Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận Một vài nhận xét về Những biến đổi nông nghiệp miền Nam ở vùng tạm chiếm từ 1954 – 1975”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.9 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mục Lục 1
Mở đầu 2
I. Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp từ 1955-1975 4
1.1 Tình hình ruộng đất và nông nghiệp miền Nam trước năm 1954 4
1.2 Cải cách điền địa (1955) và Luật Người cày có ruộng(1970) 5
1.3 Các chính sách kinh tế khác 7
II. Sự biến đổi kinh tế nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm từ 1954-
1975 10
2.1 Quá trình trung nông hoá và sự du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
trong nông nghiệp 10
2.2 Sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp 12
2.3 Những biến đổi trong cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển của một nền
nông nghiệp hàng hoá 13
2.4 Sù phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và sự xuất hiện mạng
lưói kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở nông thôn 16
Kết luận 18
Tài liệu tham khảo 21
1
MỞ ĐẦU
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: Cơ cấu kinh tế gồm tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành. Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: Cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ
cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành
chính - lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế; trong đó cơ cấu theo ngành
kinh tế – kỹ thuật mà trước hết là cơ cấu công-nông nghiệp là quan trọng nhất.
Những biến đổi về cơ cấu kinh tế của một ngành kinh tế nói riêng và của
một quốc gia nói chung được xem là những sự vận động, dịch chuyển quan
trọng nhất trong việc xem xét, đánh giá sự phát triển của nã dưới nhiều nhân tố


tác động. Nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam luôn được xem là một trọng tâm
trong chiến lược phát triển kinh tế.
Từ sau đổi mới đến nay, kinh tế nông nghiệp ở nước ta được coi là nội
dung cơ bản trong hầu hết các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Đó là nhân tố then chốt để ổn định tình hình kinh tế xã hội cũng như là cơ sở để
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cho
nên việc nghiên cứu những di sản của nền nồng nghiệp truyền thống để tìm ra
giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn là một
vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn để phát triển kinh tế đất
nước.
Sau năm 1954, Miền Nam phát triển mạnh mẽ về mọi mặt theo một hướng
mới trong dòng chảy chung của lịch sử đất nước. Chính quyền Việt Nam Cộng
hoà mà đằng sau là Mỹ và chư hầu cố gắng xây dựng một nền kinh tế phát triển
theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nông nghiệp miền nam cũng không nằm ngoài
guồng vận động Êy.
Ngay từ cuối những năm 80, việc nghiên cứu những đặc điểm và di sản
nông nghiệp miền Nam đã thu hót được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học từ
kinh tế cho đến sử học như Cách mạng ruộng đất ở miền Nam của Lâm Quang
Huyên, một sè bài nghiên cứu trên các Tạp chí kinh tế, Nghiên cứu lịch sử của
Cao Văn Lượng, Trần Thị Bích Ngọc…Nhưng phải đến đầu những năm 90,
2
cùng với chính sách đổi mới của nhà nước những nghiên cứu về vấn đề này
mới đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào việc hoạch định chính sách
phát triển nông nghiệp của đất nước.
Hàng loạt các chuyên khảo về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp miền Nam
ra đời mà điển hình là hai luận án TS về vấn đề này đó là Trần Hữu Đính với
đề tài “Quá trình biến đổi chế đé sở hữu ruộng đất và cơ cấu giai cấp nông
thôn ở đồng bằng sông Cửu Long từ 1969-1975” và miền Nam có Võ Văn Sen
với đề tài “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam từ 1954-
1975” trong đó tác giả trình bày riêng một chương về kinh tế nông nghiệp.

Có thể nói đây là những công trình nghiên cứu ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp miền Nam trứơc năm 1975 rất được đánh giá cao về mặt khoa học; Các
tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của kết cấu kinh tế xã hội miền
Nam trước đổi mới cũng như đặt nền tảng cho việc kế thừa và phát huy những
di sản của nó trong phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Trong phạm vi một tiểu luận của chuyên đề cơ sở ngành Lịch sử Việt Nam
Một số vấn đề nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện đại do PGS TS Trương
Thị Tiến giảng dạy, người viết lùa chọn đề tài “Một vài nhận xét về Những
biến đổi nông nghiệp miền Nam ở vùng tạm chiếm từ 1954 – 1975”, mong
muốn bước đầu có những kiến thức cơ bản về vấn đề lịch sử quan trọng trên.
3
I. Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp từ 1955-1975
1.1 Tình hình ruộng đất và nông nghiệp miền Nam trước năm 1954
Miền Nam đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long cho đến trước cách mạng
tháng Tám 1945 có một quá trình phát triển khác biệt. Do những đặc điểm của
lịch sử cùng với chính sách nhượng đất của thực dân Pháp, quá trình tập trung
ruộng đất ngày càng rõ nét. Theo Nguyễn Kiến Giang thì đến trước cách mạng
tháng Tám có đến 60 % nông dân không có ruộng để cày cấy. Quá trình tập
trung ruộng đất với quy mô lớn mà tiêu biểu là các đồn điền đã đặt ra những cơ
sở cho một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.Tuy nhiên, những
chính sách nông nghiệp Êy nhằm phục vụ cho chính sách bóc lột và và việc
xuất cảng lúa gạo của chủ nghĩa thực dân, là nguồn thu lợi khổng lồ của chính
quyền thuộc địa.
Nông nghiệp miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có những
thay đổi quan trọng trên góc độ cả quan hệ ruộng đất lẫn sự phát triển sản xuất.
Chính quyền cách mạng đã chủ trương tạm giao ruộng vắng chủ cho nông dân
cày cấy còng nh tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian phản động
chia cho dân nghèo, vận động hiến điền và thực hiện giảm tô. Những chủ
trương đó được thực hiện triệt để trong kháng chiến và đạt được những kết quả

