Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tiểu luận Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.58 KB, 41 trang )

Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá - đạo đức phổ biến ở các
nước trên thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Trên thế
giới hiện nay có hàng tỉ người là tín đồ của các tôn giáo theo những tín ngưỡng
tôn giáo khác nhau, và tôn giáo cũng giữ vai trò to lớn trong đời sống chính trị -
xã hội –văn hoá ở nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau,
chi phối đời sống tâm linh của bộ phận đông đảo nhân loại. Là một tôn giáo thế
giới, đạo Phật không nằm ngoài quy luật đó. Xuất thế tới Việt Nam, đạo Phật đã
trở thành một đạo nhập thế và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã
hội trong đó có chính trị và văn hoá. Nói đến Phật giáo Việt Nam, người ta
không thể không nhắc đến thời Lý - Trần thời được coi là phát triển rực rỡ của
Phật giáo. Đặc biệt, dưới triều Lý, với tinh thần khai phóng, dung hợp của Phật
giáo, sự nâng đỡ của giai cấp cầm quyền, đạo Phật đã có những ảnh hưởng lớn
tới chính trị cũng như đời sống văn hoá của vương triều.
Thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn
hoá triều Lý”, qua đó ta có thể phần nào giải quyết được mối quan hệ giữa tôn
giáo nói chung, Phật giáo nói riêng với chính trị và văn hóa.
Thông qua đề tài này, chúng ta cũng có thể đánh giá được vai trò của Phật
giáo đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc nói chung và sự hưng thịnh của
triều Lý nói riêng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, vấn đề tôn giáo đang là chủ
đề nóng bỏng của toàn cầu, là nguyên nhân của không ít cuộc chiến tranh tôn
giáo đẫm máu, việc tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Phật đến văn hoá – chính trị
triều Lý cũng giúp các nhà lãnh đạo có thêm cái nhìn về vai trò của Phật giáo,
qua đó đề ra chính sách phù hợp tình hình chung.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, em mạnh dạn tìm hiểu
“Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý”.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
2. Lịch sử vấn đề:
Phật giáo từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên
cứu. Ở nước ta, các cuốn sách chuyên khảo, các tài liệu viết về Phật giáo được
tăng lên không ngừng với nhiều góc độ khác nhau.
Trong cuốn “Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam”, NXB Giáo Dục do
tác giả Nguyễn Khắc Thuần viết đã dành một chương lớn về Phật giáo ở Việt
Nam và sự phát triển của nó qua các thời kì lịch sử. Sự ảnh hưởng của Phật giáo
đối với nền văn hoá Việt Nam được tác giả phân tích khá sâu sắc và khúc chiết:
Về các mặt nhân sinh quan, thế giới quan, Phật giáo với gia giáo cổ truyền…
Tác giả Nguyễn Đăng Duy viết “Phật giáo với văn hoá Việt Nam”, thông
qua cuốn sách hơn 500 trang, tác giả đã khắc hoạ những nét tương đối cụ thể về
sự du nhập và mở rộng Phật giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, sự ảnh
hưởng của Phật giáo đối với nền văn hoá Việt Nam: Văn hoá hữu hình, đời sống
tâm linh, với văn học
Trong “Việt Nam văn minh sử”, Lê Văn Siêu đi vào nhiều mặt, nhiều
khía cạnh của lịch sử Việt Nam, trong đó Phật giáo thời Lý được tác giả khá
quan tâm và phác lên những nét khá chọn lọc. Riêng Phật giáo thời Lý, tác giả
đặt trong chương VI “thượng tầng kiến thiết” với các đề mục nhỏ: Phật giáo
toàn thịnh, Phật giáo tinh hoa…
Nhà sư Thích Thanh Từ cũng viết “Phật giáo trong mạch sống dân tộc”,
NXB Tôn giáo,2005. Thông qua cuốn sách, hoà thượng đã phác những nét cơ
bản đạo Phật ở Việt Nam và những ảnh hưởng của đạo Phật đến đạo đức, tín
ngưỡng, nghệ thuật…của Việt Nam.
Bên cạnh đó, những cuốn sách chuyên khảo nói chung, các cuốn sách viết
riêng về ảnh hưởng Phật giáo đến triều Lý trong một số khía cạnh: “Kiến trúc
nghệ thuật điêu khắc chùa tháp thời Lý - Trần” của Hoàng Xuân Khoán, “ thơ
văn Lý - Trần”do Lê Bảo tuyển chọn và biên soạn.

Tuy không đi sâu vào nghiên cứu Phật giáo, song các cuốn giáo trình “Đại
cương lịch sử Việt Nam” tập 1 (Trương Hữu Quýnh chủ biên), “Lịch sử Việt
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Nam từ nguyên thuỷ đến 1858” (Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh) cũng
cho người đọc thấy tình hình triều Lý và vai trò Phật giáo trong thời kỳ này.
Nhìn chung, những cuốn sách viết về Phật giáo ở Việt Nam tương đối
nhiều, các tác giả đã tập trung nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau. Song, viết
về ảnh hưởng đạo Phật đến chính trị - văn hoá của riêng triều đại Lý thì chưa có
tác giả nào biên soạn một cách cụ thể, riêng biệt thành một đề tài, chủ yếu các
tác giả nghiên cứu về Phật giáo với Văn hoá Việt Nam nói chung hoặc một số
mặt nào đó. Xuất phát từ những điều trên, em xin đi sâu vào vấn đề mình đã
chọn để góp phần vào sự nghiên cứu Phật giáo được rõ nét, sinh động hơn.
3. Nhiệm vụ và giới hạn đề tài:
3.1.Nhiệm vụ:
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo
đối với tình hình chính trị cũng như văn hoá triều Lý nước ta.
3.2. Giới hạn đề tài:
+ Không gian: Lãnh thổ quốc gia Đại Việt thời gian từ 1009 đến 1225.
+ Thời gian: thời gian từ 1009 đến 1225.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp cơ bản của bộ môn là phương pháp lịch sử và
phương pháp lô gích, bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phép so sánh, đối chiếu
lịch sử để làm luận điểm thêm thuyết phục
5. Bố cục đề tài:
Bố cục đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, trong nội dung gồm hai
chương chính:
Chương một: Đạo Phật ở Việt Nam

Chương hai: Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẠO PHẬT Ở VIỆT NAM
1. Vài nét về đạo Phật:
1.1. Sự ra đời của đạo Phật:
Đạo Phật ra đời trên nền tảng kính tế - xã hội – tư tưởng Ấn Độ có những
biến đổi sâu sắc, đặc biệt là xã hội. Ở Ấn Độ, từ giữa thiên niên kỉ II TCN đã tồn
tại chế độ phân chia đẳng cấp hết sức ngặt nghèo và khắc nghiệt. Sự phân biệt
xã hội đó được gọi là chế độ Vacna (nghĩa là “màu sắc” hay chế độ “chủng tính”
hay còn gọi là “sắc đẳng”). Theo chế độ này, xã hội Ấn Độ bị phân chia thành
bốn đẳng cấp với quyền lợi, địa vị, nghĩa vụ khác nhau: Đẳng cấp Bà la môn,
đẳng cấp Xatơria, đẳng cấp Vaisya, đẳng cấp Xuđơra. Trong bốn đẳng cấp trên,
đẳng cấp Bàlamôn ở vị trí xã hội cao nhất, có nhiều đặc quyền đặc lợi, được coi
là đẳng cấp cao quý, trong sạch nhất sánh ngang với thần thánh, còn Xuđơra là
đẳng cấp có địa vị xã hội thấp kém nhất trong bốn đẳng cấp, có thân phận tôi tớ,
không khác nô lệ là bao nhiêu. Để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của mình,
giai cấp thống trị đã dung đạo Bà la môn và luật Manu để duy trì trật tự xã hội,
biện hộ cho chế độ đẳng cấp đầy rẫy những bất công. Trong giáo lý đạo Bà la
môn chứa đầy yếu tố hoang đường: Luật nhân quả, thuyết hoang đường. Mục
đích của giáo lý không ngoài việc nhằm tuyên truyền ý đồ của giai cấp thống trị.
Đạo Bà la môn ra sức thuyết phục mọi người tin rằng những nỗi khổ đau ở trên
đời này chỉ là tạm thời, không đáng quan tâm. Chính vì thế, đạo Bà la môn che
giấu sự thật, mọi bất công, tàn bạo, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, ngăn ngừa mọi
phản kháng của đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên nhằm duy trì ách bóc lột.
Đến thế kỉ VI TCN, địa vị kinh tế của đẳng cấp Ksatơria, Vaisya, Suđra
có bước phát triển, tầng lớp quý tộc võ sĩ (Ksatryes) trở nên giàu có, địa vị của

