Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

tiểu luận Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.14 KB, 59 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chợ là một yếu tố không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá,
chừng nào nền sản xuất hàng hoá còn tồn tại thì chợ vẫn còn. Trong lịch sử
loài người, chợ có một quá trình phát triển rất dài kể cả việc trao đổi vật
lấy vật thời xa xưa, đến khi “tiền” xuất hiện giữ vai trò trung gian, và ngày
nay nhờ sự phát triển của phương tiện công nghệ thông tin thì việc mua
bán qua Internet khá phổ biến, xong chợ vẫn có vai trò của nó.
Chợ ở thành phố Việt Trì là một đề tài chưa được ai viết. Vì vậy
qua việc tìm hiểu chợ ở đây, ta không chỉ biết được sự phong phú đa
dạng của các sản phẩm được trao đổi, mua bán mà thông qua đó ta biết
được tình hình kinh tế, xã hội, đời sống của người dân ở thành phố “ngã
ba sông” này.
Cùng với các cửa hàng, cửa hiệu, chợ ở thành phố Việt Trì góp
phần quan trọng trong việc phục vụ đời sống các tầng lớp nhân dân thành
phố và khách vãng lai, nhất là những mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực
phẩm công nghệ, chợ gắn liền với cuộc sống gia đình, mỗi con người, là
nơi thuận tiện cho việc mua bán hàng hoá, nhất là các sản phẩm nhật dụng,
chợ góp phần thúc đẩy sản xuất, đặc biệt góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại hoá.
Xét về mặt xã hội, chợ là nơi tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập
chính đáng cho nhiều đối tượng khác nhau. Chợ không chỉ là nơi thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng của người dân, giải quyết vấn đề xã hội mà còn là nơi
đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
1
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan


Tìm hiểu về chợ ở thành phố Việt Trì có ý nghĩa khoa học nhất định,
thông qua hoạt động của chợ sẽ giúp ta biết được tình hình kinh tế - xã hội
của dân cư ở đây trong thời kỳ đổi mới.
Mặt khác, nghiên cứu chợ ở thành phố Việt Trì còn mang ý nghĩa
thực tiễn quan trọng, cũng thông qua hoạt động của chợ, chúng ta sẽ hiểu
rõ hơn về sự phát triển kinh tế hàng hoá cũng như sự giao lưu văn hoá của
cư dân trong vùng. Từ đó có thể có những đóng góp với địa phương về
chính sách kinh tế, văn hoá xã hội để Phú Thọ hoà nhập với thời kỳ đổi
mới của đất nước.
Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu chợ ở thành phố Việt Trì sẽ góp
phần khẳng định vị trí của chợ ở thành phố Việt Trì nói riêng, mạng lưới chợ
ở Phú Thọ nói chung đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đó chính là lý do để em nghiên cứu đề tài: “Bước đầu tìm hiểu chợ
ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007”
2. Lịch sử vấn đề
Chợ là sản phẩm của lịch sử, trong quá trình phát triển chợ luôn
nhận vào nó những dấu ấn thay đổi của lịch sử đất nước. Chợ có tầm quan
trọng, vai trò, ý nghĩa nhất định trong lịch sử, bởi vì nó không chỉ là nơi
trao đổi hàng ngày mà nó còn là môi trường tiếp xúc xã hội thường xuyên,
nơi thông đạt tin tức, nơi truyền bá văn hoá.
Trước kia người ta ít quan tâm đến đề tài chợ, do những khó khăn
và hạn chế về tư liệu. Gần đây, đề tài chợ đã được nhiều người viết. Có
người viết về chợ làng, có người viết về chợ Chùa, có người lại viết về
chợ ở địa phương mình. Các tác giả đều tập trung đi sâu vào khía cạnh
kinh tế của chợ nhìn dưới góc độ lịch sử có nghĩa là từ việc phân tích về
nguyên nhân ra đời, quá trình hình thành, sự lập chợ, quy mô, cấu trúc,
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
2
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc

Lan
các sản phẩm trao đổi để đi đến nhận định: “chợ là một nhân tố củng
cố mối liên hệ dân tộc”.
“Chợ nông thôn” – Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại –
NXB Khoa học xã hội – 1990 của tác giả Nguyễn Đức Nghinh. Bài viết
này đi vào phân tích một số chợ tiêu biểu và rút ra những kết luận chung
về các chợ nông thôn Việt Nam thời cận đại.
“Mấy nét phác thảo về chợ làng” – Nghiên cứu lịch sử số 5, tháng
9,10 – 1980 và “Một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc” – Nghiên cứu
lịch sử số 5, tháng 9,10 – 1981 của tác giả Nguyễn Đức Nghinh. Các bài
viết này tập trung đi sâu vào sự liên kết giữa các yếu tố của làng xã, qua đó
hình thành nên mối liên hệ dân tộc với những đặc điểm chung về cộng
đồng dân cư qua các phiên chợ làng.
Đó là những bài viết về chợ nông thôn Việt Nam, còn có một số
công trình chuyên khảo cũng đề cập đến sự phát triển của chợ:
Khoá luận tốt nghiệp năm thứ 4: “Sự phát triển mạng lưới chợ nông
thôn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) từ 1945 đến nay” của Vũ Thị Lý khoá học
1994-1998. Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn
để thấy được sự biến đổi của chợ trên các mặt, qua đó làm nổi bật những
chuyển biến kinh tế nông thôn nhất là kinh tế hàng hoá qua mạng lưới chợ.
Khoá luận tốt nghiệp: “Chợ Viềng dưới góc độ lịch sử” của Mai
Thị Xuân khoá 1996 – 2000. Đề tài này tìm hiểu chợ Viềng dưới góc độ
lịch sử từ khi ra đời đến nay để thấy được những nét bảo lưu văn hóa trong
vùng của Nam Định.
Khoá luận tốt nghiệp năm thứ 4: “Bước đầu tìm hiểu chợ phiên Yên
Lập” của Nguyễn Ngọc Sơn khoá 1999 – 2003. Khóa luận này đi sâu tìm
hiểu chợ phiên ở huyện Yên Lập, quy mô và phạm vi tìm hiểu tương đối
hẹp, chứ chưa tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội

3
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Tuy nhiên chợ thành phố chỉ có một khoá luận đã viết đó là:
“Chợ Hà Nội xưa và nay”của Trương Thị Chất (1996-2000).
Khoá luận này nghiên cứu về mạng lưới chợ Hà Nội cả xưa và nay,
thông qua đó hiểu được sự chuyển biến của nền kinh tế hàng hoá trong xã
hội Việt Nam nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Chợ ở thành phố Việt Trì là một đề tài chưa được quan tâm tới, đặc
biệt là trong thời kì đổi mới.
Trên cơ sở những nguồn tài liệu các tác giả đã tìm hiểu, đề tài chợ ở
thành phố Việt Trì sẽ góp phần bổ xung cho đề tài nghiên cứu về chợ ở
thành phố trong thời kỳ đổi mới vì quá ít trong lĩnh vực sử học ở nước ta.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đây là đề tài lịch sử địa phương tìm hiểu
chợ ở thành phố Việt Trì từ năm 1986 – 2007 cho nên đối tượng nghiên
cứu ở đây là những biến đổi của chợ ở thành phố Việt Trì từ khi Đảng ta
thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đến nay, nghiên cứu sự phát triển
kinh tế thông qua hệ thống chợ ở thành phố Việt Trì là một trong những
mảng nhỏ của kinh tế thành phố Việt Trì cũng như của toàn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, khoá luận tìm hiểu về chợ ở
thành phố Việt Trì. Còn về thời gian, từ khi đổi mới toàn diện đất nước
năm 1986 – 2007.
- Nhiệm vụ của đề tài: Đề tài đi vào tìm hiểu những vấn đề cơ bản
của chợ ở thành phố Việt Trì trên các khía cạnh: loại hình chợ, vị trí mạng
lưới chợ, các sản phẩm trao đổi của chợ, cấu trúc chợ, hình thức quản lý
của chợ và tác động của chợ đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Việt Trì từ 1986 – 2007.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu

Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Để thực hiện đề tài này, em sử dụng khá nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
+ Nguồn tư liệu lưu trữ: bao gồm cuốn “Niên giám thống kê tỉnh
Phú Thọ”, “Kết quả điều tra mạng lưới và lưu lượng hàng hoá ở chợ năm
1999”, “Những quy định pháp luật về quản lý chợ và hộ kinh doanh nhỏ”,
“Báo cáo tổng kết năm 2007, phương hướng, nhiệm vụ năm 2008”, “Hiện
trạng mạng lưới chợ ở tỉnh Phú Thọ” …Tất cả những tư liệu này giúp em
tìm hiểu về những quy định pháp luật về chợ, lưu lượng hàng hoá ở chợ,
thống kê hệ thống chợ để tìm ra phương hướng nghiên cứu đề tài này.
+ Văn kiện của Đảng quy định về chợ như “Nghị định 02/2003/ND
– CP ngày 14/1/2003 phân loại chợ”, tư liệu này quy định chợ được phân
làm mấy loại, gồm những loại nào.
+ Các sách báo chuyên khảo nghiên cứu về ngành thương nghiệp có
tác động đến chợ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khóa trước như:
“Chợ Hà Nội xưa và nay”, “Chợ Viềng dưới góc độ lịch sử”, “Bước
đầu tìm hiểu chợ Ba Vì trước cách mạng tháng Tám”, “Chợ nông thôn
huyện Ân Thi (Hưng Yên) từ 1986 đến nay” …Đây là những nguồn tư liệu
bổ xung để làm phong phú hơn nguồn tài liệu của đề tài nghiên cứu.
Người viết còn tham khảo các tạp chí như: Nghiên cứu lịch sử, báo
Nhân dân hàng tháng, văn hoá, văn nghệ đất Tổ, báo Phú Thọ,
Ngoài ra, nguồn tư liệu không thể thiếu đó là tư liệu nhân chứng,
điền dã và thực địa để có cái nhìn tổng quát hơn về mạng lưới chợ ở thành
phố Việt Trì từ khi đổi mới đến nay.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận này gồm có:
phương pháp lịch sử và phương pháp logic, thống kê, điều tra xã hội học,

điền dã, ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp điều tra thực tế kết
hợp với so sánh đối chiếu giữa các nguồn tài liệu với nhau.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Phương pháp lịch sử được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm
xem xét các hiện tượng, sự vật - cụ thể là mạng lưới chợ ở thành phố Việt
Trì qua sự phát triển của nó như loại hình, quy mô, cấu trúc, sản phẩm của
chợ và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong
hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung
trong sự vận động của mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
của khoá luận gồm 3 chương lớn:
Chương 1: Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của
thành phố Việt Trì.
Chương 2: Chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986 đến 2007.
Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Việt Trì vốn là vùng đất cổ của dân tộc Việt Nam, là nơi các Vua
Hùng dựng nước. Ngày nay, Việt Trì là trung tâm kinh tế - văn hoá – chính
trị của tỉnh Phú Thọ.
Việt Trì là thủ phủ của tỉnh Phú Thọ thuộc trung du miền Bắc Việt
Nam, từ 20055 đến 21043 vĩ độ Bắc và từ 104048 đến 105027 kinh độ
Ðông; phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh
Sơn La, tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây và phía Ðông giáp tỉnh
Vĩnh Phúc; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Thủ đô Hà Nội 80km
và cách thành phố Hải Phòng 170km.
Với vị trí "ngã ba sông" - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Ðà
và sông Lô, là cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội, Việt Trì là đầu mối
trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc.
Việt Trì nằm trong hệ thống giao thông đầu mối bao gồm đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ quốc gia. Có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông quan
trọng chạy dọc trên địa bàn tỉnh từ bắc xuống nam tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế của thành phố cũng như của tỉnh nhà. Cụ thể là:
- Đường bộ gồm có: Quốc lộ số 02 nối liền Vân Nam (Trung Quốc)
với Hà Giang qua Tuyên Quang, Việt Trì đến sân bay quốc tế Nội Bài về
Hà Nội rồi nối với quốc lộ số 05 đi Hải Phòng và với quốc lộ 18 đi cảng
Cái Lân - Quảng Ninh; Quốc lộ số 01 chạy dọc theo chiều dài đất nước;
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
7
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Quốc lộ số 32A từ Hà Nội qua Việt Trì rồi đi Hoà Bình; Quốc lộ số 32C từ

