Tuần : 10 Ngày soạn : 09/10/2010
Tiết :10 Ngày dạy : 13/10/2010
Bài 8 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CÁC NƯỚC CHÂU Á.
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Mục tiêu k iến thức: Học sinh cần:
- Hiểu đựợc tình hình phát triển của các nghành kinh tế, đặc biệt
những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp ở các nước và vùng lãnh thổ
châu Á.
- Thấy rõ xu hướng phát triển hiện nay của các nước và vùng lãnh thổ
châu Á là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ và không ngừng nâng cao
đời sống.
2. Mục tiêu kỷ năng
- Đọc, phân tích lược đồ phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu Á. Mối
quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế.
- Đọc và phân tích biểu đồ.
3. Mục tiêu thái độ
- Học sinh tìm hiểu kinh tế Châu Á và yêu mến lao động
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Bản đồ kinh tế chung châu Á.
- Hình 8.2 phóng to.
- Bảng phụ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp.(1’)
2 Kiểm tra bài cũ.(4 ’)
1 Trình bày lịch sử phát triển kinh tế, xã hội các nước châu Á?
2Vì sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất Châu Á?
3 . Bài mới :
a, Vào bài. Các nước Châu Á có một lịch sử phát triển kinh tế, xã hội như
chúng ta đã tìm hiểu ở bài trước cùng với điều kiện tự nhiên phong phú sẽ ảnh
hưởng đến kinh tế các nước như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu.
b, Bài giảng
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học.
Hoạt động 1 (12’)
Theo nhóm
Bước 1. GV treo lược đồ nông nghiệp lên bảng
- Yêu cầu học sinh thảo luận các vấn đề sau
Nhóm 1 :
Dựa vào lược đồ H 8.1 SGK và kiến thức đã
học , hãy điền vào bảng sau và gạch
1. Nông nghiệp
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học.
dưới các cây, con khác nhau cơ bản giữa các khu
vực.
Khu
vực
Cây trồng Vật
nuôi
Giải thích
sự phân
bố
Đông Á,
Đông
Nam Á,
Nam Á
Lúa gạo, chè,
cà phê ,lúa mì,
ngô, dừa, cao
su
Lợn,
trâu bò,
khu vực
gió mùa
ẩm
Tây
Nam Á,
và các
vùng
nội địa.
Bông,chà
là,lúa mì
Cừu,
trâu bò
Khu vực
khí hậu
lục địa
(khô hạn)
- Cho HS trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét ,bổ
sung.
Gv. Kết luận. Khu vực khí hậu gió mùa phong phú,
đa dạng hơn khu vực lục địa.
Nhóm 2.
? Dựa vào H8.2 cho biết những nước nào ở Châu Á
sản xuất nhiều lúa gạo? tỷ lệ so với thế giới?
- Tại sao Việt Nam, Thái Lan có sản lượng lúa thấp
hơn Trung Quốc, Ấn Độ nhưng xuất khẩu gạo lại
đứng đầu thế giới?( Gv. Gọi HS bình bày cho nhóm
khác nhận xét bổ sung. Sau đó kết luận.
-Trung Quốc, Ấn Độ có số dân quá đông số gạo sản
xuất ra chỉ đáp úng đủ nhu cầu trong nước
Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có số lượng lúa
gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Nhóm 3.
Quan sát ảnh 8.3 và nhận xét:
+ Nội dung bức ảnh?(sản xuất nông nghiệp)
- Nông nghiệp của các nước
Châu Á phát triển không
đồng đều.
- Có hai khu vực có cây
trồng vật nuôi khác nhau:
khu vực gió mùa ẩm và khu
vực khí hậu lục địa khô hạn.
- Sản xuất lương thực đóng
vai trò chủ đạo, trong đó cây
lúa có vị trí quan trọng nhất.
(93% sản lượng thế giới)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học.
+ Diện tích mảnh ruộng?(nhỏ)
+ Số lượng lao động?(nhiều)
+ Công cụ lao động?(thô sơ)
=> Có nhận xét gì về trình độ sản xuất?
