không. Tuy nhiên, họat động của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng tốn chi phí huấn luyện
nhân viên và chi phí hoạt động.
Câu hỏi đặt ra là kết quả đạt được ở mức độ nông trại và chuỗi giá trị có được như mong đợi
của tổ chức Utz hay không, và nếu có thì những kết quả này có tạo ra đủ những khuyến khích
cho nông dân, thương nhân, nhà xuất khẩu để khiến họ trở thành thành viên Utz hay giữ
vững được việc đã được chứng nhận. Một câu hỏi khác nữa là những kết quả về mặt tiền
thưởng chứng nhận có được phân phối một cách hài hoà (công bằng) giữa các thành viên
chuỗi giá trị, hay có không những thành viên chuỗi giá trị đạt được nhiều hơn và có sử dụng
những thu nhập tăng thêm này để khuyến khích những thành viên khác trong chuỗi giữ vững
việc được chứng nhận.
Vì vậy, nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề về quản trị và sự cộng tác trong chuỗi
cung ứng từ nông dân đến nhà xuất khẩu.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cà
phê Robusta canh tác theo bộ tiêu chuẩn Utz tại tỉnh Lâm Đồng”.
4
ii. Câu hỏi nghiên cứu:
2.1. Câu hỏi chính của đề tài:
Những điều gì khuyến khích và không khuyến khích sự tham gia của nhiều thành
phần khác nhau trong chuỗi giá trị cà phê chứng chỉ Utz.
2.2. Câu hỏi chi tiết của đề tài:
Những khuyến khích và không khuyến khích có thể nhóm lại thành những phạm trù
sau:
- Những đền bù về mặt tài chính, có thề là: chi phí cho việc thực hiện chứng nhận
Utz, giá bán cà phê chứng nhận, tiền thưởng cà phê chứng nhận Utz.
- Thực hành nông nghiệp và buôn bán: về mặt hành chính (giấy tờ, sổ sách, nhật ký
nông hộ…), quản lý nông trại (sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, tưới nước…)
- Tính trung thành của các thành phần trong chuỗi giá trị (sẽ duy trì chứng nhận để
tồn tại lâu dài với Utz.)
Vì vậy, bốn câu hỏi chi tiết liên quan như sau:
a) Những yếu tố đặc trưng nào của mỗi phạm trù nêu trên và những liên quan
của chúng đối với từng thành viên trong chuỗi?
b) Mỗi thành viên trong chuỗi nghĩ gì về tầm quan trọng của những yếu tố trên?
c) Mỗi thành viên trong chuỗi nghĩ gì về những điều mà thành viên khác có thể
ảnh hưởng đến những yếu tố trên?
d) Mỗi thành viên trong chuỗi nghĩ gì về việc làm thế nào họ có thể ảnh hưởng
những yếu tố liên quan đối với những thành viên khác và theo những điều
kiện nào?
iii. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
o Xác định khả năng nâng cao mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau
trong chuỗi giá trị cà phê Robusta canh tác theo bộ tiêu chuẩn Utz tại Lâm
Đồng”.
Mục tiêu cụ thể
o Trả lời những câu hỏi chi tiết nêu trên thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn
các thành phần khác nhau trong chuỗi gia trị cà phê.
o Phân tích thông tin, dữ liệu để tìm kiếm những khả năng cải thiện những mối
quan hệ trong chuỗi giá trị.
iv. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn….nông hộ sản xuất cà phê,….thương lái,…nhà xuất khẩu….thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Số liệu được thu thập chủ yếu từ các dự án cà phê bền vững Utz tại tỉnh Lâm Đồng.
Lý do, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn trồng cà phê Robusta lớn thứ hai ở Việt
Nam, chiếm 25% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (Bộ NN&PTNT 2012). Nông
5
dân tại tỉnh Lâm Đồng rất cần cù, lam lũ và cầu tiến, sẳn sàng áp dụng và tham gia
những tiến bộ kỹ thuật, phương pháp canh tác mới, hiệu quả.
Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành, lấy số liệu từ tháng 5 năm 2013 đến tháng năm 2013
v. Cấu trúc luận văn
Mở đầu Giới thiệu khái quát các vấn đề cần phân tích trong đề tài: mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 1 Tổng quan: Hệ thống một số
nghiên cứu trong nước và quốc tế về chuỗi giá trị, về cà phê bền vững, sự phát triển cà
phê trên thế giới…Trình bày tổng quan tình hình canh tác cà phê bền vững trên Thế Giới
nói chung và tại Việt Nam, tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Tổng quan này dựa trên các
nguồn tài liệu thu thập được cung cấp những ý tưởng về sự phát triển, sự cần thiết của
canh tác cà phê theo bộ tiêu chuẩn Utz. Chương 2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu: trình bày nội dung và phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết về chuỗi giá trị,
phân tích mô hình chuỗi giá trị cà phê hiện tại. Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo
luận: nêu ra những kết quả nghiên cứu, số liệu thu thập để phân tích những khuyến khích
và không khuyến khích sự tham gia của những thành phần khác nhau trong chuỗi giá trị;
những đánh giá về tầm quan trọng của những yếu tố liệt kê trong việc khuyến khích và
không khuyến khích; những ảnh hưởng qua lại của các thành phần trong chuỗi giá trị.
Kết luận và kiến nghị: những kết luận rút ra từ những mục tiêu đề ra trong chương 1 dựa
trên kết quả nghiên cứu trong chương 3. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những đề xuất nhằm
góp phần phát triển việc sản xuất và tiêu thụ cà phê theo bộ tiêu chuẩn Utz tại Lâm Đồng.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
1.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị
6
Khái niệm: Chuỗi giá trị là hệ thống các hoạt động trao đổi được tổ chức chặt chẽ từ khâu
sản xuất đến tiêu thụ, nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn.
Đặc điểm chính của chuỗi giá trị là tạo ra liên kết doanh nghiệp thông qua việc những bên
tham gia vào chuỗi giá trị làm việc cùng nhau. Điều này đòi hỏi cần phải quản trị hiệu quả để
có sự điều phối tốt trong quá trình ra quyết định và trao đổi. Để nâng cao giá trị, chuỗi giá trị
cần phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phải có tính cạnh tranh. Chuỗi giá trị cần
phải luôn cải tiến và chia sẽ lợi nhuận để khuyến khích các bên tham gia nhằm thiết lập các
mối liên kết hiệu quả để tập hợp sức mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Một chuỗi giá trị hiệu quả cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định như: tạo được sự khác
biệt của sản phẩm, liên tục cải tiến về sản phẩm, kỹ thuật, quản lý, tiếp thị và phân phối nhằm
tạo ra giá trị cao hơn. Ngoài ra cần phải tổ chức trong chuỗi tốt và đưa ra cách làm việc đáp
ứng những nhu cầu về môi trường và trách nhiệm xã hội. Các giao dịch trong chuỗi giá trị
phải rộng hơn phạm vi các giao dịch thị trường tại chỗ thông qua hợp đồng, hội nhập chiều
dọc và chuỗi cung cấp.