to lớn. Tính đến tháng 10/1954, số ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản
động và ruộng đất vắng chủ đã được cách mạng chia cấp và tạm giao cho nông
dân là 564.547 ha và 527.163 nhân khẩu ở Nam Bé. Tính chung từ Liên khu V
vào đến Nam Bé trong kháng chiến chống Pháp, nông dân được chia cấp và
tạm giao trên 750.000 ha ruộng đất các loại, địa tô phong kiến phổ biến được
giảm từ 25 % trở xuống. Việc chia ruộng đất cho nông dân đã thúc đẩy một
bước sự phát triển nông nghiệp.
Rõ ràng với chính sách giảm tô và chia ruộng đất cho nông dân, giai cấp
địa chủ và chế độ tá canh đã bị giáng một đòn nặng nề, bắt đầu quá trình tan rã
sụp đổ. Cùng với đó là một bộ phận lớn nông dân được chia ruộng đất. Với quy
mô ruộng đất khá lớn; trung bình mỗi hộ được chia khoảng 1 ha. Nh vậy một
tầng líp trung nông mới đang được hình thành cùng với sự phát triển của kháng
4
chiến.Theo tính toán thì số hộ này đã chiếm 40 % sè hộ nông dân và nắm 45 %
ruộng đất trong đó là một nửa số trung nông mới hình thành.
Do những chính sách phát triển sản xuất gắn liền với chính sách ruộng đất,
nên ở Liên khu V không những đã sản xuất lương thực đủ cung cấp cho 2,5
triệu người mà còn tiếp tế cho các tỉnh cực Nam.
Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy quan hệ sở hữu ruộng đất theo phương
thức sản xuất phong kiến vẫn còn những tàn dư, tuy nhiên đã có những sự dịch
chuyển quan trọng, cơ bản theo hướng tiến bộ hơn. Mét cơ cấu kinh tế mới với
chủ thể là các hộ trung nông đang hình thành là nền tảng của sự phát triển nông
nghiệp miền Nam trong các giai đoạn sau.
1.2 Cải cách điền địa (1955) và Luật Người cày có ruộng(1970)
Từ năm 1956 với việc thực hiện công cuộc bình định mà thực chất là
cuộc chiến giành dân với cách mạng, chính quyền Sài Gòn đã thực thi hàng loạt
chính sách đối với nông nghiệp nhưng cơ bản nhất vẫn là chính sách ruộng đất.
Tuy nhiên do những điều kiện khác nhau mà các chính sách này về mục đích là
nhất quán song lại khác nhau về nội dung và phương thức thực hiện qua các
thời kì. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng các chính sách Êy nhằm phục

vụ những mục đích chính trị song ta không thể phủ nhận vai trò của nó với
những biến chuyển trong kinh tế nông nghiệp miền Nam giai đoạn này.
Ngay từ năm 1955, khi Ngô Đình Diệm lên cầm quyền đã đưa ra vấn đề
cải cách điền địa lên hàng quốc sách. Nhưng do bản thân cũng là một địa chủ ,
lại do Mỹ thúc Ðp nên chương trình “cải cách điền địa” của Diệm không nhằm
tạo lập chủ nghĩa tư bản ở nông thôn mà duy trì phục hồi quan hệ sản xuất
phong kiến, khôi phục giai cấp địa chủ là chỗ dùa của chính quyền Ngô Đình
Diệm. Nội dung của chương trình cải cách được thể hiện trong các Đạo dô số
2(8/1/1955), Đạo dụ số 7(5/2/1955) và Đạo dô số 57 (2/10/1956).
Những điểm căn bản trong nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình
Diệm là buộc nông dân phải lập “KhÕ ước tá điền”. Điều đó có nghĩa là bắt
nông dân phải thừa nhận về mặt pháp lý quyền sở hữu của địa chủ; và nh thế
một bộ phận ruộng đất nông dân được chính quyền cách mạng chia trong kháng
5
chiến đã bị tước đoạt. Trong khi đó đối với sở hữu lớn của địa chủ, nhà nước
thực hiện việc truất hữu đối với phần ruộng đất quá 115 ha; bé phận ruộng đất
bị truất hữu thì nhà nước đem bán cho nông dân mõi hộ không quá 3 ha và
buộc phải trả trong 6 năm. Những chính sách kể trên ngoài những tính chất bảo
thủ phản động như ta đã bàn thì trên thực tế việc thi hành nó cũng hết sức nửa
vời.Trong vòng 4 tháng sau khi ban bố Đạo dụ số 57 có 2600 địa chủ kê khai
họ có sở hữu 1.075.000 ha, trung bình mỗi người là 415 ha, tuy nhiên mãi đến
năm 1970 số ruộng truất hữu đem bán cho nông dân mới chỉ có khoảng gần
300.000 ha (chỉ bằng 28 % sè diện tích đã kê khai).Điều đó dẫn tới hậu quả là
tính tới tháng 4/1960 khi Ngô Đình Diệm công bè công cuộc cải cách điền địa
đã kết thúc thì riêng ở đồng bằn sông Cửu Long có tới 45 % diện tích canh tác
vẫn nằm trong tay địa chủ trong khi đó số lượng địa chủ này chỉ chiếm 2% dân
số.
Có thể nói với chính sách cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm giai cấp
địa chủ và chế độ tá canh ruộng đất không những được xoá bá mà còn được
phục hồi; tầng líp trung nông bị ảnh hưởng nặng nề theo hướng giảm sút

