Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.3 KB, 147 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ nghĩa tư bản (CNTB) là một hình thái kinh tế xã hội mới, thay thế
hình thái kinh tế - xã hội phong kiến. Đó là một bước tiến của nhân loại, là
một nền văn minh hiện đại mới, có sức sống, nhưng cũng tồn tại những mâu
thuẫn trong lòng nó. Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản đã trở
thành nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng trong quá trình sản xuất trên
thế giới. Vì thế, khủng hoảng kinh tế đã trở thành “căn bệnh trầm kha” của
chủ nghĩa tư bản. Để tồn tại và phát triển, mỗi lần khủng hoảng là một lần
chủ nghĩa tư bản lại tự điều chỉnh và tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới.
Từ khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản trở nên xơ xác, qua cải cách, đổi mới chủ
nghĩa tư bản sống lại, phồn vinh, đú chớnh là sự tuần hoàn có tính chu kỳ,
trở thành quy luật phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN) hiện
đại. Các cuộc khủng hoảng kinh tế phản ánh những mâu thuẫn trong nội bộ
chủ nghĩa tư bản. Những mâu thuẫn đó có thể dẫn đến những cuộc chiến
tranh giữa các nước tư bản, thậm chí là chiến tranh thế giới.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phải đối mặt với một cuộc
đại khủng hoảng - cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, chẳng những tàn phá nền
kinh tế mà còn gây ra những hậu quả tai hại về chính trị và xã hội cho chủ
nghĩa tư bản, đặt chủ nghĩa tư bản đứng trước nguy cơ sụp đổ!
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra hầu khắp thế giới
TBCN, nhưng ở các nước khác nhau, mức độ và thời gian diễn ra khủng
hoảng cũng ít nhiều có sự khác nhau. Mỹ là nước đầu tiên diễn ra khủng
hoảng, tiếp theo là sự suy thoái ở các nước tư bản khác, trong đó Đức là
nước khủng hoảng diễn ra nặng nề bởi Đức nhận viện trợ, đầu tư từ Mỹ và
phụ thuộc vào kinh tế Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất… Trong cuộc
khủng hoảng này, số công nhân thất nghiệp lên đến hơn 50 triệu, hàng triệu
1
người không có nhà ở, không có đủ lương thực. Trong bối cảnh đó, phong
trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao.
Phần lớn những người Mỹ từng sống qua giai đoạn từ cuối Chiến tranh


thế giới I đến Chiến tranh thế giới II đều cho rằng họ đã được nếm trải sự kiện
có tầm quan trọng lịch sử đặc biệt: sự bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa tư
bản, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, sự thử nghiệm
gây ấn tượng sâu sắc trong cải cách chính trị, cuộc xung đột làm biến động thế
giới và sự nổi lên của nước Mỹ thành một thế lực vô song trên toàn cầu.
Mỹ là nước “chõm ngũi” cho cuộc khủng hoảng, nền kinh tế hàng đầu
đó cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, những biện pháp thông thường của
chính quyền Hoover đều không thể khắc phục được và khủng hoảng ngày
càng nặng nề. Mỹ cũng là nước điển hình trong việc tìm ra con đường để khắc
phục cuộc Đại suy thoái. Sau khi Roosevelt lên làm Tổng thống, ụng đó đưa
ra “Chớnh sỏch mới” (New deal) có thể coi đây là phương thuốc hữu hiệu để
đặc trị căn bệnh khủng hoảng của nước Mỹ, trọng tâm của chính sách là tăng
cường vai trò của Nhà nướcđối với nền kinh tế và các chính sách xã hội.
Thế giới đã chứng kiến sự biến đổi to lớn của nước Mỹ, đó là sự thay
đổi trong chính sách của Chính phủ Mỹ đối với nền kinh tế nước Mỹ. Nếu
trước Roosevelt, khẩu hiệu của nhà cầm quyền Mỹ đối với nền kinh tế đó là
“hóy để mặc nú”, coi tự do kinh doanh đó là nguyên nhân của sự phồn vinh
của nước Mỹ, thì trước những tác động nặng nề của cuộc Đại suy thoái, đòi
hỏi nước Mỹ phải có sự thay đổi, từ tự do cạnh tranh chuyển sang sự can
thiệp của Nhà nướcđối với nền kinh tế. Một sự thay đổi to lớn của nước Mỹ,
đó là trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đã chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa
biệt lập và thay đổi trong chính sách đối ngoại với Liờn Xụ. Như vậy, có thể
nói, mốc thời gian cuộc Đại suy thoái diễn ra cũng là mốc thay đổi lớn đối
với lịch sử nước Mỹ.
2
Người có gúp cụng làm nên sự thay đổi to lớn của nước Mỹ chính là
Tổng thống F.D. Roosevelt với Chính sách mới (New deal), với những biện
pháp can thiệp mạng mẽ đã đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái, tạo
cơ sở vật chất vững chắc để nước Mỹ ổn định và phát triển mạnh mẽ sau
đó. Những đóng góp tích cực đú ụng luụn được người dân Mỹ xếp là một

trong ba Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ (cùng với Washington và
Abraham Lincoln).
Tìm hiểu cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 ở nước Mỹ cùng với những
biện pháp hữu hiệu để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên
chẳng những giúp chúng ta giải thích sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ
những năm sau đó và trong quá trình phát triển của mình, nước Mỹ luôn luôn
vấp phải những khó khăn lớn, nhưng cũng là nước tìm được những giải pháp
tốt nhất để thoát khỏi những khó khăn đó và vươn lên. Hơn nữa, cuộc khủng
hoảng tài chính những năm 2008 – 2009 cũng bắt đầu từ nước Mỹ và sau đó
bao trùm thế giới. Nước Mỹ và thế giới cũng đang tìm những lối thoát để
bước ra khỏi cuộc khủng hoảng đó. Do vậy, nghiên cứu Chính sách mới của
Roosevelt càng có ý nghĩa quan trọng.
Với những ý nghĩa thực tiễn và khoa học to lớn như vậy, chúng tôi đã
chọn vấn đề “Chớnh sỏch mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt” làm
đề tài cho Luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 có tác động to lớn đến lịch sử nhân
loại, nó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới II. Qua
cuộc Đại suy thoái này nhân loại được chứng kiến hai cách khắc phục hoàn
toàn khác nhau, cách khắc phục của nhóm “nước giàu”, điển hình là nước
Mỹ, cách khắc phục của nhóm “nước nghốo”, tiêu biểu là nước Đức. Nước
Mỹ là nước đầu tiờn tỡm đường vượt qua cơn Đại suy thoái bằng “Chớnh
sỏch mới” (New deal) của Tổng thống F.D. Roosevelt - người được các sử
3
gia và các nhà khoa học chính trị xếp là một trong ba Tổng thống vĩ đại nhất
trong lịch sử nước Mỹ cùng với Washington và Lincoln.
Chính quyền F.D.Roosevelt từ lâu đã là trung tâm trong các nghiên
cứu của giới học giả đến mức khẩu hiệu “Chớnh sỏch mới” đã thể hiện
không chỉ đơn giản là một tập hợp các chính sách và thể chế cụ thể , mà
theo nhiều nhà sử học thỡ cũn thể hiện toàn bộ một thời đại. Thậm chí,

