Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Và tình huống liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.73 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ở nước ta từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra một môi
trường kinh tế xã hội thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá và phát triển kinh tế
trong suốt hai thập kỷ vừa qua. Quá trình đổi mới này cũng đã tạo ra một môi trường
hoàn toàn khác cho quan hệ lao động ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bảo đảm việc
làm cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước nay chỉ còn là câu chuyện
quá khứ, sự khác biệt về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động đang
trở nên ngày một lớn, điều này đã dẫn đến số lượng các vụ tranh chấp lao động liên tục
tăng trong suốt những năm vừa qua.
Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, số lượng các vụ tranh chấp lao động xảy ra có
nguyên nhân là những bất đồng giữa tập thể người lao động và chủ sử dụng lao động
về vấn đề lợi ích mà cụ thể là trong việc tập thể người lao động yêu cầu xác lập điều
kiện lao động mới (như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng,
định mức lao động…) có lợi hơn cho họ so với điều kiện làm việc trước đây, đã chiếm
tỉ lệ cao và liên tục tăng trong tổng số những vụ tranh chấp lao động đã xảy ra. Đây là
một hình thức tranh chấp lao động đặc biệt, đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết riêng
cho nó. Tuy nhiên phải đến khi Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Bộ Luật lao
động của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2006 được ban hành thì pháp luật lao động Việt Nam mới thừa nhận tranh chấp lao
động tâp thể về lợi ích là một loại hình tranh chấp lao động và đưa ra cơ chế giải quyết
riêng cho nó.
Chính vì vậy với bài tập học kỳ này em xin đề cập đến vấn đề “ Cơ chế giải
quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Và tình huống liên quan”. Em rất mong
được sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 20/11/2010.
1
BÀI LÀM
I. Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích.
1. Phân tích :
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là một hiện tượng xã hội phổ biến


trong nền kinh tế thị trường. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ngày càng xảy
ra phổ biến ở Việt Nam, đây là một loại hình tranh chấp có quy mô lớn, nó sẽ gây
tác động tiêu cực đến cuộc sống người lao động cũng như sự bình ổn của nền kinh
tế xã hội. Trong khi tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp về quyền thì
các tranh chấp lao động tập thể có thể là tranh chấp về quyền hoặc lợi ích. Do đó
cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cũng có những nét khác
biệt so với các loại tranh chấp khác, thể hiện rõ đặc trưng của loại tranh chấp này.
Theo khoản 3 Điều 157 BLLĐ thì : “ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh
chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy
định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng
ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở
doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng
lao động.
• . Đặc điểm của tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
TCLĐ tâp thể về lợi ích có những đặc điểm riêng, giúp ta phân biệt nó với các tranh
chấp khác, bao gồm:
- TCLĐ luôn phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động, là tranh chấp đòi hỏi
quyền lợi về lợi ích của tập thể người lao động và đối với người sử dụng lao động
2
- TCLĐ là loại tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể lớn: Tranh
chấp xảy ra giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động trong phạm vi toàn
doanh nghiệp thì lúc đó TCLĐ sẽ có tác động xấu đến sự ổn định của quan hệ lao
động, đến sản xuất và trật tự an toàn xã hội.
- TCLĐ tập thể về lợi ích là những tranh chấp về lợi ích giữa 2 bên chủ thể. Tức là
TCLĐ vẫn có thể phát sinh trong những trường hợp có hoặc không có vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực lao động. Phần lớn các trường hợp vi phạm pháp luật lao động là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tranh chấp lao động song cũng không có ít trường hợp
vi phạm pháp luật lao động nhưng lại không làm phát sinh TCLĐ và ngược lại.
-TCLĐ tập thể về lợi ích nói riêng và tranh chấp lao động nói chung là loại tranh chấp
có tác động trực tiếp và rất lớn đối bản thân và gia đình người lao động tác động lớn

đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế, chính trị toàn xã hội.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích
a. Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động:
Cơ chế giải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến
hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá
nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền
nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích
hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và
người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định
trong sản xuất. Trên tinh thần đó cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích được tiến hành theo một trình tự, thủ tục như sau :
b. Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo Điều 169 BLLĐ năm 2007 thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm :
1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài.
3
• Cụ thể :
+ Hội đồng hòa giải cơ sở là cơ quan được thành lập có chức năng duy nhất
là hòa giải tranh chấp lao động ở cơ sở có sử dụng lao động có tổ chức công đoàn
cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời. Thành phần của hội đồng hòa giải
bao gồm đại diện ngang nhau của người lao động và người sử dụng lao động,
ngoài ra các bên có thể thỏa thuận lựa chọn thêm các thành viên khác tham gia,
cho nên thành phần của hội đồng hòa giải luôn là số chẵn khác với thành phần là
số lể của hội đồng trọng tài. Nhiệm kì của HĐHGCS là 2 năm và hai bên luân
phiên nhau làm chủ tịch và thư kí. Hội đồng hòa giải hoạt động theo nguyên tắc
thỏa thuận, nhất trí.
Hội đồng hòa giải cơ sở khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có
trách nhiệm :
- Một là tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động