Nguồn tin: www.isgmard.org,vn
Có nhiều định nghĩa về thuật ngữ chuỗi giá trị:
Chuỗi giá trị đơn giản: R. Kaplinsky và M. Morris (2000), mô tả toàn bộ những hoạt động
cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất khác
nhau (liên quan đến việc kết hợp giữa chuyển hoá vật chất và đầu vào các dịch vụ khác
nhau), đưa đến người tiêu dùng sau cùng, và bố trí sử dụng. Bốn mắt xích trong chuỗi giá trị:
Thiết kế – Sản xuất – Tiếp thị – Tiêu thụ và tái chế (Tài liệu tiếng Việt)
Chuỗi giá trị mở rộng: R. Kaplinsky và M. Morris (2000), trên thực tế, chuỗi giá trị thì phức
tạp hơn nhiều và có nhiều mối liên hệ (mắt xích) trong chuỗi giá trị. (Tài liệu tiếng Việt)
Một hay nhiều chuỗi giá trị: R. Kaplinsky và M. Morris (2000), ngoài các mắt xích nhiều mặt
trong một chuỗi giá trị, các nhà sản xuất trung gian có thể tham gia một số chuỗi giá trị khác
nhau. (Tài liệu tiếng Việt)
Một khái niệm khác tương tự trong vài lĩnh vực đối với chuỗi giá trị thì được sử dụng để mô
tả dòng chảy của đầu vào mang tính vật lý và những dịch vụ trong sản xuất những sản phẩm
cuối cùng liên quan đến những mối liên hệ kỹ thuật mang tính định tính.
Phân tích chuỗi giá trị giúp giải thích sự phân phối về lợi ích, đặc biệt là lợi tức của người
tham gian trên bối cảnh kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho dễ nhận thất những chính sách
có thể được thực thi để người sản xuất cá thể và đất nước có thể gia tăng thị phần của họ
trong những việc đạt được này.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nghiên cứu chuỗi giá trị, Gereffi và cộng tác viên
(2005), mô tả việc nghiên cứu chuỗi giá trị theo một cách khác như tìm hiểu về sản lượng
tòan cầu và hệ thống phân phối được phối hợp với nhau và khả năng của những công ty ở các
nước phát triển cải thiện vị thế của họ trên thị trường tòan cầu.
7
Việc phân tích chuỗi giá trị là quan trọng trong thời đại toàn cầu hoá. Gerreffi (1994), phân
tích chuỗi giá trị hình thành một công cụ quan trọng để nghiên cứu về thay đổi trong cấu trúc,
bao gồm năm chiều: cấu trúc kỹ thuật, những thành phần trong chuỗi, tính lãnh thổ, đầu vào
và đầu ra và cấu trúc về quản trị. Phân tích trả lời những câu hỏi: sản xuất như thế nào, ai
tham gia vào giai đọan nào, những giai đọan khác nhau thực hiện ở đâu, chúng có liên hệ
nhau thế nào, ai hưởng lợi ích nào…
Trong nghiên cứu chuỗi giá trị trên cà phê, việc tập trung vào chất lượng và những tiêu chuẩn
được tạo ra bởi sự kết nối giữa chất lượng và giá trị là quan trọng (Daviron và Ponte, 2005).
1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được nhìn nhận theo nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên những nghiên cứu riêng
lẽ.
Những nghiên cứu khác nhau về chuỗi giá trị tập trung vào việc phân tích kinh tế và việc tiếp
cận thị trường…như những lợi ích về tài chính bao nhiêu và lợi nhuận được tạo ra ở mỗi
thành phần của chuỗi giá trị. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), chuỗi giá trị cây dừa ở tỉnh
Bến Tre bắt đầu từ những thành phần phần đầu vào như người bán phân bón, thuốc trừ sâu và
các thiết bị khác. Những người thu gom đóng vai trò quan trong trong chuỗi giá trị để kết nối
người sản xuất với thị trường, họ thu gom sản phẩm ở các vùng khác nhau tạo nên một chuỗi
tốt hơn về mặt tiếp thị.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị để mô tả mối
quan hệ giữa các nhân tố và giao dịch của những người tham gia trong quá trình vận chuyển
từ người sản xuất đến tiêu dùng bơ (Avocado), cũng đề cập người thu gom đóng vai trò quan
trọng trong chuỗi (GTZ, 2006). Tương tự, một nghiên cứu khác cũng cho thấy đại lý đóng
vai trò chủ đạo trong thị trường cà phê ở Ấn Độ bao gồm các dịch vụ hỗ trợ thu gom sản
phẩm từ người sản xuất, vận chuyển đến nơi chế biến và cung cấp thiết bị nhà kho cho việc
tồn trữ (Kodigehalli và Bhavya Venkatesh, 2011).
Verena Bitzer và cộng tác viên (2008), đã nghiên cứu việc hợp tác trong chuỗi giá trị và tính
hiệu quả của điều này trong tiềm năng hoạt động những vấn đề mang tính bền vững trong
chuỗi giá trị. Nghiên cứu cho thấy sự hợp tác giữa những người sản xuất và những công ty tư
nhân (nhà xuất khẩu, nhà rang xay) có thể ảnh hưởng đến những thử thách bền vững ở cấp độ
sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu khẳng định sự hợp tác này không ảnh hưởng cần thiết trong
việc theo đuổi những vấn đề phát triển nào đó (mặc dù Blitzer và cộng sự đã không nêu rõ
những vấn đề nào).
Ngoài những đề tài về sự phân phối lợi tức và giá trị tăng thêm trong chuỗi giá trị, ngày nay
cũng có nhiều lĩnh vực khác được nghiên cứu, chẳng hạn: cải tạo thói quen canh tác (Ingrid
Fromm và cộng sự, 2010); Những vấn đề bền vững về xã hội và môi trường được cải thiện và
những hiệu quả đạt được, nghiên cứu tập trung vào tính hiệu quả của việc sử dụng đầu vào và
quản trị rủi ro (Amador, 2008).
8
Một nghiên cứu khác của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn (2011), cho thấy bảy loại
rủi ro cho các tác nhân tham gia trong chuỗi: do thời tiết, thảm hoạ, ô nhiễm sinh học, biến
động thị trường, thể chế và chính sách, hậu cần và do quản lý của các tác nhân và những rủi
ro này ảnh hưởng đến toàn bộ các tác nhân tham gia chuỗi với các mức độ khác nhau.
Phần tổng quan về chuỗi giá trị cho thấy các nghiên cứu đều tập trung phân tích các
khâu cung cấp các yếu tố đầu vào, hệ thống chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị từ người
trồng, thương lái, doanh nghiệp, phân phối, tiêu dung… xác định mối liên hệ giũa các
yếu tố liên quan đến chi phí, thu nhập, phân tích lợi nhuận giữa các thành phần trong
chuỗi, hệ thống được những nguyên nhân, yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến các tác nhân
tham gia chuỗi đồng thời đưa ra một số đề nghị để cải thiện và làm tăng giá trị các
thành phần trong chuỗi, đặc biệt là nông dân.
1.1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu, thảo luận về cà phê và chứng nhận bền vững trên
Thế Giới:
Giá cà phê thế giới tuột dốc vào 1999, làm tổn hại rất lớn cộng đồng trồng cà phê trên Thế
giới (ICO). Chính vì vậy, những người trồng cà phê nhỏ nhận được giá thấp so với chi phí
sản xuất và buộc họ vào sự nghèo khó và nợ nần. Do lợi tức thấp (hoặc không có) nên những
người nông dân thường phải bán sản phẩm trước khi thu hoạch với giá thấp cho những
thương lái (www.Global exchange.org).