kẻ cầm quyền các quốc gia lúc đó ngày càng được nâng cao, nhưng theo trật tự
đẳng cấp được quy định trong xã hội vào trong đạo Bà la môn thì đẳng cấp quý
tộc võ sĩ vẫn phải đứng vị trí thứ hai, sau đẳng cấp tăng lữ Bà la môn. Hơn nữa,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
cùng với sự phát triển kinh tế, hai đẳng cấp cuối cùng (Vaisya và Sađra), dần
dần cũng khấm khá hơn, ngày càng có ý thức hơn về quyền lợi của đẳng cấp
mình, họ đòi hỏi được cải thiện thân phận mình. Phong trào đấu tranh giữa ba
đẳng cấp trên với đẳng cấp Bà la môn đã diễn ra ngày càng quyết liệt trên lĩnh
vực tư tưởng và tôn giáo. Trong bối cảnh ấy, đạo Phật ra đời và trở thành vũ khí
đấu tranh của ba đẳng cấp Ksatơria, Vasya và Suđra chống lại chế độ phân chia
đẳng cấp, áp bức bóc lột,
Theo truyền thuyết Phật giáo thì đạo Phật ra đời vào thế kỉ VI TCN, người
sáng lập đạo Phật là Xitđacta Gôtama (Siddharta Gautama), là một hoàng tử, con
vua Sutđôđama (Suddhodana) nước Kapilavaxtu ở chân núi Hymalaya (vùng đất
bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay.
Năm 29 tuổi, hoàng tử Xitđacta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt
những nỗi khổ của loài người. Xitđacta tìm gặp những người tu hành lâu năm để
học hỏi, nhưng những điều thu được không làm ông thoả mãn. Ông rời đến vùng
núi tuyết rồi tu hành khổ hạnh 6 năm ròng rã mà chẳng ích lợi gì. Thấy mình đã
tu sai đường, ông liền ăn uống cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây bồ đề, lấy lá
cây làm đệm rồi ngồi tập trung suy nghĩ. Sau 49 ngày đêm, tư tưởng ông trở nên
sáng rõ, ông đã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sinh, thấy được
điều mà bấy lâu tìm kiếm. Từ đó, ông tự gọi mình là Budda, mà ta quen gọi là
Phật hoặc Bụt (tức “người đã giác ngộ”). Sau khi thành Phật. ông được các đệ tử
tôn xưng là Xakia Mâu Ni ( Thích Ca Mâu Ni), nghĩa là nhà thông thái của bộ
tộc Xakia. Đắc đạo rồi, Phật đi thuyết pháp và truyền bá tư tưởng của mình ở
lưu vực sông Hằng cùng các đệ tử của mình trong suốt 40 năm trời. Những giáo

lý mà ông truyền bá được lưu giữ lại. Đến năm 80 tuổi, Phật nhập diệt.
Sự xuất hiện của Phật giáo trong bối cảnh xã hội như vậy đã được coi như
là phong trào cải cách xã hội. Do đó, ngay khi đạo Phật mới ra đời, quần chúng
nhân dân đã hưởng ứng đông đảo. Chẳng bao lâu, đạo Phật trở thành một tôn
giáo chiếm địa vị độc tôn. Đến thời Asôka thuộc vương triều Môrya, đạo Phật
được tôn làm quốc giáo (thế kỉ III TCN). Trong thời kỳ này, giáo lý đạo Phật,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
các sách kinh phật, các tổ chức phật giáo đều đã hình thành. Năm 253 TCN, đại
hội phật giáo lần thứ ba được triệu tập tại Pataliputơra. Nhiều chùa chiền, tháp
mộ được xây dựng, các tượng phật cũng được tạc khá nhiều. Cũng thời kì này
(thế kỉ III TCN), trong chính sách đối ngoại, để gây ảnh hưởng chính trị đối với
nước ngoài, Asôka dành nhiều công sức vào việc truyền bá đạo Phật ra nước
ngoài, vì thế đạo Phật được truyền bá rộng rãi sang Xrilanca, Miến Điện, Thái
Lan, Malaixia, Inđônêxia. Sau khi Asôka chết, đạo Phật phải chịu nhiều thử
thách gay go (232 TCN), sau đó lại tiếp tục phát triển đến thời vua Kaniska (thế
kỉ II) của vương triều Kusana, song cũng từ Kusana mà đạo Phật đi vào Trung Á
và Trung Quốc, rồi từ đó mà truyền vào Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản. Cũng
từ đây, đạo Phật chính thức được chia thành hai nhánh chính: Đại Thừa và Tiểu
Thừa. Ở nhiều thế kỉ đầu công nguyên, đạo Phật dần suy yếu, nhường chỗ cho
một tôn giáo thích ứng được với điều kiện lịch sử mới: Hin đu. Nhưng ở ngoài
biên giới Ấn Độ, tại các nước Đông Nam Á và Đông Á, đạo Phật lại đang ở
trong thời kì hưng thịnh, phát triển và thành quốc giáo của nhiều nước như
Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Cam pu Chia và Lào.
1.2. Giáo lí, giáo luật:
Đạo Phật không phải ngay khi hình thành đã có giáo lý giáo luật hoàn
chỉnh và giới luật của tôn giáo này. Từ khi ra đời đến khi xác lập được vị trí ở
Ấn Độ và trở thành tôn giáo thế giới, đạo Phật phải trải qua bốn lần kết tập kinh

điển để xây dựng một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh.
Kết tập kinh điển lần thứ nhất: Sau khi đức Phật thích ca qua đời (năm
483), trong hàng đệ tử của Phật sinh ra những kiến giải bất đồng về giáo pháp và
những quy tắc tu hành mà Phật đặt ra, nên sau khi Phật mất được một năm, Tôn
Giả Đại Ca Diếp triệu tập 500 vị tỳ kheo và dự đại hội lần thứ nhất. Nội dung
đại hội là giáo huấn lại lời dạy của Phật, ôn lại cả giới luật tu hành. Kết quả là
kinh Tam Tạng của đạo Phật đã được khởi thảo từ đây, nhưng không có bút kí
(tức là không được ghi chép lại trên văn bản) mà chỉ là hợp tụng (tức là đọc lại
cho giới tu hành nghe).
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Kết tập kinh điển lần thứ hai: Sau khi đức Phật Thích Ca mất được 100
năm, vào thế kỉ IV TCN diễn ra đại hội Phật giáo lần thứ hai, gồm 700 tỳ kheo,
kéo dài 8 tháng. Nội dung chủ yếu của đại hội này là giải quyết những bất đồng
về việc thực hành giới luật và việc luận giải kinh điển. Lần kết tập này trong nội
bộ các tỳ kheo chia thành hai phái: Thượng toạ bộ (phái trưởng lão) và thượng
chúng bộ (gồm các tỳ kheo trẻ tuổi).
Kết tập kinh điển lần thứ ba: Diễn ra vào thế kỉ III TCN tại kinh đô
Pataliputơra do vua Asôka triệu tập với khoảng 1000 tỳ kheo, thời gian họp kéo
dài tới 9 tháng. Tại đại hội này, giáo lý giáo luật cùng những lời luận giải hai
phần trên của đạo Phật được ghi thành văn bản: Dưới sự bảo trợ của vua Asôka,
các tăng đoàn Phật giáo được thành lập, bắt đầu việc truyền bá đạo Phật ra các
nước ngoài Ấn Độ.
Kết tập kinh điển lần thứ tư: Tổ chức vào nửa đầu thế kỉ II dưới triều vua
Kaniska, có khoảng 500 ty kheo. Đại hội đã hoàn chỉnh kinh điển của đạo Phật,
cũng từ đây, đạo Phật chính thức phân chia thành hai phái lớn: Phái Tiểu Thừa
và phái Đại Thừa.
Nội dung giáo lý, giáo luật của đạo Phật được hình thành trong quá trình

