Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp em nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của anh chị khóa trên và bạn bè cùng khóa tham gia học tập và
nghiên cứu ở tổ bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học,… đã giúp đỡ, động
viên em hoàn thành khóa luân tốt nghiệp “ Vai trò của gia đình trong việc
giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ”.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Long cùng các
thầy cô trong chuyên ban Chủ nghĩa xã hội khoa học. Các thầy cô đã định
hướng cho em trong việc lựa chọn khóa luận tốt nghiệp và phân công cán
bộ, các thầy cô hướng dẫn.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương
Thủy- người đã hướng dẫn trực tiếp, quan tâm, giảng dạy và đóng góp
những ý kiến quý báu, sửa chữa thiếu sót trong suốt thời gian em thực hiện
khóa luận.
Em cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Hội Liên Hiệp Phụ Nữ thành
phố Việt Trì, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Ủy ban Bảo vệ Trẻ
em, Tòa án nhân dân và Công an thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ đã tạo
điều kiên thuận lợi, cung cấp tài liệu có liên quan để em hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về vốn kiến thức, điều kiện
về thời gian có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi hạn chế, thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn để công trình nghiên cứu sau đạt kết quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Sinh viên
Dương Thị Thúy Nguyệt
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi
trường để mỗi chúng ta trưởng thành rèn luyện nhân cách. Các thành viên
trong gia đình có tác động to lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ về mọi mặt
như quan tâm, chăm lo, theo dõi và giúp đỡ các em hình thành và phát triển
nhân cách, đạo đức. Không chỉ vậy, các bậc cha mẹ cũng như những người
lớn tuổi trong gia đình phải gương mẫu, bao dung độ lượng, là tấm gương
sáng cho lớp trẻ học tập, noi theo.
Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của gia đình. Xã hội
ngày càng phát triển thì tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với thế hệ
trẻ ngày cấp thiết. Giáo dục gia đình sẽ hướng dẫn cho trẻ nhận thức đúng
đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu xã hội,
những bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như trật tự trong gia đình và
ngoài xã hội.
Trong giáo dục gia đình, giáo dục giới tính là nội dung quan trọng
nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề giới tính, chăm sóc sức khỏe cho bản
thân cũng như cho mọi người trong gia đình. Giáo dục giới tính trong gia
đình có tác động rất lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách với
những nội dung như: giáo dục về sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản, các
quan hệ tình cảm và các trách nhiệm của nó đối với gia đình và xã hội.
Thực trạng hiện nay cho thấy bên cạnh những tác động tích cực của
việc giáo dục giới tính trong gia đình thì không ít gia đình phải trả giá cho
việc lơi lỏng nhiệm vụ này. Chúng ta không thể ngờ rằng những vụ án giết
người, hiếp dâm, nạo phá thai, diễn ra khó kiểm soát. Điều này là do trách
nhiệm lớn từ phía gia đình. Do vậy vấn đề đề đặt ra hiện nay là phải đề cao
vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
không chỉ cần thiết cho xã hội nói chung và mà còn cho mỗi gia đình nói
riêng bởi xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, song giáo
1
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
dục gia đình vẫn luôn ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá nhân
trong suốt cuộc đời. Giáo dục trong nhà trường và xã hội là rất quan trọng,
tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả khi lấy việc giáo dục trong gia đình làm cơ sở.
Thành phố Việt Trì là vùng có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội
cao của tỉnh Phú Thọ. Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa dựa trên việc chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước mang lại nhiều thành quả cho vùng như đời sống của
nhân dân không ngừng tăng lên, trẻ em được phát triển toàn diện. Bên cạnh
đó là những mặt trái đáng báo động của môi trường xã hội, lối sống thực
dụng của phương Tây, tiếp xúc với văn hóa phẩm độc hại gây ảnh hưởng
xấu đến giới tính của các em. Nhiều gia đình dạy con thì ít mà dỗ con thì
nhiều, hoặc cũng có thể do các bậc cha mẹ ngại khi nói tới vấn đề giới tính
hay thiếu kiến thức về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ cho nên hiệu quả
giáo dục giới tính trong gia đình còn thấp. Cho nên đây chính là vấn đề cần
phải đề cập đến và giải quyết mà tôi nhận thấy khi nghiên cứu tình hình
thực tế ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay. Để có được những chủ
nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện trên cả 3 mặt thể lực, tâm
lực, trí lực thì đã đến lúc các bậc cha mẹ, các cơ quan chức năng có sự nhìn
nhận đầy đủ, khách quan, chính xác hơn vai trò của việc giáo dục giới tính
cho trẻ vị thành niên trong sự nghiệp giáo dục để đưa ra những giải pháp cụ
thể và thích đáng cho giáo dục gia đình. do đó tôi đã chọn đề tài "Vai trò
của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" làm đề tài khóa luận cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của gia đình nói chung
và trong giáo dục giới tính nói riêng đã được công bố. Trong các công trình
ấy phải kể đến:"Giáo dục trong gia đình Mác"của Pê-tréc-nhi-cô-va, do
Nhà xuất bản thanh niên phát hành năm 1977;"Nói chuyện về gia đình"của
AMacarenco do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 1997. Đề tài cấp
Nhà nước KX-07-09: "Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình trong sự hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam"của trung tâm nghiên
2
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
cứu gia đình và phụ nữ,do Giáo sư Lê Thi làm chủ biên, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội,1995."Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội
hóa"của Tiến sĩ Lê Ngọc Văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. công trình
nghiên cứu:"Giáo dục gia đình"của tác giả Phạm Khắc Chương, Nhà xuất
bản giáo dục, 1998. Ngoài ra còn có rất nhiều các tác phẩm, sách báo, tài
liệu của các tác giả đề cập đến vai trò của giáo dục trong gia đình.
Các đề tài trên ít nhiều nói đến vai trò của giáo dục trong gia đình
đối với thế hệ trẻ- tương lai của đất nước nhưng chưa có đề tài nào đề cập
tới thực trạng và giải pháp về vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới
tính cho trẻ vị thành niên ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay. Trên
cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đó tôi viết
khóa luận "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị
thành niên ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ"để đóng góp một phần
nhỏ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ nới riêng và đất nước nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng giáo dục giới tính của gia đình đới với
lứa tuổi vị thành niên, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm"gia đình","giáo dục gia đình", chức
năng của giáo dục gia đình và đặc biệt là nội dung, sự cần thiết giáo dục
giới tính của gia đình.