nghiêm trọng và đại bộ phận trong số họ trở về với thân phận tá điền.
Tuy vậy từ năm 1960-1968, do điều kiện chiến tranh bên cạnh đó là
chính sách ruộng đất của Đảng mà ở đây là Mặt trận dân téc giải phóng miền
Nam Việt Nam, giai cấp địa chủ hầu như tan rã hết ở các vùng, trung nông hoá
ngày càng trở thành xu thế rõ nét.
Trước xu thế thất bại của cuộc chiến tranh, đặc biệt thất bại trong việc lôi
kéo nông dân cũng như thấy được hạn chế của cải cách điền địa, chính quyền
Mỹ nguỵ đã đặt nhiệm vụ bình định từ những năm 70 trên cở sở nghiên cứu kỹ
lưỡng tình hình.Ngày 26/3/1970, luật “Người cày có ruộng” ra đời đánh dấu
một chuyển biến mới trong chính sách ruộng đất của chính quyền Mỹ-Nguỵ ở
miền Nam. Tuy nhiên đó chỉ là một sản phẩm của thế yếu nhằm cứu vãn sự
phá sản của chính sách Mỹ- Thiệu đối với nông dân nông nghiệp miền Nam.
Luật người cày có ruộng gồm 6 chương và 22 điều khoản với nội dung
cơ bản là thực hiện việc giảm mức sở hũu tối đa cho mỗi hộ là 15 ha ở Nam
Bộ và 5 ha ở Trung Bé, cấp không ruộng đất cho nông dân và xoá bỏ chế độ tá
6
canh. Qua các điều khoản chúng ta có thể thấy rõ âm mưu của chính quyền Sài
Gòn trong việc thực hiện Luật Người cày có ruộng đó là biến mét bộ phận giai
cấp địa chủ chuyển sang kinh doanh theo con đuờng TBCN làm chỗ dùa cho
chính quyền.Ngoài ra với việc cấp không ruộng đất cho nông dân bằng việc lập
các chứng khoán, Mỹ và tay sai muốn xoá bỏ ảnh hưởng của sâu rộng của
Đảng ta ở nông thôn miền Nam và buôc nông dân vào guồng máy của chúng.
Nhưng xét ở một góc độ nào đó dù với mục đích nhằm thực hiện công
cuộc bình định thì rõ ràng Luật Người cày có ruộng đã là một bước tiến, có
những tác động trực tiếp đến tình hình sở hữu cũng như sản xuất nồng
nghiệp.Trước hết là nó xoá bỏ chế độ tá canh xoá bá quan hệ sản xuất từ lâu đã
lỗi thời kìm hãm sức sản xuất. Mặt khác nã thừa nhận sở hữu nông dân về mặt
pháp lý và điều quan trọng là nó đã tạo ra một tầng líp tiểu nông có quy mô
canh tác hợp lý; lấy nông trại gia đình làm cơ sở để thực hiện kinh doanh sản
xuất hàng hoá trong nông nghiệp là phù hợp với trình độ canh tác và khả năng

của nông dân
Mặc dù đối tượng được cấp đất có hạn chế và ý đồ thực hiện có mang
màu sắc chính trị đi chăng nữa thì xét về mặt kinh tế xã hội thì việc thực hiện
Luật Người cày có ruộng đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá, đẩy nhanh quá trình trung nông hoá ở miiền
Nam và tạo ra những chuyển biến mới trong nông nghiệp mà tôi sẽ trình bày
trong phần sau.
Tóm lại, từ năm 1955 đến những năm 70, chính quyền Mỹ và tay sai đã
thực hiện một số chính sách ruộng đất nhằm phục vụ công cuộc bình định và
cứu vãn sự thất bại về mặt quân sù , tranh giành ảnh hưởng đối với cách mạng
ở các vùng nông thôn song nó đã tạo ra những khung pháp lý cho sự phát triển
nông nghiệp miền Nam hướng theo con đường sản xuất hàng hoá, mở đường
cho sù du nhập phương thức sản xuất TBCN vào miền Nam.
1.3 Các chính sách kinh tế khác
Bên cạnh chính sách ruộng đất thì nhằm thực hiện mưu đồ của mình, thì
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thực hiện đồng loạt một số chính sách kinh tế
khác nhằm phục vụ chính sách ruộng đất và nông nghiệp.
7
Nhân tố đầu tiên mà chúng ta phải nói ở đây là chính sách viện trợ của Mỹ.
Ngoài những viện trợ về mặt quân sự thì viện trợ về kinh tế cũng chiếm một tỉ
trọng đáng kể là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.Trong các viện
trợ theo dự án thì từ năm 1954-1974 đã thực chi cho lĩnh vực nông nghiệp là
5.56%, công nghiệp là 0.97%, lao động là 0.03%, giao thông vận tải là 24.2%.
Trong các viện trợ thương mại hoá, tỷ lệ hàng hoá nhập cảnh dùng cho sản xuất
như máy móc trang thiết bị nguyên nhiên liệu cho sản xuất công nông nghiệp
chiếm tới 46.8% hàng hoá nhập theo thể thức thương mại hoá.
Mặc dù xét trên tổng số viện trợ thì viện trợ cho nông nghiệp là không
nhiều song với những tác nhân về nguồn vốn cũng như được đầu tư các thiết bị
máy móc kỹ thuật của Mỹ thì nó đã những điều kiện hết sức thuân lợi cho
những biến chuyển trong kinh tế đặc biệt là nông nghiệp.

Ngoài ra, chính quyền Sài Gòn còn đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp bằng việc nhập các loại máy móc từ các nước
TBCN nhằm cơ khí hoá nông nghiệp nông thôn. Toàn bộ công suất năng lượng
cơ khí trong nông nghiệp miền Nam tính đến ngày giải phóng có 2 triệu CV
(mã lực). Nếu sử dụng công suất hiện có thì có tới 30% diện tích đất đai ở miền
Nam được sử dụng máy để canh tác với thời vụ từ 10-20 ngày. Rồi việc hỗ trợ
các loại giống mới, sử dụng phân bón hoá học làm tăng năng suất cây trồng.
Hầu hết số lượng phân bón này đều được nhập từ nước ngoài và tăng lên nhanh
chóng qua các thời kì.
Để tăng năng suất cây trồng, chính quyền Sài Gòn đã thực hiện cuộc cách
mạng về giống. Các khoá đào tạo kỹ thuật trồng lúa mới đuợc ra đời nhằm bồi
dưỡng nông dân kỹ thuật canh tác nhằm làm tăng sản lượng. Việc trồng thử
nghiệm giống lúa mới được nhập từ Philipin đã bắt đầu từ năm 1967 nhưng mãi
đến năm 1969 mới được trồng một cách rộng rãi. Đến năm 1970, diện tích
trồng lúa mới đã tăng lên hơn 1triệu mẫu Anh làm tăng sản lượng của toàn
miền lên 17% đạt 5,6 triệu tấn gạo.Việc áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra những chuyển biến nhất định của
kinh tế nông nghiệp miền Nam giai đoạn này.
8
Bên cạnh việc đẩy mạnh đưa KHKT vào sản xuất thì trong những năm 70,
chính quyền Sài Gòn khuyến khích việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cũng
như tổ chức mạng lưới lưu thông, phân phối sản phẩm như việc hình thành các
ngân hàng nông nghiệp và một hệ thống các ngân hàng ở nông thôn. Đến năm
1973, hệ thống ngân hàng này có chi nhánh ở 43 tỉnh ở miền Nam lúc bấy giê.
Ngoài ra nhà nứoc còn tổ chức một hệ thống phân phối lưu thông xuống các
vùng nông thôn của tầng líp tư sản. Lúa này xuất hiện những tư bản nắm độc
quyền về một loại nông sản và đó chính là cơ sở cho việc bóc lột nông dân.
Trước năm 1954, ở Nam bé đã hình thành một cơ cấu kinh tế vùng, trong
đó, có 3 tiểu vùng chính liên quan đến hoạt động sản xuát nông nghiệp: Đồng
bằng sông Cửu Long (trồng lúa), Đông Nam Bộ (Cây công nghiệp), Sài Gòn