trải qua 4 lần kết tập kinh điển và nó được ghi trong “tam tạng kinh điển” gồm
kinh, luật và luận. Thông qua bốn lần kết tập kinh điển, đã hình thành, hoàn
chỉnh giáo lý, giáo luật đạo Phật.
* Giáo lý:
Giáo lý đạo Phật tập trung trong “tam tạng kinh điển” bao gồm có: Kinh,
luật, luận. Kinh tạng là sách ghi chép những lời Phật dạy trong quá trình đi
thuyết giảng, được đệ tử Anađà tập hợp. Kinh tạng có năm bộ kinh lớn: Trường
bộ kinh, trung bộ kinh, tương ứng bộ kinh, tăng bộ kinh và tiểu bộ kinh. Luật
tạng là sách ghi những giới luật do Phật định ra làm khuôn phép cho các đệ tử,
nhất là đối với những người xuất gia đi tu trong sinh hoạt hàng ngày, trong tu
đạo học…Luật tạng là những sách được các đại đệ tử của Phật xây dựng sau khi
ngài qua đời. Mục đích của luật tạng là nhằm giới thiệu giáo lý phật giáo một
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
7
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
cách có hệ thống, đồng thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái, lệch lạc
những điều xuyên tạc giáo lý phật giáo.
Trong nội dung cụ thể của giáo lý đạo Phật được xét trên hai mặt: Về mặt
thế giới quan và nhân sinh quan.
Về mặt thế giới quan, giáo lý đạo Phật thể hiện ở chủ trương vô tạo giả,
vô ngã, vô thường và quan hệ nhân duyên.
Vô tạo giả: Đạo Phật cho rằng thế giới là thế giới vật chất, bản thân vũ trụ
cũng như các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, không phải do một đấng thần linh
nào tạo ra bằng những phép màu nhiệm, mà được tạo nên bởi những phần vật
chất nhỏ bé nhất của vũ trụ gọi là bản thể, là thực tướng của sự vật, hiện tượng.
Đây chính là nội dung cơ bản mà đạo Phật chống lại đạo Bà la môn.
Vô thường: Trong vũ trụ bao la, mọi sự vật, hiện tượng không đứng yên,
bất biến mà luôn luôn chuyển động biến đổi theo một chu trình: Thành - trụ - hoại
– không (đối với các loài vô hình) hay sinh - trụ - dị - diệt (đối với các loài hữu

hình) nghĩa là quá trình phát sinh, phát triển, huỷ hoại và tan rã. Từ đây Phật giáo
cho rằng không phải sự vật sinh ra mới gọi là sinh, mất đi mới gọi là mất mà
trong sinh có mất, trong mất có sinh. Mất là điều kiện cho sự nảy sinh mới.
Vô ngã: Không có cái gì là bất biến, sự tồn tại của con người cũng chỉ gọi
là giả hợp, sự kết hợp tạm thời của năm uẩn: Khi nào 5 uẩn tan rã thì ta không
còn là ta.
Quy luật nhân duyên: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong vũ
trụ chuyển động, biến đổi đều bị chi phối bởi quy luật nhân duyên mà thành.
Tuỳ theo sự kết hợp của nhân duyên mà thành các sự vật, hiện tượng khác nhau.
Tuy nhiên, một sự vật, hiện tượng không phải do một nhân duyên mà do nhiều
nhân duyên đã có từ trước tạo ra.
Phật giáo nói rằng: Thời gian là vô cùng, nhân gian là vô tận, nhưng khi
xem xét từng sự vật, hiện tượng, đạo Phật cũng đặt sự vật, hiện tượng trong
không gian, thời gian nhất định, nghĩa là có khởi đầu, có kết thúc.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
8
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Tóm lại, Phật giáo cho rằng thế giới là thế giới vật chất luôn luôn biến đổi
vô thuỷ, vô chung. Sự biến đổi của thế giới cũng như sự sinh diệt sự vật không
phải do phép lạ từ bên ngoài mà nó chính là sự hoạt động của sự vật, hiện tượng
bị chi phối bởi quy luật nhân duyên.
* Về nhân sinh quan:
Đạo Phật cho rằng con người không phải do thượng đế hay một đấng thần
linh nào sinh ra. Con người là một “pháp” đặc biệt của thế giới. Con người bao
gồm phần sinh lý, phần tâm lý và là sự kết hợp của ngũ uẩn.
Phần sinh lý (hay sắc uẩn): Là thần sắc, là hình tướng được giới hạn trong
không gian bằng xương, thịt, da. được tạo thành bởi 4 yếu tố vật chất, sách Phật
gọi là tứ đại: địa (chất) tạo ra phần cứng như xương, lông, tóc, lục phủ ngũ tạng,
thuỷ(nước) tạo chất lỏng như máu, mật, mồ hôi, hoả (lửa) tạo ra thân nhiệt (nhiệt

độ trong cơ thể) và phong (gió) tạo ra hơi thở, khí trong cơ thể người.
Phần tâm lý hay tinh thần, ý thức bao gồm: thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn,
thức uẩn, được biểu hiện bằng “thất tình” (sắc thái tình cảm: ái, ố, hỉ, lộ, ai, lạc,
dục). Phần tâm lí ( tinh thần) bao giờ cũng dựa vào phần sinh lí. Nói cách khác,
không thể có ý thức, tinh thần tồn tại độc lập, nằm ngoài cơ thể vật chất.
Cũng như mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, con người cũng phải tuân
theo quy luật sinh - trụ - dị - diệt. Thực chất đó chỉ là sự giả hợp của ngũ uẩn .
Khi ngũ uẩn kết hợp lại thì gọi là diệt. Do đó con người trong sách Phật gọi là
“ngã” hay cái ta ở đây cũng chỉ là giả tướng (không có thật) - vô ngã.
Sự khổ và con đường cứu khổ (hay tứ diệu đế): Một trong những nội dung
cơ bản của giáo lí đạo Phật khi thể hiện quan niệm về con người là học thuyết về
“khổ và con đường cứu khổ”. Sách Phật gọi là “tứ diệu đế” hay “tứ thánh đế”,
đó là khổ đế, tập đế và diệt đế.
+ Khổ thánh đế (hay khổ đế): Là chân lí nói về nỗi khổ của người đời.
Phật giáo cho rằng: đời là bể khổ, trong đó con người có tám cái khổ: sinh, lão,
bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa (oán tăng hội khổ), xa người mình yêu (thụ biệt
li khổ), cầu mà không được (sở cầu bất đắc khổ), giữ lấy năm uẩn (ngũ thủ uẩn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
9
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
khổ). Khổ đau là vô tận và tuyệt đối. Đối với con người, ngoài khổ đau vô tận
không còn tồn tại nào khác. Người ta thường nói: Chết là hết đau khổ, nhưng
đạo Phật thì lại quan niệm rằng ngay cả cái chết cũng không phải là chấm dứt sự
khổ, không phải là cách giải thoạt mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật nói rằng:
“Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước đại dương”.
+ Tập thánh đế (hay tập đế) là chân lí nói về nguyên nhân của sự khổ.
Nguyên nhân ấy là do “thập nhị nhân duyên”, tức là mười hai nhân này tạo ra chu
trình khép kín trong mỗi con người (kiếp luân hồi). Cái dây nhân duyên này gồm:
Vô minh (là sự mê lầm, mê muội, không sang suốt); hành (là vọng hành,