ngay cả một số người nghi ngờ về tính trung tâm của lịch sử chính trị nói
chung – cũng phải thừa nhận rằng Chính sách mới là một hiện tượng có tầm
quan trọng lịch sử đặc biệt. Do vậy, nó đó tạo điều kiện cho sự ra đời của
một số lượng tài liệu nghiên cứu nhiều hơn bất cứ một chủ đề nào khác
trong lịch sử nước Mỹ thế kỷ XX.
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về Chính sách mới, và
cũng đánh giá theo nhiều hướng khác nhau, có thể kể đến hai xu hướng:
William Leuchtenburg trong cuốn “Franklin. D. Roosevelt and the
New deal” xuất bản năm 1963, nhìn chung ông có thiện cảm với Chính sách
mới, nhưng đồng thời ông lại đánh giá kết quả của chính sách này không hơn
gì một cuộc cách mạng “nửa vời” để lại rất nhiều vấn đề mới được đặt ra cho
chính nó, sự thiếu vắng những cải cách cơ cấu quan trọng trong nền kinh tế
công nghiệp, những giới hạn của một Nhà nướcphỳc lợi mới,…
Colin Gordon trong cuốn “Những Chính sách mới (New deals)” xuất
bản năm 1994, cuốn sách được coi là cách lý giải toàn diện đầu tiên của
những người theo trường phái xét lại về giai đoạn Chính sách mới trong
nhiều thập kỷ. Bất chấp sự chỉ trích của các học giả được đưa ra từ trước đó,
tác giả đã chấp nhận những quan điểm về ca ngợi Chính sách mới. Tuy
nhiên, ông cũng như rất nhiều nhà sử học đương thời đã đặt ra rất nhiều câu
hỏi khác về Chính sách mới, những câu hỏi quan tâm ít hơn tới việc đem
chính sách này ra thực hiện là tốt hay xấu, so với việc giải thích vì sao lại
phải có một chính sách như vậy, hậu quả của nó ra sao và làm thế nào chính
4
sách này lại giúp sáng tỏ những dạng thức thay đổi lớn trong chính trị ở thế
kỷ XX.
Hầu hết trong các công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đều đánh
giá cao những thành tựu của Tổng thống Roosevelt đối với cách khắc phục
cuộc suy thoái, ví dụ như trong cuốn “Trọn bộ 43 đời Tổng thống Hoa Kỳ”,
“Khỏi lược lịch sử Hoa Kỳ”, “10 nhân vật ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX”
đều đánh giá Roosevelt là con người đã làm thay đổi lịch sử nước Mỹ, họ

đều coi Chính sách mới là tập hợp những chính sách cấp tiến được tiến hành
từ khi ụng lờn làm Tổng thống cho đến năm 1939 khi Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ và rất nhiều những nội dung của Chính sách mới còn tiếp tục
được sử dụng cho đến nay.
Tại Việt Nam, trong một số cuốn giáo trình thông sử, vấn đề đã được
đề cập đến như là một giai đoạn phát triển của lịch sử, là giai đoạn quan
trọng chuyển tiếp giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, về cách
đánh giá lại có sự khác nhau, một số cuốn được xuất bản gần đây thì đánh
giá cao những biện pháp tiến hành khắc phục cuộc khủng hoảng của
Roosevelt. Tuy nhiên, một số cuốn sách được xuất bản vào những năm 50,
60 lại chia làm hai luồng ý kiến đánh giá, nếu đó là sách được xuất bản tại
miền Nam như cuốn “Vài nét về lịch sử Huê Kỳ” hay “Khỏi lược lịch sử
nước Mỹ” thì đánh giá nhìn nhận chủ yếu vào những thành tựu tích cực của
Chính sách mới. Những công trình sử học ở miền Bắc một mặt trình bày cụ
thể về Chính sách mới, mặt khác phần lớn lại nhìn nhận Chính sách mới nhu
là một biện pháp “mị dõn”.
Tóm lại, Chính sách mới là một vấn đề có tầm quan trọng đối với lịch
sử hiện đại của nước Mỹ, nó đó được các học giả nước ngoài nghiên cứu và
tìm hiểu ngay từ khi nó mới ra đời cho đến nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại
chưa có một công trình nào nghiên cứu và đề cập một cách đầy đủ toàn diện
về vấn đề.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, nguyên
nhân bùng nổ, hậu quả và cách khắc phục điển hình đó là Chính sách mới
(New deal), người viết đánh giá về những thành tựu và hạn chế, đặc biệt là
những đóng góp của Roosevelt qua đó lý giải tại sao Roosevelt lại trở thành
một trong ba Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ. Gần đây, khi người thăm dò ý
kiến John Zogby tại Mỹ đề nghị mọi người xếp hạng những Tổng thống của
thế kỷ, Franklin Delano Roosevelt là người dẫn đầu.

Ngoài những đánh giá về Chính sách mới, so sánh với cách khắc phục
cuộc khủng hoảng của nước Đức, lý giải nguyên nhân nước Đức phát động
Chiến tranh thế giới II, qua đó lý giải được tại sao nước Đức có thể tự chủ
kinh tế trong những năm chiến tranh trong điều kiện cô lập?
Luận văn có sự liên hệ với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm
2008 – 2009, bởi vì cũng giống như cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 cũng
bắt nguồn từ nước Mỹ rồi lan sang nhiều nước khác và để lại hậu quả nặng
nề đối với nền kinh tế thế giới, vậy để khắc phục được cơn khủng hoảng kinh
tế tài chính 2008 - 2009 những bài học của New deal có vận dụng được
không?
Thông qua việc nghiên cứu về Chính sách mới, Luận văn tập trung
vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu tại sao lại xuất hiện Chính sách mới vào trong giai
đoạn lịch sử quan trọng đó. Đó là do yêu cầu của cuộc Đại suy thoái, do vai
trò của Tổng thống Roosevelt và sự vận dụng những nội dung của học thuyết
Keynes về vai trò quản lý của Nhà nướcđối với nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung cụ thể của Chính
sách mới, xem đó là tổng thể những chính sách về kinh tế, chính trị xã hội
được tiến hành trong giai đoạn từ năm 1933 đến năm 1939 nhằm ổn định đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội và tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, đánh giá một cách toàn diện về Chính sách mới, cả về những
thành tựu và những hạn chế của nó. Để thấy được tính toàn diện của Chính
6
sách mới, tác giả còn tiến hành so sánh Chính sách mới của Roosevelt với
những biện pháp khắc phục của Hoover, qua đó lý giải được tại sao
Roosevelt thành công còn Hoover lại thất bại. Bên cạnh đó, so sánh Chính
sách mới với cách khắc phục khủng hoảng của nước Đức - một nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc Đại suy thoái do Đức nhận viện trợ chủ yếu
từ Mỹ. Dưới bàn tay “sắt và mỏu” của Hitler, nước Đức cũng có xu hướng
tăng cường sự can thiệp của Nhà nướcđối với nền kinh tế, nhưng mục đích

lại hoàn toàn khác với Roosevelt. Mặt khác, tác giả cũng liên hệ với cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 - 2009, tìm ra những điểm tương đồng
giữa hai cuộc khủng hoảng từ đó có thể đưa ra những bài học của cuộc Đại
suy thoái đối với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu trong giới hạn thời gian từ năm 1929 đến
1939 là thời gian đầy xáo động trong lịch sử: Cuộc Đại suy thoái lớn nhất và
con đường khắc phục khủng hoảng của nước Mỹ. Năm 1929 là năm bắt đầu
cuộc Đại suy thoái, bắt đầu từ nước Mỹ và cũng chính nước Mỹ là nước đầu
tiên tìm ra hường khắc phục - đại diện cho những nước tư bản giàu có, nhiều
tài nguyên thiên nhiên. Cuộc Đại suy thoái để lại hậu quả nặng nề nhất trong
những năm 1930, nó đó chấm dứt những ảo tưởng của các nước tư bản về sự
phồn vinh vĩnh viễn và chủ nghĩa tư bản đứng trước nguy cơ sụp đổ. Trong
khi đó, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liờn Xụ không chịu tác động của cuộc
suy thoái, Liờn Xụ tiến hành thành công những kế hoạch 5 năm, vì thế đây
được coi là một trong những ưu việt của mô hình xã hội chủ nghĩa. Năm
1939 được coi là mốc kết thúc của Chính sách mới, bởi vì Chiến tranh thế
giới II bùng nổ, một phần nào đó cuộc Đại suy thoái đã được khắc phục; mặt
khác, mối quan tâm của nhân loại lúc đó hướng về cuộc chiến tranh thế giới.
Giới hạn không gian tập trung vào nước Mỹ và có liên hệ và so sánh
với nước Đức… Mỹ là nước tư bản điển hình trong việc tìm ra cách khắc
phục cuộc suy thoái, Đức là nước thứ hai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
cuộc Đại suy thoái, cũng tiến hành khắc phục bằng con đường tăng cường
7
can thiệp của Nhà nướcđối với nền kinh tế - “cỏch khắc phục của những
nước nghốo”. Dù là cách khắc phục thế nào cũng đều là sự phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện cụ thể của nước mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic
đây là hai phương pháp chủ yếu giúp nghiên cứu một cách đầy đủ và chính

