Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luậnThực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc gia và điều ước quốc tế.1.Sự tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, cũng như mối quan hệ và tác động qua lại giữa chúng là chủ đề của các cuộc tranh luận mà cho đến nay vẫn ti pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.2 KB, 15 trang )


1







Tiểu luận

Thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa luật
quốc gia và điều ước quốc tế.













2

Sự tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, cũng như mối quan hệ và tác
động qua lại giữa chúng là chủ đề của các cuộc tranh luận mà cho đến nay vẫn tiếp tục diễn ra
trong nhiều lĩnh vực của khoa học pháp lý và chưa đến hồi kết thúc. Tiêu điểm của các cuộc


tranh luận này đều tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản như: pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế là một hay là hai hệ thống pháp luật độc lập với nhau; nếu là hai thì hệ thống
pháp luật nào có vị trí ưu tiên hơn; mối quan hệ giữa chúng được biểu hiện như thế nào Các
quan điểm được đưa ra đều dựa trên hai học thuyết cơ bản: Chủ nghĩa nhất nguyên luận
(Moniste) và Chủ nghĩa nhị nguyên luận (Dualiste). Hai học thuyết này có xuất phát điểm dường
như trái ngược nhau. Học thuyết thứ nhất coi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ
thống tách biệt hoàn toàn với nhau và chỉ có mối liên hệ với nhau ở một mức độ nhất định mà
thôi (chủ nghĩa nhị nguyên); còn học thuyết thứ hai thì cho rằng, pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia là hai bộ phận cấu thành của một hệ thống thống nhất (chủ nghĩa nhất nguyên).
1. Chủ nghĩa nhất nguyên
Học thuyết nhất nguyên đưa ra hai khả năng xác định mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc
gia tuỳ theo vị trí ưu tiên của chúng.
a. Ưu tiên pháp luật quốc gia
Trong mối quan hệ với pháp luật của quốc gia, pháp luật quốc tế lúc này chỉ được coi là một bộ
phận cấu thành của pháp luật quốc gia, đơn thuần là “pháp luật của quốc gia trong quan hệ đối
ngoại”. Do có sự xuất hiện của các quan điểm trong pháp luật quốc tế về “chủ quyền có hạn
chế” của quốc gia nên học thuyết này dần mất ảnh hưởng.
b. Ưu tiên pháp luật quốc tế
Chủ nghĩa nhất nguyên luận này dựa trên quan điểm cho rằng: luật quốc tế có trước luật quốc
gia,do đó có vị trí ưu tiên hơn luật quốc gia. Theo quan điểm này thì sẽ loại trừ khả năng xung
đột giữa luật quốc tế và luật quốc gia (trong trường hợp pháp luật quốc gia trái với pháp luật quốc
tế thì pháp luật quốc gia sẽ bị coi là vô hiệu). Quan điểm này khó được chấp nhận vì mâu thuẫn
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật các nước và vi phạm nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
c. Chủ nghĩa nhất nguyên dung hoà
Theo học thuyết này, các quy phạm pháp luật quốc tế có vị trí cao hơn pháp luật quốc gia. Để
giải quyết xung đột, các quốc gia, do chịu ảnh hưởng của sự ràng buộc của pháp luật quốc tế, cần
phải huỷ bỏ các văn bản pháp luật của quốc gia mình trái với pháp luật quốc tế. Vì thế, để thực
hiện các cam kết quốc tế, quốc gia cần phải xây dựng các văn bản pháp luật trong nước cho phù
hợp với pháp luật quốc tế. Trong trường hợp có sự xung đột giữa pháp luật quốc gia và pháp luật
quốc tế thì pháp luật quốc tế được ưu tiên áp dụng.

2. Chủ nghĩa nhị nguyên
Chủ nghĩa nhị nguyên xuất phát từ chỗ cho rằng thẩm quyền, nguồn luật và đối tượng áp dụng
của các quy phạm pháp luật của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia hoàn toàn khác nhau.
Pháp luật quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa công dân với nhau và công dân với nhà nước; pháp
luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế với nhau,