(thương cảng quyết định phần lớn nhịp độ phát triển của kinh tế nông nghiệp).
Sau 1954, qua nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế Nam Việt Nam của phái
đoàn Goodrich của Liên Hợp Quốc (1956) cho đến kế hoạch hậu chiến
Lilienthal, Vò Quốc Thúc (1969) đều kết luận: “Tương lai kinh tế Nam Việt
Nam tuỳ thuộc sự phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long” [5, 67].
Năm 1974, khu công nghiệp Tây Đô Cần Thơ thành lập là bước một của chiến
lược: Đồng bằng Sông Cửu Long phải phát triển Công Nghiệp để phát triển
Nông nghiệp của nhóm nghiên cứu Veccô.
Những chính sách kinh tế của chính quyền Sài Gòn xét về mặt nào đó nó
tạo ra những điều kiện cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tuy
nhiên nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân hóa diễn ra ở nông thôn, thay thế
hình thức bóc lột phong kiến bằng hình thức bóc lột TBCN. Những chính sách
Êy nhằm phục vụ các mục đích chính trị cho nên nó không có cơ sở kinh tế và
khó có có thể thực hiện một cách triệt để và toàn diện mà nó chỉ mang lại lợi
Ých cho một bộ phận người gắn liền với chính quyền mà ở đây là các nhà tư
sản mại bản. Diễn ra cùng với chính sách bình định nông thôn bằng con đường
chiến tranh thì rõ ràng những chính sách đối với nông nghiệp nông thôn chưa
tạo ra sù biến chuyển căn bản trong nền nông nghiệp nước ta từ sau năm1945;
tuy thế nó cũng tạo ra những tiền đÒ ban đầu cho một nền sản xuất hàng hoá ra
đời và những thay đổi của nền nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm.
9
II. Sù biến đổi kinh tế nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm từ
1954-1975
II.1 Quá trình trung nông hoá và sự du nhập quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
Dưới tác động của những chính sách kể trên của chính quyền Sài Gòn,
ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, quan hệ ruộng đất ở miền Nam đã có
những chuyển biến căn bản. Giai cấp địa chủ bị giáng một đòn nặng nề và
không còn nắm địa vị kinh tế nữa. Tiếp đó đến cải cách điền địa, đặc biệt là
Luật người cày có ruộng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dưới sù hỗ trợ

của Mỹ, quan hệ ruộng đất ở miền Nam đã có sự thay đổi về căn bản.Theo sự
đánh giá của chính quyền Sài Gòn và cố vấn Mỹ thì đến đầu năm 1973, giai
cấp địa chủ và chế độ tá canh không còn tồn tại trên toàn miền Nam.
Số liệu điều tra ở nông thôn 6 tỉnh Trung Bộ và 10 tỉnh Nam Bộ của chính
quyền miền Nam vào đầu năm 1971 cho thấy nếu thực hiện xong chương trình
Người cày có ruộng, số lượng nông hộ có quy mô sở hữu từ 1-5 ha có thể
chiếm 48% số nông hộ và 69,2% diện tích canh tác ở nông thôn miền Nam.
Số liệu so sánh ở đồng bằng sông Cửu Long còng cho thấy giai cấp địa chủ
đã bị thủ tiêu hoàn toàn:
1970( ngàn ha) 1973(ngàn ha)
-Tổng diện tích 2200 2200
-Diện tích tự canh tác 800 1800
-Đất thuê mướn 1000
-Đất bá hoang 400 400
Như vậy cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng chế độ sở hữu địa
chủ phong kiến đã bị xoá bỏ về mặt căn bản. Quá trình xoá bá quan hệ sở hữu
phong kiến trong nông nghiệp ở miền Nam là một quá trình lâu dài, phức tạp
phải thực hiện nhiều lần, bị tác động bởi nhiều yếu tố. Mặc dầu còn những tàn
tích song về cơ bản nó đã tạo ra những cơ sở cho một hướng phát triển mới của
sở hữu ruộng đất đó là quá trình trung nông hoá.
Với chính sách chia ruộng đÊt cho nông dân thì về cơ bản đến những năm
70, hầu hết nông dân đều được chia ruộng đất. Tuy nhiên mức độ chiếm hữu
10
ruộng đất giữa các tầng líp nông dân nói riêng và các giai tầng ở nông thôn nói
chung và giữa các địa phương không giống nhau. Dùa trên các yếu tố về tư liệu
sản xuất, nguồn thu nhập thì năm 1978, Ban cải tạo nông nghiệp miền Nam đã
phân chia cư dân ở nông thôn miền Nam ra thành 5 loại hộ:
- Hộ loại I là những người làm các ngành nghề phi nông nghiệp thường
trên dưói 2% số hộ chiếm hữu khoảng 1% ruộng đất
- Hộ loại II chiếm trên dưói 20 % sè hộ và chiếm hữu khoảng 10%

