Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tiểu luận tính triệt để - không triệt để của các cuộc cách mạng tư sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.77 KB, 45 trang )

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Lịch sử nhận loại phát triển qua năm hỡnh thái kinh tế xã hội – theo quan
niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử - đó là: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô
lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Từng hình thái kinh tế xã
hội là một bước tiến trong lịch sử tiến hoá của nhân loại. Mỗi hình thái là một
nấc thang phát triển nên sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội này sang một
hình thái kinh tế xã hội khác không thể dễ dàng mà phải vật lộn khó khăn quyết
liệt, đó chỉ có thể là các cuộc cách mạng xã hội. Do vậy các cuộc cách mạng xã
hội có ý nghĩa vô cùng to lớn, như những bước ngoặt trong sự phát triển của lịch
sử. Cách mạng tư sản cũng vậy. Nó đó chuyển nhân loại từ đêm trường trung cổ
tối tăm bước đến ánh bình minh của trình độ phát triển cao của sản xuất, khoa
học kĩ thuật, văn hoá, tư tưởng… Marx phải thừa nhận chỉ mấy mươi năm của
CNTB đã sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất bằng mấy nghìn năm trước
đó cộng lại. Do vậy tìm hiểu về cách mạng tư sản là một đề tài có ý nghĩa lớn
đối với việc nghiên cứu lịch sử và có nhiều vấn đề lớ thỳ.
Nghiên cứu lịch sử không chỉ nhằm biết lịch sử đã diễn ra như thế nào
mà mục đích là phải đánh giá được bản thân lịch sử và rút ra được bài học kinh
nghiệm gì cho cuộc sống hiện tại của mình. Đánh giá cách mạng tư sản có thể
dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng việc xem xét mức độ triệt để trong việc
thực hiện các nhiệm vụ của nó có ý nghĩa cực kì quan trọng xem nó đã đi đến
đâu trên con đường của mình?
Đề tài sẽ góp phần lí giải căn nguyên của những nét khác biệt giữa các
nước tư bản trong sự phát triển của nó cả về kinh tế đến chính trị, văn hoỏ xó
hội… Nó cũn cho ta hiểu sâu sắc đặc điểm của từng nước tư bản trong thế giới
hiện nay. Điều này là rất cần thiết với xu hướng hiện nay của quan hệ quốc tế:
muốn hợp tác cùng phát triển thỡ cỏc bên phải thực sự thấu hiểu nhau. Bởi vì
nhiều vấn đề thuộc về đặc điểm quốc gia dân tộc sẽ trở nên dễ hiểu và có thể lí
giải được khi ta quay về tìm căn nguyên của nó từ quá khứ. Nhất là cách mạng
tư sản chính là mốc mở đầu mà từ đó CNTB ra đời ở từng nước khác nhau.
Nghiên cứu vấn đề cho phép ta trả lời những câu hỏi như: Tại sao Anh lại là


nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp? Vì sao CNTB Mỹ tỏ ra
1
dân chủ, hiện đại và thực dụng cũn cỏc nước tư bản Tây Âu dường như đi sâu
vào truyền thống hơn? Hiến pháp và chế độ chính trị Mỹ tồn tại lâu bền vậy là
do đõu?… Đánh giá tính triệt để của các cuộc cách mạng tư sản sẽ giúp ta có
nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của CNTB. Điều này có ý nghĩa vô cùng to
lớn đối với sự nghiệp xây dựng CNXH của nước ta hiện nay vốn đang gặp nhiều
khó khăn và tình trạng mất niềm tin trở nên phổ biến. Do đó đề tài mong muốn
sẽ phần nào góp phần bồi dưỡng lí tưởng cách mạng XHCN cho con người mới
hiện nay của nước ta.
Nghiên cứu đề cũng giúp làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề thuộc về
phương pháp luận. Tại sao nước Anh lại lập chế đội quan chủ lập hiến mà không
phải là cộng hoà như Pháp hay Mỹ? Tại sao nước Đức lại chọn con đường cách
mạng từ trên xuống? Tất cả đều được lí giải bằng một quy luật: Do hoàn cảnh
lịch sử cụ thể của nước đó, thời đại đó quy định. Quy luật này sẽ được thấu suốt
trong toàn bộ công trình, bởi vì một mục đích quan trọng của em là làm rõ đặc
trưng của từng nước tư bản trên thế giới.
Như vậy, vấn đề cách mạng tư sản và tính triệt để của nó đối với sự phát
triển của CNTB có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy em đã chọn
vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của minh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu về cách mạng tư sản ở nước ta không phải là nhiều. Số lượng
công trình nghiên cứu về tính triệt để lại càng ít hơn, chỉ rải rác đây đó là các
công trình nghiên cứu những vấn đề có liên quan. Ví như luận văn: “Vấn đề dân
chủ trong cuộc cách mạng Phỏp” của Dương Thị Đoan Công trình đã đi vào
nghiên cứu sâu một nội dung của tính triệt để là vấn đề dân chủ, đã phân tích
được tác động ảnh hưởng của việc giải quyết vấn đề dân chủ đối với lịch sử
nước Pháp. Nhưng đề tài mới chỉ bàn đến một khía cạnh của tính triệt để là dân
chủ mà chưa bàn đến mặt thứ hai của nó là vấn đề dân tộc. Mặt khác, tác giả
mới chỉ đề cập đến ảnh hưởng nói chung của vấn đề dân chủ mà không đi vào

ảnh hưởng với sợ phát triển của CNTB, và tất nhiên cũng chưa chú ý tới việc so
sánh với các cuộc cách mạng khác về tính triệt để và về ảnh hưởng của nó.
Hầu hết các nhà nghiên cứu mới chỉ đi vào tính triệt để trên việc giải quyết
nhiệm vụ dân chủ mà chưa chú ý đến vấn đề dân tộc, một trong những nhiệm vụ,
2
một nguyên nhân bùng nổ cách mạng. Trong việc đánh giá ảnh hưởng, tác động
của vấn đề cũng chưa đặt chân chính thức đến con đường của chúng ta: ảnh hưởng
đối với sự phát triển riêng của từng nước tư bản. Điều đó có nghĩa là: đây là một đề
tài mới, còn khoảng trống cho em hướng ngòi bút của mình tới đó.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài hướng đến đối tượng là: trờn cái nền của những vấn đề lí luận
chung về cách mạng tư sản, đề tài nghiên cứu chủ yếu là tính triệt để của các
cuộc cách mạng tư sản, trong đó có chú ý đặc biệt đến tác động ảnh hưởng của
nó đối với sự phát triển của CNTB.
Do giới hạn về số lượng nên đề tài chỉ xin đề cập chủ yếu đến tính triệt
để. Những vấn đề lí luận chung về cách mạng tư sản em chỉ đi vào những nét sơ
lược nhất để làm nền cho việc nghiên cứu tính triệt để của cách mạng tư sản.
Tuy nhiên, trong việc nghiờn cứu tính triệt để, em cũng không đi sâu tất cả mà
chỉ tập trung vào những nội dung có tác động trực tiếp đến sự phát triển của
CNTB, đến đặc trưng cụ thể của các nước khác nhau. Trên cơ sở phương hướng
chung ấy, em cũng chỉ có thể tập trung vào một số cuộc cách mạng tư sản tiêu
biểu như: cách mạng Pháp, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ, thống nhất Đức. Cũn cỏc cuộc nội chiến Mỹ, Minh Trị duy tân, cải
cách nông nô ở Nga cũng chỉ được bàn ở một mức độ nào đó.
Trên cơ sở đó, em tự xác định cho đề tài những nhiệm vụ sau đây:
1. Thể hiện được những hiểu biết cơ bản nhất về cách mạng tư sản, đảm
bảo thuận lợi cho việc nghiên cứu tính triệt để của nó.
2. Trình bày được những những vấn đề chung về tính triệt để hay không
triệt để của cách mạng tư sản về: nguyên nhân, biểu hiện, đặc biệt là tác động.
3. Thấy được ảnh hưởng của việc giải quyết triệt để hay không của các cuộc

cách mạng tư sản đối với sự phát triển của CNTB: về con đường, về mức độ, trình độ.
4. Trên cơ sở đó làm rõ những nột riờng mang tính đặc trưng của từng
nước, lí giải được vị thế của từng nước tư bản đó trong lịch sử cũng như hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu vấn đề này em đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra cũn cú cỏc phương pháp chuyên ngành khác của khoa học
lịch sử như: phương pháp so sánh, sưu tầm tư liệu, phương pháp phán đoán khoa học…
3
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Chương 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. Khái niệm cách mạng tư sản.
Cách mạng là một khái niệm được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau.
Người ta có thể xem “cỏch mạng” chỉ một sự thay đổi về chất của một đối tượng
nào đó. Hoặc cách mạng được hiểu là một bước ngoặt có tính quyết định… Có
thể có nhiều cách hiểu, nhưng tựu trung đều thể hiện một sự thay đổi có tính
bước ngoặt làm thay đổi đối tượng về chất.
“Cỏch mạng tư sản” là một khái niệm trong khái niệm “cỏch mạng” nói
chung. Nó là một loại cách mạng xã hội (như cách mạng vô sản) làm thay đổi
bản chất xã hội, thay đổi chế độ chính trị…, nói chung là thay đổi về hình thái
kinh tế - xã hội.
Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm
lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho CNTB
phát triển. Nhưng theo định nghĩa hẹp này thì sẽ có một số trường hợp ngoại lệ
mà vẫn được coi la cách mạng tư sản. Ví dụ như cải cách nông nô ở Nga hoàn
toàn do triều đình phong kiến Sa hoàng tiến hành theo con đường “từ trên
xuống” nhưng vẫn là một cuộc cách mạng tư sản. Trường hợp tương tự là Nhật
(Minh Trị duy tân), ở Đức và Italia với cuộc thống nhất đất nước, dù có giai cấp
tư sản tham gia lãnh đạo nhưng vai trò chủ yếu lại là tầng lớp quý tộc tư sản hoá.
Đó là tầng lớp Daimyo ở Nhật, tầng lớp quý tộc Iuncơ ở Đức… Nhưng điểm