Hà Nội đi Yên Bái - Lai Châu rồi sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào; Thêm vào đó đường bộ xuyên Á và đường Hồ Chí Minh cũng chạy
qua thành phố Việt Trì.
- Đường sắt có: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung
Quốc) sang Lào Cai chạy qua thành phố Việt Trì về Hà Nội và nối với các
tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
Phú Thọ có 08 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trong
toàn tỉnh, trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 02 ga lớn rất thuận tiện
cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hoá. Phú Thọ còn có 03 tuyến
nhánh với tổng chiều dài 14,6 km nối liền các cơ sở sản xuất công nghiệp
lớn như: Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty Giấy Bãi
Bằng với cảng Việt Trì góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hoá trong
toàn tỉnh, với các tỉnh lân cận, trong toàn quốc và với quốc tế. Tuyến
đường sắt này cũng chạy qua Khu Công nghiệp nên có thể giúp các doanh
nghiệp giảm thiểu chi phí vận tải và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất - kinh doanh. Trong những năm sắp tới tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt
tốc độ 80 - 100 km/h đối với tàu vận chuyển hành khách và 60 -80
km/h đối với tàu vận chuyển hàng
- Ðường thuỷ: Việt Trì - "thành phố ngã ba sông" - nơi hợp lưu của
ba con sông lớn ở miền Bắc là: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng
chiều dài vận tải đường sông của tỉnh là 235 km trong đó sông Hồng là
130 km, sông Lô là 63 km và sông Đà là 42 km chạy từ Trung Quốc qua
các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc rồi quy tụ về thành phố Việt Trì rồi toả
đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong ba
cảng sông lớn ở miền Bắc có công suất khai thác 1,0 triệu tấn/năm.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, Việt Trì trở
thành nơi trung chuyển của hàng hoá cả hai khu vực: lâm sản, nông sản
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
8

Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
của miền núi về xuôi; hàng công nghiệp, thuỷ hải sản của miền đồng bằng
lên miền núi. Hệ thống giao thông vận tải cả về đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ đã làm cho sự giao lưu kinh tế, trung chuyển hàng hoá qua
Việt Trì thêm dễ dàng và tăng lên nhanh chóng.
Với lợi thế như vậy, thành phố Việt Trì nằm trong vùng trung chuyển
lưu thông hàng hoá của tỉnh Phú Thọ và của cả nước từ miền ngược xuống
miền xuôi và ngược lại, do vậy ở đây đã hình thành mạng lưới chợ từ rất sớm.
b. Địa hình, đất đai, khí hậu thuỷ văn
Với diện tích tự nhiên là 10.636,94 ha ,Việt Trì thuộc đỉnh của tam
giác đồng bằng Bắc Bộ, phía Tây là dãy núi Ba Vì (vệt cuối của dãy ở giữa
rừng núi với đồng bằng nên cảnh quan địa lý phong phú, nhiều hình nhiều
vẻ. Địa thế của Việt Trì vừa có vùng núi giống mạn ngược, vừa có vùng gò
đồi đặc trưng của trung du, lại có vùng đồng bằng giống miền xuôi. Hai
bên tả hữu “tay long tay hổ” là sông Lô và sông Thao uốn khúc tạo cho địa
lý thiên nhiên nơi đây vừa hùng vĩ vừa thoáng rộng.
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
mưa nhiều, rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khí
hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa khô. Nhưng ngay cả
mùa khô vẫn có mưa phùn, do đó vẫn duy trì được độ ẩm thường xuyên
cho đất. Với địa hình, đất đai, khí hậu thuỷ văn như vậy đã tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp như chè, đặc biệt có các sản vật
nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, cọ …như vậy, tạo ra các nguồn hàng hoá
dồi dào trong vùng thúc đẩy sự trao đổi mua bán của cư dân trong vùng và
các vùng khác. Đồng thời với hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc tạo nên
lượng hàng nông sản tươi sống lớn như tôm, cá, cua,…để cung cấp cho cư
dân thành phố, do đó đã tác động đến sự hình thành và phát triển chợ trong
thành phố.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà

Nội
9
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Tất cả những thuận lợi trên đã tạo ra nguồn sản vật đa dạng, nông sản
phong phú: lúa, ngô, khoai sắn, lâm sản, măng, mọc nhĩ, nấm hương, mật
ong, chè, cọ, cây thuốc,…kích thích sự giao lưu trao đổi giữa các vùng.
Bên cạnh những thuận lợi đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng gây ra
bão lụt, hạn hán. Hàng năm mùa nước đi qua, ở những xã ven sông lại
được bồi đắp thêm những lớp phù sa màu mở, nhưng mặt khác cứ vào mùa
nước hàng năm, đồng ruộng lại bị ngập lụt gây nhiều trở ngại cho mùa màng,
giao thông còn gặp nhiều khó khăn cũng gây cản trở cho giao lưu hàng hoá .
Tóm lại, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì,
cũng như tác động đến sự phát triển mạng lưới chợ trong thành phố, đẩy
mạnh giao lưu kinh tế trong vùng, giữa vùng này và vùng khác.
1.2 Điều kiện xã hội
1.2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của thành phố Việt Trì
Ngay từ thời cổ đại, Việt Trì là một trong những cái nôi của người
nguyên thuỷ, là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, là kinh đô của nước Văn
Lang xưa, đây đã sớm trở thành trung tâm kinh tế của cả vùng.
Hàng vạn năm trước, trên các bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Lô
đã có những thị tộc bộ lạc sinh sống. Dấu tích còn lại là hàng trăm địa điểm
có chứa những công cụ lao động bằng đá cuội được ghè đẽo rất thô sơ. Các
nhà khảo cổ học đã xếp chúng vào Văn hoá Sơn Vi, có niên đại hậu kì đá cũ,
cách ngày nay từ 11 đến 18 ngàn năm. Trên địa bàn thành phố ngày nay, đã
phát hiện được nhiều di tích có chứa những công cụ lao động đó. Do những
biến động địa chất, khí hậu, môi trường, không gian cư trú của người Việt cổ
trong một thời gian dài sau Văn hoá Sơn Vi bị thu hẹp lại, để rồi khoảng 4000
năm cách ngày nay với những kinh nghiệm tích luỹ được, ông cha ta đã sớm

nhận ra vị trí với tầm vóc một thủ đô của Việt Trì.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Một trong những di chỉ khảo cổ quan trọng hàng đầu là ở Làng Cả -
nơi có những chứng tích có thể xác minh những vấn đề lịch sử và xã hội thời
Hùng Vương. Từ năm 1965 đến 1976, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được
nhiều công cụ lao động bằng đá như rìu, chày, và hòn ghè…có niên đại cách
ngày nay hơn 1 vạn năm, ở các khu vực Lâu Thượng, Thậm Thình. Việt Trì –
Phú Thọ có nhiều hiện vật và các truyền thuyết dân gian nói về sinh hoạt văn hoá
và tinh thần lao động sản xuất của người Việt cổ.
Như vậy trên đất Việt Trì vào thời đại Hùng Vương là nơi hội tụ của
một cộng đồng tộc người, cộng đồng đó trong quá trình di thực đã dựng
nên những hình hài của “Nhà nước” đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Có
thể nói, Việt Trì là nơi hội tụ từ lâu đời của cư dân Văn Lang cho nên ở
đây đã sớm hình thành hoạt động giao lưu trao đổi, buôn bán của con người.
Tiếp bước lịch sử của dân tộc, trước kẻ thù ngoại xâm, nhân dân
Việt Nam trong đó có nhân dân Việt Trì từ thế hệ này đến thế hệ khác
không chịu khuất phục đã đứng lên đấu tranh giải phóng nước nhà.
Tháng 6 – 1954 Việt Trì được giải phóng. Từ tháng 2 – 1955 thị trấn
Việt Trì được thành lập gồm 3 khu phố: Thuần Lương, Việt Hưng, Việt
Lợi. Đến ngày 7-6-1957 Thủ tướng chính phủ cho sáp nhập thị trấn Bạch
Hạc (thuộc tỉnh Vĩnh Yên) với thị trấn Việt Trì thành thị xã Việt Trì. Đến
đầu năm 1960 thị xã Việt Trì được mở rộng thêm với sự sáp nhập của 3 xã:
Sông Lô, Trưng Vương, Chính Nghĩa (của huyện Hạc Trì).
Như vậy là dáng vẻ của một thành phố trẻ dần dần được định hình
và ngày một rõ nét. Quá trình hình thành ấy gắn liền với quá trình xây
dựng khu công nghiệp tập trung, được khởi đầu từ những năm khôi phục