3

do đó, chỉ áp dụng cho các quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế, còn pháp luật quốc gia chỉ
áp dụng cho các chủ thể trong nước.
a. Chủ nghĩa nhị nguyên cực đoan
Chủ nghĩa nhị nguyên cực đoan dựa trên sự tách biệt hoàn toàn hai hệ thống pháp luật: pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia. Nếu một văn bản pháp luật của quốc gia (luật, pháp lệnh, nghị
định) trái với pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế) thì cả pháp luật quốc tế lẫn pháp luật quốc gia
đều có hiệu lực như nhau. Quốc gia có nghĩa vụ hoàn thiện pháp luật trong nước của mình để có
thể thực hiện được pháp luật quốc tế. Như vậy,ở một góc độ nhất định, học thuyết này đã đặt
pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế) ở một vị trí ưu tiên hơn so với pháp luật quốc gia.
b. Chủ nghĩa nhị nguyên luận dung hoà
Chủ nghĩa nhị nguyên luận dung hoà không phủ nhận khả năng xung đột giữa hai hệ thống :
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Xung đột giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
không chỉ được giải quyết theo cách của chủ nghĩa nhất nguyên, với một trật tự trên dưới của hai
bộ phận pháp luật. Cả hai hệ thống được xem như là hai vòng tròn có phần giao nhau. Vùng giao
nhau này xuất hiện thông qua các quy định dựa vào nhau, dẫn chiếu đến nhau hoặc sự chuyển
hoá các quy phạm từ hệ thống pháp luật này sang hệ thống pháp luật khác. Hệ quả là pháp luật
quốc tế chiếm ưu thế nổi trội so với pháp luật quốc gia. Cũng theo trường phái này, sự chuyển
hoá của quy phạm pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế) vào pháp luật quốc gia đòi hỏi phải có
một văn bản chính thống của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Và văn bản này sẽ tạo ra
khả năng mở cửa lĩnh vực chủ quyền quốc gia đối với pháp luật quốc tế.
3. Việc dụng điều ước quốc tế của các quốc gia


a. Học thuyết về chấp nhận
Học thuyết về sự chấp nhận hiệu lực trực tiếp của quy phạm điều ước quốc tế rất gần với chủ
nghĩa nhất nguyên. Các quy phạm pháp luật quốc tế được áp dụng trực tiếp ở trong nước.
b. Học thuyết về sự chuyển hoá
Học thuyết này xuất phát từ chỗ cho rằng các quy phạm pháp luật quốc tế không thể được áp
dụng như các quy phạm pháp luật trong nước vì pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ
thống độc lập với nhau. Thông qua việc chuyển hoá, quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được chuyển
đổi thành pháp luật trong nước thông qua một, hoặc một số văn bản thi hành (luật, nghị định).
Mỗi điều ước sẽ được chuyển hoá thành pháp luật trong nước bằng một văn bản pháp luật riêng
biệt, phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia.
4. Thực tiễn chứng minh

a. Nhóm các nước thông luật ( đại diện là Mỹ - Anh)
Đặc điểm cơ bản của hệ thống thông luật là dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa
án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng khi muốn nói đến việc pháp luật
Anh quốc không căn cứ vào văn bản luật. Cơ sở của luật
chung là các phán quyết của tòa án,
thường được gọi là tiền lệ.

Hệ thống Thông luật được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là các quốc gia trong Khối Thịnh vượng
chung Anh, bao gồm Anh Quốc, hầu hết các tiểu bang của Mỹ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana,
Canada (ngoại trừ tỉnh bang Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh.
Điều 6 Hiến pháp Hoa kỳ quy định: “Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa kỳ được ban hành theo
Hiến pháp này, mọi điều ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa kỳ sẽ là luật tối

4

cao của quốc gia. Quan toà ở các bang đều phải tuân theo những luật này ” .Như vậy, theo như
trong Hiến pháp Hoa Kỳ, quốc gia này : Coi quy phạm pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế)
có vị trí ngang bằng với pháp luật quốc gia. Tuy nhiên do ảnh hưởng của các tiền lệ án có lịch

sử lâu đời, các đạo luật ban hành sau lại có giá trị thi hành hơn. Theo nguyên tắc Lex posterior
derogat legi priori, cái gì ra đời sau có hiệu lực cao hơn ra đời trước, do vậy, 1 luật ban hành sau
có thể huỷ bỏ hiệu lực của điều ước.
Như vậy, vì những mục đích nội tại mà các đạo luật của Mỹ được ban hành sau lại có hiệu lực
hơn các điều ước quốc tế. Vì vậy trong thực tế, chúng ta thường thấy Mỹ vi phạm chính những
cam kết quốc tế mà Mỹ đã ký kết.
Sau đây là các ví dụ chứng minh cho cách áp dụng điều ước quốc tế của Mỹ.
Ví dụ đầu tiên sẽ cho thấy việc Mỹ theo chủ nghĩa nhất nguyên luận: Coi quy phạm pháp luật
quốc tế (điều ước quốc tế) có vị trí ưu thế hơn so với pháp luật quốc gia. Trước đây, điều 204 của
Luật Nông nghiệp Mỹ năm 1956 ủy quyền cho Tổng thống tham gia đàm phán các hiệp định với
với các chính phủ nước ngoài để hạn chế xuất khẩu nông sản và hàng dệt sang Mỹ. Song Ðiều
401 của Luật hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay đã làm thay đổi luật của Mỹ
để cấm các hình thức hạn chế số lượng hoặc lệ phí đối với việc nhập khẩu nông sản được soạn
thảo giữa các thành viên của WTO.
Ví dụ thứ hai cho thấy Mỹ coi luật quốc gia cao hơn quy phạm pháp luật quốc tế (điều ước quốc
tế). Đây cũng là ví dụ cho thấy Mỹ thường xuyên vi phạm những cam kết quốc tế. Năm 1984,
Karl LaGrand và Walter LaGrand, người Đức, bị Toà án bang Arozina, Mỹ, kết án tử hình vì tội
cướp nhà băng có vũ khí và đâm chết người. Mãi đến năm 1992, nhờ một người bạn tù, LaGrand
mới biết mà nhờ cơ quan ngoại giao Đức trợ giúp cho vụ việc của mình. Lý do là suốt 8 năm trời,
LaGrand đã bị các quan chức Mỹ bưng bít về quyền lợi của họ, với tư cách là tử tù có quốc tịch
nước ngoài. Sự việc còn tồi tệ hơn khi ngày 24/2/1999, Karl LaGrand bị tử hình; ngày 2/3/1999,
Đức đệ đơn lên Toà án Quốc tế nhờ phân xử; ngày 3/3/1999, bất chấp lệnh khẩn cấp yêu cầu Mỹ
tạm dừng thi hành án của Toà án Quốc tế cho tới khi vụ việc được giải quyết, Walter LaGrand
vẫn bị hành quyết. Toà án Quốc tế đã kết luận Mỹ không làm tròn nghĩa vụ với CHLB Đức và
hai anh em tử tù Karl LaGrand, Walter LaGrand. Mỹ đã vi phạm điều khoản 36 của Công ước
Vienna, trong đó quy định nước sở tại khi bắt giữ và xét xử bất kỳ người nước ngoài nào
phải thông báo cho nước đó biết.
[ Trích Điều 36 Công ước Vienna năm 1963 về quan hệ lãnh sự:

Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử


1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:

a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được
quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;

b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự
của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam
chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi
thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên
cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;


5

c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện,
liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự
cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án.
Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bịtù, bị tạm giam hoặc tạm giữ
nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.

2. Các quyền ghi ở khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng luật và các quy định của Nước tiếp nhận,
với điều kiện là luật và các quy định đó phải tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các mục đích của những quyền
quy định tại Điều này.]

Ví dụ thứ ba cho thấy khi cân nhắc giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia, Mỹ đã chọn luật quốc
gia vì luật quốc gia ban hành sau nên nó có hiệu lực pháp lý cao hơn điều ước quốc tế.
Một người Trung Quốc cư trú tại San Francisco, California từ 1875.
9/1/1887 Ông ta về Trung Quốc bằng tàu hơi nước, mang theo giấy tờ tùy thân, giấy cho phép
xuất ngoại trong thời gian cho phép được cấp bới cảng San Francisco, thực hiện theo đạo luật

ngày 6/5/1882 và được thông qua ngày 5/7/1884.
7/9/1888 Ông trở về California từ Hong Kong trên tàu Belgic, cập cảng San Francisco vào ngày
8/10/1888. Ông xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy xuất ngoại song hải quan không cho phép ông
xuống đất liền vì theo luật 1/10/1888, bổ sung cho hạn chế của luật 1884. Theo đó, giấy phép của
ông để trở về Mỹ bị hủy bỏ, đồng nghĩa với việc ông bị cấm trở lại Mỹ và bị bắt trở lại tàu.
Vụ việc này được đưa lên Tòa án xét xử tại chỗ ( Circuit Court of United States for Northern
District of California ). Tòa tuyên bố theo luật, ông không được phép tự do và ông bị trả lại cho
thuyền trưởng tàu. Trước khi Tòa phúc thẩm diễn ra, lệnh này đã được thi hành. Sau khi xem xét
diễn biến của vụ việc như trong cáo trạng, Tòa đã kết luận : Kháng án không được chấp nhận ở
Hoa Kỳ và ông ta phải được trả về cho thuyền trưởng con tàu dưới hiệu lực của bản án quản thúc.
Mỹ và Trung Quốc ký hiệp định hòa bình, tạo điều kiện cho công dân Mỹ giao thương và sinh
sống tại Trung Quốc: Theo kết quả của các buổi đàm phán thì hiệp định năm 1844 đã được ký
kết. Hiệp định này quy định, ngoài những điều khoản khác thì sẽ có một mối quan hệ hữu hảo,
bền vững và hòa bình lâu dài, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa 2 quốc gia. 5 cảng chính của
đế chế sẽ được mở cửa cho phép các công dân Hoa Kì đi vào. Công dân Hoa Kì được phép sống
với gia đình họ và buôn bán tại đây và dùng thuyền của họ đi buôn bán đến hoặc từ bất cứ cảng
nước ngoài nào đến (mà không phải là 5 cảng kể trên) và khi họ đến một cách hòa bình thì các
công việc của họ được nhà chức trách Trung Quốc đảm bảo.
1849: Việc tìm thấy vàng ở California đã khiến làn sóng người Trung Quốc đổ xô sang Mỹ bằng
các tàu thủy, gây ảnh hưởng đến cư dân Mỹ, nhất là tình trang việc làm. Người dân Trung Quốc
lúc đó trong tình trạng nghèo đói do mất mùa, họ di cư để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Xung đột
xảy ra giữa dân bản xứ và người Trung Quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh công
cộng. Lúc này, Nhà nước Mỹ bắt đầu nghĩ đến việc kiểm soát tình trạng nhập cư tràn lan của
người Trung Quốc.