chung của tất cả các cuộc cách mạng ấy đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo
điều kiện cho CNTB phát triển.
Vì định nghĩa hẹp còn loại ra ngoài nhiều trường hợp ngoại lệ nên chúng
ta cần có một định nghĩa theo nghĩa rộng. Cách mạng tư sản là một sự kiện
nhằm gạt bỏ những cản trở trên con đường phát triển của CNTB. Cách định
nghĩa này cho phép ta có thể xá định được đâu là cuộc cách mạng tư sản mà còn
xem xét được mức độ triệt để của nó.
Vấn đề là: theo định nghĩa rộng này thỡ cỏc phong trào trước cách mạng
tư sản Netherland như: Phong trào Văn hoá Phục hưng, phong trào Cải cách Tụn
giáo, Chiến tranh nông dân ở Đức có được coi là các cuộc cách mạng tư sản hay
4
không? Vỡ cỏc phong trào ấy tuy không thành công trong việc lật đổ chế độ
phong kiến, lập chính quyền tư bản hay xác lập được quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa nhưng chúng đều đặt ra mục tiêu tấn công vào chế độ phong kiến, xoá
bỏ những cơ sở tồn tại của nó mà đầu tiên là hệ tư tưởng, văn hoỏ,… Những
người lãnh đạo hay khởi xướng phong trào tuy không phải là giai cấp tư sản
thực sự nhưng đều đại diện cho quyền lợi, tư tưởng của giai cấp tư sản. Vậy thì
phải chăng chúng chỉ có thể được coi là các phong trào tiền cách mạng, những
cuộc đấu tranh giai cấp? Nếu không thì nhất định phải cú lớ do nào đó lí giải cho
điều này. Phải chăng vỡ cỏc phong trào đấu tranh chưa giành được thắng lợi
hiện hữu nên chưa được coi là cách mạng tư sản (vì chỉ là cách mạng khi nó đó
làm thay đổi chế độ chính trị, xã hội). Mặc dù ở những mặt nào đó, các phong
trào này đã thắng lợi: lập được tôn giáo riêng đại diện cho tư tưởng của giai cấp
tư sản, đập tan nhiều thuyết lí cố hữu của nhà thờ, giáo hội phong trào văn hoá
phục hưng… Nhưng cuối cùng thì hệ tư tưởng phong kiến vẫn cũn đó và đàn áp
tư tưởng tư sản; tôn giáo trong sạch của tư sản thì rút cuộc cũng chỉ dựa theo tôn
giáo của phong kiến mà thôi (Đạo Tin Lành phát triển trên cơ sở giỏo lớ, giáo
luật của Thiên chúa giáo). Mục tiêu của một cuộc cách mạng là vấn đề chính
quyền thỡ cỏc cuộc đấu tranh này đầu chưa thực hiện được nên chưa thể coi là
các cuộc cách mạng tư sản.

Chúng ta thường xét một cuộc cách mạng tư sản trên bốn tiêu chí cơ bản
sau đây:
1.1. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản .
Một cuộc cách mạng tư sản thường phải làm hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ.
Nhiệm vụ dân tộc của cách mạng tư sản ở các nước khác nhau là khác
nhau. Với các nước phong kiến độc lập thì nhiệm vụ là phải thống nhất thị
trường quốc gia dân tộc. Cụ thể: phải xoá bỏ cát cứ phong kiến để hình thành
quốc gia tư sản dân tộc thống nhất. Một quốc gia tư sản ra đời đồng nghĩa với sự
hình thành của dân tộc quốc gia (dân tộc tư sản). Dân tộc là phải có sự thống
nhất, có những điểm chung. Kinh tế phải có thị trường dân tộc thống nhất, phải
cú ngôn ngữ chung, văn hoá chung, lãnh thổ biên giới chung, được xác định rõ
ràng và có chính quyền chung, quản lí thống nhất. Sở dĩ tư sản có yêu cầu tha
thiết đối với một dân tộc quốc gia thống nhất, đặc biệt là thị trường dân tộc
5
thống nhất vì kinh tế tư bản rất phát triển: một nền kinh tế hàng hoá có cạnh
tranh, giao lưu rộng rãi. Đây là nền sản xuất lớn và hiện đại hơn bất cứ chế độ xã
hội nào trước đó. Làm ra khối lượng sản phẩm lớn nên yêu cầu nguyên liệu, thị
trường tiêu thụ cũng phải lớn. Do vậy, biờn giới sự cát cứ phong kiến thực sự là
một cái ỏo quỏ chật với cơ thể cường tráng của giai cấp tư sản. Chính nền kinh
tế TBCN đã đặt ra yêu cầu thống nhất thị trường quốc gia dân tộc.
Đây là nhiệm vụ mà mọi cuộc cách mạng tư sản đều phải thực hiện vì ở
đâu, dù nước độc lập hay thuộc địa, cũng đều là chế độ phong kiến. Ở thuộc địa,
triều đình phong kiến ngoại bang bảo vệ cho chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, cho
giai cấp phong kiến. Mà bản chất phong kiến là phân tán cát cứ, dù thời tản
quyền hay tập quyền. Trước cách mạng, Đức là đế quốc La Mã thần thánh có tới
296 quốc gia lớn nhỏ (!). Đến năm 1801 Napolộon gây ra sự xáo trộn lớn: Nhập
97 tiểu quốc ở tả ngạn sông Rhine vào nước Pháp TBCN (gồm 20 000 km2),
đưa 112 tiểu quốc còn lại nhập vào mấy quốc gia Đức có sự liên minh với Pháp
[ 11, 356]. Nhưng cuối cùng thì Đức (hay cả Italia) cũng chỉ là những danh từ
địa lí: với 32 tiểu quốc và 4 thành phố tự do. Yêu cầu thống nhất nước Đức được

đặt ra cấp thiết, đặc biệt là giữa thế kỉ XIX. Nhu cầu ấy biến thành một cuộc
cách mạng do Bismark chỉ đạo đến thắng lợi. Nước Pháp thời Luois XIV được
coi là đỉnh cao, chuẩn mực của chế độ phong kiến châu Âu, nhưng ngay cả khi
ấy, “nước Pháp hình thành không phải do nhu cầu phát triển của lịch sử mà là do
truyền thống” - truyền thống trung thành với vua. Bởi nước Pháp không có ngôn
ngữ chung mà tồn tại nhiều thổ ngữ, không có hệ thống chính trị, giáo dục
chung mà chỉ có vua chung nắm quân đội và luật pháp. Vua chỉ tượng trưng cho
tất cả những gì được gọi là “Phỏp”. Cũn cuộc cách mạng tư sản Mĩ I (1775 –
1783], ngoài nhiệm vụ giành độc lập còn phải thống nhất 13 bang thuộc địa
thành một quốc gia thống nhất, lớn mạnh thì mới tiện cho phát triển CNTB và
bảo vệ được nền độc lập giành được từ.
Với nước thuộc địa hay bị thống trị của phong kiến nước ngoài thì nhiệm
vụ trước tiên là phải giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Đó là trường
hợp của Netherland, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa của
Anh ở Bắc Mĩ (1775 – 1783), cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc, cải
cách Minh Trị ở Nhật (1868 – 1873). Việc xoá bỏ ách trống trị thực dân của
6
phong kiến bên ngoài cũng chính là gạt bỏ cản trở vô cùng lớn bên ngoài với sự
phát triển của CNTB trong nước. Đó đồng thời cũng chính là lật đổ thế lực kinh
tế phong kiến được chính quyền thuộc địa bảo hộ. Ở các nước thuộc địa này,
thường đồng thời phải kết hợp cùng một lúc hai nhiệm vụ dận tộc: giành độc lập
và cả thống nhất thị trường quốc gia dân tộc. Bởi vì để tiện cho việc cai trị thuộc
địa, các nước đế quốc phong kiến thường áp dụng chính sách chia để trị: chia cắt
các địa phương không chỉ về chính trị mà còn cả về kinh tế. Mà bản thân thị
trường phong kiến vốn đã có tính chất phân tán, không thống nhất nên rất khó
khăn cho phát triển kinh tế TBCN.
Thứ hai là nhiệm vụ dân chủ. Đây là nhiệm vụ trước tiên cần đạt tới của
mọi cuộc cách mạng tư sản, thể hiện bản chất của nó phân biệt với các cuộc cách
mạng xã hội khác. Nhiệm vụ này còn được thể hiện trong tên gọi: “cách mạng tư
sản”, tức là phải phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. Nói đến quyền lợi giai

