Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Châu. địa 8. tuần 25. tiết 29,30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.15 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Tuần :25 Ngày soạn :12/02/2011
Tiết :29 Ngày dạy :15/02/2011
Bài 25
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Sau bài học, HS cần:
-Lãnh thổ Việt Nam được hình thành qua mấy giai đoạn
-Đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn hình thành lãnh thổ Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới địa hình
khoáng sản của đất nước.
2.Kỹ năng:
-Đọc hiểu sơ đồ địa chất, các khái niệm địa chất đơn giản.
-Nhận biết và xác định trên bản đồ các vùng địa chất kiến tạo của Việt Nam.
3.Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường tài nguyên khoáng sản.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phóng lớn sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số. 8A1 8A2 8A3
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1.Vùng biển nước ta đã đem lại cho nhân dân ta những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 2: Hãy chứng minh rằng vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?
3. Bài mới
* Vào bài: Như chúng ta đã biết tài nguyên khoáng sản của nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Có
được điều này là do nước ta có lịch sử kiến tạo địa chất trải qua nhiều giai đoạn lâu dài và phức tạp.Đó
là những giai đoạn nào và đặc điểm của mỗi giai đoạn ra sao. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
* Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VHS NỘI DUNG BÀI HỌC
GV yêu cầu hs dựa vào SGK cho biết lãnh thổ Việt


Nam phát triển trải qua mấy giai đoạn? Đó là những
giai đoạn nào?
1. Hoạt động 1. Cả lớp / Cá nhân.
Bước 1. Quan sát bảng niên biểu địa chất 25.1 cho biết
giai đoạn Tiềm Cambri xãy ra cách đây bao nhiêu
năm? Có những đặc điểm chính gì?
Hs trả lời Gv kết luận.
Bước 2. Quan sát sơ đồ vùng địa chất kiến tạo cho biết
giai đoạn này có những mảng nền cổ nào?
Gv mở rộng từ những cơ sở này cho thấy Việt Nam
vào thời kỳ này hoạt động kiến tạo xãy ra vô cùng
mạnh mẽ có đầy đủ các loại vận động tạo sơn liên tục,
biển tiến, thoái tạo lục lớp vỏ thạch quyển liên tục
thay đổi
1. Giai đoạn tiền cambri
-Là giai đoạn đầu tiên cách đây 570 triệu
năm
-Đại bộ phận nước ta còn là biển.
-Các nền mãng cổ tạo thành các điểm tựa
cho sự phát triển lãnh thổ sau này như nền
mãng Việt Bắc, Sông Mã, Kon Tum
-Sinh vật rất ít và đơn giản.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Bước 3. Dựa bảng niên biểu địa chất 25.1 cho biết
sinh vật trong giai đoạn này như thế nào và giải thích
tại sao?
Bầu khí quyển chủ yếu là CO2 có rất ít oxi

Chuyển ý: Sau khi giai đoạn này kết thúc thì toàn bộ
miền nền được lặp lại và bắt đầu một giai đoạn mới
( hồi sinh, kiến tạo hình thành địa máng mới trên nền
đã từng có địa máng cũ.)
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm nhỏ / Cặp.
Bước 1: Dựa vào SGK bảng niên biểu địa chất
25.1cho biết giai đoạn này có mấy đại?
? Kéo dài bao lâu? Cách đây mấy triệu năm?
Bước 2: Giai đoạn này hoạt động kiến tạo rất mạnh
mẽ và có 4 chu kỳ vận động tạo núi lớn. Đó là những
chu kỳ nào?
Gv mở rộng. Mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha.
Pha 1. Sụt võng và bồi trầm tíchnước biển
tràn vàoKhí hậu nhiệt đới ẩm.
Pha 2. Nâng và uốn nếp.
Bước 3: Vận động tạo sơn làm cho lãnh thổ trong giai
đoạn này có đặc điểm gì?
Bước 4: Sinh vật trong giai đoạn này có đặc điểm gì?
Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật
ở nước ta vào giai đoạn này như thế nào?
Bầu khí quyển bắt đầu có oxi và giảm dần khí CO2
Gv mở rộng đồng thời chuyển ý: Kết thúc giai đoạn
này là giai đoạn này trung gian. Đây là giai đoạn rất
yên tỉnh của nội lực chỉ có ngoại lực san bằng địa hình
dương, bồi lắp địa hình âm. Toàn bộ địa hình Việt
Nam là bán bình nguyên khổng lồ, đơn điệu kéo dài từ
bắc đến nam. Khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng khô hơn do
địa hình đã được bồi đắp. Sinh vật nhiều, đa dạng hơn
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm nhỏ / Cặp
Bước 1. Nêu thời gian, vận động quan trọng nhất