6

Hiệp định giữa Mỹ và Trung Quốc được ký vào tháng 6 năm 1858 và thông qua tháng 8 năm sau
đó. Hiệp định phê chuẩn những cam kết về hòa bình hữu nghị giữa 2 nước, làm mới cam kết về
việc bảo vệ tất cả công dân Mĩ sống ở Trung Quốc một cách hòa bình và quy định các vấn đề an

ninh đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo. Cả hai hiệp ước 1944 và 1858 đều không nói đến vấn
đề dân nhập cư từ quốc gia này sang quốc gia kia. Nhưng năm 1868, một thay đổi lớn trong
quan hệ giữa 2 quốc gia đã tạo nên điều đó. Trong năm đó. Một phái đoàn của Trung Quốc, gồm
nhiều thành phần khác nhau đã đến Mĩ với mục đích là thắt chặt mối quan hệ. Khi mà phái đoàn
của Trung Quốc đến Washington, những điều khoản bổ sung vào hiệp định 1858 đã được đồng ý,
thể hiện mong muốn rằng 2 nước và công dân 2 nước nên có mối quan hệ gần gũi hơn. 8 điều
khoản mới được đồng ý ngày 28/7/1868 và các điều luật được thông qua được chuyển đến Bắc
Kinh vào năm sau đó. 'Article V. The United States of America and the emperor of China
cordially recognize the inherent and inalienable right of man to change his home and allegiance,
and also the mutual advantage of the free migration and emigration of their citizens and subjects
respectively from the one country to the other for purposes of curiosity, of trade, or as permanent
residents. The high contracting parties, therefore, join in reprobating any other than an entirely
voluntary emigration for these purposes. They consequently agree to pass laws making it a penal
offense for a citizen of the United States or Chinese subjects to take Chinese subjects either to the
United States or to any other foreign country, or for a Chinese subject or citizen of the United
States to take citizens of the United States to China or to any other foreign country, without their
free and voluntary consent, respectively. (Trích Điều 5: Hoa Kì và Đế quốc Trung Hoa cùng
công nhận quyền sở hữu và quyền không thay đổi nhà ở và lòng trung thành của một công dân và
cũng như các lợi ích đôi bên và sự xuất nhập cảnh một cách tự dó của công dân và các chủ thể đi
từ 1 nước này sang 1 nước khác vì mục đích khám phá, thương mại hay để trở thành công dân lâu
dài. Do đó, những người thừa ủy quyền không được kết tội những người nhâp cư vì những mục
đích nêu trên. Cuối cùng họ đồng ý thông qua những điều luật mang tính hình sự quy định việc
công dân của Mĩ hoặc Trung Quốc trở thành công dân của Trung Quốc (hoặc Mĩ) hoặc 1 nước
ngoài khác, hay là một chủ thể của Trung Quốc hay công dân Mĩ trở thành công dân của Mĩ)
Tháng 12/1878: Nghị định mà ngày nay là khung cho Hiến pháp California đã chỉ ra rằng việc
lao động Trung Quốc hiện diện ở đây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cư dân nơi đây cũng như nguy
cơ có cuộc xâm lược của Phương Đông. Nghị định đề nghị Nghị viện Mỹ hành động nhanh
chóng để ngăn ngừa nguy cơ này.
Năm 1880, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu khủng khoảng và việc bài trừ người Hoa bắt đầu được pháp
luật hóa.

17/11/1880 Mỹ ký với Trung Quốc Hiệp định về hạn chế người nhập cư. Điều 1 quy định:
'Whenever, in the opinion of the government of the United States, the coming of Chinese laborers
to the United States, or their residence therein, affects or threatens to affect the interests of that
country, or to endanger the good order of the said country or of any locality within the territory
thereof, the government of China agrees that the government of the United States may regulate,
limit, or suspend such coming or residence, but may not absolutely prohibit it…’ ( hiểu là việc
nhập cư của người lao động Trung Quốc vào Mỹ mà gây ảnh hưởng, đe dọa hay nguy hại đến lợi
ích của Mỹ thì Chính phủ Mỹ có quyền hạn chế, ngừng việc nhập cư đó nhưng không hoàn toàn
cấm việc nhập cư ).

7

1/10/1888 Luật được ban hành bởi các đại diện của Thượng viện và Hạ viện của Hoa Kì trong
phiên họp toàn thể. Luật này không cho phép những người lao động TQ đã cư trú tại Hoa Kì
trước hoặc sau khi luật này được ban hành hoặc đã rời khỏi hoặc sẽ rời khỏi nhưng không
trở lại Hoa Kì trước khi luật này có hiệu lực được phép quay trở lại hoặc tiếp tục cư trú ở
Hoa Kì : 'Be it enacted by the senate and house of representatives of the United States of
America, in congress assembled, that from and after the passage of this act it shall be unlawful
for and Chinese laborer who shall at any time heretofore have been, or who may now or
hereafter be, a resident within the United States, and who shall have departed, or shall depart,
therefrom, and shall not have returned before the passage of this act, to return to or remain the
United States’.