( lạc hậu thấp)
Bước 2.GV bổ sung : đó không chỉ là
tình trạng của Inđônêsia mà của hầu hết
các nước đang phát triển. Một khi dân số
chưa được ổn định thì kinh tế chưa thể
cải thiện được
Tuy nhiên Nông nghiệp Châu á có nhiều
tiến bộ vượt bậc do áp dụng công nghệ
sinh học đưa máy móc, phân bón vào
sản xuất nông nghiệp
Chuyển ý : song song với nông nghiệp
thì công nghiệp ở Châu Á cũng đang
trên đà phát triển. Vậy CN ở châu Á có
đặc điểm như thế nào? Tìm hiểu phần
tiếp theo
Hoạt động 2 (12’)
Cả lớp/ Cặp
Bước 1. Quan sát bảng 7.2 và cho biết tỷ
lệ % CN trong cơ cấu GDP của các nước
Bước 2. GV treo bản đồ kinh tế chung
các nước Châu Á, xác định các trung
tâm kinh tế chính?
Bước 3. Qua đó em có nhận xét gì về
tình hình phát triển công nghiệp của các
nước Châu Á?
Bước 4. Ở Châu Á nổi lên những ngành
công nghiệp trọng điểm nào? (khai
khoáng, luyện kim, cơ khí, chế tạo, sản
xuất hàng tiêu dùng..)
- Nêu một số sản phẩm công nghiệp nổi
tiếng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc có mặt tại Việt Nam hiện nay ( Xe
máy, hàng điện tử, thực phẩm,…)
2. Công nghiệp
- Hầu hết các nước Châu Á đều ưu tiên
phát triển công nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp rất đa dạng
nhưng phát triển không đều.
+ Ngành khai khoáng, công nghiệp nhẹ
phát triển ở nhiều nước khác nhau
+ Ngành luyện kim, cơ khí điện tử
:Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học.
Bước 5. Quan sát bảng 8.1 cho biết:
+ Những nước nào khai thác than, dầu
mỏ nhiều nhất? (Trung Quốc, Arập
Xêut,…)
+ Những nước nào khai thác chủ yếu để
xuất khẩu?(Inđônêxia,Ấn Độ, Việt Nam)
=> Đây là những nước giàu nhưng trình
độ phát triển kinh tế xã hội chưa cao.
VD: Việt Nam khai thác than đá và dầu
khí chủ yếu để xuất khẩu => cho thấy
trình độ kinh tế phát triển chưa cao.
Hoạt động 3:(10’)
Cá nhân
Bước 1. Dựa vào bảng 7.2 (trang 22
SGK) cho biết
- Tên nước có ngành dịch vụ phát triển?
- Tỷ trọng giá trị dịch vụ trọng cơ cấu
GĐP của Nhật, Hàn Quốc là bao nhiêu?
=> Chúng ta nhận thấy, tỷ trọng giá trị
dịch vụ trong cơ cấu GDP theo đầu
người ở các nước trên tỷ lệ thuận với
nhau. Nước có nền kinh tế phát triển thì
tỷ trọng ngành dịch vụ càng cao.
Bước 2. Vai trò của dịch vụ đối với sự
phát triển của kinh tế - xã hội?
NN : Cung cấp phân bón, cây con giống,
thủy lợi… thu mua sản phẩm kịp thời.
Liên hệ việc nuôi tôm ở địa phương.
Chú ý : Đây là ngành không ổn định, khi
có sự cố về kinh tế - xã hội (dịch SATS,
tôm rớt giá...)
3. Dịch vụ.
-Các nước có hoạt động dịch vụ cao như
Nhật Bản, Hàn Quốc. Đó cũng là những
nước có trình độ kinh tế, xã hội phát
triển ,đời sống của nhân dân được nâng
cao.
4. Kết luận, đánh giá. (2’)
Ghi tên các nước và vùng lãnh thổ đã đạt được thành tựu lớn trong trong phát triển
công nghiệp, nông nghiệp vào bảng dưới đây.
Ngành kinh tế Nhóm nước Tên các nước và vùng lãnh thổ
Nông nghiệp - Các nước đông dân,
sản xuất đủ lương thực
- Các nước xuất khẩu
nhiều gạo
Công nghiệp - Cường quốc công
nghiệp
- Các nước và vùng lãnh
thổ công nghiệp mới.
5.Hoạt động nối tiếp. (3’)
- Làm bài tập trong SGK, làm bài tập trong vở bài tập bản đồ.
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
+ Dựa vào lược đồ hình 9.1, xác định vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?
+ Đặc điểm địa hình có gì đặc biệt? Kể tên các đới khí hậu của khu vực?
+ Tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước Tây Á.
VI. PHỤ LỤC.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………