nền kinh tế sau chiến tranh, bởi sau chiến tranh miền Bắc hoàn toàn giải
phóng, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên
cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
11
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
dân chủ nhân dân. Hai nhiệm vụ này được tiến hành đồng thời và quan hệ
mật thiết với nhau.
Tháng 7-1957, Trung ương đã chỉ đạo bộ Kiến trúc lập kế hoạch
khảo sát nghiên cứu quy hoạch thành phố Việt Trì trong ý tưởng của cấp vĩ
mô sẽ là thành phố công nghiệp.
Ngày 28-11-1958, ông Lê Thanh Nghị - Phó Thủ tướng, thay mặt Đảng
và Chính phủ bổ nhát cuốc đầu tiên khởi công xây dựng khu công nghiệp. Ngày
28-12-1958, nhân dân Việt Trì được Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm công
trường xây dựng và động viên cán bộ công nhân phấn đấu thi đua hoàn thành các
hạng mục công trình.
Với tinh thần “vì sự nghiệp công nghiệp hoá” cán bộ, công nhân và
nhân dân Việt Trì đã lao động không tiếc sức mình, không quản nắng mưa
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao.
Ngày 13-4-1959 Hồ Chủ Tịch về thăm khu công nghiệp, Người nói:
“Đây là khu công nghiệp đầu tiên của nước ta. Xưa các Vua Hùng đã chọn
làm nơi đóng đô dựng nước, nay ta xây trên đất tổ một khu công nghiệp to
lớn, cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Từ đây ta sẽ bắt đầu cho công cuộc xây
dựng to lớn của cả đất nước ”.
Ngay từ khi tiến hành xây dựng các cơ sở hạ tầng được khôi phục và
phát triển để phục vụ cho công tác xây dựng khu công nghiệp. Bắt đầu là
khởi công xây dựng chiếc cầu Việt Trì, nơi có đường sắt Hà Nội – Lào Cai
và quốc lộ 2 Hà Nội – Hà Giang chạy qua, nối vùng Tây Bắc và một phần

của chiến khu Việt Bắc cũ với miền xuôi.
Cùng với cầu Việt Trì, một số xí nghiệp, kho tàng, nhà máy là hệ
thống các công trình nhà ở, giao thông, nhà ga, bến cảng, đường ống dẫn
nước, và các công trình về văn hoá, y tế, giáo dục được xây dựng nhằm
phục vụ đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân và nhân dân thành phố.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Sau hơn 5 năm xây dựng, ngày 18-3-1962, bộ Kiến trúc, Tỉnh uỷ,
Ủy ban hành chính tỉnh Phú Thọ đã long trọng làm lễ cắt băng khánh thành
khu công nghiệp Việt Trì. Từ thời điểm này chính thức mở đầu cho lịch sử
khu công nghiệp vùng đất Tổ.
Ngày 4-6-1962 khi các nhà máy đã bước vào sản xuất thì toàn bộ
khu công nghiệp Việt Trì và vùng phụ cận thuộc huyện Hạc Trì cũng được
hội đồng Chính phủ ra quyết định số 65/CP thành lập “thành phố Việt Trì”,
thuộc tỉnh Phú Thọ.
Để xây dựng Việt Trì với quy mô là một thành phố, ngày 1-9-1962,
Hội đồng chính phủ ra quyết định số 91/CP giải thể huyện Hạc Trì, đưa
bốn xã Minh Khai (Minh Nông), Minh Phương, Tân Dân, Lâu Thượng
nhập về thành phố. Những xã còn lại của huyện Hạc Trì nhập vào huyện
Lâm Thao và Phù Ninh. Thành phố Việt Trì lúc mới thành lập có 7 xã:
Hùng Vương, Chính Nghĩa, Sông Lô, Minh Khai, Tân Dân, Lâu Thượng,
Minh Phương, và thị trấn Việt Trì, Bạch Hạc. Dân số chỉ có 60.000 người.
Đến ngày 13-1-1984, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 10-
HĐBT phân vạch địa giới xã, phường của thành phố Việt Trì, theo quyết
định này thì thị trấn Bạch Hạc bị giải thể để thành lập phường Bạch Hạc;
chia lại các phường cũ, lập lại các phường mới, đồng thời chia cắt một số
xã cho phù hợp với địa dư. Thành phố Việt Trì từ đó đến nay bao gồm 10

phường (Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông
Trang, Vân Cơ, Tân Dân, Dữu Lâu, Bến Gót) và 12 xã (Thuỵ Vân, Minh
Nông, Minh Phương, Vân Phú, Phượng Lâu, Sông Lô, Trưng Vương, Hy
Cương, Chu Hoá, Thanh Đình, Hùng Lô, Kim Đức).
Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh
Phú , thành phố Việt Trì trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá
của tỉnh Vĩnh Phú.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Việc quyết định Việt Trì trở thành thành phố, và đặc biệt khu công
nghiệp Việt Trì ra đời là một thành tựu to lớn của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm sau giải phóng. Từ một nơi hoang vu,
rậm rạp đã mọc lên cả một hệ thống các xí nghiệp công nghiệp hiện đại,
một trung tâm kinh tế lớn và cùng với nó là sự hình thành một trung tâm
dân cư đô thị mới. Điều đó đã có tác động rất lớn đến sự hình thành của
các chợ trong thành phố, phục vụ cho nhu cầu trao đổi mua bán trong vùng và
với các vùng khác, nhằm đẩy mạnh, phát triển hàng hoá của địa phương như
các sản phẩm của nền công nghiệp như giấy, nông phẩm, dệt may,…
Kết quả này thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng, là sản phẩm của
ý chí lao động quên mình và phong trào thi đua yêu nước của giai cấp công
nhân và nhân dân Việt Trì trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên đất nước ta.
1.2.2 Dân cư
Thành phố Việt Trì có dân số là 168.462 người, trong đó tỉ lệ nam
chiếm 49%, nữ là 51%, người ở độ tuổi lao động chiếm 57%.
Người dân vùng Việt Trì - Bạch Hạc nổi tiếng về truyền thống lao
động cần cù, truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Bàn