ruộng đất
- Hộ loại III chiếm khoảng 50- 60% số hộ chiếm hữu từ 50-60% ruộng
đất
- Hộ loại IV chiếm 15% số hộ và 25% ruộng đất
- Hộ loại V chiếm 3% số hộ và khoảng 5-7% ruộng đất.
Nh vậy, qua sự phân chia theo các nhóm hộ, thì chúng ta vẫn thấy sự chênh
lệch về mức độ sở hữu giữa các thành phần cư dân ở nông thôn cho đến năm
1975 ở miền Nam. Chưa tính đến những ngưêi không sản xuất nông nghiệp thì
tỷ lệ chênh lệch giữa những người sản xuất nông nghiệp là khá lớn. Chiếm tỷ lệ
cao nhất về mức độ chiếm hữu ruộng đất và số hộ là loại hộ III và IV. Hai loại
hộ này được coi là tầng líp trung nông vì trước hết họ chiếm hữu một số lượng
ruộng đất tương đương với ruộng đất bình quân ở địa phương và chủ yếu dùa
vào gia đình để sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Trong hai loại hộ nói trên thì
hộ loại IV được coi là trung nông khá vì họ chiếm hữu ruộng đất cao hơn bình
quân nhưng về cơ bản họ vẫn dùa vào lao động của gia đình là chính. Hộ loại V
là loại hình cư dân mới xuất hiện vào đầu những năm 70. Họ có quá nhiều
ruộng đất và máy móc so với mức bình quân ở địa phương, nguồn sống chủ yếu
dùa vào thuê mướn nhân công để kinh doanh sản xuất nông nghiệp. Đó là tầng
líp tư sản nông thôn.
Theo nghiên cứu, thì từ đầu những năm 60 cho đến 1970 trung nông đóng
một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Với một mức độ
sở hữu vừa phải , được tự chủ trên mảnh đất của mình họ trở thành nhân vật
trung tâm trong kinh tế nông nghiệp ở miền Nam. Là lực lượng lao động có kỹ
thuật và kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý lại là người bỏ vốn đầu tư
11
KHKT vào sản xuất và năng suất lao động cao trung nông đã tạo ra một khối
lượng nông sản hàng hoá chiếm ưu thế tuyệt đối, là lực lượng sản sản xuất
lương thực chính cho xã hội. Những cơ sở cho sự phát triển của kinh tế hộ đã
được hình thành.
Bên cạnh chế độ sở hữu nhỏ tự chủ của trung nông, do những điều kiện

khác nhau và trong giai đoạn này ở miền Nam xuất hiện sự tập trung ruộng đất
trong tay một số nhà tư bản nông nghiệp và ngược lại một bộ phận nông dân vì
một lý do nào đó phải bán ruộng đất và trở thành lực lượng làm thuê. Tuy nhiên
quan hệ sản xuất lúc này không còn là quan hệ phong kiến mà đã chuyển qua
quan hệ sản xuất TBCN. Tầng líp tư sản nông thôn thay vì bằng địa tô thì đã
chuyển qua hình thức bóc lột bằng giá trị thặng dư. Các hoạt động khai thác
ruộng đất chủ yếu bằng hình thức thuê nhân công, và như thế một hình thức của
quan hệ sở hữu ruộng đất và quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp đã
được hình thành tuy quan hệ này không phải là quan hệ mang tính phổ biến.
Có thể nói rằng, chế độ sở hữu ruộng đất và quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp nông thôn đã có những sự biến chuyển căn bản. Sự hình thành một tầng
líp trung nông với số lượng lớn có khả năng tự chủ sản xuất và kinh doanh là
cơ sở cho sự phát triển kinh tế hộ thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo động lực cho
sự phát triển của xã hội. Mét nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo cơ chế
điều chỉnh của thị trường đã dần hiện diện. Tuy nhiên, ở các vùng tạm chiếm
giai đoạn này, do một số chính chính sách của chính quyền đã bước đầu hình
thành một bộ phận tư sản nông thôn có nguồn gốc từ địa chủ được hưởng một
số quyền lợi kinh tế làm cho quá trình phân hoá ở nông thôn ngày càng sâu sắc,
thực hiện bóc lột đối với bộ phận nông dân làm thuê tuy nhiên số lượng này
còn Ýt. Xét một cách toàn diện cơ cấu kinh tế nông nghiệp xét về mặt quan hệ
sản xuất giai đoạn này là tương lối hợp lý với một nền nông nghiệp theo xu
hướng phát triển tư bản chủ nghĩa và sản xuất hàng hoá và nó là cơ sở cho quá
trình phát triển kinh tế
II.2 Sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp
Cùng với sự đầu tư và viên trợ của Mỹ và quá trình trung nông hoá thì sản
xuất nông nghiệp ở Nam Bộ đã chú ý đến đầu tư KHKT để phát triển sản xuất
12
mà nội dung đầu tiên là quá trình cơ giíi hóa. Nếu như trong những năm 1960,
nông cơ rất hiếm chỉ có ở một số dinh điền, đồn điền cao su, cà phê ở miền
Đông Nam Bé, Tây Nguyên và ở một vài nơi trên đồng bằng sông Cửu Long;

nhưng từ 1965 nông cơ nhập cảng ngày càng nhiều, chủ yếu là các máy kéo
lớn, máy cày tay, máy bơm nước ,máy xay lúa…Tính đến cuối năm 1973, theo
thống kê của Nha nông cụ cơ giới của chính quyền miền Nam có tÊt cả
187.380 nông ngư cơ đủ loại tương ứng với khoảng 1,2 triệu mã lực trong đó
64% mã lực là của nông nghiệp. Năm 1967-1968 nông dân miền Nam mới
bước đầu làm quen với phương pháp canh tác bằng cơ giới nhưng đến năm
1970 mức cơ giới hoá nông nghiệp miền Nam đã đạt đến 0,2-0,25 mã lực/ha và
diện tích đất đai có sử dụng cơ giới đã đạt mức 50%.
Năm 1972, ở những vùng nông thôn tạm chiếm đã có nhiều máy móc nông
nghiệp, riêng đồng bằng sông Cửu Long đã có tới 70-80% diện tích canh tác
bằng máy. Đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mức cơ giới hoá trong
nông nghiệp miền Nam đã đạt 0,3-0,4 mã lực/ha riêng nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long mức cơ giới hoá này đạt đến 0,85 mã lực/ha, bằng 56% mức cơ
giới hoá ở những quốc gia tiên tiến vào thời điểm 1970. Việc cơ giới hoá nông
nghiệp diễn ra với một tốc độ nhanh chóng thực sự là một bước tiến lớn trong
sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó là các nhân tố hỗ trợ sản xuất như phân hoá học, giống mới
cũng được áp dụng để tăng năng suất cây trồng. Từ sau năm 1954, số lưọng
phân bón nhập cảng hàng năm tăng từ 10- 15000 tấn ; đến năm 1970 thì con số
phân bón nhập khẩu đã lên tới gần nửa triệu tấn. Mức độ sử sụng phân bón ở
miền Nam lóc bấy giê bằng 1/3 của Đài Loan- một nền nông nghiệp tiêu biểu
cho Châu Á về trình độ thâm canh, tăng năng suất vào thời điểm đó.
Ngoài máy móc và phân bón thì giống mới cũng hết sức được quan tâm.
Tiếp theo các giống Taithung-1 và Taithung-2 của Đài Loan đã được giới thiệu
từ trước thì trong năm 1966, các giống lúa IR 5, IR 8, IR 20, với năng suất cao
thời gian sinh trưởng ngắn đã tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp miền Nam
bước vào thâm canh, tăng vụ. Năm 1968, diện tích cấy giống lúa mới chỉ
13
khoảng 44 000 ha thì dến năm 1974 tăng lên 964.000 ha tức tăng 22 lần và
chiếm 33,2 diện tích canh tác lúa toàn miền Nam