b. Nhóm các nước xã hội chủ nghĩa cũ ( đại diện là Liên Bang Xô Viết cũ và Liên Bang Nga
ngày nay):
1977: Trong điều 29 hiến pháp của nhà nước Liên bang Xô-viết có đoạn viết: “ the USSR’s
relations with other states ared based on observance of the following principles: ……., and
fulfillment in good faith of obligations arising from the generally recognised principles and rules
of international law and from international treaties signed by the USSR”. Điều này có nghĩa là:
quan hệ giữa nhà nước Liên bang Xô-viết với những quốc gia khác phải tuân thủ theo những điều

sau và một trong những những điều đó là thi hành, thực hiện đúng những những nghĩa vụ phát
sinh từ những nguyên tắc chung được công nhận cũng như những nguyên tắc của luật quốc tế và
cả từ những điều ước quốc tế được ký bởi nhà nước Liên bang Xô-viết. Đây là điều khoản duy
nhất trong hiến pháp nhà nước Liên bang Xô-viết lúc bấy giờ có đề cập đến luật quốc tế.
Trên thực tế hiến pháp năm 1977 của nhà nước Liên bang Xô-viết không có bất cứ một điều
khoản nào qui định rõ ràng mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia. Chính vì không bị
ràng buộc bởi những gì tuyên bố trong hiến pháp Liên xô trong thời gian này đã kí rất nhiều điều
ước quốc tế, thậm chí cả những điều ước quốc tế về nhân quyền. Nhưng tất cả những điều luật đó
đều không được áp dụng, chuyển hoá vào luật quốc gia. Từ đó có thể khẳng định: nhà nước Liên-
xô lúc này đang đi theo con đường nhị nguyên luận, coi luật quốc tế và quốc gia là hai nhánh luật
khác nhau.

Tình trạng này kéo dài đến tháng 6/1987 khi Gorbachev đưa ra một cuộc đổi mới về kinh tế và
chính trị mang tên Pereschoika, sự kiện này chứng tỏ một sự thay đổi trong tư duy của những
người đứng đầu nhà nước Xô-viết. Hàng loạt những điều ước về nhân quyền đã được Liên xô ký
trước đây đã được đưa vào hệ thống luật pháp quốc gia như một sự đổi mới. Trong tư duy của
những nhà lãnh đạo Xôviết lúc bấy giờ việc đổi mới hệ thống pháp luật với những quy chuẩn mới
về nhân quyền, tuân theo những quy chuẩn quốc tế là điều quan trọng nhất.
Đến lúc này có thể nói luật quốc gia Xô-viết đã mở cửa để áp dụng luật quốc tế nhưng chỉ về vấn
đề nhân quyền và hầu như vẫn còn đóng cửa với những loại luật khác.

8

Có thể gọi đây là bước đầu của sự hội nhập nhưng còn chưa toàn diện và đầy đủ. Sự hội nhập
chưa toàn diện và đầy đủ này còn được thể hiện ở chỗ Liên-xô lúc này vẫn chưa sửa đổi hiến
pháp, trong hiến pháp Liên-xô lúc này cũng chưa có điều khoản nào quy định rõ ràng quan hệ
giữa luật quốc tế và quốc gia.
Năm 1989, nhà nước Xô-viết ban bố đạo luật giám sát hiến pháp và thành lập Uỷ ban giám sát
hiến pháp. Đạo luật này quy định Uỷ ban giám sát hiến pháp có quyền điều chỉnh luật pháp quốc
gia sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, nhưng hầu hết những quyết định điều chỉnh của Uỷ

ban này chỉ liên quan đến những vấn đề nhân quyền.
Như vậy có thể nói rằng, trước khi Liên-xô tan rã, nhà nước Liên bang Xô-viết cũng đã hội nhập
một phần với luật pháp quốc tế nhưng chỉ dừng lại ở những vấn đề nhân quyền.
Sau khi nhà nước Xô-viết sụp đổ vào năm 1991, Liên bang Nga ra đời. Hiến pháp Liên bang Nga
năm 1993, cũng chính là Hiến pháp Nga hiện nay, tại điều 15 khoản 4 có quy định:
“The commonly recognized principles and norms of the international law and the international
treaties of the Russian Federation shall be a component part of its legal system. If an international
treaty of the Russian Federation stipulates other rules than those stipulated by the law, the rules
of the international treaty shall apply.” Có nghĩa là : những nguyên tắc, quy tắc được công nhận
trong luật quốc tế và điều ước quốc tế mà nhà nước Liên bang Nga tham gia sẽ là một bộ phận
cấu thành nên hệ thống Luật quốc gia. Nếu một điều ước quốc tế của Nhà nước Liên bang Nga
quy định những quy tắc khác với những quy tắc được quy định trong pháp luật quốc gia thì
những quy tắc trong điều ước quốc tế sẽ được áp dụng.
Như vậy Nga đánh giá cao pháp luật quốc tế hơn pháp luật quốc gia.
Ví dụ chứng minh nhận định trên: Trong quá trình đàm phán tham gia vào WTO, để có đủ điều
kiện tham gia vào tổ chức này, Nga đã phải thay đổi hệ thống luật của mình, mà điển hình trong
đó là sự ra đời Luật liên bang về “Quy định kỹ thuật” (27/12/2002) luật này được xây dựng trên
“Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại WTO”.
c. Nhóm các nước dân luật ( đại diện là Pháp)
Tổng quan về nhóm nước dân luật
Thuật ngữ "dân luật" là từ được dùng để chỉ chung các truyền thống pháp lý tại các quốc gia
không nói tiếng Anh lại với nhau và để tương phản chúng với thông luật của các nước nói tiếng
Anh. Tuy nhiên, do các truyền thống pháp lý châu Âu lục địa là không đồng nhất, nên các học
giả của khoa học luật so sánh và các nhà kinh tế học cổ vũ cho học thuyết nguồn gốc pháp lý
thường chia dân luật ra thành 4 phân nhóm khác nhau:
Dân luật Pháp: Áp dụng tại Pháp, Bỉ, Luxembourg, Italia, Tây Ban Nha và các cựu thuộc địa của
các nước này (nếu có) và tỉnh Quebec của Canada;