là hành động sai lầm); thức (là ý thức sai lầm về bản ngã); danh sắc hay sắc
tướng (là tinh thần và vật chất); lục nhập (là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp do
lục căn nhập vào cảnh vật tạo ra); xúc (là xúc giác do các giác quan báo cho
biết); thụ (là hưởng thụ bằng cảm giác những điều sướng khổ). Mười hai nhân
duyên này gắn bó hữu cơ với nhau, cái này làm nhân, làm duyên cho cái kia.
+ Diệt thánh đế (hay diệt đế) là chân lí nói về cách thức, phương pháp
diệt trừ nỗi khổ. Diệt đế là giải thoát luận, là lí tưởng đạt tới của đạo Phật. Đạo
Phật cho rằng muốn diệt trừ nỗi khổ phải diệt mọi dục vọng, xa lánh, đoạn tuyệt
cám dỗ của trần tục, không vấn vương với dục vọng đời thường . Muốn diệt khổ
tận gốc phải đi tìm gốc rễ gây nên sự vận động của 12 nhân duyên, phải bắt đầu
từ sự diệt trừ vô minh. Vô minh có bị diệt trừ thì trí tuệ mới được bừng sang,
mới hiểu rõ được bản chất của tồn tại, thực tướng của vũ trụ và con người,
không còn tham dục để không kéo theo những hành động tạo ra “nghiệp” nữa,
tức là đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác, khi nào diệt trừ vô
minh, tham dục thì hoạt động của ngũ uẩn dừng lại, khi ấy mới chấm dứt luân
hồi sinh tử.
+ Đạo thánh đế (hay đạo đế) là chân lí về con đường diệt khổ, cách thức
tu hành để đạt đến sự giải thoát. Phật nhận thấy con đường giàu sang hay khổ
hạnh đều không tìm ra chân lí. Người nhận thấy phải đi theo con đường trung
đạo mà tư tưởng cơ bản là không nên hoang dâm, đam mê trong vòng sắc dục,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
cũng không nên ép xác hại thân. “Con đường giữa” mà Phật tìm ra đó là “bát
chính đạo” và “tam học”: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp,
chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định. Tam học gồm giới, định,
tuệ, là tiến trình tu hành để đạt tới sự giác ngộ.
* Giới luật:
Trong tổ chức giáo hội đạo Phật, tín đồ đạo Phật gồm hai loại: Tu tại gia

thường gọi là Phật tử; loại xuất gia tu hành tại các chùa hoặc tu viện, nam tu
hành gọi là tăng, nữ tu hành gọi là ni. Do đó giới luật của đạo Phật có quy định
riêng, cụ thể cho từng đối tượng tu hành.
Nội dung chủ yếu giới luật là những điều kiêng kị đối với tín đồ đạo Phật
nhằm chế ngự dục vọng, từ bỏ các việc ác, khuyến khích những việc thiện để đạt
tới sự giải thoát. Giới luật bao gồm có ngũ giới và thập thiện,
Ngũ giới gồm có năm điều ngăn cấm: Không sát sinh, không trộm cắp,
không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Không sát sinh là không được
giết người, còn giết động vật thì luật không cấm khắt khe lắm. Giới luật là
không tà dâm, lúc đầu chỉ cấm không quan hệ với người không phải là vợ chồng
chứ không cấm lấy vợ, lấy chồng. Về sau, đến Phật giáo Đại Thừa, những giới
luật này mới trở nên nghiêm ngặt. Giờ đây, giới luật không sát sinh là cấm
không được giết tất cả động vật, Giới luật không tà dâm là tuyệt đối cấm mọi
hành vi tình dục.
Thập thiện là mười điều thiện cần làm, gồm: ba điều thiện về nhân (không
sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm); bốn điều thiện về khẩu (không nói dối,
không nói hai chiều, không nói điều ác, không nói thêu dệt); ba điều thiện về ý
(không tham lam, không giận dữ, không tà kiến). Riêng đối với giới tu hành,
giới luật đạo Phật có những quy định khá chi tiết, tỉ mỉ, từ việc ăn mặc, ngủ
nghỉ, nói năng, mối quan hệ giao tiếp với gia đình, dòng họ… cho đến cách
thức, phương hướng hành đạo.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
11
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Để thực hiện nghiêm túc giới luật, mỗi tháng hai lần vào ngày 15 và ngày
29 hoặc 30 âm lịch, các tăng ni trong một chùa hay một tu viện tập hợp nhau lại
để tụng giới, tức là đọc lại các giới luật để ghi nhớ và thực hiện.
Tóm lại, đạo Phật ra đời là phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử Ấn
Độ lúc đó, nhất là tư tưởng “bình đẳng giữa các chúng sinh” mà đạo Phật đề

xướng đã đáp ứng đúng nguyện vọng mọi tầng lớp xã hội Ấn Độ. Giáo thuyết
cũng như giới luật của đạo Phật đã chứa đựng những nội dung đạo đức khá
phong phú và điển hình. Đó là đạo đức “từ bi hỉ xả”, “vô ngã vị tha”, với tinh
thần hoà hợp, khoan dung, khuyên người ta trách điều ác, làm điều thiện…để
được giải thoát chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ. Chính
những mặt tích cực trên đã làm đạo Phật dần phát triển và được nhiều nước tiếp
thu. Ở nước ta, tư tưởng trên là tư tưởng chủ đạo ảnh hưởng đến đời sống chính
trị cũng như văn hoá nước ta thời Lý.
2. Các giai đoạn phát triển của đạo Phật ở Việt Nam:
Ở nước ta, đạo Phật được truyền bá vào từ những năm đầu công nguyên
theo hai con đường: Từ Ấn Độ sang (theo chân các thuyền buôn) và từ Trung
Quốc (theo gót chân kẻ xâm lược).
Trên thực tế, đạo Phật du nhập vào nứơc ta sớm nhất là từ con đường Ấn
Độ. Vào những thế kỉ trước, sau công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã ra
vào cập bến trên dải đất nước ta khi ấy. Để “mãi mạn hanh thông” – buôn bán
thông suốt, các lái buôn Ấn Độ thường đặt trên thuyền bàn thờ đức Thế Âm Bồ
Tát và các tượng thần Visnu, Siva…Chính do Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào
nước ta khá sớm, Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo, nên khi phong kiến
Trung Hoa xâm lược thống trị nước ta, Luy Lâu (vùng Dâu, Thuận Thành, Bắc
Ninh) được chọn đặt làm lỵ sở của chính quyền trung ương đô hộ nước ta.
Song việc nước Văn Lang - Âu Lạc tiếp thi Phật giáo Ấn Độ qua con
đường biển chẳng được bao lâu, thì bị thay thế bằng việc Việt Nam tiếp thi Phật
giáo qua Trung Quốc. Điều đó được mở đầu vào năm 207 TCN, Triệu Đà xâm
lược Âu Lạc, sát nhập vào nước Nam Việt. Sau đó, năm 111 TCN, nhà Hán xâm
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
12
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
lược nước Nam Việt, trong đó có cả nước Âu Lạc. Để đồng hoá, phong kiến
Trung Quốc đã áp dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt khác nhau, trong đó, có cả