xác về Chính sách mới.
Ngoài ra, để thấy được tính toàn diện của vấn đề, tác giả còn sử dụng
các phương pháp khác như so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa
cách khắc phục của Roosevelt và Hoover, Roosevelt và Hitler.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, lập bảng
biểu, tổng hợp hoá, khái quát hoá từ đó đưa ra những số liệu chính xác nhằm
cụ thể hoá những hậu quả của cuộc Đại suy thoái, những thành tựu trong
từng biện pháp của Chính sách mới, những số liệu về số người thất nghiệp,
chỉ số công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, chứng khoỏn,…
Tóm lại, để nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác về Chính sách
mới đòi hỏi người viết phải vận dụng một cách tổng hợp nhiều biện pháp,
nhưng trong đó quan trọng nhất là phương pháp lịch sử và phương pháp
lụgic là hai phương pháp chủ đạo của khoa học lịch sử. Bên cạnh đó là việc
quán triệt nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm ba chương:
Chương 1: Hoàn cảnh ra đời của Chính sách mới (New deal)
Chương 2: Quá trình thực hiện Chính sách mới (New deal)
Chương 3: Đánh giá về Chính sách mới (New deal)
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHÍNH SÁCH MỚI (NEW DEAL)
1.1. Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933
1.1.1. Sự thịnh vượng của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Mỹ là nước tư bản sinh sau đẻ muộn, nhưng lại phát triển trong điều
kiện thuận lợi và phát triển với tốc độ nhanh hơn các nước tư bản khác. Đặc
biệt là từ sau Chiến tranh thế giới I, Mỹ tuy là nước không tham chiến ngay

từ đầu, nhưng lại được lợi nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai
phía, lại tham gia đàm phán kết thúc chiến tranh nên Mỹ có điều kiện để ký
kết những hiệp định có lợi cho Mỹ. Sau chiến tranh, nhờ áp dụng những kỹ
thuật, thiết bị mới,… nước Mỹ đã xuất hiện sự phồn vinh vào thập niên 20.
Sự thịnh vượng đó đã làm cho nhiều người say sưa, cho rằng nước Mỹ từ
nay sẽ bước vào thời đại thịnh vượng nghìn năm.
Trên thực tế, giá cổ phiếu tăng vọt làm người ta chóng mặt và tháng
nào người ta cũng tung ra hàng trăm triệu để mua cổ phiếu với hy vọng phen
này sẽ lãi to. Sản xuất tăng lên không ngừng nhờ áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật và những nguồn năng lượng mới. Chỉ số công nghiệp nếu lấy
thời gian từ 1923 đến 1925 bình quân là 100, thì đến tháng 7 năm 1928 đã
tăng lên 110; tháng 6 năm 1929 đã tăng lên 126, đồng thời, tình hình giá cổ
phiếu ở Mỹ cũng rất khả quan. Ba tháng mùa hè năm 1929, cổ phiếu của
công ty xe hơi General Motors tăng từ 268 lên 391; cổ phiếu công ty sắt thép
Mỹ United States Steel Corp, từ 165 lên 258. Vào tháng 9 năm 1929, Bộ Tài
chính của Mỹ còn đảm bảo với công chúng: "Hiện nay không có gì để lo
ngại. Điểm cao phồn vinh này sẽ còn tiếp tục kéo dài". (5,411)
Về tài chính, ưu thế của Mỹ nổi lên rõ rệt. Mỹ đã đầu tư ra nước
ngoài là 8,5 tỷ USD (một nửa trong số đó là đầu tư vào châu Âu). Mỹ nắm
9
60% dự trữ vàng thế giới. Phố Wall trở thành trung tâm tài chính số 1 của
thế giới tư bản.
Về hàng hải, nếu trước chiến tranh trọng tải tàu biển của Mỹ chỉ bằng
1/10 của Anh thì nay đã bằng 2/3.
Sản xuất phát triển không ngừng. Người ta tính rằng vào năm 1928, 73
công nhân làm ra một sản lượng bằng 100 công nhân năm 1920. Các mặt
hàng trước đõy được coi là xa xỉ chỉ dành cho những gia đình giàu sang thì
nay đã có mặt trong các gia đình trung lưu ở Mỹ. Các nhà máy làm việc hết
công suất không cung cấp kịp xe hơi, tủ lạnh, radio, máy hút bụi, máy điện
thoại để thoả mãn những nhu cầu tăng lên không ngừng.

Henry Ford đã làm một cuộc cách mạng trong nền công nghiệp các
phương tiện vận tải, bằng việc tung ra mẫu xe T nổi tiếng của ông. Nhờ
những phương pháp tiêu chuẩn hoá và phân công lao động mà ông có thể
vừa tăng lương cho công nhân, vừa giảm giờ làm, lại vừa bán được ụtụ với
giá vừa túi tiền của đông đảo quần chúng thuộc tầng lớp trung lưu ở nước
Mỹ. Sản lượng điện cứ vài năm lại tăng lên gấp đụi. Các rạp chiếu bóng bao
giờ cũng thấy đầy người.
Thế kỷ XX là thời kỳ thịnh vượng của quá trình đô thị hoá và nó cũng
là một biểu hiện của sự thịnh vượng. Đó là một hiện tượng rất phổ biến. Ở
khắp nơi, những ngôi nhà chọc trời mọc lên; hơn một triệu lễ khởi công xây
dựng nhà cửa trong vòng một năm chỉ xảy ra ở các khu vực thành thị; chính
quyền các xây dựng thêm 600.000 dặm đường xá để cung ứng cho lượng xe
ô tô gia tăng của tầng lớp trung lưu; những khu vực thành thị cũ đã không
thể nào chứa nổi sự gia tăng dân số và các khu ngoại ô mới được đã mọc lên
vượt ra khỏi tầm hạn chế của các thành phố lớn. ễtụ, radio, phim ảnh, những
cuộc mắc nối đường dây điện lưới không dứt và các hình ảnh khác về sự
vượt trội của công nghệ Mỹ chẳng bao lâu cũng vươn tới nông thôn.
10
Ngày 4 tháng 3 năm 1929, khi Hoover bước vào Nhà Trắng, nhiều
người dân Mỹ đã cho rằng ông là người tốt nhất để đưa nước Mỹ đến sự
thịnh vượng kéo dài mà ông thường nhắc tới khi làm Bộ trưởng Bộ Thương
mại: "Chúng ta đã đi gần đến chỗ xoá sạch nạn nghèo đói hơn bất cứ nước
nào trên thế giới".(5,410) Cả nước chìm đắm trong không khí lạc quan không
gì sánh nổi đối với tương lai của đất nước. Hoover tràn đầy lòng tin trình bày
đường lối chính trị của mình: "Bảo vệ chính thể tự trị dân chủ, ủng hộ Chính
phủ địa phương các cấp, làm cho chúng trở thành cơ sở vững chắc của chính
thể này; hoàn thiện chế độ tư pháp về các mặt kinh tế và sinh hoạt xã hội;
bảo hộ tự do xã hội có trật tự, vứt bỏ sự khống chế cỏc phỏi hoặc giai cấp cá
biệt đối với xã hội, thiết lập và duy trì chế độ mà mọi người đều bình đẳng
về cơ hội; kích thích tinh thần sáng tạo của con người, phát huy cá tính con