cấp tức là nói đến nhiệm vụ dân chủ vậy.
Nhiệm vụ dân chủ tức là phải thiết lập được nền dân chủ tư sản. Nền dân
chủ tư sản là một hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng tương ứng. Cơ sở hạ tầng gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
mang tính TBCN. Lực lượng sản xuất TBCN đã được xác lập, phát triển từ
trước cách mạng rất lâu (thế kỉ XV). Nói một cách chính xác: nó là mầm, là
nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản. Trong quan hệ sản xuất thì quan trọng
là phải đề cao quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất được coi là đặc trưng của CNTB.
Thực tế mọi cuộc cách mạng tư sản đều chú ý đặc biệt đến việc xác lập quyền tư
hữu. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này còn phải bảo vệ chế độ lao động làm
thuê của công nhân - quan hệ tổ chức, quản lí sản xuất, bảo vệ quan hệ phân
phối có lợi cho giai cấp tư sản.
Nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định của cách mạng tư sản là phải lập
nên kiến trúc thượng tầng của CNTB. Mục tiêu của mọi cuộc cách mạng xã hội
là vấn đề chính quyền nên trước hết CMTS phải lật đổ chính quyền phong kiến,
thiết lập nhà nước tư sản. Nhà nước ấy thường được tổ chức theo nguyên tắc
“tam quyền phân lập”. Dù chính quyền được tổ chức ra sao cũng đều phải đại
diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
Chính quyền ấy phải thể hiện tư tưởng của mình qua những tuyên ngôn hay hiến
7
pháp tư sản. Ngoài ra để thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với phong kiến, cách
mạng phải xác lập những quyền công dân như: tự do, bình đẳng, tư hữu… Trong
thực hiện nhiệm vụ này, dưới áp lực của quần chúng, giai cấp tư sản nhiều khi
đã thực hiện những quyền tự do dân chủ vượt khỏi phạm trù cách mạng tư sản.
Ví như việc chia ruộng đất cho công dân trong cách mạng Pháp.
Xác lập quyền công dân là thể hiện đặc trưng của nền dân chủ tư sản -
cống hiến lớn nhất của cách mạng tư sản – mà Engel là một nhà cộng sản điển
hình cũng phải ngợi ca: “Nền dân chủ giống như mặt trời chói lọi chiếu sáng cho
nhân loại”. Còn theo một học giả khỏc thỡ “Từ khi có tư tưởng dân chủ tư sản
thì nhân loại đã đi bằng đầu”. Rõ ràng sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn

trong lịch sử. Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu: tính cách mạng đó chỉ có ý
nghĩa ấy khi đặt nó vào trong bối cảnh lịch sử ấy: như ánh mặt trời là trước đêm
trường trung cổ của chế độ phong kiến. Ánh sáng của nền dân chủ đó sẽ bị lu
mờ, mất tính tiến bộ khi đứng cạnh nền dân chủ XHCN trong xu thế phát triển
đi lên của lịch sử.
1.2. Giai cấp lãnh đạo trong cách mạng tư sản.
Phục vụ cho quyền lợi của tư sản nên trong cách mạng tư sản thì chuẩn
mực phải do giai cấp tư sản lãnh đạo. Điển hình là cách mạng Pháp: hoàn toàn
do tư sản lãnh đạo, qua nhiều giai đoạn là do các bộ phận khác nhau của tư sản
thay nhau lãnh đạo. Sự phõn hoỏ của giai cấp tư sản ở Pháp chứng tỏ sự trưởng
thành của nó. Đây là nguyên nhân khiến cuộc cách mạng này là điển hình và
triệt để nhất. Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới nờn nó tiến
bộ và đại diện cho xu thế phát triển đi lên của lịch sử nhân loại.
Nhưng cũng có những cuộc cách mạng tư sản không phải do giai cấp tư
sản lãnh đạo hoặc tư sản phải liên minh với một giai cấp, tầng lớp khác, cụ thể là
tầng lớp quý tộc tư sản hoá. Ví như ở nước Anh, tư sản không đủ mạnh nên phải
liên minh với tầng lớp quý tộc mới là những quý tộc phong kiến kinh doanh tư
bản trong lĩnh vực nông nghiệp. Trường hợp tương tự là nước Đức, tầng lớp quý
tộc quý tộc Iuncơ lãnh đạo sự nghiệp thống nhất đất nước theo con đường “từ
trên xuống”. Điển hình nhất là Nga, cải cách chế độ nông nô, mở đường cho
CNTB phát triển lại do nhà vua và quý tộc phong kiến tiến hành khi nhận thức
được xu hướng mới của thời đại là không thể đảo ngược: tư sản hoá toàn châu
8
Âu và thế giới. Những trường hợp đó do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước
quy định, mà chủ yếu là do CNTB chưa phát triển lắm.
1.3. Động lực và xu thế phát triển của cách mạng tư sản.
Cách mạng tư sản có khả năng lôi kéo mọi tầng lớp nhân dân tham gia
như: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, binh lớnh,… Bởi vì mục tiêu, nhiệm vụ
của cuộc cách mạng này nhằm tiêu diệt chế độ phong kiến vốn đã trở thành kẻ
thù của mọi tầng lớp nhân dân (chỳng đã tỏ ra quá phản động). Tuy nhiên sự

đông đảo, đa dạng thành phần của quần chúng lại phụ thuộc vào giai cấp lãnh
đạo tiến bộ đến mức độ nào. Cách mạng Pháp lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân
dân tham gia, không trừ bất cứ một bộ phận nào nên mới có thể lật đổ được
thành trì kiên cố nhất của CNTB. Cải cách nông nô mang tính tư sản ở Nga hay
công cuộc thống nhất Đức lẽ ra phải là sự nghiệp của quần chúng nhưng thực tế
vai trò của họ ở đây hầu như không có.
Động lực của cách mạng tư sản phụ thuộc vào hai yếu tố: đầu tiên là yếu
tố giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá. Ý thức chính trị, thái độ, mức độ trưởng
thành của giai cấp lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến, tính chất, kết
quả của cuộc cách mạng mà còn ảnh hưởng đến sự tham gia của quần chúng.
Nếu giai cấp lãnh đạo tiến bộ, chú ý đến việc giải quyết nguyện vọng của quần
chúng thì sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Thứ hai là mức độ
tham gia của quần chúng quyết định bạo lực của cách mạng tư sản. Giai đoạn
đầu cách mạng chỉ có nông dân và bình dân thành thị tham gia. Tính chất bạo
lực của những cuộc cách mạng đầu tiên rất cao vì tính chất quyết liệt, sống còn
của cuộc đấu tranh.
Xu thế phát triển của cách mạng tư sản là tiến lên xác lập nền chuyên
chính của giai cấp tư sản: nền dân chủ tư sản (như những phân tích ở phần
nhiệm vụ cách mạng).
2. Những tiền đề của cách mạng tư sản.
Để cách mạng tư sản nổ ra và thắng lợi thì phải có những tiền đề cần
thiết, hay còn gọi là thời cơ đã chín muồi. Tiền đề cách mạng là những yếu tố
chủ quan thuận lợi tạo nên cách mạng tư sản. Tiền đề của cách mạng tư sản
phải hội đủ các yếu tố sau đây:
9
Tiền đề kinh tế. Phương thức sản xuất TBCN đã ra đời và phát triển. Tức
là phải có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất TBCN mà cụ thể là quan hệ tư
hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí sản xuất giữa tư bản và công
nhân, quan hệ phân phối theo kiểu TBCN (nền kinh tế hàng hoá phát triển).
Như vậy, đã có cơ sở hạ tầng của CNTB tất tương ứng – đây là nhiệm vụ