Thứ hai, đánh giá thực trạng giáo dục giới tính trong gia đình ở thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay và đưa ra những hạn chế cần khắc phục.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình
trong việc giáo dục giới tính ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng
và đất nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
3
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới
tính đối với lứa tuổi vị thành niên đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trong gia đình.
- Phạm vi nghiên cứu:
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành
niên ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam là cơ sở lý
luận nghiên cứu khóa luận.
Khóa luận sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic, kết
hợp với phương pháp thu thập tài liệu, đối chiếu, so sánh và sử dụng một số
kết quả điều tra xã hội học hoặc số liệu thống kê của các cơ quan nghiên
cứu, công trình nghiên cứu đã được công bố.
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài làm rõ và sâu sắc hơn về vai trò của gia đình trong việc giáo
dục giới tính đối với trẻ vị thành niên hiện nay.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cũng như các địa phương khác trong thời
kì đổi mới.
Những quan điểm, đánh giá, kết luận khoa học trong khóa luận có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về giáo dục gia
đình nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.
4
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIA ĐÌNH VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
1.1 GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG GIA ĐÌNH
1.1.1 Gia đình và chức năng của gia đình
Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết
chế van hóa- xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ
sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo
dục giữa các thành viên. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một
hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội.
Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc thù, đã xuất hiện rất sớm trong
lịch sử, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Gia đình biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thực tế,
sự tồn tại của gia đình rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn gia đình có thể là
một người đàn ông kết hôn với một người đàn bà; hoặc chỉ có một trong
hai người sống với các con của họ hoặc một người đần ông kết hôn với một
người đàn bà cùng con nuôi của họ; hoặc một cặp vợ chồng cùng các con
không có chứng nhận kết hôn; hoặc một cặp vợ chồng cùng với các con
sống với ông bà cha mẹ;… Do đó, khi nghiên cứu về gia đình, việc xác
định nội hàm của khái niệm gia đình gặp không ít khó khăn. Đến nay có
nhiều khoa học nghiên cứu về gia đình, mọi khoa học tiếp cận ở những góc
độ nhất định nhằm mục đích khái quát những yếu tố cơ bản, đặc thù của
cộng đồng gia đình phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình, nhưng còn
thiếu vắng một định nghĩa dưới góc độ chính trị- xã hội một cách đầy đủ và
ngắn gọn nhất. Dưới đây là một số định nghĩa về gia đình:
Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và
có ngân sách chung (Theo UNESCO định nghĩa).[21,269]
Một số học giả nước ngoài đã định nghĩa gia đình như sau:
5
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
Theo Xéc- mai- nơ trong cuốn “ 142 tình huống giáo dục gia đình”
nhà xuất bản Giáo dục 1991 cho rằng: “Gia đình là một nhóm người chung
sống với nhau trong một mái nhà có quan hệ hôn nhân và huyết thống và có
nền kinh tế chung” [1,36].
Gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bật
bắt nguồn từ hôn nhân, bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ hôn phối
của đôi nam nữ. Tuy nhiên, trong gia đình có mặt của những người họ
hàng, bà con hoặc con nuôi; họ gắn bó với nhau bởi nghĩa vụ và quyền lợi,
có tính chất kinh tế và sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên (theo Levi
Straus).
Trong tác phẩm"Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà
nước"Mác- Ăngghen định nghĩa:"Hằng ngày tái sản xuất ra bản thân mình,
co người còn tạo ra những người sinh sôi, nảy nở đó là quan hệ vợ chồng;
cha mẹ với con cái đó là gia đình” [19,42].
Khi bàn về khái niệm gia đình, Liên Hợp Quốc cũng đã nhấn mạnh:
Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu, nhưng lại có những hình thức, vai
trò khác nhau và thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác,
dân tộc này sang dân tộc khác. Không có định nghĩa gia đình chung áp
dụng cho mọi thời đại. Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chức
UNESCO của Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm quốc tế
gia đình và thống nhất khẳng định: Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ
bản, một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình được coi như là một giá trị vô
cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Trên tinh thần
đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình:"Gia đình là một nhóm
người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung”
[21,269].
Theo Giáo sư Lê Thi: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một
nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cung chung sống (cha, mẹ, con
6
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
cái, ông bà, họ hang, nội ngoại). Đồng thời, trong gia đình cũng có thể bao
gồm một số người được nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống.
Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi
(Kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều rằng buộc có tính pháp
lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong Luật hôn nhân và
gia đình của nước ta). Đồng thời, gia đình cũng có những quyết định rõ
ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa
các thành viên [21,20-21]. Định nghĩa này hợp lý về cả khoa học và đạo lý
con người Việt Nam song vẫn chưa giải thích được sự xuất hiện loại gia
đình truyền thống ở Việt Nam, gia đình không có tính pháp lý.
Khái niệm gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong
luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8):"Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan
hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo
quy định của Luật này” [17,4].
Từ những quan niệm trên có thể xác định: Gia đình là một hình thức
tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa xã hội
đặc thù được hình thành, tồn tại, phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân và
quan hệ huyết thống, quan hệ chăm sóc và quan hệ nuôi dưỡng giữa các
thành viên. Trên thực tế có thể vận dụng nội hàm gia đình ở nhiều cách tiếp
cận, chính vì thế khi bàn về khái niệm gia đình, văn bản Liên hợp quốc
nhấn mạnh: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu nhưng lại có những
hình thức và vai trò khác nhau thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn
minh khác, dân tộc này sang dân tộc kia. Do đó, không thể đưa ra một định
nghĩa gia đình chung áp dụng cho mọi thời đại.
Gia đình được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống.
Quan hệ hôn nhân là sự liên kết giữa các cá nhân (nam- nữ) theo quy
định của pháp luật hay nhà thờ, nhằm để chung sống với nhau và xây dựng
7
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
gia đình hạnh phúc. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân cũng mang
tính giai cấp. Giai cấp thống trị dung pháp luật để điều chỉnh quan hệ hôn
nhân cho phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp mình.