Đến đầu những năm 70, những biến đổi về cơ sở vật chất trong nông
nghiệp miền Nam đã tạo những tiền đề làm thay đổi tập quán và quy trình sản
xuất nông nghiệp. Trong nhiều vùng nông thôn trâu bò ,phân chuồng,cối xay
không còn đựoc dùng bao nhiêu.Tuy nhiên giá cả của các vật tư nông nghiệp
mới lại rất đắt; mức độ trông lúa càng cao thì nhu cầu đầu tư kỹ thuật càng cao.
Những chi phí gắn với việc dùng kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và có lúc đến 40-50% chi phí sản xuất
II.3 Những biến đổi trong cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển của
một nền nông nghiệp hàng hoá
Trong nông nghiệp ở miền Nam, ngoài những biến đổi về sở hữu thì một
nội dung là những biến đổi đã bắt đầu diễn ra trong cơ cấu ngành mà đặc biệt
diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh việc trồng lúa là chính, nông dân đồng bằng Nam Bộ lúc này đã
canh tác nhiều loại hoa màu và cây lâu năm tuy nhiên diện tích lúa vẫn chiếm
diện tích canh tác lớn. Theo số liệu của nhiều cuộc điều tra nông thôn cho thấy
thu nhập từ lúa không hoàn toàn lấn át thậm chí không phải là nguồn thu lớn
nhất của nông dân
Theo cuộc khảo sát của Sansom ở xã Long Bình Điền và Thân Cửu Nghĩa
(Định Tường) vào các năm 1966-1967 cho thấy nông dân không chỉ trồng lúa
mà ở nbững mức độ khác nhau đã trồng nhiều loại rau quả, mía ,ngô, nuôi cá,
gia súc cũng như nhiều nghề ngoài nông nghiệp. Tính riêng cả hai xã, thu nhập
từ lúa chỉ chiếm36% tổng thu nhập trong khi đó 22,3% từ chăn nuôi, 5,2% từ
cây ăn trái, 8,7% từ kinh doanh nông nghiệp, 10,1% từ lương, 2,7% từ làm
thuê. Những con số trên đã cho thấy những bước đầu có những chuyển biến
nhất định trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Việc sử dụng
các nguồn đất đai vào sản xuất một cách có hiệu quả, hiện tượng làm thuê ngày
càng mở rộng là biÓu hiện sự đa dạng trong cơ cấu ngành nông nghiệp và cơ
cấu kinh tế ở nông thôn.
14
Ở các xã này đã xuất hiện một số hộ chuyên trồng rau hoặc trồng cả lúa cả

rau. Với những hộ này thì họ đầu tư vốn và kỹ thuật nhằm tăng sản lượng và
năng suất nhằm sử dụng hiệu quả hơn lao động nhàn rỗi của gia đình. Trong
những năm 60, trong khi nhiều nông sản khác không phát triển hoặc giảm sút
thì sản lượng rau cải của miền Nam tăng nhanh, tăng 69,7% về diện tích và
111,4% về sản lượng.
Bên cạnh rau xanh thì các hoạt động chăn nuôi cũng hết sức phát triển.
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung chăn nuôi lớn nhất ở miền Nam.
Đến đầu những năm 70, sản lượng chăn nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long đã
vượt yêu cầu cung cấp thực phẩm cho cả miền Nam mà còn xuất khẩu một số
lượng đáng kể.
Quá trình tập trung hoá, chuyên canh cũng diễn ra trong nông nghiệp miền
Nam. Nhiều vùng chuyên canh đã xuất hiện nh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tập
trung trông cây công nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long là cây lương thực và
thực phẩm. Như Tây nguyên trập trung 75% diện tích trồng chè, miền Đông
Nam Bộ tập trung 96% diện tích trồng cao su của toàn miền Nam.
Sự phát triển nông nghiệp theo xu hướng thâm canh đa dạng hoá sản phẩm
đã là nền tảng cho việc tăng sản lượng nông nghiệp. Riêng thời kỳ 1969-1975,
sản lượng lúa tăng từ 5,7 triệu tấn (1970) đến 7,1 triệu tấn năm 1974. Năng
suất lúa bình quân ở mức 2,27-2,48 tấn/1 ha. Nhiều kết quả điều tra ở đồng
bằng sông Cửu Long cho thấy có khoảng 25% nông dân bán lúa ra thị trường
và khoảng 60-70% nông sản ở vùng này là nông sản hàng hoá. Lúa gạo hàng
hoá ở đây không còn là hàng hoá lấy từ lúa tô của tá điền do các đại địa chủ
phong kiến bóc lột và bán cho tư bản thương mại như trước cách mạng tháng
Tám mà ở đây là nông sản hàng hoá của trung nông-phú nông- tư sản nông
thôn cung cấp.
Chóng ta có thể thấy một điều rằng, đến đầu những năm 70 với sự tăng lên
về mặt sản lượng, nông nghiệp miền Nam ngày càng đi theo hướng chuyên
môn hoá, thâm canh với trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đã bắt đầu có sù biÕn
đổi, việc trồng lúa vẫn chiếm ưu thế quan trọng nhưng không còn là nguồn thu
chủ yếu của các hộ gia đình ở nông thôn. Hoạt động sản xuất đã hướng ra thị