của cách mạng tư sản nờn nó tất yếu phải nổ ra. Mặt khác cách mạng tư sản
(CMTS) tất yếu phải diễn ra để khẳng định quan hệ sản xuất TBCN đã được xác
lập (nhiệm vụ dân chủ: công nhận pháp lí chế độ tư hữu, chế độ lao động làm
thuê, quan hệ phân phối TBCN) nhằm tạo nên sự vững chắc của phương thức
sản xuất TBCN. LLSX, QHSX TBCN ngày càng mâu thuẫn gay gắt với chế độ
phong kiến đang tạo ra những lực cản, kìm hãm đối với cái mới của lịch sử. Mâu
thuẫn ngày càng sâu sắc đến mức không thể điều hoà được. Đây là nguyên nhân
phải có một cuộc CMTS để giải quyết, xoá bỏ cái cũ lạc hậu, mở đường cho cái
mới tiến bộ.
Tiền đề xã hội. Giai cấp tư sản là đại diện cho PTSX mới đã ra đời và
trưởng thành ngày càng mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến, muốn đứng
lên lật đổ nó. Tư sản kinh doanh và trở nên vô cùng giàu có nhưng họ không có
quyền chính trị, đó là không kể đến việc phong kiến đã gây ra nhiều trở lực đối
với sự phát triển của kinh tế TBCN. Chính vì vậy tư sản muốn lật đổ chế độ
phong kiến, lập nền chuyên chính tư sản. Tư sản lớn mạnh về thế lực kinh tế, có
số lượng đông, đoàn kết, đặc biệt là có hệ tư tưởng riờng, cú những lí luận cách
mạng cần thiết chuẩn bị cho việc nắm chính quyền cách mạng trong tương lai.
Do đặc điểm của từng nước nên có thể còn phải xét đến các tầng lớp khác
như: quý tộc mới ở Anh, chủ nô miền nam ở Mỹ, quý tộc Iuncơ ở Đức…đó
chuyển hướng kinh doanh theo lối TBCN.
Tiền đề tư tưởng. Giai cấp tư sản ra đời đồng thời phải có hệ tư tưởng dân
chủ tư sản. Thực tế hệ tư tưởng tư sản đó cú nền tảng từ phong trào Văn hoá
phục hưng. Đến thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII), với trào lưu triết học Ánh sáng
(thế kỉ XVII – XVIII) đã như ánh đèn pha soi sáng cho con đường tiến lên của
tư sản, cổ vũ cho mọi tầng lớp quần chúng tham gia đấu tranh chống phong kiến
vì một tương lai tươi sáng, bình đẳng, dân chủ, hạnh phúc. Ở những cuộc CMTS
đầu tiên chưa có hệ tư tưởng tư sản soi đường (như cách mạng Netherland,
10
CMTS Anh), giai cấp tư sản đã sử dụng tôn giáo cảo cách: đạo Tin Lành, Thanh
giáo để lôi kéo các tầng lớp nhõn khỏc tham gia.

Trên cơ sở đầy đủ các điều kiện tiền đề đú thỡ CMTS mới có thể nổ ra và
thắng lợi được. Nhưng để cách mạng nổ ra thỡ cũn cần có tình thế cách mạng
hay còn gọi là duyên cớ. Đây có thể được coi là một nhân tố khách quan, bổ trợ
như giọt nước làm tràn li khơi lên cuộc cách mạng.
Tình thế cách mạng. Theo Lenine, tình thế cách mạng bao gồm ba điều
kiện: Giai cấp thống trị không thể tiếp tục thống trị như cũ được nữa, nó khủng
hoảng mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá tư tưởng; giai cấp bị trị cũng không
muốn và không thể tiếp tục cam chịu thống trị như cũ được nữa mà đã nổi dậy
đấu tranh mạnh mẽ; tầng lớp trung gian đã ngả về phe cách mạng mà giai cấp
lãnh đạo đã sẵn sàng đứng lên lãnh đạo cách mạng. “khụng thể có cách mạng
nếu như không có cuộc khủng hoảng trong toàn quốc lay chuyển cả đám người
bóc lột và đám người bị bóc lột”.
Trong các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp phong kiến đều đã khủng
hoảng toàn diện. Ví như ở Anh, vua Charles I ăn chơi xa xỉ đến mức ngân sách
trống rỗng, không có tiền đàn áp cách mạng ở Scotland. Vua không thể tiếp tục
thống trị độc đoán, không cần Quốc hội như cũ. Năm 1640, Charles I triệu tập
lại “Quốc hội cụt” đã bị bỏ quên một thời gian dài. Về chính trị chế độ phong
kiến bị mọi tầng lớp nhân dân đấu tranh chống lại. Về tư tưởng: những thuyết lí
của nhà thờ, giáo hội - chỗ dựa tư tưởng của chế độ phong kiến - sau nhiều thế
kỉ che tai mắt con người đã bị đưa ra ánh sáng chõn lớ khoa học thời phong trào
Văn hoá Phục hưng, cải cách tôn giáo. Chế độ phong kiến tỏ ra không thể tiếp
tục đứng vững nữa, nó khủng hoảng trầm trọng.
3. Tiến trình của các cuộc cách mạng tư sản.
Cách mạng tư sản diễn ra khắp nơi trên thế giới mà mạnh mẽ nhất ở châu
Âu trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII, XIX. Rõ ràng trong lịch sử nhân loại
CMTS là một sự kiện diễn ra trong một thời gian lâu dài: bốn thế kỉ, thậm chí
còn lan sang cả thế kỉ XX với các nước ở khu vực châu Á, Phi, Mỹ latin, như:
cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc, Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt
Nam (là cuộc cách mạng tư sản dân quyền)… Chứng tỏ CMTS là một cuộc vật
11

lộn đầy khó khăn, quyết liệt vì có tính sống còn, đúng như từ dùng của Lenine:
“những cơn đau đẻ kéo dài”.
Tiến trình của các cuộc CMTS thời cận đại có thể chia thành bốn giai
đoạn sau:
1. Những cuộc CMTS đầu tiờn(thế kỉ XVI – XVIII). Thời kì này có: cách
mạng Netherland (1566 – 1648), CMTS Anh (1640 – 1689), cuộc chiến tranh
giành độc lập của mười ba thuộc địa cua Anh ở Bắc Mỹ (1775 – 1783), đỉnh cao
là cách mạng Pháp (1789 – 1799). Đó là những cuộc cách mạng điển hình, đặc
biệt là điển hình về việc sử dụng bạo lực cách mạng, về thành quả cách mạng triệt
để và bất hủ. Bởi vì đây là những cuộc cách mạng đầu tiên gặp rất nhiều khó khăn
khi mà chế độ phong kiến còn mạnh nên tư sản phải thể hiện rõ ưu thế nổi trội của
mình, phải có những nhượng bộ nhất định thoả mãn nhu cầu của quần chúng để
lôi kéo họ theo sự nghiệp của mình đến thắng lợi. Thời kì này có những tuyên
ngôn, hiến pháp bất hủ, chế độ chính trị mẫu cho các cuộc CMTS sau đó. Đó là
hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, Hiến pháp Mỹ, chế độ quân chủ lập hiến,
thể chế tam quyền phân lập theo kiểu cộng hoà tổng thống của Mỹ…
2. Nửa đầu thế kỉ XIX: thời kì giằng co quyết định sự sống còn cua hai
chế độ xã hội: tư bản và phong kiến. Thời kì này, có khi CMTS đã thất bại ở
nhiều nơi, nhưng rồi lại cú lỳc thắng lợi (đỉnh cao là cao trào cách mạng 1848 –
1849 lan rộng cả châu Âu). Sở dĩ cuộc giằng co lại quyết liệt, khó khăn như vậy
vì thời kì này phong kiến toàn châu Âu đã thống nhất với nhau trong việc tiêu
diệt cách mạng tư sản đang lan ra như những tử thần đáng sợ đối với chúng. Một
trật tự thế giới đã được lập nên: Trật tự Viên, và có cả những định chế đặt ra
(“Liờn minh thần thỏnh” hay còn gọi là “ Liên minh Tam hoàng”). Tấy cả chỉ để
nhằm chống lại các cuộc CMTS. Cụ thể, liên minh này đã cho quân đội đến đàn
áp cách mạng ở mọi nơi khắp châu Âu.
3. Trong những năm 1850s đến 1870s: CMTS hoàn thành rên toàn thế
giới dưới nhiều hình thức. Hình thức nội chiến như ở Mỹ (1861 – 1865), đấu
tranh thống nhất đất nước như ở Đức và Italia, cải cách như: cải cách nông nô ở
Nga, cải cách Minh Trị của Nhật. Đặc điểm khác biệt của thời kì này là: Tất cả

các cuộc CMTS đều thắng và đều không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo mà do
quý tộc tư sản hoá, thậm chí quý tộc phong kiến lãnh đạo, nếu có vai trò của tư
12
sản thỡ đú chỉ là phụ, phối hợp mà lực lượng yếu thế hơn. Điều đó chứng tỏ
CNTB và CMTS đã trở thành một xu thế tát yếu của lịch sử không thể đảo
ngược. Giai cấp phong kiến thấy được điều đó nên cũng chủ động tiến hành
CMTS trước khi bị tư sản quật ngã. Chính vì vậy tất cả các cuộc cách mạng đều
thành công.
4. Đầu thế kỉ XX: CMTS lan sang các nước thuộc địa của các nước đế
quốc tư bản. Đó là các cuộc cách mạng tư sản ở Á, Phi, Mỹ latin. Đặc điểm của
các cuộc CMTS này là: do đặc điểm các nước này khỏc chõu Âu độc lập trước
đây, các cuộc CMTS này phải gắn với nhiệm vụ chống chủ nghĩa thực dân.
4. Ý nghĩa của cách mạng tư sản.
Cách mạng tư sản với tư cách là một cuộc cách mạng xã hội đã có ý nghĩa
lớn trong lịch sử, như một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặt có tính quyết
định. Nó đã làm thay đổi thế giới một cách toàn diện, có thể coi như một sự đảo
lộn kì diệu theo hướng phát triển. Bởi lẽ CMTS xoá bỏ cai cũ, lạc hậu mở đường
cho cái mới tiến bộ phát triển, đưa lịch sử đi lên.
CMTS đã có đóng góp vĩ đại khi lật đỏ hoàn toàn chế độ phong kiến đã
trở nên quá mức lỗi thời, lạc hậu cản trở sự phát triển của nhân loại. Chế độ
phong kiến đó cú những đóng góp nhất định với lịch sử nhưng nó cũng quá bảo
thủ, cản trở sự phát triển của KHKT, sự giao lưu và hoà nhập thế giới. Nhờ đó
CMTS đã mở đường cho CNTB phát triển chính là mở đường cho cái mới tiến
bộ cho lịch sử tiến lên. CMTS đã đưa nhân loại bước vào thời đại mới: thời cận
đại, đưa nhân loại bước vào chế độ TBCN. Đây là một thời kì phát triển cao của
lịch sử mà con người phát triển vượt bậc về KHKT, về năng suất lao động mà
khối lượng sản phẩm làm ra hơn hẳn nhiều thế kỉ trước đó cộng lại. CNTB còn
là giai đoạn mà chủ nghĩa nhân văn được đề cao hơn trước: mọi người đều được
coi là công dân, là những con người chứ không như thời cổ đại coi nô lệ là
những công cụ biết nói không hơn. Ở chế độ này, dù không phải bất cứ ai cũng