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Quan hệ này là
sự tiếp tục và là hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân chính đáng và hợp pháp.
Ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống thì còn có quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ quần tụ. Quan hệ nuôi
dưỡng là quan hệ hình thành giữa chủ thể và đối tượng được nuôi dưỡng,
họ gắn bó với nhau bởi những quyền lời và nghĩa vụ được dư luận ủng hộ.
Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn là những thành viên sống
chung với nhau dưới một mái nhà, kể cả những lúc xa vắng, họ vẫn có
những mối quan hệ khăng khít với chỗ ở, tổ ấm chung của họ.
Do đó, mặc dù trên thế giới mỗi một quốc gia đều có những nền văn
hóa khác nhau, lối sống khác nhau nên có nhiều hình thức, cấu trúc gia
đình khác nhau nên khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo về gia đình
cho mọi nền văn hóa.
Gia đình không chỉ có vai trò to lớn là duy trì nòi giống mà còn là
môi trường nuôi dưỡng nhân cách của con người. Giáo dục gia đình có vị
trí vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, nuôi dưỡng, phát triển toàn diện
con người mới cho xã hội. Do đó, không chỉ giáo dục trong nhà trường và
ngoài xã hội thì chúng ta phải phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo
dục đạo đức cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam nói chung và ở thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Gia đình là tế bào của xã hội và không có thiết chế xã hội nào thay thế
được. Gia đình có nhiều chức năng đặc biệt mà cơ bản là những chức năng:
- Chức năng tái sản xuất ra con người
- Chức năng giáo dục
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình
- Chức năng kinh tế
8
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm- sinh lý, tình cảm.
Gia đình với chức năng duy trì nòi giống (Tái sản xuất ra con người)
là một trong những chức năng quan trọng để đưa xã hội phát triển theo
chiều hướng đi lên. Tuy nhiên chức năng này phải thực hiện một cách hoàn
hảo để không đưa xã hội đi lệch lạc, bị thụt lùi và diệt vong. Theo
Ăngghen:"Theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử suy
cho cùng là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, thức ăn, quần áo, nhà ở và công cụ
cần thiết để sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân
con người duy trì nòi giống […] quyết định sức sản xuất trên. Một mặt do
trình độ phát triển của lao động, mặt khác do trình độ phát triển của gia
đình” [19,6]. Tầm quan trọng ấy của gia đình được thể hiện trong tất cả
những 5 chức năng nói trên và những chức năng này có mối quan hệ khăng
khít, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Các chức năng này ở mỗi một giai đoạn
lịch sử khác nhau nó cũng có thể thay đổi và thậm chí làm mất đi nhưng nó
cũng có thể xuất hiện, phát triển thêm ở những giai đoạn sau. Ví dụ như
trong xã hội phong kiến, trai thì năm thê bảy thiếp, gái thì chính chuyên chỉ
có một chồng. Người đàn ông trong gia đình là trụ cột và kinh tế trong gia
đình tồn tại kiểu gia trưởng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa
cộng sản (giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội) thì nam nữ đã có sự bình đẳng
trong công việc, xã hội đã và đang tạo điều kiện phát triển và xây dựng gia
đình mới có đầy đủ phương tiện xã hội hóa con cái, đặc biệt là trẻ em trong
gia đình.
Để cung cấp lực lượng lao động cho xã hội, gia đình không chỉ có
chức năng duy trì nòi giống mà còn thực hiện chức năng giáo dục nhằm
hình thành nhân cách con người, thực hiện quá trình xã hội hóa cá nhân –
đó là quá trình đưa cá nhân vào các quan hệ xã hội. Xã hội hóa cá nhân là
quá trình cá nhân chiếm lĩnh những chuẩn mực xã hội, những giá trị văn
hóa chung của dân tộc trong đó gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên
và quan trọng cho mọi con người. Xã hội hóa trong gia đình góp phần
9
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
chuyển con người sinh học sang con người xã hội, hình thành nên nhân cách
đầu đời cho mọi đứa trẻ. Thực hiện chức năng này, mọi gia đình phải chú ý
nâng cao trình độ mọi mặt của các bậc cha mẹ. Các thế hệ trong gia đình
phải chuẩn bị đầu đủ các yếu tố vật chất, điều kiện sinh hoạt, tiện nghi của
gia đình, đồng thời phải nâng cao giá trị đạo đức, môi trường tâm lí, tình
cảm, nếp sống, gia phong của gia đình để con cái có điều kiện tiếp nhận,
hình thành những tri thức đầu đời quan trọng của con người. Khi bàn về vấn
đề này nhà Xã hội học P.E Park khẳng định: “ Người ta sinh ra không phải
đã là con người mà chỉ trở thành con người trong giáo dục” [14,49].
Khác với môi trường giáo dục khác, gia đình là nơi gần gũi, yên tâm
nhất của mọi đứa trẻ và mọi thành viên từ khi lọt lòng đến khi trưởng
thành. Hằng ngày, những người thân trong gia đình có thể hiểu hơn ai hết
về cá tính, những ưu nhược điểm, những thiếu hụt, sai lệch trong con cái để
diề chình kịp thời, hoàn thiên nhân cách trẻ. Giáo dục gia đình còn mang
đến những yếu tố có thể phân biệt giới tính, trí lực, sức khỏe, đặc điểm
nhân cách, hoàn cảnh, điều kiện sống của từng cá nhân nên hiệu quả và
chất lượng giáo dục đối với từng cá nhân cao hơn giáo dục nhà trường và
giáo dục xã hội.
Trong các chức năng trên thì chức năng giáo dục gia đình là chức
năng quan trọng nhất, và trong bất kì một giai đoạn lịch sử nào thì chức
năng ấy cũng không bị mất đi và thay đổi mà càng ngày càng được chú
trọng và đề cao hơn. Chức năng giáo dục gia đình giúp hình thành nên con
người xã hội. Nếu mọi gia đình thực hiện tốt chức năng này sẽ góp phần
quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, cung cấp cho xã hội nhưng công
dân tương lại, có ích cho đất nước.
