Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bao thanh toán (bài in)x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.68 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I. Mở đầu................................................................................................................2
II. Nội dung..............................................................................................................3
1. Khái niệm bao thanh toán và pháp luật bao thanh toán.......................................3
2. Chủ thể của quan hệ bao thanh toán.......................................................................4
2.1. Bên bao thanh toán.............................................................................................4
2.1.1. Khái niệm........................................................................................................4
2.1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về bên bao thanh toán...............................4
2.1.2.1. Loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động bao thanh toán.........4
2.1.2.2. Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán..............................................5
2.1.2.3. Điều kiện để tiến hành hoạt động bao thanh toán........................................5
2.2. Bên được bao thanh toán....................................................................................6
2.2.1. Khái niệm........................................................................................................6
2.2.2. Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán.........................................6
3. Đối tượng của quan hệ bao thanh toán..................................................................6
4. Hợp đồng bao thanh toán..........................................................................................8
4.1. Khái niệm.............................................................................................................8
4.2. Nội dung hợp đồng bao thanh toán...................................................................8
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên:...............................................................................9
5.1. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán...................................................9
5.1.1. Quyền của đơn vị bao thanh toán......................................................................9
5.1.2 Nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán.................................................................10
5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bán hàng...............................................................10
5.2.1. Quyền của bên bán hàng:..................................................................................10
5.2.2. Nghĩa vụ của bên bán hàng:..............................................................................10
6. Giao kết và thực hiện hợp đồng bao thanh toán...................................................11
6.1. Giao kết hợp đồng bao thanh toán.......................................................................11
6.2. Thực hiện hợp đồng bao thanh toán.....................................................................11
III. Kết luận..................................................................................................................13
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................14


...........................................................................................................................................12
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
I. Mở đầu:
Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế từng bước được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hòa hóa, dịch vụ,
lao động và vốn ngày càng mở rộng. Trước thời thế này, Việt Nam chúng ta đang từng bước
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và
khó khăn, thách thức đang xen.
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt
Nam có những chuyển biến tích cực cả về quy mô lẫn chất lượng, qua đó góp phần đáng kể
cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng nóng của tín dụng
thì các hình thức tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu các sản phẩm mới phục vụ cho sự
phát triển đa dạng của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký
quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các
tổ chức tín dụng Việt Nam là một bước tiến rất quan trọng góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập. Bao thanh toán là nghiệp vụ
không còn xa lạ gì đối với nhiều quốc gia trên thế giới và nó đã mang lại lợi ích thiết thực
cho khách hàng lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ. Qua một thời gian triển khai hoạt động, mặc
dù có những dấu hiệu tích cực nhưng tình hình bao thanh toán ở Việt Nam vẫn chưa thực sự
phát triển và chưa thể hiện hết những ưu điểm vốn có của nó. Điều này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau, từ phía Nhà nước với những bất cập môi trường pháp lý, từ chính
bản thân các đơn vị thực hiện bao thanh toán và thái độ của các doanh nghiệp.
Như vậy một trong những nguyên nhân bao thanh toán ở Việt Nam chưa thực sự phát
triển đó là những bất cập từ môi trường pháp lý. Quy chế 1096 đã quy định những vấn đề
cơ bản trong hoạt động bao thanh toán, tuy nhiên, quy chế này vẫn còn nhiều điểm hạn chế
và không thống nhất với nghiệp vụ bao thanh toán phổ biến trên thế giới. Chính vì thế, các
tổ chức tín dụng vẫn chưa mạnh dạn triển khai rộng rãi hoạt động này.Để hiểu rõ hơn về
những quy chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam cũng như những bất cập trong môi
trường pháp lý, nhóm chúng tôi xin trình bày đề tài “Pháp luật về hoạt động bao thanh
toán”.