15
trường , sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi. Mét khuynh hướng mới trong
sự phát triển của nông nghiệp miền Nam đã hình thành đó là nền nông nghiệp
hàng hoá theo hướng TBCN.
II.4 Sự phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và sự xuất
hiện mạng lưói kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
Chính sách đưa , nhập những kỹ thuật nông nghiệp mới vào nông thôn phát
triển mạng lưói kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã làm cho các hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp phát triển mạnh ở nông thôn miền Nam mà chủ yếu là ở đồng
bằng Nam Bộ. Điều đó cho thấy sự phát triển bước đầu của quá trình phân công
lao động và chuyên môm hoá trong nồng nghiệp.
Đến cuối những năm 60 đầu những năm 70 cơ cấu dân cư đồng bằng Nam
Bộ có sự thay đổi khá lớn. Các cuộc điều tra cho ở các tỉnh miền Nam cho thấy
vào năm 1971, tỷ lệ hộ dân cư phi nông nghiệp so víi hộ dân cư sống ở nông
thôn là 38,48%. Các hộ dân cư phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là các hộ
sinh sống bằng hoạt động thương mại, tiểu thủ công nghiệp ,vận tải, dịch vụ
sản xuất và các dịch vụ khác. Trong cơ cấu hoạt động phi nông nghiệp thì bên
cạnh thương nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao thì thủ công nghiệp cũng đóng
một vai trò đáng chú ý.
Đến đầu những năm 70, bộ mặt nông thôn miền nam có những thay đổi sâu
sắc. Các cơ quan kiểm tra của Mỹ cho biết vào năm 1972 ở tại vùng nông thôn
đã trực thi chương trình Người cày có ruộng thì số cửa hiệu đang xây cất nhiều
hơn ở xã chưa thực hiện, hàng hoá bày bán, lưu trữ ở các cửa hiệu này cũng
nhiều hơn. Có những xã có 5 cơ sở và ở xa trung bình thì có hai cơ sở để phục
vụ nông nghiệp như các nhà máy xay, các xưởng cơ khí…Điều đó làm cho
nguồn thu nhập từ hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ngày càng cao. Nhiều
cuộc điều tra nông thôn vào đầu những năm 70 cho thấy hoạt động thu nhập từ
hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp của một số hộ chiếm đến 50% tổng thu
nhập.
Đáng chó ý là ở các vùng nông thôn, mạng lưới chân rết của các hệ thống

kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ngày càng rộng lớn và chi phối mạnh
16
mẽ. Năm 1967, riêng ở Định Tường có 91 nhà máy xay lúa, 25 đại lý buôn bán
dụng cụ và đồ kim loại, 24 tiệm bán máy bơm nước và giống mới, 13 đại lý
cung cấp thuốc trừ sâu và phân bón. Đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
mạng lưói kinh doanh tư bản ở nông thôn đã phát triển khá mạnh.
Ngoài ra chóng ta còn phải kể đến một hệ thống thu mua nông sản cũng
như mét hệ thống ngân hàng ở các vùng nông thôn. Tính đến năm 1972, ở miền
Nam đã có 35 ngân hàng nông thôn ở hầu hết các tỉnh; đến năm 1973 con số
này đã lên đến 60 ngân hàng nông thôn hoạt động. Các hoạt động thu mua nông
sản diễn ra ở hầu hết các tỉnh với vai trò của một số tư sản Hoa kiều. Họ trở
thành những ông Vua lúa gạo trong việc thu mua nông sản để xuất khẩu. Có thể
nói những quan hệ sản xuất TBCN đã ăn sâu và bám rễ ở hầu hết các khu vực
nông thôn, tao ra một cơ chế cho kinh tế hàng hoá phát triển song nó cũng là cơ
sở cho sự phân hoá ngày càng sâu sắc giữa các tầng líp dân cư ở nông thôn.
Tóm lại, từ cuối những năm 60 đến đầu những năm 70 ở nông thôn đồng
bằng Nam Bé đã có những thay đổi căn bản. Bộ mặt nông nghiệp nông thôn đã
có những chuyển biến trên nhiều phương diện. Một cơ cấu ngành, cơ cấu sản
phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trình độ thâm canh
chuyên môn hoá và khoa học kỹ thuật ngày càng cao. Các quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa đã len lỏi vào hầu hết các khu vực nông thôn và cùng với nó là
sự phân hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ trong các tầng líp cư dân đặc biệt là
nông dân đã tạo ra bức tranh nông thôn miền Nam trước ngày giải phóng đa
dạng song khuynh hướng chủ đạo và chi phối đó là một nền nông nghiệp hàng
hoá theo con đường tư bản chủ nghĩa.
17
KẾT LUẬN
1. Mục tiêu “chinh phục trái tim và khối óc” (to win the heart and the
mind) người nông dân được Mỹ Diệm hết sức chú trọng và đầu tư, coi đó là
một nhiệm vụ chiến lược để giành thắng lợi trong cuộc giành dân với lực lượng

cách mạng giải phóng Miền Nam. Sự đầu tư đó được thể hiện trên hai mặt chủ
yếu: chính sách quốc gia và viện trợ trực tiếp khoa học kỹ thuật.
Dưới tác động của chính sách Cải cách điền địa và Luật người cày có
ruộng, nông nghiệp nông thôn Miền Nam vùng tạm chiếm nói riêng và trên
toàn Miền Nam nói chung đã có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ, theo nhiều
khuynh hướng vận động của cơ cấu xã hội… Kinh tế tư bản bắt đầu xâm nhập
vào nông nghiệp nông thôn Nam bé, mạng lưới kinh doanh dịch vụ phục vụ
nông nghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp.
2. Quá trình trung nông hoá là một vấn đề nổi bật nhất trong kết cấu giai
cấp xã hội ở nông thôn Nam bé. Đi liền với nó là sự phân hoá trong bộ phận
nông dân theo hai khuynh hướng chính: líp trên tiến dần lên Phú nông, tư sản
nông thôn; líp dưới mấp mé vô sản hoá thành Nông dân làm thuê. Quá trình
tiểu điền chủ hoá nông thôn mà thực chất là quá trình trung nông hoá về căn
bản đã hoàn thành. Chế độ sở hữu đã hoàn toàn thay đổi từ sở hữu đại điền chủ
sang sở hữu của tiểu nông mà trước hết là trung nông. Cho đến đầu những năm
70 trung nông đã trở thành tầng líp trung tâm của nông thôn Nam Bé. Từ sau
năm 1954, trong khi nông nghiệp miền Bắc đang trên con đưòng hợp tác hoá và
tập thể hoá để tiến lên một nền sản xuất lớn theo hướng xã hội chủ nghĩa thì ở
miền Nam với những chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng cũng
như tác động của các chính sách nông thôn của chính quyền Sài Gòn, bộ mặt
nông nghiệp nông thôn đã có những thay đổi đáng kể đặc biệt là quan hệ ruộng
đất. Sự biến đổi này đã diễn ra từ sau năm 1945 với các chính sách giảm tô và
chia ruộng đất của Việt gian và địa chủ cho dân nghèo cho đến các chính sách
Cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm nhưng phải đến Luật Người cày có
ruộng của Nguyễn Văn Thiệu năm 1970 thì quan hệ sản xuất phong kiến và
giai cấp địa chủ trong nông nghiệp nông thôn mới bị xoá bỏ căn bản.
18
3. Cùng với sự biến đổi của quan hệ ruộng đất và giai cấp còng nh các hộ
kinh tế tự chủ ở miền Nam thì một nền nông nghiệp hàng hoá với tính chất tăng
cường tính thương mại hoá và hiện đại hoá đã dần hình thành. Cơ sở vật chất