Các- Mác đã từng khẳng định con người là một động vật xã hội. Sau
khi được sinh ra nếu không sống trong tình yêu thương và hưởng chế độ
giáo dục của gia đình, của xã hội thì không khác gì loài vật. Thực tế đã
chứng minh rằng, ngay từ khi còn nhỏ, con người nếu như không được giáo
10
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
dục, lớn lên không khác gì cây hoang, cỏ dại và nếu không được sống trong
môi trường xã hội thì chẳng khác gì các loài động vật, ví dụ như"Người
sói"Amala và Camala ở Ấn Độ và Đichuma ở Cộng hòa Acmemi là một
minh chứng.
Giáo dục con người là một quá trình lâu dài, được bắt đầu từ khi đứa
trẻ còn ở trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Gia đình là môi trường
giáo dục quan trọng hàng đầu mà không một môi trường giáo dục nào có
thể thay thế được. Gia đình là trường học đầu tiên của mọi người, thong
qua giáo dục gia đình góp phần hình thành nên những phản xạ, cá tính, thói
quen nhất định, cách đi đứng, cách ăn, nói, ứng xử với mọi người xung
quanh mà khó có thể thay đổi được. Sản phẩm giáo dục gia đình như thế
nào trẻ sẽ mang đậm dấu ấn gia đình đó. Ông cha ta có câu:"Giỏ nhà ai
quai nhà ấy”. A.X.Makarenco đã nhận định: Những gì bà mẹ đã làm cho
con trước 5 tuổi, đó là kết quả 90% kết quả của quá trình giáo dục. Các nhà
tâm lý học đã chứng minh rằng:"Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên quyết
định sự hình thành nhân cách trẻ em”. Cho nên, dù xã hội có bước tiến đi
tới đâu chăng nữa hay các thiết chế như trường học có trang thiết bị hiện
đại tới đâu thì cũng không thể nào thay thế được vai trò của giáo dục trong
gia đình.
Giáo dục trong gia đình luôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục và đào tạo con người. Nó không thể thiếu trong sự nghiệp phát
triển của xã hội bởi:"Giáo dục gia đình là sự tác động có hệ thống, có mục
đích của những người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống của gia đình
đứa trẻ” [20,231- 232].
Không nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục gia đình, nên có
thời kì lịch sử chúng ta quan niệm sai lầm khi cho rằng, trong xã hội hiện
đại, chức năng giáo dục trẻ em của gia đình đã được chuyển cho thiết chế
xã hội như nhà trẻ, lớp mẫu giáo và giáo dục phổ thông… Gia đình chỉ có
chức năng sinh để và liên kết tình cảm.
11
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
Sinh con và nuôi dạy con khôn lớn thành người là hai hoạt động
không tách dời nhau trong gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ và trách nhiệm
thương yêu, chăm sóc con cái phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ, lao
động. Thông qua giáo dục gia đình, trẻ em được nhân cách gốc, để hòa
nhập vào xã hội, có hành trang để bước sang môi trường văn hóa rộng hơn.
Giáo dục con cái trong gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành nên con người xã hội. Chúng ta biết rằng, dù ở thời đại nào thì
việc giáo dục con cái cho nên người mới là cái đích để gia đình hướng tới.
Mọi gia đình để thực hiện tốt các chức năng này khi cha mẹ và những
người thân trong gia đình có trình độ hiểu biết, có văn hóa sống, có thái độ
chính trị tư tưởng tình cảm cao đẹp, thái độ lao động, cách sống, cách kiếm
tiền lành mạnh và phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Bên cạnh
đó, cha mẹ phải có phương pháp dạy con khoa học, gần gũi con, nắm bắt
tâm lí, tính cách con cái để nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, nhà
nước và các tổ chức xã hội không ngừng quan tâm tuyên truyền giáo dục
kiến thức cho các gia đình, cung cấp cho các bậc cha mẹ những kĩ năng cần
thiết để hoàn thiện nhân cách cho trẻ em.
Trong việc giáo dục gia đình, không chỉ có nguyên sự dạy bảo của
cha mẹ mà còn có cả sự giáo dục của ông bà và các thành viên trong gia
đình. Ông bà là thế hệ những người cao tuổi, kinh nghiệm sống cũng như
những chuẩn mực trong xã hội đều nắm rất rõ. Triết lý sống ở đời, trách
nhiệm đối với tổ tiên và với xã hội tất cả chúng ta nên học hỏi và coi ông
bà là tấm gương mẫu mực để học tập và noi theo. Có thể ông bà dung
những câu ca dao, tục ngữ hay những cây chuyện cổ tích như: "Sự tích con
Lạc, cháu Hồng”,"Cây khế”,"Thánh Gióng”,…mà ông bà kể đều chưa
đựng tình yêu thương đối với gia đình, quê hương, đất nước, giá trị tốt đẹp
của con người Việt Nam và giúp chúng ta phân biệt được đâu là cái thiện,
đâu là cái ác; cái gì tốt, cái gì xấu. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tiếp thu sự
giáo dục của anh chị em trong gia đình để nhận rõ được tình anh em:
12
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
hay: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, sự phát
triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cưc của nó là đem
lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân thì nó còn có mặt trái đáng
báo động như trong quan hệ mua bán, sức mạnh của vật chất, của tiền bạc
đã làm cho con người sống trái với đạo lý, vi phạm pháp luật ngày càng gia
tăng. Hiện tượng trẻ em hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, sống thiếu trách
nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội, trộm cắp, lối sống "tha hóa" đang
trở thành nỗi lo của nhiều gia đình hiện nay. Do vậy, giáo dục gia đình là
chức năng quan trọng nhất nhằm phát huy mặt tích cực, loại bỏ yếu tố tiêu
cực để giúp trẻ em hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn.
1.1.2 Giáo dục giới tính trong gia đình
Giáo dục trong gia đình có nội dung toàn diện, bao gồm giáo dục
hành vi đạo đức; giáo dục thái độ, kĩ năng lao động; giáo dục thể chất; giáo
dục thẩm mĩ; giáo dục giới tính; giáo dục ứng xử trong gia đình… Trong
những nội dung cơ bản ấy giáo dục giới tính hiện nay là nội dung nóng
bỏng và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ.