9


Dân luật Đức: Áp dụng tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan);
Dân luật Scandinavia: Áp dụng tại Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển.
Dân luật Trung Quốc: Là hỗn hợp của dân luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa
Các nước dân luật chủ yếu theo thuyết nhất nguyên luận.

Thực tiễn của Pháp
*Quy định về áp dụng ĐƯQT
- Pháp coi hệ thống pháp luật quốc gia Pháp là bao gồm các điều ước quốc tế mà Pháp
tham gia
- Vì là một bộ phận cuả luật quốc gia nên ĐƯQT được áp dụng trực tiếp (direct
applicability) .Nhưng để có hiệu lực pháp lý trực tiếp thì ở Pháp quy định thêm một thủ tục là
công bố bằng sắc lệnh của Tổng thống (Publication a via President Decree).Nếu điều ước không
được công bố thì cho dù Pháp tham gia , điều ước sẽ không có giá trị như luật quốc gia (domestic
law), các bên tranh chấp sẽ không được viện dẫn điều ước trước tòa án Pháp.
- Hiến pháp Cộng hòa Pháp cho phép đưa vào nội dung của điều ước quốc tế mà Pháp là
một bên ký kết hoặc tham gia những điều khoản có nội dung trái với Hiến pháp, tuy nhiên
trước khi chấp nhận ràng buộc quy định này (phê chuẩn/phê duyệt) thì phải tiến hành sửa
đổi Hiến pháp. (Theo quy định tại điều 54 hiến pháp Công hòa Pháp)
Nếu việc sửa đổi Hiến pháp (bắt buộc phải thông qua trưng cầu dân ý) bị thất bại, thì coi
như điều ước quốc tế đó mặc dù đã được ký hoặc gia nhập nhưng không có hiệu lực pháp lý đối
với Pháp.

Article 54
If the Constitutional Council, on a reference from the President of the Republic, from the
Prime Minister, from the President of one or the other assembly, or from sixty deputies or sixty
senators, has declared that an international commitment contains a clause contrary to the
Constitution, authorization to ratify or approve the international commitment in question may be
given only after amendment of the Constitution.
Điều 54

Trường hợp Hội đồng lập hiến , với sư tham khảo từ phía Tổng thống, Thủ Tướng , chủ
tịch của một trong hai Viện tại nghị viện hoặc từ 60 đại biểu quốc hội hay 60 thượng nghị sĩ,
tuyên bố rằng một cam kết, điều ước quốc tế có điều khoản mà nội dung của điều khoản ấy trái
với Hiến Pháp thì việc xác định quyền thông qua hay phê chuẩn cam kết quốc tế ấy chỉ có thể
đưa ra sau khi Hiến Pháp đã được sửa đổi

10


 Trên thực tế, Pháp đã phải sửa đổi Hiến pháp 04 lần để ký kết hoặc gia nhập các điều ước
quốc tế sau: Hiệp ước Maastricht, Hiệp ước Amsterdam, Hiệp ước thành lập Tòa hình sự
quốc tế (ICC), Hiến chương về các ngôn ngữ trong khu vực.
* Quy định về hiệu lực của ĐƯQT so với Luật QG:
Điều ước quốc tế có vị trí pháp lý cao hơn luật trong nước
Article 55
Treaties or agreements duly ratified or approved shall, upon publication, prevail over Acts
of Parliament, subject, in regard to each agreement or treaty, to its application by the other party.
Điều 55:
"Các hiệp ước hay hiệp định quốc tế đã được phê chuẩn theo đúng thủ tục, sau khi công
bố ,sẽ có hiệu lực cao hơn luật và được thực hiện với điều kiện hiệp ước hay hiệp định đó cũng
được phía bên kia thực hiện
Điều này cũng đồng thời có nghĩa là nếu quy định trong pháp luật quốc gia trái với quy
định trong điều ước quốc tế mà Pháp là thành viên thì quy định tại điều ước quốc tế đó sẽ được
áp dụng.
.
Case cụ thể mà Pháp áp dụng trực tiếp ĐƯQT trong judgement:
Case 186/87, 1989 ECR 195
Trong vụ British tourist năm 1989 , tòa án Pháp áp dụng quy định không phân biệt quốc tịch
giữa công dân các nước EU theo luật EU và tiến hành bồi thường cho người Anh đó giống như
bồi thường cho 1 công dân Pháp.Cụ thể:

Sự kiện: Nguyên đơn là một khách du lịch người Anh đến Pháp và bị cướp trên đường đi xe điện
ngầm ở Pháp.Luật pháp của Pháp chỉ quy định đền bù cho nạn nhân là người Pháp, có đăng kí cư
trú, hoặc công dân của một nước có thỏa thuận có đi có lại về vấn đề này với Pháp.UK không
có thỏa thuận này với Pháp.
Tranh cãi: Nguyên đơn tuyên bố rằng chính phủ Pháp làm như vậy là phân biệt quốc tịch
Phán quyết: Tòa ECJ nhận thấy có sự vi phạm luật EC
Lập luậncuả Tòa: Nguyên đơn cần được đối xử giống như một công dân Pháp trong trường hợp
này, với tư cách là một khách du lịch được hưởng quyền theo quy định tại điều 39 luật EC: Mọi
người đều có thể là khách hàng trong các dịch và vì vậy mọi công dân đi lại trong lãnh thổ các
nước thành viên cuả Cộng đồng
Case mà Pháp áp dụng ĐƯQT dù trái với luât trong nước của Pháp:
Case of Gebremedhin- EU court of human rights

11

[Gaberamadhien] v. France (application no. 25389/05).
Sự kiện:
Người nộp đơn: Asebeha Gebremedhin, một công dân Eritrean 27 tuổi (sinh ngày
27/3/1979), hiện đang sống tại Paris nhờ vào sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ.
Năm 1998, cùng với nhiều người khác ở Eritrea , anh ta và gia đình bị cưỡng ép di dời
đến Ethiopia.Tại Ethiopia , anh làm phóng viên và nhiếp ảnh cho một tờ báo Kesten Debana, chủ
tờ là phóng viên Milkias Mihretab. Hai người bị bắt giữ vào năm 2000 vì hoạt động báo chí của
họ.Milkias bị án 8 tháng còn Gbremedin 6 tháng.
Tháng 9 năm 2001 Mihretab chạy trốn khỏi Ethiopia. Gbremedhin đã bị thẩm vấn vì
người bạn đó và nghe nói là đã bị tra tấn.Anh ta bị giam 6 tháng và trốn khỏi nhà tù từ bệnh
viện nhà giam nơi mà Gebre được đưa vào do bị viêm phổi .
Sau khi ở Sudan một thời gian, vào 29/6/2005 Gebre xuất hiện tại sân bay Charles De
Gaulle., không giấy tờ tùy thân và Chính phủ Pháp đã không đồng ý để Gebre vào. Ngày
1/7/2005 Gebre lấy danh nghĩa tị nạn chính trị để vào Pháp.Ngày 5/7/2005 Ủy ban bảo vệ người
tị nạn và vô gia cư Pháp tuyên bố rằng Gebre không được cho phép vào Pháp vì những tuyên bố

bất nhất, thiếu tính xác thực của anh(anh ta đã từng nói gì?)( mục đích chính của việc đưa ra vụ
án là chứng minh tính hiệu lực cao hơn của ĐƯQT nên không đi sâu vào quá mô tả quá trình
điều tra của phía Pháp để đưa ra kết luận này. Quá trình liên quan đến nhiều nước mà Gebre đã
đặt chân đến thực sự phức tạp. Nếu muốn sẽ trình bày: sự kiện mà Gebre đưa ra cho cơ quan
Pháp được phía Pháp xác định là không khớp với thực tế. ta.Ngày hôm sau, Bộ trưởng nội vụ
Pháp không chấp nhận đơn của Gebre và đưa ra ý kiến trục xuất về Eritrea hoặc nếu cần thiết về
bất cứ nước nào mà anh ta có thể nhập cảnh hợp pháp.Kháng cáo của Gebre chống lại quyết định
đó ngày 8/7/2005 bị bác bỏ bởi phán quyết của Tòa Cergy – Pontoise.
Gebre đã kiện lên Tòa nhân quyền Châu Âu, và Tòa đã đưa ra phán quyết của mình, theo
điều 39 (biện pháp tạm thời) trong quy chế Tòa án, rằng sẽ không trục xuất ngay lập tức mà đợi
sự xử lý tại phiên xử. Ngày 20/7/2005 Pháp cho phép Gebre vào Pháp và tuyên bố cư trú tạm
thời được cho phép
.Ngày 7/10/2005 Ủy ban bảo vệ người tị nạn và vô gia cư của Pháp chấp nhận trường hợp
này là tị nạn chính trị.
Toà nhận thấy rằng, trong luật pháp của Pháp, một quyết định bác việc nhập cảnh vào
quốc gia cũng đồng thời ngăn cản việc đệ đơn tị nạn chính trị; hơn nữa quyết định ấy là có thể
thi hành và kết quả là người đó sẽ ngay lập tức bị trả về nước mà người đó chạy trốn. Trong vụ
này theo điều 39 Quy chế Tòa án, người làm đơn được phép nhập cảnh vào Pháp và kể từ lúc
này có thể đệ đơn xin tị nạn chính trị với Ủy ban người tị nạn và vô gia cư Pháp, là cơ quan đã
cấp tình trạng nạn chính trị cho Gebre vào tháng 10/2005