tay của bao thế hệ người dân Việt Trì đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng
trong vùng mà đến nay nhiều người còn nhắc đến như: Trầu không Lâu
Thượng, mía mật Tiên Cát, hồng Hạc, cá Anh Vũ ….
Nói tới Việt Trì là nói tới những người dân không chỉ lao động cần
cù mà còn có một bản sắc văn hoá mang đậm chất dân tộc. Hàng năm, sau
những vụ mùa lao động vất vả hoặc trong những dịp lễ tết, hội hè nhân dân
thường tụ tập nhau qua đình, chùa vui chơi thưởng thức những làn điệu
dân ca đậm đà bản sắc dân tộc (như hát ví, hát xoan, hát ghẹo, hát chèo) và
chơi các trò chơi giải trí truyền thống như đánh đu, đánh vật, kéo co, cờ
người, bơi chải, Đền Thọ Sơn bên bờ sông Hồng thường được chọn làm
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
đích của cuộc thi bơi chải hàng năm xuất phát từ Bạch Hạc lên. Đặc biệt
nơi đây hàng năm còn diễn ra lễ hội đền Hùng với sự tham gia không chỉ
của nhân dân trong vùng mà còn của nhân dân cả nước.
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Người dân Việt Trì đã để lại cho hậu thế nhiều công trình kiến trúc
tinh xảo, tiêu biểu là các đình, chùa, miếu mạo mà hầu như làng nào cũng
có như: đình Thọ Sơn, Tiên Cát, Lâu Thượng; chùa Hoa Long, Mai Sơn;
đền Tam Giang, Bạch Hạc Đến nay, do chiến tranh, thiên tai tàn phá
phần lớn các công trình kiến trúc có giá trị ở Việt Trì đã bị mai một, một
số công trình hư hỏng đã được nhà nước và nhân dân hợp sức tôn tạo lại.
Ngoài ra Việt Trì còn là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hoá có
tên tuổi mà tiêu biểu là Trần Tuỵ (người làng Phượng Lâu, cha mẹ mất
sớm mà tự nuôi thân đi học đỗ tới tiến sĩ thời nhà Mạc). Hiện nay ở
Phượng Lâu vẫn còn đền thờ ông.

Ngày nay, Việt Trì là một thành phố công nghiệp nên có tới 2/3 tổng số
dân cư là công nhân, còn lại là nông dân và dân buôn bán tự do Mấy năm
gần đây, nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho Việt Trì mở mang nhiều
hướng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Thành phố đã khởi sắc, gương mặt
thành phố đã khang trang hơn, kiến trúc đô thị ngày một hiện đại. Hai dãy phố
lớn nhất dài 12km, trải dài theo đại lộ Hùng Vương rộng 35m với đầy đủ cơ sở
hạ tầng như điện nước, cống ngầm theo tiêu chuẩn một thành phố công nghiệp.
Đây là dãy phố có nhiều nhà cao tầng với kiểu dáng đẹp như bưu, toà thị chính,
các toà nhà của ngân hàng, ngoại thương, và của các công ty Nhiều nhánh
phố được mọc ra nối vào đại lộ. Với sự mở rộng của thành phố Việt Trì và
những hoạt động văn hoá cũng có tác động đến sự hình thành và phát triển của
hệ thống chợ ở thành phố Việt Trì.
1.2.3 Kinh tế
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Việt Trì là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của
miền Bắc Việt Nam. Thành phố có nhiều tiềm năng phát triển công, nông,
thương nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp phát triển gồm có: giấy,
hoá chất, thực phẩm, rượu bia, …
Quá trình đổi mới toàn diện đất nước mà trọng tâm là đổi mới kinh
tế đã tạo nên sự biến đổi trong nền kinh tế của cả nước, trong đó có sự biến
đổi kinh tế của thành phố Việt Trì (dưới tác động của đường lối đổi mới
toàn diện của Đảng từ Đại hội lần thứ VI tháng 12 năm 1986):
- Quá trình đổi mới đã chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường, mở cửa ra nước ngoài (chính sách kinh tế mở cửa
của Đảng) đã tạo sự giao lưu trao đổi hàng hoá thông suốt trong và ngoài
nước tạo ra nguồn hàng khá dồi dào.

- Kinh tế thành phố Việt Trì có nhiều chuyển biến và có bước phát
triển. Sản xuất phát triển biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau
cao hơn năm trước: năm 1998 là 6,5%, đến năm 2002 tăng lên 8,5% và đến
2004 là 15%, năm 2007 tăng kỉ lục là 16,3 %. Tác động của quá trình đổi
mới đã hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, ngoài hai thành
phần kinh tế là quốc doanh và tập thể còn có hai thành phần kinh tế khác
rất năng động đó là kinh tế FDI và kinh tế tư nhân có tác động mạnh mẽ
đến kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói
chung. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình phát triển nhiều ngành sản xuất làm cho hàng hoá ngày càng đa
dạng và phong phú, tạo điều kiện tăng thu nhập của người dân trong thành
phố, làm cho sức mua tăng lên góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị
trường tiêu thụ của cư dân trong vùng, hình thành mạng lưới chợ với nhiều
loại hình khác nhau.
Phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Trì, thành phố
đã trở thành miền đất phát triển, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến đầu tư tạo cho bộ mặt thành phố ngày càng thay đổi. Trong cơ
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
16
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
cấu kinh tế của thành phố, công nghiệp là ngành sản xuất chính với sự tồn
tại của những nhà máy, xí nghiệp cũ, những sản phẩm từ lâu đã tạo được
thị trường ổn định như giấy, sứ vệ sinh, hoá chất …và sự xuất hiện của
hàng loạt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với các sản phẩm
mới có chất lượng như dệt may, chế biến nông sản, thực phẩm, bê tông, vật
liệu xây dựng…
Trên địa bàn thành phố đã hình thành hai khu công nghiệp, đó là khu
công nghiệp Thuỵ Vân với 323 ha, đã có trên 40 doanh nghiệp đầu tư sản