người; đề xướng tinh thần sáng tạo con người, phát huy cá tính con người; đề
xướng tinh thần chính trực tuyệt đối trong xử lý sự vụ công chúng; sử dụng
người có tài năng; phồn vinh kinh tế, giảm bớt nghèo nàn, tự do ngôn luận;
phát triển giáo dục, nâng cao trình độ tri thức xã hội; đề xướng tín ngưỡng
tôn giáo, tôn trọng mọi tín ngưỡng; củng cố quốc phòng, xúc tiến hoà bình".
(5,413). Cương lĩnh cầm quyền tại nước này có nghĩa là thêu hoa trên gấm,
muốn xây dựng ngay một lúc, một quốc gia hưng thịnh phồn vinh thành
thiên đường ngay giữa trần gian.
Mặc dù, tình hình trong con mắt nhà "công trình sư vĩ đại" này hiện ra
vô cùng lành mạnh, nhưng chỗ nào của nền kinh tế cũng có những nguy cơ
tiềm tàng. Dưới sự cổ vũ của thắng lợi ngài Hoover, hoạt động đầu cơ chứng
khoán đã đạt đến trình độ điờn cuồng. Rất nhiều xí nghiệp lớn và ngành
thương nghiệp đã chia cổ phiếu cho công nhân, khiến họ dần quen biết
ngành ngân hàng và người mối lái. Giá trung bình của cổ phiếu phổ thông là
117 vào tháng 12 năm 1928, đã tăng vọt lên 225 vào tháng 9 năm 1929.
Trong thời gian ngắn, cổ phiếu của Công ty Mongomery – Ward đã tăng từ
11
132 tăng lên đến 466, cổ phiếu của Công ty General Motors đã tăng từ 128
lên đến 396, cổ phiếu của Công ty Vô tuyến điện đã tăng từ 94 lên đến 505.
"Giá cổ phiếu của mấy công ty này đã cao đến mức làm cho người ta choáng
váng đầu óc. Trong tình hình đó người người đều chìm đắm say sưa trong
giấc mộng đẹp dựa vào việc mua cổ phiếu để phát tài" (5,414) . Những
người môi giới chứng khoán không ngừng gia tăng khoản vay ngân hàng của
họ, từ 3,5 tỷ USD vào tháng 1 năm 1929, sau hai năm đã tăng lên đến 8,5 tỷ
USD, việc họ mua cổ phiếu với khoản tiền lớn như vậy là việc chưa từng có
trong lịch sử nước Mỹ. Trong tháng 1 năm 1929, đã phát hành số lượng cổ
phiếu trị giá hơn 1 tỷ USD.
1.1.2. Diễn biến và hậu quả của cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933
Ngay trong thời kỳ thịnh vượng nhất, nền kinh tế Mỹ vẫn tồn tại
những lỗ hổng. Ngay trước thời điểm "ngày thứ năm đen tối" vào tháng 10

năm 1929, những dấu hiệu của sự rạn nứt nền kinh tế đã xuất hiện. Đó là
những dấu hiệu của sự suy giảm của ngành địa ốc trong năm 1927; giáo viên
của thành phố Chicago đã được trả lương bằng chứng khoán tạm thời trong
năm tới.
Tín hiệu bão lớn đầu tiên đến từ Luân Đôn. Ngày 26 tháng 9 năm
1929, Ngân hàng England, để đình chỉ chảy vàng ra nước ngoài và bảo vệ
địa vị đồng bảng Anh trong thương mại quốc tế, đã nâng cao tỷ lệ tiền khấu
đổi hoặc lãi suất ngân hàng lên 6,5%. Ngày 30 tháng 9 ngân hàng này đã từ
New York rút về Luân Đôn ít nhất là mấy trăm triệu USD, tạo thành giá cả
chứng khoán sụt giảm. Thế nhưng hai tuần lễ sau đó, thị trường đã hồi phục
trở lại. Tuy vậy, bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 đã xuất hiện hiện tượng giải thể
và bán đổ bán tháo cổ phiếu, nhưng do những kẻ đầu cơ lớn bỏ không xem
xét kỹ lưỡng, nờn lúc đầu còn được coi là hoà dịu.
Thế nhưng, đến ngày 24 tháng 10 năm 1929 mới thực sự là "Ngày thứ
năm đen tối" nổi tiếng trong lịch sử giao dịch chứng khoán, thị trường chứng
12
khoán hoàn toàn lâm vào hoảng loạn. Mức giao dịch đạt được gần 13 triệu
cổ phiếu, giá cả sụt nhanh đến mức máy thu, ghi chép tự động trong ngành
cổ phiếu cũng theo không kịp. Buổi chiều "ngày thứ năm đen tối", khi Công
ty Morgan và các ngân hàng lớn khác bỏ ra số tiền lớn 240 triệu USD để
mua cổ phiếu nhằm duy trì thị trường chứng khoán, đồng thời để bảo vệ tài
khoản và đầu tư của họ. Và cũng ngay buổi chiều "ngày thứ năm đen tối" đã
có mấy ngàn người môi giới chứng khoán đầu tư nhỏ bị phá sản. Thế nhưng
nếu chỉ như thế thì đại đa số người trong nước đều cho rằng sự sụp đổ của
phố Wall tuy có tạo thành tai hoạ, nhưng vẫn thuộc vào loại khủng hoảng
kinh tế mà trước đõy nước Mỹ vẫn trải qua kiểu khủng hoảng chu kỳ, được
mọi người quen thuộc, chẳng qua lần này chỉ là sự phát sinh mới mà thôi.
Ngày 25 tháng 10 năm 1929, Tổng thống Hoover phát biểu: "Xí nghiệp cơ
bản của nước Mỹ, tức sản xuất và phân phối hàng hoá, được đứng chõn trờn
cơ sở lành mạnh và phồn vinh".(5,411) Lời nói của Hoover chỉ nhằm xoá bỏ