- Hai là tìm hiểu vụ việc, gạp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên
quan, thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh chấp cung cấp đầy đủ tài
liệu, chứng cứ liê quan đến vụ việc phải hòa giải.
- Ba là đưa ra phương án hòa giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét thương
lượng.
- Bốn là báo cáo và bàn giao toàn bộ hồ sơ đối với vụ tranh chấp lao động
không thành cho hội đồng trọng tàilao động để kị thời giải quyết theo đúng quy
định của pháp luật.
Ngoài ra, hội đồng hòa giải cơ sở còn có trách nhiệm báo cáo định kỳ về
hoạt động của hội đồng với người sử dụng lao động, ban chấp hành công đoàn cơ
sở, cư quan lao động cấp huyện trước ngày 10 tháng 6 và tháng 12 hàng năm hoặc
báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4
+ Hòa giải viên lao động do cơ quan lao động cấp huyện cử ra để thực hiện
nhiêm vụ hòa giải các tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, tranh chấp liên quan
đến hợp đồng học nghề, chi phí học nghề. Theo quy định trước đây của luật thì
thành phần đương nhiên của hòa giải viên là cán bộ lao động các quận, huyện.
Còn hiện nay theo quy định mới của luât thì thành phần của hòa giải viên còn bao
gồm liên đoàn lao động các quận, huyện và tương đương, đó là cơ quan công đoàn
khu công nghiệp, khu chế xuất, công đoàn nghành nghề địa phương…
Hòa giải viên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ở những nơi chưa
có hội đồng hòa giải cơ sở và thưch hiện nhiệm vụ trong phạm vi địa bàn do
UBND huyện quản lí.
+ Thời hạn hòa giải được tiến hành trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đơn hòa giải. Đối với việc lập biên bản hòa giải bắt buộc phải có chư kí
của cả hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày kể từ ngày lập biên bản.
+ Hội đồng trọng tài lao động do chủ tịch UBND Tỉnh ta quyết định thành lập.
Thành phần bao gồm đại diện của các bên :r đại diện phía nhà nước là Sở lao động
thương binh và xã hội gồm giám đốc sở là chủ tịch hội đồng trọng tài kiêm nhiệm,
thư ký hội đồng do công chức cơ quan lao động đảm nhiệm là thành viên chuyên

trách. Đại diện cho phía người sử dụng lao động là đại diện của VCCI ( Phòng
công nghiệp và thương mại Việt Nam), hoặc VCCA (Liên minh hợp tác xã ở địa
phương). Đại diện cho người lao động là Công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành
công đoàn lâm thời. Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận mời thêm các thành viên
khác như đại diện của hội luật gia, những người hoạt động xã hội có uy tín, thành
phần của HĐTT phải là số lẻ có từ 5 đến 7 người để đảm bảo nguyên tắc biểu
quyết theo đa số và HĐTT có nhiệm kì hoạt động là 3 năm.
Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có
nhiệm vụ :
- Một là : Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp và những người có liên
quan,
5
- Hai là : yêu cầu các bên tranh chấp tới phiên họp hòa giải hoặc giải quyết
tranh chấp do hôi đồng trong tài triệu tập,
- Ba là : đưa ra phương án hòa giải để hai bên tranh chấp xem xét, thương
lượng,
- Bốn là : lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Ngoài ra,
HĐTT có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về hòa giải các tranh
chấp lao động cho hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động tại
địa phương.
c. . Trình tự thủ tục giải quyết tranhchấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo Điều 170 BLLĐ trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích được tiến hành như sau :
Một là : Nhận đơn yêu cầu hòa giải của vụ tranh chấp lao động tập thể về
lợi ích. Mỗi bên hoặc cả hai bên khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp phải làm đơn
yêu cầu theo mẫu số 6 ban hành kèm theo thong tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH gửi
hội đồng hòa giải đối với nơi có hộ đồng hòa giải, hoặc gửi cơ quan lao động cấp
huyện trong trường hợp vụ tranh chấp xảy ra ở nơi chưa có HĐHG hoặc trong
trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc đại diện tập thể lao động thỏa
thuận với người sử dụng lao động quyết định lựa chọn hòa giải viên lao động giải

quyết. Thư ký HĐHG hoặc cán bộ của cơ quan lao động cấp huyện được phân
công khi nhận đơn phải vào sổ theo dõi, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm nhận
đơn và chuyển ngay cho HĐHG lao động hoặc lãnh đạo cơ quan lao động cấp
huyện đẻ phân công hào giải viên lao động tìm hiểu và xử lí vụ việc.
Hai là : Chuẩn bị phiên họp hòa giải vụ tranh chấp của HĐHG lao động cơ
sở hoặc hòa giải viên lao động. Thành viên hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên
lao động được phân công giải quyết vụ tranh chấp phải nhanh chóng tiến hành
tìm hiểu vụ việc và dự kiến phương án giải quyết. Trường hợp vụ tranh chấp do
HĐHG giải quyết thì chủ tịch HĐHG phải tổ chức cuộc họp của hội đồng để thảo
luận dự kiến phương án giải quyết, phương án giải quyết phải được các thành viên
6

×