việc mở cửa và khuyến khích Phật giáo truyền bá mạnh mẽ xuống nước ta. Tất
nhiên, đó là sự mở cửa và khuyến khích có ý đồ lợi dụng.
Phật giáo nói riêng, tôn giáo, tín ngưỡng và tư tưởng nói chung, bao giờ
cũng có quy luật vận hành riêng, và do đó, không dễ gì bị lợi dụng. Nhưng ý đồ
của phong kiến Trung Quốc là điều có thật. Với các bậc tu hành, chính quyền đô
hộ hi vọng rằng họ là những hạt nhân góp phần truyền bá văn hoá Hán một cách
tự nhiên và nằm ngoài ý định của họ. Việc giai cấp thống trị tìm cách lợi dụng
tôn giáo là có chủ đích, song nhân dân ta tiếp nhận Phật giáo là bởi những lí do
nằm ngoài ý định chủ quan của họ. Việc giai cấp thống trị tìm cách lợi dụng tôn
giáo là chủ đích, song nhân dân ta tiếp nhận Phật giáo là bởi những lí do nằm
sâu trong tâm thức của nhân dân: Điều dễ nhận thấy là giáo lí nhà Phật rất nhiều
điểm tương đồng với đạo lý sống cổ truyền của nhân dân ta. Mặt khác, quá trình
nhập thế một cách tích cực của các nhà tu hành đã khiến cho Phật giáo nhanh
chóng tạo lập được thiện cảm ngày một to lớn trong nhân dân.
Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm, ngay từ thế kỉ III, Luy Lâu
(Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) đã trở thành một trung tâm Phật giáo. Trong
khoảng thời gian từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, Phật giáo cũng được truyền bá rộng
hơn, chùa chiền mọc lên ở nhiều nơi, cư dân Việt theo đạo Phật ngày càng nhiều.
Đến thế kỉ XI – XIII, dưới thời Lý - Trần, Phật giáo gây ảnh hưởng lớn
đối với Đại Việt. Phật giáo giữ vai trò quan trọng hàng đầu và chi phối mạnh
mẽ đối với vũ đài chính trị và tư tưởng nước nhà. Vị hoàng đế có công khai phá
mở đầu triều Lý là Lý Công Uẩn, chẳng những có lý lịch xuất thân gắn liền với
nhà chùa mà còn có sự nghiệp gắn liền với công phu chuẩn bị của nhà sư. Nhiều
người trong hoàng tộc của họ Lý và họ Trần đã đi tu tại gia và xuất gia đều có
cả: Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông. Theo nhận
xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “Nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ
nào cũng có chùa”. Dưới thời Trần, nhà nho Trương Hán Siêu cũng cho rằng:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
13
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-

Lịch Sử
“Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một”.Rõ ràng là ảnh hưởng của đạo Phật
đối với Đại Việt không nhỏ. Người Việt không tiếp nhận Phật giáo một cách thụ
động mà những người có học thức, những người cầm quyền đã gắn đạo Phật với
quyền lợi dân tộc, đã soạn giáo lý đạo Phật của riêng mình, tạo cơ sở cho sự ra
đời của phái thiền Trúc Lâm, một phái thiền thuần tuý Việt Nam.
Đến cuối thế kỉ XIII mà đặc biệt là từ đầu thế kỉ thứ XIV, vị trí cũng như
ảnh hưởng của Phật giáo trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà bị thu
hẹp dần, từng bước thay thế vị trí này của Phật giáo là Nho giáo. Một số Nho gia
quá khích đã dám công khai lên tiếng bài xích Phật giáo. Phật giáo chuyển giao
vũ đài chính trị và tư tưởng cho Nho giáo một cách rất nhẹ nhàng và êm thấm.
Đây là biểu hiện sinh động của một trong những đặc điểm lớn của lịch sử Việt
Nam, đó là, ở Việt Nam không hề có chiến tranh tôn giáo, dù hầu hết các tôn
giáo lớn của nhân loại đều được truyền bá tới Việt Nam.
Sang thế kỉ XV, nhà Lê lên ngôi, lấy đạo Nho làm chủ đạo, Phật giáo suy
tàn dần, không còn giữ được vị trí độc tôn như thời Lý - Trần, song vẫn giữ
được gốc rễ sâu bền trong nhân dân. Đồng thời với thái độ khoan dung, Phật
giáo đã chung sống với Nho giáo, Lão giáo theo kiểu “tam giáo đồng nguyên”.
Thời kì nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc, Phật giáo trong tình trạng suy vi.
Mãi tới năm ba mươi của thế kỉ XX, một số nhà tu hành và nhân sĩ yêu nước đã
đứng ra vận động phong trào “chấn hưng Phật giáo”, phong trào này kéo dài đến
tận năm 1954.
Giai đoạn 1954 – 1975, đất nước bị chia cắt, Phật giáo ở hai miền có sự
khác nhau: Ở miền Bắc hội “Phật giáo thống nhất Việt Nam” ra đời (1958) đã
quy tụ Phật giáo miền Bắc vào một tổ chức duy nhất vừa hoạt động tôn giáo,
vừa hoạt động yêu nước. Đó là những bước chuyển biến quan trọng trong tiến
trình gắn bó với dân tộc của Phật giáo ở miền Bắc.
Ở miền Nam, tình hình Phật giáo diễn biến khá phức tạp, song có thể
nhận xét khái quát là: Trong những năm 1954 – 1975, một bộ phận nhỏ Phật
giáo ở miền Nam đã bị chi phối bởi những khuynh hướng tiêu cực, song đại đa

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
14
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
số tăng ni, phật tử đứng về phía dân tộc, hưởng ứng ủng hộ và tham gia cách
mạng. Chính vì những nỗ lực cũng như đóng góp của đông đảo tăng ni, Phật tử
đã duy trì được ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong dân tộc.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối,
đó là điều kiện thuận lợi cho giới Phật giáo thống nhất các hệ phái trong một tổ
chức chung. Tháng 11 năm 1981, đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã long
trọng tổ chức tại thủ đô Hà Nội, gần hai trăm đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho
các tổ chức hệ phái trong cả nước về dự. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch
sử Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam hội tụ cả hai dòng Phật giáo chính là Đại Thừa và
Tiểu Thừa đồng thời chịu ảnh hưởng của ba tông phái lớn: Thiền Tông, Tịnh Độ
Tông và Mật Tông, trong đó Thiền Tông là sâu sắc hơn cả. Phật giáo tồn tại
cùng với Nho giáo, Lão giáo và chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo này cùng nhiều
phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, tạo nên một Phật giáo “rất Việt
Nam”. Trải qua bề dày gần hai mươi thế kỉ, Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với
dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc, trong tư
tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
15
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI
CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HOÁ TRIỀU LÝ
1. Khái quát về triều Lý và tình hình Phật giáo triều Lý:
Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn huy động lực lượng trong
các thái ấp của mình đánh lẫn nhau trong 8 tháng để tranh giành ngôi báu. Năm

1006, Lê Long Việt lên ngai vàng được 3 ngày, bị em là Long Đĩnh giết để cướp
ngôi. Long Đĩnh vừa tàn bạo, vừa ham mê tửu sắc, bị bệnh không ngồi được nên
coi chầu phải nằm, sử cũ gọi là vua ngọa triều. Tình hình chính trị cuối triều Lê
ngày càng thối nát, nhân dân oán hận. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần
chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy, các sư tăng và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh
tôn Điện Tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn lên làm vua, mở đầu cho vương triều
Lý (1010 – 1225).
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế (Thái Tổ) đặt niên hiệu là
Thuận Thiên, cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, sau đó đổi thành Thăng
Long (rồng bay lên). Năm 1954, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Từ đó, trải qua
các triều vua nhà Lý ra sức xây dựng, làm hoàn thiện dần bộ máy nhà nước quân
chủ trung ương tập quyền, xây dựng các bộ luật thành văn, củng cố lực lượng
quốc phòng vững mạnh, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo
nhân dân chống ngoại xâm thắng lợi. Triều Lý, chế độ phong kiến khá phát
triển, nguyên nhân xuất phát từ những chính sách tích cực của nhà nước. Những
chính sách này một phần chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo.
Nói đến đạo Phật, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời kỳ Bắc thuộc,
sơm phổ cập trong nhân dân ta và đến thời kỳ độc lập tự chủ Lý – Trần, đặc biệt
triều Lý đã phát triển rực rỡ trở thành thời kỳ thịnh trị nhất của văn hoá Phật
giáo. Chùa chiền mọc lên khắp nơi. Từ thời Đinh - Tiền Lê, một số nhà sư như
Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận, Vạn Hạnh… đã tham gia vào việc xây dựng chính
quyền. Sớm mang nặng tư tưởng sung Phật, Lý Công Uẩn mới lên ngôi đã cho
xây dựng nhiều chùa, cấp độ điệp cho hàng ngàn người làm sư, thuê thợ đúc
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
16
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
chuông lớn đặt ở các chùa, khiến nhà sử học Lê Văn Hưu ở thế kỉ XIII đã nhận
xét: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập
mà đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại sửa chùa quán ở các lộ, cấp độ điệp cho

hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng” [1,106]. Năm 1031, vua Lý Thái Tông phát
triển thuê thợ dựng một loạt 150 sở chùa thờ Phật. Năm 1041 xây dựng viện Từ
Thị Thiên Phúc ở núi Tiên Du để làm nơi nghiên cứu Phật học. Năm 1049, cho
dựng chùa Diên Hựu ngày nay.
Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) lập ra dòng Thiền Thảo Đường được
các nhà vua kế tiếp và các hoàng hậu, cận thần tin theo. Nhà vua cho xây dựng
nhiều chùa tháp, như năm 1056 cho dựng chùa Sùng Khánh Báo Thiên, xây tháp
Đại Thắng Tư Thiên ở kinh đô ( chỗ nhà thờ lớn ngày nay). Năm 1057 cho dựng
chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Năm 1059, xây chùa Sùng Nghiêm Báo Đức.
Năm 1077 xây chùa Nhị Thiên Vương ở Thăng Long.
Đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) cũng xây dựng thêm nhiều chùa
tháp. Mẹ vua, thái hậu Linh Nhân (nguyên phi Ỷ Lan) trước sau cho dựng chùa
trên núi Lam Sơn, năm 1094 mới hoàn thành. Năm 1099 xây dựng chùa ở núi
An Lão ( Hải Phòng). Năm 1114 đặt thợ làm 1000 pho tượng Phật phân đi thờ ở
các chùa.
Đời vua Lý Thần Tông (1128 – 1138) lưu truyền câu chuyện nhà sư Từ
Đaọ Hạnh thác, đầu thai sinh ra vua Lý Thần Tông. Thời gian này chùa Thiên
Linh và Thiên Thọ được xây dựng.
Như vậy, ta thấy gần suốt thời gian triều Lý (1010 – 1225) các vua Lý
không ngừng cho xây dựng chùa chiền, tô tượng. Quý tộc, quan lại nhân dân
theo đó, xây dựng chùa chiền ở khắp nơi. Bia chùa Linh Xứng đã ca ngợi: “Từ
khi đạo Phật truyền sang nước sang nước ta đến nay đã hơn 2000 năm mà việc
phụng thờ ngày càng thêm mới. Hễ những chỗ nào núi cao, cảnh đẹp đều mở
mang để lập chùa chiền”.
Có thể nói, cho đến thời Lý, đạo Phật thực sự đã đạt đến độ cực thịnh phát
triển cao nhất của Phật giáo. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến triều Lý đã gây sự
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
17
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử

phản ứng của các nhà Nho sau này đã phản ánh lại trong Việt sử tiêu án: “Triều
Lý sùng đạo Phật, từ Vạn Hạnh nổi tiếng, nhiều người mộ mà bắt chước, đến
Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải đều là người Thanh Hải, thờ Hà Trạch Sa
làm thầy, lại có Thông Huyền Chân Nhân cũng có đạo pháp cao, cho nên vua
Nhân Tông có câu: “Giác Hải tâm như Hải, Thông Huyền đạo thực huyền”.
Nhưng mà gọi được rồng xuống, phục được hổ dữ, không phải là tài bình loạn
cứu nguy, bước vào chốn không, bay được lên trời, không phải là kế sách trị
dân giữ nước, chỉ cũng như loại La Thập, Đỗ Trừng đó thôi…còn đến các ông
vua để riêng một số dân làm người hầu ở chùa, thì mê hoặc quá lắm” [2,57].
Đạo Phật do phát triển mạnh mẽ như vậy nên có ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống chính trị - xã hội triều Lý. Chúng ta đi tìm hiểu xem: Vậy đạo Phật phát triển
như thế đã gây ảnh hưởng như thế nào đến chính trị và văn hoá triều đại này?
2. Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị triều Lý:
Đạo Phật triều Lý đạt mức phát triển đỉnh cao, cực thịnh. Sự chi phối, ảnh
hưởng của đạo Phật rất lớn đến nhiều mặt trong đời sống chính trị nước nhà thời
kỳ đó.
2.1 .Ảnh hưởng của đạo Phật đối với tổ chức chính quyền:
Nói đến tổ chức chính quyền thời Lý ta thấy cấu trúc xã hội - chính trị
thời Lý đã được hình thành trên cơ sở một bối cảnh lịch sử mang tính chất tổng
hợp của nhiều yếu tố, chính trị, kinh tế và văn hoá của sự phát triển nội tại cũng
như ảnh hưởng bên ngoài: Trước hết là sự phục hưng dân tộc vào thế kỉ X, sau
hơn 1000 năm Bắc thuộc, ảnh hưởng của hiện tượng giao thoa văn hoá giữa nhà
nước Đại Việt với các nước láng giềng, đặc biệt là ảnh hưởng của nền văn hoá
Trung Quốc. Ở đây đã có sự mô phỏng đã được đẽo gọt về quy mô và gạn lọc về
lịch sử. Mô hình lý tưởng về một nhà nước quân chủ tập trung phương Đông,
dựa nào theo thuyết thiên - địa, vạn vật nhất thể, đã được thích ứng với những
điều kiện cụ thể Việt Nam, góp phần hình thành nên một nhà nước quân chủ
trung ương tập quyền. Bên cạnh những yếu tố đó, Phật giáo cũng có ảnh hưởng
lớn tới tổ chức chính quyền triều Lý.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

18
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Trong tổ chức chính quyền triều Lý, đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc
cho vua là bộ máy quan lại gồm tam thái, tam thiếu, tể tướng…còn có tăng
quan. Lúc này, lực lượng Phật giáo rất lớn, càng về sau càng phát triển. Phật
giáo đã đông lại có ruộng đất riêng, không thể không có tổ chức tham gia chính
quyền ở trung ương và các địa phương. Nhà Lý đã kế thừa tổ chức tăng quan
thời Đinh – Lê. Đây là tổ chức có tính chất tôn giáo, liên quan chặt chẽ đến hệ
thống nhà nước. Những vị tăng quan này không chỉ có quyền trong đời sống xã
hội tinh thần mà còn có uy thế rất lớn trong địa hạt chính trị. Đứng đầu hệ thống
tăng quan là tăng thống, dưới tăng thống là tăng lục, ngoài ra còn có tăng ty giác
nghĩa, tăng đạo chánh, phó tăng đạo chánh đều trật tòng cửu phẩm.
Trong hệ thống tăng quan, nhiều nhà sư được sử dụng vào những hoạt
động chính trị của nhà nước phong kiến, mặc dù họ không giữ địa vị then chốt,
Sở dĩ các nhà sư được tham dự chính sự vì họ là những nhà tu hành, xuất gia, do
đó việc tranh đoạt ngôi vua là điều vua không phải lo lắng đến. Mặt khác, những
vị tăng sư này rất nhiều người có học thức uyên thâm, kiến thức của họ không
chỉ là đạo , à có những tư tưởng nhập thế tiến bộ. Các sư Vạn Hạnh, Viên Chiếu,
Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ…đều được vua Lý ban cho danh hiệu quốc
sư. Quốc sư ở đây không phải có có vấn chính trị, mà chỉ là người giúp vua hiểu
biết về đạo nghĩa Phật giáo. Họ chẳng khác nào những cố vấn chính trị đặc biệt
của vua và triều đình. Sự có mặt của các tín đồ Phật giáo trong bộ máy chính
quyền nhà nước đã khẳng định sự có mặt của họ trên vũ đài chính trị triều Lý.
Ví như sư Vạn Hạnh là người có vai trò rất lớn trong việc thành lập vương triều
Lý. Chủ trương và hoạt động của Vạn Hạnh đã góp phần đưa Lý Công Uẩn lên
ngôi vào năm 1009. Sư Đa Bảo cũng được Lý Thái Tổ mời đến triều đình tham
gia “quyết định chính sự”. Các thiền sư Viên Thông, Nguyễn Thường đã nhiều
lần can gián và bày tỏ chính kiến với nhà vua. Bấy nhiêu hoạt động của các nhà
sư đã khẳng định sự có mặt của các đại biểu tín đồ Phật giáo trên vũ đài chính trị