12

d. Nhóm các nước đang phát triển( đại diện là Trung Quốc)
Luật Trung Quốc là một trong những ngành luật lâu đời nhất trên thế giới. Luật Trung Quốc là sự
kết hợp phức tạp giữa cách tiếp cận truyền thống và sự ảnh hưởng của phương tây. Hiện nay luật
Trung Quốc đang trong giai đoạn quá độ lên hệ thống dân luật. Trong hiến pháp của mình, Trung
Quốc không xác định điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật hoặc ngược lại. Nhưng trong
lời tuyên bố của mình, Trung Quốc đã nói rằng: “ Các điều ước quốc tế mà Trung Quốc kí kết
hoặc gia nhập đều phải được thông qua bởi cơ quan quyền lực cao nhất và do đó trở thành

một dạng luật mang tính ràng buộc đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ
quan xí nghiệp và các cá nhân”. Do vậy, đối với một điều ước quốc tế sau khi đã kí kết, phù
hợp với hiến pháp thì điều ước quốc tế đó sẽ trở thành một phần của luật quốc gia mà
không cần phải sửa đổi nó. Hơn nữa trong điều 238 của thủ tục luật dân sự cũng đã quy định.
Article 238:
If an international treaty that the People’s Republic of China has concluded or acceded to
contains provisions that are inconsistent with this law, the provisions of the international treaty
shall prevail, except for those provisions to which the People’s Republic of China has declared its
reservations.
( Tạm dịch là: nếu một điều ước quốc tế mà cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã kí kết hoặc gia
nhập bao gồm các điều khoản trái với luật này thì các điều khoản trong điều ước quốc tế sẽ , trừ
trường hợp các điều khoản đã được cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa ra tuyên bố bảo lưu).
Điều này đã được thể hiện rất rõ trong thực tế là việc áp dụng luật quốc tế về quyền trẻ em của
Trung Quốc:
Trung Quốc đã kí và phê chuẩn các điều ước quốc tế liên quan đến quyền trẻ em:
- Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 (bắt đầu có hiệu lực đối với Trung Quốc vào từ
ngày 1/4/1992).
- Nghị định thư không bắt buộc về quyền trẻ em trong việc buôn bán, lạm dụng và có hành vi
khiêu dâm đối với tẻ em năm 2000 (bắt đầu có hiệu lực đối với Trung Quốc từ ngày 3/1/2003)
- Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966 (bắt đầu có hiệu lực đối với
Trung Quốc từ ngày 27/6/2001).

13

Điều đáng lưu ý là khi quyết định phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, ủy ban
thường trực của hội đồng nhân dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã bảo lưu điều 6 của
công ước này.
Article 6:
1. States parties recognize that every child has the inherent right to life.
2. States parties shall ensure to the maximum extent possible the survival and development of the

child.
( Tạm dịch là: Các quốc gia công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền được sống và sẽ đảm bảo
đến mức tốt nhất có thể cho sự tồn tại và phát triển của trẻ).
Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ thi hành nghĩa vụ của mình đối với điều khoản này với
điều kiện tiên quyết là phù hợp với điều 25 trong hiến pháp Trung Quốc.
Aricle 25: Family planning
The state promotes family planning so that population growth may fit the plans for the economic
and social development.
( Tạm dịch là: Nhà nước đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình nhằm để sự tăng dân số phù hợp với
các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội).
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp Trung Quốc áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế.
Các điều ước đó bao gồm:
- Luật về hợp đồng kinh tế liên quan đến lợi ích nước ngoài (1985) được quy định ở điều 6.
- Các nguyên tắc chung của luật dân sự (1986) được quy định ở Đ.142.
- Các nguyên tắc về quyền miễn trừ ngoại giao (1986) được quy định tại Đ.27.
Việc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế đã được quy định rõ ở điều 142 trong các nguyên tắc
chung của dân luật.
Article 142:
If any international treaty concluded or acceded to by the People’s Republic of China contains
provisions differing from those in the civil laws of the People’s Republic of China, the provisions

14

of the international treaty shall apply, unless the provisions are ones on which the People’s
Republic of China has announced reservations.
(Tạm dịch là: Nếu bất kì điều ước quốc tế đã được kí kết hoặc gia nhập bởi nước cộng hòa nhân
dân Trung Hoa bao gồm những điều khoản trái với các điều khoản được quy định trong dân luật
thì các điều khoản trong điều ước quốc tế sẽ được áp dụng trừ phi các điều là một trong những
điều mà Trung Quốc tuyên bố bảo lưu)
15



×