Chính vì giá thấp và nông dân cần phải được ứng trước nên hầu như điều này không thể xảy
ra ở một thị trường tự do. Vì vậy, trước những áp lực của những tổ chức phi chính phủ và
cũng chính vì sợ rằng những người nông dân sẽ có thể không trồng cà phê nữa, nhiều nhà
rang xay nhận thấy họ phải làm điều gì đó để giúp đỡ những người sản xuất. Thêm vào đó,
nếu nông dân đốn rừng để trồng thêm cà phê sẽ là mối nguy hại cho môi trường và cuối cùng
là việc đối xử với người lao động trong việc sản xuất cà phê thường không phải lúc nào cũng
tốt.
Vì vậy, chứng nhận cà phê bền vững phát triển theo thời gian vì những mục tiêu trên. Theo
Graeme Auld (2010), chứng nhận cà phê xuất hiện:
- Đầu tiên vào năm 1967, thực hiện bởi chương trình IFOAM về những tiêu chuẩn
tập trung vào tác động môi trường của sản xuất cà phê, nhấn mạnh việc bảo tồn
đất và thêm vào một số vấn đề xã hội.
- Năm 1996, chương trình Rain Forest (Mưa rừng) chủ yếu tập trung về tác động về
môi trường, sinh thái, xã hội trong sản xuất cà phê.
- Năm 1999, chương trình Utz certified liên quan đến việc thực hành sản xuất cà
phê tốt, bao gồm về an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng, môi trường và sức
khoẻ con người.
- Ngoài ra còn một số chứng nhận khác như Organic, Bird Friendly, 4C…tập trung
vào việc canh tác hữu cơ, hệ thống sinh thái sản xuất cà phê, gia tăng tính bền
vững trong sản xuất, chế biến cà phê…
Theo Daniele Giovannucci (2001), có những giai đoạn giá cà phê trên thế giới trải qua giai
đoạn giá rất thấp thì cà phê chất lượng cao là một trong những loại cà phê nhận được tiền
thưởng bền vững. Organic, Shade và Fair Trade là những cà phê được gọi chung là cà phê
9
bền vững, thường được trả một giá tiền thưởng và có thể đem đến những lợi ích tốt hơn về
môi trường, kinh tế và xã hội cho người sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng của cà phê
được xem như quan trọng nhất và chiếm 91,9% trong tổng số phiếu phỏng vấn. Cà phê bền
vững đem đến cho những người nắm giữ cà giữ cà phê chiến lược quản lý rủi ro hữu hiệu. Sự
đa dạng về mùa màn (nhiều loại cây trồng) trên nông trại cà phê đem đến nhiều lợi thế cho
nông dân.
Chính vì lợi ích của việc cà phê được chứng nhận bền vững nên một trong những mục tiêu
của Những thỏa thuận Quốc tế về cà phê, ICO (2007), việc phát triển cà phê bền vững được
nhấn mạnh ở điều khoản thứ 36 trong đó đề cập đến những nguyên tắc và mục tiêu của việc
phát triển bền vững và những điều này được thể hiện trong Chương trình nghị sự 21 được
thông qua tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và sự phát triển cũng như được thông
qua tại hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững.
Daniele Giovannucci và cộng sự (2008), đề cập rằng cà phê bền vững thông thường bao gồm
ba khía cạnh bền vững (kinh tế, môi trường và xã hội) và được chứng nhận bởi bên thứ ba
độc lập. Sự rõ ràng thông suốt về giá cà phê chứng nhận là quan trọng, người mua và người
bán hiểu được rõ ràng là họ đang trả cho cái gì. Thiếu sự rõ ràng có thể tạo nên lợi thế cho
người mua và có thể giảm đi lượng người quan tâm tham gia hay giảm số lượng chứng nhận
hiện tại. Cà phê được chứng nhận là quan trọng đối với người sản xuất nhưng chưa hoàn toàn
đủ mà còn phụ thuộc vào chất lượng, sự ổn định và tiếp thị một cách hiệu quả.
Những năm gần đây, việc mua bán cà phê bền vững đã có sự phát triển một cách đáng kể.
Jason Potts, và cộng sự (2010), đánh giá trong vòng 5 năm qua, việc mua bán cà phê bền
vững đã gia tăng 433% đạt mức 457.756 tấn, chiếm 8% lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu của
năm 2009. Tuy nhiên, lượng cung tăng cao một cách đáng kể so với cầu, đạt 1.243.257 tấn,
chiếm 17% sản lượng cà phê toàn cầu. Trong đó, Châu Mỹ La tinh cung cấp 75% tổng lượng
cà phê bền vững. Phần tiền thưởng được dùng để trả cho cà phê bền vững trong năm 2009
giao động từ mức 0.025 USD đến 0.405 USD/pound.
Khi hệ thống chứng nhận được hình thành thì hệ thống truyền thống (cũ) vẫn tồn tại song so
chứ không bị biến mất. Hệ thống chứng nhận chỉ thêm những người mua vào chuỗi giá trị
toàn cầu được quản trị bởi những cơ chế có tính trật tự hơn (Loconto, A, 2010).
Sự năng động hữu hiệu đang được hình thành giữa các hệ thống chứng nhận bền vững hiện
nay (Fair trade, Organics, Rainforest Alliance, Utz certified, 4C…dựa trên cấp độ mở rộng và
tiêu chuẩn của chứng nhận và mặc dù có nhiều loại chứng nhận sẽ làm người tiêu dùng khó
lựa chọn hay tạo một áp lực về giá cả nhưng cũng tạo cơ hội tốt cho những chứng nhận này
hiệp lực với nhau trong lĩnh vực cà phê (Graeme Auld, 2010).
IDH (2011), nghiên cứu về chi phí cho việc chứng nhận và tiền thưởng chứng nhận cho thấy
2/3 trong tổng số 60% của tiền tiền thưởng chứng nhận được chuyển đến nông dân và nhiều
trường hợp được ghi nhận nhà xuất khẩu hay bên thứ ba ứng trước chi phí liên quan đến việc
chứng nhận. Chi phí liên quan đến việc chứng nhận bao gồm việc huấn luyện, đầu tư, đánh
giá. Trong khi đó, nông dân được cho thấy từ nghiên cứu là đầu tư thời gian trong việc chế
biến sản phẩm…cho việc kiểm soát nội bộ và các cuộc họp.
Qua một số tổng quan tài liệu trên cho thấy cà phê bền vững đang rất được chú trọng
và ngày càng phát triển. Thế giới không chỉ chú trọng đến việc làm thế nào phát triển
10
sự tiêu thụ mà hiện đang rất chú tâm đến người sản xuất và các nước sản xuất nhằm
đảm bảo nguồn cung lâu dài, bền vững và hy vọng đem đến một sự công bằng thương
mại cho tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng.
1.1.4. Khái niệm về Utz:
Farnsworth and Goodman (2006), Utz được giới thiệu vào năm 1997, sản phẩm của sự hợp
tác của những nhà sản xuất cà phê Guatemalan và nhà rang xay cà phê Hà Lan Ahold Coffee
company. Chương trình chứng nhận Utz toàn cầu được thiết lập tiêu chuẩn cho sản xuất và
chế biến cà phê (2006).
Utz là một chương trình chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn về sản xuất và kinh
doanh cà phê có trách nhiệm. Thị trường cà phê dựa trên chương trình chứng nhận tập trung
vào nông trại được quản lý thế nào và những lãnh vực cơ bản của việc hữu hiệu nông trại và
truy nguyên cà phê đồng thời yêu cầu có biểu hiện tốt và vấn đề xã hội và môi trường. Bộ
tiêu chuẩn Utz được dựa trên tiêu chí EurepGap for thực hành nông nghiệp tốt trên cây ăn
quả, rau và Công ước Quốc tế ILO. Utz có nghĩa là “tốt” theo ngôn ngữ Maya.