sự lo lắng của nhiều người.
Thế nhưng, đến ngày 29 tháng 10 mới thực sự là ngày hoảng loạn
chưa từng thấy trong lịch sử chứng khoán Mỹ. Ở thị trường chứng khoán
New York, nơi người ta mua bán hơn 16 triệu cổ phiếu, chỉ số đã sụt giảm
tới hơn 43 điểm. Giá một cổ phiếu được coi là bảo đảm nhất đã sụt 80% so
với tháng 9 và một số không sao tìm được người mua nữa. Vào cuối thỏng,
cỏc cổ đông đã mất 15 tỷ USD và trị giá các loại chứng khoán đã giảm 40 tỷ
USD. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền đanh dụm cả đời. Đến khoảng
trung tuần tháng 11, tổng mức tổn thất đã đạt khoảng 3 tỷ USD. Đến lúc này,
người ta không thể không thừa nhận sự phồn vinh kéo dài không dứt đã theo
gió bay mất.
Cuộc đại khủng hoảng năm 30 diễn ra ngày càng trầm trọng, từ lĩnh
vực kinh tế, nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khỏc, gõy hậu quả nghiêm
trọng.
13
1.1.2.1. Về kinh tế
Từ năm 1929 đến năm 1932, tại sở giao dịch cổ phiếu thành phố New
York, có 55 loại cổ phiếu giảm từ 252 USD giảm xuống còn 61 USD. Cổ
phiếu của Công ty sắt thép Mỹ United States Steel trong thời kỳ này từ 262
tụt xuống còn 22; cổ phiếu của công ty ụtụ General Motors từ 173 tụt xuống
8, trong thời kỳ khủng hoảng chỉ riêng nước Mỹ có đến 5000 ngân hàng bị
phá sản. Sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu chỉ là một mặt của nền kinh tế
Mỹ, ý nghĩa thực sự của nó là ở chỗ, nền kinh tế Mỹ đã rơi vào vực sâu đình
trệ, sụt giảm thậm chí suy thoái nghiêm trọng. Hàng triệu, hàng chục triệu
người dân Mỹ người dân thường nước Mị bị mất trắng số tiền tích luỹ của họ
trong nhiều năm. Những ngân hàng còn duy trì hoạt động, trữ lượng vàng chỉ
còn 6 tỷ USD trong khi cần phải chi trả số tiền tồn khoản của khách hàng lên
đến 41 tỷ USD. Sở giao dịch chứng khoán ở phố Wall và sở giao dịch
thương phẩm tại Chicago đều chính thức đóng cửa. Sự hoạt động về tài
chính đã lâm vào trạng thái hỗn loạn và ngạt thở nghiêm trọng.

Tháng 10 năm 1932, để ngăn ngừa sự phá sản của một hệ thống ngân
hàng quan trọng Thống đốc bang Nevada đã hạ lệnh mới cho các ngân hàng
ở trong bang này đình chỉ nghiệp vụ với danh nghĩa "đi nghỉ hè", để lộ rõ
dấu vết bước đầu của sự hoảng sợ. Tháng 2 năm 1932, ngày thứ bảy, sau khi
một hệ thống ngân hàng ở bang Michigan đóng cửa phá sản, để ngăn chặn
việc chen nhau rút tiền, các Thống đốc các bang láng giềng cũng áp dụng
biện pháp như vậy. Đến ngày 3 tháng 3, tức là một ngày trước khi Tổng
thống Roosevelt nhậm chức, cả nước đã có 23 bang ở vào tình trạng "ngân
hàng đi nghỉ hè". Kết quả dự trữ vàng, từ hệ thống dự trữ liên bang và thành
phố New York, trung tâm tài chính tiền tệ thế giới đã đổ vào tay hệ thống
ngân hàng trong nước đang lung lay muốn đổ và cất giữ hộ nước ngoài, dẫn
tới dự trữ vàng quốc gia đã từ 1,3 tỷ USD tháng 1 năm 1933 giảm xuống
mạnh còn 400 triệu USD vào đầu tháng 3.
14
Cuộc Đại suy thoái tác động đến nền kinh tế
1929 1933
Các ngân hàng còn hoạt động 25568 14771
Lãi xuất 5,03% 0,63%
Khối lượng cổ phiếu được bán (NYSE) 1,1 tỷ 1,65 tỷ
Kiếm được thu nhập 45,5 tỷ USD 23,9 tỷ USD
Cá nhân và các công ty tiết kiệm 15,3 tỷ USD 2,3 tỷ USD
(Nguồn: www.spartacus.schoolnet.co.uk/USARnewdeal.htm)
Sự sụt giảm về lĩnh vực tài chính đã lan sang công nghiệp, một lĩnh
vực mà xưa nay vẫn được coi là nền tảng của quốc gia. Năm 1932, sản xuất
công nghiệp của Mỹ gần như sụt giảm một nửa, mức độ kinh tế nói chung đã
tụt lùi ngang bằng năm 1913. Năm 1932 đã có tổng số 86.000 xí nghiệp công
nghiệp ngừng hoạt động, ngành công nghiệp sắt thép của Mỹ chỉ duy trì
được sản xuất là 12%. Tổng giá trị sản lượng công nghiệp và thu nhập quốc
dân giảm xuống một nửa, về mậu dịch hàng hoá tụt xuống 2/3. Trong tổng
cộng bốn năm khủng hoảng kéo dài, cả nước Mỹ, tổng cộng có hơn 100.000

xí nghiệp bị phá sản, lợi nhuận xí nghiệp từ 10 tỷ USD trước đõy giảm
nhanh xuống còn 1 tỷ USD. Trong các năm 1929 đến năm 1933, sản lượng
than giảm 41,7%, sản lượng thép, gang lần lượt giảm 76% và 79,4%, các
ngành sản xuất khác như công nghiệp kiến trúc, ô tô cũng giảm với mức độ
lớn.
Về nông nghiệp, năm 1929, tổng thu nhập về nông nghiệp của nước
Mỹ sụt giảm xuống 60%. Hơn 1.000.000 nông hộ phá sản. Thu nhập nông
nghiệp đã từ 13 tỷ USD năm 1929 giảm xuống còn 5,5 tỷ năm 1933.
Cảnh ngộ khó khăn nghiêm trọng của công, nông nghiệp đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mậu dịch đối ngoại, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ
năm 1929 là 5,2 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 4,3 tỷ USD, ba năm sau
hai con số đó lần lượt giảm xuống còn 1,6 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.
"Cơn khủng hoảng trong thị trường tiền tệ ảnh hưởng sang thị trường
tiêu thụ hàng hoá, và giới thương mại cũng bị kiệt quệ một cách mau chóng.
15
Nhiều người thụi khụng mua những chiếc xe hơi mà họ đã đặt mua từ trước,
hoặc là thôi không may thêm những bộ đồ mà họ tính trước sẽ may, và
những việc này đã làm cho giới sản xuất bị hạn chế. Sức sản xuất bắt đầu bị
đình trệ, các xưởng máy bắt đầu đóng cửa nghỉ việc, và hàng triệu công nhân
thất nghiệp phải xếp hàng trước các trại tế bần để xin ăn. Tới cuối năm 1932,
có tới 12 triệu người bị thất nghiệp và lâm vào cảnh bần cùng, nhiều ngân
hàng bị phá sản, các vụ cầm cố đều bị vỡ nợ không hy vọng chuộc lại được,
và tình trạng bi ai này tưởng tượng là sẽ khụng tìm được lối thoát nào hết".
(5,188)
Cuộc khủng hoảng của Mỹ đã lan rộng ra các nước khỏc vỡ Mỹ là nền
kinh tế hàng đầu thế giới, rất nhiều nước chịu ảnh hưởng của Mỹ và nhận
vốn vay của Mỹ, đặc biệt là Đức và Áo là những nước đã dựa vào đầu tư của
Mỹ. Mỹ buộc phải nâng cao hàng rào thuế quan tới mức cao nhất để bảo hộ
hàng hoá Mỹ so với hàng hoỏ cỏc nước khác bằng Đạo luật Smoot –
Hawley. Do các công ty tài chính Mỹ thu hồi những khoản vay ngắn hạn ở

