Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

NHẬN XÉT VỀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NĂM 2007 SO VỚI NĂM 2006 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.25 KB, 1 trang )

NHẬN XÉT VỀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NĂM 2007 SO VỚI
NĂM 2006 2005
Xu hướng biến đổi của chất lượng nước qua ba năm liên tiếp có thể được đánh giá như
sau:
4.1. Diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn
- pH: cũng tương tự năm 2006, độ pH năm 2007 nhìn chung tại các vị trí đều nằm trong
khoảng từ 5,8 – 8, trong khi giá trị pH khá thấp trong năm 2005 (nhiều điểm có pH
xuống thấp hơn 4). Các giá trị nhiệt độ, độ đục và chất rắn lơ lửng tương đối ổn định.
- Mức độ ô nhiễm hữu cơ tại một số vị trí thượng lưu (sông Thị Tính, cửa sông Thị Tính)
lại có xu hướng tăng lên.
- So với năm 2005 và 2006, sự ô nhiễm chất dinh dưỡng chứa Nitơ thể hiện qua Amoni
có xu hướng tăng mạnh. Các thông số Nitrit, Nitrat, Phosphat cũng có xu hướng tăng
nhẹ.
- Sự ô nhiễm bởi các kim loại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong năm 2007 giảm rõ
rệt so với năm 2006, 2005.
- Sư ô nhiễm vi sinh bởi Coliform trong năm 2007 cao hơn hẳn năm 2006, nhất là tại một
số vị trí thuộc thượng lưu và trung lưu.
4.2. Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai
- Không có sự thay đổi nhiều về pH, nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng TDS và độ dẫn điện
trong nước. Giá trị pH và nhiệt độ giữa ba năm liên tiếp khá ổn định.
- So với năm 2006, mức độ ô nhiễm hữu cơ, kim loại, dầu mỡ và thuốc bảo vệ thực vật,
vi sinh trong năm 2007 không có sự chênh lệch đáng kể.
- Sự ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng thể hiện qua nồng độ Amoni và Phospho tổng
trong nước mặt giữa năm 2007 tăng cao hơn 2006.

4.3. Diễn biến chất lượng nước khu vực cửa sông
- Mức độ ô nhiễm trên khu vực các cửa sông trong năm 2007 khá tương đồng so với năm
2006, không một thông số quan trắc nào có giá trị tăng đột biến. Mức độ ô nhiễm vẫn
còn khá cao tại các vị trí thuộc lưu vực sông Thị Vải.

×