Nguồn quỹ của tổ chức này đến từ việc thu phí từ người mua đầu tiên phải trả cho mỗi cân
Anh của cà phê xanh chứng nhận Utz được thu mua (0.012 Đô la Mỹ/một cân Anh). Nguồn
quỹ hoạt động của Utz cũng đến từ những tổ chức phi chính phủ của Hà Lan và những tổ
chức sáng lập phát triển và quốc tế.
Bộ tiêu chuẩn bao gồm 203 điều phải giám sát đề cập trong 12 chương áp dụng theo từng
giai đoạn khác nhau của sản xuất.
Người giữ chứng nhận có thể là (Utz certified, 2006):
- Người sản xuất cá thể và có vai trò như một người giữ chứng nhận, đòi hỏi một sự
tự kiểm tra và kiểm tra bên ngòai hằng năm.
- Nhóm người sản xuất được tổ chức lại trong một liên đòan hay cấp đầu tiên của
hợp tác xã, có vai trò như những người giữ chứng nhận, và đòi hỏi một hệ thống
kiểm soát nội bộ và kiểm tra bên ngòai hằng năm.
- Cấp thứ hai của hợp tác xã, nhà xuất khẩu hay nhà chế biến mà tổ chức hợp đồng
hay huấn luyện người sản xuất cà phê, đòi hỏi hệ thống kiểm sóat nội bộ để kiểm
tra những họat động của chuỗi những người tham gia và kiểm tra bên ngòai hằng
năm.
Utz certified nhận ra tầm quan trọng và nổ lực của những người sản xuất cà phê cho việc sản
xuất cà phê bền vững và vì vậy họ hy vọng người mua hàng sẽ trả một khoản tiền thưởng cho
điều này, mặc dù nó hoàn toàn không bị yêu cầu. Khoản tiền thưởng này được thương lượng
giữa bên giử chứng nhận (certificate holder) và người mua cà phê Utz đầu tiên (first buyer).
Tuy nhiên, bởi vì phần tiền thưởng chứng nhận là tùy ý nên điều đó không rõ là phần tiền này
có bù đắp được chi phí việc chứng nhận (Tallorite và Vorley, 2005).
1.2. Tổng quan về tình hình cà phê trên Thế Giới
11
1.2.1. Sản lượng cà phê trên TG: Niên vụ 2011-2012 cả thế giới sản xuất 131,2 triệu bao cà
phê (60 kg/bao), giảm 3% so với 134,4 triệu bao năm trước đó nhưng tăng 16,5% so
với vụ 2002-2001.
Nguồn tin: ICO
1.2.2. Tiêu thụ cà phê trên TG: Niên vụ 2011-2012 cả thế giới tiêu thụ 119,3 triệu bao cà phê
(60 kg/bao), tăng 2.1% so với 116,8 triệu bao năm trước đó nhưng tăng gấp 2 lần so
với vụ 2002-2001.
Nguồn tin: ICO
1.2.3. Tương quan giữa sản xuất và tiêu thụ cà phê trên TG: việc tiêu thụ cà phê tăng một
cách đáng kể trong năm năm gần đây. Điều này chứng tỏ, cà phê ngày càng được mở
rộng thị trường tiêu thụ.
Nguồn tin: ICO
1.2.4. Sản xuất cà phê Utz trên TG: Trong khi tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ
2008/2009 giảm 6.5% thì cà phê chứng chỉ Utz tăng sản lượng 20% trong cùng thời
điểm so sánh. So với niên vụ 2009/2010, sản lượng cà phê chứng chỉ Utz tăng từ 6,1
triệu bao đến 6,6 triệu bao, tương đương 394,003 tấn.
Nguồn tin: www.Utzcertified.org
• Ba nước sản xuất cà phê chứng chỉ Utz đứng đầu thế giới là: Brasil, Việt Nam,
Honduras…chiếm
75% tổng số lượng cà phê Utz bán được trong năm 2010.
• Cầu cà phê chứng chỉ Utz: Cà phê chứng chỉ Utz đang được tiêu thụ trên khoảng 46
nước trên thế giới. Tại Hà Lan và Thụy Sĩ khối lượng cà phê này chiếm 40% tổng số
lượng cà phê được tiêu thụ. Hệ thống truy nguyên sản phẩm cà phê Utz đưa cho những
bên liên quan sự tín nhiệm và đảm bảo những gì mà người tiêu thụ đang tìm kiếm: sản
phẩm họ đang mua thật sự được sản xuất một cách bền vững.
Nguồn tin: www.utzcertified.org
12
• Tương quan giữa số lượng nước sản xuất và lượng cà phê chứng chỉ Utz trên
TG: Số nước sản xuất cà phê Utz tăng đến 22 nước từ 18 nước vụ mùa 2006-2007 và
lượng cà phê Utz được chứng nhận tăng từ 185 ngàn đến 476 ngàn tấn.
Nguồn tin: www.utzcertified.org
1.3. Thông tin chung về cà phê tại Việt Nam
1.3.1. Sơ lược về cây cà phê Việt Nam:
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến Thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi
khác nhau với trên 6000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau.
Trong đó, loài cà phê Robusta (tên khoa học Coffea canephora) chiếm 39% tổng sản lượng cà phê
trên Thế giới.
Cà phê Robusta (hay còn gọi theo tiếng địa phương là cà phê Vối hay cà phê Xẻ). Đây là
chủng loại chính được trồng tại tỉnh Lâm Đồng.
Cà phê Robusta có mùi thơm nồng, không chua, hàm lượng cafein cao (1-4%), hiện nay
được sử dụng nhiều trong sản xuất cà phê hòa tan (instant coffee).
Niên vụ cà phê tại Việt Nam được tính từ tháng 10 đến hết tháng chín năm sau (theo
dương lịch). Thu hoạch thường kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 1 (tùy theo thời tiết, địa
hình).
Chu trình sinh trưởng và phát triển cà phê Robusta ở Việt Nam:
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Thán
g 5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
Tháng
1
Ra hoa - đậu trái Trái phát triển Thu hoạch
Năng suất: bình quân 21,9 tạ/ha (tăng 2,0% so năm 2010) (Cục trồng trọt, 2012)
(Nguồn: Tổ chức
FAO)
13
Giống: Bên cạnh những giống cây cà phê trồng từ thời Pháp vẫn tồn tại, những năm gần
đây Viện nghiên cứu WASI đã cho nhiều bộ giống mang đặc tính: năng suất cao, cỡ hạt
lớn, chín muộn, kháng rĩ sắt và tuyến trùng. Một số giống chủ yếu được trồng ở Tây
nguyên hiện nay: TR4, TR9, TR11, Trường Sơn, Huỳnh Điểu, Thiện Trường.
Nông dân tiến hành trồng mới theo nhiều hình thức: nhổ bỏ cây cũ trồng lại cây mới; cưa
đốn ghép cải tạo từng thân hoặc nguyên cây.
1.3.2. Diện tích cà phê Việt Nam:
Diện tích gieo trồng tăng mạnh từ năm 2006 chủ yếu do giá thế giới tăng cao. Sơ bộ
diện tích gieo trồng 2011, 572 ngàn hecta tăng 13% so với năm 2006.