Là cha mẹ nuôi con ai cũng mong muốn con khôn lớn từng ngày-
Thế mà có một"giai đoạn lớn"của con cái nhiều bậc cha mẹ lại lo, ấy là thời
kì con bước vào tuổi dậy thì. Đã có không ít trường hợp thừa lòng yêu
thương con nhưng chỉ thiếu sự hiểu biết về tâm lý và giới tính mà đã xảy ra
nhiều xung đột trong quan hệ cha mẹ và con. Thậm chí rơi vào hoàn cảnh
bất hạnh.
Giáo dục giới tính trong gia đình có ý nghĩa to lớn đối với sự phát
triển tâm lý của con cái trong gia đình, nhất là con cái ở lứa tuổi vị thành
niên. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển nên nó dẫn tới sự phát triển sớm
13
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
về giới ở trẻ em. Trước đây trung bình độ tuổi dậy thì của các em là 14- 16
tuổi, tuy nhiên hiện nay trung bình độ tuổi dậy thì của các em là từ 12-14
tuổi, thậm chí có nhiều em 11-12 tuổi đã dậy thì. Không chỉ vậy, chất
lượng cuộc sống ngày càng cao, sự bùng nổ công nghệ thông tin, hệ thống
internet, nhiều phương tiện nghe nhìn như laptop, ipad, máy nghe nhạc,
điện thoại di động hay phim ảnh về cuộc sống gia đình, tình bạn, tình yêu,
quan hệ nam nữ rất nhạy cảm của thế hệ trẻ đang tràn lan trên thị trường
với mức độ khó kiểm soát. Do đó, để trẻ có hiểu biết và kiến thức về giới
tính thì vai trò của toàn xã hội nói chung và của gia đình nói riêng về vấn
đề giáo dục giới tính cho trẻ là rất cần thiết.
Giáo dục giới tính là một bộ phận khăng khít của giáo dục nhân cách,
có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành đạo đức đối với người chưa đến
tuổi trưởng thành. Lênin khi nói về mối liên hệ giáo dục giới tính với nhiệm
vụ giáo dục chung đã chỉ rõ: trong sinh hoạt về giới tính chẳng những biểu
hiện cái mà tạo hoá đã phú cho ta, mà còn biểu hiện cái mà văn hoá mang
lại, dù văn hóa đó cao hay thấp. Giáo dục giới tính trước hết là giáo dục văn
hoá cá nhân sống trong xã hội. Dạy người ta biết yêu, dạy người ta nhận biết
tình yêu, dạy người ta biết sống hạnh phúc. Điều đó có nghĩa là dạy người ta
biết yêu quý bản thân mình, dạy người ta tư cách làm người.
Giáo dục giới tính có thể hiểu là hệ thống các biện pháp tâm sinh lý
nhằm giáo dục thế hệ trẻ có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề về giới và
giới tính.
Năm 2003, Trung tâm tư vấn Tình yêu- Hôn nhân- Gia đình thuộc
Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với câu lạc bộ"Kotex-
Bạn đồng hành"đã tiến hành điều tra, khảo sát hơn 4000 đối tượng nữ sinh
của 10 trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
đã thu được kết quả: 91,6% các em cho rằng phải trang bị kiến thức về giới
tính cho thanh niên và vị thành niên. Các khối lớp càng cao, nhu cầu tìm
hiểu về vấn đề giáo dục giới tính càng tăng: 81,6% ở khối lớp 9; 88,7% ở
14
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
khối lớp 10; 94,1% ở khối 11; và cao nhất là 95,4% ở khối lớp 12. Trong
đó, 71,9% các em muốn biết những kiến thức thông thường về tâm sinh lí
giao tiếp của tuổi mới lớn; 40,6% ý kiến bộc lộ nhu cầu tìm hiểu về tình
yêu và 27,3% muốn tìm hiểu về vấn đề tình dục. Vấn đề đáng quan tâm qua
cuộc khảo sát là có đến 72% các em mong muốn cha mẹ sẽ giúp đỡ, giải
đáp thắc mắc cho mình về vấn đề giới tính. Điều này chứng tỏ gia đình là
môi trường thuận lợi nhất để giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên.
Như vậy, giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên là một bộ phận
quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục giới tính nói chung nhằm
hình thành nên kiến thức về sự phát triển của giới nam và giới nữ, về các
mối quan hệ xã hội theo giới của mỗi người và việc giáo dục, hình thành
các kĩ năng xác định các giá trị xã hội như lí tưởng, lẽ sống, hạnh phúc gia
đình, Giáo dục giới tính nhằm hướng tới xây dựng những chuẩn mực giá
trị của xã hội trong quan hệ giữa những người khác giới, góp phần hoàn
thiện nhân cách con người, có ý nghĩa rất lớn đến nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng văn minh,
tiến bộ.
1.2 TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ
VỊ THÀNH NIÊN
1.2.1 Khái niệm trẻ vị thành niên
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10- 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Ở Việt
Nam cũng lấy mức từ 10- 19 tuổi là lứa tuổi vị thành niên. Trẻ em được
luật pháp bảo vệ, chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt pháp lý vị
thành niên là dưới 18 tuổi. Độ tuổi vị thành niên được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu từ 10- 14 tuổi
- Giai đoạn sau từ 15- 19 tuổi
Đây là lứa tuổi rất đặc biệt bởi là"tuổi không còn là trẻ con nữa
nhưng cũng chưa phải là người lớn”. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi đang có
15
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
những sự thay đổi căn bản về dậy thì, về cái tôi cá nhân, có những ham
muốn theo ý thức của riêng mình mà nhiều khi nó lại làm trái ý của các bậc
cha mẹ, làm nhiều việc còn chưa nghĩ được sâu xa và hậu quả của nó như
thế nào cũng chưa lường trước được. Hành động trong giai đoạn này tuy
chỉ diễn ra trong một thời gian không lâu song lại hết sức quan trọng bởi nó
là động lực, là bước tiến để các em trang bị vốn sống cũng như hành trang
bước vào đời và ngược lại nếu như đi lêch lạc sẽ di hại đến sự phát triển
của các em sau này.