nước ngoài của họ, nên vào tháng 5 năm 1931, ngân hàng Wien ở Áo là ngân
hàng nắm giữ 2/3 số nợ và tiền vốn đầu tư tuyên bố phá sản vì không còn
khả năng chi trả. Tất cả những việc đó làm cho cả lục địa châu Âu hốt hoảng
cả lên. Sau đó ngày 13 tháng 7, một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Đức
tuyên bố phá sản, Sở giao dịch Berlin cũng đóng cửa. Tình trạng tài chính
Đức nhanh chóng lâm vào tình trạng khó khăn. Từ tháng 5 đến tháng 7 năm
1931, trữ lượng vàng dự trữ ở ngân hàng quốc gia Đức bị sụt giảm 42%.
Cuộc khủng hoảng cũng nhanh chóng lan sang Anh một quốc gia dựa vào
ngoại thương. Nó cũng lan nhanh đến những quốc gia tại Mỹ Latinh và châu
Đại Dương là những nước dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp.
Cuộc khủng hoảng năm 1929 kéo dài gần bốn năm và đã lan tràn hầu
khắp các nước tư bản. Sở dĩ cuộc khủng hoảng kéo dài như vậy, là vì khủng
16
hoảng công nghiệp lại kèm theo cả khủng hoảng nông nghiệp và nhiều lĩnh
vực kinh tế khác. Khủng hoảng đã làm cho nhiều tư bản nhỏ và vừa bị phá
sản, đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung tư bản và sản xuất. Sự lũng đoạn đã
đạt đến một trình độ hết sức cao. Ở Mỹ, năm 1933, năm công ty lũng đoạn
kiểm soát 98% sản lượng đồng, sáu công ty kiểm soát 80% sản lượng tơ
nhân tạo, ba công ty kiểm soát 89% sản lượng ô tô. Lợi dụng địa vị thống trị
của mỡnh, cỏc nhà tư bản lũng đoạn đã giữ được giá cao, ngay cả trong thời
kỳ khủng hoảng kinh tế, vì sức mua giảm sút nhiều, nên họ đã không giữ
được giá như mức trước thời kỳ khủng hoảng nữa.
1.1.2.2. Về xã hội
Cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh chóng ảnh hưởng sâu sắc và trầm
trọng đến lĩnh vực xã hội. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã mang lại cho
người dân phổ thông Mỹ những nguy cơ lớn, số người thất nghiệp từ 1,5
triệu năm 1929 đã tăng lên đến 13 triệu vào năm 1933 khi Hoover rời khỏi
chức vụ, con số này bằng ẳ tổng số lao động phổ thông tại Mỹ. Số người bị
ảnh hưởng của thất nghiệp là 8 triệu. Sau khi khủng hoảng bùng nổ, người da

đen, phụ nữ và những người không lành nghề đã
bị thất nghiệp đầu tiên. Tiền lương giảm 40% và
cổ tức giảm 57%.
Khủng hoảng cũng làm ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống xã hội Mỹ. Thanh niên chậm kết
hôn, người đã kết hôn chậm đẻ con. Năm 1929,
nước Mỹ có khoảng 1.232.000 người kết hôn,
năm 1932 chỉ có 982.000 người. Nhiều
trường đại học và trường học ngừng xây
dựng. Một số bang kinh phí giáo dục
giảm 30%. Có một số bang và thành phố, vội vàng áp dụng một số biện pháp
17
Một người mẹ 32 tuổi có 7 đứa con ở
California, vào tháng 3 năm 1936, do
Dorothea Lange chụp (Wikipedia)
cứu tế xã hội có tính lâm thời, thế nhưng đã không giải quyết được vấn đề.
Sau này do dùng hết tiền đành phải dừng việc cứu tế lại.
Tình hình khó khăn đã càng ngày càng kéo dài trong cả nước, hàng
ngàn hàng vạn người thất nghiệp quanh quẩn ở nông thôn muốn tìm việc
làm. Có nhiều người mang gia đỡnh mình sang miền Tây, hy vọng được thuê
mướn trong vụ thu hoạch hoặc hái quả ở đõy.
Hàng nghìn, hàng vạn người Mỹ thất nghiệp, bị mất tiền tồn khoản
trong ngân hàng, bị mất tiền bảo hiểm, cuối cùng không trả nợ nổi ngân hàng
tiền cầm cố mà mất đi nhà cửa và ruộng đất, phải bỏ đi lang thang đầy đường
phố. Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy hai năm, ở những khu ổ chuột
những “ngụi nhà” được xây bằng thùng các tông, thùng gỗ thụng, tụn mọc
lên như nấm tại những thành phố của nước Mỹ. Những người không nhà đó
nằm co ro bên trong những căn lều nói trên, trở thành những kẻ ăn mày.
Những khu lều ổ chuột đó được mọi người gọi là "Làng Hoover". Người dân
xếp hàng dài trước cửa những cơ quan từ thiện để chờ bố thí thực phẩm,

người ta gọi đó là "đường bánh mì".
Những nhà ngân hàng, người buôn bán cổ phiếu và những người đầu
cơ phá sản, nhảy từ cửa sổ tầng 20 trở xuống. Có tờ báo đã viết hài hước
"Bạn phải xếp hàng mới có thể chen đến cửa sổ để nhảy ra". Có một câu
chuyện kể rằng, các nhân viên phục vụ quán trọ nói chung đều hỏi khách
hàng: "Ngài cần một phòng để ngủ hay để nhảy lầu?". (14,189)
"Mùa hè năm 1932, có hơn hai triệu người ở khắp nơi lưu lạc bốn
phương, trong đú có khoảng 200.000 là thiếu niên nam nữ. Có một báo cáo
viết rằng: "Mùa đông năm ngoái ở thành phố X miền Tây, người ta đã lôi ra
khỏi các toa xe chở hàng đường sắt không có cửa sổ 35 thanh thiếu niên,
người nào cũng mắc bệnh nặng, trong đú có một số người mắc bệnh viêm
phổi ở giai đoạn cuối. "Nếu bọn họ vào một thị trấn nào đó, do mạo nhận
thiếu cách mưu sinh rõ ràng sẽ gặp nguy hiểm phải ngồi tù. Tạp chí
18
"Fortune" từng đưa tin "tại ga giữa đường thuộc thành phố Atlanta trên con
đường lưu lạc về miền Nam, đối với những người đi trộm xe lửa chở hàng bị
kiểm tra ra trong địa phận huyện Fulton đều bị phán xử giữ lại tại trạm giam
thành phố này, hoặc giam 30 ngày trong đội tù bị trói bằng dây xích - cả hai
nơi giam giữ đều gặp tai hoạ đầy người từ lâu. Tuy vậy, chỉ trong một tháng
- thỏng 9 năm 1932, đã có 6.000 thiếu niên lưu lạc đăng ký chịu án tại đõy".
(5,419).
Cuộc Đại suy thoái đã làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tin của
quần chúng nhân dân Mỹ đối với tầng lớp lãnh đạo các xí nghiệp và Chính
phủ Hoover. Lúc đầu người ta còn tin vào những bảo đảm của người phát
ngôn Đảng Cộng hoà và cỏc trựm sỏ tài chính tiền tệ; nhưng từ khi thị
trường chứng khoán sụp đổ trở đi, giới lãnh đạo nền kinh tế đã suy đoán nền
kinh tế sẽ nhanh chóng uốn nắn lại và khắc phục được căn bệnh của mình.
Thế nhưng theo đà lan tràn và đi sâu vào khủng hoàng đã làm cho càng
nhiều xí nghiệp và ngân hàng đóng cửa hơn, "đường bánh mì" ngày càng dài
ra, và mùa đông năm 1931 – 2932, Uỷ ban Ngân hàng Thượng nghị viện lại