Nguồn tin: Tổng cục thống kê
1.3.3. Sản lượng cà phê Việt Nam: Sản lượng cà phê Việt Nam liên tục tăng và tăng một
cách đáng kể từ năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu cho sự gia tăng này: diện tích gieo
trồng tăng, trình độ canh tác của nông dân được cải thiện, giống mới năng xuất cao
được gieo trồng. Sản lượng sơ bộ năm 2011 đạt 1,176 triệu tấn, tăng 79% so với năm
2006.
Nguồn tin: Tổng cục thống kê
1.3.4. Lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu: Lượng xuất khẩu sơ bộ niên vụ 2011/2012 tăng
19,3% so với năm trước đó và tăng 59% so với 5 năm về trước, vụ 2007/2008. Nguyên
nhân chủ yếu do: nhu cầu thế giới về cà phê Robusta tăng cao, chất lượng cà phê Việt
Nam được cải thiện đáng kể.
Nguồn tin: Tổng cục thống kê, Vicofa
1.3.5. Thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam: Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường lớn nhất
của xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 2012, hai thị trường này tiêu thụ trên 200 ngàn
tấn cà phê. Ngoài ra, cà phê Việt Nam còn được sử dụng tại rất nhiều nước trên thế
giới kể cả những nước sản xuất cà phê như Indonexia, Mehico, Ấn Độ…
Nguồn tin: Tổng cục thống kê, Vicofa
1.4. Thông tin chung về cà phê Utz tại Việt Nam:
Cà phê Utz bắt đầu tại Việt Nam đầu tiên vụ mùa 2002-2003 với sản lượng 11.604 tấn cà
phê nhân. Những vụ mùa sau đó, sản lượng phát triển trung bình tăng 36%/vụ. Cuối năm
2008, tại Việt Nam có 15 nhóm hộ sản xuất cà phê Utz với tổng diện tích 17.847 hecta
14
thu được 54.398 tấn cà phê nhân. Tổng lượng bán cà phê Utz năm 2008 đạt khoảng
15.000 tấn. Dự tính niên vụ cà phê 2012-2013, sản lượng cà phê trồng Utz đạt 145.300
tấn, 12,5 lần tăng so với vụ 2002-2003.
Nguồn tin: Utz Certified Viet Nam
Tổng diện tích trồng cà phê theo Bộ nguyên tắc Utz tại Việt Nam đến 8/2012: 23.572 ha,
riêng tại tỉnh Lâm Đồng diện tích trồng: 12.286 ha (nguồn tin: Utz Certified Viet Nam).
Tổng lượng cà phê Utz certified xuất khẩu trong năm 2012 tính đến tháng 8: 27.787 tấn.
Lượng bán cà phê Utz tăng trưởng theo từng năm. Năm 2008, lượng bán tăng 2,2 lần so
với năm 2007 và tăng gấp 3,8 lần so với năm 2004. Mặc dù tổng lượng bán còn khá nhỏ
so với tổng sản lượng cà phê Việt Nam nhưng việc lượng bán tăng hàng năm chứng tỏ
nhu cầu cà phê Utz đang tăng lên.
Nguồn tin: Utz Certified Viet Nam
Lượng bán cà phê Utz tại Việt Nam so với thế giới chỉ chiếm 21% vì chỉ mới ở giai đoạn
đầu của phát triển.
Nguồn tin: Utz Certified Viet Nam
1.5. Thông tin chung về tỉnh Lâm Đồng:
Tỉnh Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800-
1500m so với mặt nước biển. Địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên,
núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự
nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật…và những cảnh quan kỳ thú cho
Lâm Đồng.
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng nai
- Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia
thành ba vùng với năm thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp,
khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi giá súc. Tổng diện tích đất 977.300 ha (chiếm
98% diện tích đất tự nhiên) trong đó diện tích đất nông nghiệp là 316.200 ha (chiếm
32,35% tổng diện tích đất của tỉnh) (Tổng cục thống kê, hiện trạng sử dụng đất phân theo
địa phương tính đến 01/01/2011).
Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập
trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá
trị kinh tế cao như chè, dâu tằm và đặc biệt là cây cà phê.
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong
năm có hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình
năm của Tỉnh dao động từ 18-250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm.
15
Lượng mưa trung bình 1.850-3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%, số giờ
nắng trung bình cả năm 1.890-2.500 giờ.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÂM ĐỒNG
Nguồn: Thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2011
Theo Tổng cục thống kê năm 2011, dân số toàn tỉnh là 1.218.700 người, trong đó dân số nông
thôn 725.000 người, mật độ dân số 125 người/km
2
. Trên địa bàn Tỉnh có trên 40 dân tộc khác
nhau cư trú, đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 77%, người K’Ho chiếm 12%, còn lại các
dân tộc khác có tỷ lệ từ 1-2% và sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong Tỉnh.
1.5.1. Sơ lược về tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Lâm Đồng.
Diện tích, năng suất và sản lượng
- Diện tích:
So với năm 2005, diện tích cây cà phê trồng tại tỉnh Lâm Đồng năm 2011 tăng
24.9%. Nguyên nhân chủ yếu cho giá cà phê thế giới tăng kéo theo giá trong nước
tăng mạnh nên người nông dân tập trung phát triển diện tích cà phê. Tuy nhiên, đi
đôi với việc tăng diện tích trồng cà phê thì diện tích rừng già cũng bị phá huỷ rất
đáng kể.
Nguồn tin: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng,
2012.
- Năng suất:
Năng suất bình quân tăng cao qua các năm. Năng suất bình quân 2011: 2.4 tấn
nhân/ha,
tăng 34% so với năm 2005.
Nguồn tin: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2012.
- Sản lượng:
16
Năng suất tăng cao do kỹ thuật thâm canh cùng với diện tích phát triển một cách
đáng kể qua các năm đã làm cho tổng sản lượng cà phê tỉnh Lâm Đồng tăng một
các vượt bậc.
Sản lượng cà phê tại Lâm Đồng: sản lượng sơ bộ năm 2011 tăng 5,6% so với năm
2010 và tăng 28,9% so với năm 2004. Chủ yếu do giá cà phê diện tích phát triển,
nông dân chú trọng đầu tư và cải thiện tập quán canh tác, giống mới năng suất
cao, hạt lớn phát huy hiệu quả
Nguồn tin: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2012.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị, chuỗi
cung ứng, hiệu quả kinh tế, giá trị tăng thêm nói chung, các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng để thu thập dữ liệu, phân tích trong sản xuất kinh doanh cây cà phê của từng thành phần
tham gia chuỗi giá trị cà phê.
2.1. Cơ sở lý luận:
Những năm gần đây, nông dân Việt Nam bắt đầu quen với khái niệm “trồng sạch” theo
tiêu chuẩn của những tổ chức chứng nhận Quốc tế, Globla GAP.
Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất cà phê tại Việt Nam còn mang tính nhỏ lẽ và thiếu tính định
hướng, chiến lược nên tuy đạt sản lượng cao nhưng vẫn không là nước có thể hoàn toàn
chủ động được trong giá bán. Vì vậy, Chương trình nghị sự 21 của Chính Phủ có nêu ra
mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu
quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ được các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học, khắc phục suy
thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
Vì sản xuất nhỏ lẽ nên nông dân không thể đầu tư cơ giới hoá, đặc biệt là trong khâu chế
biến dẫn đến chất lượng sản xuất ra không đồng đều. Tổng cục Thống kê năm (2003), có
17
khoảng 561.000 hộ gia đình ở Việt Nam tham gia trồng cà phê (tương đương với khoảng
2,6 triệu người). Cà phê thường được sản xuất ở những trang trại/hộ nông dân có quy mô
nhỏ. Có tới 85% lượng cà phê được trồng ở những trang trại có quy mô nhỏ hơn 2ha
Điều kiện về đất đai, thời tiết, khí hậu là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây
cà phê. Cục Trồng trọt xác định 2 vùng trồng cà phê chính. Vùng thứ nhất là địa bàn
trọng điểm phát triển cà phê gồm 4 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông,
Gia Lai. Vùng thứ hai là các địa phương có điều kiện đất, nước, khí hậu thời tiết phù hợp
trên thực tế đang trồng cà phê có hiệu quả bao gồm: Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên.
Theo USAID (2005), giá cà phê thấp thường ảnh hưởng đến những người trồng nhỏ để
đầu tư về mặt nâng cao chất lượng. Nông dân trồng cà phê thường thiếu những khuyến
khích về mặt kinh tế để nâng cao sản phẩm và chất lượng dịch vụ bởi vì nó không được
trả giá cao từ hệ thống phân phối địa phương.
Để phát triển được bền vững thì lợi ích của người nông dân cần phải được chú trọng.
Thực tiễn tại thị trường Việt Nam, hầu hết nông dân không được hưởng trọn vẹn thành
quả của sản phẩm họ làm ra do qua nhiều thương lái trước khi đến tay người mua lớn. Thị
trường cà phê, cà phê thì ngày càng nảy nở hay phát triển ở các nước tiêu thụ nhưng lại
khủng hoảng ở các nước sản xuất. Giá trị tăng thêm của cà phê được tập trung ở những
giai đoạn khác của chuỗi cung ứng chứ không phải ở giai đoạn trồng trọt (Daviron và
Ponte, 2005).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược PT NN-NT, lượng nước tưới
và phân bón của các hộ sản xuất cà phê ở Đắk Lắk đều nhiều hơn mức cần thiết. Phương
thức sản xuất của cà phê Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc tăng các yếu tố đầu vào
để tăng năng suất (Trần Thị Quỳnh Chi và cộng sự, 2007).
Mặc dù có nhu cầu thiết yếu về hướng tới thị trường trong và ngòai nước cho tất cả các
sản phẩm, nhưng hầu hết các nông dân và cụ thể là những nông dân dân tộc thiểu số nhận
thấy khó có thể tiếp cận được với thị trường hoặc bán được sản phẩm với giá cao thông
qua việc cải tiến chất lượng sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Nông dân chỉ chú trọng đến
số lượng sản phẩm hơn là chất lương sản phẩm (Bùi Tuấn – UFE, 2008).
Do đó, đứng về khía cạnh thực tiễn, ICO khuyến khích việc cải thiện chất lượng cà phê
thông qua những dự án hướng đến việc cải thiện cách thức canh tác, chế biến, tồn trữ, vận
chuyển và những thông lệ về mua bán.
Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đang trồng
xấp xỉ hơn 500.000 hecta, chủ yếu tại vùng cao nguyên, năng suất cao 3.5 tấn/ha tạo ra do
sự thâm canh quá mức liên quan chặt chẽ đến việc phá rừng, thoái hoá đất, khai thác quá
mức nguồn nước và sử dụng cao độ phân bón. Tập quán canh tác thâm canh không bền
vững cho thấy sự nguy hại lớn đến những rẫy cà phê và người nông dân và trong tương
lai gần vấn đề chủ yếu của sự biến đổi khí hậu là sử dụng nước không hiệu quả và tưới
nước quá liều lượng (Jeremy Haggar , 2011).
18
2.1.1. Hiện trạng chuỗi giá trị cà phê tại Lâm Đồng
Dựa vào khái niệm lý thuyết và kinh nghiệm những nghiên cứu trong lĩnh vực cà phê,
chuỗi giá trị cà phê (dành cho xuất khẩu) tại Lâm Đồng được trình bày như sau:
Hình 2.2. Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê nhân ở Lâm Đồng (dành cho xuất khẩu)
Sản lượng cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kỹ thuật trồng
trọt/quản lý trang trại/đất/nguồn nước/khí hậu/giá cà phê.
• Nông dân trồng cà phê Việt Nam nói chung, tại tỉnh Lâm Đồng nói riên còn hạn
chế về kỹ thuật canh tác để tạo ra sự bền vững về môi trường, năng suất chưa ổn
định qua các vụ, chi phí canh tác chưa được quản lý một cách hữu hiệu, sản xuất
mang tính nhỏ lẽ và tự phát. Những nông dân nghèo còn phụ thuộc nhiều vào các
đại lý thu mua và các đại lý bán phân bón, thuốc trừ sâu…nên giá bán phụ thuộc
nhiều vào các trung gian này. Tuy nhiên, những nông dân khá giả, giàu có…có
khả năng tồn trữ cà phê để chờ giá lên cao nên chủ động được trong đầu tư và sản
xuất. Nông dân trồng cà phê tại tỉnh Lâm Đồng cũng như đa số nông dân trồng cà
phê khác ở Việt Nam là mang tính cá thể và diện tích trồng nhỏ lẽ. Nông dân sản
xuất cà phê, tự chế biến (phơi, sấy, chà vỏ lụa) rồi đem bán hoặc tồn trữ đợi giá
cao. Chính vì tự chế biến nên chất lượng thường không được đảm bảo (ẩm độ cao,
tỷ lệ hạt mốc cao, tạp chất nhiều…) nên ảnh hưởng đến giá bán. Nông dân sản
xuất trên chính đất rẫy cà phê của mình hoặc thuê mướn của một số nông trường
quốc doanh rồi trả theo khoáng sản phẩm sau thu hoạch. Người nông dân hiện nay
có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, nắm bắt được một số thông tin thị
trường, người mua, giá cả (tuy không luôn được cập nhật một cách tức thời).
• Thương lái nhỏ (đại lý thu gom): những người trung gian, mua cà phê trực tiếp từ
nông dân trong khu vực lận cận sau đó đem đến bán cho các người mua lớn hơn
để hưởng chênh lệch giá. Một số họ mua trái cà phê tươi về chế biến ra nhân rồi
đem bán. Lực lượng thương lái nhỏ hiện diện rất đáng kể trong ngành hàng cà phê
Việt Nam. Việc buôn bán của những thương lái này cũng chịu nhiều rũi ro do giá
cả hàng ngày biến động lớn. Ngoài ra, những thương lái này có mối quan hệ rất
gần gũi với nông dân, họ mua bán dựa vào sự tin tưởng và chữ tín lẫn nhau.
Những thương lái nhỏ (người thu gom) mua bán thông thường <1000 tấn/vụ.
Thông thường những thương lái này thu gom tận nhà nông dân sau đó đem giao
lại cho những thương lái lớn hơn với khoảng tiền chênh lệch. Họ cũng sẳn sàng
đầu tư (tiền/gạo/phân bón/những thứ cần thiế trong đời sống hằng ngày …) cho
nông dân và thu lại cà phê khi đến mùa thu hoạch.