Trẻ vị thành niên những người từ 10- 19 tuổi là thời kì phát triển
nhanh về thể chất, tâm sinh lý thẻ hiện ở sự tăng trưởng thể lực và trí tuệ,
tình cảm cảm xúc và khả năng hòa nhập cộng đồng. Là một động lực cơ
bản rất quan trọng trong Tuyên bố Thiên niên kỉ do đó đầu tư vào trẻ vị
thành niên là việc làm rất cần thiết bởi năm lý do:
Thứ nhất, đầu tư vào trẻ vị thành niên là một việc làm phù hợp với
nguyên tắc Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, áp dụng cho mọi
đối tượng trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, và công ước về xóa bỏ Mọi hình
thức bạo lực đới với phụ nữ, áp dụng cho mọi trẻ em gái tuổi vị thành niên.
Để thực hiện cam kết đối với trẻ em và thanh thiếu niên theo công ước này,
và để thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ trước thời hạn năm 2015,
chúng ta cần phải đưa vấn đề an sinhvà quyền của trẻ vị thành niên trở
thành một phần không thể thiếu của các chương trình nghị sự.
Thứ hai, đây là cách hiệu quả nhất nhằm củng cố những kết quả đạt
được có tính lịch sử cho trẻ em sau những năm đầu (0- 4 tuổi) và giữa (5- 9
tuổi) tuổi niên thiếu kể từ năm 1990, trong đó đáng chú ý là tỉ lệ tử vong ở
trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu đã giảm 33%, gần như xóa bỏ hoàn toàn sự
chênh lệch về giới trong tỉ lệ nhập học cấp tiểu học ở một số khu vực, và
những những cải thiện đáng kể trong khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học,
nước sạch, tiêm chủng định kì và những loại thuốc thiết yếu như thuốc
ARV trong điều trị HIV.
16
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
Thứ ba, đầu tư cho trẻ vị thành niên có thể giúp đẩy nhanh cuộc đấu
tranh chống đói nghèo, bất bình đẳng kinh tế- xã hội và phân biệt đối xử
giới. Bất bình đẳng thường bộ lộ rất rõ ràng ở độ tuổi vị thành niên: trẻ em
nghèo hoặc sống bên lề xã hội có ít khả năng được học lên cấp trung học và
có nhiều khả năng phải trải qua sự lạm dụng như tảo hôn, tình dục sớm,
bạo lực và lao động giúp việc gia đình- đặc biệt là đới với các em gái. Việc
chối bỏ quyền của trẻ vị thành niên được giáo dục và được chăm sóc sức
khỏe một cách có chất lượng, được bảo về và được tham gia sẽ kéo dài mãi
cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói và tình trạng bị gạt ra ngoài lề đã tước đi
của các em cơ hội được phát triển tối đa tiềm năng cho mình.
Thứ tư, đầu tư vào trẻ vị thành niên sẽ giúp tăng cường các nỗ lực
của chúng ta nhằm giải quyết các thách thức lớn của thời đại: biến đổi khí
hậu, bất ổn định kinh tế, đô thị hóa và di cư bùng nổ, HIV/AIDS, các
khủng hoảng nhân đạo được tăng lên về tần suấtvà mức độ nghiêm trọng.
Để có thể giải quyết các hậu quả ấy trẻ vị thành niên cần được đối xử như
những đối tác bình đẳng, và cần được trang bị kĩ năng, năng lực và hiểu
biết phù hợp.
Cuối cùng, mặc dù trẻ vị thành niên thường được gọi là"thế hệ tương
lai”, nhưng chúng ta không nên quên rằng các em cũng là một phần đáng
kể của thế hệ công dân toàn cầu hiện tại- đang sống, lao động, đóng góp
cho gia đình, cộng đồng, xã hội và nền kinh tế. Không kém gì trẻ em, trẻ vị
thành niên cũng xứng đáng được công nhận, được bảo về và chăm sóc,
được sử dụng các hằng hóa và dịch vụ thiết yếu, được tạo cơ hội và hỗ trợ.
Thực tế là trong một số hoàn cảnh- đặc biệt liên quan đến những
nguy cơ trong công tác bảo về trẻ em như tảo hôn, khai thác tình dục vì
mục đích thương mại, và vi phạm pháp luật thì trong số tất cả các trẻ em
dưới 18 tuổi, trẻ vị thành niên có thể là đối tượng có nhu cầu được bảo vệ
và hỗ trợ lớn nhất để giải quyết đáng kể các vấn đề bạo lực, lạm dụng bóc
lột trẻ em và phụ nữ.
17
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
Vì những lí do kể trên nên tất cả chúng ta phải hành động ngay lúc
này, chúng ta sẽ có thể nuôi dưỡng một thế hệ được trao quyền để thực
hiện quyền của chính mình, đặt nền móng cho một thế giới hòa bình hơn, vị
tha hơn và bình đẳng hơn, trong đó mỗi thế hệ trẻ em tiếp nối đều có thể có
cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.2.2 Một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vị thành niên
Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển đặc biệt và là thời kì
chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu lên tuổi trưởng thành với những đặc trưng phát
triển về thể chất, cảm xúc và sự phát triển về xã hội. Cụ thể:
* Sự phát triển về thể chất.
Một là, sự phát triển của não bộ trong tuổi vị thành niên.
Trong tuổi vị thành niên não bộ liên tục phát triển. Sự myelin hóa
não vẫn tiếp diễn và nhờ đó mà khẩu độ được mở rộng them, tốc độ xử lí
thông tin gia tăng. Não vẫn giữ được sự mềm dẻo trong độ tuổi này. Sự tái
tổ chức của mạng lưới nơron ở vùng vỏ não trước chán- cơ sở của những
hoạt động nhận thức bậc cao như hoạch định chiến lược vẫn tiếp tục cho tới
năm 20 tuổi. Mặc dù sự thay đổi của não diễn ra không vũ bão như trước
nhưng nó cũng tạo ra những ưu điểm lớn trong qua trình nhận thức mà trẻ
vị thành niên có được là nhờ quá trình tái tổ chức của não trong thời kì này.
Hai là, hiện tượng dậy thì ở tuổi vị thành niên.
Các nhà tâm lý học phát triển cho rằng dậy thì là thời điểm mà một
cá nhân đạt được sự thành thục về mặt tình dục và có thể tham gia vào quá
trình sinh sản và duy trì nòi giống.
Ba là, sự phát triển bùng nổ về hình thể.