2
II. Nội dung:
1. Khái niệm bao thanh toán và pháp luật bao thanh toán:
- Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên bán hàng) thông qua việc mua lại các khoản phải
thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên
mua hàng, sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên mua hàng) thoả thuận trong hợp đồng
mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (Theo điều 2, quy chế hoạt động bao thanh toán của
các tổ chức tín dụng1096/2004/QĐ-NHNN có sửa đổi, bổ sung trong khoản 1, điều 1
30/2008/QĐ-NHNN)
- Pháp luật về bao thanh toán là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức tín dụng cung ứng tín dụng cho bên bán hàng thông
qua việc mua lại các khoản phải thu thuộc quyền đòi nợ của bên bán hàng đối với bên mua
hàng.
Theo công ước về bao thanh toán quốc tế của UNIDROIT 1988, nghiệp vụ bao
thanh toán được định nghĩa như là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn
hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng. Theo đó, tổ chức tài
trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng (gồm cho vay
và ứng trước tiền), quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải
thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.
Còn theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI) thì định nghĩa bao thanh toán là
một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo
hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là một sự thỏa
thuận giữa người cung cấp dịch vụ bao thanh toán với người cung ứng hàng hóa, dịch vụ
hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa.
Như vậy, việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là “một hình thức cấp tín dụng” đã
khiến toàn bộ nội dung quy chế 1096 lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán.
Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về bao thanh toán trên thế giới.
Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách,
thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh

3
toán so với việc cấp tín dụng thông thường. Hơn nữa, vì là hình thức cấp tín dụng, nên
khoản ứng trước chỉ đơn thuần là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở
hữu của người bán. Chính sự không chính xác trong việc định nghĩa nghiệp vụ bao thanh
toán đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển giao
quyền đòi nợ từ người bán sang đơn vị bao thanh toán.
Mặt khác, định nghĩa bao thanh toán là “hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín
dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”, điều này đã tạo sự nhập
nhằng, khó hiểu vì quan hệ tín dụng và quan hệ mua bán là hai mối quan hệ tách biệt nhau,
nhưng lại đưa vào trong cùng một hoạt động. Việc này cũng làm cho hoạt động bao thanh
toán ở Việt Nam chưa phát huy được ưu điểm của nó.
2. Chủ thể của quan hệ bao thanh toán:
Trong quan hệ bao thanh toán, có sự tham gia của bên bao thanh toán và bên được bao
thanh toán. Hai bên thỏa thuận và kí hợp đồng với nhau.
2.1.Bên bao thanh toán:
2.1.1. Khái niệm:
Bên bao thanh toán là tổ chức tín dụng được cấp phép để tiến hành cấp tín dụng cho
khách hàng của mình dưới hình thức mua lại các khoản phải thu thương mại.
2.1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về bên bao thanh toán:
2.1.2.1. Loại hình tổ chức tín dụng được quyền thực hiện hoạt động bao thanh toán (Quy định tại
khoản 2, điều 1, quy chế hoạt động bao thanh toán 1096/2004/QĐ-NHNN và sửa đổi bổ
sung tại khoản 2 điều 1, quyết định 30/2008/QĐ-NHNN)
- Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng:
+ Ngân hàng thương mại nhà nước.
+ Ngân hàng thương mại cổ phần.
+ Ngân hàng liên doanh.
+ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
+ Công ty tài chính.
+ Công ty cho thuê tài chính.
4

- Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Tổ chức tín dụng.
Cũng theo quy chế 1096, chỉ các tổ chức tín dụng mới được thực hiện nghiệp vụ bao
thanh toán, việc này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực về tài
chính và thẩm định khách hàng muốn cung cấp dịch vụ này.
2.1.2.2. Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán: ( Quy định tại điều 7, quy chế hoạt động bao
thanh toán 1096/2004/QĐ-NHNN và có sửa đổi bổ sung tại khoản 3, điều 1, quyết định
30/2008/QĐ-NHNN.
- Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức
tín dụng có đủ các điều kiện sau:
+ Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán.
+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất
dưới 5%; không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân
hàng.
+ Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
- Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này, tổ chức tín dụng xin hoạt động bao
thanh toán xuất-nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
- Đối với Công ty cho thuê tài chính, chỉ được thực hiện hoạt động bao thanh toán khi có
mức vốn điều lệ tương đương với mức vốn pháp định quy định đối với Công ty tài chính.
2.1.2.3. Điều kiện để tiến hành hoạt động bao thanh toán (Được quy định tại điều
10, quy chế 1096/2004/QĐ-NHNN và sửa chữa, bổ sung tại khoản 5, điều 1, quyết định
30/2008/QĐ-NHNN.
- Trước khi thực hiện hoạt động bao thanh toán, tổ chức tín dụng phải tiến hành đăng
ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh và đăng báo Trung ương, địa phương 3 số liên tiếp bằng
tiếng Việt theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tổ chức tín dụng phải gửi tới Ngân hàng Nhà nước các số báo đã đăng, bản sao giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu
khác có liên quan.

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×