ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7
Câu 1: Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?
Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc
nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 2: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?
Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và
da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
Câu 3:Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ?
Đặc điểm chung:
-Thân mềm, không phân đốt.
-Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
-Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
-Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu
giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Vai trò:
-Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
-Làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường nước.
-Làm đồ trang sức, trang trí.
Câu 4:Em thường gặp ốc sên ở đâu ? khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?
Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên
phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm
giảm ma sát và để laih vết đó ở trên lá cây.
Câu 5: Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Hỏa mù mực che mắt
động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chốn chạy không ?
Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính. Hỏa mù của mực làm tối đen cả một vùng
nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng tế
bào thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn.
Câu 6: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?
Cơ thể có ba phần rõ rệt: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân thường có 2 đôi cánh là
những đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung.
Câu 7: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm ?
Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho
các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng
tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
Câu 8: Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ?
Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
-Phần đầu – ngực gồm:
+Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
+Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
-Phần bụng gồm:
+Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Câu 9: Cơ thể Nhện gồm mấy phần ? So sánh các phần cơ thể với Giáp Xác, vai trò của mỗi
phần cơ thể ?
Cơ thể nhện gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
- Đầu – ngực và bụng: là trung tâm của vận động và định hướng.
- Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
So với giáp xác, nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần
phụ. Ở nhện, phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi
chân làm nhiệm vụ di chuyển.
Câu 10: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống ?
Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu
dài với điều kiện sống thể hiện ở:
- Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là chân bơi,
ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
- Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức ăn rắn khác nhau.
- Đặc điểm thần kinh (đặc biệt não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để
hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ.
Câu 11: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn ? Ý nghĩa ?
Trong sự thụ tinh, ngoài số lượng trứng do cá chép cái đẻ ra lớn vì thụ tinh ngoài tỉ lệ
tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh ít, vì sự thụ tinh xảy ra ở trong môi trường nước không
được an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kiện môi trường nước có thể không phù hợp với
sự phát triển trứng như: nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp…
Câu 12:Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước?
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước:
- Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc.
- Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
- Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ bởi một lớp da tiết chất nhầy.
- Vây có hình dạng như bơi chèo, giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự
thăng bằng.
Câu 13: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động
trong môi trường nước?
Hệ tiêu hóa có sự phân hóa rõ rệt. Hô hấp bằng mang. Hệ tuần hoàn ở cá thuộc hệ tuần
hoàn kín, nhưng mới có một vòng tuần hoàn với tim 2 ngăn. Thận giữa ở cá làm nhiệm vụ
bài tiết. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh.
Bộ não phân hóa, trong đó có hành khứu giác, thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn cả.
Câu 14: Nêu đặc điểm chung và vai trò của cá trong đời sống con người?
Đặc điểm chung của cá:
- Sống hoàn toàn ở nước.
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
- Tim 2 ngăn, máu lưu thông trong 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ
tươi.
- Thụ tinh ngoài. Là động vật biến nhiệt.
Vai trò:
- Cung cấp thực phẩm
- Nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa.
Câu 15: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun Dẹp ? Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho
ngành ?
Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để đặt tên cho ngành Giun Dẹp vì đặc điểm này
được thể hiện triệt để nhất trong tất cả các đại diện của ngành và cũng giúp dễ phân biệt với
giun tròn và giun đốt .