Tuổi vị thành niên là sự thay đổi và tăng trưởng đáng kể về hình thể,
các em gái thường phát triển sớm hơn các em trai cùng độ tuổi cả về cân
nặng, chiều cao và giọng nói. Biểu hiện cụ thể các em gái hông to ra, ngực
nở ra, các mô mỡ dưới da hình thành, da mịn hơn và bóng hơn, tử cung và
âm đạo to ra, lông bắt đầu mọc ở những chỗ kín. Các em trai trán nhô ra,
18
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
vai nở ra, quai hàm và mồm nổi hơn, cơ quan sinh dục to ra và mọc râu ở
mép, mọc lông ở vùng kín và cả ở bụng và tay chân, thậm chí còn ở ngực.
Các em trai tiếp tục phát triển cơ bắp và thể lực trong khi các em nữ giảm
tốc độ phát triển của cơ bắp và tay chân.
Bốn là, sự thành thục về mặt tính dục.
Sự thành thục về mặt tính dục bắt đầu đồng thời với sự phát triển
bùng nổ về hình thể theo một trình tự xác định với em trai và em gái.
* Sự phát triển về cảm xúc
Sự phát triển tâm sinh lý và sự biến đổi cảm xúc của lứa tuổi vị thành
niên là tất yếu. Ngay trong sự phát triển tâm sinh lý, các em gái xuất hiện
hiện tượng kinh nguyệt và các em nam xuất hiện hiện tượng xuất tinh, nổi
mụn trứng cá thì đa số các em đều bối rối, lo lắng và tự ti. Điều này là do
các em chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lý hay những hiện tượng tự nhiên
đó các em đều không biết xử lý như thế nào. Bên cạnh khả năng tư duy cụ
thể về sự vật hiện tượng của các em thì lúc này cũng xuất hiện khả năng tư
duy trìu tượng, suy nghĩ và hành động theo ý muốn chủ quan của bản thân
trong tình cảm. Có những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp khi nhận ra sự thích
thú, hay niềm vui cũng như nỗi buồn, biết cảm thông chia sẻ với mọi người
xung quanh. Tuy nhiên có những tình cảm, cảm xúc thờ ơ, lạnh nhạt, cư xử
và hành động theo lí trí. Do đó, trẻ cần được giáo dục một cách chủ động,
vừa có sự hướng dẫn cụ thể trong môi trường giáo dục gia đình, nhà trường
và ngoài xã hội nhưng cũng phải có sự trao đổi tôn trọng dành cho người
lớn để trẻ điều khiển cảm xúc của mình.
Ở tuổi vị thành niên, nhiều em có xu hướng coi"mình là người
lớn"và muốn"làm người lớn”. Nhiều khi các em ăn mặc theo ý muốn, tự kết
bạn với nhau, thần tượng những ca sĩ diễn viên nước ngoài theo trào lưu xã
hội. Đôi khi không m uốn đi chung cùng cha mẹ hay cãi lại cha mẹ và thậm
chí ít giao tiếp với cha mẹ. Các em còn tiếp xúc và nghe lời của bạn bà hơn
là lời nói của cha mẹ.
19
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài ra, tuổi vị thành niên còn có sự rung động trước tình bạn khác
giới và đôi khi các em lầm tưởng đó là sự rung động về tình yêu. Khi các em
rơi vào trường hợp này thường hay ảo tưởng, xao nhãng chuyện học hành,
sức khỏe giảm sút và còn có những ý nghĩ trái với pháp luật. Nếu như cha
mẹ và thầy cô can thiệp một cách thô bạo thì không những không giúp các
em ý thức được tình cảm của mình mà các em còn tự ái, xa lánh mọi người
xung quanh. Vì thế cha mẹ hãy tiếp xúc thường xuyên và trao đổi như những
người bạn với các em về vấn đề này đồng thời để các em rèn luyện kĩ năng
sống, kĩ năng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn,
các thành viên trong cùng nhóm và biết hợp tác, giúp đỡ những người gặp
hoạn nạn, có lòng tự trọng cũng như kính trên nhường dưới để biết bảo vệ
bản than, không tham gia vào những hành vi trái pháp luật.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. Và cha mẹ là những
người hướng con cái đi theo quỹ đạo ấy mà họ là những người phải làm
tấm gương sáng cho con noi theo. Vật chất và kiếm tiền là những việc làm
cần thiết mà cha mẹ cần làm để nuôi sống gia đình, song chính cha mẹ phải
tạo ra giá trị vật chất chính đáng, đúng pháp luật để làm gương cho con và
cha mẹ hãy nên giành một khoảng thời gian hợp lý trong ngày để quan tâm,
tiếp xúc và dạy dỗ con cái để hiểu con hơn, có được sự cảm thông chia sẻ
lần nhau nhiều hơn để xây dựng gia đình hạnh phúc.
* Sự phát triển về xã hội
Sự thay đổi của trẻ vị thành niên trong cách ăn mặc, giao tiếp cũng
như cư xử với mọi người trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội là sự
thay đổi dễ nhận thấy nhất. Tuổi vị thành niên là độ tuổi phức tạp, do đó
cần nhấn mạnh đến vai trò của người lớn trong gia đình trong việc giáo dục
và dạy bảo con cái. Trong gia đình, vị thành niên đã có nhiều quyền lời và
trách nhiệm của người lớn, thậm chí cha mẹ cũng có thể trao đổi với các
em một số công việc trong gia đình. Về phía mình các em cũng đã biết
quan tâm tới mọi sinh hoạt trong gia đình. Những em nào học tập tốt và
20
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
tham gia hoạt động của trường lớp nhiệt tình có hiệu quả thì có thể 14 tuổi
có thể tham gia vào Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trong tổ
chức này các em có thể tham gia vào cong việc tập thể, công tác xã hội một
cách độc lập và có trách nhiệm hơn. Khi các em đến 18 tuổi có quyền bầu
cử, có chứng minh thư nhân dân, tham gia vào nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra
các em còn được học những buổi học ngoại khóa để chọn ngành, chọn nghề
sau khi học xong trung học phổ thông để có bước ngoặt cho tương lai của
mình sau này.