được quyền bình đẳng như nó vẫn thường nói nhưng ở đó con người đã có nhiều
quyền dân chủ: quyền tư hữu, quyền tự do ngôn luận,…
CNTB thực sự là một bước tiến vượt bậc của lịch sử. Ở đó mọi khoảng
cách biên giới đều như thu hẹp lại, con người giao lưu rộng rãi với nhau với tư
cách như là một sinh vật sống trên trái đất có trình độ phát triển cao nhất. Đó là
13
sự hiểu nhau, đoàn kết, giao lưu phát triển biến cả thế giới giống như một chỉnh
thể với xu thế toàn cầu hoá tiến bộ hiện nay. Dưới chế độ TBCN, mặc dù việc
Phát kiến địa lí hay xâm lược thực dân nhưng đều có ý nghĩa ở mặt văn hoá: sự
giao lưu giữa các nền văn hoá với nhau để phát triển.
CMTS đã để lại cho lịch sử nhân loại những tư tưởng, triết lí, những nhà
triết học vĩ đại như Mụngteskiơ, Vonte, Rutxo… Đồng thời là những hiến pháp,
tuyên ngôn có giá trị bất hủ: “Tuyờn ngụn độc lập” của nước Mỹ, “Tuyờn ngụn
nhân quyền và dân quyền”, Hiến pháp Mỹ tồn tại suốt hơn 300 năm… Cũng từ
CMTS đã để lại hình thức tổ chức chính quyền theo nguyên tắc “Tam quyền phân
lập” mà đến nay tiếp tục được nhiều nước hiện đại vận dụng hoặc học tập theo.
CMTS còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm cách mạng, bạo lực, xây
dựng chính quyền… cho giai cấp vô sản vận dụng cho cuộc đấu tranh của mình
đưa xã hội tiến lên.
14
Chương 2
TÍNH TRIỆT ĐỂ - KHÔNG TRIỆT ĐỂ CỦA CÁC CUỘC
CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. Lí luận về tính triệt để, không triệt để của cách mạng tư sản.
Cách mạng là sự kiện làm chuyển biến xó hụi sâu sắc, toàn diện. Sự
chuyển biến ấy có thể làm thay đổi toàn diện sang một cái mới hoàn toàn nhưng
cũng có thể còn để lại nhiều tàn dư của cái cũ. Người ta gọi đó là tính triệt để
của cách mạng. Cách mạng tư sản cũng thuộc phạm trù đú nờn cũng có tính triệt
để không triệt để.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chí xác định tính triệt để của một cuộc

CMTS. Nhưng chúng ta nên thống nhất với nhau về quan niệm: xác định tính
triệt để cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó. Thường ta
hiểu cách mạng càng triệt để thì càng tốt, càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của chế độ xã hội mới. Ngược lại: nếu cách mạng không triệt để thì
tức là gây khó khăn cho xã hội mới, là kém cỏi. Nhưng ta cần phải căn cứ vào
hoàn cảnh cụ thể của cuộc cách mạng đó để đánh cho khách quan, khoa học. Đú
chớnh là phương pháp lịch sử trong nghiên cứu và cũng thể hiện được đặc điểm
của lịch sử là tính cụ thể vậy. Cuộc cách mạng này có kết quả như vậy là một
điều tất yếu, không thể khác được, là phù hợp và tốt nhất đối với đối tượng ấy.
Ví dụ như cách mạng Anh không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân là tất
yếu, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nước đó, hay chính xác là nó không thể làm
được nhiều hơn thế. Với nước Anh cách giải quyết đó là triệt để nhất.
Như vậy, phải chăng mọi cuộc cách mạng tư sản đều triệt để? Khi này ta
cần có một cái nhìn, sự đánh giá trên cơ sở đối sỏnh cỏc cuộc cách mạng với
nhau (thực tế việc đánh giá một thực thể chính là phải đánh giá trên cơ sở so
sánh với thực thể khác). Tuy nhiên cần chú ý: so sánh như thế nào cũng phải đặt
trên những mục tiêu của cuộc cách mạng ấy mà xét. Bởi vì cách mạng Phỏp đó
vượt khỏi phạm trù CMTS (giải quyết cơ bản vấn đề ruộng đất cho nông dân –
là nhiệm vụ của cách mạng vô sản). Vậy thì cách mạng Pháp là triệt để nhất vậy.
Nhưng nếu căn cứ vào việc giải quyết vấn đề ruộng đất mà xột tớnh triệt để của
CMTS thì lại không chính xác vì như vậy thì tất cả các cuộc CMTS khác đều
15
không triệt để, có thể trừ cuộc nội chiến Mỹ (1861 – 1865). Mặt khác, CMTS
không đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề ruộng đất nờn nó có không làm được
cũng là tất nhiên.
2. Nguyên nhân sự triệt để, không triệt để của các cuộc cách mạng tư sản.
Có nhiều nguyờn nhân dẫn đến tính triệt để, không triệt để của các cuộc
CMTS. Em chỉ nêu tên những nguyên nhân cơ bản nhất và để dành phần phân
tích cụ thể ở phần trình bày ở mục dưới đây.
1. Do trình độ phát triển của LLSX TBCN nước đó quy định. Trình độ

LLSX TBCN nước Anh chưa cao nên tư sản còn yếu thế, phải liờn minh với quý
tộc mới. Đó là lí do khiến cách mạng Anh có nhiều điểm chưa triệt để. Cũn Pháp
là điển hình về tính triệt để so với các cuộc cách mạng tư sản khác. Vì giai cấp
tư sản nước này đã trưởng thành mọi mặt, về thế lực kinh tế, xã hội, chính trị, và
tư tưởng.
2. Do giai cấp lãnh đạo cách mạng tiến bộ đến mức độ nào, thái độ cách
mạng của họ, thái độ và khả năng lôi kéo đối với quần chúng nhân dân.
3. Mức độ tham gia của quần chúng nhân dân trong cách mạng quyết định
mức độ triệt để của cách mạng theo tỉ lệ thuận. Cách mạng Đức, Nhật, Nga hầu
như vắng bóng vai trò của quần chúng nhân dân nên những thành tựu mà nó đạt
được trên lĩnh vực dân chủ vô cùng hạn chế. Cũng vì vậy, các nước đó đều là
những đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Còn Anh, giai đoạn đầu cách mạng đã đạt
được nhiều bước tiến. Nhưng cuộc chính biến 1689 mà tư sản gọi đó là cuộc
“cỏch mạng vinh quang” không có tham gia của nhân dân nờn nó lại vận động
quay trở lại gần với trước cách mạng: lại là chế độ quân chủ, dù chỉ là quân chủ
lập hiến. Cách mạng Anh vận động theo hình con lắc đơn vì mức độ tham gia
của quần chúng ngày càng giảm.
4. Do những yếu tố khách quan: các thế lực bên ngoài, hay chế độ phong
kiến trong nước mạnh hay yếu. Trong các nhân tố bên ngoài có cả trợ lực và có
cả cản lực. Trợ lực là sự giúp đỡ của các nước khác, như sự giúp đỡ của Pháp và
đồng minh châu Âu giúp Mỹ giành độc lập. Có thể là do hoàn cảnh địa lí của đất
nước: Anh là một quốc đảo nên khó có sự can thiệp vào cách mạng từ bên ngoài.
Đó có thể là do bối cảnh của xu thế thời đại. Nga làm cách mạng khi CMTS,
CNTB đã trở thành xu thế của thời đại. Nhưng cũng bối cảnh lịch sử chung ấy
16
đã gây khó khăn cho Pháp khi cả châu Âu chống lại CMTS. Cản lực là ở đó: sự
can thiệp của các thế lục chống đối cách mạng, hoặc với các cuộc cách mạng mở
đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì bị nằm trong vòng vây của phong kiến.
3. Tính triệt để, không triệt để của cách mạng tư sản - những tác
động, ảnh hưởng đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Mục đích nghiên cứu đặt ra: cần làm rõ những nét đặc trưng và sự phát
triển của từng nước TBCN do việc giải quyết triệt để hay không triệt để gây ra.
Chớnh vì mục đích hướng tới ấy, em sẽ trình bày vấn đề này không phải theo
từng cuộc cách mạng mà sẽ theo từng nhiệm vụ của CMTS để xét nó cú triệt để
hay không. Việc trình bày này có vẻ hơi vụn vặt. Nhưng nó lại có ưu điểm là
trình bày không rời rạc, thấy rất rõ sự đối sánh, đõy cũng là mục đích hướng tới
của đề tài.
Trước khi trình bày vấn đề em cũng xin nhấn mạnh: đây là nội dung vấn
đề về ảnh hưởng của tính triệt để chứ không phải ảnh hưởng của CMTS đối với
sự phát triển của CNTB. Do đó, sẽ có nhiều ảnh hưởng của CMTS không được
đề cập đến trong bài này.
3.1. Việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc.
Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng với mọi cuộc cách mạng trong lịch
sử, không kể gì CMTS. Bởi vì cách mạng thường được hiểu là nhằm giải quyết
vấn đề giai cấp. Mà giai cấp lại nằm trong dân tộc nên muốn giải quyết vấn đề
giai cấp thì trước hết phải giải quyết vấn đề dân tộc. Thêm vào đó, để có thể
thắng lợi trong cuộc cách mạng thay đổi chế độ này, giai cấp lãnh đạo cách
mạng phải thể hiện được tính ưu việt của mình. Có nghĩa là nó phải thể hiện
được vai trò và sức mạnh hơn hẳn giai cấp cũ trong việc giải quyết các vấn đề
lịch sử đặt ra. Trong đó nhiệm vụ dân tộc là cơ bản đầu tiên mà lịch sử yêu cầu,
nhân dân chờ đợi. Nếu giai cấp đó giải quyết được vấn đề dân tộc thỡ cỏc tầng
lớp nhân dân sẽ tin tưởng và đi theo họ làm cách mạng.
3.1.1. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc.
Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ đặc thù của các nước thuộc địa đã mất
độc lập. Còn nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc là thuộc về cả nước thuộc địa
(khi đã giành được độc lập, là bảo vệ thành quả cách mạng), và nước phong kiến
17
độc lập - khi có thế lực bên ngoài can thiệp, thường dưới danh nghĩa chống lại
CMTS để xâm lược.
Hầu hết các cuộc cách mạng tư sản đều giải quyết triệt để nhiệm vụ cách