lúc đương thời. Thường khi giải đáp những vấn đề chính trị, các nhà sư đã
không còn vận dụng đến giáo lý của đạo Phật. Họ có khẩu khí của một nhà
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
19
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
chính trị thế tục hơn là một kẻ tu hành. Vạn Hạnh đã sử dụng sấm vĩ như là cơ
sở cho những chủ trương chính sách của mình. Tiếp đến, Viên Thông quốc sư đã
trình bày một loạt chính kiến của mình với Lý Thần Tông. Những kiến giải về
đạo trị nước của Viên Thông không hề có dấu vết của triết lý đạo Phật mà trái
lại dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của Nho học như: Nguyên lý tiến
cử người hiền, dùng người quân tử, nguyên lý tu kỷ trị nhân và đức trị…Có thể
nói, các nhà sư xuất thế nhưng trong trị nước đã thực sự nhập thế. Chính những
quan điểm tiến bộ của các nhà sư đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tầng lớp vua
quan vốn rất sùng đạo Phật thời kỳ này. Sự đóng góp của các nhà sư vượt ra
vòng tâm linh và thực sự là những vị quan tiến bộ, đưa ra nhiều quan điểm trị
nước đúng đắn cho các vua Lý tham khảo ý kiến.
2.2. Ảnh hưởng Phật giáo đối với luật pháp:
Đạo Phật luôn luôn đề cao tư tưởng bình đẳng, bác ái, từ bi hỉ xả, khoan
dung nhân từ. Khi đi sâu vào trong đời sống người Việt đã thấm sâu cả vào luật
pháp. Khi ban hành, các nhà vua triều Lý cũng coi đây là cơ sở ban hành luật pháp.
Nhìn về trước đó, dưới triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, pháp luật chưa thành
văn. Dưới triều Đinh, chính quyền trung ương bắt đầu xây dựng, tổ chức chính
quyền trung ương đến địa phương được thiết lập. Cùng với việc xây dựng, củng
cố chính quyền, nhà Đinh bắt đầu chú ý đến pháp luật. Những luật lệ, pháp luật
đầu tiên của quốc gia độc lập được ban hành. Là một chính quyền được thiết lập
sau cuộc nội chiến cơ sở kinh tế xã hội còn yếu ớt, để trấn áp những lực lượng
chống đối, nhà Đinh dùng những hình phạt có tính chất tàn khốc như: Đặt vạc
lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi để trừng trị kẻ có tội. Sang thời tiền Lê, luật
pháp cũng chỉ là một số hình phạt tàn khốc, tuỳ tiện theo ý trí của một ông vua

bạo ngược Lê ngoạ triều.
Sang thời Lý, xã hội có một bước tiến bộ mới, cùng với sự phát triển và
hoàn chỉnh của chính quyền trung ương, nền luật pháp của nhà nước Đại Việt
được hình thành. Ảnh hưởng từ Phật giáo, các vua triều Lý đã lấy lòng nhân từ,
sự thương xót khoan dung của đạo Phật làm cơ sở ban hành luật pháp. Năm 1042,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
20
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Lý Thái Tông sai định luật lệnh, biên thành cuốn Hình Thư với tư tưởng nhân
nghĩa hơn rất nhiều những triều đại trước: “Trước kia, trong nước việc kiện tụng
phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị
oan uổng, vua lấy làm thương xót, sai trung thư sửa định luật lệnh, châm chước
cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách
hình luật của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống
chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử thản nhiên rõ ràng”. [1,206]
Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đồng thời nó
chứa đựng tinh thần nhân ái, đức nhân từ và sự khoan thứ và không riêng gì Hình
Thư, những chế định pháp luật của triều Lý đều chứa đựng tinh thần như vậy.
Ảnh hưởng của đạo Phật, các vua Lý sử dụng những hình thức linh động
trong xử án. Vua không muốn dân phải khổ, luôn muốn khoan thư sức dân.
Ngay sau khi ban bố luật Hình Thư, vua Lý đã quy định thể lệ chuộc tội. Vua Lý
Thái Tông “xuống chiếu cho những người từ 70 tuổi trở nên, 80 tuổi trở xuống,
từ 10 tuổi trở nên, 15 tuổi trở xuống và những người ốm yếu cho đến các thân
thuộc nhà vua từ hạng Đại Công trở lên phạm tội thì cho chuộc tội bằng tiền,
nếu phạm tội thập ác thì không theo lệ này” [1,99]
Trong những điều khoản, quy chế của luật lệ, vua luôn muốn giảm tội
xuống hoặc xử nhẹ mang tính răn đe, Lý Thái Tông đã tha tội làm phản cho
Đông Chính Vương, Dực Thánh Vương, Vũ Đức Vương. Năm 1028, năm 1043,
tha cho Nùng Trí Cao tội gây đồ đảng, mưu làm phản…Với những tù trưởng

miền núi mưu làm phản, khác với những luật định hà khắc thời Đinh - Tiền Lê,
nhà Lý không hề đem bắt thả vạc dầu hay cho hổ ăn thịt. Trái lại, các vua Lý
đều đem thả, không giết hại, thậm chí còn ban tước cao hơn cho tù trưởng đó, gả
công chúa cho họ ở những vùng xa xôi. Chính sách của nhà Lý một mặt thể hiện
sự khéo léo trong quan hệ giữa triều đình và địa phương, mặt khác chính là biểu
hiện rõ nét của tư tưởng nhân nghĩa ảnh hưởng từ đạo Phật đến. Theo như sử cũ,
các sử gia đã giải thích sở dĩ như thế vì “Thái Tông say đắm cái lòng nhân nhỏ
nhặt của nhà Phật mà quên mất cái nghĩa lớn của người làm vua” [1,134].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
21
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Lòng nhân ái, thương dân còn được thể hiện trong việc quan tâm, chăm lo
đến đời sống nhân dân. Thể lệ về việc thu thuế được quy định rõ: “Các quan lại
thu thuế của nhân dân, ngoài 10 phần đóng vào kho nhà nước, được thu riêng
một phần gọi là “hoành đầu”. Kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm.
Nếu quản giáp, chủ đô thông đồng nhay thu quá lệ, tuy quá lâu ngày mà có
người cáo phát thì tất cả bị tội như nhau.
Trong thời Lý, ảnh hưởng tinh thần bình đẳng bác ái của Phật giáo, giữa
vua và dân không có cách biệt nhiều. Một đôi lần nhà vua cũng trực tiếp xét xử
các vụ án. Chẳng hạn vào tháng 7 năm 1065, vua Lý ra điện Thiên Khánh để xét
kiện. Mỗi khi có dịp lễ hội, cầu đảo, thời tiết thay đổi, khi mới lên ngôi… nhà
vua đều ra lệnh chẩn tế, giảm niên hạn hay tha bớt tù nhân, đại xá thiên hạ. Thời
vua Nhân Tông “mùa hạ, tháng 6, thả tù, giảm hoặc miễn các khoản thuế”
[1,113]. Ngô Sĩ Liên phải thốt lên “Nhân Tông thường nhân việc mở hội Phật
mà tha cho người có tội, là người không phải lẽ, nhưng mà còn mượn tiếng hội
Phật. Còn như vua Lý Thần Tông thì không có việc gì mà cũng tha bổng. Phàm
người có tội phạm pháp, có kẻ nặng người nhẹ, năm bậc hình phạt, có trên có
dưới, sao lại có thể tha bổng được” [1,128]. Các vua triều Lý thường lấy giáo
dục ngăn đe làm chính, không nặng về hình phạt. Vua Lý Thánh Tông trong một