vạch trần những hủ hoá và vi phạm pháp luật của giới ngân hàng. Vì vậy, sự
tín nhiệm của công chúng đối với giới chủ các xí nghiệp và Chính phủ ngày
càng giảm sút.
"Những cuộc Đại suy thoái trước đó chủ yếu là do người nghèo và
tầng lớp lao động gánh chịu. Cuộc Đại suy thoái là kinh nghiệm đầu tiên về
khó khăn kinh tế của tầng lớp trung lưu. Mái ấm gia đình vừa mới được lập
nên trong thập kỷ trước đã tan biến; tiền tiết kiệm gửi cẩn thận vào các ngân
hàng địa phương cũng tan theo sự sụp đổ của nó; triển vọng vào đại học của
con em trở nên mờ mịt; thậm chí đến lương thực và quần áo cũng phải dành
dụm. Cỏc giỏo sư đại học, giáo viên trung tiểu học, tác gia, nghệ sĩ và những
người khác quen nếp sống phong lưu đều cảm thấy bản thân mình đã bị tước
đi sự bảo trợ về mặt cá nhân cũng như công cộng. Phải chăng có một số
19
người đã bắt đầu thắc mắc tự hỏi phải tìm kiếm xung quanh mình một mô
hình xã hội có thể lo cơm ăn, áo mặc và chỗ nương thân cho các công dân
của mình?" (3,776)
Có thể nói khủng hoảng là một trong những hình thức biểu hiện của sự
bùng nổ những mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó làm cho
những mâu thuẫn đó càng trở nên trầm trọng. Lợi dụng nạn thất nghiệp trầm
trọng, giới tư bản đã giảm bớt lương công nhân, trong khi đó giá hàng hoá
tuy có hạ xuống, nhưng vẫn không bù lại được sự thiệt hại do việc giảm
lương gây ra.
Chỉ tiêu tiêu dùng nước Mỹ (1929 – 1933)
(Đơn vị: USD)
1929 1933
Thực phẩm 19,5 11,5
Nhà ở 11,5 7,5
Quần áo 11,2 5,4
Ô tô 2,6 0,8
Chăm sóc y tế 2,9 1,9

Từ thiện 1,2 0,8
Giá trị cổ phiếu trên NYSE 89 19
(Nguồn: www.spartacus.schoolnet.co.uk/USARnewdeal.htm)
Trong khi công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp ngày càng đông và tiền
lương bị hạ xuống thì nông dân cũng chịu mọi sự thiệt hại do khủng hoảng
gây ra. Giới lũng đoạn lợi dụng khủng hoảng nông nghiệp để thu mua nông
sản của nông dân với giá rẻ mạt, trong khi đó cư dân thành thị vẫn phải mua
lại thực phẩm của họ với giá cao. Sa thải hàng loạt công nhân, gây nạn lạm
phát, giảm lương, hạ giá thu mua nông sản, bán lẻ với giá cao, tăng thuế,…
đó là nguyên nhân khiến cho cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng tăng gay gắt.
Cuộc sống khổ cực đã thức tỉnh quần chúng lao động Mỹ bước ra khỏi
những ảo tưởng về sự phồn vinh vĩnh viễn cũng như sự "hợp tác giai cấp"
đối với giai cấp tư bản. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Mỹ
đã bùng lên mạnh mẽ. Từ năm 1929 đến 1933, nước Mỹ có 4904 cuộc bãi
20
công. Đặc biệt là phong trào đấu tranh của những người bị mất việc. Ngày 6
tháng 3 năm 1930, đã có 125 vạn người tham gia các cuộc biểu tình của
những người mất việc do Đảng cộng sản tổ chức.
Mùa hè, những cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia Chiến tranh thế giới
nhất đã tổ chức một cuộc "hành quân đúi rét" vào Wasington, đòi Chính phủ
phải trợ cấp. Đến năm 1934 đã có 1.856 cuộc bãi công. Năm 1937 có tới 4.740
cuộc bãi công. Những cuộc bãi công đó đã nổ ra dưới khẩu hiệu đòi tăng lương,
giảm giờ làm, đòi quyền tự do dân chủ. Một số cuộc bãi công đã diễn ra dưới
khẩu hiệu đấu tranh chống nguy cơ phát xít và chiến tranh đế quốc.
1.1.2.1. Chính trị
Cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng và những biện pháp đối phó
không có hiệu quả của chính quyền Hoover đã làm cho Đảng Cộng hoà bị
giảm sút uy tín nghiêm trọng. Đối với Đảng Cộng hoà, tương lai trong cuộc
bầu cử là ảm đạm và không sáng sủa.
Sau này trong hồi ức của mình Hoover đã thẳng thắn, không lảng

tránh và thừa nhận, "cuộc phồn vinh toàn diện đã giỳp tụi thắng lợi trong
cuộc tổng tuyển cử năm 1928", tiếp đú ông đã đau đớn viết: "Cuộc tiêu điều
toàn diện đã trở thành kẻ thù lớn của tôi trong cuộc tuyển cử năm
1932"(5,419). Hoover nói hoàn toàn đúng. Cuộc Đại suy thoái do sự giảm
sút nhanh của giá cả thị trường cổ phiếu năm 1929 là cuộc khủng hoảng kinh
tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hoover vốn nổi tiếng là người
có tài năng tổ chức và quản lý. Ngay khi cuộc Đại suy thoái nổ ra, Hoover đã
có những biện pháp ứng phó cấp bách như xây dựng thờm cỏc công trình
công cộng, đề xướng thành lập Công ty Tài chính Tiền tệ Phục hưng, cung
cấp tài khoản cho các ngân hàng, xí nghiệp và chính quyền địa phương,…
nhưng những biện pháp này đã không có tác dụng đối với cuộc Đại suy
thoái. Vì thế, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng Cộng hoà,
điều này đã được phản ánh rõ trong cuộc tổng tuyển cử năm 1932, vào đỳng
21
lúc sản xuất công nghiệp suy thoái nghiêm trọng, thất nghiệp lan tràn khắp
cả nước, nông dân bị phá sản và cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù vậy, Hoover vẫn cảm thấy cần phải thông qua trúng cử liên tiếp
trong tranh cử để có thể biện bạch cho bản thân vả chính sách của mình. Tại
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng hoà, sự hào hứng của các đại biểu
xuống rất thấp. Thế nhưng, ngay tại vòng bỏ phiếu đầu tiên, Hoover đã một
lần nữa được đề cử làm ứng cử viên Tổng thống. Tuy vậy, không có ai ca ngợi
những điều mà Hoover đã làm được trong cuộc Đại suy thoái, không xuất hiện
các trường hợp quần chúng tụ tập và diễu hành cuồng nhiệt, thậm chí người ta
cũn khụng nghĩ đến việc dán ảnh Hoover ở xung quanh hội trường.
Cương lĩnh tranh cử của Đảng Cộng hoà đã ca ngợi biện pháp chống
khủng hoảng của Chính phủ Hoover, đồng thời cân bằng dự toán, bảo hộ
quan thuế, thúc giục huỷ bỏ Tu chớnh án điều thứ mười tám (điều khoản
pháp luật liên quan đến cấm bán rượu) cũng như trả lại quyền khống chế
mậu dịch rượu về cho các bang. Tác giả chuyên mục nổi tiếng Wolters
Lipman vì việc này đã bình luận: "Chính vào lúc nền kinh tế khó khăn chưa