mạng này. Bởi vì có làm được như vậy thì cuộc đấu tranh mới thắng lợi được,
và khi đó mới được gọi là cách mạng. Sau cách mạng các nước này, hoặc giành
được độc lập, hoặc bảo vệ thành công được nền độc lập dân tộc. Điển hình là
cách mạng Pháp (1789 – 1799) và Mỹ lần thứ nhất (1775 – 1783).
Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
điển hình trong việc giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Mười ba bang
thuộc địa này của Anh chịu chính sách cai trị của phong kiến và cả tư bản Anh.
Vì sợ thuộc địa phát triển sẽ cạnh tranh với kinh tế với chính quốc nên Anh đã
thực hiện ở đây những chính sách chèn ép ngăn trở. Điển hình là các chính sách
thuế khoỏ vụ lớ: đánh thuế nặng vào hàng thuộc địa xuất khẩu sang chính quốc
(thuế tem, thuế chố…). Trong khi đó, ở Bắc Mỹ, PTSX TBCN đã được du nhập
và phát triển rất mạnh nên họ càng bất bình với sự thống trị của Anh. Thế lực
mạnh mẽ của tư sản đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập cũng chính là mở đường
cho CNTB phát triển. Tư sản và chủ nô Bắc Mỹ đã tập hợp được đông đảo các
tầng lớp nhân dân cùng đấu tranh vì mục đích dân tộc thông qua Đại hội lục địa
có tư cách như là Quốc hội mới. Sau quá trình đấu tranh bạo lực quyết liệt, thậm
chí chiến tranh đã diễn ra, với hai chiến thắng ở Xaratogard và Yorktown, Anh
buộc phải công nhận nền độc lập của 13 bang này. Kết quả cách mạng được
khẳng định trên pháp lí rõ ràng với Hiệp ước Vecxai (3/9/1783). Anh không chỉ
công nhận độc lập mà còn giao cho 13 bang này cả miền Tây Missisipi rộng lớn.
Do đó trong một thời gian dài sau đó, nước Mỹ dù rất phát triển (thời đế quốc
chủ nghĩa), vẫn thu mình trong chủ nghĩa biệt lập. Đó là “chủ nghĩa biệt lập”
theo kiểu Mỹ vì thực tế trong khi Mỹ không bành trướng ra bên ngoài vẫn liên
tục bành trướng lãnh thổ của mình sang miền Tây rộng lớn. Cho đến khi lãnh
thổ chạm bờ bên kia của Thái Bình Dương, tư bản Mỹ mới hướng ra thế giới.
Nước Pháp thời kì cách mạng vĩ đại đã bị các nước phong kiến chõu Âu
cùng nước Anh liên minh hòng can thiệp tiêu diệt nước tư bản non trẻ. Trong suốt
thời cận đại, để chống lại cách mạng Phỏp, cỏc thế lực phản động ở châu Âu đã
thành lập 7 liên minh chống Pháp. Thời cách mạng 1789, châu Âu đã hai lần lập
18

liên minh can thiệp vào nước cộng hoà cách mạng này. Đỉnh cao là năm 1793,
sau những chiến thắng oanh liệt dưới thời Girụngđanh tiêu diệt liên minh phong
kiến phản động lần thứ nhất, Anh đứng đầu liên minh mới và lôi kéo được nước
Nga Sa hoàng - nước phong kiến mạnh nhất châu cùng tham gia. Nước Pháp
đứng trên bờ vực thẳm: phong kiến bên ngoài cấu kết với thế lực bảo hoàng bên
trong chống lại cách mạng, thậm chí hoàng hậu còn đưa kế hoạch tác chiến cho kẻ
thù. Hè 1793, quân đồng minh tràn vào nước Pháp, quân Anh bao vây các hải
cảng, xâm chiếm đảo Coúcxơ. Trước nền độc lập đang bị de doạ nghiêm trọng,
phỏi Giacụbanh lờn nắm quyền đã đoàn kết quần chúng quét sạch quõn thù khỏi
đất nước (xuân 1794), bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước Pháp.
Tuy nhiên có một cuộc CMTS không thành công trong việc giải phóng
dân tộc, đó là cách mạng Tân Hợi Trung Quốc năm 1911. Nhiệm vụ của cuộc
cách mạng này là phải đưa đất nước ra khỏi thân phận nước phụ thuộc, nửa
thuộc địa, nửa phong kiến. Nhưng sau cách mạng, xã hội không thay đổi tính
chất: là xã hội thuộc địa, mất độc lập, các hiệp ước bất bình đẳng trói buộc nền
độc lập kí với các nước đế quốc vẫn còn nguyên giá trị. Cuộc cách mạng chỉ làm
được một việc là lật đổ chế độ phong kiến nhưng sau đó thành quả cách mạng
lại rơi vào tay bọn quân phiệt. Cách mạng Tân Hợi chưa giải quyết được triệt để
vì thực tế nó chưa đặt ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc vì những người lãnh đạo
chưa nhận thức được vấn đề này.
Các cuộc CMTS giải quyết triệt để nhiệm vụ giành và bảo vệ nền độc lập
dân tộc đã phá bỏ những cản trở cho sự phát triển của CNTB. Ví dụ như ở Mỹ,
việc giành độc lập đó xoỏ bỏ không chỉ những cản trở phong kiến mà còn cả
những chính sách chèn ép thuộc địa của đế quốc Anh. Điều đó lại đảm bảo cho
việc hình thành “dõn tộc” Pháp. Dân tộc chỉ được hình thành từ thời cận đại, là
dân tộc tư sản, có độc lập, những nét chung về biên giới lãnh thổ, về ngôn ngữ,
văn hoá. Điều này giúp hình thành nên đặc trưng riêng của Pháp, những cái mà
người ta gọi đó là Pháp, văn hoỏ Phỏp phân biệt với các nước khác. Nó chính là
cái gốc của văn hoá Mỹ, văn hoá Nhật đặc sắc trong nền văn minh chung của
nhân loại.