của giai đoạn này?
- Vận động tạo sơn Hymalaya.
- Vận động này xãy ra trong thời gian ngắn nhưng
có tính chất quyết định hình dạng lãnh thổ Việt Nam
hiện nay.
- Vận động này chia làm 6 chu kỳ mỗi chu kỳ có 2
pha hoàn toàn khác trước.
Pha 1: Nâng và phá vở
Pha 2: Yên tỉnh
Bước 2: Nêu các hoạt động tân kiến tạo diễn ra mạnh
mẽ đến ngày nay.
2. Giai đoạn cổ kiến tạo.
- Gồm hai đại cổ sinh và trung sinh. Cách
đây 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm.
-Nền mãng Bắc Trường Sơn, Đông Bắc,
Đông Nam Bộ
-Có nhiều cuộc tạo núi lớn phần lớn lãnh
thổ nước ta tạo thành đất liềntạo nhiều
núi đá vôi và than đá ở miền Bắc.
- Sinh vật
+ Đại cổ sinh. Không có sinh vật trên cạn
do lớp vỏ thạch quyển còn biến đổi. Sinh
vật chủ yếu là dương xỉ chưa có thực vật
thân gổ.
+ Đai trung sinh: Sinh vật phát triển mạnh
là thời kỳ cực thịnh của bò sát khủng long
và cây hạt trần.
3 . Giai đoạn tân kiến tạo
- Cách đây 25 triệu năm.
-Là giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng

-Vận động tân kiến tạo diễn ra mạnh mẽ
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Bước 3: Nêu sinh vật nổi bật của giai đoạn này?

nâng cao địa hình làm cho núi non sông
ngòi trẻ lại.
-Các cao nguyên đồng bằng phù sa trẻ
hình thành.
-Biển Đông mở rộng và tạo ra các mỏ (Bô
xít, dầu khí, than bùn)
-Sinh vật phát triển hoàn thiện, phong phú
đa dạng.
-Loài người xuất hiện
4 . Kết luận, đánh giá.
? Trình bày những đặc điểm chính của mỗi giai đoạn hình thành lãnh thổ nước ta
5. Hoạt động nối tiếp.
- Dặn dò:+Về nàh học bài cũ,
+ Chuẩn bị bài 26 câu hỏi SGK
+ Xem lại kiến thức về kí hiệu và các mỏ KS lớp 6
IV. PHỤ LỤC
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU

Tuần :25 Ngày soạn :15/02/2011
Tiết :29 Ngày dạy :18/02/2011
Bài 26.
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1 .Kiến thức:
-Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ, đó là một
nguồn lượng quan trọng để công nghiệp hoá đất nước
-Nắm được mỗi liên hệ với lịch sử phát triển đất nước. Giải thích đước vì sao nước ta lại giàu khoáng
sản
2.Kỹ năng:
-Đọc bản đồ nắm vững các kí hiệu khoáng sản, ghi nhớ một số địa danh có khoáng sản trên bản đồ.
3.Thái độ:
-Có ý thức và bảo vệ môi trường tài nguyên khoáng sản.Sử dụng tiết kiệm
- Có tình yêu quê hương đất nước
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ địa chất Việt Nam.
-Mẫu vật khoáng sản.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp kiểm tra sĩ số. 8A1 8A2 8A3
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Nêu đặc điểm của giai đoạn tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay? (HS
tự trả lời)
3. Bài mới
* Vào bài. Việt Nam là một nước có lịch sử phát triển lâu dài qua hàng trăm triệu năm với nhiều giai
đoạn. Đồng thời nước ta nằm trong 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là Địa Trung Hải và Thái
Bình Dương. Điều naỳ ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên khoáng sản nước ta chúng ta sẻ được biết
trông bài học hôm nay.

* Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1 : Cá nhân / Cả lớp .
Bước 1 . Gv yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức
khoáng sản là gì? Mỏ khoáng sản là gì? Thế nào
là quặng khoáng sản?
Bước 2: Nước ta đã phát hiện có bao nhiêu
mỏ, loại khoáng sản?
Bước 3: Nhận xét về số lượng và mật độ các
mỏ trên diện tích lãnh thổ nước ta. (Không tập
trung)
? Quy mô và trữ lượng khoáng sản nước ta như
thế nào?
1.Việt Nam là một nước giàu tài nguyên
khoáng sản
-Nước ta đã khảo sát và thăm dò được trên
5 000 điểm quăng và tụ khoáng của gần
60 loại khoáng sản. . . . .
- Khoáng sản nước ta rất giàu bao gồm kim
loại, phi kim loại, á kim, đá quý . .
-Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Bước 4: Lên chỉ trên bản đồ một số mỏ có có
trữ lượng lớn? (HS chỉ)
? Giải thích vì sao Việt Nam lại là một nước
giàu KS
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

Bước 1: Nêu đặc điểm khoáng sản nước ta qua
từng giai đoạn: Giai đoạn Tiền camBri,
Giai đoạn Cổ kiến tạo,giai đoạn Tân kiến tạo
Chúng được phân bố ở đâu?
3. Hoạt động 3: Cả lớp.
Bước 1: Nêu vai trò của khoáng sản trong đời
sống?
Bước 2. Có mấy loại tài nguyên? Khoáng sản
thuộc loại tài nguyên nào?
Bước 3: Hiện nay vấn đề khai thac tài nguyên ở
nước ta như thế nào?
? Nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
khoáng sản.
Bước 4: Môi trường xung quanh khu vực khai
thác tài nguyên của nước ta như thế nào? Nhà
nước ta đã làm gì để bảo vệ tài nguyên khoáng sản
và bảo vệ môi trường?

Bước 5: Địa phương em có tài nguyên KS nào
không ? Bôxit (Đắc Nông, Gia Lai),vàng, đá quý

2.Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước
ta.
Giai đoạn Các loại
KS
Nơi phân bố
a.Tiền
Cambri
-Than,
đồng ,

chì, sắt
đá quý .
. .
-Các nền cổ Việt
Bắc, Hoàng Liên
Sơn, Kon Tum
b. Cổ kiến
tạo
Apatít,
than,
sắt,
thiếc. . .
.
-Khắp cả nước
c.Tân kiến
tạo
-Dầu
mỏ, khí
đốt,
than
nâu,
than
bùn
-Thềm lục địa Bà
rịa-Vũng Tàu, Đồng
bằng châu thổ sông
Hồng và sông Cửu
Long
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên
khoáng sản.

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
được
-Có ý nghĩa lớn lao trong sự phát triển công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+Nguyên nhân
. Quản lí lỏng lẻo, khai thác tự do . . .
.Kĩ thuật khai thác và chế biến còn quá lạc hậu
. Khoa học thăm dò chưa chuẩn xác về trữ
lượng hàm lượng . . . nên sự đầu tư còn lãng
phí
+Biện pháp
. Quản lí chặt chẽ, thực hiện tốt luật khoáng
sản
. Khai thác hợp lí đi đôi với sử dụng tiết kiệm
và bảo vệ môi trường.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
4. Kết luận, đánh giá.
Câu 1: Cách khai thác và sử dụng KS hiện nay ở nước ta dẫn đến tình trạng nào? Chúng ta phải có biện
pháp gì
Câu 2: Nêu nguyên nhân làm cạn kiệt một số tài nguyên KS ở nước ta.
5. Hoạt động nối tiếp.
- Dặn dò:+Về nhà học bài cũ,
- Ôn lại các bài 23,24,26
- Chuẩn bị bài thực hành.
IV. PHỤ LỤC:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011

×