từng có mà ở đõy lại không nghe thấy những lời nói bất mãn với xã hội, thật
không hiểu sao nổi". (5,423)
Điều này hoàn toàn trái ngược với không khí tranh cử ứng viên Tổng
thống của Đảng Dân chủ, rất nhiều người cho rằng chính những thất bại của
Hoover trong cuộc Đại suy thoái đã là cơ hội để Đảng Dân chủ giành chiến
thắng trong cuộc bầu cử năm 1932. Đảng Dân chủ đã chọn F.D.Roosevelt
làm ứng viên Tổng thống của mình. Ông đã nổi bật từ khi làm trợ lý Bộ
trưởng Hải quân cũng như ở cương vị Thống đốc bang New York. ễng thu
phục quần chúng dễ dàng bởi tinh thần lạc quan yêu đời, một nhân cách dễ
mến, tinh thần minh mẫn, úc phán đoán lành mạnh và kinh nghiệm chính trị
của mình. Trong cuộc vận động tranh cử, ông đã hứa với nhân dân, với một
niềm tin vững chắc, một Chính sách mới (New deal).
22
Mặc dù người Mỹ không muốn nói tới cách mạng, nhưng giờ đõy
người ta cũng nghe được lác đác đó đõy những lời kêu gọi lật đổ. Những bộ
óc táo bạo nhất đã đặt thành vấn đề về tính chất hợp pháp, hợp lý của chế độ
kinh tế đã đưa đến sự đổ vỡ này. Một hạt nhân nhỏ bé những người cộng sản
và cảm tình của họ bắt đầu hoạt động và tuyển chọn đảng viên mới, bởi vì có
một sự kiện khiến ai cũng phải suy nghĩ: Trong khi cuộc khủng hoảng lan
tràn từ nước tư bản này sang nước tư bản khỏc thỡ Liên bang Xô viết, nước
đã dứt khoát quay lưng lại với "tự do kinh doanh" và "chủ nghĩa cá nhân
lành mạnh" không hề chịu tác động của cuộc khủng hoảng, hơn thế nữa còn
hoàn thành kế hoạch 5 năm và tiến hành công cuộc tập thể hoá nông nghiệp.
Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 1929 đến năm 1931 là một
sự tấn công mạnh mẽ vào mối quan hệ sản xuất, chế độ kinh tế và chế độ tư
bản chủ nghĩa. Đứng trước sự tấn công đó, Mỹ cũng như các nước tư bản
khác đều có những biện pháp kinh tế, xã hội để thoát khỏi tình cảnh khốn
đốn do cuộc khủng hoảng mang tới. Những biện pháp đó cũng có những hiệu
quả tức thời. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hoover, mặc dù ụng luôn đi
tìm một con đường để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và cũng từng có

những cố gắng, nhưng lại hoàn toàn thất bại trước sự tấn công ồ ạt của cuộc
Đại suy thoái. Vì thế, ông đã hoàn toàn thất bại trong cuộc bầu cử Tổng
thống năm 1932.
Trong lúc giao thời, với tư cách một Tổng thống sắp mãn nhiệm kỳ,
Hoover cũng không làm gì được cả. Tập quán chính trị Mỹ muốn có một
khoảng cách ba tháng, kể từ đại hội của hai đảng vào đầu mùa hè cho đến
bầu cử tháng Mười một. Trong tình hình khủng hoảng, nghiêm trọng hơn
nữa là bốn thỏng (thỏng Mười Một đến tháng Ba) là thời gian mà Tổng
thống mới đắc cử lại chưa có quyền hành gì. Bốn tháng dân chúng mong đợi
một giải pháp cứu nguy. Tháng Ba năm 1932, thấy được nhược điểm tai hại
này trong Hiến pháp, Quốc hội đã bổ sung Tu chớnh ỏn số 20 cho phép
23
nhiệm kỳ Tổng thống sẽ bắt đầu sớm hai tháng so với quy định, nhưng Tu
chớnh ỏn này chỉ có hiệu lực từ 15 tháng 10 năm 1933.
1.1.3. Nguyên nhân của cuộc Đại suy thoái
Nguyên nhân của cuộc Đại suy thoái là gì? Vì sao đã có những liều
thuốc chữa rất mạnh và căn bệnh suy thoái vẫn kéo dài hơn bất kỳ cột cuộc
suy thoái nào từ trước tới nay, những cuộc suy thoái của những năm 1837,
1873 và 1893? Số đụng các nhà kinh tế của Mỹ đã nghiên cứu hiện tượng
suy thoái này trong quá trình phát sinh phát triển của nó và đã đưa ra một số
giải thích có thể tóm lược như sau:
* Nguyên nhân khách quan: Trong khi kinh tế Mỹ đang phát triển và
đang ở trên giai đoạn đỉnh cao, khi mà người Mỹ đang say sưa về sự thịnh
vượng vĩnh viễn thì tình hình kinh tế thế giới còn chưa thể lạc quan. Các
nước châu Âu dưới áp lực nặng nề của những món nợ khổng lồ và thuế má,
đã lâm vào bước khó có thể đứng vững, trữ lượng vàng cạn kiệt, mậu dịch
xuất hiện thâm hụt. Việc trả nợ chiến tranh, mua bán trong cuộc Chiến tranh
thế giới thứ nhất, những cơn đầu cơ điờn cuồng và tâm lý sợ hãi châu Âu lại
xảy ra khủng hoảng đã làm cho lượng vàng này thông qua quá trình mậu
dịch bình thường chảy về đất cũ.

Về điều này, Lờnin đã viết: "Thị trường thế giới bị xáo trộn. Châu Âu
cần những sản phẩm của Mỹ, nhưng không thể đưa lại cho Mỹ số hàng
tương đương như thế. Châu Âu bị thiếu máu còn Mỹ thì béo phì ra… Sự lên
xuống bất thường và thường xuyên của giá cả tiền tệ thay đổi sự sản xuất tư
bản chủ nghĩa thành một sự đầu cơ không bao giờ ngừng. Thị trường quốc tế
không có chỉ tiêu chung về trao đổi. Sự thành lập lại kim bản vị ở châu Âu
đòi phải tăng lên xuất cảng và giảm bớt nhập cảng. Châu Âu nghèo nàn
không thể làm được việc đú. Còn nước Mỹ thì chống lại với cạnh tranh ở
châu Âu bằng việc tung ra thị trường những hàng hoá giá rẻ (dumping) và
tăng thuế nhập khẩu". (51,8)
24
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ
trương trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản
xuất đồ dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần
còn lại của thế giới sản xuất ra. Tất nhiên điều này tạo nên trạng thái cán cân
thương mại rất có lợi cho Mỹ, nhưng nó không thể tồn tại lâu. Mỹ thiết lập
nhiều rào cản thương mại để bảo vệ hoạt động kinh doanh của những doanh
nghiệp Mỹ, nhưng vấn đề ở chỗ nếu Mỹ không muốn mua hàng từ đối tỏc
chõu Âu thì những đối tác ấy lấy đâu ra tiền mua hàng từ đối tác Mỹ, họ
không thể mua hàng nữa, thì hoạt động xuất khẩu Mỹ sụt giảm 30% và tiếp
tục sụt giảm trong thời gian sau đó. Đõy là một trong những yếu tố góp phần
tạo nên cuộc Đại suy thoái.
* Nguyên nhân chủ quan: Sự phồn vinh của kinh tế Mỹ trong những
năm 20 của thế kỷ XX rất không toàn diện, tồn tại rất nhiều lỗ hổng. Giá
nông phẩm hạ đã làm cho nông sản tích thừa thành đống, kết quả là nông dân
không có sức mua thêm những sản phẩm của nhà máy; một số ngành công
nghiệp như ngành khai khoáng, ngành dệt chưa được chia hưởng phồn vinh;
tiến bộ kỹ thuật mang lại nhiều khó khăn cho những ngành công nghiệp già
cỗi, và từ đó tạo thành thất nghiệp tạm thời. Năm 1921, dự tính những người
thất nghiệp vượt quá 4 triệu, sau đó trong bất kỳ thời kỳ nào đều không thể

giảm xuống dưới 1,5 triệu người, những của cải mới tăng lên phần lớn tập
trung trong tay một số ít độc quyền.
Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của đất nước đã vượt xa khả năng tiêu
thụ thực tế. Một phần quá lớn thu nhập quốc dân đã rơi vào tay một số
người. Mặt khác, giới doanh nghiệp đã mang phần lớn lợi nhuận thu được do
nâng cao tỷ suất sản xuất vào việc xây dựng các nhà máy hoặc là coi là lãi
xuất chia cho cổ đông, chứ không dùng để tăng lương cho công nhân. Năm
1929, hơn một phần ba lợi tức cổ phần được trả cho 17.000 cổ đông. Người
ta thấy rằng từ năm 1920 đến năm 1929, tiền lương công nhân Mỹ chỉ tăng
25

×