• Thương lái lớn và các công ty xuất khẩu Việt Nam: hoạt động trên phạm vi lớn
hơn thương lái nhỏ. Thông thường họ không mua trực tiếp từ nông dân nhưng
19
Tiêu dùng và
Thương nhân tại VN
và NN
Công ty chế biến,
nhà XK
Thương lái thu
mua
Nông dân trồng cà
phê
Đầu vào, các đại lý
thông qua những thương lái nhỏ để thu mua được một lượng hàng lớn. Một
thương lái lớn có nhiều thương lái nhỏ ở nhiều vùng khác nhau. Thông thường họ
chỉ cho những thương lái nhỏ vay tiền với lãi suất nào đó và thanh toán lại khi
nhận hàng hoá. Thương lái lớn và các công ty xuất khẩu có nhà máy từ đơn giản,
công suất nhỏ (100 tấn sản phẩm cà phê nhân/ngày) đến những nhà máy quy mô,
công suất rất lớn (500 tấn sản phẩm cà phê nhân/ngày). Các nhà máy quy mô lớn
có thể chế biến những sản phẩm chất lượng cao (đánh bóng, hàng không hạt
đen…). Ngoài ra, có một số công ty cũng chỉ đơn thuần kinh doanh mua bán và
hưởng chênh lệch giá. Các công ty xuất khẩu Việt Nam mua hạt cà phê từ các
thương lái nhỏ (và cả từ những thương lái lớn) bằng tiền Đồng Việt Nam rồi bán
lại cho các thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có thể nhận tiền Đồng Việt Nam
hoặc Đô la Mỹ tuỳ theo thoả thuận hợp đồng. Một số công ty xuất khẩu có khả
năng giao dịch và tài chính tốt nên có thể bán trực tiếp cho một số khác hàng mua
ở nước ngoài, tuy nhiên con số này không nhiều. Điểm khác nhau giữa thương lái
lớn và các công ty xuất khẩu là: thông thường các thương lái chỉ bán cho thương
nhân nước ngòai và thanh tóan bằng tiền Đồng Việt Nam và giao hàng tại nhà
máy hay kho bên mua. Trong khi các công ty xuất khẩu thông thường mong muốn
thanh tóan bằng USD và có thể giao theo điều khỏan FOB. Tuy nhiên, vì lý do
cạnh tranh trong những năm gần đây hầu hết các nhà xuất khẩu tại Lâm Đồng trở
nên yếu kém trong kinh doanh, một số đông nhà xuất khẩu phá sản. Vì vậy, hầu
hết các thương lái lớn giao dịch kinh doanh trực tiếp với các thương nhân nước
ngoài đóng tại Việt Nam. Chính vì lý do này, nghiên cứu chỉ tập trung và phỏng
vấn các thương lái lớn đang tham gia chuỗi cà phê Utz.
• Các thương nhân nước ngoài: Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài: có nhà máy,
kho bãi chứa cà phê, mua bán trực tiếp với các thương lái Việt Nam (và những
nhà xuất khẩu) và trả tiền Đồng Việt Nam. Các công ty này đứng tên ký hợp
đồng, có giấy phép chế biến, xuất khẩu và bán trực tiếp cho các rang xay nước
ngoài. Các thương nhân nước ngoài cũng có nhiều ưu thế hơn các nhà xuất khẩu
Việt Nam về vốn, kiến thức kinh doanh, thị trường, năng lực…
Trong trường hợp cà phê Utz tại Việt Nam, người giữ chứng nhận hiện tại là một
số nhà xuất khẩu Việt Nam, một số thương lái lớn, một số hợp tác xã kiểu mới và
một số công ty TNHH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Người giữ chứng nhận
thực hiện các công tác:
• Tổ chức nhóm nông dân, người thu gom và huấn luyện họ tuân theo
những yêu cầu của Bộ Tiêu chuẩn;
• Thực hiện các công tác ghi chép giấy tờ, danh sách người tham gia
• Tổ chức thanh tra và trả chi phí thanh tra
• Chi trả tiền thưởng sau khi nông dân bán cà phê chứng nhận
để nông dân và người thu gom cùng nhau hoạt động như một đơn vị chứng
nhận và có thể bán cà phê chứng nhận Utz.
20
2.1.2. Phạm vi hoạt động và cấu trúc Bộ nguyên tắc Utz certified
(www.Utzcertified.org)
Phạm vi hoạt động:
Yêu cầu của Bộ nguyên tắc Utz certified được áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất
cà phê và bán cà phê Utz certified. Việc chứng nhận được thự hiện bởi bên thứ ba
và được chấp nhận bởi Utz certified.
Cấu trúc Bộ nguyên tắc Utz certified:
Sản phẩm Utz certified được truy nguyên nguồn gốc từ người trồng đến sản phẩm
cuối cùng ở nhà máy. Utz certified duy trì một web site và hệ thống truy nguyên
giúp người mua sản phẩm Utz certified truy đến những nguồn gốc chứng nhận.
Việc truy nguyên được căn cứ trên hai yếu tố:
Hệ thống truy nguyên dựa Utz certified trên web site: Khi một đơn vị
chứng nhận Utz certified bán sản phẩm cho người mua Utz certified đã
được đăng ký, sản phẩm sẻ được thông báo trên hệ thống web site này. Để
làm việc này người bán sản phẩm cần thông báo khi giao hàng, lượng
hàng và giao cho ai. Người mua nhận được thông báo và xác nhận điều
này trên hệ thống truy nguyên. Utz certified chỉ định một mã số duy nhất
cho lô hàng này.
Chuỗi giám sát: bao gồm một chuỗi giấy tờ, hậu cần và những yêu cầu kỹ
thuật cho việc truy nguyên. Những yêu cầu này bao gồm tiêu chuẩn cho
việc tách riên sản phẩm Utz certified và sản phẩm thường và giữ gìn
những hồ sơ của những người mua và bán trực tiếp.
Chương trình chứng nhận Utz certified dựa trên Bộ nguyên tắc Utz certified về
tiêu chuẩn trách nhiệm của người trồng đối với môi trường, xã hội và quản lý
nông trại hiệu quả.
Chương trình chứng nhận không đòi hỏi người trồng phải tuân theo đầy đủ những
tiêu chuẩn Bộ nguyên tắc từ lúc đầu nhưng đòi hỏi mô hình cải tạo thường xuyên.
Người trồng phải tuân theo tiêu chuẩn về an toàn cốt lõi và chất lượng từ năm đầu
tiên. Những năm sau đó, những yêu cầu kiểm tra được gia tăng thêm.
Phạm trù của Bộ nguyên tắc Utz certified được chia làm ba nhóm:
Thực hành nông nghiệp và kinh doanh tốt: giám sát quá trình kinh doanh,
lưu giử những bằng chứng về việc bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, truy nguyên cà phê, thanh tra nội bộ hàng năm…
21
Về mặt xã hội: công nhân được bảo vệ theo luật của quốc gia và công ước
quốc tế ILO về tuổi tác lao động, giờ làm việc…trẻ em được đi học,
nguồn nước uống vệ sinh…
Về mặt môi trường: ngăn chặn và giảm sói mòn đất, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật tối thiểu và có trách nhiệm, thực hành quản lý dịch hại tổng hợp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp như diện tích, năng xuất và sản lượng cây cà phê cũng như các
số liệu thứ cấp khác về tình hình sản xuất cà phê từ tài liệu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu ở Sở NN & PTNT, Vicofa, Website của Utz certified. Thu thập
dữ liệu từ về tình hình vùng nghiên cứu qua tài liệu của niên giám thống kê tỉnh
Lâm Đồng.
b. Số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng câu hỏi:
• Hộ nông dân tham gia vào chuỗi giá trị cà phê trồng theo Bộ nguyên tắc Utz ở
tỉnh Lâm Đồng. Số mẫu điều tra gồm ….hộ, trong đó ….hộ tham gia chuỗi giá
trị cần nghiên cứu, ….hộ tham gia chuỗi thông thường.