Chính nhờ cách mạng đã bảo vệ được nên độc lập của nước Pháp nên
cách mạng nước này mới có thể thắng lợi được. Bởi vì nếu các nước châu Âu
19
chiếm được Pháp sẽ tiêu diệt cách mạng - mục đích đầu tiên của họ. Nếu như
vậy cách mạng sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí không thể xác lập được chế độ tư
bản. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến châu Âu cách mạng khi đó, bởi thực tế
cách mạng Phỏp đó ảnh hưởng cũng như cổ vũ rất lớn đối với các cuộc CMTS
khỏc. Cũn với Nhật Bản, Minh Trị cải cách thắng lợi không chỉ đưa QHSX
TBCN phát triển ở Nhật, mà một nước Nhật mạnh lên sau cải cách đã buộc các
nước đế quốc phải xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. Nhờ đó Nhật đã phát triển
thành một đế quốc lớn trên thế giới, thậm chí còn xâm lược các nước khác. Điều
này chỉ có được khi Nhật giành được độc lập, nếu không cũng lại rơi vào thận
phận như các nước Á, Phi, Mỹ latin khác. Có thể núi chớnh cuộc CMTS này đã
làm đổi đời tên Nhật quý tộc võ bị cầm tù: đưa Nhật vượt lên khỏi thân phận các
nước đồng cảnh (một bước tiến vượt bậc). Sự kiện này có ý nghĩa lớn đối với
lịch sử của một quốc gia trong cả tiến trình phát triển của nó.
Cách mạng Tân Hợi không giải phóng được dân tộc. Đất nước này cũng
phải mất một thời gian dài 4 thập kỉ sau đó, lẽ ra có thể phát triển đất nước lên
hùng mạnh, nhưng lại phải tiếp tục đấu tranh giải phóng, thậm chí phải đấu tranh
quyết định quyền lãnh đạo cách mạng. Vì vậy phải đến năm 1945, Trung quốc
cơ bản mới được độc lập theo quyết định của hội nghị Yalta. Và cũng phải đến
10/1949, cách mạng thành công Trung Quốc mới chính thức bước vào xây dựng
đất nước mà không phải là năm 1911 như nó đó có thể. Cuộc cách mạng này
không triệt để đã kéo lùi sự phát triển của đất nước này nhiều thập kỉ, mà cũng
quy định con đường mà nó lựa chọn: từ xã hội thuộc địa quá độ gián tiếp lên
CNXH chứ không phải là hình thức quá độ trực tiếp.
3.1.2. Nhiệm vụ thống nhất thị trường dân tộc.
Thống nhất thị trường dân tộc cũng là nhiệm vụ của mọi cuộc CMTS.
Như những phân tích ở phần nhiệm vụ cách mạng ta thấy: hoàn cảnh lịch sử đặt
nhiệm vụ cho tư sản là phải xoá bỏ tình trạng chia rẽ, cát cứ cản trở sự phát triển

của lịch sử nhân loại mà chế độ phong kiến đã tạo ra. Nếu không hoàn thành
nhiệm vụ này thì cũng coi như không thắng lợi vì nó không gạt bỏ được những
cản trở với CNTB. Để phát triển CNTB thì phải có sự giao lưu buôn bán trong
một cho nền sản xuất lớn, nền kinh tế hàng hoá tự do vượt qua mọi biên giới thì
sự chia cắt lãnh thổ của phong kiến thực sự là một trở lực lớn nhất.
20
Vì vậy, đa số các cuộc CMTS thời cận đại đều triệt để giải quyết nhiệm
vụ này. Cũng lại chỉ có cách mạng Tân Hợi Trung quốc là không làm được. Sau
năm 1913, cách mạng chấm dứt thỡ cỏc thế lực quân phiệt đã thay nhau cát cứ
các địa phương; các thế lực đế quốc chiếm cứ cỏc vựng lãnh thổ Trung Quốc
vẫn đứng nguyên ở đó, không có gì thay đổi. Ví như quân Đức vẫn ở Sơn Đông,
thực dân Pháp ở vùng Hoa Nam, Anh chiếm vùng ven sông Trường Giang…
Cách mạng Tân Hợi chưa giải quyết được triệt để nhiệm vụ thống nhất thị
trường dân tộc đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của CNTB nói riêng và của
nước Trung Quốc nói chung. Vì vậy, từ năm 1924 đến năm 1927, Đảng Cộng
Sản - thế lực cách mạng mới - và Quốc Dân Đảng đã phải liên kết trong hợp tác
Quốc - Cộng tiến hành cuộc Chiến tranh Bắc phạt. Cuộc chiến tranh này nhằm
tiêu diệt các thế lực quân phiệt ở phía Bắc. Đó là nhiệm vụ cách mạng rơi rớt lại
mà lẽ ra phải được giải quyết từ năm 1911. Điều này đã lại gây nhiều khó khăn,
tổn thất cho cách mạng và nhân dân Trung Quốc một lần nữa. Chính vì vậy, sau
năm 1911, Trung quốc cũng vẫn chỉ là một nước thuộc địa phân tán, một “cỏi
bỏnh ngọt” đã được các đế quốc chia phần mà không cú gỡ thay đổi. Do đó cách
mạng Trung Quốc sau đó lại gần như phải làm lại từ đầu: chống đế quốc và
chống cả QHSX phong kiến vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ngoài ra, cách mạng tư sản Mỹ lần thứ nhất, tức cuộc chiến tranh giành
độc lập cũng chưa triệt để trong nhiệm vụ thống nhất. Trước cách mạng đây là
vùng chia cắt thành 13 bang khác nhau, rất không thuận lợi cho phát triển kinh tế
tư bản mà cũn khú cho phát triển đất nước cũng như bảo vệ độc lập. Kết thúc
chiến tranh cách mạng năm 1783, nước Mỹ mới ra đời mới chỉ có Hiến pháp
1781 (thực tế không phải Hiến pháp mà chỉ là bản Thoả ước liên bang và sự vĩnh

cửu của liên minh). Theo đó, Hợp chúng quốc châu Mỹ (USA) chỉ là một quốc
gia liên bang của nhiều quốc gia chứ không phải là một quốc gia nhất thể. Có
nghĩa là: nước Mỹ chỉ là tập hợp các quốc gia có cùng ý chí, nguyện vọng với
nhau (muốn độc lập trước Anh và muốn phát triển CNTB). Mười ba bang thuộc
địa cũ vẫn còn nguyên tính tự trị mà chính sách chia để trị của Anh tạo Thái Lan.
Chúng như những quốc gia có chủ quyền trong một chính phủ chung. Chính
quyền quốc gia USA thời đó có thể hiểu giống như quốc gia liên bang châu Âu
(EU) hiện nay, hay khối Liên hiệp Anh với những nước thuộc địa cũ ở Á, Phi,…
21
Đã vậy, thiết chế chung của sự thống nhất quốc gia lại không rõ. Đã chưa
có Hiến pháp, mà chính quyền này quyền lực rất hạn chế, chỉ có quyền: tuyên
chiến, kớ cỏc hoà ước, cử tổng tư lệnh lục quân và hải quân. Chính quyền Liên
bang không được thông qua ngân sách các bang. Quyền các bang rất lớn: quyền
quy định thuế và thu thuế, thông qua, phê duyệt và sử dụng ngân sách các bang.
Thậm chí các bang còn có quyền tổ chức quân đội và hạm đội riêng. Theo lí
luận macxớt, kinh tế quyết định đối với các yếu tố khác. Do đó, các bang vẫn
nắm quyền đặt thuế, thu thuế sử dụng ngân sách là hoàn toàn có quyền tự chủ.
Thậm chí từng bang cũn cú quõn đội riờng thỡ chính quyền liên bang chỉ là cái
vỏ bề ngoài, không hơn.
Vẫn còn hạn chế ấy do mâu thuẫn về quyền lợi và sức mạnh của các bang
là khác nhau. Mâu thuẫn không thể dung hoà được để thống nhất ý chí trong một
chính quyền thực sự có hiệu lực.
Đến năm 1787, sau cách mạng, Mỹ đó cú bản Hiến pháp 1787 - bản hiến
pháp bất hủ. Đây là một bước tiến lớn trong việc thống nhất thị trường dân tộc ở
Mỹ: Nó đó đưa nước Mỹ từ một “Liờn bang nhiều quốc gia thành một quốc gia
gồm nhiều bang”. Đó là một sự thay đổi về chất làm cho quốc gia này thực sự là
một chỉnh thể thống nhất mặc dù vẫn được tổ chức dưới hình thức nhà nước
Liên bang. Tuy nhiên khi đú nó vẫn còn hạn chế vì chính quyền trung ương
chưa thực sự đủ mạnh để buộc các địa phương phải theo một cái khung chung:
quyền tự trị của các bang còn khá rộng rãi trong các vấn đề địa phương.