Trẻ vị thành niên có hình dáng người lớn nhưng chưa phải là người
lớn. Các em còn phụ thuộc vào cha mẹ và những người thân trong gia đình,
cha mẹ quyết định nội dung và hoạt động của họ. Đa số các em là học sinh
ngồi trên ghế nhà trường, việc tham gia vào lao động sản xuất chỉ xuất hiện
ở một số bộ phận nhỏ nhưng phải xem xét hậu quả kinh tế và góc độ giáo
dục. Do vậy, cha mẹ phải tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương thức
sống mới phù hợp với trình độ phát triển chung của vị thành niên, bằng
cách khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm riêng của vị thành niên
và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể vị thành niên mới lớn.
Ví dụ như vị trí trong gia đình của các em được thay đổi, các em được xem
như là các thành viên tích cực của gia đình, có thể làm một số công việc cụ
thể để phụ giúp cha mẹ như (dọn dẹp nhà cửa, trông em, nấu cơm, lao động
tự phục vụ bản thân). Ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa nhiều em
phải ngoài việc đi học thời gian rảnh tham gia lao động thực sự. Nhìn
chung các em ý thức được vị thế mới của mình trong gia đình và thực hiện
nó một cách tích cực.
Đời sống của các em cũng được thay đổi, nhiều hoạt động của gia
đình và nhà trường giúp các em có thái độ độc lập và tích cực hơn, thỏa
mãn nhu cầu giao tiếp và mở mang thêm kiến thức kinh nghiệm sống hơn.
Nhờ đó ý thức xã hội của các em được nâng cao.
21
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
Trẻ vị thành niên- những công dân tương lai của đất nước, do vậy
việc giáo dục trẻ vị thành niên như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội
hiện tại và tương lai. Vì vậy quan tâm tới giáo dục cho trẻ vị thành niên là
quan tâm tới không chỉ bản thân trẻ vị thành niên mà còn là quan tâm tới
tương lai của gia đình, xã hội.
1.3 NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
TRONG GIA ĐÌNH.
Trong giai đoạn hiện nay giáo dục giới tính không những quan trọng
mà còn là rất quan trọng. Bởi giáo dục giới tính có giá trị lớn trong việc
hình thành nhân cách của trẻ ở lứa tuổi đang lớn và liên quan đến hoạt
động tình dục là một hoạt động giữ chức năng chủ chốt trong việc duy trì
thế hệ mai sau. Chúng ta hãy thử hình dung một thế hệ thiếu kiến thức về
sức khoẻ sinh sản, giới tính thì làm sao có thể tạo ra cho xã hội một thế hệ
phát triển toàn diện về thể trạng tâm lý và sinh lý? Đấy chỉ là một khía cạnh
trong giáo dục giới tính nhưng khía cạnh ấy luôn được quan tâm trong bất
kỳ thời đại nào. Bên cạnh đó giáo dục giới tính góp phần điều chỉnh những
sai lệch trong cách nghĩ về các khái niệm giới tính, tình dục, sức khoẻ sinh
sản,… và điều này phải cần có thời gian dài. Giáo dục giới tính còn có
chức năng phòng ngừa nếu như chúng ta thực hiện đúng, có hiệu quả với
những phương pháp khoa học, tạo nên sự tham gia của chính đối tượng
được giáo dục. Nếu được quan tâm giáo dục đúng mức trong việc giáo dục
giới tính thì sẽ giúp cho thế hệ trẻ phòng ngừa được các bệnh lây lan qua
đường tình dục, góp phần định hướng cho họ vấn đề sinh đẻ được an toàn,
đảm bảo con cái phát triển khoẻ mạnh đồng thời góp phần vào việc thực
hiện tốt hơn các chính sách dân số và kế hoach hoá gia đình của Đảng và
Nhà nước ta.
Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trong gia đình nhằm cung
cấp những tri thức, kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, về sự phát triển của cơ
thể, về cấu tạo của cơ quan sinh sản, về cơ chế thụ thai, các biện pháp tránh
22
Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp
thai, quá trình mang thai …; giúp trẻ có những nhận thức và hiểu biết đúng
đắn về tình bạn, tình yêu, tình dục, về vai trò của gia đình đối với đời sống
riêng của mỗi người và đối với sự phát triển của xã hội, cũng như về trách
nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội… Thông qua
những nội dung giáo dục ấy, gia đình giúp trẻ hiểu được ý nghĩa xã hội của
các quan hệ qua lại giữa hai giới và làm chủ được mối quan hệ qua lại giữa
hai giới; giáo dục trẻ có nhu cầu, nguyện vọng và hành động phù hợp với
những tiêu chuẩn đạo đức của xã hội; từ đó trẻ có thái độ kiên quyết chống
những hành vi buông thả trong quan hệ tình yêu, tình dục, coi thường các
giá trị đạo đức. Cụ thể:
Thứ nhất, giáo dục những kiến thức về sự phát triển tâm sinh lí của
giới nam và giới nữ
Cha mẹ là những người dẫn đường chỉ lối cho các em có hành trang
tri thức bước vào đời, gia đình là môi trrường giáo dục gần gũi nhất và là
môi trường giáo dục đầu tiên của các em. Do đó, để trẻ vị thành niên có
những hiểu biết về vấn đề giới tính cũng như giúp các em nắm bắt cấu tạo
cơ quan sinh dục, tuổi dậy thì, sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên
cha mẹ không chỉ trao đổi trực tiếp với các em, hay cho các em tham gia
vào những lớp giáo dục kĩ năng sống dể trẻ vị thành niên nhận ra sự thay
đổi của cơ thể, kiến thức giới tính trẻ vị thành niên tránh được hành vi lệch
chuẩn, mặt trái của nền kinh tế thi trường hiện nay.
Trước hết, cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ vị thành niên cấu tạo
chức năng cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ.
Cấu tạo cơ quan sinh dục nam:
Dương vật là cơ quan đặc biệt của bộ phận sinh dục nam. Đây là bộ
phận đa năng, vừa dùng để tiểu tiện vừa có chức năng sinh dục. Dương vật
rất nhạy cảm, đặc biệt là ở quy đầu (đầu dương vật) tập trung số dây thần
kinh lớn nhất trong cơ thể. Bình thường dương vật chưa cương cứng dài
khoảng 5,5 đến 9cm. Khi cương cứng, kích thước trung bình của dương vật
23