kỹ thuật trong nông nghiệp đã được tăng cường ngày càng nhiều đã làm tăng
khả năng tận dụng đất đai cũng như tiết kiệm sức lao động đông thời nó cũng là
thay đổi tâm lý, tập quán, thãi quen sản xuất của nông dân để nhằm đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu của thị trường. Một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
với sự điều tiết của các quy luật kinh tế còng nh sù tăng cường cơ sở vật chất
trong nông nghiệp nông thôn đã bước đầu làm thay đổi cơ cấu sản xuất.
Sự giảm dần của diện tích trồng lúa, sự tăng dần của tỉ trọng chăn nuôi
trong nông nghiệp ngày càng lớn. Xu thế tập trung hoá, chuyên môn hoá đã
xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn, nhiều khu vực nông nghiệp và nhiều loại
nông sản. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở các thôn
Êp cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phân công lao động ở các
vùng nông thôn. Kết cấu dân số trong hoạt động sản xuất ở nông thôn đang
phát triển theo hướng giảm dần tỉ trọng sản xuất nông nghiệp mà chuyển sang
các ngành nghề khác đã hé mở cho chóng ta thấy một con đường phát triển
công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại, một khả năng
“công nghiệp hoá phi tập trung” như nã đang diễn ra ở các nứoc thứ ba.
Rõ ràng, cho đến đầu những năm 70, chóng ta có thế nhận thấy xu hướng
và trình độ phát triển của nông nghiệp miền Nam đã hoàn toàn khác biệt so với
miền Bắc. Sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng theo hướng hàng hoá, sự
thay đổi dần trong kết cấu dân cư nông thôn là những thực tế hết sức khách
quan, và nó là những điều kiện cực kỳ thuận lợi cho chóng ta phát triển công
nghiệp cũng như tiến tới một nền nông nghiệp sản xuất lớn với trình độ cao tạo
những động lực cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế của miền Nam nói riêng
và cả nước nói chung. Tuy nhiên, những chính sách kinh tế hợp lý của những
nhà hoạch định chiến lược lại giữ một vai trò trọng yếu, tích cực để phát triển
nông nghiệp và ngược lại.
4. Những tiến bộ trong nông nghiệp Miền Nam vùng tạm chiếm giai đoạn
1954-1975 là có thật. Mặc dù vậy, sự lệ thuộc vào viện trợ của nước ngoài đặc
19
biệt là Mỹ đóng mét vai trò quan trọng. Với một nguồn viện trợ khổng lồ nó đã

tạo ra sù thay đổi trong bộ mặt nông thôn nông nghiệp, nhằm lôi kéo một bộ
phận nông dân về phía mình làm tiền đề cho chính quyền thực dân kiểu mới
của Mỹ ở miền Nam. Sù nhập khẩu một khối lượng lớn máy móc, phân bón,
vốn không phải bắt nguồn từ chính sự phát triển của bản thân nền kinh tế hàng
hoá nông thôn mà nó là kết quả của những tác động bên ngoài. Rõ ràng víi
những nội dung Êy nó sẽ là những điều kiện song không phải là xu hướng của
một nền nông nghiệp phát triển bền vững, độc lập.
Với một đất nước có nền tảng kinh tế nông nghiệp lâu đời nh Việt Nam,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chóng ta hiện nay không khi nào có thể
tách rời được những phạm trù nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Do những điều kiện lịch sử mà quá trình phát triển nông nghiệp ở miền
Nam có những đặc trưng riêng biệt điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính
sách phải có một tầm nhìn đúng đắn khoa học thì mới có thể phát huy thế mạnh
của mỗi vùng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn trên phạm vi cả nứoc hiện nay.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Trần Hữu Đính- Quá trình biến đổi chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu
giai cấp nông thôn ở đông bằng sông Cửu Long (1969-1975)- NXB KHXH-
Hà Nội- 1994
2. Trần Hữu Đính, Quá trình trung nông hóa ở đồng bằng sông Cửu Long
(1945-1975) - The process of formation and development of the middle
peasantry in the Mekong River delta (1945-1975) - NCLS, 1991, sè 4 (267).
3. Lâm Quang Huyên- Cách mạng ruộng đất ở miền Nam- NXB KHXH-
Hà Nội- 1997
4. Nguyễn Kiến Giang- Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân
trước cách mạng tháng Tám- NXB Sự thật-Hà Nội- 1959
5. Võ Văn Sen-Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam- NXB
TPHCM- 1996
6. Trần Phương( chủ biên)- Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam- NXB

KHXH- Hà Nội -1968
7. Trần Thị Bích Ngọc- Chủ nghĩa thực dân mới và vấn đề sở hữu ruộng
đất ở đồng bằng sông Cửu Long- T/c NCLS sè 2(1986)
8. Cao Văn Lượng- Vài nét về kết cấu kinh tế xã hội ở nông thôn miền
Nam trước ngày giải phóng- T/c NCLS sè 2(1981)
9. Nguyễn Văn Nhật- Tầng líp trung nông ở Nam Bé trứoc ngày giải
phóng- T/c NCLS sè1 (1983)
21

×