Cuộc chiến tranh cách mạng này chưa triệt để đã ảnh hưởng lớn đến CNTB
Mỹ. Chưa tạo được một thị trường dân tộc thực sự thống nhất gây khó khăn cho
phát triển kinh tế. Mười ba bang thuộc địa nhưng có hai hình thức kinh tế, xã hội:
các bang công thương của tư sản ở miền Bắc và các bang đồn điền của các chủ nô
ở miền Nam với hai hình thức kinh doanh, quan hệ xã hội và sản xuất khác nhau.
Các chủ nô miền Nam đóng chặt cửa thị trường của mình không cho hàng hoá
công nghiệp miền Bắc vào nhưng lại nhập từ Anh. Trong khi đó kinh tế tư bản
miền Bắc rất phát triển có yêu cầu rất lớn về thị trường, nguồn nguyên liệu và
nhân lực thì miền Nam lại bóc lột người lao động theo kiểu nô lệ khiến nguồn
nhân lực hao mòn nhanh. Nền kinh tế bị cản trở trong việc giao lưu trong một
quốc gia như vậy chứng tỏ thị trường dân tộc vẫn chưa thực sự thống nhất.
22
Một hậu quả quan trọng: nó gây mâu thuẫn giữa các bang, đặc biệt là giữa
các bang miền Bắc với các bang miền Nam. Đây chính là nguyên nhân của cuộc
cách mạng lần thứ hai để giải quyết nhiệm vụ chưa hoàn thành: (cuộc nội chiến
1861 -1865). Thêm một lần cách mạng là thêm bao hy sinh, tổn thất vì cách
mạng thực sự như là một cơn đau đẻ, vật lộn quyết liệt. Thực tế cuộc nội chiến
là một cuộc chiến tranh vô cùng tốn kém, hi sinh như đã từng được ghi lại trong
sử sách và nghệ thuật (phim “Cuốn theo chiều giú”). Một cuộc chiến tranh như
thế đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế trong một thời gian dài.
Hầu hết các cuộc cách mạng khác đều đã thống nhất được thị trường dân
tộc mở đường cho CNTB phát triển. Cải cách hành chính của Meij đã tổ chức
thành một thể thống nhất gồm các quận huyện do các tri huyện, quận trưởng
đứng đầu dưới sự chỉ huy thống nhất của chính quyền Trung ương. Nhật Bản từ
265 phiên quốc lớn nhỏ của các lãnh chúa Daimyo trở thành một quốc gia thống
nhất với 3 phủ và 72 huyện (Ken) [8, 315]
Trước cách mạng, dù vua Pháp là đỉnh cao ngưỡng vọng của các vua chúa
Âu châu nhưng thực tế “chỉ đại diện cho những gì được gọi là Phỏp” mà thôi.
Đất nước “gồm nhiều tỉnh nhỏ mà mỗi tỉnh chia làm nhiều khu vực không căn
cứ trên đặc điểm hoặc yêu cầu phát triển kinh tế mà thường do các nguyên nhân

lịch sử" nờn cỏc tỉnh vẫn duy trì tính chất riêng biệt về thuế khoá, đo lường, luật
lệ, giá cả…[8, 61] Tháng 5 và 6 năm 1790, chính phủ Lập hiến tổ chức chính
phủ theo quy chế mới: chia cả nước làm 83 quận có diện tích gần bằng nhau
(chứ không phải các công quốc) với cơ cấu tổ chức thống nhất, xoá bỏ thuế quan
nội địa, … Việc làm này có ý nghĩa lớn, nó “gúp phần vào việc hình thành dân
tộc Phỏp” [8 , 78]
Nước Đức trước cách mạng có tới hơn 265 công quốc. Trật tự Viờn đó tạo
nên liên bang Đức với 32 tiểu vương quốc và 4 thành phố tự do. Tuy nhiên cơ
quan tối cao của Liên bang: Hội nghị Liên bang không có quyền lực thực tế và
mối liên hệ chặt chẽ, không có quyền lập pháp, hành pháp, ngoại giao, quân đội
tài chính chung… Nói chung, Đức vẫn chỉ là một danh từ địa lí không hơn.
Cuộc cách mạng từ trên xuống qua con đường gây chiến tranh đã thống nhất
được thị trường dân tộc.
23
Giải quyết triệt để nhiệm vụ thống nhất thị trường dân tộc đó cú tỏc dựng
lớn đến sự phát triển của kinh tế nói riêng và của TBCN nói chung. Nhờ đó mà
đó giỳp kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển vượt bậc chuẩn bị cơ sở vật chất cần
thiết cho cách mạng công nghiệp, cho việc tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:
thời kì tập quyền của CNTB. Mặt khác, nó góp phần hình thành nên dân tộc tư
sản ở từng nước - điều không bao giờ có được với sự cát cứ phong kiến.
3.2. Việc giải quyết nhiệm vụ dân chủ.
Nhiệm vụ dân chủ thể hiện bản chất, tính chất của mọi cuộc cách mạng xã
hội. Do vậy, mọi cách mạng đều phải thực hiện, vấn đề chỉ là giải quyết đến
mức độ nào mà thôi. Thực ra mục đích đầu tiên mà cũng là cuối cùng của mọi
cuộc cách mạng xã hội chính là vấn đề dân chủ. Như chúng ta thấy, các cuộc
cách mạng xã hội đều là biểu hiện đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp, nó làm
nhiệm vụ tiêu diệt chế độ xã hội cũ của giai cấp cũ lỗi thời để lập nền chuyên
chính của giai cấp tiến bộ. Có nghĩa là mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của mọi
cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Nguyên mục tiêu chính quyền đã thể
hiện vấn đề dân chủ trong đó. Nhưng dân chủ là một vấn đề khó không phải

cuộc cách mạng nào cũng giải quyết triệt để được.
Nhiệm vụ dân chủ rất phức tạp, nó gồm có những nội dung sau:
3.2.1 Vấn đề thể chế nhà nước.
Nhiệm vụ của các cuộc CMTS phải làm khi đã giành được chính quyền:
lập nền chuyên chính của giai cấp tư sản. Vấn đề là phải tổ chức chính quyền
theo hình thức nào. Tất nhiên, chính quyền mới không thể là chính thể quân chủ
chuyên chế được, vì như vậy tức là cách mạng không làm được gì cả. Vì vậy,
cuộc CMTS nào còn rơi rớt yếu tố quân chủ trong thể chế nhà nước mới tức là
chưa triệt để. Một cuộc CMTS được coi là triệt để trong vấn đề thể chế nhà nước
chỉ khi nó lập được nền cộng hoà tư sản.
Cách mạng tư sản Anh, cải cách Minh Trị của Nhật, thống nhất Đức, cải
cách nông nô ở Nga là những cuộc cách mạng chưa triệt để trong việc thiết lập
thể chế tư sản dân chủ.
Cách mạng Anh đã triệt để đến mức lần đầu tiên đem một ông vua phong
kiến lên máy chém đã làm cho cả châu Âu ngơ ngác, kinh hoàn nông
dân(1/1649). Nhưng rồi cuộc cách mạng này như người ta nói lại vận động theo
24
kiểu con lắc đơn: cuối cùng lại gần như quay về mốc mở đầu. Chế độ Bảo hộ
công của Cromwen dùng sức mạnh của quân đội vẫn khụng đáp ứng được yêu
cầu quyền lợi của các bộ phận lãnh đạo cách mạng. Chính vì vậy, tư sản và quý
tộc mới đã lật đổ nền bảo hộ công và đưa con của ông vua mới bị xử tử là
Charles I, tên là Jame II lên làm vua. Ông vua mới không chịu phục tùng quyền
lợi của hai bộ phận xã hội mới nờn đó lại bị lật đổ, thay vào đó là Vinhem
Orange - Quốc trưởng Hà Lan được mời về làm vua Anh (1688).
Tháng 2 năm 1689, Quốc hội thông qua “Đạo luật về quyền hành”. Theo đạo
luật này, quyền lực của vua bị hạn chế nhiều, Quốc hội mới có thực quyền. Vua
không có quyền duy trì hay huỷ bỏ luật pháp, đặt thuế, tuyển binh nếu không có
sự đồng ý của nghị viện.Vua cũng không được phép tuỳ ý triệu tập hay giải tán
Quốc hội, nếu sau ba năm vua không chịu triệu tập quốc hội thì Quốc hội sẽ tự ý
họp [5, 48]. Nghĩa là vua không còn toàn quyền, tự lập giải quyết các vấn đề mà

bị lệ thuộc vào Quốc Hội. Vua chỉ còn như cái bóng mà quyết định của vua chỉ
có hiệu lực khi có chữ kí của Thủ tướng. Tất cả các công việc của đất nước đều
do Quốc hội quyết định, các bộ trưởng không chịu trách nhiệm trước vua mà
trước Thủ tướng và Quốc hội. Nghĩa là quyền lực chuyển từ tay vua vào tay
Quốc hội. Thể chế đó được gọi là nền Quân chủ lập hiến.
Như vậy, sau cách mạng chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở nước
Anh thay cho chế độ quân chủ chuyên chế của dòng họ Stuart. Chớnh trị nước
Anh là nền quân chủ lập hiến, nhà nước được tổ chức theo chế độ đại nghị. Đại
nghị là thể chế nhà nước mà nghị viện quyền lực tối cao. Do đó chế độ đại nghị
thể hiện tính dân chủ hơn hẳn của chính quyền tư sản. Bởi vì thay vì quyết định
mọi công việc của đất nước là một cá nhân (vua chuyên chế), là cả một tập thể
người đại diện cho nhiều tầng lớp nhân dân. Ta thường hiểu chính quyền nào
càng đại diện cho quyền lợi của số đông người thì càng tiến bộ. Tuy nhiên, nền
chính trị nước Anh không phải thục sự tiến bộ bởi vì trong Quốc hội chỉ có hai
thành phần của quý tộc mới và tư sản lớn. Do vậy chính quyền chỉ là chính
quyền của hai bộ phận này. Chính vì thế chính quyền đó đã không giải quyết
vấn đề ruộng đất cho nông dân, thực hiện ít quyền dân chủ cho nhân dân.
Quốc hội nắm quyền chính và bộ máy nhà nước được phân tán thành ba
quyền cơ bản: lập pháp của Quốc Hội, Hành pháp của Chính phủ và cả tư pháp
25

×