xuất, thu hút trên 7.000 lao động; khu công nghiệp Bạch Hạc với diện tích
82 ha, đã có 8 doanh nghiệp đăng ký đầu tư. Trong những năm tới, thành
phố sẽ tiếp tục được mở rộng diện tích, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, đồng thời hoàn thành 7-8
cụm công nghiệp nhằm phát triển tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, thành phố.
Sự hình thành các vùng sản xuất công nghiệp tập trung sẽ tạo ra sự tập
trung dân cư, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, do đó sẽ đặt ra nhu cầu trao
đổi, làm biến động hệ thống chợ Việt Trì.
1.2.4 Văn hoá – giáo dục
Đất nước ta đã được khai sinh lập địa ở mảnh đất Việt Trì này với
tên gọi Kinh đô Văn Lang. Hiện những dấu tích văn hoá của thời Hùng
Vương vẫn được lưu giữ bảo tồn, đó không chỉ là những di tích văn hoá
lịch sử quý giá của dân tộc mà đó còn là những “di chỉ tâm hồn” của người
Việt. Những tên gọi như Làng Cả (Tiên Cát), Đình Lâu Thượng, Đền thờ
Tổ Mẫu, Đền Chi Cát với chuông đồng và bài minh chuông (Thọ Sơn),
Đền Tam Giang (Bạch hạc), Minh Nông, Đền An Thái, Đình Hùng Lô,
Làng Dữu Lâu… Tất cả những dấu ấn văn hoá vẫn tồn tại cùng năm tháng
song hành với sự phát triển không ngừng của thành phố Ngã ba sông xinh
đẹp. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với toàn cầu cho nên không
chỉ Việt Trì mà cả tỉnh Phú Thọ cũng đang từng ngày từng giờ vận mình
để sánh kịp với bạn bè trên nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Việt Trì trở thành thành phố của Lễ hội, của chương trình du lịch
“Về miền Lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” với nhiều nét văn hoá đặc
sắc, ấn tượng, để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách thập phương. Bên
cạnh một Việt Trì tiềm ẩn những chứng tích văn hoá nguồn cội còn một

Việt Trì đô hội, nhộn nhịp của sự thương mại hoá. Nó thể hiện ở sự phát
triển hệ thống chợ ở thành phố từ khi đổi mới đến nay, phục vụ cho nhu cầu
hàng ngày của người dân trong vùng, bên cạnh đó còn đáp ứng nhu cầu phục
vụ cho các chương trình văn hóa- xã hội của thành phố và của tỉnh.
Trong mấy năm qua, bộ mặt đô thị Việt Trì đã có nhiều đổi mới. Hệ
thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh, 167 công trình, với tổng
số vốn ước đạt hàng tỷ đồng đã được triển khai thực hiện. Các khu đô thị
mới có kiến trúc phù hợp với bộ mặt đô thị loại II và tiến tới thành đô thị
loại I trong những năm tới. Các khu tái định cư đang triển khai tiến độ thi
công phục vụ đắc lực cho sự phát triển chung của thành phố như: khu tái
định cư trường Đại học Hùng Vương ở 3 khu Gò Na (Vân Phú), Mẻ Quàng
(Nông Trang), Rừng Cấm (Dữu Lâu), các khu tái định cư Rừng Quốc gia
Đền Hùng ở Đồi Nữ Oa (Vân Phú), Cổng biểu tượng Đền Hùng (Hy
Cương) và các khu tái định cư khác. Nâng cấp những tuyến đường trong
đô thị như đường Tô Vĩnh Diện (Vân Cơ), đường Thanh Xuân (Phong
Châu) và đường Nguyễn Tất Thành… với tổng trị giá trên 500 tỷ đồng.
Các công trình văn hoá, thể thao được đầu tư có hệ thống như: các khu vui
chơi, bể bơi, nhà thi đấu, sân vận động, nhà văn hoá thành phố, nhà văn
hoá lao động, các vườn tượng, công viên Đặc biệt, thành phố đang xây
dựng Trung tâm văn hoá thể thao gần 200 tỷ phục vụ cho Hội khoẻ Phù
Đổng lần thứ VII được tổ chức tại Phú Thọ vào năm 2008. Ngoài ra các
công trình phục vụ cho y tế, giáo dục, các dịch vụ công cộng được quan
tâm như xây dựng, đầu tư cho các trạm y tế xã, phường, trường học, trung
tâm văn hoá cộng đồng, thư viện… Thành phố cũng giải quyết tốt các
chính sách xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo; thực hiện tốt phong
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” với 85% các hộ gia
đình đạt tiểu chuẩn “gia đình văn hoá”, 84% số khu dân cư đạt “khu dân cư
văn hoá”. Việt Trì còn là lá cờ đầu của giáo dục tỉnh nhà với gần 40 trường
đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp các cấp cao với trên 90%, trên 5
nghìn giải thưởng cho học sinh giỏi các cấp. Tất cả những thành tựu đó, đã
minh chứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì từ khi
đổi mới đến nay.
Việt Trì vẫn giữ mãi truyền thống văn hoá của các điệu hát xoan
ghẹo mượt mà, ngọt ngào say đắm. Việt Trì đang phát triển nhanh, mạnh,
vững chắc, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ
thuật, thành phố du lịch và lễ hội của tỉnh, dần dần trở thành một trong 11
trung tâm vùng của cả nước.
Việt Trì không chỉ là trung tâm kinh tế, là đầu mối kinh tế của tỉnh
Phú Thọ, mà còn là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh. Do đó, đã
tạo nên một tầng lớp thị dân có nhu cầu được phục vụ, mật độ dân số ngày
càng tăng lên, các khu dân cư trong thành phố được hình thành có nhu cầu
về mua bán, trao đổi. Trong sự phát triển kinh tế thành phố kích thích
thương mại phát triển, tác động đến sự phát triển của số lượng chợ, loại
hình chợ của thành phố Việt Trì.
• Tiểu kết
Điều kiện tự nhiên, con người, văn hóa, xã hội đều thuận lợi cho
kinh tế thành phố phát triển đa dạng. Với hệ thống giao thông thuận tiện
tạo nên cho Việt Trì sức mạnh để bật phá khỏi cơ chế tự túc đóng kín
truyền thống. Tất cả các tiềm năng và sự phát triển ấy thể hiện đầy đủ
trong thương nghiệp mà quan trọng hơn cả là sự phát triển của mạng lưới
chợ, loại hình chợ của thành phố từ 1986 đến nay.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc

Lan
Chương 2
CHỢ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỪ 1986 - 2007
2.1 Vài nét về chợ ở thành phố Việt Trì trước năm 1986
Chợ ra đời là yêu cầu đòi hỏi bức thiết của con người,con người
không thể sống mà có thể làm ra mọi vật dụng phục vụ nhu cầu của cuộc
sống. Do đó cần phải có chợ để trao đổi, mua bán hàng hoá cần thiết và dư
thừa của mỗi cá nhân trong gia đình.
Là thành phố công nghiệp đầu tiên của Việt Nam cho nên ngoài chủ
trương phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thì trong đó thương nghiệp
bắt đầu được chú trọng mà đầu tiên là các chợ xuất hiện đáp ứng nhu cầu
của người dân trong thành phố này.
Nằm ở vị trí thuận lợi nên ở đây cũng sớm hình thành chợ lớn, giao
lưu buôn bán với nhiều tỉnh như: chợ Bến Gót, chợ Thanh Miếu, chợ Gát,
chợ Năm Tầng, chợ Vồ, riêng chợ Thanh Miếu là chợ trâu, bò lớn nhất
tỉnh. Chợ họp 5 ngày 1 phiên, các lái trâu đem trâu bò từ các tỉnh miền
ngược về bán cho các tỉnh miền xuôi. Nhờ đường xe hoả Hà Nội – Vân
Nam chạy qua Việt Trì từ Nam ra Bắc, lại nhờ có thị trường gần đường xe
lửa nên sự thông thương trong vùng rất dễ dàng. Ở các chợ không những
thổ dân đến họp mà nhiều người ở vùng khác cũng tải hàng đến đây bán.
Những hàng hoá mà thổ dân bán lẫn cho nhau phần nhiều là hàng thực
phẩm. Những thứ buôn bán dưới xuôi lên là gạo, đỗ, dầu hoả, muối, cá
khô, vải, những hàng tạp hoá như nồi, thúng, nón, Còn các hàng hoá chở
đi các tỉnh khác là thổ sản thì có sơn, dầu trầu, ngô, sắn, lạc, các đồ công
nghệ có cánh kiến, bột giấy, gỗ than, sa nhân
Chợ xuất hiện ở những tụ điểm đông dân cư, gần đường cái, thế đất
cao. Các chợ xuất hiện đều nằm trên trục đường giao thông của thành phố,
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
20

Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
thuận tiện thu hút khách và hàng ở các nơi đến. Lúc đầu các chợ chưa phải
là chợ mà chỉ là nơi dân củ tập trung buôn bán những thứ dư thừa, dần dần
do nhu cầu đòi hỏi của khách và trong lúc địa phương đang có nhu cầu họp
chợ, thì các chợ trong thành phố xuất hiện. Tiêu biểu như chợ Bến Gót,
chợ Thanh Miếu, chợ Nú, chợ Dầu, chợ Xốm, chợ Gát, chợ Nọ….
Ở buổi đầu về quy mô, cấu trúc chợ không lớn. Chợ chỉ là những bãi
đất trống ở ven đường. Người dân tụ tập lại họp thành chợ. Chợ hầu như
chưa có lều quán, hoạ chăng chỉ có vài lều tranh dựng tạm bợ bằng những
cây tre lợp tấm rạ nhỏ xơ xác đủ để che mưa , nắng cho những bà hàng
quà, hàng xén. Chợ lúc đó mang tên xã, tên làng, nơi họp chợ như chợ Bến
Gót, chợ Thanh Miếu thuộc phường Thanh Miếu hiện nay, Tên chợ gắn
với tên làng, xã tránh được sự nhầm lẫn giữa các chợ trong thành phố, và
còn để phân biệt giữa chợ lớn của thành phố và của xã, huyện…Những
người dân ở nơi khác đến trao đổi buôn bán chỉ cần hỏi tên xã, tên làng là
biết chợ.
Chợ họp theo phiên theo ngày âm lịch. Hầu hết các chợ họp vào
buổi sáng, thường từ 6,7 đến tầm trưa là tan. Chợ ở thời kỳ này có hai loại:
loại chợ trao đổi của một xã và vài xã với nhau, loại chợ giao lưu trung
chuyển với các vùng khác, các tỉnh khác. Chợ trao đổi trong phạm vi làng
xã như chợ Nú, chợ Vồ, chợ Xốm, chợ Nọ có ít hàng hoá chủ yếu là nông
sản dư thừa của người dân mang ra chợ trao đổi như vài mớ rau, vài thứ
quả hái từ trong vườn,mấy đấu gạo, vài cân khoai, mớ tôm, mớ tép, cua
ốc…gà vịt, ngan cũng có bán nhưng không nhiều. Các sản phẩm thủ công
nghiệp như rổ, rá, chổi, nón, quạt nan …cũng được bầy bán. Có ít nhiều
hàng xén bán đồ kim chỉ, hàng mã, hương thường phục vụ cho ngày mùng
một và ngày rằm.
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội

21
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Ở một số chợ lớn, chợ trung chuyển gần đường giao thông thuận
tiện giao lưu với các vùng lân cận như chợ Thanh Miếu, đây là chợ trâu bò
lớn nhất của tỉnh, các lái buôn đem trâu bò từ miền ngược xuống bán ở
miền xuôi. Các chợ này đều họp theo phiên khoảng 5 ngày một lần. Chợ
Gát ở phố huyện nằm gần chợ Thanh Miếu.
Về giá cả phương tiện đo lường chưa thống nhất giữa các chợ và
ngay cả trong một chợ. Vai trò tiền tệ vẫn chưa cao, trao đổi mang nặng
tính chất vật đổi vật. Chợ họp chưa có quy định cụ thể, người đến bán
ngồi không theo mặt hàng, theo dãy, và không có chỗ ngồi cố định.
Người đến sớm thường chiếm được chỗ thuận tiện cho việc buôn bán.
Hàng quán hầu như ít, chỉ xuất hiện một số cửa hàng bán các sản phẩm
phục vụ cho nông nghiệp.
Trong hoàn cảnh chung của đất nước ,khi nền kinh tế chưa phát triển
– kinh tế tự cấp tự túc, người dân sản xuất ra thứ gì thì tiêu dùng thứ đó,
chưa có nhu cầu mở rộng trao đổi giữa vùng này với vùng khác. Kinh tế
nông nghiệp đã nghèo nàn lạc hậu, thêm vào đó là chính sách thống trị của
thực dân Pháp. Chính sách khai thác tài nguyên, tước đoạt ruộng đất của
người dân lập đồn điền, do đó lương thực không đủ ăn, thực phẩm khan
hiếm, hàng công nghiệp tiêu dùng hầu như không có, do vậy mà khối
lượng hàng hoá trong chợ ít ,nghèo nàn về chủng loại. Chính sách khám
xét ngặt nghèo, thuế khoá nặng nề làm cho hàng hoá lưu thông bị hạn chế.
Vì vậy chợ hoạt động yếu ớt.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng,
bước vào xây dựng xã hội mới – Xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhân dân bắt tay
vào khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, năm 1958 miền Bắc
bắt tay vào cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong nông nghiệp, tiếp thu thành tựu
của cuộc cách mạng xanh, đưa giống mới vào sản xuất - giống ngắn ngày

Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
đã tạo ra khoảng thời gian dư thừa. Bên trồng lúa người dân còn có thể xen
canh gối vụ trồng ngô, khoai, hoa màu tăng vụ…Ngày 4-6-1962 thành phố
Việt Trì được thành lập đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự ra đời của các
chợ phục vụ cho cư dân thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc.
Ngoài những chợ cũ đã được hình thành từ trước thì thời kỳ này đã
xuất hiện thêm một số chợ mới như chợ Năm Tầng, chợ Trung Tâm, chợ
Vồ. Tất cả những chợ này đều nhằm mục đích phục vụ cho đại đa số công
nhân trong vùng bên cạnh những giai tầng khác. Thành phố được mở rộng
diện tích, dân số bắt đầu tăng lên, nhu cầu trao đổi ngày càng nhiều, xuất
hiện thêm chợ Mộ Xi, chợ thị trấn Bạch Hạc. Mậu dịch quốc doanh, hợp
tác xã mua bán đóng vai trò chủ yếu trong thương nghiệp ở Việt Trì vẫn
tăng lên.
Năm 1971 Đảng và nhà nước đã khuyến khích phát triển vụ đông,
cho nhân dân mượn đất và không quản lý sản phẩm vụ đông. Người dân
được toàn quyền sử dụng sản phẩm của mình, việc làm đó đã khuyến khích
người dân sản xuất. Mặt khác nhà nước cũng khuyến khích phát triển kinh
tế vườn. Với những chính sách kinh tế như vậy đã kích thích người dân
tăng gia sản xuất.
Sản phẩm kinh tế nông nghiệp, kinh tế vườn và bộ phận ngành thủ
công nghiệp gia đình tăng lên về số lượng. Người dân dùng không hết, làm
xuất hiện nhiều loại hàng hoá ở chợ Việt Trì phong phú hơn, cần và có nhu
cầu trao đổi.
Năm 1975, đất nước giành được độc lập, cả nước tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo con đường đã lựa chọn. Khi miền Nam giải phóng
bắt tay khôi phục cải tạo nền kinh tế thì miền Bắc tiếp tục hoàn thiện quan

hệ sản xuất, xây dựng hợp tác xã với quy mô lớn. Chế độ quan liêu bao cấp
gây cản trở sự phát triển kinh tế. Việc lưu thông hàng hoá thời kỳ này theo
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
sự quản lý điều tiết của nhà nước. Các cửa hàng mậu dịch quốc doanh tăng
cường hoạt động mua bán, trao đổi. Tất cả hoạt động thương mại của thành
phố do mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán đảm nhiệm. Ở thời kỳ
này, thành phố Việt Trì có ba cửa hàng mậu dịch quốc doanh lớn là ở Tiên
Cát, Thanh Miếu, Gia Cẩm.
Hệ thống hợp tác xã mua bán trên thực tế là để phân phối một cách
dè sẻn một số sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp ít ỏi cho các hộ
nông dân. Chính vì vậy không kích thích được sản xuất, khả năng mua
bán của người dân giảm, thị trường thu hẹp lại, ảnh hưởng đến hoạt động
của các chợ trong thành phố.
Thương nghiệp nhà nước thu mua sản phẩm địa phương đồng thời
bán các mặt hàng cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng theo tem phiếu.
Song thương nghiệp nhà nước vẫn không hoàn toàn nắm được thị
trường, chợ vẫn tồn tại theo quy luật thị trường dù bị cấm đoán. Nguồn
hàng ở chợ là do kinh tế phụ gia đình, kinh tế cá thể, …cung cấp. Chợ giải
quyết những vấn đề trong lưu thông hàng hoá mà thương nghiệp nhà nước
không đảm nhiệm được.
Trên cơ sở của nghị quyết 6 khoá IV (năm 1979) sửa đổi, nới lỏng
chế độ quan liêu bao cấp. Các cơ sở kinh tế của thành phố có bước phát
triển mới làm cho hoạt động của chợ lấy lại sức sống. Năm 1981 chỉ thị
khoán 100 khoán sản phẩm đến nhóm và người lao dộng cho phép bán nông
sản dư thừa theo giá thị trường, nông dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất để
có nông sản bán ra thị trường làm cho chợ có bước phục hồi và phát triển.

Thủ công nghiệp, công nghiệp cũng có bước phát triển mới. Hàng
hoá ngày càng nhiều, một số nơi đã hình thành khu vực sản xuất hàng hoá.
Nhu cầu trao đổi tăng lên làm cho sản phẩm trong chợ đa dạng hơn, các
sản phẩm đã được bán ở một số chợ như chợ Nú, chợ Vồ, chợ Năm Tầng,
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
24
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc
Lan
Thời kỳ này, thương nghiệp quốc doanh vẫn nắm vị trí chủ đạo,
nhưng thị trường tự do đã có những bước thay đổi lớn. Hoạt động của chợ
trở nên nhộn nhịp, hàng hoá đa dạng, phong phú.
Trong khi các mặt hàng nông sản tăng theo nhu cầu như thịt, gạo,
dầu, vải, thóc,… là mặt hàng đánh thuế nặng và không được bán tự do,
thì nông dân, cán bộ công nhân viên chức đến cửa hàng hợp tác xã mua
bán theo chế độ tem phiếu định kỳ, chỉ mua được với số lượng nhất định.
Người mua đến các cửa hàng đã quy định mua theo giá có sẵn, nhận được
những sản phẩm không theo ý muốn. Việc mua bán lại bị hạn chế, do đó
đây cũng là một trong những hạn chế của nền kinh tế nước ta trước thời
kỳ đổi mới. Do đó, kinh tế thương nghiệp bị đình trệ, hoạt động của chợ
cũng chịu ảnh hưởng.
2.2 Chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986 đến nay
Giữa những năm 80 của thế kỉ XX, trong khi nước ta lâm vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế xã hội thì trên thế giới nền kinh tế phát triển
mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật. Trước yêu
cầu cấp bách trong nước và xu thế chung của thời đại, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đã chủ trương đổi mới toàn diện trong đó trọng tâm là đổi
mới kinh tế.
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta
đã có những chủ trương, chính sách, nghị quyết nhằm chuyển đổi nền kinh

tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước. Chủ trương mở rộng lưu thông trong cả nước, xoá bỏ tình
trạng ngăn sông cấm chợ, thiết lập cơ chế thị trường đã khuyến khích sản
xuất phát triển và tạo điều kiện cho mọi hoạt động thường ngày của người
dân trong thành phố được đẩy mạnh, đồng thời giải phóng năng lực hoạt
động của chợ. Trong điều kiện mới, thương nghiệp của thành phố lại có
Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
25

×