buổi xử kiện, khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào
công chúa nói với ngục lại: “Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân.
Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau,
không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất loạt khoan giảm” [1,106].
Tinh thần bảo vệ con người và quyền sống của nhân dân trong pháp luật
triều Lý còn được gián tiếp phản ánh qua việc pháp luật bảo vệ sức sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, con người, sức kéo và ruộng đất là ba nhân tố quan
trọng nhất. Pháp luật triều Lý cấm việc giết hại trâu bò, ăn trộm trâu, cấm bán
hoàng nam làm gia nô, cấm thiến hoạn hoàng nam để bảo vệ sức sản xuất, đảm
bảo cuộc sống cho nhân dân.Năm 1039, Lý Thái Tông xuống chiếu “kẻ nào ăn
trộm trâu của công thì xử 100 trượng, một con phạt thành hai”. Năm 1117, Lý
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
22
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
Nhân Tông tiếp tục định luật “ kẻ nào trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao
giáp, vợ xử 80 trượng, đồ làm tăng thất phụ và đền trâu, nhà láng giềng không tố
cáo thì xử 80 trượng [1,117] hay “ kẻ nào đem bán hoàng nam làm gia nô cho
người ta, bán rồi thì phạt 100 trượng trích vào mặt 20 chữ, chưa bán mà đã làm
việc cho người ta thì cũng bị đánh trượng như thế, trích vào mặt 20 chữ”
[1,135].
Vẫn biết trong xã hội có giai cấp, pháp luật là do giai cấp thống trị rèn lên
chứ không phải do người bị áp bức mà có. Nó biểu hiện quyền lực phản ánh nhu
cầu của giai cấp thống trị. Nhưng pháp luật triều Lý do chịu nhiều ảnh hưởng từ
bi của Phật giáo nên chứa đựng tinh thần nhân ái, khoan dung đối với con người,
tinh thần ấy không phải là sự giả dối của giai cấp cầm quyền mà là “phần biểu
diễn của lòng từ bi do Phật giáo gây nên” [3,365].
*Yêu dân như con là đạo trị nước triều Lý:
Cùng với truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “thương người như
thể thương thân”, tư tưởng từ bi hỉ xả của Phật giáo đã có ảnh hưởng tới cái tâm

của giai cấp cầm quyền triều Lý. Các vua Lý đều coi trăm họ như con đỏ yêu
thương, chăm lo tới cuộc sống của họ, thương xót khi nhân dân khổ, khoan dung
nhân ái vỗ về khi lòng dân không yên. Những đại biểu về tư tưởng của tập đoàn
phong kiến đương quyền ở nước ta trong thời Lý thường coi “ý dân”, “lòng dân”
là một điều đáng quan tâm vào bậc nhất trong khi tiến hành các hoạt động chính
trị. Đối với họ “ý dân”, “lòng dân” trở thành căn cứ, thành mục đích cho những
chủ trương chính trị lớn như chủ trương dời đô, kế vị, phát động chiến tranh.
Đào Cam Mộc, một quyền thần có công gây dựng lên triều Lý đã chú ý đặc biệt
đến lòng dân, đến ý muốn trăm họ và coi đó như là cơ sở để ủng hộ Lý Công
Uẩn lên ngôi. Ông nói với Lý Công Uẩn rằng: “Nay trăm họ mỏi mệt dân không
chịu nổi mệnh lệnh. Nếu thân vệ lấy ân đức mà vỗ về, tất trăm họ sẽ vui vẻ mà
theo, cũng như nước chảy chỗ trũng ai mà ngăn được” [3,68]. Thế rồi, trong bài
“chiếu dời đô” nổi tiếng của Lý Công Uẩn cũng đã khẳng định rằng: “Trên vâng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
23
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy tiện lợi thì đổi dời cho nên vận nước dài lâu,
phong tục giàu thịnh” [13,34]
Để chăm lo đến cuộc sống của nhân dân, các vua Lý đều có lệ đi xem dân
chúng gặt, thân chinh làm lễ cày ruộng tịch điền, xá thuế, ban cấp lương thực lụa
là cho nhân dân. Sau khi lên ngôi, tháng 12-1010, Lý Thái Tổ đại xá thuế cho
thiên hạ trong 3 năm, những người già yếu, mồ côi, goá chồng mà thiếu thuế lâu
năm vua đều tha cả. Ngoài ra vua còn cấp quần áo, lương thực, thuốc men ch\o
28 người lính Chăm Pa bị Ngoạ triều bắt rồi cho họ về quê cũ làm ăn sinh sống.
Năm 1038, đời vua Lý Thái Tông, vua ngự ra cửa Bí Hải cày ruộng tịch điền.
Sau Hữu Ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm
lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: “đó là công việc của nông phu, bệ
hạ cần gì làm thế,vua nói : “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì
cho thiên hạ noi theo” [1,95].

Tháng 7/1070, đại hạn kéo dài, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,vua
Lý Thánh Tông xuống chiếu phát thóc,tiền, lụa trong kho cấp cho dân nghèo. Lý
Thường Kiệt, một dũng tướng triều Lý cũng cho rằng: “Trời sinh ra dân chúng,
vua hiền tất hoà mục. Đạo làm vua cốt ở muôn dân”. Bài Minh bia chùa Linh
Xứng, núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi công đức Lý Thường Kiệt “…làm việc thì
siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hoà giúp
đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Thái uý
biết dân lấy sự nghiệp no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên
không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng cả đến người
già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy
có thể gọi là gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đấy cả”.
Sự quan tâm của nhà vua và những người cầm quyền trong triều đối với
nhân dân nhiều khi biểu hiện thành một tình cảm xót thương những nỗi đau khổ
và cực nhọc của dân chúng. Vua Lý Thánh Tông nhân tiết trời giá lạnh mà cảm
thương đến cả những kẻ ngục tù “trời giá rét, Lý Thánh Tông nói với các quan tả
hữu rằng: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
24
Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54-
Lịch Sử
thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ
ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có
kẻ chết không đúng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu Ty phát chăn
chiếu, và cấp cơm ăn ngày 2 bữa” [1,105].
Ảnh hưởng tư tưởng bình đẳng của đạo Phật, do đó giữa vua và dân sự
ngăn cách không lớn như những giai đoạn sau này. Vua vẫn trực tiếp xử một số
vụ kiện, thân dân, chăm lo đời sống cho nhân dân. Việc quan tâm đến cuộc sống
nhân dân được coi như đạo trị nước của các vua triều Lý. Lý Nhân Tông thường
nói “coi dân chúng bốn biển đều là con cả”. Việc chăm lo nhân dân có một tầm
quan trọng trong đạo trị nước, nó trở thành một tiêu chuẩn để nhà vua dựa vào

đó mà tự răn mình. Năm 1207, vua Lý Cao Tông đã hạ chiếu rằng: “Trẫm còn
bé mà phải gánh vác việc lớn ở tận nơi cửu trùng, không biết cảnh khó khăn
của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán
than thì trẫm còn dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới” [3,174].
Chính vì vậy mà nhân dân cũng yêu vua, tin tưởng vào chính quyền nhà nước
“cả đến phương xa cũng mến lòng nhân mà quy phục, phương khác cũng mộ
nghĩa mà lại gần” [1,156].
* Mềm dẻo, linh hoạt trong chính sách đối ngoại:
Trong ngoại giao, triều Lý luôn chủ trương chính sách ngoại giao mềm
dẻo, linh hoạt. Cái tâm nhân từ của người cầm quyền luôn tắm trong tư tưởng từ
bi của Phật giáo. Theo tinh thần đạo Phật nêu cao tinh thần hoà hiếu, đoàn kết,
với mối quan hệ với các nước ngoài triều Lý cũng đề cao tư tưởng này.
Đối với Chiêm Thành, nhà Lý giữ mối quan hệ hoà hiếu thân tình. Tuy
nhiên, vốn nuôi mối thù từ trước, nhiều lần người Chiêm Thành đem quân gây
rối cướp của, bức hãm nhân dân Đại Việt. Và cũng từng đó lần, vua Lý thân
chinh hay có lúc cử người dẹp yên giặc Chiêm, có lần bắt được cả vua và hành
ngàn tù binh Chiêm Thành, nhưng cuối cùng vua Lý đều tha cho về. Hành động
ấy xuất phát từ chính trong cái tâm Phật của những nhà cầm quyền lúc đó.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
25

×