• Các thương lái nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị cà phê trồng theo Bộ nguyên tắc
Utz
• Các thương lái lớn/công ty xuất khẩu Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị cà
phê trồng theo Bộ nguyên tắc Utz
• Công ty giám định cà phê tham gia vào chuỗi giá trị cà phê trồng theo Bộ
nguyên tắc Utz.
• Các công ty TNHH 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có tham gia
vào chuỗi giá trị cà phê trồng theo Bộ nguyên tắc Utz.
Nội dung các phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thu thập những thông tin
cần thiết đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.2.2. Phương pháp phân tích
2.2.2.1. Phân tích định tính
Trong phạm vi của đề tài tác giả sử dụng phương pháp này để mô tả chuỗi cung
ứng cà phê sản xuất theo Bộ nguyên tắc Utz certified tại tỉnh Lâm Đồng, đặc điểm
22
của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị và mô tả quá trình cung ứng sản
phẩm, giá trị tăng thêm của thành phần trong chuỗi.
2.2.2.2. Phân tích định lượng
- Các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý, tính toán, so sánh và biểu hiện qua các bảng
biểu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh như:
Tổng chi phí: phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất. Chi phí này
phản ảnh nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô trồng, kỹ thuật, máy móc, lao động…
Tổng chi phí sản xuất = chi phí máy móc + chi phí vật chất + chi phí dịch vụ + chi
phí lao động
Doanh thu: chỉ tiêu này phản ánh kết quả của quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này cao hay
thấp phụ thuộc vào năng suất, giá bán.
Doanh thu = sản lượng x giá bán
Lợi nhuận: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí.
Thu nhập: là chỉ tiêu phản ánh khoản thu từng năm để đánh giá mức sống của nông dân
và thu nhập của hộ nông dân.
Thu nhập = lợi nhuận + chi phí công lao động nhà.
Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị: Giá trị gia tăng (GTGT) được tạo ra bởi các tác
nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị.
GTGT = Tổng giá trị sản phẩm – Giá trị hàng hoá trung gian (chi phí đầu vào)
Hiệu quả kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và phần chi phí bỏ ra
trong quá trình sản xuất. Và lúc đó người ta quan tâm đến kết quả sản xuất với mong
muốn với những đầu ra vào hữu hạn mà vẫn thu được kết quả hay năng suất cao.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (T
LN/CP
)
T
LN/CP
= Lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí
đầu tư cho kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (T
LN/DT
)
T
LN/DT
= Lợi nhuận/doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu phản ánh trong kết quả
hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thì đạt được bao nhiêu
23
đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
2.2.2.3. Phương pháp chuỗi giá trị:
Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị nhằm phân tích mối quan hệ và nhiệm vụ của các
thành phần tham gia trong chuỗi, tính toán sự phân phối lợi nhuận và chi phí marketing.
Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp chuỗi giá trị bao gồm:
- Sơ đồ chuỗi giá trị
- Phân phối chi phí và lợi nhuận giữa các bên tham gia: tính chi phí và lợi nhuận thu được
của các thành phần trong chuỗi trên 1kg sản phẩm.
Trong đó:
Tổng chi phí = Giá vốn + Chi phí marketing
Chi phí marketing: là toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động của những đơn vị
thu mua như vận chuyển, bốc xếp, thuế, đóng gói sản phẩm và chi phí hao hụt sản phẩm.
Chi phí marketing = Chi phí vận chuyển + Chi phí bốc xếp + Chi phí đóng gói + Chi phí
hao hụt
Giá vốn của nông dân = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí sau thu hoạch +
chi phí chứng nhận.
Giá vốn của thương lái nhỏ = Giá bán của nông dân + chi phí chứng nhận.
Giá vốn của thương lái lớn = Giá bán của các thương lái nhỏ + chi phí chế biến (nếu có)
+ chi phí chứng nhận.
Giá vốn của thương nhân nước ngoài = Giá bán của các thương lái lớn + chi phí chế biến
(nếu có) + chi phí chứng nhận + chi phí xuất khẩu.
Lợi nhuận = Giá bán – Tổng chi phí sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm
Biên tế marketing = Chi phí marketing + Lợi nhuận của người phân phối
2.2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở số liệu đã được tổng hợp lại thành các nhóm, sử dụng thống kê mô tả để tính
ra các số trung bình, min, max của những đại lượng như năng suất, chi phí, lợi nhuận.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alina Amador, 2008. Analysis organizational adaptions in the coffee value chain to
comply with Utz certified and 4C code of conduct (case study for Vietnam), 63 trang.
2. Bùi Tuấn (UFE), 2008. Kết quả thực hiện thử nghiệm chuỗi giá trị cà phê cho đồng bào
thiểu số.
3. Bộ NN & PTNT, Quyết Định 1327/QĐ-BNN-TT, phê duyệt dự án khuyến nông Trung
ương “Sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên".
4. Chương trình phát triển MPI-GTZ SME, 2006. Phân tích chuỗi giá trị Bơ trái Đăk Lăk,
GTZ, 97 trang.
5. Daniele Giovannucci, 2001. Sustainable coffee survey of the North American specialty
coffee industry, 32 trang.
6. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của
Việt Nam).
7. Fair Trade coffee Talking Points. < />grening/downloads/FT_coffee_talking_pts.pdf>
8. Graeme Auld, 2010. Assessing certification as governance: Effects and Broader
consequences for coffee. The Journal of Environment Development 2010 (19): 215 trang.
9. ICO, 2008. International coffee Agreement 2007.
10. Ingrid Fromm, Frant Hartwich and Gustavo Romero, 2010. Innovative Trajectories in
Honduras Coffee value chain, 290 trang.
11. IDH, 2011. Sustainable cocoa fund study,27 trang.
12. Jason Potts, Jessica van der Meer, Jaclyn Daitchman, 2010. The State of sustainability
initiatives review 2010: Sustainability and transparency, 159 trang.
13. Jeremy Jeremy Haggar, 2011. Impacts of Climate Change in the Pilot country Vietnam
the Coffee & Climate Initiative, 25 trang.
14. Kodigehalli, Bhavya Venkatesh (2011). Valua chain analysis for coffee in Karnataka,
India, 76 trang.
15. Loconto, A ,2010. Value chains and chains of values: Tracing Tanzania tea, 16 trang.
16. Raphael Kaplinsky và Mike Morris, 2010. Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị (Kim Chi
dịch). Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright , niên khoá 2011-2013, 62 trang.
17. Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê, 2003 và 2011.
18. Trần Thị Quỳnh Chi và cộng sự, 2007. Hồ sơ ngành hàng cà phê Việt Nam, 20 trang.
19. Trần Tiến Khai và cộng sự, 2011. Báo cáo Phân tích chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre.
20. Verena Bitzer, Mara Francken, Pieter Glasbergen (2008). Intersectoral pertnerships for a
sustainable coffee chain: really addressing sustainability or just picking (coffee)
cherries?,284 trang.
25